Hòa ước nhục nhã của nước Nga và của Đại Nam

28

1. NƯỚC NGA VÀ HOÀ ƯỚC BREST-LITOVSK ( NĂM 1918)

Ngày 3 tháng 3 năm 1918, tại Brest-Litovsk, hòa ước Đức-Nga đã được ký kết.. Theo hòa ước này nước Nga mất một vùng lãnh thổ rộng 750.000 km² (chiếm 26% tổng diện tích lãnh thổ thuộc châu Âu của Nga), hơn 50 triệu dân trong đó có khoảng 1/5 chiều dài đường sắt, hơn 70% sản lượng sắt và 90% sản lượng than của cả nước. Hòa ước đã dẫn tới sự ra đời của 10 quốc gia độc lập được tách ra từ các vùng lãnh thổ của Nga, bao gồm: Phần Lan, Estonia, Latvia, Litva, BaLan, Belarus, Ukraine, Armenia, Azerbaijan và Georgia. Về bồi thường chiến phí, Nga phải bồi thường cho Đức một khoản tiền là 6 tỉ mark vàng. Theo nhà sử học Spencer Tucker, “Bộ Tổng tham mưu Đức đã đưa ra những điều khoản cực kỳ khắc nghiệt khiến ngay cả nhà đàm phán Đức cũng bị sốc.” Nga mất 34% dân số, 54% đất công nghiệp, 89% mỏ than và 26% đường sắt. Nga cũng bị phạt 300 triệu mác vàng.

Ngay sau khi ký hiệp ước, Lenin đã chuyển chính phủ Xô Viết từ Petrograd đến Moscow. Trotsky (uỷ viên TƯ Đảng Bôn sê vích) đổ lỗi rằng nước Nga chịu thiệt hại rất lớn bởi hiệp ước hòa bình này cho giai cấp tư sản, các nhà cách mạng xã hội, các nhà ngoại giao của Nga hoàng, các quan chức của Sa hoàng và “những kẻ thỏa hiệp tiểu tư sản”. Hiệp ước đã mở ra một sự rạn nứt vĩnh viễn giữa những người Bolshevik và những người Cách mạng Xã hội Chủ nghĩa Cánh tả.

Lenin trình bày với Uỷ ban Trung ương rằng “mọi người hãy chấp nhận nền hòa bình đáng xấu hổ này để cứu lấy cuộc cách mạng thế giới”. Lenin tuyên bố ông sẽ từ chức nếu như Ủy ban Trung ương không chấp nhận ký kết bản hiệp ước hòa bình này. Ủy ban Trung ương đã thực hiện một cuộc bỏ phiếu để đưa ra quyết định cuối cùng. Có 6 thành viên của Ủy ban Trung ương do không muốn Lenin từ chức nên đã bỏ phiếu ủng hộ ký kết hòa ước với Đức, trong khi có bốn người (Bukharin, Lomov, Uritsky và Bubnov) bỏ phiếu chống lại việc ký kết hòa ước và 4 người khác (bao gồm Leon Trotsky) bỏ phiếu trắng.

rotsky cho rằng 4 lá phiếu trắng, trong đó có một phiếu của ông, đã “cứu Lenin khỏi thất bại đáng xấu hổ” trong cuộc bỏ phiếu. Trong khi vào tháng 8 năm 1914, tất cả các tầng lớp đều ủng hộ và hầu như tất cả các đại biểu chính trị đều bỏ phiếu ủng hộ chiến tranh thế giới thứ nhất của Sa Hoàng. Sau lời tuyên chiến là sự hồi sinh của chủ nghĩa dân tộc trên toàn xã hội Nga. Theo nhà sử học Sean McMeekin đã nhấn mạnh mục tiêu bành trướng mạnh mẽ của Nga về phía nam. Ông lập luận rằng đối với Nga, cuộc chiến cuối cùng là về Đế chế Ottoman. Bộ Ngoại giao và Quân đội đang lên kế hoạch cho một cuộc chiến tranh xâm lược ít nhất là từ năm 1908 và thậm chí có thể là năm 1895. Ông nhấn mạnh rằng mục tiêu trước mắt là chiếm Constantinople và một lối thông thương ra Địa Trung Hải do kiểm soát các eo biển..

2. HOÀ ƯỚC BREST-LITOVSK LÀ ĐIỀU KIỆN THUẬN LỢI ĐỂ BÔN-SÊ-VÍCH VÔ HIỆU HOÁ ĐẢNG CÁCH MẠNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA ĐỐI LẬP TRONG NƯỚC

Đảng Cách mạng Xã hội Chủ nghĩa Cánh tả là một đảng chính trị xã hội chủ nghĩa cách mạng được thành lập trong Cách mạng Nga.
Năm 1917, Đảng Cách mạng xã hội chủ nghĩa chia rẽ giữa những người ủng hộ Chính phủ lâm thời Nga (là chính phủ được thành lập sau khi lật đỏ Sa Hoàng), được thành lập sau Cách mạng tháng Hai; và những người ủng hộ những người Bolshevik. Những người tiếp tục ủng hộ Chính phủ lâm thời được biết đến với cái tên Cánh hữu trong khi những người liên kết với những người Bolshevik được gọi là Những người Cách mạng CHXHCN Cánh tả.

Sau Cách mạng Tháng Mười, những người Cộng hòa XHCN cánh tả đã thành lập chính phủ liên minh với những người Bolshevik từ tháng 11/ 1917 đến tháng 7/ 1918, nhưng từ chức trong chính phủ sau khi Hiệp ước Brest-Litovsk được ký kết. Nhà sử học mácxít Mikhail Pokrovsky cho rằng “ Nó (thành phần đoàn đại diện của Nga tham gia đàm phán Hoà ước Brest-Litovsk) vẫn bao gồm Anastasia Bitsenko, một cựu sát thủ, đại diện cho những người Cách mạng XHCN Cánh tả, những người có mâu thuẫn với những người Bolshevik.

Ủy ban Trung ương của Đảng Cách mạng XHCN Cánh tả cuối cùng đã ra lệnh ám sát Wilhelm von Mirbach trong một nỗ lực khiến Nga tái tham gia Thế chiến thứ nhất và phát động một cuộc nổi dậy chống lại những người Bolshevik ngay sau đó. Hầu hết các thành viên Đảng Cách mạng XHCN Cánh tả đều bị bắt ngay lập tức, mặc dù phần lớn những người phản đối cuộc nổi dậy đều được thả và được phép giữ các vị trí của họ trong Liên Xô và bộ máy hành chính. Tuy nhiên, họ không thể tổ chức lại đảng, đảng này dần dần tách ra thành nhiều đảng ủng hộ Bolshevik, sau này tất cả sẽ hợp nhất Đảng Cộng sản Nga (Bolshevik) vào năm 1921.

Để bảo vệ Đảng của mình mà Lenin chấp nhận những điều kiện ngặt nghèo để thoát khỏi chiến tranh với một nước Đức đang bại trận nhằm có cơ hội vô hiệu hoá các phe đối lập để củng cố chính quyền do Bôn-sê-vích lập ra.

3. HOÀ ƯỚC BREST-LITOVSK CŨNG ĐƯỢC CHÍNH PHỦ ĐỨC ĐỒNG Ý ĐỂ MỘT BÊN CÓ ĐANG LỢI THẾ TRÊN CHIẾN TRƯỜNG PHẢI RÚT KHỎI CHIẾN TRANH ĐÓ LÀ ĐẾ QUỐC NGA

Năm 1917 được gọi là năm bản lề của chiến tranh: Tại mặt trận phía tây, liên quân chuyển sang tấn công. Chiến tranh tàu ngầm không hạn chế trên biển, Hoa Kỳ tham chiến chống Đức. Cách mạng tại Nga làm nước này rời bỏ chiến tranh. Lợi thế đã nghiêng sang phía Anh-Pháp-Nga ba bên, vòng vây trên biển siết chặt kinh tế Đức của Hải quân Hoàng gia Anh đã cho thấy các kết quả. Liên quân Pháp-Anh liên tục mở các cuộc tấn công lớn trên tất cả các mặt trận.

Điều này khiến Chính phủ Đức đồng ý với đề xuất là họ nên ủng hộ Đảng Cộng sản đối lập ở Nga (những người Bolshevik), những người ủng hộ việc Nga rút khỏi chiến tranh. Do đó, vào tháng 4/1917, Đức đã đưa lãnh tụ Bolshevik là Vladimir Lenin và 31 người ủng hộ trong một chuyến tàu kín từ nơi lưu đày ở Thụy Sĩ đến Ga Phần Lan, Petrograd.

1. ĐẠI NAM VÀ HOÀ ƯỚC NHÂM TUẤT 1862

Hiệp ước được ký ngày 5/ 6/ 1862 tại Sài Gòn giữa đại diện triều Nguyễn (thời vua Tự Đức) là chánh sứ Phan Thanh Giản – Kinh lược sứ Nam Kỳ và phó sứ Lâm Duy Hiệp với đại diện của Pháp là thiếu tướng Bonard và đại diện của Tây Ban Nha là đại tá Don Carlos.
Hiệp ước gồm 12 khoản, theo đó, 3 tỉnh Biên Hòa, Gia Định, Định Tường và đảo Côn Lôn (Côn Đảo) phải nhượng cho Pháp (Khoản 3 Hiệp ước); triều đình phải trả cho Pháp và Tây Ban Nha một khoản bồi thường chiến phí là 4 triệu piastre trong 10 năm, (quy ra bạc là 288 nghìn lạng Khoản 8 hiệp ước); đổi lại, người Pháp sẽ trả lại tỉnh Vĩnh Long cho triều đình Huế, nhưng kèm theo điều kiện là triều đình phải có biện pháp chấm dứt các cuộc khởi nghĩa chống lại người Pháp ở các tỉnh (Khoản 11 hiệp ước).

Tuy việc thương nghị với phía Pháp, vua Tự Đức có cho ông tùy nghi tình thế mà định đoạt nhưng về việc cắt đất, nhà vua có căn dặn Phan Thanh Giản và Lâm Duy Hiệp ráng sức chuộc lại 3 tỉnh với giá 1.300 vạn lạng, còn nếu phía Pháp đòi cắt đất luôn thì kiên quyết không nghe, nhưng Phan Thanh Giản đã đồng ý cả việc cắt đất lẫn việc bồi thường chiến phí. Do đó mà 2 ông khi trở về đã bị quở trách nặng nề. Còn Lenin nói gì khi thuyết phục các Uỷ ban Trung ương phê chuẩn hoà ước? “mọi người hãy chấp nhận nền hòa bình đáng xấu hổ này để cứu lấy cuộc cách mạng thế giới”

2. HOÀ ƯỚC NHÂM TUẤT 1862 LÀ ĐIỀU KIỆN THUẬN LỢI ĐỂ TRIÈU ĐÌNH HUẾ DẬP TẮT CÁC CUỘC NỔI DẬY TRONG NƯỚC

Lúc bấy giờ ở ngoài Bắc Kỳ có tên Phụng, tên Trường, đánh phá ở mặt Quảng Yên và Hải Dương ngặt lắm, lại có Nguyễn Văn Thịnh (tục gọi Cai tổng Vàng), quấy nhiễu ở Bắc Ninh, mà trong Nam Kỳ thì lại mất thêm hai tỉnh nữa. Triều đình lấy làm lo sợ lắm, bèn sai Phan Thanh Giản và Lâm Duy Tiếp vào Gia Định giảng hòa (Việt Nam sử lược, tr 494).

Các vụ loạn ở Bắc Kỳ (trong đó đáng kể hơn cả là vụ Tạ Văn Phụng), có một điều vô cùng tai hại là vì nó mà triều đình Tự Đức phải vội vã ký Hòa ước Nhâm Tuất 1862 với Pháp ở Nam Kỳ để rảnh tay đối phó với Bắc Kỳ. Tự Đức nghĩ rằng có ký với Pháp chăng nữa thì rồi đây lại tìn cơ khôi phục những tỉnh đã nhượng. Bắc Kỳ bấy giờ có lẽ ở trong một tình trạng khẩn trương hơn Nam Kỳ bội phần? Việc Tự Đức điều động tướng Nguyễn Tri Phương và nhiều đại tướng khác ra Bắc Kỳ bấy giờ cũng là điều dễ hiểu.(Việt sử tân biên, sách đã dẫn, tr. 146, 149 và 162).

Theo Lịch sử Việt Nam (1427-1858, tr. 84). Việt Nam sử lược (tr. 503) chép việc này ở vào tháng 3 năm Quý Hợi (1863), tức khi ấy Hòa ước Nhâm Tuất 1862 đã ký kết xong. Trích: Trước năm 1863, Tạ Văn Phụng thấy quân triều dốc toàn lực để đối phó với mình nên cho người đi cầu viện soái phủ Nam Kỳ. Nhưng vì lúc này Pháp quân không dồi dào để chia sẻ ra Bắc, nghĩa quân lại quấy phá nhiều nơi, và việc hòa giải giữa Pháp và triều đình Tự Đức sắp xong, nên việc cầu viện của Phụng bị bỏ rơi. Sử gia tu sĩ A. Launay rất than tiếc vì việc này.

Còn P. Cultru thì cho rằng bấy giờ Pháp có ý nhường đất Bắc cho Tây Ban Nha nên khước từ. Theo ý chúng tôi, Pháp không có chủ trương như thế, họ chưa ngó đến Bắc Kỳ bởi họ chưa thanh toán được hết đất đai ở Nam Kỳ mà thôi (tr. 148).

Theo Đại cương lịch sử Việt Nam tập 2 Nhà xuất bản Giáo dục, 2006, tr.30. Trích: Cuộc nổi loạn của Tạ Văn Phụng do thực dân Pháp giật dây thông qua ban tày của các gián điệp đội lốt thầy tu, cốt để triều đình Huế bối rối vì phải lo đối phó với phong trào ngoài Bắc mà sơ hở và nhượng bộ chúng trong Nam

3. HOÀ ƯỚC NHÂM TUẤT 1862 LÀ SỰ MONG MUỐN “ VƯỢT KỲ VỌNG” CỦA CHÍNH PHỦ PHÁP NHẰM GẢI QUYẾT SỰ SA LẦY Ở ĐẠI NAM

Trích trong sách La question de Cochinchine au point de vus des intérêts français của tác giả H. Abel (là sĩ quan hải quân trong bộ tham mưu của đô đốc Charner một người có vai trò quan trọng ở Nam Kỳ từ năm 1860 đến năm 1865[19])

“ Triều đình Huế phải đối phó rất gay go cùng một lúc với chiến tranh ở Bắc và ở Nam thì rất nguy hiểm. Thế nhưng sau khi ký hòa ước ngày 5/6/1862, triều đình Tự Đức nhận ngay ra sai lầm nghiêm trọng của mình. Và sách lược của Huế là phải chuộc lại lỗi lầm trên, nhưng về biện pháp thì lại vừa biểu hiện “quyết tâm của kẻ yếu thế”, vừa bộ lộ sự “lúng túng, không quyết đoán” của họ.

Bấy lâu nay, triều đình Huế vẫn tỏ ra câm lặng trước mọi phương án, bỗng quay ra chấp thuận những điều khoản của hiệp ươc. Phải chăng đây là kế sách của một triều đình đã đến bước đường cùng khi nhận ra sức mạnh của đối phương, và đành phải khuất phục để tránh những tai họa lớn hơn? Hay đây là sự thắng thế của phe phái này đối với phe kia trong triều đình? Hay phải chăng đây là do ảnh hưởng của một nhân vật nào đó? (ám chỉ Trương Đăng Quế). Hẳn là đã có tất cả các lý do trên.”

Sau khi thiếu tá Simon trao cho triều đình Huế bản nghị hòa (sơ thảo) thì việc này được đem ra bàn tại triều đình. Phan Thanh Giản, Trần Tiễn Thành, Trương Đăng Quế đều tán thành việc gửi sứ thần vào nghị hòa với Súy phủ Nam Kỳ. Theo ông Quế, các điều kiện Pháp đưa ra cũng là phải chăng, nếu không lợi dụng dịp tốt này mà hòa giải cho xong, sau này cuộc phiêu lưu chưa biết tới đâu.” Trương Đăng Quế là đại thần trải qua 4 triều đại từ vua Gia Long đến vua Tự Đức.

Năm 1862 là thời gian khủng hoảng nặng nề nhất của quân viễn chinh Pháp ở chiến trường Việt Nam. Một mặt, phong trào kháng chiến của nhân dân đang phát triển mạnh[21], đặt địch quân trước những khó khăn nan giải; mặt khác là những tác động do thất bại của Pháp ở Syrie, sa lầy ở Mexique và làn sóng phản đối của nhân dân Pháp.

Giữa lúc đó, triều đình Huế chủ động “nghị hòa và ký kết mau chóng” đã làm cho thực dân Pháp ngạc nhiên: Sách Souvenir de l’expédition de Cochinchine, Paris, 1865, tr. 161 có viết “ May mắn thay, đang lúc phải đón đợi một tình thế xấu thì Huế lại yêu cầu ký hòa ước”

Giám đốc Sở Nội vụ Paulin Vial cũng đã viết: “ Trung tá Simon từ Bắc trở về báo cho quan đô đốc (Bonard) rằng người An Nam muốn điều đình là một tin mừng giữa lúc có nhiều lo âu quan trọng. Người ta ngạc nhiên về sự dễ dàng của người An Nam, trước kia đã từng bác bỏ các ý định giảng hòa của chúng ta với bao nhiêu bực tức, đột nhiên lại đến yêu cầu một hiệp ước mà điều kiện hình như đắt giá với họ”

Tâm trạng của vua Tự Đức lúc đó thì chắc Tổng thống Nga Putin là người hiểu nhất. “Hàng triệu người đi ngủ ở một quốc gia và thức dậy ở một quốc gia khác, chỉ qua một đêm mà trở thành những tộc người thiểu số ở nước cộng hòa thuộc Liên xô cũ, trong khi Nga lại trở thành một trong những nhóm dân tộc lớn nhất, nếu không nói là lớn nhất trên thế giới, bị chia cắt bởi những đường biên giới.

Bây giờ, sau nhiều năm, tôi nghe người dân Crimea kể rằng, năm 1991, họ đã bị trao đi (Ucraina quản lý Crưm sau khi Liên Xô tan rã) như một bao tải khoai tây. Thật khó mà không đồng ý với điều này. Thế còn nước Nga thì sao? Nó phải nhún nhường chấp nhận tình cảnh đó. Đất nước ấy lúc đó đang trải qua những thời điểm khó khăn đến mức không đủ khả năng để bảo vệ những lợi ích của mình.” Trích phát biểu của tổng thống Putin ngày 18/3/2014 về cuộc trưng cầu dân ý tại Crưm.

@Nguyễn Trường Thịnh 

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s