Tổng Bí Thư Nguyễn Văn Linh thăm Đông Đức 1989

Nguyễn Văn Linh Mikhail Gorbachev  8/10/1989.

Tổng Bí Thư Nguyễn Văn Linh và Tổng Bí Thư Mikhail Gorbachev tại Đông Đức 8/10/1989.

Sergei Alpha

I

Tháng 10/1989, Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh tới Đông Berlin dự lễ kỷ niệm bốn mươi năm ngày thành lập Nước Cộng hoà Dân chủ Đức. Theo ông Lê Đăng Doanh: Quyết định đi dự 40 năm Quốc Khánh CHDC Đức là quyết định trực tiếp của cá nhân anh Linh. Anh Linh đã bàn với Bộ Chính trị về việc phải triệu tập một Hội nghị các Đảng Cộng Sản và Công nhân quốc tế để cứu phong trào cộng sản, chống chủ nghĩa cơ hội. Anh sang Berlin là để gặp các đồng chí để bàn về việc ấy và gặp Gorbachev. Trong một cuộc họp, anh Linh nhận xét: Gorbachev là kẻ cơ hội nhất hành tinh này.

Ngày 4/10/1989, từ Hà Nội, hãng Interflug của Cộng hoà Dân chủ Đức dành cho ông Linh một ghế hạng thương gia, các thành viên cao cấp khác – Phó Thủ tướng Nguyễn Khánh, Trợ lý Tổng bí thư Lê Xuân Tùng, Phó Ban Đối ngoại Trịnh Ngọc Thái, Đại sứ Tạ Hữu Canh và thư ký Lê Đăng Doanh – chỉ ngồi khoang hành khách thường. Một lễ đón đơn giản được tổ chức tại sân bay Berlin-Schronefeld rồi sau đó đoàn về khách sạn. Năm giờ chiều ngày 6/9/1989, cuộc mit-tin lớn bắt đầu, trên lễ đài: Honecker ngồi giữa, một bên là Gorbachev, một bên là một phó thủ tướng, Uỷ viên Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc – Honecker muốn thể hiện chính sách đề cao Trung Quốc làm đối trọng với Gorbachev. Ông Nguyễn Văn Linh được ngồi hàng đầu nhưng ghế thứ hai từ ngoài vào, bên cạnh ghế hàng đầu cuối cùng của Phó Thủ tướng Lào. Trong suốt chuyến thăm chính thức ấy, phía CHDC Đức không thu xếp cho ông Linh một buổi gặp chính thức nào với Honecker hay một nhà lãnh đạo khác. Thế nhưng, điều đó đã không làm ông Nguyễn Văn Linh từ bỏ ý định đóng vai trò trung tâm cứu nguy chủ nghĩa xã hội.

Trong ngày 6/10/1989, giữa Berlin rét mướt, ông Nguyễn Văn Linh đã tìm gặp các nhà lãnh đạo cộng sản đến dự lễ quốc khánh để thảo luận về một sáng kiến mà ông đưa ra: triệu tập hội nghị các đảng cộng sản và phong trào công nhân quốc tế. Ông Linh nói: Phe ta đang diễn biến phức tạp. Hơn bao giờ hết, đòi hỏi quốc tế vô sản phải siết chặt hàng ngũ. Đảng Cộng sản Việt Nam thấy nên có một hội nghị để thống nhất tư tưởng và hành động, tăng cường tình đoàn kết. Đa số các đảng cộng sản làm ngơ đề nghị của ông Linh, chỉ có Batmunkho Tổng bí thư Mông Cổ, Phó Thủ tướng Hernandez của Cuba, Tổng bí thư Ceaucescu của Rumania, Tổng bí thư Đảng vừa thất cử của Ba Lan Jaruzelski, Chủ tịch Đảng Cộng Sản Tây Đức (DKP) Herbert Mies là chấp nhận gặp. Chỉ có Helbert Mies, lãnh tụ của một đảng không cầm quyền và Phó thủ tướng Cuba Hernandez là tự tới nơi ông Linh ở. Theo ông Lê Đăng Doanh, những người khác chỉ tiếp ông Nguyễn Văn Linh tại phòng riêng của họ.

Đến nơi ở của các nhà lãnh đạo khác mới thấy cách đối xử của Erich Honecker với ông Nguyễn Văn Linh. Theo ông Lê Đăng Doanh: Trong khi ông Linh chỉ được xếp một phòng đôi lớn hơn phòng các thành viên khác trong đoàn một chút thì chỗ ở của Ceausesscu là một khu vực gồm nhiều phòng. Ông Linh và tuỳ tùng phải đi qua một sảnh lớn nơi có một đội cận vệ 12 người bồng tiểu liên AK báng gập đứng chào. Ceaucesscu đã để ông Linh phải ngồi chờ rất lâu. Ông Linh nói: Anh liên hệ thế nào mà giờ không thấy. Tôi bảo: Tính ông ta hình thức thế. Một lúc sau thì Ceausesscu ra, chính ông ta lại là người tỏ ra hăng hái ủng hộ sáng kiến của ông Nguyễn Văn Linh nhất. Ceausesscu thậm chí còn đòi để Rumani đăng cai. Tuy nhiên, cả Ceausesscu và các nhà lãnh đạo cộng sản khác đều nói với ông Linh: Vấn đề là ông kia, nếu ông ấy không đồng ý thì rất khó. “Ông kia” đề cập ở đây là Gorbachev.

Trước khi ông Nguyễn Văn Linh rời Hà Nội, Ban Đối Ngoại đã liên lạc với phái viên Liên Xô và được Gorbachev đồng ý sẽ có cuộc gặp vào ngày 8/10/1989, hai bên đều mang theo phiên dịch Nga-Việt và Việt-Nga cho cuộc gặp. Từ 19 đến 21 giờ tối 6/10/1989, sau phần đọc diễn văn, cuộc mít-tin được chuyển từ trong một lâu đài ra một lễ đài ngoài trời duyệt quần chúng, thanh niên rước đuốc. Ông Lê Đăng Doanh kể: Đám thanh niên tuần hành sôi lên sùng sục kêu tên Gorbachev, “Gorby! Gorby!”. Anh Linh chỉ mặc bộ complet, tối nhiệt độ xuống khoảng 8 C, cận vệ quên mang áo lạnh, anh Linh đứng run bần bật, kêu tôi: Tôi lạnh quá. Tôi phải nói với một viên tướng Đức đứng cạnh đấy: Tổng bí thư của tôi quên mang áo ấm. Viên tướng cho mượn tạm tấm áo choàng của ông ta.

Sáng hôm sau, 7/10/1989, theo lịch trình, mười giờ sẽ có duyệt binh, nhưng tám giờ, ông Nguyễn Văn Linh triệu tập họp Chi bộ Đảng thông báo tình hình sức khỏe: Mình thấy có gì đó không bình thường, không nhắm được mắt, miệng cứng, không ăn được. Về sau bác sỹ xác định đó là triệu chứng liệt dây thần kinh số 7. Mọi người đề nghị ông Linh không ra lễ đài, ông Nguyễn Khánh thay ông Linh dự duyệt binh rồi báo với “bạn”. Phía CHDC Đức mời ông Linh ở lại khám chữa bệnh và khuyên ông không nên về trong lúc này. Tuy bệnh tình càng ngày càng nặng, nước mắt chảy ra nhiều, miệng có biểu hiện bị méo và nói bắt đầu khó khăn, ông Nguyễn Văn Linh vẫn hy vọng rất nhiều vào cuộc gặp với Gorbachev.

Cuộc gặp Gorbachev dự kiến diễn ra lúc 10:30 sáng 8/10/1989, nhưng chờ đến mười một giờ cũng không thấy văn phòng ông ta gọi lại. Ông Linh rất sốt ruột. Theo ông Lê Đăng Doanh: Trong khi đó, sáng ngủ dậy, bệnh ông Linh càng nặng thêm. Khi ăn cơm, ông kêu tôi ra ngoài vì không muốn tôi chứng kiến cảnh ông ăn rất chật vật. Hàm bên trái của ông Linh cứng lại. Ông phải nhai ở phía bên phải sau đó dùng hai ngón tay đẩy thức ăn vào họng, thêm một ngụm nước mới nuốt được.

Cuộc gặp Gorbachev được lùi lại 2:30 rồi 5:30 chiều cùng ngày. Gorbachev, khi ấy vẫn là nhà lãnh đạo của cả phe xã hội chủ nghĩa, được bố trí ở trong một toà lâu đài. Gorbachev ra đón ông Linh ở sảnh và khi cửa xe mở, ông cúi đầu nói: Kẻ cơ hội nhất hành tinh kính chào đồng chí Nguyễn Văn Linh.

Dù đang bệnh, ông Nguyễn Văn Linh vẫn trình bày rất nhiệt tình, nhưng theo ông Lê Đăng Doanh: Sáng kiến nào của ông Linh cũng được Gorbachev khen là rất tốt nhưng chỉ là những lời khen xã giao. Ông Linh nói: Tôi đã gặp một số đảng cộng sản anh em. Trong tình hình này, Đảng Cộng sản Việt Nam muốn đồng chí đứng ra triệu tập hội nghị các đảng cộng sản và phong trào công nhân quốc tế. Gorbachev liền giơ hai tay lên tươi cười: Ý này hay nhỉ. Để xem! Để xem! Rất tiếc là giờ tôi đang nhiều việc quá!. Ông Linh trân trọng mời Gorbachev đến thăm Việt Nam. Gorbachev lại kêu lên: Hay quá nhỉ! Cám ơn! Cám ơn! Nhưng, tôi đang có nhiều lời mời quá mà chưa biết thu xếp cái nào trước.

Cuối cùng, Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh đề cập đến truyền thống viện trợ của Liên Xô và khi ông đề nghị Liên Xô tiếp tục giúp đỡ cho Kế hoạch 5 năm 1990-1995 của Việt Nam thì Gorbachev xua tay. Không còn xã giao, lịch sự như phần trên nữa, Gorbachev nói: Khó khăn lắm, khó khăn lắm, các đồng chí Việt Nam tự lo thôi. Theo ông Lê Đăng Doanh: Thế nhưng, ngày hôm sau, báo Nhân Dân và Pravda đều đưa tin về cuộc gặp diễn ra trong “tình hữu nghị thắm thiết”.

Tối 8/10/1989, từ lâu đài của Gorbachev trở về, ông Nguyễn Văn Linh không dự chiêu đãi của Honecker mà đi thẳng vào bệnh viện Chính phủ ở Berlin-Buch. Ông được điều trị tại “Station 7” – nơi dành riêng cho Bộ Chính trị của CHDC Đức – mỗi khu cho một bệnh nhân có nhiều phòng cạnh nhau cho tuỳ tùng đi theo cùng ở. Trong “Station 7” được trang bị truyền hình có thể bắt được các kênh phát đi từ Tây Đức. Thời gian đó, hàng trăm nghìn người dân Đông Đức đã đổ xuống đường phố Leipzig và Đông Berlin đòi phế truất Honecker.

Sau lễ mừng Quốc khánh, Honecker cũng phải vào “Station 7”, nơi ông ta có một biệt thự riêng ở đó. Honecker cầu cứu Gorbachev nhưng cũng như với Nguyễn Văn Linh, Gorbachev lại lịch sự từ chối. Ông Lê Đăng Doanh kể: Tôi dịch cho ông Linh những thông tin trên truyền hình: Cảnh sát và người biểu tình đụng độ nhau ở khắp nơi. Cộng hoà Dân chủ Đức nói đã có 160 cảnh sát bị thương. Nhưng cảnh sát không thể ngăn chặn những cuộc biểu tình của người dân Đức.

Ngày 18/10/1989, Eric Honecker từ chức, Egon Krenz, một uỷ viên Bộ Chính trị trẻ tuổi, thay ông giữ chức bí thư thứ nhất. Ông Lê Đăng Doanh kể: Tình hình cũng không vì thế mà có cải thiện. Chúng tôi lo lắng, nhỡ có chuyện gì xảy ra khi đang còn ở đây thì nguy, trong túi thầy trò không hề có một đồng đô-la lận lưng nào cả. Tôi bảo bác sỹ có thuốc gì tốt thì cấp cho xếp tao để ông đủ sức khỏe bay về.

Vào lúc mười một giờ ngày 23/10/1989, trước khi rời Berlin, ông Nguyễn Văn Linh đã đến chúc mừng Egon Krenz vừa lên nhận cương vị mới. Cuộc gặp vừa để chúc mừng Egon Krenz, vừa để đưa tin công khai về sự vắng mặt dài ngày của ông Linh. Ông Linh là vị nguyên thủ duy nhất kịp bắt tay Krenz. Ngày 24/10/1989, toàn thể Bộ Chính trị và Đại sứ CHDC Đức ra tận cầu thang sân bay Gia Lâm đón Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh. Lễ đón rất trọng thị, mọi người thăm hỏi sức khỏe và khuyên ông Linh nghỉ một thời gian để chữa bệnh tiếp.

Không chỉ có Erich Honecker và người kế nhiệm, ông Egon Krenz, theo Gorbachev thì chính phương Tây cũng có nhiều nỗ lực để ngăn chặn quá trình thống nhất nước Đức. Từ Thatcher (Anh), Mitterrand (Pháp) cho đến Andreotti (Ý) đều muốn ngăn chặn người Đức thống nhất thành một quốc gia hùng mạnh trở lại và họ chờ đợi Liên Xô đưa xe tăng vào Đức cùng với quân lính của Gorbachev. Nhưng, theo Gorbachev: Sự sụp đổ của bức tường Berlin chỉ là hồi chót của một quá trình đã diễn ra từ rất lâu. Khi Liên Xô bắt đầu tiến hành một loạt thay đổi mang tính bước ngoặt, như tổ chức cuộc bầu cử đầu tiên… Khi tiến trình giải trừ quân bị bắt đầu giữa Nga và Mỹ để chấm dứt Chiến tranh Lạnh.

Cuộc gặp gỡ giữa TBT Nguyễn Văn Linh và TBT Goorbachev tại Đông Đức 8/10/1989 qua lời kể của ông Lê Đăng Doanh là đã thất bại bởi việc ngành Ngoại giao ta đã chuẩn bị tư tưởng cho tổng bí thư không chính xác, để ông coi Gorbachev là kẻ cơ hội nhất hành tinh và nếu đã coi nhau như thế thì còn xin viện trợ hay bàn chuyện vô sản anh em kiểu gì nữa. Nếu ai chăm chú đọc từ đầu đến bây giờ thì có lẽ đều không đồng tình với đánh giá này. Từ thời điểm này, Việt Nam mới chính thức đi theo con đường XHCN nhưng lại của riêng mình… Tuy vậy người dân Việt Nam không thể nói là đã không được hưởng lợi gì từ Gorbachev và đường lối chính trị của ông, những “đổi mới”, “nói và làm”, “hòa nhập mà không hòa tan”, “mở cửa”… đều có nét gì đó giống những cải cách đã diễn ra tại Liên Xô vào những năm 8X nóng bỏng ấy. Người Việt Nam ta trở nên “dễ sống hơn” có lẽ cũng phần nào nhờ vào “perestroika” của Gorbachev!

269763255_353591146433219_6051238229139750257_n

Đây là tin báo Nước Đức Mới của CHDC Đức đưa tin về cuộc gặp giữa TBT Nguyễn Văn Linh và TBT vừa được bầu lên Egon Krenz trước khi lên đường về nước. Phía CHDC Đức đã thu xếp báo chí phỏng vấn sau cuộc gặp. Sau buổi tiếp Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh phải vào Bệnh viện Chính phủ CHDC Đức, Berlin-Buch mất 21 ngày, ông Lê Đăng Doanh dã ở lại bên cạnh TBT trong suốt thời gian đó.

Nguồn: tác giả Lê Đăng Doanh.

Theo tác gỉa Phan Việt Hùng góp ý thì : 

SỰ THẬT VỀ CUỘC GẶP GIỮA M.GORBACHEV VÀ TBT NGUYỄN VĂN LINH TẠI BERLIN THÁNG 10/1989

Trong cuốn Bên thắng cuộc của Huy Đức, về cuộc gặp của Gorbachev và TBT Nguyễn Văn Linh tại Berlin vào tháng 10/1989, khi họ sang dự kỷ niệm 40 năm thành lập CHDC Đức. Cứ như theo đó (lời của Lê Đăng Doanh, Huy Đức chép lại) thì Gorbachev chẳng coi trọng gì cuộc gặp này vì dời thời gian liên tục, rồi khi TBT Nguyễn Văn Linh xin viện trợ thì ông này xua tay từ chối…

Đoạn đó đây, từ cuốn sách đã nêu:

“Cuộc gặp Gorbachev dự kiến diễn ra lúc 10:30 sáng 8-10-1989, nhưng chờ đến mười một giờ cũng không thấy văn phòng ông ta gọi lại. Ông Linh rất sốt ruột….

…Cuộc gặp Gorbachev được lùi lại 2:30 rồi 5:30 chiều cùng ngày. Gorbachev, khi ấy vẫn là nhà lãnh đạo của cả phe xã hội chủ nghĩa, được bố trí ở trong một toà lâu đài. Nhưng, cuộc tiếp Tổng bí thư Việt Nam đã không diễn ra trong phòng khách riêng mà ở ngay một phòng rộng mênh mông vừa dùng cho một tiệc chiêu đãi lớn, thức ăn thừa còn bề bộn trên các bàn. Nhân viên dọn một góc, kê bàn để Gorbachev tiếp ông Nguyễn Văn Linh…

…Cuối cùng, Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh đề cập đến truyền thống viện trợ của Liên xô và khi ông đề nghị Liên Xô tiếp tục giúp đỡ cho Kế hoạch 5 năm 1990-1995 của Việt Nam thì Gorbachev xua tay. Không còn xã giao, lịch sự như phần trên nữa, Gorbachev nói: “Khó khăn lắm, khó khăn lắm, các đồng chí Việt Nam tự lo thôi”. Theo ông Lê Đăng Doanh: Thế nhưng, ngày hôm sau, báo Nhân Dân và Pravda đều đưa tin về cuộc gặp diễn ra trong “tình hữu nghị thắm thiết””.

Mình sẽ phân tích các chi tiết sai:

1. Cuộc gặp của TBT Nguyễn Văn Linh và Gorbachev không phải diễn ra vào ngày 8/10/1989 như ông Doanh kể lại.

M.Gorbachev chỉ sang Berlin công tác 2 ngày 6 và 7/10. Mình tra cứu Tập 16 Tuyển tập Gorbachev ghi rõ thời gian làm việc, các bài phát biểu, gặp gỡ của Gorbachev từ tháng 9- tháng 11/1989, trang 221-250 (ảnh 1) cho biết ông chỉ sang Đức có 2 hôm 6 và 7/10.

Ngày 8/10 thì ông ta đã phát biểu tại Hội nghị lần thứ 9 phong trào quốc tế “Các bác sĩ thế giới ngăn chặn chiến tranh hạt nhân” tại Moskva rồi kia, tiếp ai mà tiếp ở lâu đài bên Đức?

Theo tập 16 sách vừa nêu, Gorbachev tiếp đồng chí Nguyễn Văn Linh ngày 7/10 kia. Đó là cuộc gặp cuối cùng trong một ngày kín đặc lịch của Gorbachev. Nguyên thủ quốc gia đi công tác, gặp ai, giờ nào, tại đâu ai cũng biết là bên Lễ tân phải làm việc kỹ lưỡng trước với chủ nhà, có phải tùy tiện được đâu mà lùi lịch từ 10h 30 đến 2h30 rồi 5h30 như ông Doanh bịa?

Hôm 7/10 đó, đầu tiên là Gorbachev hội đàm với Tổng bí thư Erich Honecker, chủ nhà. Quan trọng không? Qúa quan trọng đi chứ.

Tiếp theo là Gorbachev họp với Bộ chính trị Đảng XHCN thống nhất Đức.

Tiếp theo, ông ta gặp tổng thống Ba Lan V.Yaruzensky và Bí thư thứ nhất Đảng công nhân thống nhất Ba Lan M.Rakovsky.

Và cuối cùng, là gặp TBT Nguyễn Văn Linh, như đã viết.

Tất cả các cuộc gặp này đều có ghi biên bản, mà nhờ đó sau này khi viết cuốn hồi ký “Cuộc sống và cải cách”, Gorbachev đều đưa vào, kể cả cuộc gặp với TBT Nguyễn Văn Linh mà mình sẽ đề cập đên ở cuối bài.

2. Có đúng cuộc tiếp TBT Nguyễn Văn Linh diễn ra trong một phòng mà thức ăn còn bừa bộn trên bàn như ông Doanh kể lại?

Trong quá trình tìm hiểu, thật may mình đã tóm được một bức ảnh chụp căn phòng và các nhân vật chính của cuộc gặp hôm đó. Bức ảnh này ghi rõ ngày chụp là 7/10/1989, tác giả ảnh là phóng viên Boris Babanov, chụp tại Berlin. Xem ảnh  ta đủ biết căn phòng đó như thế nào, có bừa bộn thức ăn hay không. Nên nhớ trước đó, Gorbachev vừa có hội đàm với lãnh đạo Ba Lan đấy nhé, tiệc chiêu đãi gì ở đây vào buổi chiều ?

142146786_10216306456728006_1784073274597553299_n

Các chi tiết bịa đã nêu nhằm chứng tỏ điều gì? Có phải ý là Gorbachev chẳng coi trọng gì cuộc gặp này, nhằm hạ thấp vai trò và uy tín của ông Nguyễn Văn Linh.

3. Giờ mới là phần quan trọng nhất. Có phải TBT Nguyễn Văn Linh đã xin Liên Xô viện trợ lần cuối, nhưng đã bị Gorbachev xua tay từ chối?

Để trả lời câu hỏi này, mình đã phải đọc qua 2 cuốn tiểu sử, in bằng tiếng Nga. Cuốn thứ nhất là hồi ký “Cuộc sống và cải cách” của Gorbachev và “Sụp đổ. Các vấn đề chín muồi của hệ thống XHCN thế giới” của Vadim Medvedev, nguyên Uỷ viên BCT, nguyên Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban đối ngoại Trung ương Đảng CSLX. Bác Vadim Medvedev có mặt tại tất cả các cuộc gặp giữa Gorbachev và TBT Nguyễn Văn Linh từ 1987 đến cuộc gặp cuối cùng tại Berlin 10/1989.

Trong cuốn Hồi ký “Cuộc đời và cải cách” của Gorbachev chương 40 có viết về các cuộc gặp của ông ta với các vị lãnh đạo Việt Nam, Lào, Campuchia, Mông Cổ, Triều Tiên, trong đó dành thời lượng nhiều nhất viết về Việt Nam.

Trong phần này, M.Gorbachev đã kể lại tất cả cuộc gặp của ông với Tổng bí thư ĐCSVN Nguyễn Văn Linh, qua đó chúng ta cũng biết thêm được tình hình VN đã có những biến chuyển tích cực, cũng như các khó khăn như thế nào trong những năm đầu Đổi mới. Theo Gorbachev , ông Nguyễn Văn Linh đến Moskva trên cương vị mới là Tổng bí thư, lần đầu tiên vào 5/1987 (ông được bầu làm Tổng bí thư tại Đại hội VI, tháng 12/1986). Thăm LX từ 17-22/5, thì cuộc hội đàm đã diễn ra trong 2 ngày. Gorbachev có viết là ông ta không tiếc thời gian để tiến hành trong khoảng thời gian kéo dài đến 2 ngày, bởi có nhiều vấn đề được đặt ra. Đến tháng 11 cùng năm, TBT Nguyễn Văn Linh lại sang Liên Xô, dự kỷ niệm 70 năm Cách mạng tháng Mười và phát biểu tại Cung đại hội Kremli. Mình đã tìm được bức ảnh màu chụp sự kiện này.

142812883_10216306457288020_5432959572824739019_n

Trong chuyến thăm này, TBT Nguyễn Văn Linh thông báo cho lãnh đạo LX tình hình đổi mới trong nước, tình hình khó khăn ra sao và yêu cầu bạn viện trợ 500 tấn gạo, chừng đó phân bón và 5000 máy kéo. Nhận xét về việc này, ông Vadim Medvedev nhận xét trong cuốn hồi ký là các bạn VN thể hiện đã quan tâm hơn đến lĩnh vực sản xuất nông nghiệp.

Tháng 7/1988, TBT Nguyễn Văn Linh lại sang Liên Xô để nghỉ ngơi chữa bệnh. Cuộc gặp của ông với Gorbachev đã được Chương trình Thời sự đưa tại đây. Tham gia cuộc gặp có bác Vadim Medvedev và đại sứ Nguyễn Mạnh Cầm:

https://www.youtube.com/watch?v=Fj9ls7bV1UM&vl=vi

Gorbachev viết tiếp trong hồi ký:”Thật là vui khi nghe Tổng Bí thư của ĐCSVN tại cuộc gặp tiếp theo vào tháng 10 năm 1989 thông báo rằng chính sách mới đang bắt đầu có những kết quả đầu tiên”. Đó là dù gặp thiên tai, nhưng sản lượng lúa năm ngoái (tức 1988) được hơn 19 triệu tấn, thu nhập của nông dân bắt đầu được cải thiện, lạm phát được kiềm chế… Gorbachev viết trong Hồi ký, là cuộc gặp song phương cuối cùng của TBT Nguyễn Văn Linh với ông ta diễn ra vào ngày 7/10/1989 tại Berlin, nhân kỷ niệm 40 thành lập CHDC Đức. Tại cuộc gặp, vị lãnh đạo VN vui mừng thông báo, lần đầu tiên sau nhiều năm, hơn một triệu tấn gạo được đưa vào kho dự trữ nhà nước, và khoảng hai triệu tấn được xuất khẩu. “Nghe thấy điều này, với tôi là rất quan trọng vì chúng tôi đã phải cung cấp cho Việt Nam viện trợ lương thực trực tiếp với gạo và lúa mì trong những năm qua”- Gorbachev nhớ lại. Và ông ta viết: Thú thật là tôi cảm thấy khá cay đắng và chua chát, khi người VN xa xôi đã đạt được những kết quả hữu hình trên đất đai của họ, trong khi chúng ta thì vẫn nganh ngạnh và ngây ngô, nghe đấy, bàn đấy và thống nhất đấy, nhưng ngành nông nghiệp vẫn trơ ra đấy…

(Mình hiểu được những lời cay đắng của Gorbachev, khi năm 1989 mình sống tại Moskva đã chứng kiến thủ đô Liên Xô lâm vào cảnh khan hiếm lương thực, thực phẳm, hàng tiêu dùng như thế nào. Phải đứng xếp hàng nhiều tiếng liền mới mua được cân gạo, cân đường, giấy toa let….)

Như vậy có thể nói là từ khi tiến hành công cuộc đổi mới, nhưng thành tựu của VN đã gây bất ngờ với vị lãnh đạo LX thời đó là Gorbachev. Ông ta không hề nhắc đến một lời nào đến việc VN xin LX viện trợ nữa, kể từ sau cuộc gặp 11/1987.

Điều này cũng đã được ông Vadim Medvedev, nguyên ủy viên BCT, Trưởng ban đối ngoại ĐCSLX, người có mặt trong tất cả các cuộc gặp lãnh đạo song phương viết trong cuốn hồi ký của mình. Xin trích dịch:

“Vào tháng 7 năm 1988, khi Nguyễn Văn Linh đang ở Liên Xô đi nghỉ và chữa bệnh, theo yêu cầu của ông, đã có một cuộc gặp với Gorbachev, tôi cũng tham gia.

Tôi muốn nói ngay rằng cuộc họp lần này khác hẳn so với tất cả các cuộc họp trước, vốn bị chi phối bởi các yêu cầu hỗ trợ vật chất khẩn cấp cho Việt Nam.

Lần này, nhà lãnh đạo Việt Nam không đưa ra yêu cầu nào như vậy. Về vấn đề này, tôi nhớ một chi tiết. Trong chuyến thăm trước đó (tức 11/1987), ông Linh đã thông báo cho Gorbachev biết về tuyên bố của ông với Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương ĐCSVN, rằng đây sẽ là lần cuối cùng ông yêu cầu Liên Xô viện trợ khẩn cấp. Và người Việt Nam đó đã giữ lời “.

Vậy nên, có thể thấy rằng ngay từ năm 1988, vấn đề viện trợ đã không được TBT Nguyễn Văn Linh đặt ra với lãnh đạo LX nữa. Chi tiết ông Lê Đăng Doanh kể lại, được Huy Đức đưa vào “Bên thắng cuộc” là TBT Nguyễn Văn Linh đã xin Liên Xô viện trợ lần cuối, nhưng đã bị Gorbachev xua tay từ chối là một sự bịa đặt không hơn không kém.

cc

Viết về lịch sử nên trung thực, Không thể dựa vào bất cứ lời kể lại của ai đó về một người đã khuất, muốn bịa sao thì bịa. Bởi người đã khuất không còn nói gì được nữa.

Nhưng, những tài liệu lưu trữ giấy trắng mực đen còn đó, không phải cứ thích nói gì thì nói….

II

Gorbachev and  Honecker

Hình: Gorbachev và Honecker chia sẻ nụ hôn xã hội chủ nghĩa trong lễ kỷ niệm 40 năm thành lập Cộng hòa Dân chủ Đức ở Đông Berlin (7/10/1989).

Tổng thống Liên Xô Gorbachev nói với người dân Đông Đức rằng không cần phải hoảng sợ và kêu gọi họ hãy kiên nhẫn và đừng buồn. Ông đã đưa ra những nhận xét ngẫu hứng này khi chào đón đám đông tại một tượng đài tưởng niệm người lính giải phóng ở Berlin, và rõ ràng là đang đề cập đến cuộc khủng hoảng tị nạn Đông Đức. Cho đến năm 1989, hơn 100.000 người Đông Đức đã bỏ trốn khỏi đất nước, dù hợp pháp hay bất hợp pháp. Khoảng 1.000 người Đông Đức hét lên Gorby! Gorby!như lời chào tại đài tưởng niệm và một người hỏi: Chúng tôi phải làm gì? Gorby trả lời: Chúng ta là đối tác. Chúng ta phải chiến đấu để giải quyết các vấn đề của chúng ta cùng nhau, để đấu tranh cho chủ nghĩa xã hội.

Nhận xét của Gorbachev rõ ràng và sâu sắc hơn so với bài phát biểu chuẩn bị mà ông đã đọc sau đó tại tòa nhà Hội đồng Nhân dân, nơi ông theo Erich Honecker, nhà lãnh đạo Đông Đức, lên bục. Ông đã ở Đông Berlin để tham dự các buổi lễ chính thức đánh dấu kỷ niệm 40 năm thành lập nhà nước Đông Đức. Ông đến khi chính phủ ở đây đang đóng cửa ba điểm giao nhau quan trọng giữa Đông và Tây Berlin và khi bạo lực mới nổ ra trước những nỗ lực ngày càng tăng của số lượng người Đông Đức chạy sang phương Tây.

Các nguồn tin riêng tư đưa tin, Gorbachev đã thúc giục Honecker thực hiện một đường lối tự do hơn, nhưng Honecker đã nói với ông ấy, trên thực tế, hãy quan tâm đến công việc của mình. Gorbachev rõ ràng muốn thể hiện mình là tông đồ của cải cách – cải cách bắt đầu ở Liên Xô và đã lan sang Ba Lan và Hungary – nhưng ông không muốn kích động Honecker, khi đó 77 tuổi hoặc khuyến khích các phần tử chống chính phủ ở đây. Cùng với vợ của mình, Raisa, Gorbachev đã được Honecker đón tiếp và ôm tại sân bay. Đoàn xe 40 chiếc của họ vào thành phố được chào đón bởi hàng ngàn thanh niên vẫy cờ. Sau khi viếng thăm đài tưởng niệm, đoàn của Gorbachev đã dừng lại ở ngôi đền trên đại lộ Unter den Linden dành riêng cho các nạn nhân của chủ nghĩa PX và quân phiệt.

Sau khi xong xuôi các thủ tục, Gorbachev đột ngột tiến về phía đám đông phía sau một chướng ngại vật, một đám đông bao gồm chủ yếu là các phóng viên. Một phóng viên hỏi: Ông làm gì ở đây?. Gorbachev đã trả lời: Thế hệ của tôi là thế hệ cuối cùng, mặc dù không tham gia vào cuộc chiến nhưng đã nhìn thấy nó và biết nó là gì. Chúng tôi có điều gì đó muốn nói với giới trẻ ngày nay về chúng tôi lúc đó và bây giờ là như thế nào. Không phải mọi thứ diễn ra sau chiến tranh theo cách mà chúng ta mong muốn trong những ngày đầu chiến thắng. Ký ức về những người đã chết khiến chúng ta có trách nhiệm phải làm ngay bây giờ những gì cần thiết cho hòa bình. Chúng ta đang sống ở một vùng đất, có một nền văn minh, và chúng ta nên làm mọi thứ để có thể sống cùng nhau.

Khi được hỏi về mối quan hệ của mình với Honecker, Gorby trả lời: Tốt. Tôi đã biết anh ấy từ lâu. Chúng tôi vẫn ổn. Trả lời câu hỏi về perestroika, hay tái cấu trúc, liên quan đến Đông Đức, ông nói: Điều quan trọng là công dân Đông Đức muốn gì. Nếu chúng tôi ở Nga quyết định làm theo cách mà những người bên ngoài nói với chúng tôi – chứ không phải dựa trên vấn đề của chính chúng tôi – thì chúng tôi sẽ chẳng đi đến đâu cả. Những gì chúng tôi đang làm là vô cùng khó khăn. Nhưng có lẽ đó là bước ngoặt quan trọng nhất trong lịch sử của chúng ta. Nó là hoàn toàn cần thiết. Tôi bị thuyết phục về điều đó.

Nhấn mạnh về khả năng của chính phủ Đông Đức trong việc đi theo sự dẫn dắt của Liên Xô, ông nói: Chúng tôi biết rất rõ những người bạn Đức của chúng tôi, khả năng nhận biết và học hỏi từ cuộc sống của họ cũng như dự báo con đường chính trị phía trước và đưa ra những sửa chữa khi cần thiết. Họ có đầy đủ sự tự tin của chúng tôi. Một phóng viên hỏi: Nhưng những thay đổi ở Đông Đức có nguy hiểm không?. Chúng có thể tạo ra sự bất ổn không? Ông trả lời: Không. So với những khó khăn của chính chúng tôi, không có gì có thể làm chúng tôi ngạc nhiên. Chúng tôi có nhiều vấn đề khó khăn hơn. Mối nguy hiểm chỉ dành cho những ai không phản ứng với cuộc sống. Những người hiểu và nhận thức được tầm ảnh hưởng của cuộc sống và xã hội, đồng thời có thể tự biến đổi và thích ứng về mặt chính trị – những người này sẽ không gặp bất kỳ khó khăn nào.

Một nhà chức trách về các vấn đề của Liên Xô nói rằng, trong bối cảnh này, từ life có thể được coi là “tình huống”. Ông nói rằng Gorbachev đã gợi ý rằng thật nguy hiểm nếu không thay đổi theo thời đại – ngầm chỉ trích việc Honecker và các đồng nghiệp từ chối đưa ra các cải cách chính trị và kinh tế. Sau đó, Gorbachev tiến tới chiếc xe limousine Zil màu đen của mình nhưng bất ngờ quay lại và băng qua đại lộ để trò chuyện với những người trong đám đông. Chính tại đó, ông đã đưa ra nhận xét của mình về sự cần thiết phải kiên nhẫn, cho thấy rằng cải cách đang trên đà phát triển.

Trong bài phát biểu chính thức của mình, Gorbachev nhấn mạnh sự cần thiết của sự đoàn kết của Liên Xô với chế độ Đông Đức. Ông nói rằng mỗi quốc gia ở Đông Âu nên tìm ra con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của riêng mình, và nói thêm: Quyết định về cách tổ chức xã hội là do người dân tự quyết định, nhưng cần phải có sự đa dạng. Về tương lai của chế độ đang rối ren ở Đông Đức, bị cuốn vào cuộc khủng hoảng người tị nạn và bị cản trở bởi một nền kinh tế tụt hậu, Gorbachev nói rằng nó phải được quyết định ở Berlin, không phải ở Moscow.

Trong bài phát biểu của mình, Honecker kể lại những thành tựu của chính quyền Cộng sản của mình và đề cập đến những đề xuất mà ông đưa ra các cải cách, nói rằng: chúng tôi không có mong muốn thay đổi xã hội bằng các loại thuốc được cấp bằng sáng chế trong một thời gian ngắn. Những vấn đề mới đòi hỏi những giải pháp mới. Chúng tôi sẽ tìm câu trả lời cho những vấn đề này. Tuy nhiên, ông gợi ý rằng hoàn toàn không có sự thay thế nào cho chủ nghĩa xã hội nhà nước.

Khi đó, hai khía cạnh khác nhau của vấn đề Đông Đức đã xuất hiện. Ở Đông Berlin, chính phủ đã phân phát các bản sao của một tờ báo ở Leipzig có bài báo trích dẫn một đơn vị dân quân của công nhân nói rằng các cuộc biểu tình lớn vào tối gần đây ở Leipzig là một sự lạm dụng tự do tôn giáo rõ ràng. Nhóm này nói: Chúng tôi đã sẵn sàng và có thể ngăn chặn hành động phản cách mạng này nếu cần thiết với vũ khí trong tay. Mục sư của nhà thờ Leipzig nơi các cuộc tuần hành bắt đầu, Christian Fuehrer, nói rằng bất chấp lời đe dọa này, ông sẽ tiếp tục các cuộc biểu tình và yêu cầu các nhà thờ Tin lành khác hỗ trợ những đám đông muốn tham gia các buổi cầu nguyện giữa các cuộc tuần hành.

Tại Dresden, các nguồn tin của nhà thờ báo cáo rằng 90 người đã bị thương trong cuộc bạo động, cuộc bạo động tồi tệ nhất trong nhiều thập kỷ. Hầu hết đều bị các vết thương và vết cắt sâu ở đầu trong các cuộc đụng độ với cảnh sát, những người đã tấn công người biểu tình ném đá bằng dùi cui và vòi rồng. Một nửa số người bị thương là cảnh sát. Các nguồn tin cho biết tình hình thành phố vẫn căng thẳng vào đêm trước chuyến thăm của Gorby. Khoảng 1.000 người tập trung ở trung tâm thành phố đòi cải cách hoặc đòi quyền di cư.

Trong khi đó, ở Tây Berlin, Winfried Wok, một nhà điều hành của Liên minh Dân chủ Cơ đốc giáo, cho biết trong một cuộc phỏng vấn trên truyền hình Tây Đức: Ban lãnh đạo chính trị (ở Đông Đức) phải hiểu rằng mỗi ngày trôi qua mà không thảo luận cởi mở về những điều gây khó khăn cho chúng tôi, (có nghĩa là) ban lãnh đạo này đã mất quyền đại diện cho người dân Đông Đức. Đó là một điều phũ phàng nhưng phải nói ra. Khi được hỏi liệu lãnh đạo có nên từ chức hay không, Wok trả lời: Tôi không biết liệu các nhà lãnh đạo của chính phủ Đông Đức có thể đơn giản từ chức hay không. Nhưng tôi nghĩ rằng họ có thể đưa ra một dấu hiệu của một sự khởi đầu mới, đặc biệt là vào dịp kỷ niệm 40 năm quốc khánh.

Người Đông Đức nói chung nhiệt tình với Gorbachev hơn là về Honecker. Trong số những người chờ đợi sự xuất hiện của Gorbachev dọc đại lộ Unter den Linden có một người thợ làm công cụ 37 tuổi cho biết anh đã rời nhà ở Halle lúc 6 giờ sáng để đến Berlin kịp gặp nhà lãnh đạo Liên Xô. Báo chí Đông Đức không đưa tin về thời gian và địa điểm Gorbachev sẽ xuất hiện, nhưng người đàn ông này đã kiên nhẫn chờ đợi trên băng ghế đối diện đại lộ Unter den Linden từ đài tưởng niệm. Anh nói rằng ngưỡng mộ Gorbachev vì đã trao cho người dân nhiều quyền hơn, nhiều quyền tự quyết hơn và các chính sách kinh tế tốt hơn. Khi được hỏi sẽ so sánh Gorbachev và Honecker như thế nào, anh ấy trả lời: Gorbachev còn trẻ, ông ấy có nhiều sức sống hơn. Honecker nên đi theo một con đường tốt. Tôi hy vọng rằng Gorbachev sẽ không bị lật đổ và sẽ tại vị trong một thời gian dài.

Gần đó, tại một quán cà phê vỉa hè, có một cặp vợ chồng trẻ từ Frankfurt-am-Oder cũng đã đến Berlin để xem Gorbachev và các buổi lễ kỷ niệm. Người đàn ông, một thợ cơ khí, cho biết khiếu nại chính của anh ta chống lại chính phủ là hạn chế mới đối với việc đi lại đến các quốc gia phía Đông khác. Anh ta nói rằng anh ta đã làm việc ở Hungary vào tháng Tám nhưng đã không tận dụng cơ hội để trốn sang phương Tây để qua Áo vì anh ta tin rằng tình hình của mình về cơ bản là tốt. Anh ấy nói rằng anh ấy không muốn rời bỏ bạn bè và các mối quan hệ, và rằng anh ấy có hy vọng thực sự sẽ thấy điều gì đó thay đổi, như ở Ba Lan và Hungary. Anh nói: Sẽ không lâu nữa trước khi nó xảy ra ở đây. Vợ anh ấy gật đầu đồng ý – rằng trừ khi các hạn chế đi lại mới được dỡ bỏ, có thể sẽ có rất nhiều sự thất vọng có thể dẫn đến kiểu nổi dậy mà chúng ta đã thấy ở đây vào năm 1953, đề cập đến cuộc nổi dậy ngắn ngủi. được kích hoạt bởi sự gia tăng Liên Xô hoá cùng với tình trạng thiếu lương thực trầm trọng.

Link: https://www.latimes.com/…/la-xpm-1989-10-07-mn-606…

6 thoughts on “Tổng Bí Thư Nguyễn Văn Linh thăm Đông Đức 1989

    • Bên Thắng cuộc cứ liệu khó tin tưởng, nặng về kể và suy đoán, phê phán…Tác giả chỉ là anh nhà báo làm sao thấy toàn tiếp xúc lãnh đạo cấp cao nhất…và kể lại….các cứ liệu, thông tin…tác giả cố ý xắp xếp để phục vụ chủ kiến của mình sau đó là phê phán phiến diện…Như thế sao gọi là “chân thật lịch sử nhất” được?

      Thích

  1. ● Từ trước cho đến hiện nay những vị LÃNH ĐẠO của VN lúc nào cũng vỗ ngực khoe khoang về mọi mặt v v vút tận mây xanh v v
    Nhưng khi ra nước ngoài thì khúm núm van xin như ĂN MÀY v v Thật lạ MẶT DÀY đến nổi không còn còn biết gì đến LIÊM SĨ và HỔ THẸN cả ! ! !
    =》Cả dân tộc lại bị miệt khinh v v Thật là quá xấu hổ ●|●
    ● Bao giờ những người Lãnh đạo của VN mới biết được lòng tự trọng và biết bảo vệ DANH DỰ cho DÂN TỘC của mình đây nhỉ ? ? ? ●|●
    Phú Tiên – TN : 31/12/2021

    Thích

    • Xung quanh nhà ông toàn đại gia, duy nhất nhà ông chạy gạo từng bữa..có hôm ông gặp mặt hàng xóm, chưa nhờ vả gì…ông dám khệnh khạng, ưỡn ngục, chém gió…không? Hãy xem lại mình đã bằng ai không trước khi chém gió chửi lấy được.

      Thích

  2. ● Bần tiện bất năng di , uy vũ bất năng khuất !
    Từ cổ chí kim người CHÍNH NHÂN QUÂN TỬ luôn nằm lòng câu này !
    Có như thế người ta mới không xem thường mình được ! Nếu không thì trong mắt họ xem ta quá tầm thường và chẳng ra gì cả !
    Xưa Đế Ngưu Nghiêu thuyết phục mãi để mong Hứa Do nhận chức Đế Vương thay mình mà cai quản Trung Nguyên . Nhưng Hứa Do trước sau vẫn khước từ và cho rằng những lời thuyết phục của Đế Nghiêu đã làm dơ bẩn cả hai cái lỗ tai của mình v v khi được ra về Ông ngồi bên bờ suối mà rửa hai cái lỗ tai của mình suốt cả ngày trời , chỉ mong sao sẽ làm sạch những gì dơ bẩn ấy ! Chính vì thế mà muôn đời kính trọng !
    =》 Suy tính của người CHÍNH NHÂN QUÂN TỬ hoàn toàn đối lập với những kẻ TIỂU NHÂN BỈ ỔI !
    Phú Tiên – TN : 01/02/2022

    Thích

Bình luận về bài viết này