Lý Thế Dân
Nguồn: ảnh chụp và chú thích của Bảo tàng Trung ương các lực lượng vũ trang Nga, Moskva.
Thời Hy Lạp cổ đại, ngôi sao năm cánh được xem là tượng trưng cho sự bảo vệ, che chở, còn thời La Mã – tượng trưng cho vị thần chiến tranh Mars. Thời cận đại, hình ảnh ngôi sao được hồi sinh trong Cách Mạng Pháp Vĩ đại như là dấu hiệu phẩm chất nổi bật trong quân đội. Sau đó, biểu tượng quân sự này lan rộng đi khắp thế giới. Ở Nga, nó xuất hiện trên các cầu vai từ năm 1827. Ngôi sao đỏ năm cánh với búa và cái cày được chính ủy Quân khu Moskva (МВО) Nikolai Aleksandrovich Polyansky (1878-1938) đề xuất làm biểu tượng của Hồng quân. Lần đầu tiên nó được nhắc tới là trong Mệnh lệnh của Bộ tham mưu khẩn cấp (Чрезвычайный штаб) của Quân khu Moskva ngày 02/3/1918.
Nó được giới thiệu cho tất cả các đơn vị trong Mệnh lệnh số 594 của Dân ủy Quốc phòng ngày 29/7/1918, với ghi chú “huy hiệu biểu tượng”. Từ bông hoa huệ (lilly), theo thần thoại, đã sinh ra thần chiến tranh Mars. Về việc phổ biến và quy định đeo ngực áo cho cấp chỉ huy và binh lính, có mệnh lệnh hợp thức hóa của RVSR (Hội đồng Quân sự Cách mạng nước Cộng hòa – Революцио́нный Вое́нный Сове́т Республики) ngày 28/11/1918 (bãi bỏ bởi Mệnh lệnh của RVSR ngày 29/5/1922). Có hai loại: có vòng hoa và không có vòng hoa (đôi khi kèm theo biểu tượng đơn vị của đại đội). Huy hiệu đôi khi được đeo cả hai vị trí (trên mũ và trên ngực áo hay ve áo), nhưng đó là các ngoại lệ. Cày và Búa được thay bằng Liềm và Búa bởi Mệnh lệnh RVSR ngày 13/4/1922, tuân thủ theo quốc huy RSFSR (Cộng hòa XHCN Liên bang Nga).
Nguồn tài liệu: A. Stepanov. “Ngôi sao của Hồng quân 1918-1922: huyền thoại và sự thật” // Tạp chí Старый цейхгауз 2010. Số 2. Trang 44-62.
NGHỊ ĐỊNH
Hội đồng Dân ủy ngày 15/1/1918, Petrograd.
(dịch thoáng, viết bằng chữ Nga cũ)
Quân đội cũ đang cầm vũ khí đứng về phía giai cấp tư sản. Giai cấp lao động và chuyên gia cần phải thành lập một quân đội mới, từ đó sẽ là thành trì bảo vệ chính quyền Xô viết một cách chân chính, cơ bản để liên tục vũ trang cho toàn dân trong cuộc chiến trong tương lai gần của Cách mạng XHCN ở Châu Âu.
I. Do đó, Hội đồng Dân ủy ban hành nghị định: tổ chức quân đội mới với tên gọi Hồng quân Công Nông. Đối tượng nhập ngũ là mọi công dân Cộng hòa Nga có tuổi không dưới 18.
II . Quy định lương chiến sĩ Hồng quân 50 rúp.Thành viên nào trong gia đình binh lính Hồng quân không có việc làm sẽ được chính quyền Xô viết hỗ trợ.
III. Hồng quân Công Nông ở dưới quyền lãnh đạo của Hội đồng Dân ủy.
Ký tên
Chủ tịch Hội đồng Dân Ủy V. Ulianov-Lenin.
Tổng tư lệnh tối cao N. Krylenko
Dân ủy Lục quân và Dân ủy Hải quân Dybenko và Podvoisky
Các Dân ủy Proshian, Zatoisky và Shteiberg
Chánh văn phòng (управляющий делами) Hội đồng Dân ủy Vladimir Bonch-Bruevich
Thư ký Hội đồng Dân ủy N. Gorbunov
MỆNH LỆNH (приказ)
Dân ủy Quốc phòng thành phố Moskva
Số 42
Ngày 8/5/1918
(đáng lưu ý là mệnh lệnh này đã viết bằng bảng chữ Nga hiện đại)
1. Sắp tới Quân đội Xô viết cần được cung cấp các giấy chứng nhận quân nhân với chữ ký xác nhận (отобранием подписи) dưới nhiệm vụ được giao, cùng với huy hiệu của Hồng quân “Sao Hoả (Марсова звезда) với búa và lưỡi cày”
2. Huy hiệu phải gắn ở trán mũ đội.
3. Các binh lính hay đơn vị quân đội Xô viết nào không đeo biểu tượng của Hồng quân Công Nông “Sao Hỏa với búa và lưỡi cày” đều là giả mạo.
4. Dân ủy Quốc phòng các quân khu phải định kì giám sát việc thực hiện cả 3 Điều nêu trên, phải có đủ cả 3 Điều mới được xem là quân nhân Hồng quân.
Đồng Dân ủy Quốc phòng thành phố Moskva : Ugorov và Ya. Peche.
Chánh văn phòng Dân ủy Quốc phòng V. Pubchuts.
Chú thích: gọi là Sao Hỏa (Марсова звезда, Mars Star) là bởi vì Hỏa tinh có màu đỏ lửa. Mars cũng là vị thần chiến tranh trong thần thoại Hy lạp. Về sau tên gọi này đổi thành Sao Đỏ (Красная звезда, Red Star).
Mệnh lệnh số 2 (dùng kiểu chữ Nga tiền Cách Mạng):
Gửi toàn bộ các lực lượng vũ trang Cộng hòa Nga.
Thành phố Arzamas. 08/9/1918.
Tất cả các đơn vị thuộc lực lượng của Hồng quân Công-Nông đều phải đeo ngôi sao 5 cánh tráng men để phân biệt.
Ngôi sao đỏ là biểu tượng cho toàn thể Hồng quân và mọi quân nhân-chiến sĩ Đỏ đều phải tự hào với biểu tượng này và vinh dự khi được đeo nó trên trang phục của mình, đem lại cho nó vinh quang chiến đấu cách mạng trong các giai đoạn hiện tại và tương lai của lịch sử chúng ta.
Ngôi sao đỏ cách mạng này cần được phố bật trên trang phục của mỗi nhà cách mạng-chiến sĩ Hồng quân như là biểu tượng của lý tưởng vĩ đại và thiêng liêng của mình, điều mà mọi nhà cách mạng chân chính đều cố gắng đạt được – lý tưởng giải phóng giai cấp lao động khỏi ách nô lệ và bóc lột, lý tưởng thương yêu và phục vụ người thân của mình và chiến đấu vì quyền lợi của họ.
Ký tên
Tổng tư lệnh toàn bộ lực lượng vũ trang nước cộng hòa – Vachetis
Ủy viên Hội đồng Quân sự Cách mạng nước Cộng hòa – Smirnov Danishevsky
Tham mưu trưởng Phương diện quân – Maigor
Mệnh lệnh số 310 của Hội đồng Quân sự Cách mạng nước Cộng hòa.
Ngày 28/11/1918.
Thành phố Moskva.
Nội dung Mệnh lệnh 310 quy định về cách đeo sao đỏ Hồng quân trên trán mũ đội đầu, và trên ngực trái áo.
Nguồn tài liệu: A. Stepanov. Ngôi sao của Hồng quân 1918-1922: huyền thoại và sự thật // Tạp chí Старый цейхгауз 2010. Số 2. Trang 57.
- Huy hiệu đeo ngực của N.N. Voronov, học viên tốt nghiệp Khóa 1 của Học viện Pháo binh Petrograd số 2 (chỉ có hình sao đỏ 5 cánh, không có búa và cày)
- và 3. Các huy hiệu đeo ngực của Hồng quân Công Nông (có hình ngôi sao 5 cánh, ở giữa có hình búa và cày)
Mệnh lệnh của Dân ủy Quốc phòng số 594, ngày 29/7/1918. Thành phố Moskva.
Đánh máy bằng chữ Nga cũ, nội dung về phê duyệt mẫu thiết kế huy hiệu Hồng quân Công Nông. Đáng chú ý, ngôi Sao Hỏa có 5 cánh, ở trong có hình Búa và Cày. Chữ ký duyệt của Dân ủy Trotsky.
Nguồn tài liệu: A. Stepanov. Ngôi sao của Hồng quân 1918-1922: huyền thoại và sự thật // Tạp chí Старый цейхгауз 2010. Số 2. Trang 50.
Huy hiệu đính trên mũ của Hồng quân RKKA. 1920.
Huy hiệu đeo ngực – dành cho các chỉ huy bộ phận chính trị của Hồng quân Công Nông.