Hãy chôn trái tim tôi ở Wounded Knee : Lịch Sử Dân Da Đỏ Miền Tây Hoa Kỳ – Phần 4

native-american-timeline_topic_feature.jpg

Bury My Heart at Wounded Knee

Tác giả Dee Brown

Trần Quang Nghĩa dịch

15 . Gấu Đứng Trở Thành Một Con Người

1879 – Ngày 11 tháng 1, cuộc chiến giữa Anh và Zulu bùng phát ở Nam Phi. Ngày 17 tháng 2, ở St. Peterburg, Nga, những kẻ vô chính phủ mưu toan ám sát Sa hoàng. Ngày 21 tháng 10, Edison triển lãm đèn dây tóc đầu tiên. Tác phẩm Progress and Poverty [Tiến bộ và sự Nghèo khó] của Henry George được xuất bản. A Doll’s House [Nhà Búp Bê] của Henrik Ibsen được trình diễn trên sân khấu lần đầu tiên.

Các ông đã xô đuổi tôi từ miền Đông đến nơi này, và tôi đã ở đây hai ngàn năm hay hơn nữa. . . Tôi không muốn trao phần nào của nó cho Cha Lớn. Dù cho ông ta có cho tôi một triệu đô la tôi cũng không bán mảnh đất này. . . Khi người ta muốn tàn sát gia súc người ta dồn nó vào một chỗ, tồi sau đó tàn sát chúng. Với chúng tôi cũng vậy. . . các con tôi đã bị tận diệt; anh em tôi đã bị tàn sát.

-GẤU ĐỨNG CỦA BỘ TỘC PONCA

Binh lính đã đến sát làng và ép buộc chúng tôi băng qua Niobrara đến phía bên kia, chẳng khác khi đuổi dồn một đàn ngựa; và binh lính xô đẩy chúng tôi đi cho đến khi tới Sông Platte. Họ đẩy chúng tôi đi tới như thể chúng tôi là đàn ngựa, và tôi nói, “Nếu tôi phải đi, tôi sẽ đi đến vùng đất đó. Bảo binh lính đi chỗ khác, các phụ nữ chúng tôi sợ họ lắm.” Và như thế tôi đến Vùng Đất Ấm Áp [Lãnh địa Da Đỏ]. Chúng tôi nhận ra đất đai ở đó rất xấu và chúng ta chết dần từ người này đến người kia, và chúng tôi kêu lên, “Ai sẽ thương xót chúng tôi đây?” Và gia súc chúng tôi cũng chết. Ôi, trời rất nóng bức. “Đất này thực sự độc địa, và chúng tôi chắc phải chết cả nơi đây, và chúng tôi hi vọng Cha Lớn sẽ mang chúng tôi trở lại lần nữa.” Đó là những gì chúng tôi nói. Đã có một trăm người dân chúng tôi bỏ mạng nơi đây.

-ĐẠI BÀNG TRẮNG CỦA BỘ TỘC PONCA

 

VÀO NĂM 1804, TẠI CỬA Sông Niobrara, Lewis và Clark gặp một bộ tộc Da Đỏ thân hữu Ponca. Lúc đó bộ tộc chỉ có chừng 200 đến 300 người, những người sống sót từ một trận đại dịch đậu mùa của người da trắng. Nửa thế kỷ sau đó, người Ponca vẫn còn ở tại đó, vẫn còn thân hữu và sốt sắng giao dịch với người da trắng, bộ tộc cứng cáp của họ tăng dân số lên 1,000. Không giống những người Da Đỏ Đồng bằng, người Ponca giao nộp một phần lãnh thổ mình để đổi lấy những lời hứa hẹn của các viên chức sẽ bảo đảm cho họ sự che chở và tài sản và một ngôi nhà vĩnh viễn ở Niobrara. Mười năm sau, tuy nhiên – trong khi những nhà soạn hiệp ước đang thương thảo với người Sioux – do sự sai sót hành chính nào đó ở Washington các đất đai của người Ponca lại bị gộp vào lãnh thổ được giao cho người Sioux trong hiệp ước 1868.

            Mặc dù người Ponca chống đối lần này đến lần khác với Washington, các viên chức không đáp ứng gì. Người trẻ hung hăng của bộ tộc Sioux đến trại người Ponca đòi họ nộp ngựa, đe dọa đuổi họ ra khỏi vùng đất mà giờ đây họ tuyên bố là của riêng mình. “Bảy năm sau hiệp ước đó,” Peter Le Claire, một thành viên của bộ tộc nói, “là những năm mà người Ponca buộc phải lao động trong vườn tược và ruộng bắp như người Pilgrim ở New England. . . một tay cầm cuốc một tay cầm súng.”

            Quốc hội cuối cùng công nhận những nghĩa vụ hiệp ước của Hoa Kỳ trong việc “bảo vệ” quyền lợi của người Ponca, nhưng thay vì phục hồi đất đai cho họ, Quốc hội chỉ cấp cho họ một số tiền nhỏ “để bồi thường cho bộ tộc những thiết hại gây ra do những tội trộm cắp và sát hại mà người Sioux vi phạm.” Thế rồi, vào năm 1876, theo sau vụ thảm bại Custer, Quốc hội quyết định bao gồm người Ponca vào danh sách những bộ tộc phía bắc phải bị lưu đày đến Lãnh địa Da Đỏ. Tất nhiên, người Ponca không có dình líu gì với vụ Custer, chưa hề giao tranh với Hoa Kỳ, vậy mà người nào đó trong Quốc hội dàn xếp với Quốc hội chi ra 25,000 đô la “cho việc di dời người Ponca đến Lãnh địa Da Đỏ, và cung cấp nhà cửa cho họ ở đó, với sự đồng ý của băng nhóm nói trên.” Nhóm từ cuối cùng mới nhìn qua tưởng như là hiệp ước hứa sẽ ngăn cấm người da trắng định cư trên lãnh địa Ponca; vì hơn mười năm các dân định cư da trắng đã xâm nhập vào các vùng đất Ponca, và những con mắt của họ thèm thuồng nhìn những cánh đồng phù sa màu mỡ trên đó mọc những cây ngô Da Đỏ tốt nhất trên Đồng bằng.

            Tin tức đầu tiên mà người Ponca biết được về vụ di dời sắp đến của họ là do một thanh tra Hoa Kỳ, Edward C. Kemble mang đến cho họ vào đầu tháng giêng, 1877. “Một người da trắng đến bất ngờ ngay sau Giáng sinh để gặp chúng tôi,” Tù trưởng Đại Bàng Trắng nói. “Chúng tôi không được báo tin về sự viếng thăm của ông ta; ông ta đến thình lình. Họ gọi tất cả chúng tôi đến nhà thờ và tại đó họ bảo tôi mục đích cuộc viếng thăm của ông ta.”

            Đại Bàng Trắng kể lại như sau”

            “Vị Cha Lớn ở Washington bảo rằng các ông phải chuyển đi, và vì lý do đó tôi đến đây,” y nói.

            “Bạn ơi, bạn đã bắt chúng tôi nghe những điều này quá bất ngờ,” tôi nói. “Khi Cha Lớn có việc gì thương lượng với chúng tôi ông ấy thường nhắn lời đến mỗi người, nhưng ở đây bạn đến quá bất ngờ.”

            “Không; Cha Lớn bảo các ông phải đi,” y nói.

            ‘Bạn ơi, tôi muốn bạn hãy gởi một bức thư cho Cha Lớn, và nếu ông ấy thực sự nói điều này tôi muốn ông ấy gọi cho chúng tôi,” tôi nói. “Nếu được như vậy, tôi sẽ nghe lời ngay. Lời tôi nói là thẳng thắn.”

            “Tôi sẽ gởi thư cho ông ta,” y nói. Y đánh điện. Y gởi thư bằng điện tín và nó đến ngay Cha Lớn.

            “Cha Lớn của ông nói ông hãy đến với 10 tù trưởng của ông,” y nói. “Các ông hãy đi và ngắm phong cảnh, và sau khi vượt qua một phần đất đai ông sẽ đến Washington. Ông hãy nhìn qua Vùng Đất Ấm Áp [Lãnh địa Da Đỏ] và nếu ông thấy có khu nào vừa ý ông hãy bảo ông ấy,” y nói, “và cũng bảo ông ấy khu nào không tốt ở đấy; bảo ông ấy cả hai.”

            Và như thế chúng tôi đi đến Vùng Đất Ấm Áp đó. Chúng tôi đến ga cuối của tuyến hỏa xa và băng qua vùng đất của người Osage và tiếp tục đến vùng đất của đá, và sáng hôm sau chúng tôi đến vùng đất của người Kaw; rồi tới khu dành riêng Kansas, và như thế, đã thăm viếng những vùng đất của hai bộ tộc Da Đỏ này và nhìn thấy đất này đầy đá và cấy cối thì thấp bé. Chúng tôi bị sốc hai lần và chứng kiến cuộc sống của dân vùng đó, với đá nhỏ đá lớn như thế chúng tôi nghĩ hai bộ tộc đó không thể khấm khá được.

            Rồi ông ta nói với chúng tôi sáng hôm sau, “Chúng ta sẽ đi đến Sông Shicaska và tham quan.”

            Và tôi nói, “Bạn ơi, tôi đã trông thấy những vùng đất này rồi và đã bị sốc trên đường đi. Tôi sẽ đi và gặp Cha Lớn. Hãy chạy đến Cha Lớn. Ông hãy dẫn tôi đến gặp Cha Lớn. Hai bộ tộc này nghè nàn và bệnh tật, và đất đai thì cằn cỗi; do đó, tôi đã trông thấy đủ rồi.”

            “Không được,“ y nói, “hãy đến xem những vùng đất khác trong Lãnh địa Da Đỏ.”

            “Bạn ơi,” tôi nói, “hãy dẫn tôi, xin ông đó, đến gặp Cha Lớn. trước đây ông đã nói chúng tôi có thể bảo với ông ấy những gì mình nhìn thấy mà, tốt hay xấu, và tôi muốn kể với ông ấy.”

            “Không,” y nói, “tôi không muốn các ông đến gặp ông ấy. Nếu các ông nhận một phần đất này tôi sẽ dẫn các ông gặp ông ấy, nếu không, thì thôi.”

            “Nếu ông không dẫn tôi đến gặp Cha Lớn,” tôi nói, “hãy đem tôi về xứ ngay.”

            “Không,” y nói, “dù ông có nói gì đi nữa, tôi sẽ không dẫn ông đến gặp Cha Lớn. Ông ta không dặn tôi mang ông về xứ đâu.”

            “Thế là thế nào,” tôi nói. “Ông không muốn dẫn tôi gặp Cha Lớn, và cũng không muốn tôi mang tôi về xứ. Trước đây ông nói Cha Lớn đã gọi tôi đến, nhưng giờ không phải vậy; ông không nói thật; ông không nói ra lời thẳng thắn.”

            “Không,” Y nói, “tôi không đem ông về nhà; hãy cuốc bộ về nếu ông muốn.”

            “Lời ông nói làm trái tim tôi u sầu,” tôi nói, “vì tôi không quen xứ sở này.” Chúng tôi nghĩ chúng tôi thà chết cho rồi, và thấy như mình muốn khóc, nhưng chợt nhớ lại mình là đàn ông. Sau khi nói điều này, người da trắng bực tức bỏ đi lên lầu. Các tù trưởng chúng tôi ngồi lại bàn bạc phải làm gì. Chúng tôi nói, “Y không nói sẽ dẫn chúng tôi gặp Cha Lớn hoặc mang chúng tôi về xứ. Chúng tôi không nghĩ Cha Lớn đã gây ra điều này.” Chúng tôi có một thông ngôn đi theo, và chúng tôi nói, “Vì y không mang chúng tôi về, chúng tôi muốn y cấp cho chúng tôi mẩu giấy để trình với người da trắng, vì chúng tôi không rành xứ sở này.” Người thông ngôn lên lầu rồi quay lại và nói, “Ông ta không cấp giấy. Ông ta không chịu cấp cho các ông.” Chúng tôi bảo viên thông ngôn trở lên lần nữa và nói, “Chúng tôi cần một ít tiền mà Cha Lớn thiếu, để có thể tìm đường về nhà.” Khi anh ta trở lại, anh nói, “Ông ta không chịu cấp tiền.”

            Đại Bàng Trắng, Gấu Đứng, Nai Lớn, và các tù trưởng Ponca khác bị bỏ lại lạc lõng trong Lãnh địa Da Đỏ bởi Thanh tra Kimble giờ đang quay về nhà. Đó là Mùa Trăng Vịt Trở Về và Trốn, tuyết che phủ các đồng bằng Kansas và Nebraska. Vì chỉ có một ít đô la, họ toàn đi bộ suốt về nhà – hơn 500 dặm – mỗi người một tấm chăn choàng  và không có giày moc-ca-sin dự phòng. Nếu không nhờ những người bạn cũ của họ thuộc bộ tộc Otoe và Omaha, đang sống ở những khu dành riêng mà họ đi qua, cho nghỉ ngơi và thức ăn, thì không biết những tù trưởng già có thể chịu đựng nỗi chuyến đi mùa đông hay không.

            Bốn chục ngày sau, khi về đến Niobrara, họ bắt gặp Thanh tra Kemble đã ở đó.

            Đại Bàng Trắng kể:

            “Hãy chuẩn bị di chuyển,” y nói.

            Chúng tôi không muốn. Tôi nói. “Tôi đã rã rời. Không ai trong chúng tôi muốn đi.”

            “Không được,” y nói, “Cha Lớn muốn các ông dời đi ngay lập tức, và các ông phải chuyển đến Lãnh địa Da Đỏ.”

             Tuy nhiên, các tù trưởng đoàn kết trong quyết tâm bắt chính quyền  phải tuân theo các nghĩa vụ trong hiệp ước, và Kemble quyết định trở lại Washington để báo cáo với Ủy ban Da Đỏ Sự vụ. Ủy ban đưa vấn đề đến Bộ trưởng Nội vụ Schurz. Ông này lại chuyển cho Chiến binh Lớn Sherman. Sherman đề nghị sử dụng binh lính để cưỡng chế người Ponca phải chấp hành mệnh lệnh, và như thường lệ Mắt Lớn Schurz chấp thuận.

            Vào tháng 4 Kemble trở lại Niobrara, và bằng cách đe dọa sẽ dùng đến vũ lực, y thuyết phục được 170 thành viên bộ tộc cùng đi với y đến Lãnh địa Da Đỏ. Không có tù trưởng thủ lĩnh nào chịu đi với y. Gấu Đứng phản kháng gay gắt đến nỗi bị bắt và giải đến Đồn Randall. “Họ trói tôi lại như một tù nhân và mang tôi đến đồn,” ông nói. Một ít ngày sau chính quyền phái một cán bộ quản lý mới, E. A. Howard, để thương lượng với ba phần tư dân còn lại, và Gấu Đứng được thả.

            Đại Bàng Trắng, Gấu Đứng, và những tù trưởng khác tiếp tục khăng khăng là chính quyền không có quyền bắt họ rời bỏ xứ sở của mình. Howard trả lời rằng y không dính líu gì với quyết định của chính quyền; y được phái đến đó để tháp tùng với họ đến chỗ ở mới. Sau cuộc họp bốn giờ vào ngày 15 tháng 5, Howard kết thúc với yêu cầu cuối cùng: “Vậy thì các ông muốn đi một cách hòa bình hay bằng vũ lực?”

            Các tù trưởng vẫn giữ im lặng, nhưng trước khi trở về nhà, một người trẻ Ponca vội vã đến báo động với họ. “Binh lính đã đến làng.” Thế là các tù trưởng biết là sẽ không có hội đồng nào nữa. Họ sẽ phải rời bỏ quê hương và đi đến Lãnh địa Da Đỏ. “Binh lính đến bằng súng đạn và lưỡi lê,” Gấu Đứng nói. “Họ nhắm súng vào chúng tôi, và đàn bà và trẻ con ôm nhau kêu khóc.”

            Họ ra đi vào ngày 21/5/1877. “Binh lính tiến đến rìa làng,” Đại Bàng Trắng nói, “và bắt buộc chúng tôi vượt Niobrara qua phía bên kia, giống như xô đuổi một đàn ngựa; và binh lính xô đuổi chúng tôi cho đến khi chúng tôi đến Sông Platte.”

            Cán bộ Howard ghi chép nhật ký tỉ mỉ về hành trình đi bộ 50 ngày. Vào buổi sáng khởi hành, một cơn bão sấm bất ngờ làm Sông Niobrara biến thành lũ lụt, quét một số binh lính té khỏi lưng ngựa. Thay vì đứng yên nhìn họ chết đuối, người Ponca nhào xuống cứu sống họ. Ngày hôm sau một đứa trẻ chết, và họ phải dừng lại để chôn cất trên đồng cỏ. Vào ngày 23/5 một cơn bão sấm kéo dài hai giờ ập đến khi họ đang ở ngoài trời, khiến họ ướt sũng đến suốt ngày. Một đứa trẻ thứ hai chết; một số người ngã bệnh trong đêm. Ngày hôm sau họ phải vượt suối nước chảy xiết vì các cây cầu đã bị cuốn trôi. Thời tiết trở lạnh. Vào ngày 26/5 mưa rơi suốt ngày và không có cũi khô để đốt lửa sưởi ấm.

            Vào ngày 27/5 hầu hết mọi người bị cảm sốt do phơi mình dưới nắng mưa. Con gái của Gấu Đứng, Hoa Đồng Nội, bị viêm phổi. Ngày sau bão sấm và mưa nặng hạt khiến đường xá ngập trong bùn, việc di chuyển gần như không thể.

            Giờ là Mùa Trăng Thời Tiết Nóng Bức, với những cơn mưa rả rít gần như mỗi ngày. Vào ngày 6/6 Hoa Đồng Nội chết, và Gấu Đứng an táng em theo nghi thức Cơ đốc trong một nghĩa địa ở Milford, Nebraska. “Các quý cô ở Milford chuẩn bị và điểm trang thi thể của em theo một phong cách văn minh nhất,” Howard nhận xét một cách tự hào. “Gấu Đứng xúc động nói với những người quanh ông là ông mong muốn từ bỏ lối sống của người Da Đỏ và chấp nhận lối sống của người da trắng.”

            Đêm đó một cơn bão táp giáng xuống người Ponca, tàn phá lều trại, lật tung xe ngựa, và ném người đi xa hàng trăm bộ, làm bị thương nặng một số. Ngày hôm sau có thêm một đứa trẻ chết.

            Vào ngày 14/7 họ đến khu dành riêng Otoe. Người Otoe, thương cảm tình cảnh người Ponca, cấp cho họ 10 con ngựa. Trong ba ngày họ đợi nước dâng rút xuống; bệnh hoạn tiếp tục hoành hành; người nam trưởng thành đầu tiên, Cây Dương Nhỏ, chết. Howard kiếm quan tài cho anh và an táng theo kiểu Cơ đốc gần Bluewater, Kansas.

            Vào ngày 24/6 bệnh tật lan tràn đến nỗi Howard phải thuê một y sĩ ở Manhattan, Kansas, đi theo đoàn. Ngày hôm sau hai phụ nữ qua đời, và cũng được chôn cất kiểu Cơ đốc.

            Bây giờ đã là Mùa Trăng Giữa Hè. Con trai của Tù trưởng Bò chết và chôn ở Burlington, Kansas. Một người Ponca nổi điên và toan giết Đại Bàng Trắng, đổ lỗi cho ông đã khiến bộ tộc lâm vào cảnh lầm than. Cán bộ Howard loại hắn ra khỏi đoàn và gởi hắn về bắc đến khu dành riêng Omaha. Người Ponca ganh tị muốn bị trừng phạt như hắn.

            Cái nóng mùa hè và ruồi nhặng bu chích hành hạ họ thêm một tuần nữa, và rồi cuối cùng, vào ngày 9/7, sau khi chịu đựng một cơn bão sấm khiến họ ướt dầm, họ đến được khu dành riêng Quapaw, ngôi nhà mới của họ, và thấy một nhóm nhỏ người Ponca đi trước họ đang sống cùng khổ trong lều.

            “Tôi có ý kiến là việc di dời người Ponca từ thời tiết Dakota phương bắc đến thời tiết vùng Lãnh địa Da Đỏ phương nam,” cán bộ quản lý Howard báo cáo cho cấp trên của mình, “sẽ cho thấy đó là một việc sai lầm, và một tử suất cao sẽ chắc chắn xảy ra trong số người đến đây sau khi họ đã ở một thời gian và nhiễm bệnh sốt rét.”

            Lời dự đoán u ám của Howard hoàn toàn chính xác. Như người Modoc, Nez Perce, Bắc Cheyenne, người Ponca chết nhanh chóng đến nỗi vào cuối năm thứ nhất ở Lãnh địa Da Đỏ gần một phần tư dân số đã được an táng kiểu Cơ đốc.

            Vào mùa xuân 1878 các viên chức Washington quyết định cho họ một khu dành riêng mới trên bờ tây Sông Arkansas, nhưng không thể cấp công quỹ cho việc di dời. Người Ponca phải đi bộ 150 dặm đến vùng đất mới, và trong một vài tuần họ không có cán bộ để phân phát lương thực hoặc thuốc men. “Đất đai tốt,” Đại Bàng Trắng nói, “nhưng trong mùa hè chúng tôi lại đổ bệnh lần nữa. Chúng tôi giống như cỏ bị dẫm đạp; chúng tôi và gia súc của mình. Rồi mùa lạnh đến, và thêm bao nhiêu người chết chúng tôi không biết nữa.”

            Một trong những người xấu số là con trai cả của Gấu Đứng. “Cuối cùng tôi chỉ còn lại một đứa con trai; rồi nó lại bệnh. Khi nó chết nó hỏi tôi một chuyện. Nó xin tôi khi nó chết hãy mang nó về nghĩa địa xưa của chúng tôi cạnh Suối Nước Chảy Xiết, Neobrara. Tôi hứa. Khi nó chết, chúng tôi đặt thi thể nó trong một chiếc thùng, mang lên xe ngựa và đi về hướng bắc.

            66 người Ponca đưa tang, gồm toàn bộ gia quyến của Gấu Đứng, đi theo chiếc xe do hai con ngựa gầy còm kéo. Đó là Mùa Trăng Tuyết Tan, 1879. (Mỉa mai thay, xa tận phía bắc, người Cheyenne của Dao Cùn đang đánh một trận cuối cùng giành tự do tại Đồn Robinson.) Đối với Gấu Đứng đây là chuyến hành trình mùa đông thứ hai. Ông dẫn người mình qua những con đường mòn tránh xa các khu định cư và binh lính, và họ đến khu dành riêng Omaha trước khi binh lính có thể tìm được họ.

            Trong khi đó Mắt Lớn Schurz thông qua các cán bộ dưới quyền đã vài lần sắp xếp cho người Ponca của Gấu Đứng trở về Lãnh địa Da Đỏ. Cuối cùng vào tháng 3 ông nhờ Bộ Chiến tranh đánh điện cho Tướng Ba Sao Crook ở Omaha, Nebraska, ra lệnh cho y bắt giữ những kẻ trốn chạy không được chậm trễ và giải họ về Lãnh địa Da Đỏ. Crook liền phái một đại đội binh sĩ đến khu dành riêng Omaha; họ bắt giữ Gấu Đứng và người Ponca đi theo ông trở về Đồn Omaha, ở đó họ bị quản thúc, và đợi sắp xếp đi tàu về Lãnh địa Da Đỏ.

            Trong hơn một thập niên Ba Sao đã đánh nhau với người Da Đỏ, gặp họ trong các buổi họp hội đồng, đưa ra những hứa hẹn không hề giữ lời. Thoạt đầu thì bực dọc, nhưng về sau ông phải khâm phục lòng can trường của người Da Đỏ; kể từ vụ đầu hàng năm 1877 ông bắt đầu cảm thấy vừa tôn trọng vừa thương cảm những kẻ cựu thù. Sự đối xử người Cheyenne tại Đồn Robinson trong những tuần vừa qua khiến ông nổi giận. “Một hành động bạo lực không cần thiết áp đặt lên một bộ phận đặc biệt của băng nhóm đi trở về khu dành riêng trước đây của mình,” ông bày tỏ thẳng thừng trong báo cáo chính thức của mình.

            Khi Crook đến thăm người Ponca ở phòng bảo vệ Đồn Omaha, ông khiếp đảm trước những điều kiện đầy thương cảm của người Da Đỏ. Ông ấn tượng trước những phát biểu giản dị của Gấu Đứng lý do ông đi về bắc, sự cam chịu tột cùng những nghịch cảnh mà ông không thể tránh được. “Tôi tưởng rằng Thượng đế muốn chúng tôi phải sống,” Gấu Đứng bảo Crook, “nhưng tôi đã sai. Thượng đế muốn tôi giao xứ sở này cho người da trắng, và chúng tôi phải chết. Điều đó cũng tốt; điều đó cũng tốt.”

            Crook quá xúc động trước những gì mình chứng kiến và nghe nói đến nỗi ông hứa với Gấu Đứng ông sẽ cố làm hết sức mình để chống lại lệnh mang những người Ponca trở lại Lãnh địa Da Đỏ. Ông đến gặp tổng biên tập nhật báo Omaha, Thomas Henry Tibbies, và nhờ đến quyền lực của báo chí.

            Trong khi Crook hoãn thi hành lệnh di dời người Ponca, Tibbies cho đăng tải câu chuyện của họ lên mặt báo, lan truyền từ thành phố, đến bang, và rồi sau đó bằng điện tín đến khắp cả nước. Các nhà thờ ở Omaha gởi thỉnh nguyện thư đến Bộ trưởng Schurz xin phóng thích người Ponca, nhưng Mắt Lớn không buồn trả lời. Một luật sư trẻ ở Omaha, John L. Webster, lúc đó tình nguyện giúp đỡ không công, và chẳng bao lâu anh được sự ủng hộ của luật sư trưởng của Liên hiệp Hỏa xa Thái bình dương, Andrew Poppleton.

            Các luật sư phải hành động nhanh chóng trước khi Tướng Crook bị chính quyền thúc ép phải di dời. Mọi nỗ lực phải có sự tiếp tay của Thẩm phán Elmer S. Dundy, người rất có ảnh hưởng ở Omaha.

            Với sự thỏa thuận ngầm của Crook, Thẩm phán Dundy, sử dụng luật harbeas corpus,  ra một trát tòa yêu cầu vị tướng mang các tù nhân Ponca ra tòa và trình bày lý do bắt giữ họ. Crook tuân thủ và trình ra trước tòa những quân lệnh từ Washington. Luật sư khu vực bênh vực cho Crook bác bỏ quyền của người Ponca kiện Crook ra tòa dựa vào cơ sở là người Da Đỏ “không phải là pháp nhân theo ý nghĩa của pháp luật.”

            Do đó vào ngày 18/4/1879 vụ án dân sự từ lâu bị quên lãng giữa Gấu Đứng chống Crook được mở ra. Các luật sư bên nguyên, Webster và Poppleton, lập luận rằng một người Da Đỏ cũng là “một con người” như bất kỳ người da trắng nào và do đó có thể hưởng được quyền tự do được Hiến pháp bảo đảm. Khi các luật sự nhà nước phát biểu rằng Gấu Đứng và dân của ông phải tuân thủ vào luật lệ và qui định mà chính quyền đã ấn định cho các bộ tộc Da Đỏ, Webster trả lời rằng Gấu Đứng và bất kỳ người Da Đỏ nào khác có quyền cách ly khỏi bộ tộc của mình và sống dưới sự che chở của pháp luật Hoa Kỳ như bất cứ người công dân nào khác.

            Cao trào của vụ án xảy ra khi Gấu Đứng được cho phép nói thay dân tộc mình: “Giờ tôi đang đứng nơi đây với binh lính và sĩ quan. Tôi muốn đi trở lại miền bắc quê hương tôi. Hỡi các anh em, hình như tôi đang đứng giữa một đồng cỏ đang bốc cháy. Tôi phải ôm lấy con cái tôi và chạy thoát thân để cứu mạng sống cho chúng; hoặc nếu tôi đang đứng trên bờ một con sông dâng lũ, tôi sẽ dẫn con cái tôi và chạy đến nơi cao ráo hơn. Ôi, hỡi các anh em, Đấng Toàn năng nhìn xuống tôi, và biết tôi là ai, và nghe lời tôi nói. Có lẽ Đấng Toàn năng đã gởi một thần linh tốt  kêu gọi các bạn đến cứu giúp tôi. Nếu một người da trắng có đất, và một người khác lừa y để chiếm đoạt, người đó sẽ cố gắng giành lại, và các bạn không thể đổ lỗi cho y. Nhìn tôi đây. Hãy thương xót tôi, và giúp tôi cứu vớt cuộc sống của đàn bà và trẻ con. Người anh em, một quyền lực, mà tôi không thể kháng cự, đè tôi xuống đất. Tôi cần sự giúp đỡ.”

            Thẩm phán Dundy quyết rằng một người Da Đỏ là một “nhân thân” theo đúng nghĩa của đạo luật habeas corpus [luật qui định có quyền đem người bị nhà nước giam giữ ra tòa để xem việc giam giữ đó có đúng pháp luật hay không], rằng quyền đi ra khỏi xứ sở là quyền tự nhiên, cố hữu, và không thể chuyển nhượng được của người Da Đỏ cũng như của người da trắng, và rằng trong thời bình không có thẩm quyền nào, về mặt dân sự cũng như quân sự, tồn tại cho phép di dời người Da Đỏ từ nơi này đến nơi khác mà không có sự đồng ý của người Da Đỏ hoặc giam giữ trong bất kỳ khu dành riêng nào ngựơc với ý muốn của họ.

1.png

“Tôi chưa bao giờ được gọi lên để nghe và quyết định một vụ án khiến tôi xúc động mạnh mẽ đến tận tâm can như thế,” ông nói. “Ponca ở trong số những bộ tộc Da Đỏ hòa hiếu và thân hữu nhất. . . Nếu họ có thể bị chuyển đến Lãnh địa Da Đỏ bằng vũ lực, và bị giữ tại đó cũng bằng vũ lực, tôi không thấy có lý do tại sao họ không thể bị bắt và giam bằng vũ lực trong nhà tù tại Lincoln, hoặc Leavenworth, hoặc Thành phố Jefferson, hoặc bất kỳ nơi nào khác mà chỉ huy các lực lượng có thể chỉ định dựa theo xét đoán của họ. Tôi không thể nghĩ rằng một thứ thẩm quyền độc đoán như thế có thể tồn tại ở đất nước này.”

            Khi Thẩm phán Dundy kết thúc vụ án bằng cách ra lệnh phóng thích Gấu Đứng và băng nhóm Ponca của ông, cử tọa trong phòng xử đứng hết cả dậy, theo một phóng viên báo chí, và “hoan hô vang dậy như chưa bao giờ được nghe trong phòng xử.” Tướng Crook là người đầu tiên đến chúc mừng Gấu Đứng.

            Lúc đầu luật sư nhà nước xem xét có nên chống án hay không, nhưng sau khi nghiên cứu ý kiến được viết ra của Thẩm phán Dundy (một tiểu luận xuất sắc về quyền con người), y không chống án lên Tòa án Tối cao. Chính quyền Hoa Kỳ ấn định cho Gấu Đứng và băng nhóm vài trăm mẫu đất chưa có ai sở hữu gần cửa sông Neobrara, và họ lại trở về nhà.

            Ngay khi 530 người Ponca còn sống sót ở Lãnh địa Da Đỏ hay tin về bước ngoặt đáng kinh ngạc của sự kiện này, hầu hết đều bắt đầu chuẩn bị đoàn tụ với gia đình ở Neobrara. Văn phòng Da Đỏ, tuy nhiên, không đồng tình. Qua các cán bộ văn phòng thông báo cho các tù trưởng Ponca là chỉ có Đại Hội đồng ở Washington mới quyết định liệu bộ tộc có thể trở về hay không và khi nào trở về. Các viên chức quan liêu và các chính trị gia không có cảm tình với người Da Đỏ nhận ra là quyết định của Thẩm phán Dundy là một mối đe dọa mạnh mẽ tới hệ thống khu dành riêng; nó sẽ gây sạt nghiệp cho nhóm các nhà thầu làm giàu nhờ tuồn các thức ăn kém chất lượng, chăn kém phẩm chất, và rượu uýt ki độc hại cho hàng ngàn người da đỏ bị kẹt ở khu dành riêng. Nếu người Ponca được phép rời khỏi các khu dành riêng mới của họ ở Lãnh địa Da Đỏ và ra đi như những người Mỹ tự do, điều này sẽ tạo ra một tiền lệ có thể phá hủy toàn bộ phức hợp quân sự-chính trị-khu dành riêng.

            Trong báo cáo hàng năm của mình, Mắt Lớn Schurz công nhận rằng người Ponca trong Lãnh địa Da Đỏ “luôn nặng lời ta thán,” nhưng y chống đối gay gắt việc cho phép họ trở về quê hương vì sẽ khiến những người Da Đỏ khác “nôn nóng muốn bắt chước theo” và do đó sẽ gây ra sự đổ vỡ của hệ thống khu dành riêng trên lãnh địa.

            Cùng lúc đó, William H. Whiteman, người cầm đầu cục Ponca kiếm ra tiền, cố bôi nhọ băng của Gấu Đứng bằng cách mô tả họ là “những thành viên phản trắc của bộ tộc,” và rồi y viết bằng những danh từ hoa mỹ về các chi phí to tát cho các vật liệu và công cụ để phát triển khu dành riêng trong Lãnh địa Da Đỏ. Whiteman không đề cập đến mối bất mãn đang lan tràn trong người Ponca, những lời thỉnh cầu không ngừng xin trở lại quê hương, hoặc về hận thù của y đối với Rắn Lớn.

            Rắn Lớn là em của Gấu Đứng, một người cao to có bàn tay như búa tạ và vai vạm vỡ như vai bò rừng. Như nhiều người to con, Rắn Lớn trầm tĩnh và điềm đạm (người Ponca gọi ông là Người Tạo Hòa bình), nhưng khi ông nhìn thấy Đại bàng Trắng và những người cầm đầu khác bị cán bộ Whiteman hù dọa, ông quyết định tự mình hành động. Nói cho cùng, dù sao ông cũng là em của Gấu Đứng, người Ponca đã thắng được tự do cho dân tộc mình.

            Quyết tâm kiểm tra luật mới, Rắn Lớn xin phép rời khu dành riêng để đi về bắc nhập bọn với anh mình. Như ông đoán trước, đơn xin phép bị Whiteman bác bỏ. Bước tiếp theo của Rắn Lớn là không rời Lãnh địa Da Đỏ, nhưng chỉ đi 100 dặm đến khu dành riêng của người Cheyenne. Cùng đi với ông là 30 người Ponca, làm những gì họ tin tưởng là cách kiểm tra nhẹ nhàng luật lệ theo đó một người Da Đỏ là một con người và không thể bị giam hãm ở bất kỳ khu dành riêng đặc biệt nào ngược lại ý muốn của mình.

            Phản ứng của Whiteman là phản ứng của một viên chức bị cô lập mà quyền hạn của mình bị đe dọa. Vào ngày 21/5/1879, y điện báo cho Ủy viên Da Đỏ Sự vụ, báo cáo sự đào thoát của Rắn Lớn và nhóm của ông đến khu dành riêng Cheyenne, và yêu cầu bắt giữ họ và giam giữ họ tại Đồn Reno “cho đến khi bộ tộc gượng dậy được sau cú sốc tinh thần do quyết định gần đây của tòa án ở Nebraska, trong vụ án Gấu Đứng.”

            Mắt Lớn Schurz đồng ý bắt giữ, nhưng rõ ràng sợ sẽ có một vụ án khác, y hỏi Chiến binh Sherman chuyển Rắn Lớn và bọn “phản trắc” trở lại khu dành riêng Ponca nhanh và im re như có thể.

            Trong thái độ cụt ngũn thường lệ, Sherman điện báo cho Tướng Sheridan vào ngày 22/5: “Bộ trưởng Nội vụ yêu cầu những người Ponca bị bắt giữ ở Đồn Reno, trong Lãnh địa Da Đỏ phải được chuyển đến cục của người Ponca. Ông hãy ra lệnh thực thi điều này.” Và rồi, như thể dự đoán được thắc mắc của Sheridan về đi ngược lại quyết định gần đây của Thẩm phán Dundy, Sherman ra sắc lệnh: “Việc phóng thích dưới điều luật habeas corpus của người Ponca ở Nebraska không áp dụng cho vụ nào khác hơn vụ án đặc biệt đó.”

            Và do đó Rắn Lớn đã rớt bài kiểm tra đầu tiên của ông về thắng lợi luật pháp của anh ông, và ông không bao giờ có lại cơ hội để thử lần nữa. Sau khi bị đưa về cục Ponca trong Mùa Trăng Bắp Trổ Bông, số phận của Rắn Lớn đã được đánh dấu. Cán bộ Whiteman báo cáo về Washington là Rắn Lớn làm “những người Da Đỏ khác mất hết tinh thần. . . vô cùng ủ rủ và bất mãn.” Trong một đoạn Whiteman tố giác ông nhiều lần đe dọa giết y, và trong một đoạn khác phàn nàn là người Ponca không thèm nói chuyện với y từ khi ông ta trở về. Cán bộ đâm ra nổi giận đến nỗi y xin Ủy viên Da Đỏ Sự vụ “bắt giữ Rắn Lớn và giải hắn đến Đồn Reno và giam giữ hắn đến suốt đời.”

            Cuối cùng, vào ngày 25/10, Whiteman được lệnh từ Sherman bắt giữ Rắn Lớn và tống giam ông trong nhà bảo vệ của cục. Năm ngày sau, Trung úy Stanton A. Mason và 13 binh sĩ đến cục. White man bảo Mason là y sẽ ra một thông báo cho người Ponca, ra lệnh gọi những người đến văn phòng y vào ngày hôm sau để lãnh tiền công cho dịch vụ họ đã làm. Rắn Lớn sẽ có mặt trong số họ, và ngay khi ông bước vào văn phòng, Mason sẽ tiến hành việc bắt giữ.

            Vào ngày 31/10 Rắn Lớn bước vào văn phòng của Whiteman khoảng giữa trưa và được mời ngồi. Trung úy Mason và 8 người lính mang vũ khí liền bao quanh ông, Mason thông báo ông bị bắt. Rắn Lớn muốn biết tại sao ông bị bắt giữ. Whiteman nói ông bị kết tội đe dọa mạng sống của y. Rắn Lớn điềm tĩnh bác bỏ lời tố cáo này. Theo nhà buôn ở trạm, J. S. Sherburne, Rắn Lớn sau đó đứng lên và hất tung tấm chăn choàng để cho thấy mình không mang khí giới.

            Lời khai của Gấu Lông: “Sĩ quan bảo Rắn Lớn đứng lên và ở yên. Rắn Lớn không đứng lên, ông bảo sĩ quan là ông muốn được biết ông bị tội gì. Ông nói mình không giết ai, không ăn cắp ngựa của ai, và không làm gì sai quấy. Sau khi Rắn Lớn nói thế, sĩ quan trao đổi với cán bộ, và rồi bảo Rắn Lớn là ông đã toan tính giết hai người, và là một người xấu. Rắn Lớn bác bỏ việc đó. Rồi cán bộ bảo ông cứ đi rồi dưới đó sẽ nói cho ông biết lý do. Rắn Lớn nói ông không làm gì sai, và thà chết chứ không đi. Rồi tôi đi đến chỗ Rắn Lớn và bảo ông người này [viên sĩ quan] không bắt giữ ông nếu không có cớ, tốt hơn ông đi theo y, và có thể trở về an lành; tôi dỗ ngọt ông bằng mọi cách để ông đi; bảo ông rằng ông có vợ con để nhớ và không được chết. Rắn Lớn sau đó đứng dậy và bảo tôi là ông không muốn đi, và nếu họ muốn giết ông thì cứ giết ngay ở đó. Rắn Lớn rất bình tỉnh. Rồi sĩ quan bảo ông đứng lên, và bảo ông nếu ông không chịu đi, có thể có chuyện xảy ra. Y nói rằng nói gì cũng vô ích; tôi đến để bắt giữ ông, và muốn ông đi với tôi. Sĩ quan tiến đến một người lính để lấy còng tay. Sĩ quan cùng một người lính tiến đến Rắn Lớn định còng tay ông, nhưng Rắn Lớn đấy họ văng ra. Rồi sĩ quan và bốn binh lính lại tiến đến định còng tiếp, nhưng cũng bị Rắn Lớn hất ra. Rắn Lớn ngồi xuống ghế, thì sáu tên lính nắm chặt lấy ông. Ông đứng dậy và ném họ văng ra. Ngay lúc đó, một tên lính gần nhất đập vào mặt ông bằng báng súng, một tên lính khác đập đầu ông bằng nòng súng. Ông té ngã vào vách tường. Ông gượng người đứng thẳng lên. Máu chảy tràn xuống mặt ông. Tôi thấy một khẩu súng chĩa thẳng vào ông, hoảng sợ, không muốn trông thấy ông bị giết. Tôi liền quay mặt đi. Thế rồi súng nổ và Rắn Lớn té xuống nằm chết trên sàn.”

            Bộ Nội vụ mới đầu phát đi thông báo cho rằng người em của Gấu Đứng “Rắn Lớn, một người xấu” đã bị “bắn chết một cách ngẫu nhiên.” Báo chí Mỹ, tuy nhiên, đang trở nên nhạy bén hơn với cách đối xứ người Da Đỏ kể từ sau vụ án Gấu Đứng, đòi hỏi một cuộc điều tra từ Quốc hội. Lần này phức hợp quân sự-chính trị-khu dành riêng hoạt động trong không khí quen thuộc ở Washington, và không ra kết luận gì từ cuộc điều tra.

            Lãnh địa Da Đỏ Ponca đã học được một bài học cay đắng. Luật lệ của người da trắng là một ảo tưởng; nó không hề áp dụng cho họ. Và thế là, như người Cheyenne, bộ tộc Ponca vốn suy yếu lại bị tách làm hai – băng Gấu Đứng tự do ở miền bắc, và những người khác là tù nhân trong Lãnh địa Da Đỏ.

 

16. “Bộ Tộc Ute Phải Ra Đi”

Quân đội chinh phục bộ tộc Sioux. Các ông có thể sai khiến họ nầy nọ. Nhưng chúng tôi bộ tộc Ute chưa hề quấy rầy người da trắng các ông. Vì thế các ông phải đợi cho đến khi chúng tôi sống theo cách của các ông.

  • OURAY MŨI TÊN, TÙ TRƯỞNG BỘ TỘC UTE

 

Tôi đã bảo với sĩ quan là đây là một việc tồi tệ; thật tồi tệ khi các ủy viên đưa ra một lệnh như thế. Tôi nói nó rất tồi tệ; rằng chúng ta không nên đánh nhau, vì chúng ta là anh em, và sĩ quan nói rằng điều đó không có gì là; rằng người Mỹ vẫn đánh nhau cho dù sinh ra từ cùng một mẹ.

  • NICAAGAT (JACK) CỦA BỘ TỘC UTE SÔNG TRẮNG

 

BỘ TỘC UTE LÀ người da đỏ ở Vùng Núi Đá, và trong một thời đại họ đã theo dõi bọn da trắng xâm lấn đi vào xứ Colorado ào ạt không dứt như đám châu chấu. Họ đã chứng kiến cảnh người da trắng đánh đuổi kẻ cựu thù của họ, người Cheyenne, khỏi đồng bằng Colorado. Một số chiến binh Ute tin rằng người da trắng là đồng minh của họ, và họ thưởng thức những chuyến viếng thăm Denver để trao đổi da bò với những hàng hóa lòe loẹt trong các cửa hàng. Nhưng mỗi năm những người lạ từ miền Đông này càng ngày càng nhiều, xâm lấn núi non của người Ute để đào kim loại trắng và vàng. Vào năm 1863 thống đốc Lãnh địa Colorado (John Evans) và các viên chức khác đến Conejos ở vùng Núi San Juan để gặp Ouray Mũi Tên và 9 tù trưởng của bộ tộc Ute. Một hiệp ước được ký kết tại đó, hiến nộp cho người da trắng tất cả vùng đất Colorado phía đông các mõm núi (đường phân chia Lục địa), để lại cho người Ute mọi đất đai ở phía tây đường phân chia. Để đổi lấy hàng hóa trị giá 10,000 đô la và lương thực trị giá 10,000 đô la được phân phát hàng năm trong 10 năm, người Ute phải nhượng quyền khai thác chất khoáng trên toàn lãnh địa của mình, và hứa không được quấy nhiễu bất kỳ công dân Hoa Kỳ nào có thể đi đến vùng núi của họ để khai thác.

            Năm năm sau, người da trắng Colorado thấy rằng mình đã để cho người Ute giữ quá nhiều đất. Bằng những sức ép chính trị họ thuyết phục Văn Phòng Da Đỏ là người Ute là mối phiền toái thường xuyên –  đi lang thang khắp nơi, thăm viếng các thị trấn và các khu mỏ, và lấy cắp gia súc ở những khu định cư. Họ nói họ muốn người Ute ở yên trong khu dành riêng với đường ranh giới xác định, nhưng điều họ muốn thực sự là lấy nhiều đất hơn của người Ute. Vào đầu năm 1868, với tiếng kèn trống ì xèo, Văn phòng Da Đỏ mời Ouray, Nicaagat (Jack), và tám tù trưởng khác đến Washington. Người Ném Dây Thừng Carson đồng hành cùng họ như một người bạn và cố vấn tin cậy. Ở Washington họ được xếp cho ở trong một khách sạn khang trang, được phục vụ các bữa ăn tuyệt hảo, và được cung cấp nhiều thuốc lá, kẹo, và huy chương.

            Khi đến thời điểm ký hiệp ước, các viên chức nhấn mạnh rằng một trong các tù trưởng viếng thăm phải nhận trách nhiệm cho tất cả bảy băng nhóm hiện diện. Ouray Mũi Tên là người được nhất trí lựa chọn. Ông là người có nửa dòng máu Apache, nửa dòng máu Uncompahgres-Ute, một người Da Đỏ mắt sáng quắc, gương mặt tròn trĩnh, đẹp trai, có thể nói tiếng Anh và Tây Ban Nha trôi chảy như hai tiếng mẹ đẻ của mình. Khi các chính trị gia đói đất cố đặt ông vào ghế bị can, Ouray đủ tinh tế để trình bày vụ án của bộ tộc Ute với các thông tín viên báo chí. “Thỏa thuận mà một người Da Đỏ làm trong một hiệp ước với Hoa Kỳ,” ông nói, “giống như thỏa thuận mà một con bò làm với với người đi săn mình khi nó bị các mũi tên xuyên thấu. Tất cả việc nó có thể làm là nằm xuống và nhượng bộ.”

            Các viên chức không thể đánh lừa được Ouray với các bản đồ màu mè xanh đỏ và những lời khua môi múa mỏ về đường biên giới. Thay vì chấp nhận một góc nhỏ của tây Colorado, ông đòi một vùng rộng 16 triệu mẫu gồm rừng cây và cánh đồng phía tây, một lãnh địa không rộng bằng vùng mà dân ông đã nhận được trước đây, nhưng lớn hơn nhiều so với các chính trị gia muốn họ có được. Hai cục quản lý phải được thành lập, một ở Los Pinos cho bộ tộc Uncompahgre-Ute và những băng nhóm miền nam khác, một trên Sông Trắng cho những băng nhóm miền bắc. Ouray cũng yêu cầu bao gồm những điều khoản bảo hộ nào đó trong hiệp ước mới, những lời nhằm bắt những kẻ khai mỏ và dân định cư tránh xa khu dành riêng của người Ute. Theo hiệp ước, không người da trắng nào không có thẩm quyền “được phép đi qua, định cư trên đó, hoặc cư trú trong“ phần lãnh thổ được giao cho người Ute.

2.png

Mặc dù có hạn chế này, người khai mỏ vẫn tiếp tục xâm lấn. Trong số đó có Frederic W. Pitkin, một người New England liều lĩnh đến tận Núi San Juan  và làm giàu nhanh nhờ khai mỏ bạc. Vào năm 1872 Pitkin trở thành một người chủ trương cầm đầu trong số những người chủ mỏ giàu có muốn gồm thâu tóm luôn vùng San Juan – một phần tư khu dành riêng của người Ute – vào Lãnh địa Colorado. Cúi đầu trước ước muốn của người khai mỏ, Văn phòng Da Đỏ phái một ủy ban đặc biệt do Felix R. Brunot cầm đầu để thương thảo với người Ute việc nhượng đất này.

            Tại cục Los Pinos vào tháng 9, 1873, ủy ban của Brunot gặp Ouray và các đại biểu của bảy quốc gia Ute. Brunot bảo các tù trưởng rằng Cha Lớn đã nhờ ông đến và nói với họ về việc giao nộp một phần đất trong khu dành riêng. Ông trấn an với họ là ông không muốn lấy đất cho riêng mình, và không đến để bảo họ phải làm gì, nhưng là để nghe những gì họ phải nói về vấn đề đó. “Đôi khi tốt hơn là làm những gì mà chúng ta không hài lòng bây giờ,” Brunot cố vấn, “nếu chúng ta nghĩ điều đó tốt nhất cho con cháu chúng ta sau này.”

            Các tù trưởng muốn biết con cháu họ có lợi thế nào khi họ giao nộp đất họ. Brunot giải thích là chính quyền sẽ dành ra một số tiền lớn cho người Ute, và mỗi năm bộ tộc sẽ được trả lãi từ số tiền đó cho đất chuyển nhượng.

              “Tôi không thích phần lãi tức của thỏa thuận,” Ouray tuyên bố. “Tôi thích có tiền trong ngân hàng.” Sau đó ông phàn nàn chính quyền không giữ lời hứa ghi trong hiệp ước là đuổi người da trắng bị bắt gặp khi xâm nhập vào khu dành riêng Ute.

            Brunot trả lời thẳng thắn là nếu chính quyền cố đuổi người khai mỏ ra, việc này sẽ gây ra chiến tranh, và người Ute sẽ mất đất đai của họ mà không nhận được tiền. “Việc tốt nhất có thể làm,” ông nói, “nếu các ông không cần đến các núi này, là bán chúng, và sẽ nhận được điều gì đó mỗi năm.”

            “Các người khai mỏ phớt lờ chính quyền và không tuân theo luật pháp,” Ouray đồng ý. “Họ nói họ không đếm xỉa gì đến chính quyền. Ở đây ở xa mặt trời lắm, và họ nói là các vị đến lập hiệp ước rồi sẽ đi về chỗ mặt trời, và họ muốn làm gì thì làm.”

            “Giả sử bạn bán núi,” Brunot tiếp tục, “và nếu không có vàng trong đó, thế thì sẽ có lợi cho các ông. Người Ute được trả tiền bán và người Mỹ sẽ tránh xa nó. Nhưng giả sử có mỏ vàng ở đó, rắc rối sẽ không dừng lại. Chúng tôi không thể ngăn dân chúng đến đó.”

            “Tại sao các ông không thể ngăn được họ?” Ouray hỏi dồn. “Chẳng lẽ chính quyền không đủ mạnh để gìn giữ các thỏa thuận với chúng tôi sao?”

            “Tôi không muốn ngăn họ,” Brunot nói, “nhưng Ouray biết là việc đó khó lắm.”

            Ouray nói ông muốn bán các ngọn núi, nhưng không bán tất cả đất săn bắn tốt chung quanh chúng. “Người da trắng có thể đi vô, lấy vàng, rồi trở ra. Chúng tôi không muốn họ cất nhà ở đó.”

            Brunot trả lời rằng ông không tin việc này có thể làm được. Không có cách nào cưỡng chế các người khai mỏ rời khỏi lãnh thổ người Ute một khi họ đã đến và khai thác mỏ ở đó. “Tôi sẽ bảo Cha Lớn đuổi thợ mỏ đi,” ông hứa, “nhưng một ngàn người khác sẽ bảo ông ấy cứ để họ yên. Có lẽ ông ấy sẽ làm như tôi nói, cũng có thể không.”

            Sau bảy ngày bàn bạc, các tù trưởng đồng ý chấp nhận khoản tiền 25,000 đô la một năm cho bốn triệu mẫu đất kho báu. Như một phần thưởng, Ouray được nhận lương 1,000 đô la một năm trong 10 năm, “hoặc chừng nào ông vẫn còn là tù trưởng cầm đầu của bộ tộc Ute và sống hòa bình với Hoa Kỳ.” Do đó Ouray trở thành một phần của định chế , có động lực để duy trì hiện trạng.

            Sống trong thiên đường của những cánh đồng và rừng cây trù phú thừa thãi thú săn, dâu, và quả hạch, người Ute có thể sống tự túc được và không cần đến các đồ tiếp tế mà các cán bộ quản lý phân phát cho họ tại Los Pinos và Sông Trắng. Vào năm 1875 cán bộ F. F. Bond ở Los Pinos trả lời khi được yêu cầu điều tra dân số người Ute: “Việc đếm gần như không thể. Việc đó chẳng khác nào đếm một đàn ong đang bay vù vù. Họ đi khắp xứ như như hưu nai mà họ săn.” Cán bộ E. H. Danforth ở Sông Trăng ước tính rằng khoảng 900 người Ute sử dụng cục của ông như là một tổng hành dinh, nhưng ông nhận rằng mình không có may mắn trong việc kêu gọi họ định cư trong thung lũng chung quanh cục. Tại cả hai nơi, người Ute làm vui lòng các cán bộ bằng cách nuôi những đàn bò ít ỏi và trồng một vài hàng bắp, khoai tây, củ hành, nhưng không có nhu cầu thực sự vè các hoạt động đó.

            Đoạn kết của tự do trên khu dành riêng của họ bắt đầu từ mùa xuân 1878, khi một cán bộ quản lý mới ở Sông Trắng đến trình diện. Tên cán bộ là Nathan C. Meeker, trước đây là thi sĩ, tiểu thuyết gia, phóng viên, và người tổ chức các nông trang tập thể. Hầu hết những việc làm của y đều gặp thất bại, và mặc dù y nhận nghiệp vụ mới vì cần tiền, nhưng y bị ám ảnh bởi một nhiệt tình cao cả và thực lòng tin rằng mình có thiên chức của một giống nòi thượng đẳng để “nâng tầm và khai sáng” người Ute. Như y đã phát biểu, y quyết tâm mang họ ra khỏi tình trạng hoang dã, qua giai đoạn nuôi trồng, và cuối cùng đến “giai đoạn con chiên, khoa học, và được khai sáng.” Meeker tự tin là mình có thể hoàn thành tất cả công việc này trong “năm, mười, hoặc hai mươi năm.”

            Trong một cách thức hống hách và nghiêm chỉnh, Meeker khởi sự một cách có hệ thống để hủy diệt mọi thứ mà người Ute trân trọng, để biến họ thành hình ảnh của chính mình, vì y tin tưởng mình được đúc kết theo hình ảnh của Chúa Trời. Hành động không được tán thành đầu tiên là dời cục 15 dặm về hướng hạ nguồn Sông Trắng, ở đó có đồng cỏ tươi tốt thích hợp để cày bừa. Ở đó Meeker có kế hoạch xây dựng một khu nông trang tập thể cho người Ute, nhưng y quên rằng người Ute dành phần đất đó từ lâu làm đất săn và chăn thả ngựa. Còn vị trí y chọn để xây các tòa nhà hành chính nằm trên dãy đất dành tổ chức các cuộc đua ngựa mà người Ute ưa thích.

            Meeker thấy Quinken (Douglas) là tù trưởng dễ thương nhất ở Sông Trắng. Ông thuộc sắc tộc Yampa Ute khoảng 60 tuổi, tóc vẫn còn đen, nhưng râu mép đã bắt đầu bạc. Douglas sở hữu hơn 100 con ngựa, theo chuẩn người Ute như vậy là giàu có, nhưng ông đã mất hầu hết những thuộc hạ trẻ giờ đã đi theo dưới trướng Nicaagat (Jack).

            Như Ouray, Jack có nửa dòng máu Apache. Khi còn nhỏ ông đã học nói bập bẹ vài chữ Anh khi sống với gia đình Mormon [một sắc dân Anh sống quần cư theo nông nghiệp, tương trợ nhau, và xa lánh những tiện nghi công nghiệp: ND]  , và ông đã làm trinh sát cho Tướng Crook trong cuộc chiến với người Sioux. Khi lần đầu tiên gặp Meeker, Jack mặc bộ quân phục trinh sát – áo da hưu vùng biên địa, giày ống Quân đội, và mũ rộng vành. Ông luôn mang theo chiếc huy chương bạc mà Cha Lớn tặng ông khi ông đến Washington cùng với Ouray vào năm 1868.

            Jack và dân ông đi vắng trong một chuyến đi săn trong thời gian Meeker di dời cục, và khi quay về chỗ cũ thì họ thấy mọi người đã đi mất. Họ dựng trại ở đó, và vài ngày sau Meeker đến ra lệnh Jack di chuyển đến chỗ mới.

            “Tôi bảo ông ấy là địa điểm cũ được ấn định theo hiệp ước,” Jack kể lại sau đó, “và theo tôi biết không có luật hay hiệp ước nào đề cập đến địa điểm mới. Cán bộ mới bảo tôi rằng tốt hơn tất cả chúng ta nên dời về dưới đó, và nếu không chịu chúng ta sẽ bị cưỡng chế; và binh lính sẽ làm việc đó.” Meeker cố xoa dịu Jack bằng cách hứa sẽ có bò sữa cho băng nhóm của ông, nhưng Jack trả lời rằng người Ute không cần bò hoặc sữa.

            Colorow là tù trưởng quan trọng thứ ba, thuộc sắc tộc Muache Ute trong độ lục tuần. Một vài năm sau hiệp ước 1868, Colorow và dân ông sống trong một khu dành riêng nhỏ tạm thời kế cận Denver. Khi vui họ lang thang tự do trong thị trấn, ăn uống trong nhà hàng, đi xem hát, và làm trò hề cho các công dân da trắng. Vào năm 1875 khu dành riêng bị đóng cửa, và Colorow dẫn người của mình lên Sông Trắng gia nhập với người của Jack. Họ nhớ không khí sôi động ở Denver, nhưng cũng tận hưởng những cuộc đi săn phấn khích trong vùng Sông Trắng. người Muache không quan tâm đến khu nông trang tập thể của Meeker, họ chỉ thăm cục khi họ muốn một ít bao bột hoặc chút cà phê và đường.

            Canalla (Johnson) là thầy mo chính, em rễ của Ouray, và là người điều hành đường đua ngựa nơi Meeker định dựng tòa nhà hành chính của cục. Johnson thích đội nón kết mà ông mua ở Denver. Vì một lý do nào đó Meeker chọn Johnson là người y tin cậy nhất để giúp dẫn dắt người Ute thoát khỏi tình trạng hoang dã.

            Cũng để giúp mình trong cuộc thập tự chinh vĩ đại, Meeker mang vợ, Arvilla và con gái, Josie, xuống sống ở cục. Y thuê 7 nhân công da trắng, trong đó có một người trắc địa, để lắp đặt kênh thoát nước, một thợ xây cầu, một thợ ống nước, một thợ mộc, và một thợ nề. Những người này được giao nhiệm vụ dạy cho người Ute những nghề nghiệp trong thời gian họ xây dựng thiên đường nông thôn mới.

            Meeker mong đợi người Ute sẽ xưng hô với mình là Cha Meeker (trong tình trạng hoang dã của họ y xem họ như là những đứa trẻ). Nhưng hầu hết bọn họ gọi y là “Nick”, làm y vô cùng thất vọng.

            Vào mùa xuân 1879 Meeker đang thi công một số tòa nhà ở cục và 40 mẫu đất đã được cày xới. Hầu hết công việc đều do người da trắng làm, được trả công. Meeker không thể hiểu tại sao người Ute cũng muốn được trả tiền khi xây dựng cộng đồng nông thôn tập thể của mình, nhưng để đào các kênh thủy lợi, y buộc lòng phải trả tiền thuê cho 30 người Ute. Họ hăng hái làm việc cho đến khi Meeker cạn túi, thế là họ bỏ đi săn hoặc đua ngựa. Nhu cầu của họ quá ít đến nỗi họ không muốn theo lối sống văn minh,” Meeker phàn nàn với Ủy viên Da Đỏ Sự vụ. “Những gì chúng ta cho là tiện nghi và thoải mái thì họ không trân trọng đúng mức để khiến họ phải bỏ công sức làm ra.  . . đa số coi lối sống của người da trắng một cách dửng dưng và khinh thị.” Y đề nghị một loạt biện pháp để khắc phục tình trạng man rợ này: trước tiên, tịch thu hàng trăm con ngựa của họ để họ không thể lang thang hoặc săn bắn, thay ngựa bằng một ít ngựa kéo cày và kéo hàng, và rồi ngay khi họ bị bắt buộc từ bỏ việc săn bắn và sống ngay bên cục, y sẽ cắt khẩu phần những người nào không chịu làm việc. “Tôi sẽ cắt giảm khẩu phần của mỗi người Da Đỏ xuống ngay mức vừa khỏi chết đói,” y viết cho Thượng nghị sỉ của Colorado là Henry M. Teller, “nếu ai không chịu làm việc.”

            Ngứa nghề viết lách, Meeker viết ra những ý tưởng và quan sát của mình, rồi gởi đăng lên báo, cuối cùng đưa y đến một điểm đổ vỡ với người Ute. Trong mùa xuân 1879 y viết một cuộc đối thoại tưởng tượng với một phụ nữ Ute, ra sức chứng tỏ làm sao mà người Da Đỏ không thể hiểu được niềm vui của công việc hoặc giá trị của những hàng hóa vật chất. Trong quá trình của cuộc đối thoại, Meeker tuyên bố rằng đất đai trong khu dành riêng thuộc về nhà nước và chỉ giao cho người Ute sử dụng. “Nếu các người không sử dụng nó và không chịu làm việc,” y cảnh báo, “người da trắng ở chỗ khác sẽ đến và rốt cục các người không còn gì hết.”

3.png

Bài viết nhỏ này được đăng lần đầu tiên trên báo Greeley (Colorado) Tribune, được William B. Vickers, một chính trị gia kiêm chủ biên vốn khinh bĩ tất cả người Da Đỏ, nhất là người Ute, để mắt đến. Tại thời điểm đó Vickers làm thư ký cho Frederic Pitkin, chủ mỏ giàu có mà vào năm 1873 từng đứng đầu trong việc cắt vùng núi San Juan khỏi quyền sở hữu của người Ute. Pitkin đã sử dụng quyền lực của mình để trở thành thống đốc Colorado khi nó trở thành một bang của Hoa Kỳ vào năm 1876. Sau khi chiến tranh với người Sioux kết thúc năm 1877, Pitkin và Vickers bắt đầu khua chiêng dóng trống một chiến dịch tuyên truyền nhằm lưu đày người Ute đến Lãnh địa Da Đỏ, nhường lại một vùng đất quí giá bao la mà không tốn một xu. Vickers chộp bài viết của Nathan Meeker như là một luận cứ hoàn hảo để đuổi cổ người Ute khỏi Colorado, và y viết một bài báo bàn về nó cho tờ Diễn đàn Denver.

            Người Ute đúng là những người Cộng sản thực tiễn và chính quyền cần phải thấy hỗ thẹn khi phải dung dưỡng và khuyến khích chúng biếng nhác và lãng phí vô tội vạ tài nguyên. Sống bằng lòng bao dung của Văn phòng Da Đỏ tốt bụng nhưng khờ khạo, chúng thực sự quá lười nhác không muốn tạo ra lương thực của mình theo lối chuẩn mực mà chỉ khư khư chiếm lấy những gì chúng muốn bất cứ nơi đâu chúng tìm thấy. Di dời chúng đến Lãnh địa Da Đỏ, người Ute có thể được cho ăn và cho mặc với chi phí bằng phân nửa chi phí nhà nước đang tốn ngay lúc này.

            Ngài N. C. Meeker đáng kính, Tổng giám thị tiếng tăm của cục Sông Trắng, trước đây là người bạn thân thiết và người ngưỡng mộ nhiệt thành dân Da Đỏ. Ông đến cục trong niềm tin vững chắc là mình có thể quản lý người Da Đỏ một cách thành công bằng cách xử sự tử tế, dạy dỗ nhẫn nại và là tấm gương tốt đẹp. Nhưng nỗ lực của ông hoàn toàn thất bại và cuối cùng ông buộc lòng phải chấp nhận chân lý là người Da Đỏ duy nhất thực sự tốt là người Da Đỏ đã chết.

            Vickers còn viết nhiều hơn nữa, và bài viết của y được in lại khắp Colorado dưới tựa đề “người Ute phải ra đi!” Vào cuối mùa hè 1879, hầu hết các diễn giả da trắng vốn có thừa ở vùng Colorado biên giới cùng thốt ra những tiếng hô vang dội “người Ute phải ra đi!” bất cứ khi nào họ được mời đến diễn thuyết tại những nơi công cộng.

            Bằng nhiều cách khác nhau người Ute biết được là “Nick” Meeker đã phản bội họ bằng bài báo. Đặc biệt họ nổi giận khi cán bộ của họ đã phát biểu đất đai của khu dành riêng không phải thuộc về họ. Họ đệ đạt sự phản bác chính thức của mình đối với y thông qua thông dịch viên của cục. Meeker lặp lại lời phát biểu của mình, và nói thêm là y có quyền cày bừa bất kỳ khu dành riêng nào y chọn vì đó là đất của chính quyền và y là cán bộ của chính quyền.

            Trong lúc này, William Vickers đang đẩy mạnh chiến dịch “người Ute phải ra đi” của y bằng cách ngụy tạo những câu chuyện về tội ác và vi phạm của người Da Đỏ. Y thậm chí đổ tội cho người Ute đã đốt nhiều cánh rừng trong năm đại hạn hán đó. Vào ngày 5 tháng 7 Vickers chuẩn bị một điện tín gởi đến Ủy viên Da Đỏ Sự vụ có chữ ký của Thống đốc Pitkin:

            Báo cáo đến tôi mỗi ngày cho tin một băng người Ute ở Sông Trắng đã ra khỏi khu dành riêng, hủy hoại rừng cây. . . Họ đã thực sự đốt hàng triệu đô la gỗ và đe dọa dân định cư và khai mỏ. . .  Tôi tin rằng có một âm mưu có tố chức về phần người Da Đỏ muốn tàn phá gỗ rừng của Colorado. Những tên man rợ này nên được di dời đến Lãnh địa Da Đỏ nơi chúng không còn có thể tàn phá những cánh rừng quý giá nhất trong bang này.

            Ngài ủy viên trả lời thống đốc với một lời hứa sẽ hành đông và rồi gởi một cảnh báo tới Meeker hãy giữ người Ute của y trên khu dành riêng. Khi Meeker gọi các tù trưởng đến, y phát hiện ra rằng họ đang họp hội đồng để bày tỏ sự căm phẩn. Họ đã nghe nói về những tố cáo gian dối của thống đốc và những lời đe dọa của y về việc di dời họ đến Lãnh địa Da Đỏ. Một người bạn da trắng tên là Peck, có một cửa hàng tạp hóa trên Sông Gấu phía bắc khu dành riêng, đã đọc bài báo trên tờ Denver và bảo với Nicaagat (Jack).

            Theo bài báo, người Ute đã phóng hỏa dọc theo Sông Gấu và đốt rụi một căn nhà của James B. Thompson, một cán bộ trước đây của người Ute. Jack bối rối trước bài báo, và Peck đồng ý đi với ông đến Denver để gặp Thông đốc Pitkin cải chính tin đó là hoàn toàn sai sự thật. Họ chọn một lộ trình đi qua căn nhà của Thompson. “Chúng tôi đã tạt qua đó,” Jack kể lại sau đó, “và chúng tôi thấy căn nhà Thompson vẫn còn nguyên, không bị đốt cháy.”

            Sau nhiều khó khăn, Jack được mời vào phòng của Thống đốc Pitkin. “Thống đốc hỏi tôi tình hình trong xứ tôi, trên Sông Trắng, nói rằng báo chí đăng nhiều tin không hay về chúng tôi. Tôi bảo ông là mình cũng thấy như thế, cho nên mới đến Denver. Tôi nói mình không hiểu tại sao cớ sự lại ra như thế. . . Rồi ông nói, ‘Đây là bức thư của cán bộ các ông.’ Tôi bảo ông là, vì cán bộ Meeker biết viết, nên viết ra bức thư đó; nhưng tôi, vì không biết viết, nên phải đích thân đến đây để đáp lại thư đó. Chúng tôi nói nhiều về chuyện đó, và rồi tôi nói mình không muốn ông ta tin những gì viết ra trong bức thư đó. . . Ông ta hỏi tôi căn nhà Thompson có phải bị đốt rụi không. Tôi bảo ông mình đã đến ngôi nhà đó – và nó không hề bị đốt. Rồi tôi nói với ngài thống đốc về cán bộ Meeker, và bảo ông tốt hơn nên viết thư về Washington và đề nghị một cán bộ khác đến thay thế, và ông hứa sẽ viết vào ngày hôm sau.”

            Tất nhiên, Pitkin không có ý định thay thế cán bộ Meeker. Từ quan điểm của thống đốc, mọi việc đang đi đúng hướng. Tất cả những gì y phải làm là đợi ván bài lật ngữa giữa Meeker và người Ute, và rồi có lẽ – “người Ute phải ra đi!”

            Cũng khoảng thời gian đó, Meeker đang chuẩn bị một báo cáo hàng tháng cho Ủy viên Da Đỏ Sự vụ. Y viết rằng y đang lên kế hoạch thành lập một lực lượng cảnh sát cho người Ute. “Họ đang trong tâm trạng nóng nảy,” y thêm, vậy mà chỉ ít ngày sau y đã khởi sự làm những việc mà y biết chắc sẽ làm người Ute thêm hung hăng. Mặc dù không có chứng cứ trực tiếp cho thấy Meeker ủng hộ chương trình “Người Ute phải ra đi” của Thống đốc Pitkin, gần như mọi bước y đi tới đều hình như được bày ra để kích động người Da Đỏ nổi loạn.

            Meeker có thể không muốn người Ute phải ra đi, nhưng y chắc chắn muốn tịch thu ngựa của họ. Vào đầu tháng 9 y ra lệnh một nhân công da trắng của y, Shadrach Price, cày bừa một khoảnh đất trồng cỏ trên đó người Ute sử dụng làm bãi chăn thả ngựa. Ngay lập tức một số người Ute phản đối, hỏi tại sao Meeker không cày bừa ở chỗ khác. Phía tây đồng cỏ là một khoảng đất mà Quinkent (Douglas) đã phát hoang để cày bừa, nhưng Meeker vẫn khăng khăng cày bừa trên cỏ. Bước hành động tiếp theo của người Ute là gọi một vài người trẻ xách súng ra. Họ ra lệnh cho nhân viên dừng tay lại. Shadrach Price vâng lời, nhưng khi y báo cáo với Meeker, viên cán bộ ra lệnh cho y tiếp tục cày bừa. Lần này người Ute bắn cảnh cáo trên đầu của Price, khiến y vội vàng lên ngựa và chạy khỏi đồng cỏ.

            Meeker nổi cơn thịnh nộ. Y viết một bức thư phẫn nộ gởi Ủy viên Da Đỏ Sự vụ. “Đây là một bọn Da Đỏ xấu xa,” y viết, “họ đã có lương thực miễn phí quá lâu, và đã được nuông chiều và ninh hót quá nhiều, đến nỗi họ tưởng mình là chúa tễ.”

            Chiều đó thầy mo, Canalla (Johnson), đến văn phòng cục gặp Meeker. Ông bảo Meeker là khoảnh đất y cày bừa đã được giao cho ông để chăn thả ngựa. Bây giờ việc cày bừa đã dừng lại, ông không muốn việc đó tiếp tục lại.

            Meeker cắt đứt bài nói chuyện hùng hồn của Johnson. “Việc rắc rối là thế này nè, Johnson. Anh có quá nhiều ngựa. Tốt hơn anh bắn bớt vài con.”

            Trong một thoáng Johnson nhìn chằm chằm Meeker không tin vào tai mình. Bất ngờ ông tiến đến cán bộ, nắm lấy vai y, đẩy y ra ngoài cổng, và xô y và vào hàng rào buộc ngựa. Không nói một lời, Johnson bỏ đi.

            Trước khi Meeker hành động tiếp theo, y triệu tập Nicaagat (Jack) đến văn phòng của y để nói chuyện. Sau đó Jack nhớ lại cuộc họp; “Meeker bảo tôi rằng Johnson đã đối xử tệ với y. Tôi bảo Meeker đó là chuyện nhỏ, rằng y nên bỏ qua thì tốt hơn. Meeker nói rằng y sẽ không bỏ qua và sẽ thưa kiện về chuyện đó. Tôi còn bảo y rằng nếu làm to chuyện thì là một điều rất tệ. Meeker nói rằng y không thích bị một người trẻ đụng chạm đến y, rằng y là một ông già và không có đủ sức để chống trả, và y sẽ xin ủy viên gởi binh lính để đuổi người Ute ra khỏi đất đai của họ. Rồi tôi bảo y rằng làm như thế sẽ rất tệ. Meeker nói rằng dù gì đất đai không phải của người Ute. Tôi trả lời rằng đất đai đúng là của người Ute, và đó là lý do tại sao chính quyền đã lập ra các cục ở đó, vì nó là đất của người Ute, và tôi bảo y là rắc rối giữa y và Johnson là chuyện rất nhỏ và tốt hơn y nên bỏ qua và không làm to chuyện.”

            Thêm một ngày một đêm Meeker suy nghĩ về mối quan hệ đổ vỡ của y với người Ute, và rồi cuối cùng quyết định y sẽ dạy cho họ một bài học. Y gởi hai điện tín, một đến Thống đốc Pitkin yêu cầu sự bảo vệ của quân đội, một cho Ủy viên Da Đỏ Sự vụ:

            Tôi đã bị một tù trưởng cầm đầu, Johnson, hành hung, tống tôi ra khỏi nhà, và gây thương tích nặng cho tôi. Giờ đây mới phát hiện ra được Johnson chính là nguồn gốc của mọi rắc rối. . . Con trai ông ấy bắn người cày bừa, và chống đối việc cày bừa nói chung. Việc cày bừa phải dừng lại, đời sống cá nhân, gia đình, và các nhân công không được an toàn; cần được bảo vệ ngay lập tức; đã yêu cầu Thống đốc Pitkin tham khảo với Tướng Pope.

            Trong tuần sau, bộ máy nặng nề của bộ Nội vụ và Chiến tranh từ từ chuyển động. Vào ngày 15 tháng 9 Meeker nhận được tin là mệnh lệnh đã được chuyển đến các đơn vị kỵ binh hành quân đến Sông Trắng; cán bộ được ủy quyền bắt giữ “các người cầm đầu trong vụ gây rối vừa qua.”

            Phòng Chiến tranh phát lệnh đến Thiếu tá Thomas T. Thornburgh, chỉ huy Đồn Fred Steele, “chuyển một quân số đầy đủ binh lính đến cục Ute trên Sông Trắng, Colorado, theo một chỉ thị đặc biệt.” Vì Thornburgh đang đi săn nai, lệnh đến tay ông bị đình hoãn, và ông chỉ xuất quân vào ngày 21/9. Ông dẫn theo khoảng 200 kỵ binh và bộ binh cưỡi ngựa vượt quãng đường 150 dặm.

            Vào ngày 25 Thornburgh đến Suối Công Sự. Đạo quân ở nửa đường đến cục Sông Trắng, và vị thiếu tá quyết định phái một người hướng đạo đi trước để thông báo với Meeker là ông sẽ đến cục khoảng 4 ngày nữa; ông hỏi Meeker hãy thông tin cho ông biết về tình hình hiện thời ở đó. Vào cùng ngày đó, Colorow và Nicaagat (Jack) biết tin về đạo quân đang tiến đến; các tù trưởng Ute đang di chuyển người của mình về hướng Sông Sữa cho mùa săn vào mùa thu quen thuộc.              

            Jack cưỡi ngựa về hướng bắc đến Sông Gấu để gặp binh lính ở đó. “Có chuyện gì vậy?” ông hỏi họ. “Các ông đến đây có chuyện gì? Chúng tôi không muốn đánh nhau với binh lính. Chúng ta có cùng cha chung. Chúng tôi không muốn đánh nhau với họ.”

            Thornburgh và các sĩ quan của mình bảo Jack là họ đã nhận được lệnh phải đến cục; rằng người Da Đỏ đang đốt rừng quanh đó và đã phóng hỏa nhà ông Thompson. Jack trả lời là đó là chuyện láo khoét; người Ute không đốt rừng nào và nhà nào cả. “Ông hãy để binh lính ở đây,” ông nói với Thornburgh. “Tôi là người tốt. Tôi là Niccagat. Để binh lính ông ở lại đây, và chúng ta sẽ đi xuống cục.” Thornburgh trả lời rằng y được lệnh đem quân về cục. Trừ khi y nhận được lời từ cán bộ Meeker bắt dừng lại, y bắt buộc phải dẫn binh lính đến Sông Trắng.

            Jach lần nữa nhấn mạnh rằng người Ute không muốn đánh nhau. Ông nói binh lính tràn vào khu dành riêng là không tốt. Rồi ông bỏ đi và chạy vội đến cục để báo cho “Nick” Meeker là những diều tồi tệ sẽ xảy ra nếu y để binh lính đến Sông Trắng.

            Trên đường đến văn phòng Meeker, Jack dừng lại để gặp Quinkent (Douglas). Họ là những tù trưởng tranh chấp với nhau, nhưng giờ tất cả người Ute Sông Trắng đang lâm nguy, Jack thấy rằng các tù trưởng không nên chia rẽ. Các người trẻ Ute đã nghe quá nhiều về việc người da trắng sẽ đưa họ về Lãnh địa Da Đỏ; một số còn cho rằng họ đã nghe Meeker ba hoa về việc binh lính đang chở đến một xe ngựa còng tay và xiềng xích và dây thừng để có thể treo cổ các người Ute xấu và bắt những người khác làm tù nhân. Nếu họ biết chắc binh lính đến để đuổi họ đi khỏi quê hương, họ sẽ chiến đấu đến chết, và thậm chí các tù trưởng cũng không thể ngăn cản họ làm việc đó. Douglas nói rằng ông không liên can gì đến chuyện đó. Sau khi Jack đi rồi, ông treo lá cờ Mỹ phía trên lều mình. (Có lẽ ông chưa nghe về vụ Ấm Đen của bộ tộc Cheyenne ở Suối Cát năm 1864.)

            “Tôi bảo Meeker là binh lính đang đến,” Jack nói, “và tôi hi vọng y sẽ làm gì đó để ngăn họ đến cục. Y nói đó không phải là việc của y; y không dính líu gì đến chuyện đó. Rồi tôi nói là tôi muốn y và tôi nên đến chỗ binh lính để gặp họ. Cán bộ nói tôi lúc nào cũng quấy rầy y; y không đi. Y nói với tôi như thế khi đang ở trong văn phòng. Nói xong, y bỏ đi vào một phòng khác và khóa cửa lại. Đó là lần cuối cùng tôi  nhìn thấy y.”

            Vào cuối ngày, Meeker tự nhiên đổi ý và nghe theo lời khuyên của Jack. Y gởi một tin nhắn đến Thiếu tá Thornburgh, đề nghị ông ta dừng quân và đến cục với đội hộ tống 5 người. “Người Da Đỏ hình như xem vụ tiến quân là một hành động tuyên chiến,” y viết.

            Ngày hôm sau (28/9), khi thông điệp đến tay Thornburgh ở Suối Hưu, Colorow cũng đến đó để cố thuyết phục thiếu tá là y không nên tiến xa hơn. “Tôi bảo ông ta tôi không hiểu tại sao binh lính đã đến,” Colorow nói sau đó, “hoặc tại sao có chiến tranh xảy ra.” Đạo quân chỉ cách cục Sông Trắng chừng 35 dặm.

            Sau khi đọc thông điệp của Meeker, Thornburgh bảo Colorow là y sẽ di chuyển quân xuống biên giới Sông Sữa của khu dành riêng người Ute; tại đó y sẽ hạ trại, và sau đó sẽ đi đến cục để hội đàm với Meeker.

4.png

Không lâu sau khi Colorow và các chiến binh rời trại Thornburgh, vị thiếu tá mở cuộc họp với các sĩ quan của mình, trong đó y thay đổi kế hoạch. Thay vì dừng quân trên biên giới khu dành riêng, y sẽ cho binh lính tiến tới qua Hẽm Suối Than. Đây là một nhu cầu quân sự, Thornburgh giải thích, vì trại của Colorow và của Jack nằm ngay phía dưới nó. Nếu binh lính dừng chân ở Sông Sữa, và người Ute quyết định phong tỏa hẽm núi, thì họ có thể ngăn binh lính đến được cục. Từ đầu mút phía nam của hẽm núi, tuy nhiên, chỉ có một vài dặm đồng trống nằm giữa họ và Sông Trắng.

            Colorow về đến trại mình khoảng chín giờ sáng ngày 29. Ông nhận thấy dân chúng rất nhốn nháo về việc binh lính đến gần. “Tôi thấy vài người ra đến đường hướng về phía binh lính sẽ tiến tới,” ông nói. “Sau đó tôi cũng rời trại và ra đến chỗ bọn người tụ tập.” Tại đó ông gặp Jack và khoảng 60 chiến binh của ông. Hai tù trưởng trao đổi thông tin. Ông kể lại: “Rồi tôi bảo Jack tốt hơn nên khuyên người trẻ của ông ta đừng kích động và tỏ vẻ hiếu chiến quá, tốt hơn nên tránh xa đường bọn lính đi qua. Nhưng rồi không thấy bóng dáng binh lính nào. Rồi Jack nói rằng khi nào binh lính đến Sông Sữa ông ta sẽ đi xuống và gặp họ.”

            Colorow lẫn Jack không biết rằng đạo quân Thornburgh đã băng qua Sông Sữa. Sau khi tắm ngựa ở đó, Thornburgh quyết định phái các xe ngựa đi dọc hẽm núi với binh lính hộ tống trong khi y dẫn phần kỵ binh còn lại đi qua một lộ trình trực tiếp hơn băng qua dãy đồi. Do mỉa mai của số phận việc này sẽ mang họ đến chỗ chạm mặt với chiến binh Ute đang nổi giận mà Jack đã dẫn đi khỏi con đường để tránh sự chạm trán có thể xảy ra.  

            Khoảng thời điểm này, một người trẻ Ute đã đi trước thám thính phi ngựa quay trở lại. “Binh lính không dừng lại như họ đã hứa hôm qua, nhưng đang đến đây,” anh bảo Jack.

            Rất bối rối, Jack đi lên sườn đồi với nhóm chiến binh nhỏ của mình. Trong một vài phút ông có thể trông thấy các xe ngựa của binh lính đang đi hàng dài trên con đường uốn khúc qua các bụi gai về hướng hẽm núi. “Tôi đứng trên đồi với 20 hay 30 chiến binh, và ngay lập tức tôi nhìn thấy 30 hay 40 binh lính phía trước mặt, và rồi ngay khi nhìn thấy tôi họ dàn đội hình trước sau, sẵn sàng tác chiến. Tôi cũng ra lệnh các chiến binh dàn đội hình.”

5.png

Viên sĩ quan chỉ huy kỵ binh tiên phong là Trung úy Samuel Cherry. Sau khi ra lệnh binh sĩ dàn trận ở chân đồi, Cherry đợi Thiếu tá Thornburgh đến. Thornburgh cưỡi ngựa đến và vẫy mũ với người Da Đỏ đang đứng nhìn xuống từ trên đồi. Một vài người Da Đỏ vẫy chào lại.

            Trong ba bốn phút Jack đợi dấu hiệu xin họp hội đồng, nhưng họ vẫn giữ vị trí như thể chờ đợi người Ute ra dấu hiệu hưu chiến trước. “Rồi,” Jack kể lại sau đó, “Tôi và một chiến binh đi xuống để gặp họ.” Trung úy Cherry xuống ngựa và bắt đầu đi bộ về phía người Ute. Sau khi đi một ít bước, y vẫy mũ. Một giây sau một tiếng nổ của súng trường phá tan sự im lặng. “Trong khi chúng tôi còn cách nhau một khoảng,” Jack nói, “một phát súng nổ. Tôi không biết bắn từ bên nào, và ngay sau đó đạn nổ liên hồi, và tôi biết mình không thể dừng trận đánh, mặc dù tôi quơ mũ lia lịa và la lên, ‘Đừng bắn; chúng tôi chỉ muốn bàn bạc’; nhưng họ tưởng tôi đang cổ vũ họ chiến đấu.”

            Khi cuộc chiến trở nên ác liệt, lan ra đến tận đoàn xe ngựa, khiến chúng phải quây vòng phòng thủ, tin tức về trận chạm trán đến tai Quinkent (Douglas) ở cục. Ông lập tức đi đến văn phòng “Nic” Meeker và bảo y binh lính đã đến khu dành riêng. Douglas tin chắc là các chiến binh Ute sẽ đánh nhau với họ. Meeker trả lời rằng y không tin có rắc rối xảy ra, và rồi y bảo Douglas đi với y sáng hôm sau ra gặp binh lính.

            Vào đầu giờ chiều tất cả người Ute ở Sông Trắng đã hay tin về việc đánh nhau ở Sông Sữa. Khoảng một tá chiến binh cầm vũ khí xông vào văn phòng cục, bắn tất cả nhân công da trắng nào họ gặp. Trước khi hết ngày họ đã giết Meeker và tất cả nam nhân công da trắng. Họ bắt đi ba phụ nữ da trắng và rồi chạy về phía một trại Ute cũ trên Suối Piceance. Dọc đường cả ba phụ nữ đều bị hãm hiếp.

            Trong gần một tuần lễ trận đánh tiếp tục ở Sông Sữa, với 300 chiến binh Ute bao vây 200 binh lính. Thiếu tá Thornburgh bị giết trong đợt đột kích đầu tiên. Khi cuộc chiến kết thúc, đạo quân của y mất 12 người bị giết, và 43 bị thương. 37 chiến binh Ute chết trong một trận chiến mà họ tin tưởng là một cuộc tranh đấu tuyệt vọng để cứu lấy khu dành riêng .

            Tại cục Los Pinos, cách 150 dặm về phía nam, tù trưởng Ouray nghe tin về trận đánh với nỗi u sầu. Ông biết rằng chỉ có hành động khẩn cấp mới có thể cứu lấy quyền tù trưởng của ông và toàn khu dành riêng Ute. Ông gởi một thông điệp vào ngày 2/10:

            Gởi các tù trưởng, và dân Ute tại cục Sông Trắng:

            Theo đây, các người được yêu cầu và được lệnh phải ngừng mọi hành động thù địch chống lại người da trắng, không gây tổn thất cho những người vô tội hoặc bất kỳ người nào khác để bảo vệ mạng sống và tài sản của các người khỏi tay bọn da trắng liều mạng và các tay trộm ngựa sống ngoài vòng pháp luật, nếu không kết cục sẽ là tai họa tột cùng với tất cả các băng nhóm.

            Thông điệp của Ouray và việc lực lượng kỵ binh tăng viện đến nơi đã kết thúc trận đánh, nhưng đã quá trễ để cứu lấy người Ute khỏi hứng chịu thảm họa.

            Thống đốc Pitkin và William Vickers đã nhận chìm Colorado với những câu chuyện thêu dệt tàn bạo và khát máu của người Ute, nhiều chuyện nhắm đến những người Uncompahgres-Ute vô tội ở Los Pinos, hầu hết lúc đó đều đang bận bịu với công việc thường lệ của họ một cách yên bình và không hay biết về những gì đang xảy ra tại Sông Trắng. Vickers kêu gọi những công dân da trắng của Colorado đứng lên và “quét sạch những con quỷ đỏ,” gây kích động cho các đơn vị dân quân điên cuồng trong thị trấn và làng mạc khắp tiểu bang. Có quá nhiều các phóng viên báo chí đến từ miền Đông để săn tin về “Cuộc chiến Da Đỏ” mới hấp dẫn này đến nỗi Thống đốc Pitkin quyết định đưa cho họ một phát biểu đặc biệt để đăng báo:

            “Tôi nghĩ kết luận của vấn đề này sẽ kết thúc sự phá hoại ở Colorado. Từ đây về sau người Da Đỏ và da trắng không thể nào sống chung hòa bình. Vụ tấn công này không bị khiêu khích và giờ người da trắng hiểu rằng họ có thể bị tấn công tại bất cứ nơi nào của bang ở đó người Da Đỏ có đủ lực lượng.

            “Ý kiến tôi là, trừ khi được chính quyền chuyển đi, họ cần thiết phải bị tận diệt. Tôi có thể lập một đạo quân 25,000 người để bảo vệ dân định cư trong 24 giờ. Tiểu bang mong muốn giải quyết rắc rối Da Đỏ bằng chi phí của bang. Những lợi ích sẽ mang lại trong việc mở rộng 12,000,000 mẫu đất cho người khai mỏ và định cư sẽ đền bù tất cả chi phí bỏ ra.”

            Người Ute Sông Trắng trả lại ba nữ tù nhân da trắng, và sau đó ủy ban điều tra được thành lập để sàng lọc chứng cứ, xác định người có tội, và định mức trừng phạt. Cuộc chiến ở Sông Sữa được gọi là một cuộc mai phục, đúng ra là không phải, và sự kiện ở cục Sông Trắng được gọi là vụ tàn sát, điều này là đúng. Jack và Colorow và thuộc hạ cuối cùng được miễn trừng phạt với lý do họ là các chiến binh giao chiến trong một trận đánh công bằng. Douglas và những người ở cục được kết tội là những kẻ sát nhân, nhưng không ai có thể nhận diện những người Ute đã bắn chết Nathan Meeker và nhân công của y.

            Douglas khai rằng y đang ở trong kho của cục khi nghe phát súng đầu tiên. “Tôi ra khỏi kho và đi ra ngoài theo một lối nhỏ. Rồi tôi đi thẳng về nhà. Khi đến nhà tôi phát khóc khi nghĩ đến tình cảnh mà bạn bè tôi đang gặp phải.” Nhưng vì Arvilla Meeker thề trong vụ xử kín là Douglas đã ép cô quan hệ tình dục, vị tù trưởng 60 tuổi được giải đến nhà tù Leavenworth. Ông không bị ra tòa và kết tội nào; một kết tội hiếp dâm chắc chắn sẽ gây khó khăn cho bà Meeker, và ở độ tuổi suy giảm ham muốn tình dục, sự kiện mà hành động đó liên can đến một người Da Đỏ khiến nó bội phần ghê tỡm.

            Những trừng phạt cá nhân, tuy nhiên, ít được chủ mỏ và chính trị gia quan tâm. Họ muốn trừng trị toàn thể bảy quốc gia người Ute, để đẩy họ ra khỏi 12,000,000 mẫu đất đang đợi họ đào bới và hoang  hóa một cách thích đáng để tìm của cải.

            Ouray đang dở sống dở chết vào năm 1880 khi Văn phòng Da Đỏ mang ông đến Eashington để bảo vệ cho tương lai của dân tộc mình. Bị bệnh viêm thận, ông cúi đầu trước những khao khát của Mắt Lớn Schurz và những viên chức khác là “người Ute phải ra đi” đến một khu dành riêng mới ở Utah – trên vùng đất mà người Mormon không muốn. Ouray chết trước khi Quân đội lùa dân ông vào tháng 8, 1881, trong một chuyến đi dài 350 dặm ra khỏi Colorado vào Utah. Trừ một dảy đất nhỏ hẹp dọc theo góc tây nam – nơi một băng nhỏ người  Nam Ute được phép sinh sống – Colorado đã sạch bóng người Da Đỏ. Cheyenne và Arapaho, Kiowa và Comanche, Jicarilla và Ute – trên núi non và đồng bằng mà họ từng dong ruổi, giờ đây không còn dấu vết nào của họ ở lại trừ tên của họ trên đất đai của người da trắng.     

 

17 . Tù Trưởng Apache Cuối Cùng

1880 – Ngày 1 tháng 6, dân số Hoa Kỳ đạt mốc 50,155,783.

1881 – Ngày 4 tháng 3, James A. Garfield được tấn phong làm Tổng thống. Ngày 13 tháng 3, ở Nga, phe vô chính phủ ám sát Sa hoàng Alexander. Ngày 2 tháng 7, Garfield bị ám sát; chết vào ngày 19/9; Chester A. Arthur trở thành Tổng thống.

1882 – Ngày 3 tháng 4, Jesse James bị bắn chết tại St. Joseph, Missorri. Ngày 4 tháng 9, Edison chuyển sang đèn điện thương mại đầu tiên tại Nhà Ga Trung Tâm New York. Huckeberry Finch của Mark Twain được xuất bản.

1883 – Ngày 24 tháng 3, thiết lập đường dây điện thoại đầu tiên giữa New York và Chicago. Ngày 3 tháng 11, Tòa án Tối cao Hoa Kỳ phán quyết rằng một người Da Đỏ Mỹ xét về dòng dõi là một người xa lạ và là một người phụ thuộc. Tác phẩm Treasure Island (Đảo Kho Báu) Robert Louis Stevenson được xuất bản.

1884 – Tháng giêng, Nga bãi bỏ thuế thân, một tàn dư cuối cùng của chế độ nông nô. Ngày 13 tháng 3, ở Sudan, Cuộc vây hãm Khartoum bắt đầu.

1885 – Ngày 26 tháng giêng, Khartoum thất thủ về tay Mahdi; Thống đốc Charles George Gordon bị giết. Ngày 4 tháng 3, Grover Cleveland trở thành Tổng thống Dân chủ đầu tiên kể từ Nội Chiến.

1886 – Ngày 1 tháng 5, tổng đình công lan tràn khắp nước Mỹ yêu sách làm việc ngày 8 tiếng. Ngày 4 tháng 5, những người vô chính phủ đặt bom cảnh sát ở Quảng trường Haymarket, Chicago, giết chết 7 người, làm bị thương 60 người khác. Ngày 28 tháng 10, Tượng Nữ thần Tự do được dựng trên Đảo Bedloe. Ngày 8 tháng 12, Liên đoàn Lao động Mỹ được thành lập.

Tôi đang sống hòa bình với gia đình tôi, được ăn uống đầy đủ, ngủ an giấc, chăm sóc dân tôi, và hoàn toàn mãn nguyện. Tôi không biết từ đâu những chuyện tồi tệ đó khởi phát. Ở đó chúng tôi sống tốt và dân tôi sống tốt. Tôi cũng hành xử tốt. Tôi không giết một con ngựa hoặc người nào, Mỹ hay Da Đỏ. Tôi không hiểu có vấn đề gì với những người quản lý chúng tôi. Họ biết điều này là như vậy mà cứ cho tôi là một người xấu xa, người xấu xa nhất ở đó; nhưng tôi đã làm gì nào? Tôi đang sống hòa bình ở đó với gia đình tôi dưới bóng mát của cây cối, làm đúng những gì Tướng Crook đã dặn tôi phải làm và cố nghe theo lời khuyên của ông ấy. Tôi muốn biết ai là người ra lệnh bắt giữ tôi. Tôi cầu nguyện với ánh sáng và bóng tối, với Thượng đế và với mặt trời, cho tôi sống an lành ở đây với gia đình tôi. Tôi không biết vì lý do gì người ta nói xấu tôi. Rất thường có những câu chuyện đăng trong báo đòi tôi phải bị treo cổ. Tôi không muốn điều đó nữa. Khi một người nỗ lực làm đúng, những câu chuyện như thế không nên được đăng trên báo. Giờ còn rất ít dân tôi ở lại. Họ đã làm vài điều xấu nhưng tôi muốn chúng bị xóa sạch và để chúng tôi không bao giờ nói về chúng nữa. Còn rất ít chúng tôi ở lại.

  • GOYATHLAY (GERONIMO)

 

SAU CÁI CHẾT CỦA COCHISE VÀO NĂM 1874, đứa con trai lớn nhất của ông, Taza, trở thành tù trưởng của bộ tộc Chiricahua, và Taglito (Tom Jeffords) tiếp tục làm cán bộ trên khu dành riêng Chốt Apache. Không giống với cha mình, Taza không thể tranh thủ được lòng trung thành keo sơn của tất cả dân Chiricahua. Trong một vài tháng những người Apache này chia rẽ thành những bè cánh, và mặc dù nỗ lực ráo riết của Taza lẫn Jeffords, những vụ đột kích mà Cochise từng ngăn cấm triệt để được tái diễn. Vì khu dành riêng Chricahua kề cận với Mexico, nên nó trở thành trạm dừng chân và nơi trú ẩn cho các nhóm đột kích Apache di chuyển vào ra Arizona và Mexico. Các dân định cư đói đất, các người khai mỏ, và chính trị gia không mất thì giờ để đòi hỏi di dời tất cả người Chiricahua đến một địa điểm khác.

            Khoảng năm 1875 chính sách Da Đỏ của chính quyền Hoa Kỳ quay về hướng tập trung các bộ tộc hoặc trong Lãnh địa Da Đỏ hoặc trên những khu dành riêng rộng lớn. Núi Trắng, với 2.5 triệu mẫu đất ở đông Arizona, lớn hơn tất cả khu dành riêng Apache khác ở phía Tây nam gộp lại. Cục quản lý của nó, San Carlos, đã là điểm hành chính cho vài băng nhóm Apache, và khi các viên chức Washington bắt đầu nhận được những báo cáo về các vụ rắc rối trên khu dành riêng Chiricahua, họ thấy đây là một cái cớ tuyệt vời để di dời người Chiricahua đến San Carlos.

            Cục, tọa lạc tại chỗ giao tiếp của hai con sông San Carlos và Gila, được các sĩ quan Mỹ xem là một trạm gian khổ và đáng ghét nhất. “Một vùng đất bằng phẳng đầy sỏi,” một người viết, “cao hơn đáy sông khoảng 30 bộ (độ 9 mét) và rải rác đây đó là những tòa nhà gạch sống xám xịt của cục. Những hàng cây dương khẳng khiu mọc rải rác, thấp bé gần như trơ trụi lá, chạy dài hai bên bờ sông. Mưa hiếm đến độ mỗi khi nó đến chẳng khác nào là một hiện tượng. Gần như luôn luôn khô khốc, nóng bức, những cơn gió đầy bụi và sỏi quét qua đồng bằng, lấy đi mọi vết tích của thực vật. Trong mùa hè nhiệt độ 110o F (khoảng 43oC) trong bóng râm được coi là thời tiết mát mẻ. Tại mọi thời khắc trong năm ruồi, nhặng, những sâu bọ không tên. . . bay từng đàn hàng triệu con.”

            Cán bộ cục vào năm 1875 là John Clum, người mà ít tháng trước đây đã giải cứu Eskiminzin và bộ tộc Arapaho của ông khỏi trại Grant và giúp đỡ họ tự túc thực sự trên vùng đất có thủy lợi dọc theo sông Gila. Với thái độ bướng bỉnh, Clum bắt buộc quân đội rút khỏi khu dành riêng Núi Trắng rộng lớn, và ông thay binh lính bằng những đại đội Apache làm cảnh sát cho cục, cũng như thành lập hệ thống tòa án Apache để xét xử những kẻ phạm pháp. Mặc dù các quan trên nghi ngờ phương pháp không chính thống của Clum, họ không tranh cãi với thành công của ông trong việc duy trì hòa bình ở San Carlos.

            Vào ngày 3 tháng 5, 1876, cán bộ Clum nhận được một điện báo từ Ủy viên Da Đỏ Sự vụ, ra lệnh cho ông đến khu dành riêng Chiricahua để quản lý người Da Đỏ ở đó, đình chỉ cán bộ Jeffords, và di dời người Chricahua đến San Carlos. Clum không mấy nhiệt tình với công tác khó ưa này; ông không tin người Chricahua yêu tự do sẽ thích ứng với cuộc sống qui cũ trong khu dành riêng Núi Trắng. Ra lệnh cho Quân đội giữ đám kỵ binh ở xa, Clum dẫn toán cảnh sát Apache của ông đến Chốt Apache để báo tin với người Chiricahua về sự di dời bắt buộc của họ. Ông ngạc nhiên khi thấy Jeffords và Taza hợp tác. Taza, giống như cha mình, Cochise, muốn duy trì hòa bình. Nếu người Chiricahua phải rời xứ sở của họ để đi đến Núi Trắng để gìn giữ hòa bình, thì họ sẽ làm vậy. Chỉ có khoảng phân nửa sân số Chricahua đi về San Carlos. Khi Quân đội tiến vào khu dành riêng bỏ hoang để gom hết những người chống đối, hầu hết bọn họ đều vượt biên đến Mexico. Trong số những thủ lĩnh của họ là một người Bedonkohe Apache 46 tuổi khi còn trẻ đã kết đồng minh với Mangas Coloeado, và sau đó theo về với Cochise, và giờ đây tự coi mình là người Chiricahua. Ông là Goyathlay, thường được người da trắng biết với tên Geronimo.

            Mặc dù những người Chiricahua tình nguyện đến San Carlos không mấy có cảm tình nồng ấm với cán bộ Clum như người Apache, nhưng họ không gây rắc rối gì cho ông. Sau đó vào mùa hè 1876, khi Clum xin được phép của Văn phòng Da Đỏ dẫn theo 22 người Apache trong chuyến tham quan miền Đông, ông mời Taza đi theo. Rủi thay, trong lúc đoàn đang thăm viếng Washington, Taza bất ngờ qua đời vì bệnh viêm phổi và được chôn cất tại Nghĩa trang Quốc hội. Khi về đến San Carlos, ông đối mặt với Naiche, em trai của Taza. “Ông đem anh tôi đi,” Naiche nói. “Anh tôi khỏe mạnh, nhưng ông về mà không có anh ấy về, ông nói ảnh chết. Tôi không hiểu. Tôi nghĩ có thể ông đã bỏ mặc anh ấy. Ông để anh ấy bị quỷ dữ mặt mét giết. Lòng tôi đau đớn lắm.”

            Clum cố gắng trấn an Naiche bằng cách nhờ Eskiminzin thuật lại về cái chết của Taza và lễ an táng, nhưng người Chiricahua vẫn còn ngờ vực. Nếu không có Taglito Jeffords khuyên bảo, họ không chắc tin John Clum hay người da trắng đến đâu.

            Trong mùa đông 1876-77, các thân nhân của họ từ Mexico thỉnh thoảng lẻn vào khu dành riêng với các tin tức về những sự kiện dưới biên giới. Họ nghe tin là Geronimo và băng của ông đang bố ráp kẻ cựu thù của mình, người Mễ, và đang tập trung nhiều đàn lớn gia súc và ngựa. Vào mùa xuân Geronimo mang những gia súc bắt trộm này đến New Mexico, và bán cho các trại chủ da trắng, để mua lại súng ống mới, mũ, giày bốt, và nhiều rượu. Những người Chiricahua này cư trú tại một nơi kín đáo gần các anh em họ Mimbre của họ ở cục Ojo Caliente, tại đó Victorio là tù trưởng.

6.png

Vào tháng 3, 1877, John Clum nhận lệnh từ Washington dẫn đội cảnh sát Apache đến Ojo Caliente để di chuyển người Da Đỏ ở đó đến San Carlos. Ngoài ra, ông phải bắt giữ Geronimo và bất kỳ người Chiricahua “phản trắc” nào được tìm thấy gần đó.

            Sau này Gerinimo kể lại về chuyện ấy: “Hai đại đội trinh sát được phái đến từ San Carlos. Họ nhắn tôi và Victorio đến thị trấn. Người đưa tin không nói họ muốn gì ở chúng tôi, nhưng vì họ có vẻ thân hữu chúng tôi cho rằng họ muốn họp hội đồng nên cuỡi ngựa đến gặp các sĩ quan. Ngay khi chúng tôi đến thị trấn binh lính đón chúng tôi, tước vũ khí, và dẫn cả hai đến tổng hành dinh tại đó; chúng tôi bị ra tòa án binh. Họ hỏi chúng tôi chỉ vài câu hỏi và rồi Victorio được phóng thích còn tại tôi bị kêu án giam trong nhà bảo vệ. Các trinh sát giải tôi đến nhà bảo vệ và xiềng xích tôi. Khi tôi hỏi tại sao họ làm như vậy họ nói rằng vì tôi đã rời Chốt Apache.

            “Tôi không nghĩ mình thuộc về binh lính ở Chốt Apache, hoặc phải hỏi họ nơi đâu mình được phép đi. . .Tôi bị giữ như một tù nhân trong 4 tháng, trong thời gian đó tôi được chuyển đến San Carlos. Rồi tôi nghĩ mình có một vụ xử khác, mặc dù tôi không có mặt. Thật ra tôi không biết mình có một vụ xử khác, mà chỉ được kể lại, và thế là tôi được phóng thích.”

            Mặc dù Victorio không bị giam giữ, ông và hầu hết người Apache Suối Nước Nóng được dời đến San Carlos vào mùa xuân 1877. Clum ra sức tranh thủ sự tin cậy của Victorio bằng cách giao phó cho ông nhiều quyền hành hơn cả khi tù trưởng ở tại Ojo Caliente. Trong một vài tuần có vẻ các cộng đồng Apache hiếu hòa đang phát triển trên khu dành riêng Núi Trắng, nhưng rồi thình lình Quân đội phái một đại đội binh lính đến Sông Gila (Đồn Thomas). Quân đội thông báo đây là việc chuyển quân phòng ngừa vì San Carlos là nơi tập trung của “gần như tất cả những người Da Đỏ ương ngạnh nhất trong Lãnh địa.”

7.png

Clum nổi giận. Ông điện báo cho Ủy viên Da Đỏ Sự vụ, xin được quyền thành lập thêm một đại đội cảnh sát Apache để thay thế binh lính, và yêu cầu quân đội rút đi. Ở Washington, các báo chí hay biết về những yêu cầu táo bạo của ông và cho đăng báo. Câu chuyện làm Bộ Chiến tranh tức tối. Ở Arizona và New Mexico, các nhà thầu dân sự làm việc cho Quân đội, sợ rằng việc rút toàn bộ binh lính sẽ gây tổn thất cho việc kinh doanh lợi lạc, tố cáo “sự trơ tráo và xấc xược” của tên khởi nghiệp 26 tuổi tưởng rằng mình có thể một mình làm được việc mà vài ngàn binh lính không thể làm được kể từ khi cuộc chiến Apache bắt đầu.

            Quân đội ở lại San Carlos, và John Clum từ chức. Mặc dù là cảm tình viên, Clum chưa hề bao giờ học cách suy nghĩ như người Apache, tự biến mình thành người Apache, như Tom Jeffords đã làm. Anh không thể hiểu được tại sao các tù trưởng đã kháng cự đến mức cuối cùng đắng cay. Anh không thể thấy được họ là những nhân vật anh hùng thà chết hơn đánh mất di sản của mình. Trong mắt John Clum, Geronimo, Victorio, Nana, Loco, Naiche, và các chiến binh khác là những người sống ngoài vòng pháp luật, những tên trộm cướp, sát nhân, và say xỉn – quá phản động để đi theo con đường của người da trắng. Và vì thế John Clum bỏ người Apache ở San Carlos. Anh đến Tomstone, Arizona, và lập ra một tờ báo tranh đấu, tờ Epitaph [Mộ Chí].

            Trước khi mùa hè 1877 kết thúc, tình hình ở San Carlos trở nên hỗn loạn. Mặc dù số người Da Đỏ đã tăng lên vài ngàn người, đồ tiếp tế bổ sung chậm đến. Để làm vấn đề xấu hơn, thay vì phân phối khẩu phần tại những trại khác nhau, cán bộ mới của cục yêu cầu tất cả băng nhóm tụ họp tại tòa nhà hành chính. Một số người Apache phải đi bộ 20 dặm, và nếu người già và trẻ con không đến được, họ không được nhận khẩu phần. Bọn khai mỏ cũng xâm nhập phần đông bắc của khu dành riêng và không chịu bỏ đi. Hệ thống tự quản do Clum thiết lập bắt đầu rệu rã.

            Vào đêm ngày 2/9, Victorio dẫn băng nhóm Suối Nước Nóng của ông rời khỏi khu dành riêng và trở về Ojo Caliente. Cảnh sát Apache đuổi theo và bắt được hầu hết ngựa và lừa mà các người Da Đỏ Suối Nước Nóng đã lấy đi từ bãi ngựa Núi Trắng, nhưng để cho họ đi. Sau khi giao chiến vài trận với các trại chủ và binh lính dọc đường đi, Victorio đến Ojo Caliente. Trong một năm Quân đội để ông và dân ông ở lại đó dưới sự canh gác của binh sĩ từ Đồn Wingate, và rồi vào cuối năm 1878 có lệnh chuyển họ trở lại San Carlos.

            Victorio cầu xin các sĩ quan để dân mình sống trong xứ sở nơi họ đã sinh ra, nhưng khi ông nhận ra rằng sự van xin này là vô ích, ông la lên: “Các ông cứ mang đàn bà và trẻ con lên xe ngựa, nhưng đàn ông chúng tôi không đi!”

            Victorio và khoảng 80 chiến binh chạy vào Núi Mimbre để trải qua một mùa đông khắc nghiệt xa cách gia đình mình. Vào tháng hai, 1878, Victoria và một ít người đến Ojo Caliente và xin đầu hàng nếu Quân đội trả lại gia đình họ từ San Carlos. Quân đội hoãn lại quyết định của mình trong vài tuần, rồi cuối cùng tuyên bố là có thể thương thảo. Người Apache Suối Nước Nóng có thể sinh sống tại New Mexico, nhưng họ phải sống chung với người Mescalero ở Tularosa. Victorio đồng ý, và lần thứ ba trong hai năm ông và dân ông phải bắt đầu cuộc sống mới một lần nữa.

Vào mùa hè 1879 một vụ tố cáo ăn cắp ngựa và sát nhân được đưa ra để chống lại Victorio, và các nhà làm luật bước vào khu dành riêng để bắt giữ ông. Victoria trốn thoát, và lần này ông cương quyết không bao giờ đặt mình dưới lòng thương hại của người da trắng lần nữa. Ông tin tưởng rằng cái chết đã đánh dấu ông, và rằng người Apache sẽ tiêu vong trừ khi họ đánh trả như họ đã từng làm ở Mexico kể từ khi người Tây Ban Nha đến.

8.png

Dựng một căn cứ ở Mexico, Victorio bắt đầu chiêu mộ quân du kích “để đánh nhau mãi mãi” chống lại Hoa Kỳ. Trước khi hết năm 1879 ông có một băng chiến binh gồm 200 người Mescalero và Chiricahua. Để có ngựa và đồ tiếp tế họ đột kích vào các trang trại người Mễ, và rồi thực hiện những vụ xâm nhập táo bạo vào New Mexico và Texas, tàn sát các dân định cư khi gặp chúng, phục kích các lực lượng kỵ binh truy đuổi, và rồi phóng trở về bên kia biên giới.

            Khi cuộc chiến tiếp tục không ngừng, mối căm thù của Victorio thêm sâu nặng. Ông trở thành một sát thủ tàn bạo, tra tấn và phân thây nạn nhân của mình. Một số thuộc hạ xem ông là tên điên và rời bỏ ông. Thủ cấp ông được treo giá 3,000 đô la. Cuối cùng quân đội Hoa Kỳ và Mexico trong một nỗ lực hợp tác lần theo dấu chân ông. Vào ngày 14/10, 1880, binh lính Mễ giăng bẫy được băng nhóm của Victorio ở vùng đồi Tres Castillos giữa Chiricahua và El Paso. Họ tàn sát 78 người Apache, trong đó có Victorio, và bắt 68 đàn bà và trẻ con. Khoảng 30 chiến binh tẩu thoát.

            Trong số những người tẩu thoát được có một chiến binh Mimbre đã qua tuổi 70. Tên ông là Nana. Ông đã đánh nhau với người da trắng nói tiếng Tây Ban Nha và người da trắng nói tiếng Anh từ lâu rồi ông không nhớ nữa. Trong đầu óc Nana cuộc kháng cự không thể nào kết thúc được. Ông sẽ chiêu mộ một đạo quân du kích khác, và nguồn chiến binh tốt nhất là từ khu dành riêng, nơi đó hàng trăm người trẻ bị gò bó không có gì làm. Trong mùa hè 1881 người Apache mặt thẹo và nhăn nheo này băng qua Rio Grande với một nhóm người ít ỏi đi theo. Trong không đầy một tháng họ đánh nhau đến tám trận, bắt được 200 ngựa, và thoát chạy về Mexico với một ngàn kỵ binh đuổi theo bén gót. Các vụ đột kích của Nana không ở đâu gần Núi Trắng, nhưng người Apache ở đó đã nghe tin về những kỳ công táo bạo của họ, và Quân đội phản ứng bằng cách phái hàng trăm binh lính để canh chừng khu dành riêng.

            Vào tháng 9 người Chiricahua ở San Carlos báo động khi một toán kỵ binh biểu dương lực lượng gần trại của họ. Các tin đồn lan ra khắp nơi; người ta nói rằng Quân đội đang chuẩn bị bắt giữ tất cả thủ lĩnh đã từng là thù địch. Một đêm cuối tháng, Geronimo, Juh, Naiche, và khoảng 70 người Chiricahua lẻn ra ngoài Núi Trắng và phóng như bay về căn cứ Sierra Madre cũ của họ ở Mexico.

            Sáu tháng sau (Tháng 4, 1882), vũ trang đầy đủ, người Chiricahua trở lại Núi Trắng. Họ quyết tâm giải phóng tất cả dân mình và những người Apache khác muốn trở về Mexico với họ. Đó là một việc làm táo bạo. Họ phi nước đại đến trại của tù trưởng Loco và thuyết phục hầu hết những người Chiricahua và Apache Suối Nước Nóng còn lại di đến Mexico.

            Sáu đại đội ky binh do Đại tá George A. Forsyth săn đuổi ráo riết. (Ông đại tá này đã sống sót sau Trận Đánh Mũi Cao Bị Giết; xem chương 7.) Tại Hẽm núi Móng Ngựa, Forsyth bắt kịp người Apache đang trốn chạy, nhưng trong một hành động đánh tập hậu người Da Đỏ cầm chân binh lính đủ lâu cho lực lượng chủ lực vượt qua biên giới vào Mexico. Ở đây một tai họa thình lình giáng xuống một cách không ngờ. Một trung đoàn bộ binh Mễ đụng phải đạo quân Apache, tàn sát gần hết các đàn bà và trẻ con cưỡi ngựa đi đầu.

            Trong số các tù trưởng và chiến binh tẩu thoát được có Loco, Naiche, Chato, và Gerinimo. Cay đắng vì hàng ngũ cạn kiệt, họ đành phải gia nhập lực lượng với tù trưởng già Nana và đám du kích quân của ông. Đối với tất cả họ, đó là một cuộc chiến sống còn.

            Mỗi biến động mới nhất ở Núi Trắng đến kéo binh lính càng lúc càng đông. Họ tràn về mọi nơi – ở Đồn Thomas, Đồn Apache, Đồn Bowie – và mỗi lần tăng viện là mỗi lần khiến người Apache trong khu dành riêng thêm bức xúc, nhiều người trốn về Mexico hơn, dọc đường đi họ đột kích các trang trại.

            Để đem lại trật tự cho tình hình hỗn loạn, Quân đội một lần nữa triệu tập Tướng Crook – một con người hoàn toàn khác với kẻ mà 10 năm trước đã rời Arizona đi ra bắc để đánh dẹp bộ tộc Sioux và Cheyenne. Ông đã học được từ họ và từ người Ponca trong vụ án xét xử Gấu Đứng là người Da Đỏ cũng là con người, một quan điểm hầu hết các sĩ quan đồng nghiệp của ông chưa chấp nhận.

            Vào ngày 4/9/1882, Crook nhận quyền chỉ huy của Phòng Arizona tại Doanh trại Whipple, và rồi vội vã đến khu dành riêng Núi Trắng. Ông họp hội đồng với người Apache tại San Carlos và Đồn Apache; ông chọn ra những cá nhân da đỏ và bàn bạc riêng với họ. “Tôi lập tức khám phá ra rằng một cảm nghĩ chung của các băng nhóm Apache là không tin cậy dân tộc chúng ta,” ông báo cáo. “Thật khó khăn để kêu gọi họ nói ra, nhưng một khi mối nghi ngại của họ tan biến họ đối thọai với tôi rất thoải mái. Họ bảo tôi. . . là họ đã mất lòng tin vào mọi người, và không biết phải tin tưởng ai hoặc tin tưởng điều gì; rằng họ liên tục phải lắng nghe những nhóm người vô trách nhiệm, rằng họ bị tước vũ khí, rằng họ bị binh lính trong khu dành riêng tấn công, và bị đuổi khỏi xứ sở họ; và rằng họ nhanh chóng đi đến kết luận là đàn ông thà chết trong chiến đấu còn hơn là bị tiêu diệt.” Crook tin chắc một điều là những người Apache trong khu dành riêng “không chỉ có lý do hợp lý nhất để phàn nàn, mà còn bộc lộ một sự chịu đựng bền bĩ khi vẫn duy trì hòa bình.”

9.png

Ngay từ đầu cuộc điều tra ông đã phát hiện ra là người Da Đỏ bị ăn chận “các khẩu phần của họ và những hàng hóa mà nhà nước cung cấp cho họ, bởi những cán bộ bẩn thỉu và những tên da trắng vô lương tâm khác.” Ông tìm ra nhiều chứng cứ là người da trắng đang toan tính kích động người Apache để họ nổi loạn và bị tống khứ ra khỏi khu dành riêng để họ mặc tình chiếm đất.

            Crook ra lệnh loại bỏ ngay lập tức tất cả tên da trắng chiếm đất và dân khai mỏ khỏi khu dành riêng, và rồi yêu cầu sự hợp tác toàn diện từ Văn phòng Da Đỏ cho việc cải cách. Thay vì buộc phải sống gần San Carlos hoặc Đồn Apache, các băng nhóm khác nhau được ban quyền chọn bất kỳ phần nào trong khu dành riêng để xây cất nhà cửa và trang trại. Những hợp đồng cỏ khô giao cho người Apache thay vì cho nhà thầu da trắng; Quân đội sẽ mua số lượng bắp và hoa màu dư thừa mà người Da Đỏ trồng trọt, và trả bằng tiền mặt. Họ sẽ được kì vọng tự quản, tái tổ chức đội cảnh sát và tòa án xét xử riêng như dưới thời Clum. Crook hứa họ sẽ không nhìn thấy tên lính nào trên khu dành riêng trừ khi họ thấy không thể tự mình kiểm soát được.

            Lúc đầu người Apache hoài nghi. Họ nhớ những đường lối khắc nghiệt mà Crook tiến hành ngày trước khi ông là Sói Xám săn đuổi Cochise và người Chiricahua, nhưng họ sớm phát hiện ra là ông có thành ý. Khẩu phần trở nên đầy đủ hơn, cán bộ và nhà buôn không còn gạt gẫm, không có binh lính để hoạnh hẹ họ, và Sói Xám cổ vũ họ phát triển đàn gia súc và tìm kiếm những vùng đất tốt hơn để canh tác bắp và đậu. Một lần nữa họ lại được tự do, miễn là ở trong phạm vi của khu dành riêng.

            Nhưng họ không thể quên người thân đang thực sự tự do ở Mexico, và lúc nào cũng có một ít người trẻ lẻn đi về nam, một ít quay về với những tin tức hấp dẫn về phiêu lưu và vui chơi.

            Crook cũng nghĩ nhiều đến người Chiricahua và Apache Suối Nước Nóng ở Mexico. Ông biết rằng chỉ là vấn đề thời gian rồi thì thế nào họ cũng cướp phá rồi trở lại bên kia biên giới, và ông biết mình phải chuẩn bị cho việc đó. Chính phủ Hoa Kỳ gần đây đã ký một thỏa ước với chính phủ Mễ cho phép binh lính của mỗi quốc gia được vượt qua biên giới để truy đuổi những người Apache thù địch. Ông sẵn sàng lợi dụng thỏa ước này, hy vọng rằng làm như thế ông có thể giữ cho dân chúng Arizona và New Mexico khỏi bắt buộc ông gây chiến.

            “Rất thường xảy ra trường hợp,” Crook nói, “các báo chí biên giới gieo rắc mọi loại tin tức thổi phồng và ngụy tạo về người Da Đỏ; sau đó chúng được in lại trên các báo danh tiếng và có lượng phát hành cao, trong nhiều bang trong xứ, trong khi về phía người Da Đỏ hiếm khi có ai nghe tiếng nói của họ. Thế rồi khi những vụ bạo động xảy ra sự chú ý của công chúng chĩa vào người Da Đỏ, chỉ có tội ác và sự tàn bạo của họ bị kết án, trong khi những người mà sự bất công của chúng đã đẩy họ vào đường cùng lại thoát tội và thường là những tên lớn tiếng tố cáo nhất. Không ai biết sự thật này tốt hơn người Da Đỏ, do đó ta có thể tha thứ họ khi họ không thấy công lý ở một chính quyền chỉ biết trừng trị họ, trong khi cho phép người da trắng cướp bóc họ tùy ý muốn.”

            Ý tưởng về một cuộc chiến du kích khác với người Apache khởi dậy sự ghê tỡm cùng cực trong Crook. Ông hiểu rằng gần như là không thể xoa dịu họ trong cái xứ sở khắt khe nơi chỉ biết mỗi việc đánh dẹp. “Với tất cả mối quan tâm cao nhất chúng ta không đủ lý lẽ để đánh họ,” ông thú nhận một cách thẳng thắn. “Chúng ta đáng khiển trách, với tư cách một quốc gia, cho điều kiện tồn tại của vấn đề. Theo đó chúng ta phải thỏa mãn họ rằng từ đây về sau họ sẽ được đối xử công bằng, và được bảo vệ khỏi những vi phạm của người da trắng.”

            Crook tin tưởng rằng ông có thể thuyết phục Geronimo và những thủ lĩnh du kích có thành ý khác – không đánh nhau với họ mà nói chuyện với họ. Nơi tốt nhất cho việc này sẽ ở một trong các căn cứ ở Mễ của họ, nơi đó không có bọn kêu gào chiến tranh với người da đỏ hoặc các tờ báo loan tin vịt nhằm kích động cuộc chiến chiếm đất, thu lợi nhuận.

            Trong khi ông đợi một cuộc đột kích biên giới để có cớ đi vào Mexico, Crook âm thầm tổ chức “lực lượng viễn chinh” của mình. Nó gồm khoảng 50 chiến sĩ tinh nhuệ được tuyển chọn kỹ lưỡng và các thông dịch viên dân sự, và khoảng 200 chiến binh trẻ Apache từ khu dành riêng, nhiều người trong số đó một thời là những kẻ đột kích ở Mexico. Trong những tuần đầu 1883 ông di chuyển một bộ phận của lực lượng này xuống các đường ray của Hỏa xa Nam Thái bình dương, băng qua Arizona cách biên giới khoảng 50 dặm. Vào ngày 21/3 ba tù trưởng nhỏ – Chato, Chihuahua, và Bonito – đột kích một trại mỏ gần Tombstone. Ngay khi Crook hay được tin này ông bắt đầu chuẩn bị khâu cuối cùng để vào Mexico. Tuy nhiên, phải mất nhiều tuần liền các thám báo của ông mới tìm được vị trí của trại căn cứ người Chiricahua tại Sierra Madres ở Mexico.

            Trong Mùa Cỏ Xanh Thẫm (Tháng 5), Geronimo cầm đầu một trận đột kích vào các trang trại Mễ để cướp gia súc. Các binh lính Mễ rượt đuổi họ, nhưng Geronimo mai phục binh lính, trừng trị họ thẳng tay, rồi tẩu thoát. Khi người Apache trở lại căn cứ của mình, một người đàn ông ở lại bảo vệ gặp Geronimo và bảo ông rằng Sói Xám (Crook) đã chiếm trại và bắt hết đàn bà và trẻ con.

            Jason Betzinez, một anh em họ của Geronimo đang đi với nhóm Apache, sau đó kể về chuyện bằng cách nào Geronimo chọn hai chiến binh lớn tuổi hơn đi xuống với lá cờ hưu chiến và tìm ra mục đích chuyến đi của Sói Xám. “Thay vì trở lại nơi Geronimo đứng,” Betzinez nói, “hai người đàn ông đi xuống sườn núi và gọi tất cả chúng tôi đi xuống. . . Các chiến binh đi xuống sườn núi, đi tới lều của Tướng Crook, tại đó, sau một buổi họp dài giữa các thủ lĩnh, tất cả chúng tôi đầu hàng vị tướng.”

            Thật ra Gerinimo nói chuyện tất cả ba buổi với Crook trước khi đi đến thỏa thuận. Thủ lĩnh Apache tuyên bố rằng ông lúc nào cũng mong muốn hòa bình nhưng đã bị người da trắng xấu đối xử tàn tệ ở San Carlos. Crook đồng ý là điều này chắc chắn không sai, nhưng nếu Geronimo muốn trở lại khu dành riêng Sói Xám sẽ bảo đảm ông được đối xử tử tế. Tất cả người Chiracahua trở về, tuy nhiên, phải canh tác và chăn nuôi để mưu sinh. “Tôi không tịch thu vũ khí của các ông,” Crook nói thêm, “vì tôi không sợ ông.”

            Geronimo thích kiểu cách thẳng thừng của Crook, nhưng khi vị tướng thông báo là ông phải đưa đạo quân của mình trở lại Arizona trong một hai ngày tới, Geronimo quyết định thử ông, để biết chắc Crook có thực sự tin cậy mình hay không. Thủ lĩnh Apache nói là phải cần vài tháng để thu gom tất cả người của mình. “Tôi sẽ ở lại đây,” ông nói, “cho đến khi tôi đã gom đủ đến người đàn ông, đàn bà, và trẻ con Chiricahua cuối cùng.” Chato cũng sẽ ở lại để phụ giúp ông. Cùng với nhau họ sẽ mang tất cả dân họ về San Carlos.

            Trước sự ngạc nhiên của Geronimo, Crook đồng ý đề nghị này. Vào ngày 30 tháng 5 đạo quân xuất phát hướng bắc. Với họ là 251 đàn bà và trẻ con và 123 chiến binh, bao gồm Loco, Mangas (con trai của Mangas Colorado), Chihuahua, Bonito, thậm chí già Nana nhăn nheo – tất cả thủ lĩnh chiến tranh trừ Geronimo và Chato.

            Tám tháng trôi qua, và rồi bây giờ đến lúc Crook phải ngạc nhiên. Đúng như đã nói, Geronimo và Chato vượt biên giới vào tháng 2, 1884, và được hộ tống về San Carlos. “Khổ thay, Geronimo phạm sai lầm khi dẫn theo ông một đàn lớn gia súc đã ăn cắp từ người Mễ,” Jason Betzinez nói. “đối với Geronimo việc này hình như là thích đáng, vì nhờ đó ông tiếp tế được lương thực cho dân ông. Nhưng giới thẩm quyền Mexico lại nghĩ khác. Họ tịch thu đàn gia súc của Geronimo. Sói Xám trung thực ra lệnh bán đàn gia súc, và rồi ông trả lại số tiền 1,762.50 đô la cho chính quyền Mễ để trả lại cho khổ chủ bị lấy cắp gia súc.

            Trong hơn một năm Tướng Crook có thể huênh hoang tuyên bố rằng “không một vi phạm hoặc phá phách thuộc bất kỳ hình thức nào” do người Da Đỏ ở Arizona và New Mexico làm ra. Geronimo và Chato cạnh tranh nhau phát triển các nông trại của mình, và Crook theo dõi sát sao cán bộ của họ để đưa ra những đồ tiếp tế cần thiết. Bên ngoài khu dành riêng và đồn lính, tuy nhiên, râm ran những lời chỉ trích là Crook quá dễ dãi đối với người Da Đỏ; báo chí mà ông đã kết án là “gieo rắc mọi loại tin tức thổi phồng và ngụy tạo về người Da Đỏ” giờ quay ra tấn công ông. Một số kẻ buôn tin đồn thậm chí còn đi quá xa khi phao tin Crook đã đầu hàng Geronimo ở Mexico và đã thương thảo với thủ lĩnh Chiricahua để cứu mạng sống. Về phần Geronimo, họ biến ông ta thành ác quỉ, chế tác đủ mọi chuyện tàn bạo do ông làm và kêu gọi dân quân treo cổ ông nếu chính quyền không xét xử. Mickey Free, thông dịch viên chính thức của Chiricahua, kể Geronimo về những chuyện đăng báo này. “Khi một người nỗ lực làm điều đúng đắn,” ông bình luận, “những chuyện như thế không nên đăng trên báo.”

            Sau Thời Điểm Trồng Bắp (mùa xuân 1885), người Chiricahua đâm ra buồn chán. Chỉ có ít việc cho bọn đàn ông làm như lãnh khẩu phần, đánh cá, cải lộn, đi rảo, và uống loại bia tiswin. Tiswin bị cấm ở khu dành riêng, nhưng người Chiricahua có nhiều bắp để nấu thứ rượu đó, và uống ruợu bắp là một trong ít thú tiêu khiển của ngày xưa còn truyền lại cho họ.

            Vào đêm 17/5, Geronimo, Mangas, Chhuahua, và già Nana hơi say vì tiswin và quyết định đi về Mexico. Họ đi đến Chato để rủ ông ta đi theo, nhưng Chato tỉnh táo từ chối tham gia. Ông và Geronimo cãi nhau gay gắt, gần như đến độ phải kết thúc bằng vũ lực trước khi Geronimo và những người khác khởi hành. Trong nhóm có 92 đàn bà và trẻ con, 8 thiếu niên, và 34 đàn ông. Khi họ rời San Carlos, Geronimo cắt đường dây điện báo.

            Nhiều lý do được người da trắng lẫn Apache đưa ra giải thích chuyến bỏ đi đột ngột này trong khi mọi thứ ở khu dành riêng đều diễn ra êm đẹp. Một số cho rằng vì tác hại của tiswin; người khác nói là do những chuyện thêu dệt xấu xa về người Chiricahua khiến họ sợ bị bắt giữ. “Đã từng bị xiềng xích một lần trước đây khi băng nhóm được chở đến San Carlos,” Jason Betzinez nói, “một số quyết tâm không để tình trạng đó xảy ra lần nữa.”

            Geronimo sau đó giải thích như sau: “Một thời gian trước khi tôi bỏ đi, một người Da Đỏ tên Wadiskay nói chuyện với tôi. Y nói, ‘Họ đang định bắt giữ anh,’ nhưng tôi không để tâm đến lời y, vì mình không làm gì sai quấy; vợ của Mangas, Huera, bảo tôi là họ chuẩn bị bắt tôi và Mangas nhốt trong nhà bảo vệ, và tôi được biết từ các binh lính Mỹ cà Apache, từ Chato, và Mickey Free, là người Mỹ sắp sửa bắt giữ tôi và treo cổ tôi, vì thế tôi bỏ đi.”

            Việc trốn thoát của nhóm Geronimo băng qua Arizona là một dấu hiệu để các tin đồn tuôn tràn. Các báo chí chạt tít trên trang nhứt: NGƯỜI APACHE TRỐN RỒI! Chỉ nội chữ “Geronimo” cũng trở thành một tiếng kêu đòi nợ máu. Bọn nhà thầu, thấy đây là cơ hội cho một chiến dịch quân sự tạo ra lợi nhuận, kêu gọi Tướng Crook nhanh chóng đưa binh lính đến bảo vệ những công dân da trắng không thể tự vệ trước bọn Apache hiếu sát. Geronimo, tuy nhiên, đang tuyệt vọng cố lẫn tránh đụng độ với công dân da trắng; ông chỉ muốn đưa nhanh người của mình băng qua biên giới đến nơi trú ẩn cũ Sierrs Madre. Trong hai ngày đêm người Chiricahua cưỡi ngựa không nghỉ. Trên đường đi, Chihuahua đổi ý và tính quay về khu dành riêng. Binh lính truy đuổi bắt kịp Chihuahua, ép ông phải chiến đấu, và đẩy ông vào một con đường máu cướp bóc trước khi y có thể chạy vào Mexico. Mỗi vụ tấn công mà y vi phạm đều đổ tội cho Geronimo, vì ít có người Arizona nào biết Chihuahua.

            Trong khi đó Crook cố tìm cách tránh sử dụng chiến dịch quân sự ồ ạt mà dư luận và giới chính trị gia ở Washington đòi hỏi. Ông biết rằng sự thỏa thuận cá nhân là cách duy nhất để thương thảo với ba chục chiến binh Apache. Vì lợi ích của công dân khu vực, tuy nhiên, ông ra lệnh cho một ít kỵ binh lấy ra từ mỗi đồn dưới sự chỉ huy của ông, nhưng ông nhờ cậy hoàn toàn vào các thám báo Apache tin cẩn của ông. Ông vui mừng vì Chato và con trai thứ của Cochise, Alchise, cả hai đều tình nguyện đi tìm Geronimo.

            Khi mùa thu đến gần, rõ ràng lần nữa Crook phải băng qua biên giới vào Mexico. Lệnh ông nhận được từ Washington thật rõ ràng: giết hết bọn trốn chạy hoặc bắt chúng đầu hàng vô điều kiện.

            Lúc này người Chiricahua đã phát hiện ra những đơn vị Quân đội Mễ đang chờ đợi họ ở Sierra Madres. Bị kẹp giữa người Mễ chỉ muốn tàn sát họ và người Mỹ muốn bắt họ làm tù binh, Geronimo và các thủ lĩnh khác cuối cùng quyết định nghe lời Chato và Alchise.

            Vào ngày 25/3/1886, người Apache “thù địch” đến gặp Crook cách biên giới ở Canon de los Embudos một ít dặm. Sau ba ngày chuyện trò tình cảm, người Chiricahua đồng ý đầu hàng. Crook bèn bảo họ là họ phải đầu hàng vô điều kiện, và khi họ hỏi điều đó có nghĩa là gì, ông bảo họ thẳng thắn là chắc chắn họ sẽ bị giải đi rất xa về miền đông, đến Florida, làm tù nhân. Họ trả lời rằng họ sẽ không đầu hàng trừ khi Sói Xám hứa là họ được trở về khu dành riêng của mình sau hai năm ở tù. Crook cân nhắc về đề nghị này và ông thấy cũng công bình. Tin tưởng rằng mình có thể thuyết phục Washington một án đầu hàng như thế còn tốt hơn là không đầu hàng, ông đồng ý.

            “Tôi xin nộp mình cho ngài,” Geronimo nói. “Ngài muốn làm gì tôi thì làm. Tôi đầu hàng. Trước đây tôi đi đây đó như gió. Nhưng bây giờ thì tôi đầu hàng với ông và thế thôi.”

            Alchise khép lại hội đồng với một lời cầu xin với Crook hãy thương xót cho những anh em Chiricahua trốn chạy của anh. “Giờ đây họ đều là những người tốt và tôi vui mừng vì họ đã đầu hàng. Được rồi, ngài sẽ đi trước tới Đồn Bowie; tôi muốn ngài sẽ mang đi trong túi ngài những gì ngài nói hôm nay.”

            Tin rằng người Chiricahua sẽ đến Đồn Bowie với toán thám báo của mình, Crook vội vã đi về đó để điện báo cho Văn phòng Chiến tranh ở Washington về những điều kiện mà ông đã hứa với các tù trưởng Chiricahua. Trước nỗi thất vọng của ông, ông nhận được điện trả lời: “Không thể chấp thuận việc đầu hàng của những kẻ thù địch với điều kiện giam giữ hai năm ở miền Đông rồi được tha về khu dành riêng.” Sói Xám đã đưa ra một lời hứa khác mà ông không thể giữ. Rồi ông nhận được thêm một cú đấm choáng váng, ngày hôm sau ông nghe tin Geronimo và Naiche đã bứt đi khỏi đạo quân một ít dặm bên dưới Đồn Bowie và chạy trốn về Mexico. Một nhà buôn quỷ quyệt đã ép họ quá chén bằng rượu uýt ki rồi nói láo với họ là các công dân da trắng ở Arizona sẽ chắc chắn treo cổ họ nếu họ trở về. Theo Jason Betzinez, Naiche say xỉn và bắn một phát vào không trung. “Geronimo tưởng rằng đã có đánh nhau với binh lính. Ông và Naiche tháo chạy, dẫn theo khoảng 30 bộ hạ.” Có lẽ không chỉ vì chuyện đó. “Tôi sợ bị phản bội,” Geronimo thổ lộ sau đó, “và khi chúng tôi ngờ vực, chúng tôi quay lại.” Naiche sau đó bảo Crook: “Tôi sợ mình sẽ bị mang đi đâu đó mà tôi không thích; đến nơi nào đó không quen. Tôi cho rằng tất cả ai bị giải đi sẽ chết. . . Tôi tự nghĩ ra điều ấy. Chúng tôi bàn bạc với nhau về chuyện đó. Chúng tôi say. . . vì có nhiều rượu uýt ki ở đó quá và chúng tôi quá chén.”

            Kết cục là Bộ Chiến tranh khiển trách gay gắt Crook vì lơ là, đưa ra những điều khoản đầu hàng khi chưa được phép, và có thái độ dễ dãi với người Da Đỏ. Ông lập tức xin từ chức và được thay thế bởi Nelson Miles (Áo Gấu), một thiếu tướng hăm hở muốn thăng chức.

            Áo Gấu lên nắm quyền vào ngày 12/4/1886. Với đầy đủ sự ủng hộ từ Bộ Chiến tranh, y nhanh chóng đưa 5,000 binh lính ra chiến trường (khoảng một phẩn ba lực lượng chiến đấu của Quân đội). Y cũng có 500 thám báo Apache, và hàng ngàn dân quân. Y tổ chức một đạo quân can thiệp nhanh gồm kỵ binh và một hệ thống bao quát các máy quang báo để truyền các thông điệp bằng tia sáng qua lại băng qua Arizona và New Mexico. Kẻ thù mà lực lượng quân sự hùng mạnh này sẽ trấn áp là Geronimo và “đạo quân” của ông gồm 24 chiến binh, mà trong suốt mùa hè 1886 cũng bị truy đuổi liên tục bởi hàng ngàn binh lính của Quân đội Mễ.

            Cuối cùng chính Mũi To (Trung úy Charles Gatewood) và hai thám báo Apache, Martine và Kayitah, đã tìm được Geronimo và Naiche ẩn nấp trong một hẽm núi của Sierrs Madres. Geronimo đặt súng trường xuống và bắt tay với Mũi To, điềm tĩnh hỏi về tình hình của người dân Chricahua. Gatewood bảo ông rằng những người Chiricahua nào đầu hàng đã được chở về Florida. Nếu Geronimo đầu hàng Tướng Miles, ông cũng sẽ chắc chắn giải về Florida với họ.

            Geronimo muốn biết mọi điều về Tướng Áo Gấu Miles. Tiếng nói của y gắt gỏng hay dễ chịu? Y tàn ác hay tốt bụng? Y nhìn thẳng vào mắt anh hay nhìn xuống đất khi nói chuyện? Y có giữ lời không? Rồi ông nói với Gatewood: “Chúng tôi muốn nghe lời khuyên của anh. Nếu ở trường hợp như chúng tôi người Apache chứ không phải người da trắng, anh sẽ khuyên tôi thế nào?”

            “Tôi tin cậy Tướng Miles và nghe lời ông ta,” Gatewood trả lời.

            Và thế là Geronimo đầu hàng lần cuối cùng. Cha Lớn ở Washington (Grover Cleveland), người tin mọi chuyện trong báo về thành tích bất hảo của Geronimo, đề nghị treo cổ ông. Nhưng những lời cố vấn từ những người biết rõ hơn đã thắng thế, và Geronimo cùng các chiến binh của mình được chở về Đồn Marion, Florida. Ông thấy hầu hết những người bạn của mình đều chết ở đó trong vùng đất ấm và ẩm không như xứ sở cao khô ráo nơi họ ra đời. Hơn 100 người chết vì bệnh lao phổi. Chính quyền lấy tất cả con cái họ và mang đến Trường Da Đỏ ở Carlisle, Pennsylvania, và hơn 50 trẻ chết ở đó.

            Không chỉ những kẻ “thù địch” mới bị đưa đi đến Florida, mà những “bạn bè”, trong đó có các thám báo đã từng làm việc cho Crook, kể cả Martine và Kayitah, người đã giúp đỡ Mũi To Gatewood tìm ra nơi ẩn náu của Geronimo.

            Nhưng họ không đơn độc. Eskiminzin của bộ tộc Arapaho, mà giờ đã được độc lập về mặt kinh tế nhờ vào trang trại Gila của mình, bị bắt giữ vì tội giao tiếp với một kẻ sống ngoài vòng pháp luật tên là Apache Kid. Eskiminzin và 40 người Arapaho sống sót được chở đến sống với người Chiricahua ở Florida. Sau đó, tất cả những kẻ bị lưu đày này được chuyển đến Doanh trại Núi Vernon, Alabama.

            Nếu không nhờ những nỗ lực của một ít người bạn da trắng như George Crook, John Clum, và Hugh Scott, người Apache sẽ sớm bị đẩy xuống lòng đất tại địa điểm sốt rét hoành hành trên Sông Mobile. Vượt qua những chống đối của Áo gấu Miles và Bộ Chiến tranh, họ thành công trong việc đưa được Eskiminzin và người Arapaho trở về lại San Carlos. Các công dân của Arizona, tuy nhiên, từ chối chấp nhận người Chiricahua của Geronimo ở lại trong bang mình. Khi người Kiowa và Comanche nghe tin này, họ mời những kẻ thù cũ của mình Apache đến ở trên một phần đất trong khu dành riêng của họ. Vào năm 1894 Geronimo mang những người bị lưu đày còn sống sót đến Đồn Sill. Khi ông chết ở đó vào năm 1909, vẫn còn là tù binh, ông được chôn cất trong nghĩa trang Apache. Một giai thoại còn truyền lại cho rằng không lâu sau đó di cốt của ông được bí mật lấy đi và mang về đâu đó ở Tây nam – có lẽ đến vùng Mogollons, hoặc Núi Chiricahua, hoặc sâu trong vùng Sierra Madres của Mexico. Ông là vị tù trưởng Apache cuối cùng.   

18 . Vũ Điệu của những Linh Hồn

1887 – Ngày 4 tháng 2, Quốc hội Mỹ thành lập Ủy ban Thương mại Liên bang để qui hoạch tuyến đường sắt. Ngày 21 tháng 6, Anh làm lễ kỷ niệm 50 năm trị vì của Nữ hoàng Victoria. Ngày 2-4 tháng 7, các cựu binh Liên minh và Liên bang họp mặt nhau ở Gettysburg.

1888 – Ngày 14 tháng 5, Brazil bãi bỏ chế độ nô lệ. Ngày 6 tháng 11, Grover Cleveland nhận nhiều số phiếu phổ thông hơn Benjamin Harrison, nhưng Harrison đắc cử Tổng thống do số phiếu cử tri đoàn.

1889 – Ngày 4 tháng 3, Benjamin Harrison được tấn phong Tổng thống. Ngày 23 tháng 3, Tổng thống Harrison mở bang Oklahoma (trước đây là Lãnh địa Da Đỏ) cho người lập nghiệp da trắng. Ngày 31 tháng 3, Tháp Eiffel được hoàn thành ở Paris. Ngày 31 tháng 5, 5,000 người thiệt mạng trong trận lụt Johnstown. Ngày 2-11 tháng 11, Nam và Bắc Dakota, Montana, và Washington trở thành các bang của Liên bang.

1890 – Ngày 25 tháng 1, Nellie Bly thắng cuộc đua vòng quanh thế giới trong 72 ngày, 6 giờ, và 11 phút. Ngày 1 tháng 6, dân số Hoa Kỳ đạt mốc 62,622,250. Ngày 3-10 tháng 7, Idaho và Wyoming trở thành bang thứ 43 và 44 của Liên bang.

 

Nếu một người mất vật gì đó và đi trở lại tìm kiếm cẩn thận thì y sẽ tìm lại được vật đó, và đó là điều mà người Da Đỏ hiện giờ đang làm khi họ xin các ông các điều mà các ông đã hứa hẹn trong quá khứ; và tôi không nghĩ họ lại bị đối xử như thú vật, và tôi đã lớn lên với cảm nhận đó. . . Tôi cảm thấy rằng xứ sở tôi đã mang một tiếng xấu, và tôi muốn nó có tiếng tốt; trước đây nó đã có tiếng tốt; và tôi đôi khi ngồi lại và tự hỏi ai đã làm cho nó mang tiếng xấu.

  • TATANKA YOTANKA (BÒ NGỒI)

 

Đất đai nơi đây là điều thân thương nhất trên mặt đất đối với chúng tôi. Người ta chiếm đoạt đất và làm giàu trên nó, và đối với người Da Đỏ chúng tôi điều quan trọng là phải giữ gìn nó.

  • SẤM TRẮNG

 

Tất cả người Da Đỏ phải nhảy múa, mọi nơi, tiếp tục nhảy múa. Mùa xuân sau Thần linh sẽ đến sớm. Người mang lại tất cả thú săn đủ mọi loại. Thú săn dày đặc ở mọi nơi. Tất cả những người Da Đỏ đã chết trở lại và sống lại. Tất cả họ đều khỏe mạnh như người trẻ, và trẻ lại lần nữa. Người Da Đỏ mù già sẽ nhìn thấy lại và trẻ lại và hạnh phúc. Khi Thần linh đến đây, rồi thì tất cả người Da Đỏ sẽ đi lên núi, cao vút tránh xa người da trắng. Người da trắng không thể làm hại người Da Đỏ được nữa. Rồi khi người Da Đỏ đã ở trên cao, trận lũ lớn sẽ đến và tất cả người da trắng sẽ chết chìm vì bị đuối nước. Sau đó, nước rút đi và không ai trừ người Da Đỏ có mặt khắp mọi nơi cùng với mọi loại thú dày đặc. Rồi thầy mo bảo người Da Đỏ gởi lời đến mọi người Da Đỏ khác hãy tiếp tục nhảy múa và thời hoàng kim sẽ đến. Người Da Đỏ không nhảy, không tin vào lời này, sẽ bé nhỏ lại, chỉ còn cao khoảng một bộ, và cứ như thế mãi. Một số họ sẽ bị biến thành gỗ và bị đốt cháy.

  • WOVOKA, TIÊN TRI CỦA BỘ TỘC PAIUTE

 

KHI NGƯỜI TETON SIOUX đầu hàng sau các cuộc chiến 1876-77, họ đã đánh mất xứ Sông Powder và Đồi Đen. Bước tiếp theo của chính quyền là thay đổi biên giới phía tây của khu dành riêng Sioux Lớn từ kinh tuyến 104 đến kinh tuyến 103, do đó đã cắt mất một dãy đất rộng 50 dặm tiếp giáp với Đồi Đen, và lấy thêm một vùng đất hình tam giác có giá trị giữa các ngã ba Sông Cheyenne. Năm 1877, sau khi chính quyền đuổi người Sioux ra khỏi Nebraska, tất cả đất còn lại của họ chỉ là một khối hình cái đe giữa kinh tuyến 103 và Sông Missouri – 35,000 dặm vuông mà các nhà trắc địa khi đánh dấu biên giới tin là thực sự vô giá trị.

            Một số viên chức nhà nước muốn thuyên chuyển tất cả người Teton đến Lãnh địa Da Đỏ; người khác muốn thành lập các cục quản lý cho họ dọc theo Sông Missouri. Sau khi Mây Đỏ và Đuôi Đốm chống đối mạnh mẽ, một thỏa ước cuối cùng đạt được. Người Oglala của Mây Đỏ được định cư trong góc tây nam của khu dành riêng Wazi Ahanhan, Dãy Đồi Thông. Tại đây các băng nhóm người Oglala dựng trại vĩnh viễn dọc theo các suối chảy về hướng bắc đến Sông Trắng – như Yellow Medicine, Đuôi Nhím, và Wounded Knee (Đầu Gối Bị Thương). Phía đông Dãy Đồi Thông, Đuôi Đốm và người Brule của ông định cư dọc theo Sông Trắng Nhỏ; cục quản lý của họ được đặt tên là Nụ Hồng. Đối với những bộ tộc Sioux còn lại bốn cục khác được thành lập – Brule Hạ, Suối Quạ, Sông Cheyenne, và Đá Dựng. Các cục sẽ tọa lạc ở đó gần như một thế kỷ, nhưng hầu hết 35,000 dặm vuông của khu dành riêng Sioux Lớn sẽ dần dần bị lấy đi khỏi tay người Da Đỏ.

            Khi người Teton định cư trong những ngôi làng mới, một làn sóng lớn dân di cư từ Bắc Âu tràn về đông Dakota, ép sát biên giới Sông Missouri của khu dành riêng Sioux Lớn. Tại Bismarck, trên Sông Missouri, một đường tàu hỏa hướng về tây bị chặn bởi khu dành riêng. Các dân định cư muốn đi đến Montana và vùng Tây bắc kêu gào phải xây đường xá băng qua khu dành riêng. Các tay đề xướng hi vọng sẽ mua được đất giá rẻ rồi bán lại cho dân di cư với lợi nhuận cao âm mưu phá vỡ khu dành riêng Sioux Lớn.

            Ngày xưa người Sioux chắc hẳn sẽ chiến đấu để ngăn bọn xâm phạm này ra khỏi lãnh địa, nhưng giờ họ không còn vũ khí, không ngựa, thậm chí không đủ ăn đủ mặc. Thủ lĩnh chiến tranh còn sống vĩ đại nhất của họ, Bò Ngồi, đang sống lưu đày ở Canada. Ông và ba ngàn thuộc hạ là người tự do, có vũ khí, và cưỡi ngựa. Một ngày nào đó họ có thể trở lại.

            Như Geronimo tự do ở Mexico, Bò Ngồi còn tự do ở Canada là mối hiểm họa cho chính quyền Hoa Kỳ, một tiềm năng đáng ngại của sự lật đổ. Quân đội đang nỗ lực điên cuồng để cưỡng chế thủ lĩnh bộ tộc Hunkpapa này trở về vòng kiểm soát của họ. Cuối cùng, vào tháng 9, 1877, Bộ Chiến tranh sắp xếp với chính quyền Canada cho Tướng Alfred Terry và một ủy ban đặc biệt băng qua biên giới dưới sự hộ tống của Cảnh sát kỵ binh Hoàng gia Canada và đi đến Đồn Walsh. Ở đó Terry gặp Bò Ngồi và hứa sẽ ân xá ông hoàn toàn, với điều kiện ông phải nộp mọi thứ vũ khí và ngựa và dẫn người của mình trở lại cục quản lý Hunkpapa ở Đá Dựng trong khu dành riêng Sioux Lớn.

            Mới đầu Bò Ngồi miễn cưỡng phải tiếp Một Sao Terry. “Nói chuyện với những người Mỹ này không ích lợi gì,” ông bảo Ủy viên James MacLeod của Cảnh sát Canada. “Họ toàn là bọn nói dối, ông không thể tin vào thứ gì họ nói.” Chỉ nhờ sự thúc giục của Ủy viên, vốn mong muốn Bò Ngồi ra khỏi xứ Canada, mới cuối cùng thuyết phục được thủ lĩnh Hunkpapa đến Đồn Walsh vào ngày 17/10 để họp.

            Một Sao Terry mở đầu buổi họp bằng lời phát biểu ngắn. “Băng của ông,” y nói với Bò Ngồi, “là băng duy nhất chưa đầu hàng. . . Chúng tôi từ hàng trăm dặm đến đây để mang đến ông một thông điệp từ Cha Lớn, ngài, như tôi đã từng nói với ông, luôn mong ước được sống hòa bình với tất cả dân tộc của ngài. Màu của người da trắng và da đỏ đã đổ nhiều tồi. Giờ đã đến lúc phải ngừng lại.”

            “Chúng tôi có làm gì đâu mà ông bảo tôi phải ngừng lại?” Bò Ngồi vặn lại. “Chúng tôi đã không làm gì. Chỉ là người bên phía các ông đã khởi đầu mọi chuyện tác tệ. Chúng tôi không thể đi nơi đâu khác, nên đành phải cư trú tại xứ này. . . Tôi muốn biết tại sao ông đến đây. . .Ông đến để nói dối tiếp, và chúng tôi không muốn nghe thêm nữa. Tôi không muốn thứ ngôn ngữ đó sử dụng với tôi, tức là không được nói dối trong ngôi nhà của Mẹ Lớn [tức Nữ hoàng Victoria của Anh, cũng là của Canada] của tôi. Ông đừng nói nữa. Hãy trở về nơi ông đã xuất phát. . . Phần đất mà các ông cho tôi các ông đã đuổi tôi ra. Tôi giờ đã đến đây để ở lại với những người này và tôi dự định sẽ ở lại đây.”

            Bò Ngồi để vài người thuộc hạ nói; tất cả lời phát biểu đều củng cố nhận định của ông. Sau đó ông làm một việc bất thường; ông giới thiệu một phụ nữ vào hội đồng, Người-Nói-Chỉ-Một-Lần. Một số người Da Đỏ sau đó nói rằng đó là một sỉ nhục cố ý đối với Terry, khi cho phép một phụ nữ nói trong hội đồng với một vị khách. “Tôi đã ở bên xứ sở các ông,” cô nói với Terry. “Tôi muốn nuôi dưỡng con cái ở đó, nhưng các ông không cho tôi thời gian. Tôi đi qua xứ này để nuôi dưỡng con cái tôi và hưởng được chút ít bình an.  Đó là tất cả những gì tôi muốn nói với các ông.”

            Sau khi buổi họp chấm dứt, Một Sao Terry biết rằng có nói thêm nữa cũng vô ích. Hi vọng cuối cùng của y là Ủy viên MacLeod. MacLeod thông báo với Bò Ngồi là chính quyền Nữ hoàng xem ông là một người Da Đỏ gốc Mỹ đã đến Canada trú ngụ, và ông không thể nhận mình là người Da Đỏ gốc Anh. “Ông không thể trông mong gì từ chính quyền của Nữ hoàng,” Ủy viên nói, “trừ ra được che chở bao lâu mà ông xử sự đàng hoàng. Hi vọng duy nhất của ông là bò rừng, và nguồn lương thực này chỉ vài năm nữa là cạn kiệt. Ông không được vượt qua biên giới với những ý định thù địch. Nếu ông vi phạm, thì không chỉ người Mỹ là kẻ thù của ông, mà cả lực lượng cảnh sát của chính quyền Anh.

            Không điều gì MacLeod nói thay đổi được quyết định của Bò Ngồi. Ông sẽ ở lại đất của Mẹ Lớn.

            Sáng hôm sau, Một Sao Terry trở về Hoa Kỳ. “Sự hiện diện của bộ phận lớn người Da Đỏ này, thù địch gay gắt với chúng ta, ở ngay sát biên giới,” y cảnh báo với Bộ Chiến tranh, “là một mối đe dọa thường trực cho hòa bình của các lãnh địa Da Đỏ của chúng ta.”

            Băng nhóm lưu đày của Bò Ngồi ở lại Canada bốn năm, và nếu chính quyền Canada hợp tác hơn, có thể họ sẽ sống ở đó đến suốt đời trên đồng bằng Saskatchewan. Tuy nhiên, ngay từ đầu, chính quyền của Nữ hoàng xem Bò Ngồi là một kẻ gây rối tiềm năng, cũng như một vị khách tốn kém, vì phải có thêm cảnh sát kỵ binh được giao nhiệm vụ canh chừng ông. Đôi khi ông là mục tiêu của những trò đùa nghị viện. Vào ngày 18/2/1878, một thành viên của Hạ viện Canada đặt câu hỏi chính phủ phải bổ sung bao nhiêu ngân sách cho việc Bò Ngồi vượt biên giới vào Canada.”

            Ngài John MacDonald: Tôi không thấy làm sao mà Bò Ngồi có thể vượt biên giới được.

            Ông McKenzie: Không, trừ khi ông ta đứng dậy.

            Ngài John: Thế thì ông ta không phải là Bò Ngồi.

 

            Thật ra chính phủ Canada không hỗ trợ bất cứ thứ gì, ngay cả thức ăn và quần áo; và trong những mùa đông băng giá, người Da Đỏ Hunkpapa phải chịu đựng vì thiếu nơi trú ẩn và chăn mền. Thú săn thì hiếm hoi, và không đủ thịt, hoặc da để may quần áo và lều tepee. Nỗi nhớ nhà hình như ảnh hưởng tới người trẻ hơn những người già. “Chúng tôi bắt đầu cảm thấy nhớ nhà và quê hương nơi chúng tôi từng được hạnh phúc,” một chàng trai Oglala nói. Khi mùa màng trôi qua, một ít gia đình đói kém và tả tơi giạt về nam băng qua biên giới xin đầu hàng tại những cục quản lý Sioux ở Dakota.

            Bò Ngồi xin người Canada cấp cho họ một khu dành riêng nơi họ có thể tự túc được, nhưng người ta lặp đi lặp lại với ông rằng ông không phải thần dân Anh và do đó không được hưởng qui chế đất dành riêng. Trong mùa đông khắc nghiệt 1880, nhiều ngựa của người Sioux chết cứng trong một cơn bão tuyết, và khi mùa xuân đến nhiều người lưu đày hơn lại bắt đầu lội bộ về nam. Một vài người phó trung thành nhất của Bò Ngồi, trong đó có Mật và Vua Quạ, không chịu nỗi cũng đi về khu dành riêng Sioux Lớn.

            Cuối cùng, vào ngày 19/7/1881, Bò Ngồi và 186 thuộc hạ còn lại của ông vượt biên và cưỡi ngựa vào Đồn Buford. Ông đang mặc một áo sơ-mi bằng vải calico tả tơi, một đôi xà cạp tồi tàn, và một tấm chăn cáu bẩn. Ông trông già sọp và quy phục khi ông nộp khẩu Winchester cho sĩ quan chỉ huy. Thay vì đưa ông đến cục quản lý Hunkpapa ở Đá Dựng, Quân đội bẽ gãy lời hứa ân xá cho ông và giữ ông tại Đồn Randall như một tù binh.

            Vào cuối hè 1881, sự trở về của Bò Ngồi bị lấn át bởi tin Đuôi Đốm bị ám sát. Sát thủ không phải là người da trắng, mà là một trong thuộc hạ của Đuôi Đốm, Chó Quạ. Hắn bất ngờ bắn tù trưởng Brule tiếng tăm khi ông cưỡi ngựa doc theo đường mòn trên khu dành riêng Nụ Hồng.

            Các viên chức da trắng ở cục kết luận vụ ám sát là do ghen tuông vì một phụ nữ, nhưng bạn bè của Đuôi Đốm nói rằng đó là kết quả của một âm mưu loại trừ quyền lực của những tù trưởng để chuyển giao cho những người mới chịu cúi đầu trước ý muốn của các cán bộ Văn phòng Da Đỏ.

            Sau khi cơn nóng giận về cái chết của Đuôi Đốm đã nguôi ngoai, người Sioux khắp nơi trên khu dành riêng Sioux Lớn đều quay sự chú ý về phía sự hiện diện của Bò Ngồi ở Đồn Randall. Nhiều tù trưởng và phó tù trưởng đến thăm ông, chúc sức khỏe ông, và vinh danh ông. Các phóng viên đến phỏng vấn ông. Thay vì bị vùi dập và quên lãng như ông nghĩ, Bò Ngồi trở nên nổi tiếng. Vào năm 1882 các đại diện từ các cục Sioux khác nhau đến để tham vấn ông liên quan đến lời đề nghị mới của chính quyền muốn phân nhỏ khu dành riêng Sioux Lớn thành những vùng nhỏ và bán gần nửa diện tích cho dân định cư da trắng. Bò Ngồi khuyên họ đừng bán; người Sioux không còn nhiều đất nữa.

10.png

Mặc dù chống đối, năm 1882 người Sioux mất gần 14,000 dặm vuông lãnh thổ cho một ủy ban dẫn đầu là Newton Edmunds, một chuyên gia lấy đất của người Da Đỏ. Các đồng nghiệp của ông là Peter Shannon, một luật sư biên địa, và James Teller, một người em của Bộ trưởng Nội vụ mới. Đồng hành cùng họ là “một thông dịch viên đặc biệt,” không ai khác hơn Mục sư Samuel D. Hinnan, từng là cha sứ của người Sioux từ ngày Quạ Nhỏ. Hinnan tin rằng những gì người Da Đỏ cần là ít đất hơn và nhiều lòng tin Cơ đốc giáo hơn.

            Khi ủy ban đi từ cục này đến cục khác, Hinnan bảo các tù trưởng rằng y ở đó để bố trí những khu vực khác nhau trong khu dành riêng cho sáu cục quản lý. Điều này là cần thiết, y nói, để các bộ tộc Sioux khác nhau có thể nhận những vùng của riêng mình và sở hữu chúng lâu dài. “Sau khi chúng tôi đã phân bố các khu dành riêng,” Hinnan bảo với Mây Đỏ, “Cha Lớn sẽ cho ông 25,000 bò cái và 1,000 bò đực.” Để lãnh được gia súc, tuy nhiên, người Sioux phải ký một số giấy tờ mà ủy ban mang theo. Vì không có người Sioux nào biết đọc, họ không biết là mình đã ký hiến 14,000 dặm vuông đất để đổi lấy số bò cái và bò đực được hứa hẹn.

            Ở những cục quản lý nơi người Sioux trù trừ không ký, Hinnan thay phiên dỗ ngọt và hù dọa họ. Để thu được nhiều chữ ký, họ thuyết phục các thiếu niên trẻ thậm chí chỉ 7 tuổi ký tên. (Theo hiệp ước, chỉ có người Da Đỏ nam trưởng thành được phép ký tên.) Trong một buổi họp ở Suối Đầu Gối Bị Thương trên khu dành riêng Dãy Đồi Thông, Hinman bảo người Da Đỏ rằng nếu họ không ký họ sẽ không  được lãnh khẩu phần và tiền trợ cấp hàng năm nữa, và hơn nữa họ sẽ bị đẩy đến Lãnh địa Da Đỏ.

            Nhiều người Sioux lớn tuổi hơn, đã từng chứng kiến vùng đất của họ teo tóp dần sau những lần “chạm tay vào bút”, ngờ vực là Hinman đang cố ăn cắp khu dành riêng của họ. Tóc Vàng, một tù trưởng nhỏ ở Dãy Đồi Thông, mới đầu cương quyết không chịu ký nhưng rồi đâm sợ hãi trước lời đe dọa của Hinman. Sau khi nghi thức ký tên được hoàn tất và các ủy viên ra đi, Tóc Vàng nắn một nắm đất và đưa cho một ủy viên, chế giễu nói: “Chúng tôi đã nộp gần hết đất đai của mình,” Tóc Vàng nói, “và thôi ông lấy luôn phần còn lại của nó, đây tôi giao cho ông.”

            Vào đầu năm 1883 Edmunds và Hinman đi về Washington với một đống chữ ký và thành công khi được trình ra Quốc hội một dự luật nhượng khoảng nửa diện tích đất của khu dành riêng Sioux Lớn cho Hoa Kỳ. May thay cho người Sioux, họ có đủ bạn ở Washington để cật vấn dự luật và chỉ ra rằng cho dù tất cả chữ ký là hợp lệ, Edmunds và Hinman vẫn còn chưa thu thập đến ba phần tư số người nam Sioux trưởng thành như yêu cầu.

            Một ủy ban khác, do Thượng nghị sĩ Henry L. Dawes dẫn đầu, được lập tức phái đến Dakota để điều tra về các phương thức mà Edmunds và Hinman sử dụng. Các thành viên chẳng bao lâu phát hiện ra mánh khóe của những người đi trước họ.

            Trong cuộc điều tra Chó Đỏ khai rằng Hinman đã nói nhiều về việc cho họ bò cái và bò đực, nhưng không nói gì về việc người Sioux phải giao nộp đất để đổi lấy bò. Vết Thương Nhỏ nói: “Ông Hinman bảo chúng tôi rằng là hiện nay không người Da Đỏ nào biết được phần đất nào trên khu dành riêng là của riêng mình, và Cha Lớn và hội đồng của ông cho rằng tốt nhất là phân chia thành những khu vực khác nhau và đó là lý do chúng tôi phải ký giấy tờ.”

            “Ông ta có nói gì về phần đất còn lại là thuộc Cha Lớn không?” Thượng nghị sĩ Dawes hỏi.

            “Không, thưa ngài; ông ta không nói gì về chuyện đó.”

            Khi Sấm Trắng bảo Dawes là tờ giấy mà họ đã ký là một trò đểu giả, thượng nghị sĩ hỏi anh đểu giả ý anh nghĩa là gì.

            “Đểu giả nghĩa là họ đến để mua đất quá rẻ; ý tôi là vậy.”

            “Anh có cho rằng người Da Đỏ muốn bán đất đi nếu được trả nhiều tiền hơn không?” Dawes hỏi.

            “Không, thưa ngài; họ không muốn làm vậy đâu,” Sét Trắng trả lời. “Đất đai chúng tôi nơi đây là điều thân thương nhất trên mặt đất đối với chúng tôi. Người ta chiếm đoạt đất và làm giàu trên nó, và đối với người Da Đỏ chúng tôi điều quan trọng là phải giữ gìn nó.”

            Ngay trước khi ủy ban Dawes đến Dakota, Bò Ngồi được phóng thích từ trại giam ở Đồn Randall và thuyên chuyển về cục quản lý Hunkpapa ở Đá Dựng. Vào ngày 22/8, khi các ủy viên đến đó để nghe lời khai, ông đến trụ sở cục từ trại của mình trên Sông Lớn để tham dự hội đồng. Các ủy viên cố tình phớt lờ sự hiện diện của tù trưởng Sioux tiếng tăm nhất còn sống, mời người đầu tiên ra làm chứng là Sơn Dương Chạy và rồi John Grass trẻ, con của Old Grass, tù trưởng của Sioux Chân Đen.

            Cuối cùng Thượng nghị sĩ Dawes quay sang thông ngôn và nói; “Hỏi Bò Ngồi xem ông ta có gì để nói với ủy ban không.”

            “Tất nhiên tôi sẽ nói với các ông nếu các ông muốn thế,” Bò Ngồi trả lời. “Tôi thiết nghĩ chỉ có những người như các ông là muốn nghe ai muốn nói điều gì.”

            “Chúng tôi cho rằng người Da Đỏ sẽ chọn ra người để nói cho họ.” Dawes nói, “nhưng bất kỳ ai muốn nói, chúng tôi cũng sẽ vui lòng lắng nghe.”

            “Ông có biết tôi là ai không, mà ông nói như thế?”

            “Tôi biết ông là Bò Ngồi, và nếu ông có gì muốn nói chúng tôi sẽ vui lòng lắng nghe.”

            “Ông có nhận ra tôi không; ông có biết tôi là ai không?”

            “Tôi biết ông là Bò Ngồi.”

            “Ông nói ông biết tôi là Bò Ngồi, nhưng ông có biết chức vị mà tôi nắm giữ hay không?”

            “Tôi không thấy có gì khác giữa ông và những người Da Đỏ khác ở cục.”

            “Tôi ở đây do ý chí của Thần linh, và do ý chí của người mà tôi là một tù trưởng. Trái tim tôi đỏ và ngọt ngào, và tôi biết nó ngọt ngào vì bất cứ vật gì đi qua gần tôi đều đưa lưỡi ra cho tôi; vậy mà các ông đến đây để nói chuyện với chúng tôi, và ông nói ông không biết tôi là ai. Tôi muốn nói với ông rằng nếu Thần linh đã chọn người nào làm tù trưởng của xứ sở này thì người đó là tôi.”

            “Dù ông ở vào chức vị gì, nếu ông muốn nói với chúng tôi điều gì chúng tôi sẽ lắng nghe ông; bằng không chúng tôi sẽ giải tán hội đồng này.”

            “Được, được lắm,” Bò Ngồi nói. “Các ông xử sự như người đã say rượu, và tôi đến đây để cho các ông lời khuyên.” Ông khoác tay một vòng và mọi người Da Đỏ trong phòng hội đồng đều đứng lên và theo chân ông bước ra ngoài.

            Không có gì làm các ủy viên sững sờ hơn khi thấy người Sioux tập họp quanh một thủ lĩnh hùng mạnh như Bò Ngồi. Biểu hiện này gây nguy hiểm cho toàn bộ chính sách Da Đỏ của chính quyền. Trong không đầy hai phút, ngay trước mắt của họ, họ đã để Bò Ngồi phô diễn quyền lực của mình để làm bế tắc chính sách đó.

            Vào cuối ngày những thủ lĩnh Hunkpapa khác trò chuyện với Bò Ngồi; họ trấn an ông về lòng trung thành của mình, nhưng bảo ông rằng ông không nên xúc phạm các ủy viên. Những người này không giống như bọn cướp đất đến đây năm ngoái; những đại diện của Cha Lớn này đến để giúp đỡ họ giữ đất, chứ không lấy đất.

            Bò Ngồi vẫn không chắc lắm về tính trung thực của bất kỳ người da trắng nào, nhưng ông nói rằng nếu ông đã làm gì sai ông sẽ xin lỗi. Ông gởi lời đến các ủy viên là ông mong có một buổi họp khác.

            “Tôi đến đây để xin lỗi các ông về hành vi xấu của tôi,” ông bắt đầu, “và để rút lại lời mình đã nói. Tôi rút lại vì tôi xét thấy mình đã làm trái tim các ông tồi tệ. . . Giờ tôi sẽ nói với các ông những gì trong tâm trí tôi và tôi sẽ nói ra mọi thứ một cách thẳng thắn, với hi vọng có ai đó sẽ lắng nghe nguyện vọng của tôi và thực hiện chúng.”

            Thế rồi ông duyệt lại lịch sử của bộ tộc Sioux trong thời đại ông, liệt kê những lời hứa bị chính quyền bẻ gãy, nhưng nói rằng ông đã hứa đi theo con đường của người da trắng và sẽ giữ lời. “Nếu một người mất vật gì đó và đi trở lại tìm kiếm cẩn thận thì y sẽ tìm lại được vật đó, và đó là điều mà người Da Đỏ hiện giờ đang làm khi họ xin các ông các điều mà các ông đã hứa hẹn trong quá khứ; và tôi không nghĩ họ phải bị đối xử như thú vật, và đó là lý do tôi đã lớn lên với cảm nhận tôi có. . . Tôi cảm thấy rằng xứ sở tôi đã mang tiếng xấu, và tôi muốn có tiếng tốt; trước đây nó đã có tiếng tốt; và tôi đôi khi ngồi lại và tự hỏi ai đã làm nó mang tiếng xấu.”

            Bò Ngồi tiếp tục mô tả những điều kiện của người Da Đỏ. Họ không có những gì mà người da trắng có. Nếu muốn họ trở thành người da trắng họ phải có công cụ, gia súc, và xe ngựa, “vì đó là cách thức người da trắng sinh sống.”

            Thượng nghị sĩ Logan không chấp nhận lời xin lỗi của Bò Ngồi, trách móc: “Tôi muốn nói thêm rằng ông không phải là tù trưởng lớn của xứ này, rằng ông không có thuộc hạ, không quyền hành, không chỉ huy. Ông đang sống trên khu dành riêng là do sự cưu mang của chính quyền. Chính quyền cho ông ăn, cho ông mặc và dạy con em ông học, và mong mỏi dạy ông trở thành những nhà nông, và làm ông văn minh, và biến ông như người da trắng.”

            Để tăng tốc tiến trình biến người Sioux thành người da trắng, Văn phòng Da Đỏ cử James McLaughlin cầm đầu cục tại Đá Dựng. McLaughlin, hoặc Tóc Trắng, như người Da Đỏ gọi y, là một nhân viên kỳ cựu của Cơ quan Dịch vụ Da Đỏ, kết hôn với một phụ nữ Da Đỏ lai da trắng, và cấp trên của y tin tưởng rằng y có thể hủy diệt một cách hiệu quả văn hóa của người Sioux và thay bằng văn minh da trắng. Sau khi ủy ban Dawes ra đi, Tóc Trắng mưu tính giảm bớt ảnh hưởng của Bò Ngồi bằng cách thỏa thuận với Mật về những vấn đề liên quan đến người Hunkpapa và với John Grass đến người Sioux Chân Đen. Mỗi bước tiến hành của Tóc Trắng được tính toán sao cho Bò Ngồi ở hậu cảnh, chứng tỏ cho người Sioux Đá Dựng thấy rằng người hùng già cả của mình đã bất lực không thể lãnh đạo họ.

            Những thủ đoạn của Tóc Trắng không có kết quả gì đến tiếng tăm của Bò Ngồi với người Sioux. Mọi du khách đến thăm khu dành riêng, Da Đỏ cũng như da trắng, đều muốn gặp Bò Ngồi. Vào mủa hè 1883, khi Hỏa xa Bắc Thái bình dương làm lễ hoàn thành đoạn đường ray cuối cùng xuyên lục địa, Bò Ngồi được mời để đọc bài diễn văn chào mừng Vị Cha Lớn và các nhân vật tiếng tăm. Một sĩ quan trẻ biết tiếng Sioux được cử làm việc với Bò Ngồi để chuẩn bị bài diễn văn. Nó được đọc bằng tiếng Sioux rồi được vị sĩ quan dịch ra.

            Vào ngày 8/9 khi Bò Ngồi được giới thiệu, ông đứng dậy và bắt đầu đọc bài diễn văn bằng tiếng Sioux. Viên sĩ quan trẻ lắng nghe và bổng hoảng kinh. Bò Ngồi đã thay đổi những lời hoa mỹ của bài diễn văn chào mừng. “Tôi thù ghét tất cả người da trắng,” ông nói. “Các người là đồ ăn cướp và dối trá. Các người đã lấy đi đất đai của chúng tôi và biến chúng tôi thành kẻ bên lề.” Biết rằng chỉ có viên sĩ quan hiểu được lời mình nói, thỉnh thoảng Bò Ngồi ngừng lại để nhận tiếng vỗ tay; ông cúi đầu, mỉm cười, và rồi thốt ra thêm những lời thóa mạ. Cuối cùng ông ngồi xuống, và người thông dịch bối rối tiến lên bục nói. Anh  chỉ có một bản dịch ngắn được viết sẵn gồm một ít cụm từ thân hữu, nhưng bằng cách thêm vào những ẩn dụ sáo ngữ Da Đỏ, anh khiến khán giả phải đứng dậy hoan hô Bò Ngồi.

            Mùa hè sau đó Bộ trưởng Nội vụ cho phép một tua đi thăm 15 thành phố Mỹ cho Bò Ngồi, và sự xuất hiện của ông tạo một ấn tượng sâu xa đến nỗi Buffalo Bill quyết định mời ông tham gia vào Wid West Show (Xô Miền Tây Hoang dã) đi lưu diễn khắp Hoa Kỳ và đến Canada trong mùa hè 1885.

            Những rắp tâm chiếm đất chỉ đến vào năm 1888, khi một ủy ban đến từ Washington với một đề nghị cắt khu dành riêng Sioux Lớn ra làm 6 khu dành riêng nhỏ hơn, chừa lại 9,000,000 dặm vuông cho dân định cư. Các ủy viên trả cho người Da Đỏ 50 xu mỗi mẫu cho khu đất này. Ngay lập tức Bò Ngồi đi thuyết phục Mật và John Grass rằng người Sioux sẽ không đứng yên với một vụ lừa đảo như thế; họ không còn nhiều đất dư nữa. Trong vòng khoảng một tháng các ủy viên cố thuyết phục những người Da Đỏ Đá Dựng rằng Bò Ngồi đang dẫn dắt họ đi sai đường, rằng vụ nhượng đất là vì lợi ích của họ, rằng nếu họ không chịu ký thì họ cũng sẽ mất khu đất đó. Chỉ có 22 người Sioux ở Đá Dựng ký tên. Sau khi thất bại trong việc kiếm đủ ba phần tư chữ ký như đòi hỏi tại Suối Quạ và các cục quản lý Hạ Brule, các ủy viên bỏ cuộc. Họ trở về Washington và đề nghị chính quyền phớt lờ hiệp ước 1868 và cứ chiếm đất không cần sự đồng ý của người Da Đỏ.

            Vào năm 1888 chính quyền Hoa Kỳ chưa hoàn toàn sẵn sàng để bãi bỏ một hiệp ước, nhưng năm sau Quốc hội làm một bước đầu tiên về mục tiêu đó – nếu thấy cần thiết. Biết rằng người Da Đỏ tin cậy Tướng Crook, các viên chức ở Washington trước tiên thuyết phục ông là người Sioux sẽ mất mọi thứ trừ khi họ tình nguyện đồng ý chia nhỏ khu dành riêng của họ. Crook bằng lòng nhận chức chủ tịch của một ủy ban mới, và được ủy quyền ra giá 1.50 đô la mỗi mẫu thay vì 50 xu trước đây.

            Vào tháng 5, 1889, Crook và các ủy viên hành trình đến khu dành riêng Sioux Lớn. Ông quyết tâm đạt kỳ được ba phần tư số chữ ký của người nam trưởng thành. Ba Sao để lại quân phục xanh ở Chicago, và sẵn sàng gặp các cựu thù của mình trong bộ đồ xám bình thường nhàu nát. Ông chọn cố ý cục Nụ Hồng làm địa điểm họp đầu tiên. Kể từ sau vụ ám sát Đuôi Đốm, người Brule chia thành hai nhánh, và Crook tin rằng họ sẽ không lập mặt trận thống nhất chống lại việc ký nhượng đất.

            Thay vì mời tất cả sáu cục tập họp để họp hội đồng một lần như một vài tù trưởng yêu cầu, ông sẽ đi lần lượt mỗi cục để thu thập chữ ký, viện cớ do yêu cầu của Cha Lớn, không muốn làm trở ngại việc gieo trồng của các cục vì bây giờ đang vào xuân.

            Sau chín ngày thảo luận, đa số người Brule nghe theo lời khuyên của Crook chịu ký tên. Ngưỡi ký đầu tiên là Chó Quạ, kẻ ám sát Đuôi Đốm.

            Ở Dãy Đồi Thông vào tháng 6, các ủy viên phải thương thảo với Mây Đỏ, cố biểu dương sức mạnh của mình bằng cách bao quanh hội đồng với vài trăm chiến binh trên lưng ngựa. Mặc dù Mây Đỏ và các phó tướng trung thành vẫn cứng rắn, các ủy viên xoay sở thu thập được khoảng nửa số chữ ký của người Oglala. Để bù lại, ho di chuyển đến các cục nhỏ hơn, lấy chữ ký tại Brule Hạ, Suối Quạ, và Sông Cheyenne. Vào ngày 22/7 họ đến Đá Dựng. Đây là nơi quyết định thành bại. Nếu đa số người Hundpapa và Sioux Chân Đen từ chối ký tên, thỏa thuận sẽ thất bại.

            Bò Ngồi dự phiên họp đầu tiên nhưng giữ im lặng. Sự hiện diện của ông là tất cả những gì cần có để duy trì một bức tường chống đối vững chắc. “Người Da Đỏ theo dõi rất sát,” Crook nói, “nhưng không biểu lộ sự đồng thuận. Thái độ của họ là thái độ của người đã quyết định rồi chỉ lắng nghe vì tò mò muốn biết có gì mới trong nội dung bàn luận.”

            John Grass là phát ngôn viên chính cho bộ tộc Sioux Đá Dựng. “Khi chúng tôi có nhiều đất,” ông nói, “chúng tôi có thể bán nó cho các ông với giá ông đưa ra, nhưng giờ đây chúng tôi chỉ còn một khu đất nhỏ. Chúng tôi không phải là người đem đất ra bán. Nhưng vì Cha Lớn cứ theo bắt chúng tôi phải bán đất. Nhưng giá các ông đưa ra chúng tôi cho rằng không đủ, do đó chúng tôi không muốn bán đất với giá đó.” Bò Ngồi và thuộc hạ, tất nhiên, không muốn bán với bất kỳ giá nào.       

            Sau vài ngày thảo luận không kết quả, Crook biết rằng việc họp chung sẽ không làm thay đổi ý kiến của bất cứ ai. Ông cử cán bộ James McLaughlin đặc trách trong một nỗ lực phối hợp nhằm thuyết phục từng cá nhân là chính quyền sẽ tịch thu đất của họ nếu họ không chịu bán.

            Tóc Trắng McLaughlin sắp xếp những cuộc họp bí mật với John Grass để tranh thủ sự ủng hộ của ông và qua ông được sự ủng hộ của các tù trưởng khác.

            Không thông báo cho Bò Ngồi, McLaughlin sắp xếp một phiên họp cuối cùng với các ủy viên vào ngày 3/8. Cán bộ bố trí lực lượng cảnh sát Da Đỏ theo đội hình hàng bốn quanh sân hội đồng để ngăn ngừa sự can thiệp của băng Bò Ngồi. John Grass đã đọc xong bài phát biểu, mà McLaughlin giúp y viết, trước khi Bò Ngồi dẹt bọn cảnh sát ra và bước vào hội đồng.

            Ông nói: “Tôi muốn nói vài điều trừ khi các ông phản đối, và nếu các ông phản đối tôi sẽ không nói. Không ai cho biết biết về phiên họp này.”

            Crook quay nhìn McLaughlin. “Bò Ngồi có biết chúng ta mở phiên họp này hay không?” ông hỏi.

            “Biết, thưa ngài,” McLaughlin nói dối. “Mọi người đều biết cả, thưa ngài.”

            Lúc này John Grass và các tù trưởng bước lên để ký tên vào thỏa ước. Mọi việc đã xong. Khu dành riêng Sioux Lớn được chia thành sáu đảo nhỏ bao quanh đó trận lũ di dân da trắng sẽ dâng lên. Trước khi Bò Ngồi đi ra khỏi chỗ họp, một phóng viên hỏi người Da Đỏ cảm thấy thế nào về vụ nhượng đất.

            “Người Da Đỏ ư! Bò Ngồi la lên. “Không còn người Da Đỏ nào cả trừ tôi ra!”

            Trong Mùa Trăng Cỏ Úa (9 tháng 10, 1890), khoảng một năm sau vụ phân chia khu dành riêng, một người Minneconjou từ cục Sông Cheyenne đến Đá Dựng để thăm viếng Bò Ngồi. Tên y là Gấu Đá, và y mang đến tin tức về một đấng tiên tri thuộc bộ tộc Paiute, Wovoka, người đã sáng lập ra tôn giáo Vũ Điệu Linh Hồn. Gấu Đứng và em rễ của y, Bò Lùn, đã trở về từ một hành trình dài bên kia Núi Lấp Lánh để đi tìm nhà tiên tri. Nghe chuyến hành hương này, Bò Ngồi đã cho mời Gấu Đá đến để hỏi thăm sự việc.

            Gấu Đá bảo Bò Ngồi rằng y đã nghe một tiếng gọi ra lệnh cho mình đi tới và gặp gỡ các Linh Hồn Da Đỏ sẽ trở lại và sinh sống trên mặt đất. Trên các toa xe của Ngựa Sắt y và Bò Lùn cùng chín người Sioux khác đã đi rất xa về phía mặt trời lặn, đi cho đến khi hết đường ray. Tại đó họ gặp hai người Da Đỏ chưa từng quen biết, nhưng tiếp đón họ như anh em một nhà và cho họ thịt và bánh mì. Họ được cung cấp ngựa và họ cưỡi trong vòng bốn mặt trời cho đến khi họ đến một trại của những người Ăn Cá (bộ tộc Paiute) gần Hồ Tòa Tháp ở Nevada.

            Những người Ăn Cá bảo các vị khách là Christ đã trở lại mặt đất lần nữa. Chắc hẳn Christ đã gọi họ đến đây, Gấu Đứng nói; đó là tiền định. Để gặp nhà tiên trị họ phải thực hiện một hành trình khác đến cục ở Hồ Walker.

            Trong hai ngày Gấu Đá và đồng bạn đợi ở Hồ Walker với hàng trăm người Da Đỏ khác nói hàng chục thứ tiếng khác nhau. Những người Da Đỏ này đã đến từ nhiều khu dành riêng để tìm yết kiến vị tiên tri.

            Ngay trước hoàng hôn ngày thứ ba Christ xuất hiện, và người Da Đỏ đốt một đống lửa lớn để chiếu sáng ông. Gấu Đá luôn nghĩ rằng Christ là một người da trắng như các cha đạo, nhưng người này trông như một người Da Đỏ. Sau một lúc ông đứng lên và nói với đám người đang chờ đợi. “Ta đã gọi các con đến đây và rất vui mừng được gặp gỡ các con,” ông nói. “Ta sẽ nói với các con về người thân các con đã chết và đã đi xa. Các con cái của ta, ta muốn các con lắng nghe tất cả những gì ta nói. Ta sẽ dạy các con một vũ điệu, và ta muốn các con hãy nhảy vũ điệu đó. Hãy sẵn sàng học vũ điệu này, và khi nhảy xong, ta sẽ nói với các con.” Rồi ông ta bắt đầu nhảy múa, mọi người đều tham gia, đấng Christ cất tiếng hát trong khi họ nhảy. Họ nhảy Vũ Điệu Linh Hồn cho đến tận đêm khuya, khi nhà tiên tri bảo họ đã nhảy đủ.

            Sáng hôm sau, Gấu Đá và những người khác tiến sát nhà tiên tri để xem ông ta có những vết sẹo do bị đóng đinh trên lòng bàn tay hay bàn chân như các cha đạo đã kể cho họ hay không. Có một vết sẹo trên cổ tay và trên mặt, nhưng họ không thấy bàn chân vì ông ta mang giày moc-ca-sin. Suốt ngày ông ta nói với họ. Thoạt đầu, ông nói Chúa sáng tạo trái đất, và rồi phái Christ đến trái đất để dạy dỗ con người, nhưng người da trắng đã đối xử với ông tàn tệ, để lại những vết sẹo trên người ông, vì thế ông trở lại thiên đường. Giờ ông đã trở về trái đất như một người Da Đỏ, và ông phải làm mới lại mọi thứ như từng là và còn làm tốt hơn.

            Trong mùa xuân sau, khi cỏ mọc cao đến đầu gối, trái đất sẽ được bao phủ bởi một lớp đất mới chôn lấp tất cả người da trắng, và đất mới sẽ được bao phủ bằng lớp cỏ xanh ngọt và nước suối và cây cối. Những đàn bò lớn và ngựa hoang sẽ trở về. Người Da Đỏ đã nhảy Vũ Điệu Linh Hồn sẽ được bốc lên không và lơ lững ở đó trong khi đợt sóng đất mới tràn về, và rồi họ sẽ được hạ xuống giữa những Linh Hồn của tổ tiên mình trên mặt đất mới tinh khôi, trên đó chỉ có người Da Đỏ sinh sống.

1112

Sau một ít ngày ở Hồ Walker, Gấu Đá và bạn bè học nhảy Vũ điệu Linh hồn, và rồi họ cưỡi ngựa trở lại đường ray. Khi họ cưỡi ngựa, nhà tiên tri bay trên tầng không lướt qua đầu họ, dạy họ những bài ca để hát khi nhảy múa. Tại trạm tàu hỏa, ông ta bỏ đi, dặn họ hãy trở về với người của mình và dạy lại những gì họ đã học. Khi mùa đông sau qua đi, ông ta sẽ mang những linh hồn của cha ông họ về gặp họ trong sự phục sinh mới mẻ.

            Sau khi trở về Dakota, Gấu Đá đã bắt đầu vũ điệu mới ở Sông Cheyenne, còn Bò Lùn mang nó đến Nụ Hồng, và những người khác giới thiệu nó ở Dãy Đồi Thông. Băng Chân Đen của Minneconjou, Gấu Đá nói, gồm hầu hết là các phụ nữ mất chồng hay mất người thân nam khác trong trận đánh với Tóc Dài và Ba Sao, Áo Gấu; họ nhảy vũ điệu cho đến khi ngất lịm, vì họ tha thiết muốn gặp các người thân trở về.

            Bò Ngồi lắng nghe Gấu Đá kể chuyện. Ông không mấy tin người chết có thể sống lại, nhưng dân ông đã nghe nói về vị tiên tri và sợ ông ta sẽ bỏ rơi họ và để họ biến mất khi thời khắc phục sinh đến, nếu họ không tham gia vào vũ điệu. Bò Ngồi không chống đối dân mình nhảy Vũ điệu Linh hồn, nhưng ông nghe nói các cán bộ quản lý tại một vài khu dành riêng mang binh lính đến ngăn những buổi nhảy múa. Ông không muốn binh lính đến làm dân chúng hoảng sợ và có khi tàn sát họ. Gấu Đứng trả lời rằng nếu người Da Đỏ mặc y phục thiêng của nhà tiên tri – Áo Linh hồn có vẽ những biểu tượng pháp thuật – họ không cần phải sợ hãi. Thậm chí đạn của bọn Áo xanh không thể xuyên qua Áo Linh hồn.

            Với chút hoài nghi, Bò Ngồi mời Gấu Đá ở lại với băng nhóm của ông ở Đá Dựng và dạy họ Vũ điệu Linh Hồn. Đó là vào Mùa Trăng Lá Rụng, và khắp miền Tây trên hầu hết các khu dành riêng Vũ điệu Linh hồn lan tràn như lửa trên đồng cỏ trong cơn gió mạnh. Các thanh tra Văn phòng Da Đỏ và các sĩ quan Quân đội từ Dakota đến Arizona, từ Lãnh địa Da Đỏ đến Nevada, đều chộn rộn hẳn lên. Họ cố tìm hiểu ý nghĩa sâu xa của sự kiện đó. Vào đầu thu, lệnh ban ra: hãy chấm dứt việc nhảy vũ điệu đó.

            “Một hệ thống tôn giáo độc hại không thể mang đến cho một dân tộc đang đứng trước ngưỡng cửa của văn minh,” Tóc Trắng McLaughlin nói. Mặc dù là một tín đồ Thiên chúa giáo như hầu hết các cán bộ khác, y không nhận ra rằng Vũ điệu Linh hồn hoàn toàn mang tính Cơ đốc. Trừ những khác biệt về nghi thức, những giáo lý của nó cũng tương tự như giáo lý của nhà thờ Cơ đốc.

            “Các ngươi không được làm tổn thương hoặc gây hại cho bất cứ ai. Các người không được đánh nhau. Luôn luôn làm đúng,” nhà tiên tri phán. Giảng dạy tính bất bạo động và tình yêu huynh đệ, học thuyết kêu gọi người Da Đỏ không manh động mà chỉ nhảy múa và ca hát. Nhà tiên tri sẽ mang lại sự phục sinh.

            Một tuần lễ sau khi Gấu Đá đến Đá Dựng dạy người của Bò Ngồi Vũ điệu Linh hồn, Tóc Trắng McLaughlin phái một tá cảnh sát Da Đỏ đến để trục xuất y ra khỏi khu dành riêng. E sợ Gấu Đá có pháp thuật, cảnh sát nhờ Bò Ngồi nói vào, nhưng vị tù trưởng từ chối hành động. Vào ngày 16/10 McLaughlin phái một lực lượng cảnh sát đông hơn, và lần này Gấu Đá bị điệu ra khỏi khu dành riêng.

            Ngày hôm sau McLaughlin báo cho Ủy viên Da Đỏ Sự vụ biết rằng quyền lực thực sự đằng sau hệ thống tôn giáo độc hại này ở Đá Dựng là Bò Ngồi. Y đề nghị cho bắt giữ Bò Ngồi, trục xuất ra khỏi khu dành riêng, và giam giữ trong quân lao. Ủy viên họp với Bộ trưởng Chiến tranh, và họ kết luận rằng hành động như thế sẽ gây rắc rối nhiều hơn là ngăn ngừa.

            Vào giữa tháng 10 Vũ điệu Linh hồn quá phổ biến đến nỗi hầu hết các hoạt động khác đều ngừng lại. Không học sinh nào đi học, cửa hàng tạp hóa trống trơn, không ai làm việc trên đồng ruộng. Ở Dãy Đồi Thông cán bộ sợ hãi báo về Washington: “Những người Da Đỏ nhảy múa trong tuyết như điên cuồng. . . Chúng tôi cần được bảo vệ và cần ngay bây giờ. Các thủ lĩnh nên bị bắt và bị giam cầm trong quân lao cho đến khi tình hình được lắng xuống, và việc này phải được thực hiện ngay lập tức.”

            Bò Lùn dẫn băng nhóm của mình xuống Sông Trắng vào vùng Badland, và trong một ít ngày số người của họ tăng lên đến hơn 3,000 người. bất chấp thời tiết mùa đông rét buốt, họ mặc vào bộ Áo Linh hồn và nhảy múa từ mỗi bình minh đến tận khuya. Bò Lùn bảo những người nhảy múa đừng sợ binh lính nếu họ đến ngăn cản nghi lễ của mình. “Ngựa của chúng sẽ chìm sâu xuống đất,” y nói. “Người cưỡi ngựa sẽ nhảy xuống đất, nhưng rồi đất cũng sẽ nuốt chững họ.”

            Tại Sông Cheyenne, băng của Chân Lớn tăng đến 600, hầu hết là các góa phụ. Khi cán bộ cố can thiệp, Chân Lớn dẫn các người nhảy múa ra khỏi khu dành riêng đến một nơi linh thiêng trên Suối Sâu.

            Vào ngày 20 tháng 11 Văn phòng Da Đỏ ở Washington ra lệnh cho các cán bộ trong vùng điện báo tên tất cả “bọn xúi giục gây rối”. Một danh sách được nhanh chóng soạn ra ở Washington, và chuyển cho Áo Gấu Miles ở Chicago. Miles thấy tên Bò Ngồi có mặt trong danh sách “bọn xúi giục” và ngay lập tức cho rằng ông là người cầm đầu của tất cả sự gây rối.

            Miles hiểu rằng một hành động bắt bớ sẽ gây ra rắc rối; ông muốn Bò Ngồi bị loại ra một cách im lặng. Để hoàn thành việc này, Áo Gấu nhờ đến một một trong số ít người da trắng mà Bò Ngồi thích hoặc tin cậy – Buffalo Bill. Buffalo Bill đồng ý thăm Bò Ngồi và cố gắng thuyết phục ông đến Chicago để hội họp với Miles. (Tài liệu không nói rõ liệu Buffalo Bill có biết mình đang tiếp tay cho việc bắt giữ Bò Ngồi giam vào quân lao hay không.)

            Khi Buffalo Bill đến Đá Dựng ông gặp một cán bộ không hợp tác. Sợ rằng Bill sẽ làm hỏng vụ bắt bớ và chỉ gây ra cơn thịnh nộ của Bò Ngồi, McLaughlin nhanh chóng sắp xếp để Washington đình chỉ công tác của nhà diễn xô. Không thèm gặp Bò Ngồi, Bill rời Đá Dựng trong một tâm trạng bực dọc và trở lại Chicago.

            Trong lúc đó, ỡ Dãy Đồi Thông, Quân đội đã đem quân đến, tạo ra một tình hình căng thẳng giữa người Da Đỏ và binh lính. Vào ngày 12/12 Trung tá William F. Drum, chỉ huy binh lính ở Đồn Yates, nhận lệnh từ Tướng Miles “phải bắt Bò Ngồi. Hợp tác chặc chẽ với cán bộ Da Đỏ [McLaughlin] để bảo đảm sự thành công.”

            Ngày trước rạng đông vào ngày 15/12,1890, 43 cảnh sát Da Đỏ bao vây căn lều gổ của Bò Ngồi. Cách đó ba dặm một đội kỵ binh trực sẵn để yễm trợ nếu cần. Trung úy Đầu Bò, cảnh sát Da Đỏ trong toán, tìm thấy Bò Ngồi đang nằm ngủ trên sàn lều. Khi ông tỉnh dậy, viên tù trưởng nhìn chằm chằm Đầu Bò một cách ngờ vực.  “Chú ở đây làm gì?” ông hỏi.

            “Ông là tù nhân của tôi,” Đầu Bò nói. “Ông phải đi đến cục.”

            Bò Ngồi ngáp và ngồi dậy. “Được thôi,” ông đáp, “để tôi mặc quần áo rồi sẽ đi với chú.” Ông nhờ viên cảnh sát thắng yên ngựa cho ông.

            Khi Đầu Bò bước ra khỏi lều gỗ với Bò Ngồi anh nhận thấy một đám đông người nhảy Vũ điệu Linh hồn đang tụ tập bên ngoài. Họ đông gấp bốn quân số cảnh sát. Bắt Gấu, một trong số người nhảy, tiến về phía Đầu Bò. “Mầy tính đến đây bắt ông ấy phải không?” Bắt Gấu la lên. “Mầy không được làm thế!”

            “Mời ông,” Đầu Bò trầm tĩnh nói với Bò Ngồi, “đừng nghe lời bọn họ.” Nhưng Bò Ngồi lùi lại, khiến Đầu Bò và Trung sĩ Rìu Đỏ bắt buộc phải đẩy ông lên ngựa.

            Lúc này, Bắt Gấu ném tấm chăn choàng của y và rút ra một khẩu súng trường. Y bắn Đầu Bò, làm hắn bị thương ở hông. Khi Đầu Bò té ngã, hắn cố bắn lại người tấn công mình, nhưng viên đạn bắn lạc vào Bò Ngồi. Gần như đồng thời, Rìu Đỏ bắn Bò Ngồi qua đầu và giết chết ông. Trong cuộc chạm súng tiếp theo, nếu phân đội kỵ binh không đến kịp thì toán cảnh sát Da Đỏ đã bị tận diệt.                

13.png

 

19 . Đầu Gối Bị Thương

Không có hi vọng trên mặt đất, và Thượng đế hình như đã quên lãng chúng ta. Một số nói rằng họ trông thấy Con Trai của Thượng đế; người khác không nhìn thấy ngài. Nếu ngài đến, ngài sẽ làm những điều lớn lao như đã làm trước đây. Chúng tôi nghi ngờ việc đó vì tôi không nhìn thấy ngài hoặc những việc ngài làm.

Dân chúng không hiểu; họ bất cần. Họ cứ bám lấy hi vọng. Họ la hét như điên xin ngài thương xót. Họ bám lấy những lời hứa mà họ nghe ngài đã phán.

Người da trắng hoảng sợ và kêu binh lính tới. Chúng tôi xin tha mạng, và người da trắng tưởng chúng tôi tính lấy mạng họ. Chúng tôi nghe binh lính đang đến. Chúng tôi không sợ. Chúng tôi hi vọng có thể kể cho họ nghe những rắc rối của chúng tôi và được họ giúp đỡ. Một người da trắng nói binh lính đến để tàn sát chúng tôi. Chúng tôi không tin điều ấy, nhưng một số sợ hãi và chạy đi đến Badland.

  • MÂY ĐỎ

 

NẾU KHÔNG NHỜ sức mạnh chịu đựng của tôn giáo Vũ điệu Linh hồn, người Sioux trong cơn phẫn uất và đau buồn vì vụ ám sát Bò Ngồi có thể đã nổi dậy trước họng súng của binh lính. Họ quá tin vào lời tiên tri là người  da trắng sẽ sớm biến mất và đến mùa cỏ xanh sắp tới các người thân và bạn hữu đã chết của họ sẽ trở lại, nên họ không đáp trả. Tuy nhiên, hàng trăm người Hunkpapa không người cầm đầu chạy khỏi Đá Dựng, tìm nơi trú ẩn trong các trại của giáo phái Vũ điệu Linh hồn hoặc với vị tù trưởng vĩ đại cuối cùng Mây Đỏ, ở Dãy Đồi Thông. Trong Mùa Trăng Hưu Rụng Sừng (17/12) khoảng 100 người Hunkpapa này đến trại Minneconjou của Chân Lớn gần Suối Anh Đào. Cùng ngày đó Bộ Chiến tranh phát lệnh bắt giam Chân Lớn. Ông có trong danh sách “người xúi giục gây rối.”

            Ngay khi Chân Lớn hay tin Bò Ngồi đã chết, ông dẫn dân ông đi về hướng Dãy Đồi Thông, hi vọng Mây Đỏ có thể che chở họ. Trên đường đi, ông bị bệnh viêm phổi và khi xuất huyết bắt đầu, ông phải đi xe ngựa. Vào ngày 28/12, khi đến gần Suối Nhím, người Minneconjou trông thấy bốn toán kỵ binh tiến đến gần. Chân Lớn lập tức ra lệnh giương cờ trắng lên xe. Khoảng hai giờ trưa ông đứng dậy khỏi chăn để tiếp Thiếu tá Samuel Whitside, thuộc đoàn Kỵ binh thứ bảy. Tấm chăn của Chân Lớn nhuộm đầy máu từ phổi ra, và khi ông nói với giọng phều phào, những giọt máu rơi từ mũi ông và đóng thành băng.

            Whiside bảo Chân Lớn rằng y có lệnh bắt ông đến trại kỵ binh trên Suối Đầu Gối Bị Thương. Tù trưởng Minneconjou trả lời rằng mình đang đi về hướng đó; ông dẫn dân mình về Dãy Đồi Thông lánh nạn.

            Quay sang người trinh sát lai của mình, John Shangreau, Thiếu tá Whitside ra lệnh y tước khí giới băng nhóm Chân Lớn.

            “Coi chừng đó, Thiếu tá,” Shangreau trả lới, “nếu ngài làm thế, có thể xảy ra đánh nhau ở đây; và ngài sẽ phải giết tất cả đàn bà và trẻ con này và những người đàn ông trốn chạy.”

            Whitside khăng khăng là mình được lệnh bắt băng của Chân Lớn, giải giới và tịch thu ngựa của họ.

            “Tốt hơn chúng ta hãy giải họ đến trại rồi tịch thu ngựa và súng sau,” Shangreau đề nghị

            “Được,” Whitside đồng ý. “Cậu hãy bảo bàn Chân Lớn di chuyển đến trại ở Đầu Gối Bị Thương đi.”

            Thiếu tá liếc nhìn tù trưởng đang bệnh tật, rồi ra lệnh mang ông vào xe cứu thương ấm áp hơn và êm ái hơn. Mọi người khởi hành về trại.

            Ánh tà dương buông xuống khi đoàn người bò lên con dốc cuối cùng trước khi đi xuống về hướng con suối có tên Đầu Gối Bị Thương. Hoàng hôn lạnh giá và những mảnh tinh thể băng tuyết nhảy múa trong ánh sáng đang lịm chết làm tăng thêm vẻ siêu nhiên cho cảnh tượng thê lương. Đâu đó dọc theo dòng suối đóng băng này chôn giấu trái tim của Ngựa Điên, và những người nhảy Vũ điệu Linh hồn tin rằng linh hồn của ông đang kiên nhẫn chờ đợi lớp đất mới chắc chắn sẽ đến với những thảm cỏ xanh đầu tiên của mùa xuân.

            Tại trại kỵ binh trên Suối Đầu Gối Bị Thương, người Da Đỏ dừng lại và được đếm cẩn thận. Có 120 đàn ông và 230 phụ nữ và trẻ con. Vì bóng tối đang chụp xuống, Thiếu tá Whitside quyết định đợi đến sáng mai mới giải giới tù nhân. Y dành cho họ một chỗ sát phía nam của khu trại, phát họ khẩu phần, và vì họ không có đủ lều tepee, y cung cấp họ vài chiếc lều. Whitside ra lệnh đặt một lò sưởi trong lều của Chân Lớn và gọi một sĩ quan quân y đến khám bệnh cho tù trưởng. Để bảo đảm không có tù nhân nào đào thoát, thiếu tá bố trí hai toán kỵ binh canh gác quanh lều tepee của người Sioux, và đặt hai khẩu súng lớn Hotchkiss trên một mô đất cao nhìn qua trại.

            Đến khuya trong bóng tối của đêm tháng 12 bộ phận còn lại của Trung đoàn thứ 7 hành quân đến từ hướng đông và lặng lẽ đóng trại phía bắc trại quân của Thiếu tá Whitside. Đại tá James W. Forsyth, chỉ huy trung đoàn trước đây của Custer, giờ là chỉ huy chiến dịch. Y thông báo cho Whitside biết rằng y đã nhận được lệnh phải giải băng nhóm của Chân Lớn về Liên hiệp Hỏa xa Thái bình dương để chở đến nhà giam ở Omaha.

            Sau khi đặt thêm hai khẩu Hotchkiss nữa trên mô đất cao, Forsyth và các sĩ quan của y mở tiệc nhậu nhẹt để ăn mừng việc bắt được Chân Lớn.

            Viên tù trưởng thì nằm trong lều, không sao ngủ được vì khó thở. Thậm chí có Áo Linh hồn bảo hộ và lòng tin vào lời tiên tri, dân ông cũng rất sợ hãi trước vô số kỵ binh đóng chung quanh họ. 14 năm trước tại Little Bighorn, một số chiến binh này đã từng tham chiến đánh bại một vài xếp lính này, và họ tự hỏi liệu chúng  còn ôm ấp mối hận thù đó trong tim không.

            “Sáng hôm sau một hồi kèn vang lên,” Wasumaza, một chiến binh của Chân Lớn nói. “Rồi tôi thấy binh lính leo lên ngựa và bao vây chúng tôi. Người ta thông báo tất cả đàn ông ra đứng ở trung tâm để nói chuyện và sau đó họ sẽ phải đi đến cục Dãy Đồi Thông. Chân Lớn được khiêng ra khỏi lều và ngồi trước lều ông, chung quanh là các bô lão.”

            Sau khi ra lệnh phát bánh mì cứng ăn sáng, Đại tá Forsyth báo tin là họ bị tước vũ khí ngay bây giờ. “                

“Họ kêu gọi nộp súng,” Giáo Trắng nói, “vì thế tất cả chúng tôi đều giao súng và súng được chất đống ở trung tâm.” Các xếp lính không bằng lòng vì số vũ khí quá it, vì thế họ phái những nhóm binh lính đến khám xét các căn lều tepee. “Họ đi thẳng vào lều và lấy ra những bọc gói và xé toạc bao đựng,” Xếp Chó nói. “Họ còn mang ra rìu, dao và cọc lều và chất đống gần đống súng.”

            Vẫn không bằng lòng, xếp lính ra lệnh các chiến binh cỡi bỏ các tấm chăn choàng để họ khám xét người. Gương mặt các người Da Đỏ biểu lộ sự căm giận, nhưng chỉ có thầy mo, Chim Vàng, là chống đối công khai. Ông bắt đầu nhảy những bước đầu tiên của Vũ điệu Linh hồn, và cất tiếng hát những bài ca thiêng, trấn an các chiến binh là đạn của binh lính không thể xuyên qua bộ áo thiêng của họ. “Đạn sẽ không đi về hướng các bạn,” ông hát bằng tiếng Sioux. “Đồng cỏ thì bao la và đạn sẽ không đi về phía bạn.”

            Binh lính chỉ tìm thấy hai khẩu súng trường, trong đó có một khẩu Winchester còn mới thuộc về Sói Đen, một thanh niên trẻ Minneconjou. Sói Đen liền đưa cao súng khỏi đầu, la lớn lên là anh trả rất nhiều tiền cho khẩu súng đó và nó là của anh. Wasumaza kể: “Bọn lính tóm lấy anh và quay tròn anh về hướng đông. Thậm chí ngay lúc đó anh không hề nóng nảy. Anh không chĩa mũi súng vào ai cả. Trong cuộc giằng co, bổng nghe tiếng súng nổ rất lớn. Tôi không biết ai bắn, nhưng sau đó là một sự hỗn loạn.”

14.png

Trong những giây đầu tiên của biến cố, tiếng đạn các-bin nghe điếc cả tai, không khí dày đặc khói súng. Trong số những người chết nằm sóng soài trên nền đất băng giá có Chân Lớn. Rồi sau đó là một màn cận chiến ngắn ngủi giữa chiến binh Da Đỏ và binh lính; họ túm lấy nhau, sử dụng dao, chày, và súng lục. Những người Da Đỏ không có vũ khí phải tháo chạy, và rồi những họng súng Hotchkiss trên mô đất khai hỏa, cài nát trại Da Đỏ, bắn tả tơi các lều tepee, các mảnh đạn văng như mưa, tàn sát đàn ông, đàn bà, và trẻ con.

            “Chúng tôi cố chạy,” Louise Gấu Chồn nói, “nhưng họ bắn chúng tôi như bắn bò. Tôi biết có một số người da trắng tốt, nhưng binh lính quá tàn ác khi bắn cả đàn bà và trẻ con. Chiến binh Da Đỏ không hề làm thế với trẻ con da trắng.”

            “Tôi chạy ra khỏi nơi bắn nhau và theo những người khác,” một người thiếu nữ Da Đỏ nói. “Ông nội, bà nội và anh tôi đều bị giết khi chúng tôi vượt qua khe núi, và rồi tôi bị bắn xuyên qua hông phải và cổ tay phải nên không đi được nữa.”

            Khi cơn điên cuồng kết thúc, Chân Lớn và hơn nửa số dân của ông bị chết hoặc bị thương nặng; 153 chết tại chỗ, nhưng nhiều người bị thương bò đi và chết đâu đó. Một ước tính cuối cùng cho thấy tổng số thương vong gần 300 người trong tổng số 350. Binh lính mất 25 người chết và 39 bị thương, hầu hết đều bị trúng đạn của đồng đội.

            Sau khi các kỵ binh bị thương được chở về cục ở Dãy Đồi Thông, một phân đội binh sĩ ra trận địa Đầu Gối Bị Thương, thu gom những người Da Đỏ còn sống và chất họ lên xe ngựa. Vào cuối ngày một trận bão tuyết ập đến, những chiến binh Da Đỏ hi sinh vẫn để nằm tại chỗ. (Sau cơn bão, khi một đội mai táng trở lại trận địa, họ tìm thấy các thi thể, trong đó có thi thể của Chân Lớn, đông cứng theo những tư thế quái lạ.)

            Chuyến xe chở người Siuox bị thương (4 đàn ông và 47 đàn bà và trẻ con) đến Dãy Đồi Thông sau khi trời tối. Vì tất cả doanh trại đều chứa đầy binh lính, họ được để nằm nguyên trong xe ngựa không mui trong cái rét cắt da trong khi một sĩ quan có lòng đi tìm một chỗ trú ẩn cho họ. Cuối cùng một nhà thờ Tân giáo mở cửa đón họ, các băng ghế được lấy ra, và rơm được phủ trên nền nhà gồ ghề.

            Đó là ngày thứ tư sau Lễ Giáng sinh trong năm 1890. Khi những thân thể đầu tiên bị rách toạc và đầm đìa máu được mang vào trong nhà thờ lập lòe ánh nến, những người còn tỉnh có thể trông thấy những dây tua trang trí Giáng sinh còn treo lủng lẳng trên giá. Phía trên bục giảng là một băng rôn giăng ngang trên đó in một dòng chữ thô kệch: BÌNH AN DƯỚI THẾ CHO NGƯỜI THIỆN TÂM.

 

Tôi không biết lúc ấy có bao nhiêu người đã mất. Giờ đây khi nhìn lại từ đỉnh đồi cao của tuổi giá, tôi còn có thể nhìn thấy những đàn bà và trẻ con bị sát hại nằm chất đống và rải rác dọc theo bờ khe khúc khuỷu một cách rõ ràng như nhìn thấy bằng đôi mắt thời trẻ. Và tôi có thể thấy rằng một điều gì khác đã chết ở đó trong đám bùn đầy máu, và bị chôn vùi theo trong bão tuyết. Một giấc mơ của một dân tộc đã chết ở đó. Đó là một giấc mơ đẹp . . . Vòng tuần hoàn của quốc gia đã gãy đổ và bay tứ tán. Trung tâm không còn nữa, và cây cổ thụ thiêng liêng đã chết.

-NAI ĐEN

15.png

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Twitter picture

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Twitter Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s