Chiến dịch Faustschlag- Đức chiếm đóng một phần nước Nga Xô Viết cách mạng

3

Vào ngày 16/12/1917, một hiệp định đình chiến đã được ký kết giữa Nhà nước Nga Xô viết non trẻ và khối Liên minh Trung tâm tại Brest-Litovsk và đàm phán hòa bình bắt đầu. Người Đức đã đưa ra những điều khoản khe khắt mà giới lãnh đạo Nga không tiên liệu. Đại biểu Bolshevik, Trotsky, từ chối ký kết hòa ước ban đầu trong khi thực hiện một cuộc ngừng bắn đơn phương, theo chính sách “Không chiến tranh, không hòa bình”.

Vào ngày 18/12, cuộc chiến trên Mặt trận phía Đông đã tái diễn: một cuộc tấn công 3 mũi đã bùng nổ, với các lực lượng Đức vượt sông Dvina và chiếm được thành phố Pskov. Trên 50 sư đoàn Đức không hề vấp phải sự kháng cự đáng kể của quân Nga. Thời tiết xấu gây gián đoạn và tình trạng nghèo nạn của tiếp tế Nga là những vấn đề thực sự duy nhất. Trong vòng 1 tuần lễ, quân đội Đức đã có được bước tiến lớn.

Trước tình hình đó, vào ngày 16/2/1918, tướng Max Hoffmann gửi điện báo cho Nga, rằng đình chiến sẽ kết thúc ngày 18/2, nhưng họ đã mở chiến dịch Faustschlag, một chiến dịch tấn công của khối Liên minh Trung tâm trên Mặt trận phía Đông trong cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất, đã diễn ra từ ngày 18/2 cho đến ngày 3/3/1918, sau khi Trotsky rời khỏi vòng đàm phán.

Cuối tháng 2, đạo quân phía bắc của Đức đã chiếm được Narva, đạo quân trung tâm của họ cũng tiến về Smolensk trong khi đạo quân phía nam đã đánh tới Minsk vào ngày 21/2. Đạo quân phía nam đánh chiếm Ukraina và làm chủ được Kiev vào đầu tháng 3. Đồng thời, tại vùng Kavkaz, quân đội Thổ Nhĩ Kỳ cũng đánh đến Baku. Ban đầu, Hoàng đế Karl I từ chối đồng ý với sự tham gia của quân đội Áo-Hung , nhưng theo sự thúc giục của Tổng tham mưu trưởng Arz von Straussenburg , người lo sợ mất ảnh hưởng ở Ukraine , đã đồng ý vào ngày 24/2/1918. Vào ngày 28/2, quân Áo cuối cùng cũng bắt đầu tiến về phía Odessa và chiếm được nó vào ngày 13/3.

Tình hình cho Lenin thấy là ông không có một đội quân để chiến đấu. Nguyên nhân thất bại là Nước Nga Xô Viết vốn đã chìm trong vòng xoáy cách mạng khi cuộc tấn công bắt đầu. Một số ít quân của đế chế Nga hoàng trước đây vẫn còn ở mặt trận đã mệt mỏi vì chiến tranh và được trang bị quá kém để có thể ngăn chặn quân của Lực lượng Trung tâm. Ngoài ra, còn có giới lãnh đạo cộng sản ở Moscow và Petrograd vội vã gửi nông dân có vũ trang ra mặt trận và cố gắng chống lại các cường quốc Trung tâm bằng mọi thứ quân sự sẵn có. Thực tế là những lực lượng này không được đào tạo thường xuyên và kết quả là thường bị xóa sổ, càng làm suy yếu thêm sức mạnh phòng thủ và tinh thần của quân Nga.

Mặc dù ban đầu phần lớn giới lãnh đạo Nga mong muốn tiếp tục chiến tranh, họ đã quyết định thiết lập hòa bình trong một cuộc bầu bằng phổ thông đầu phiếu. Theo Lenin, điều quan trọng nhất là phải bảo vệ quyền kiểm soát của đảng Bolshevik tại Nga và hòa ước sẽ không kéo dài lâu. Mặc dù giao tranh đã kéo dài trong vòng 14 ngày, Lenin đã gọi đây là “Cuộc chiến Mười một ngày” do đại biểu của nước Nga Xô viết đã đến Brest để thỉnh cầu hòa bình vào ngày thứ 11 của chiến dịch.

Với chiến dịch này, quân đội Đế quốc Đức dưới quyền chỉ huy của Thượng tướng Bộ binh Erich Ludendorff đã đánh bật được quân đội Nga Xô viết trên suốt 402 km, buộc chính quyền Bolshevik Nga phải ký kết Hòa ước Brest-Litovsk, chấm dứt sự tham chiến của Nga trong Chiến tranh thế giới thứ nhất vào ngày 3/3. Chiến dịch Faustschlag với chiến thắng nhanh chóng của quân đội Đức cũng cho thấy họ là bậc thầy của “Chiến tranh đường sắt” (der Eisenbahnfeldzug).

Sau khi người Nga đã trở lại vòng đàm phán, quân đội Đức vẫn tiếp tục tiến công và đến gần Petrograd. Sau khi máy bay Đức ném bom Petrograd, Lenin ra lệnh chuyển chính phủ đến Moscow vào đầu tháng 3/1918. Mặc dù vậy, sau hòa ước Brest-Litovsk, các hoạt động quân sự của Đức vẫn tiếp diễn tại vùng Kavkaz và Krym. Ngày 18/4, Kharkov , trung tâm của Cộng hòa Xô viết Ukraina ở miền đông Ukraina, bị chiếm. Đến cuối tháng 4/1918, các lực lượng Đức đã làm chủ hoàn toàn Phần Lan.

Hệ quả quan trọng của cuộc tấn công là sự chiếm đóng của Đức đóng vai trò như một chất xúc tác giữa các bên xung đột riêng lẻ trong nước Nga Xô Viết cách mạng. Quyền lực của những người Bolshevik đã bị phá vỡ trên tất cả các khu vực của đế chế Nga hoàng trước đây do quân đội Đức xâm lược. Việc chiếm đóng đã mang lại tiềm năng mới cho các phe phái vừa bị gạt ra ngoài lề trong giai đoạn hợp nhất của những người Bolshevik. Ví dụ, trong cuộc tiến công của Đức trên bán đảo Crimea, người Tatars Hồi giáo ở Crimea đã nổi lên. Điều này lên đến đỉnh điểm là vụ ám sát hội đồng ủy viên nhân dân của nước cộng hòa Xô viết địa phương. Chủ nghĩa dân tộc tồn tại ở Ukraine sau cuộc xâm lược của Đế chế Áo-Hung. Trong cuộc chinh phục Zhytomyr vào ngày 24/2/1918, quân Đức nhận được sự giúp đỡ từ các công nhân đường sắt Ukraine và chiếm được thủ đô Kiev ngày 3/3 và lập ra Cộng hòa Nhân dân Ukraina (1917 – 1920).

Ở các nước Baltic, sự chiếm đóng của Đức gây ra nhiều hậu quả lớn hơn. Ở Estonia, sự phổ biến của phe Bolshevik rất thấp và những người cách mạng đã thất bại trong việc xây dựng một tổ chức chính trị dưới sự chiếm đóng của Đức. Sau chiến thắng của Estonia trong trận Cēsis vào tháng 6/1919, một cuộc cải cách ruộng đất diễn ra vào tháng 10/1919, trong đó các chủ đất người Đức vùng Baltic bị tịch thu và đất đai của họ được chia cho nông dân. Một chính phủ được thành lập dưới sự lãnh đạo của Đảng Dân chủ Xã hội Estonia.

Sergei Alpha

Link: https://de.m.wikipedia.org/wiki/Operation_Faustschlag

Hình dưới là quân đội đế quốc Đức tại Narva, Estonia bắn vào quân Bolshevik đang cố gắng rút lui trên một đoàn tàu bọc thép trong Chiến dịch Faustschlag, ngày 28/2/1918.

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s