Lê Nin với chủ nghĩa đại Nga

CossackPatrolNearKazanPreventingPeasantsFromLeavingTheirVillage3a43144r

LÊ-NIN VỚI CHỦ NGHĨA ĐẠI NGA (Tháng Tám 1915 – tháng Sáu 1916)

“Nước Nga là nhà tù của các dân tộc” [1]

“Tất cả những người nào muốn công nhận một cách chân thành, chứ không phải công nhận theo kiểu Duy-đơ-cum, theo kiểu Plê-kha-nốp, theo kiểu Cau-xky, quyền tự do của các dân tộc, quyền dân tộc tự quyết đều phải phản đối cuộc chiến tranh nhằm áp bức Ba Lan, và tán thành quyền các dân tộc U-cra-i-na, Phần Lan, …, là các dân tộc hiện đang bị nước Nga áp bức, được tự do tách khỏi nước Nga.” [2]

“Người XHCN Nga nào mà không đòi cho Phần Lan, Ba Lan, U-cra-i-na, … được tự do phân lập, thì những người XHCN như vậy đều hành động như bọn sô-vanh, như bọn đầy tớ của phái bảo hoàng đế quốc chủ nghĩa và của giai cấp tư sản đế quốc chủ nghĩa, là những kẻ đầy máu và bùn trên người chúng” [3]

“Ở Nga, nơi mà hơn 100 triệu người, chiếm ít ra là 57% dân số, đều thuộc các dân tộc bị áp bức, nơi mà các dân tộc ấy sinh sống chủ yếu tại các vùng biên giới, nơi mà một bộ phận trong số các dân tộc ấy lại có trình độ văn hóa cao hơn người Đại Nga, nơi mà chế độ chính trị đặc biệt dã man và có tính chất trung cổ, nơi mà cuộc cách mạng dân chủ – tư sản vẫn chưa hoàn thành, ở Nga, điều tuyệt đối có tính chất bắt buộc đối với những người dân chủ – xã hội, vì những nhiệm vụ dân chủ và xã hội chủ nghĩa của họ, là phải thừa nhận cho các dân tộc bị chế độ Nga hoàng áp bức, được quyền tự do tách khỏi nước Nga.” [4]

(Viết từ tháng Ba đến tháng Bảy năm 1914)

“Ở Nga, ngay những tài liệu thống kê của chính phủ, nghĩa là những tài liệu rõ ràng là phóng đại và xuyên tạc theo “quan điểm của chính phủ”, cũng đã tính rằng trong toàn bộ dân số cả nước chỉ có 43% là người Đại Nga. Người Đại Nga chiếm chưa đầy nửa dân số nước Nga. Như đích thân Xtô-lư-pin đã tuyên bố, cả những người Tiểu Nga hay U-cra-i-na ở nước ta đều chính thức bị liệt vào hàng “những người dị tộc”. Điều đó có nghĩa là 57% dân số nước Nga, tức là đa số dân cư, gần 3/5 dân cư, và trong thực tế chắc chắn nhiều hơn ba phần năm, là “những người dị tộc”” [6]

“Ví dụ như U-cra-i-na chẳng hạn, có khả năng thiết lập một quốc gia độc lập không? Điều đó còn tùy ở rất nhiều nhân tố không thể tính trước được. Và không nên mất công “phỏng đoán” vô ích, chúng ta cương quyết chủ trương điều không thể chối cãi được là: U-cra-i-na có quyền kiến lập một quốc gia như thế. Chúng ta tôn trọng quyền ấy, chúng ta không ủng hộ những đặc quyền của người Đại Nga đối với người U-cra-i-na; chúng ta giáo dục quần chúng theo tinh thần thừa nhận quyền ấy, theo tinh thần phủ nhận những đặc quyền quốc gia của bất cứ dân tộc nào.” [7]

“Mọi người đều biết lập trường của bọn “quan lại” (chúng tôi xin lỗi là đã dùng từ không chính xác ấy) và của bọn địa chủ phong kiến loại Hội đồng liên hiệp quý tộc. Tuyệt đối phủ nhận cả bình đẳng về quyền lợi giữa các dân tộc, lẫn quyền tự quyết. Khẩu hiệu cũ lấy ở thời chế độ nông nô: chuyên chế, chính giáo, tinh dân tộc, chỉ nên hiểu là chủ nghĩa dân tộc Đại Nga mà thôi. Ngay cả những người U-cra-i-na cũng bị coi là những người dị tộc; ngay cả tiếng mẹ đẻ của họ cũng bị áp chế.” [8]

Hết trích!

Lời bình: Qua các luận điểm và luận cứ trên của Lê-nin, chúng ta có thể dễ dàng nhận ra rằng: Từ xưa, nhân dân U-cra-i-na đã luôn bị người Nga xem là dị tộc, người Nga không xem người U-cra-i-na là cùng dân tộc, là anh em. Không những thế, người U-cra-i-na cùng các dân tộc thiểu số khác luôn bị người Nga áp bức, bóc lột. Cuộc đấu tranh giành quyền tự quyết, tự chủ của nhân dân U-cra-i-na nói riêng và các dân tộc bị Nga áp bức nói chung đã diễn ra từ lâu, cuộc đấu tranh đó được sự ủng hộ của không chỉ nhân dân các dân tộc bị áp bức mà còn được sự ủng hộ của những người Nga tiến bộ mà điển hình là Lê-nin và các đồng chí của Người. Với cuộc Cách mạng tháng Mười vĩ đại đã mở ra một thời kỳ mới, thời kỳ độc lập tự chủ và tự quyết cho nhân dân các dân tộc bị Nga áp bức trong đó có U-cra-i-na, Ba Lan, Phần Lan, ….

Nguồn:

[1]; [2]; [3]; [4]; Lê-nin toàn tập, tập 27, NXB Sự thật, Hà Nội 2005, trang 85; 319; 338; 339

[6]; [7]; [8] Lê-nin toàn tập, tập 25, NXB Sự thật, Hà Nội 2005, trang 79; 324; 326


Mao Nhuận Chi

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s