Dựng cờ chiến thắng trên đảo Iwo Jima

11

Dựng cờ chiến thắng trên đảo Iwo Jima là một bức ảnh lịch sử được Joe Rosenthal chụp ngày 23 tháng 2 năm 1945.

Bức ảnh ghi lại cảnh năm lính thủy đánh bộ Hoa Kỳ và một y tá quân y của hải quân Hoa Kỳ dựng quốc kỳ Mỹ trên đỉnh núi Suribachi trong trận Iwo Jima thời thế chiến thứ hai. Điều mà nhiều người không biết chính là bức ảnh mang tính biểu tượng này thực ra là chụp lá cờ thứ hai được phất trên đỉnh Iwo Jima ngày hôm đó. Lá cờ đầu tiên do Trung úy Shrier cắm được cho là quá nhỏ để nhìn được từ phía Bắc của Suribachi, vì thế lực lượng thủy quân lục chiến đã tìm lá cờ khác để thay thế. Theo nhà sử học Robert E. Allen, lá cờ trong bức ảnh nổi tiếng của Rosenthal là lá cờ lấy từ tàu đổ bộ xe tăng USS LST-779, và có kích thước 142 x 244 cm.

Một xe tuần chiến 40 lính do Trung úy Harold G. Schrier chỉ huy, là đơn vị quân Mỹ đầu tiên đặt chân tới đỉnh núi vào ngày 23/2. Đây là những người lính thuộc tiểu đoàn 2, họ đã mang theo quốc kỳ Mỹ từ tàu USS Missoula, một con tàu chở xe tăng đã đổ quân và hàng hóa lên Iwo Jima. Trước đó, Trung úy Shrier đã nhận lá cờ từ tay sĩ quan phụ tá của tiểu đoàn với lời dặn: hãy cắm lá cờ này nếu anh đến được đỉnh núi. Lá cờ từ con tàu USS Missoula đã được Trung úy Shrier cùng hai người lính thủy quân lục chiến khác phất lên vào khoảng 10.30 sáng hôm ý (theo giờ địa phương).

Ông Tom Price, một cựu chiến binh hải quân Mỹ trên tàu USS Missoula khi đó, đã chia sẻ kỉ niệm của ông về trận chiến. Ông nói: kỉ niệm đẹp nhất với tôi là ngày chúng tôi trao lá cờ từ con tàu của mình cho một trung úy. Đó là lá cờ đầu tiên tung bay trên núi Suribachi. Từ khoảng cách 457 mét, chúng tôi đã dõi theo họ tiến dần lên đỉnh núi và phất lên lá cờ. Có hàng trăm con tàu và tất cả mọi người đều huýt sáo, thổi còi. Ai cũng vui mừng và đó thực sự là một điều ý nghĩa bởi vì lá cờ từ con tàu Missoula là lá cờ đầu tiên tung bay trên lãnh thổ Nhật Bản. Chúng tôi vô cùng tự hào.

Trung sĩ Louis R. Lowery, một phóng viên ảnh làm việc cho tạp chí Leatherneck của quân đội, đã chụp ảnh Trung úy Shrier cùng các binh sĩ khác trên đỉnh Suribachi. Bức ảnh này cực kỳ nổi tiếng, đã được in trong hàng ngàn ấn bản. Nó là bức ảnh duy nhất giành giải Pulitzer cho ảnh chụp vào cùng năm nó được xuất bản. Ở Mỹ, nó được coi là một trong những hình ảnh chiến tranh có ý nghĩa và được biết đến nhiều nhất, và có thể là bức ảnh được tái bản nhiều nhất mọi thời đại.

Thượng sĩ William H. Genaust, nguyên là phóng viên của Hải quân Mỹ là người đã hộ tống phóng viên ảnh Rosenthal, không mang theo vũ khí lên đỉnh núi và đã dùng máy quay phim ghi lại hình ảnh này. Tiếc thay, Thượng sĩ Genaust không bao giờ có dịp được xem những thước phim của mình vì chỉ 9 ngày sau, Genaust cùng với đơn vị của mình tấn công vào một địa đạo nằm sâu trong lòng đất. Genaust xung phong dẫn đầu đoàn quân nhưng chỉ sau mấy bước chân đầu tiên tiếng súng đại liên nổ chát chúa và viên thượng sĩ này đã bỏ mạng, cửa hang bị đánh sập và xác của Genaust bị vĩnh viễn vùi sâu trong lòng đất.

Ba trong số năm thủy quân lục chiến trong ảnh là Harlon Block, Franklin Sousley và Michael Strank đã hi sinh trong chiến đấu sau khi dựng cờ. Ba người còn lại sống sót là hai lính thủy đánh bộ Rene Gagnon và Ira Hayes, cùng với thủy thủ John Bradley; họ đã trở thành người nổi tiếng sau khi được nhận diện trong ảnh. Người Mỹ phải mất một tháng mới chiếm được hoàn toàn đảo Iwo Jima. Trong cuộc chiến, gần 7.000 binh lính Mỹ bị thiệt mạng và còn 1.033 binh lính Nhật sống sót sau những trận đánh đẫm máu ác liệt nhất trong Chiến tranh thế giới thứ 2.

Sau đó Felix de Weldon đã dùng hình tượng này để điêu khắc nên tượng đài Chiến tranh Thủy quân Lục chiến, nằm ngay cạnh nghĩa trang quốc gia Arlington ở ngoại ô thủ đô Washington, D.C. Khuôn gốc được đặt tại học viện Thủy quân Lục chiến, một học viện dự bị đại học tư nhân ở Harlingen, Texas.

Năm 1961, Tổng thống Kennedy tuyên bố rằng lá cờ của nước Mỹ phải được tung bay trên đài tưởng niệm 24/24 giờ tất cả mọi ngày.

Sergei Alpha/ Nghiên Cứu Lịch Sử

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s