Nguyễn Xuân Lung
Trên trang Nghiên cứu quốc tế gần đây có bài viết với nội dung: Lịch sử biểu tượng “ chữ thập ngoặc” của Đức quốc xã, những dòng mở đầu, tác giả viết:
“Rất nhiều người thắc mắc không hiểu tại sao chữ Vạn của Phật giáo lại có hình thức trùng lặp với “ chữ thập ngoặc” của Đức quốc xã”.
Trong bài tác giả đã cung cấp thông tin, tư liệu cần thiết cho người đọc về nguồn gốc biểu tượng trên. Đồng thời nội dung bài viết đã đi sâu phân tích những lý do, quan điểm, nguyên nhân mà Đức quốc xã lấy biểu tượng Swstika làm phù hiệu.
Trong đó một số nội dung liên quan đến biểu tượng của Phật giáo sử dụng chữ “Vạn”, tác giả đã đưa vài ý kiến nhỏ như sau:
“ Gọi là “ chữ”, nhưng thực ra cả hai đều là những biểu tượng. Người Việt gọi hai biểu tượng này bằng hai tên gọi khác nhau, nhưng người Tây phương đều gọi là swastika, vì cả hai có hình thức bề ngoài hoàn toàn giống nhau. Một số tài liệu Phật giáo, thậm chí cả một số Bách khoa toàn thư, đã cố gắng chứng minh rằng hai biểu tượng này có hình dạng khác nhau- khác nhau về chiều quay và khác nhau về tư thế thẳng đứng hoặc nghiêng: Chữ Vạn quay thuận chiều, “chữ thập ngoặc” quay ngược chiều, chữ Vạn thẳng đứng, “chữ thập ngoặc” đổ ngiêng. Nhưng thực tế không đúng như thế: chữ “ Vạn” của Phật giáo sử dụng cả hai chiều quay trái ngược nhau, “ chữ thập ngoặc” của Đức quốc xã sử dụng cả hình đứng lẫn hình nghiêng. Tóm lại về hình thức bề ngoài, hai biểu tượng này( chữ Vạn và Thập ngoặc) hoàn toàn giống nhau”
Chúng ta biết rằng vài trăm năm nay, việc tranh cãi trong giới, ngoài giới về nội dung chữ “ Vạn” trước ngực Phật quay theo chiều trái hay chiều phải không ngã ngũ. Đã có rất nhiều bài viết, từ điển Phật giáo giải thích lập luận bảo vệ chính kiến từ người viết. Bản thân giáo hội Phật giáo cũng không thống nhất được việc này!… Trong các pho tượng Phật tại các chùa cả nước, trong một chùa nhiều khi chữ “Vạn” trên ngực các ngài lúc đặt quay phải, lúc đặt quay trái!…
Đứng trước một hiện tượng lạ, nan giải, với khả năng hạn hẹp, trong bài viết này chúng tôi cố gắng đưa ra một cách nhìn khác. Góp phần thống nhất cách nhận biết mối liên quan mật thiết hữu cơ giữa học thuật văn hóa cổ phương đông, Phật giáo, thiên Chúa giáo với biểu tượng cổ Swstika. Trong đó có phần nhỏ là để trả lời tác giả bài viết trên với những nhận định không đúng về bản chất biểu tượng Swstika ( phần đã trích được gạch dưới dòng).
(http:// nghiên cứu quốc tế e.org/founs/topic/lịch sử- biểu- tượng- chữ -thập- ngoặc.)
- DẪN NHẬP.
Với : Một góc nhìn khác, từ những căn cứ, lập luận, dữ liệu, phương pháp luận mà chúng tôi đưa ra. Có thể sẽ góp phần làm sáng tỏ, rõ nghĩa hơn nội dung chữ “ Vạn” mà Phật giáo đã và đang sử dụng. Đồng thời góp phần vào việc xác định: Có một chữ “Vạn” hay có hai chữ “Vạn”, một quay phải và một quay trái đang tồn tại song song trong đời sống văn hóa và đạo Phật.
Nhằm hiểu sâu, hiểu rõ mối liên quan từ ngữ mô tả chữ “Vạn”, xin cung cấp một số từ ngữ được định nghĩa và từ tiếng Hán có liên đới trong bài viết.
a, Từ ngữ liên quan.
– Biểu tượng:
Từ điển tiếng việt từ biểu tượng được định nghĩa như sau:
* Hình ảnh tượng trưng.
* Hình thức của nhận thức, cao hơn cảm giác, cho ta hình ảnh của sự vật còn gữi lại trong đầu óc sau khi tác động của sự vật vào giác quan ta đã chấm dứt.
( Từ điển tiếng Việt- Viện ngôn ngữ, tr64
– Chữ Vạn:
- Chữ “ Vạn” : Chữ này trong kinh truyện không có, chi trong kinh nhà phật có thôi. Nhà Phật nói rằng khi Phật giáng sinh trước ngực có hiện ra hình chữ – Vạn- Người sau mới biết chữ ấy. Trong bộ Hoa nghiêm âm nghĩa nói rằng chữ – Vạn- nguyên không có, đến niên hiệu Tràng- Thọ thứ hai đời nhà Chu mới chế ra và âm là Vạn, nghĩa là muôn đức tốt lành đều họp cả ở đấy. lại chữ “ Vạn”, nguyên tiếng Phạm là Srivatsalaksana. Các ngài La- Thập, Huyền- Trang dịch là “Đức”, ngài Bồ- Đề Lưu- Chi dịch là “Vạn”. Ở bên Ấn Độ thì tương truyền là cái tường cát tường, dịch là Đức là nói về công đức, dịch là “Vạn” là nói về phần công đức đầy đủ. Song “Vạn” nguyên là hình tướng chứ không phải chữ, cho nên dịch là cát tường hải- Vân- Tướng mà theo cái hình xoay về bên hữu (phải) là phải hơn. Vì xem như nhiễu Phật thì nhiều về bên hữu, hào quang của Phật ở khoảng lông mày phóng ra cũng xoay về bên hữu, thì biết xoay về bên hữu mới là tường cát tường, có chỗ làm về bên tả là lầm.
( Từ điển Hán Việt-Thiều Chửu, Tr81-82, nxb Thanh niên 2006)
– Chữ tung:
- Chữ “ tung”: a, Đường dọc, bề dọc từ nam đến bắc, b, Đời chiến quốc( 403-2210 trước TL) có một phái học về lối tung hoành.
Hợp các nước ở phía nam phía bắc lại gọi là TUNG, kết liên các nước đông tây lại gọi là HOÀNH.
( Từ điển Hán Việt – Thiều chửu, tr605-606, nxb Thanh niên 2006).
– Chữ hoành
* Chữ “ hoành” : Đường ngang, trái với tiếng dọc.
( Từ điển Hán Việt- Thiều Chửu, tr376, nxb Thanh niên 2006).
– thập:
* Chữ “ thập”: Mười, đủ hết.
( Từ điển Hán Việt- Thiều Chửu tr81, nxbTn 2006).
2. SƠ LƯỢC Ý NGHĨA VÀ NỘI DUNG CÁC TƯ LIỆU LIÊN QUAN.
A, THÁI CỰC ĐỒ.
Biểu tượng swasitka mà người Tây phương thường gọi có nguồn gốc lâu đời, ít nhất đến nay là trên 3000 năm và là biểu tượng của rất nhiều nền văn hóa và tôn giáo khác nhau. Với sự ra đời của Phật giáo, chúng ta có thể thấy việc sử dụng biểu tượng này là sự vay mượn có chủ đích.
Song song với biểu tượng trên, tương ứng thời gian ấy, phương Đông xuất hiện thuyết Âm- Dương, mà biểu tượng của nó cả bản chất và hình thức nằm trong Thái cực đồ. Trong cuộc sống hàng ngày chúng ta thấy vô vàn biểu tượng Thái cực đồ, lá cờ ( Hàn quốc), tấm gương bát quái, các sản phẩm thuốc đông y, sách, các công trình xây dựng tôn giáo hoặc tâm linh…
Việc sử dụng Thái cực đồ trong xã hội hiện nay là bát nháo, mạnh ai người nấy vẽ, không hề tuân theo đúng bản chất vốn có của nó. Thậm chí một số vị xuất bản sách kinh dịch, tín ngưỡng, tôn giáo vẽ cũng sai!…Nhưng thật đáng tiếc chẳng có một cơ quan văn hóa, hoặc một người nào đó am hiểu trong ngành văn hóa lên tiếng!
B, NGUYÊN LÝ ÂM DƯƠNG, ĐỒ HÌNH VÀ CÁCH HIỂU ĐƠN GIẢN THÁI CỰC ĐỒ.
Dưới đây là hình vẽ biểu tượng Thái cực đồ, xin vắn tắt đưa ra một số nội dung đơn giản sau:
- Trong hình vẽ là tượng trưng hai khí âm dương nằm trong Thái cực.
- Người Trung Hoa ở về phía Bắc bán cầu, họ ở phía bắc nhìn lên phía Nam mà đặt phương vị.
- Đồ hình được nhìn: Dưới cùng là phương Bắc, đối diện là Nam, tay trái đông , tay phải Tây.
- Khí dương sinh ở phía Bắc ( Trong ngày là giờ Tý ), rồi đi lên và lớn dần ở phía Đông nơi mặt trời mọc, được vẽ màu trắng(thanh). Khí dương nóng nhẹ đi về phương Đông và bốc lên Nam, dương lớn cực thì sinh âm.
- Âm sinh ở Nam ( trong ngày là giờ Ngọ) rồi đi xuống và lớn dần, âm lạnh và nặng đi về phương Tây và đi xuống Bắc. Âm lớn cực thì sinh dương.
- Trong đồ có hai chấm nhỏ, bên dương ( trắng) có chấm đen, bên âm (đen) có chấm trắng, biểu hiện : Trong dương có âm – Trong âm có dương.
- Toàn thể vòng đồ thái cực gồm hai nghi âm và dương ôm ngoàm lấy nhau( Cá âm dương) quân bình và tiếp nối nhau không ngừng.
- Đường đi của âm và dương đều từ trái qua phải, từ Đông sang Tây, thuận chiều kim đồng hồ. (sự quan sát của các học giả xưa ví dụ: mặt trời, mặt trăng đi từ Đông qua Tây.).
C, TIÊN THIÊN BÁT QUÁI, HẬU THIÊN BÁT QUÁI, HÀ ĐỒ, LẠC THƯ, CHỮ THẬP, THÁNH GIÁ VÀ CHỮ VẠN.
a, Tiên thiên bát quái:
Hình vẽ dưới là cách sắp xếp 8 quẻ đơn trong tiên thiên bát quái.
Càn 1, Đoài 2, Ly 3, Chấn 4, Tốn 5, Khảm 6, Cấn 7, Khôn 8.
* Bốn quẻ bất dịch trong tiên thiên đồ ( đảo ngược nhưng quẻ không thay đổi):
Đó là 4 quẻ: Càn, khôn, ly, khảm, nối 4 quẻ trên ta có hình sau:
- Càn khôn hàng dọc.
- Ly khảm hàng ngang.
- Điểm giao nhau giữa hai đường gọi là điểm chữ THẬP.
- Điểm giao nhau, dịch gọi là điểm hư vô. Điểm hư vô (không đổi, bất biến trong vạn biến). Phật giáo gọi là TÂM, đức thứ 16 trong 32 đức của Phật.
b, Hậu thiên bát quái.
c, Hà đồ:
c, Lạc thư- Bảng ma phương :
– Nối số: 1 – 9, 3 – 7. Ta có hình chữ THẬP.(số lẻ)
– Nối các số: 1-6, 2-7, 3-8, 4-9.
– Hoàn chỉnh cách nối trên ta thấy xuất hiện chữ VẠN, hay biểu tượng swstika.
– Chỉ xuất hiện một chiều quay cho biểu tượng từ cách nối con số trên.
c, Thánh giá.
Đây là biểu tượng đặc trưng của đạo thiên Chúa giáo. Hình tượng Thánh giá có nghĩa khác với thập giá, thập ác vì ý nghĩa thập giá , thập ác chỉ mang nghĩa là: Giá có hình chữ thập, trên nó không mang ý nghĩa tôn giáo. Thánh giá chỉ có ý nghĩa tôn giáo khi Chúa Giê su chịu chết trên cây thập tự để chuộc tội cho nhân loại.
d, Chữ thập
Quan sát cả ba biểu tượng và đồ hình đã đưa ra ở trên bao gồm:
– Chữ Vạn.
– Chữ thập, Hà đồ, Lạc thư, đồ hình tiên thiên, hậu thiên của dịch.
– Thánh giá.
Chúng ta đều nhận thấy hình thức tương tự nhau, chúng đều có điểm giao nhau( gọi thông thường là điểm o) là TÂM.
– Từ tiên thiên bát quái, hậu thiên, Hà đồ, lạc thư, đã trình bày ở trên. Chúng ta nhận thấy mối liên hệ mật thiết từ việc nối các điểm để tạo nên trục TUNG, trục HOÀNH. Mỗi hình vẽ đó xuất hiện điểm giao nhau của trục tung, trục hoành tạo ra. Hay còn gọi là chữ THẬP, chúng có mối liên hệ cùng bản chất với chữ Vạn, thánh giá và biểu tượng swstika.
– Từ xa xưa đã có một môn học gọi là:“ Tung hoành đồ” của phái đạo gia. Ngày nay trên thực địa còn lại ứng dụng của môn phái này nằm tại HOÀNG THÀNH THĂNG LONG.
3, PHƯƠNG PHÁP LUẬN.
Theo cách nhìn nhận từ cổ đại, các nước thuộc đông bán cầu được gọi là phương Đông, các nước thuộc tây bán cầu là phương Tây. Các nền văn minh, phong tục tập quán, văn hóa , tín ngưỡng như Trung Hoa cổ, Ấn Độ cổ, Ba Tư cổ thuộc phương Đông. I ran là nước Tây Á, nơi được cho là có nền văn minh cổ nhất thế giới và là nơi xuất xứ của biểu tượng Swastika theo cách gọi của người phương tây còn người phương Đông gọi là chữ “Vạn”.
Nhằm chứng minh chữ “Vạn” nằm trên ngực phật Thích Ca có một biểu tượng duy nhất với một chiều quay của nó.
Việc đầu tiên chúng ta phải xác định phương pháp quan sát. Sau đó từ các tư liệu sơ lược đã đưa ra ở trên, ấn định mối liên quan hữu cơ, để tìm ra chiều quay và biểu tượng tương ứng.
a, Phương pháp quan sát: Có hai cách nhìn chữ Vạn trên ngực Phật.
– Nhìn từ trong ra và nhìn từ ngoài vào. Với hai mẫu A,B trên, từng cách nhìn sẽ có chiều quay ngược nhau. Từ đó phải thống nhất cách quan sát biểu tượng.
– Thống nhất cách nhìn: Hậu sinh chiêm quan từ phía trước vào biểu tượng.
b, So sánh:
Từ bảng Ma phương lạc thư, khi nối các con số xuất hiện biểu tượng chữ Vạn với chiều quay ngược lại với chiều quay mà Đức quốc xã lấy làm phù hiệu. Bảng Ma phương không đáp ứng để tạo ra chiều quay ngược lại, khi nối các con số trong bảng.
- KẾT LUẬN.
Với các tư liệu đã dẫn ra ở trên, chúng tôi thấy rằng mẫu B, biểu tượng chữ Vạn chứa trong nó đầy đủ nội dung Hà đồ, Lạc thư, Thái cực đồ, tiên thiên, hậu thiên bát quái. Biểu tượng chữ Vạn bao trọn những kiến thức cổ xưa của phương Đông. Với quan điểm riêng, chúng tôi nhận thấy rằng:
– Chỉ có duy nhất một biểu tượng chữ VẠN, hay biểu tượng swstika, với chiều quay như hình dưới đây:
Với một chút nhận thức hạn chế, xin được đóng góp vào việc giải mã biểu tượng cổ ở trên, rất mong người đọc chia sẻ và rộng lượng nếu chúng tôi có sai sót.
Ngày 7-8-2018
NP.
1. Bây giờ nhìn lại, tác giả mới thấy mối quan hệ giữa biểu tượng thập ngoặc của Ấn Âu cổ đại với Hà Đồ, Lạc Thư (biểu tượng âm/dương) của văn hóa phương Đông, chứ thực ra, các nền văn hóa này chưa có điều kiện quan hệ với nhau vì chưa có giao lưu và trao đổi thông tin, nhưng lại cùng xuất phát từ các hiện tượng thực tế để đúc rút thành hai mẫu chữ thập ngoặc, đó là: mẫu A thì ĐÓNG, còn mẫu B thì MỞ (theo quy tắc đinh ốc của vật lý).
2. Đạo Phật dùng cả hai mẫu này: MỞ là hướng về chúng sinh và khai phóng, còn ĐÓNG là để tu tập tính Phật. Và, còn phải thấy hai mặt của cùng một biểu tượng nữa, ví dụ ở một chùa nào đó chẳng hạn, bạn đứng ngoài cổng nhìn vào thì nó là mẫu B nhưng khi từ trong sân chùa nhìn ra thì nó lại là mẫu A, và ngược lại, có chùa lại có A nếu đứng ngoài cổng thì đương nhiên sẽ là B nếu từ trong nhìn ra. Như vậy, tùy theo A hoặc B mà hình thành hai loại chúng sinh: muốn cầu xin hay là muốn tu tập.
3. Biểu tượng NAZI của Hitler với chủ nghĩa quốc xã thì luôn chọn A với nghĩa SIẾT CHẶT là vì vậy, nó mang tính ngu dân vì đã thủ tiêu mặt trái của vấn đề, đó là, tính mở rộng và khai phóng.
ThíchThích
Bổ sung:
1. Như vậy, một phật tử chân chính phải luôn có hai mặt của một vấn đề trong việc thờ Phật, cụ thể, đó là sự tương tác giữa hướng Phật và sự giác ngộ của bản thân phải là sự quan hệ qua lại giữa hai mặt.
* Đến chùa với tư cách là cầu xin thì khi trở về anh phải giác ngộ và phải có những trách nhiệm gì đó đối với cộng đồng, nếu không, thì lời nguyện cầu đó sẽ không ứng nguyện.
* Đến chùa với tư cách là để Giác Ngộ thêm thì khi trở về anh sẽ đem tinh thần đó của phật mà giác ngộ tiếp cho cộng đồng.
2. Chữ thập ngoặc của chủ nghĩa quốc xã chỉ có một tính ĐÓNG, vì thế, sẽ nâng thành chủ nghĩa dân tộc cực đoan và hậu quả là việc ngu hóa càng ngày càng sâu đậm nếu không bị chặn lại.
ThíchThích
Bổ sung tiếp:
Các nền văn minh cổ đại, trừ khu vực Nam Mỹ (văn minh Andes và hậu của nó là Inca), thì đều ở Bắc bán cầu.
Đặc điểm chung rất dễ nhận thấy, cho dù con người thuộc nền văn minh nào và bất kể thời điểm nào, trong khu vực Bắc bán cầu là các dòng chảy khí và nước thường tạo thành XOÁY THUẬN. Các Thượng Đế, Đức Chúa trời khi xưa hoặc vệ tinh nhân tạo ngày nay sẽ nhìn thấy XOÁY THUẬN ở dạng MỞ, còn con người dưới mặt đất trực tiếp chịu bão thì sẽ thấy gió bão xoay vần theo chiều ĐÓNG, còn nếu chính con người có tư thế nhìn từ trên cao, ví dụ, khi rót rượu rót dầu qua phễu hoặc nhìn các vực xoáy nước trên sông trên biển thì họ lại thấy XOÁY THUẬN dưới dạng MỞ. Đó chính là những cảm hứng để con người sáng tạo ra biểu tượng hai mặt của chữ THẬP NGOẶC, vậy thôi!
ThíchThích
Bạn Lại việt có kiến thức cao thật, nếu có thời gian xin viết vài bài về kinh dịch cho mọi người dc mở mang kiến thức
ThíchThích
Lại bổ sung tiếp:
Nhân việc tác giả nói nhiều về quái, bản nhân xin bàn thêm một chút về kinh dịch. Kinh dịch, theo đúng nghĩa là sự nghiên cứu về sự biến đổi trong sự tương quan giữa các dòng khí là trường vũ trụ (Thiên khí), trường trái đất (Địa khí) sẽ hợp lực tương tác vào con người (Trường sinh khí) như thế nào. Vì thế, phải chú ý thật kỹ về sự biến đổi của Thiên khí khi nó tương tác vào trái đất và con người trong khi trái đất có hiện tượng tiến động trong quá trình chuyển động của nó.
Trục trái đất, khi chỉ vào ngôi sao nào thì ngôi sao ấy trở thành sao Bắc Đẩu (đối với khu vực Bắc bán cầu), mặt khác, trục trái đất tiến động nên nó quét thành mặt nón với chu kỳ khoảng 27000 năm, vì thế, cứ ngót nghét khoảng 3000 năm thì trái đất sẽ chịu sự “quản thúc” của một ngôi Bắc Đẩu nào đó, và vì thế, kinh dịch đã sáng tạo ra Cửu Tinh, chính là ứng với 9 ngôi Bắc Đẩu đó, và trường vũ trụ sẽ có phương vị thay đổi đối với trái đất cứ sau mỗi 3000 năm, đồng thời với sự thay đổi chủ quản của các ngôi Bắc Đẩu đối với trái đất.
Phục Hy tạo ra Tiên Thiên bát quái, và vì thế nó phải được điều chỉnh để trở thành Hậu Thiên bát quái sau gần 3000 năm bởi Văn vương, và đương nhiên, quái này có hiệu lực cho tới khoảng thế kỷ 14.
Điều đáng tiếc là từ đó đến nay, rất nhiều nhà kinh dịch (nhưng thực ra là bất dịch) vẫn dùng cả Tiên Thiên lẫn Hậu Thiên vào các công việc như bói toán, lập tử vi, nghiên cứu các xoáy (chữ thập ngoặc)….., đương nhiên sẽ bị sai vì các quái kia không còn đúng nữa. Ví dụ, như trường hợp Nguyễn Trãi giỏi kinh dịch là thế mà vẫn lấy phải Nguyễn thị Lộ, hoặc như Càn Long, chọn giờ chọn tướng rất cẩn thận để đánh nước Việt nhưng vẫn thua liểng xiểng, ôm đầu máu mà chạy thoát thân.
Bởi thế cần phải điều chỉnh quái, vì đã muộn gần 700 năm nay rồi, chứ không nên dùng các quái cũ để nhìn nhận vấn đề nữa!
ThíchThích
Phụ chú: Vậy thì, chữ thập (không ngoặc) mang biểu tượng gì, rất mong các nhà nghiên cứu hãy để tâm đôi chút về vấn đề này!
ThíchThích