Chữ KÝ, ĐƯỜNG, TỰ, KIM, XƯƠNG trong bảng hiệu của người Hoa

 Kỳ Thanh

Chữ KÝ trong tên tiệm ăn, chữ ĐƯỜNG trong tiệm thuốc, chữ TỰ ở các chùa, chữ KIM ở tiệm vàng, Chữ XƯƠNG ở hãng xưởng…

 Ở Sài Gòn – Chợ Lớn (trước năm 1975) ta thường bắt gặp nhiều bảng hiệu như Lương Ký mì gia, Bồi Ký mì gia, Hải Ký… bằng chữ Việt kèm thêm chữ Hoa.

Theo tự điển thì K ýnghĩa là ghi chép, ghi lại như nhật ký, bút ký… (nhà báo – phóng viên gọi là ký giả 记者), còn nghĩa là ghi nhớ. Vậy đặt tên quán (thuộc ngành ăn uống, dịch vụ…) có chữ Ký là để thực khách đến ăn uống, giao dịch và nhớ tên quán của mình. Nên trước chữ Ký là tên riêng hoặc từ mang ý nghĩa tốt đẹp thành biển hiệu của quán. Còn mì gia được hiểu đơn giản chỉ là tiệm mì, nơi làm mì, bán mì, mì gia truyền. Tức là muốn khẳng định đây là quán bán mì ngon do quán tự làm ra, bằng công thức truyền từ đời này sang đời khác. Tương tự, các quán ăn như Chuyên Ký bán cơm thố, Tuyền Ký là quán ăn của người Hẹ, Triều Ký là quán ăn của người Triều Châu…

Theo An Chi, nghiên cứu về chữ nghĩa khi tìm hiểu từ những người gốc Hoa, từ “ký” lộ ra rất nhiều nghĩa (là dấu ấn, nhớ, danh dự, dấu hiệu…) Theo “Mathews’ Chinese – English Dictionary” dịch Ký là a sign, a mark. Ký hiệu là trade-mark. (Trade-mark là nhãn hiệu, thương hiệu đã được cầu chứng).

Quán ăn của người Hoa* theo sở trường (thế mạnh, truyền thống, bản sắc riêng) được phân biệt (chỉ tương đối):

người Triều Châu là hủ tiếu, các loại bánh (đặc sản vùng Hoa Nam); người Phước Kiến là mì sợi, trà;

người Hải Nam là cơm gà, tiệm nước (cà phê, giải khát…),

người Quảng Đông là vịt, heo quay, lạp xưởng…

Chính vì thế nên chủ một số cửa hàng người Hoa mới đặt bảng hiệu của mình bằng một danh ngữ mà “ký” là trung tâm (đứng cuối), còn đứng trước là một trong những chữ dùng làm tên riêng cho cửa hàng của mình”. (Sài Gòn Giải Phóng Online, ngày 16.08.2016).

Tóm lại chữ Ký trên bảng hiệu có nghĩa là ghi nhớ đến quán, đó là cách tiếp thị, cách quảng cáo, vừa giản đơn, vừa hiệu quả trên thương trường …

Chữ Đường ở các tiệm thuốc Bắc hay các nơi bắt mạch, hốt thuốc của người Hoa như Ích Sanh Đường, Hạnh Lâm Đường, Tế Sinh Đường… Chữ Đường trong chữ Hán có ý chỉ nhà lớn, phủ quan, phòng khách.

Thế nhưng, các tiệm thuốc có mang chữ Đường xuất phát từ một chuyện thời xưa ở bên Trung Quốc (TQ) của một trong những thầy thuốc danh tiếng bậc nhất trong lịch sử TQ: Trương Cơ 张机 (150 – 219 AD) tự Trọng Cảnh 仲景, là danh y hoạt động vào cuối đời Đông Hán. Ông được xưng tụng là “Thánh y” 医圣. Tác phẩm quan trọng nhất của ông đã được tổng hợp lại thành hai tập sách Thương hàn luận傷寒論  Kim quỹ yếu lược 金櫃要略  là một trong bốn bộ sách quan trọng nhất của Đông y**. Có thời gian ông đến làm thái thú tại Trường Sa, đang lúc trong dân gian có dịch thương hàn. Để cứu chữa cho dân, ông đã công nhiên phá vỡ giới luật nghiêm ngặt thời phong kiến: ngồi tại công đường kê đơn bốc thuốc cho dân. Ông thường ghi thêm trước tên của mình bốn chữ “tọa đường y sinh” 坐 堂 医 生 (theo Wikipedia Việt).

Sau này để ghi nhớ công ơn của các danh y đầy đức độ và tài giỏi, người dân thường gọi những người ngồi trong nhà thuốc trị bệnh thành “tọa đường y sinh”, tức là người thầy thuốc ngồi ở nhà lớn. Và các thầy thuốc Bắc thường cho chữ Đường vào tên nhà thuốc của mình thành một thói quen cho đến nay.

Người Hẹ (Khách Gia 客家人 Hakka đọc trại lâu ngày thành Hẹ) tổ tiên có gốc gác ở khu vực Trung Nguyên (Trung Quốc), vì bất ổn, loạn lạc nên di cư dần xuống Đông Nam TQ, dân địa phương gọi là Khách Gia. Đa số người Hẹ có truyền thống và hành nghề về Đông Y. Các tiệm thuốc Bắc của người Hoa (trước đây) đa phần do người Hẹ kinh doanh.

Chữ Tự trong tên của các chùa. Ngày nay chữ Tự 寺 được dùng đứng sau làm thành tố chính để kết hợp với một từ định danh nào đó, tạo thành một cụm danh từ nêu tên gọi một ngôi chùa cụ thể, như Trấn Quốc Tự (chùa Trấn Quốc); Vĩnh Nghiêm Tự (chùa Vĩnh Nghiêm); Thiếu Lâm Tự (chùa Thiếu Lâm)…Nhưng trong ngôn ngữ TQ cổ thì nghĩa của Tự không phải là chùa, vì Phật giáo mới du nhập vào TQ từ đầu Công Nguyên, mà chữ Hán thì đã có sớm hơn rất nhiều.

Ngày xưa Tự vốn là từ để chỉ cơ quan làm việc cụ thể của bộ máy chính quyền phong kiến. Tương truyền Hán Minh Đế Lưu Trang (25-75CN) nằm mộng thấy “người vàng” bay qua sân điện. Năm Vĩnh Bình thứ 7 (năm 64CN) sai sứ giả sang Tây Trúc cầu tìm đạo Phật. Ba năm sau (năm 67CN), sứ giả về với hai tăng nhân người Ấn Độ cùng rất nhiều kinh sách và tượng Phật được thồ trên lưng ngựa trắng. Lúc các tăng nhân cùng kinh, tượng, về đến kinh đô, triều đình chưa chuẩn bị kịp chỗ ở riêng nên tạm ở trong Hồng Lô tự 鴻臚寺 (nhà khách dành riêng cho sứ đoàn ngoại giao). Sau đó nhà vua mới cho xây dựng chùa Bạch Mã 白馬寺 (vì kinh và tượng Phật được thồ về trên lưng ngựa trắng), để thờ Phật và các tăng nhân tu tập. Kiến trúc xây dựng theo kiểu mẫu dinh thự của quý tộc đương thời.

Chữ Kim (nghĩa là Vàng) ở các tiệm vàng. Trước 1975 ở miền Nam, tên tiệm vàng nào cũng có chữ Kim. Nó bắt nguồn từ một thương hiệu vàng nổi tiếng ở Việt Nam là vàng lá Kim Thành. Vàng lá Kim Thành là nhãn hiệu vàng thương phẩm nổi tiếng tại vùng Đông Nam Á vào thời kì đầu thế kỷ 20, được dùng làm phương tiện trao đổi và cất giữ tài sản.

Kim Thành là nhà buôn bán và tinh chế vàng lớn nhất vào thời đó, với trụ sở tại Sài Gòn và chi nhánh tại Hà Nội, Hồng Kông và Nam Vang. Vàng lá Kim Thành nổi tiếng đương thời*** (tiệm bán vàng tốt, nguyên chất, có uy tín); cho nên các tiệm buôn vàng bắt chước theo, gắn tên Kim vào tên hiệu của mình, như Kim Vân, Kim Toàn, Kim Phúc, Kim Phát…  

Chữ Xương là hưng thịnh, tốt đẹp. Vì đồng âm với chữ 廠 (chǎng) xưởng; nên được chọn đặt tên cho hãng xưởng (đồ dùng, thực phẩm…), vì từ mang ý nghĩa tốt, đẹp thành biển hiệu cho việc sản xuất ra hàng có chất lượng, như tiệm bánh Long Xương, Hưng Lợi Xương, xxx Xương… Các chữ xương 昌 # xưởng 廠 # hãng 行 (háng). Thường sản xuất, kinh  doanh dưới dạng tiểu thủ công nghiệp, mang tính gia tộc, với quy mô nhỏ (dưới thời Pháp thuộc và đến đầu thế kỷ 20). Đa phần người Quảng Đông có thế mạnh về cơ khí, công nghiệp nhẹ; Người Triều Châu về xay lúa, kinh doanh ngũ cốc; người Phước Kiến về ngũ kim, phế liệu….


Ghi chú:

* Trước đây, người Hoa sinh sống tại miền Nam, đa phần là người Quảng Đông, Triều Châu, Phước Kiến, Khách Gia (Hẹ), Hải Nam gọi là ngũ bang.

** Bốn bộ sách quan trọng nhất của Đông y: Hoàng đế nội kinh黄帝内经; Nạn kinh难经; Thương hàn tạp bệnh luận伤寒杂病论 (Thương hàn luận + Kim quỹ yếu lược); Thần Nông bản thảo kinh神农本草经 .

*** Vàng lá Kim Thành là vàng ròng có độ tinh khiết cao, không tạp chất. Một lượng vàng lá Kim Thành cân nặng đúng 37,5 g (khoảng 1,2 troy ounce), gồm 3 lá: 2 lá (mỗi lá nặng 15 g) và 1 lá nặng 7,5 g. Các lá này được bọc chung trong lớp giấy dầu mang nhãn hiệu của nhà sản xuất. (Wikipedia Việt)

Tham khảo:

Wikipedia Việt.

Từ Fb: Chợ Lớn 堤岸 Xưa và Nay. Đỗ Duy Ngọc 31-03-2022. 

***

Trích dẫn và biên soạn từ nguồn Internet. KỲ THANH tháng 4, 2022.

5 thoughts on “Chữ KÝ, ĐƯỜNG, TỰ, KIM, XƯƠNG trong bảng hiệu của người Hoa

  1. Hề… hề… đọc bài viết này thì mọi người dân Việt nên phải nhớ ơn ông NGÔ ĐÌNH DIỆM và BÀO ĐỆ của ông ấy là NGÔ ĐÌNH NHU nhé: không có 2 anh em nhà này thì SÀI GÒN CHỢ LỚN đã sẽ trở thành một quốc gia ĐẶC TẦU như SINGAPORE rồi!!

    Thích

  2. Thưa anh Lại Việt,
    Phải, đúng thế! Nên ngài Tổng Thống và Cố Vấn “có tình có nghĩa”, trước khi “ra đi” đã đến chào người bạn “Ba Tàu” Mã Quốc Tuyên tại Chợ Lớn, đúng với “đạo lý” Phương Đông!!!
    Trân trọng,
    Kỳ Thanh.

    Thích

  3. Thưa anh Lại Việt,
    Phải, đúng thế! Nên ngài Tổng Thống và Cố Vấn “có tình có nghĩa”, trước khi “ra đi” đã đến chào người bạn “Ba Tàu” Mã Quốc Tuyên tại Chợ Lớn, đúng với “đạo lý” Phương Đông!!!
    Nhờ bài học đau thương, kinh nghiệm đã dạy nên ngài Tổng Thống kế nhiệm, đã chọn nước Tàu (đảo Đài Loan) làm nơi nương thân đầu tiên trong cuộc sống lưu vong đất người. Thật ngẫu nhiên cũng lại gặp “Ba Tàu”!!!
    Trân trọng,
    Kỳ Thanh.

    Thích

    • Ông Kỳ Thanh lại quên mất rằng: ý đồ thành lập các quốc gia TẦU NHÁI và vẽ ra đường lưỡi bò ở Đông Nam Á không phải là của MAO XẾNH XÁNG (TẦU KHỰA) đâu mà lại là của TẦU TƯỞNG đấy!!

      Thích

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s