Vấn đề nguồn gốc của Thục Phán và sự thành lập nước Âu Lạc

Co-loa2.jpg

GS.TS Nguyễn Quang Ngọc
CN. Trần Minh An
(Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển)

Thời đại dựng nước đời Hùng Vương – An Dương Vương với hai thành tựu hết sức cơ bản là sự tạo lập một nền văn minh Sông Hồng rực rỡ và một hình thái Nhà nước sơ khai- nhà nước Văn Lang – Âu Lạc, không những khẳng định nước ta có lịch sử dựng nước sớm, có một nền văn hiến lâu đời, mà còn đặt cơ sở nền tảng cho toàn bộ sự sinh tồn và phát triển của quốc gia dân tộc Việt Nam. Vì thế vấn đề nguồn gốc của Thục Phán – An Dương Vương và sự thành lập nước Âu Lạc phải được coi là một trong những vấn đề cốt
lõi của lịch sử Việt Nam.

Theo các nguồn tư liệu thư tịch cổ của Việt Nam và Trung Quốc thì kế tiếp nhà nước Văn Lang đời Hùng Vương là quốc gia Âu Lạc do Thục Phán – An Dương Vương lập ra. Nhưng Thục Phán – An Dương Vương là ai, từ đâu đến, quá trình thành lập nước Âu Lạc diễn ra như thế nào? Vấn đề đã thu hút sự quan tâm của nhiều học giả trong nước và quốc tế từ hàng trăm năm nay, nhưng không phải tất cả đều đã có thể đi đến kết luận cuối cùng.

Tư liệu thành văn có ghi chép về Thục Phán – An Dương Vương và nước Âu Lạc
không chỉ muộn, nghèo nàn, mà còn có chỗ mâu thuẫn và nhầm lẫn. Nguồn tư liệu khảo
cổ học tuy có được đặc biệt quan tâm, nhưng vẫn còn tản mạn và chưa được khai thác
triệt để, nhất là hệ thống các di tích, di vật trong lòng đất. Nguồn tư liệu dân gian tuy
phong phú nhưng bị bồi phủ bởi quá nhiều các lớp bụi thời gian, khó có thể nhận ra đâu
là cái nhân, cái lõi lịch sử đích thực của nó. Vì vậy, cho đến nay, xung quanh vấn đề
nguồn gốc Thục Phán – An Dương Vương và sự ra đời của nhà nước Âu Lạc vẫn còn tồn
tại những ý kiến không giống nhau cũng là chuyện hết sức bình thường.

Những ghi chép đầu tiên về nguồn gốc Thục Phán – An Dương Vương có thể tìm
thấy trong các thư tịch xưa nhất của Trung Quốc. Sử ký Tư Mã Thiên được viết vào
khoảng thế kỷ I TrCN nhiều lần nhắc đến nước Âu Lạc ở phía tây nam của nước Nam
Việt, sau bị Triệu Đà xâm chiếm, nhưng lại không cung cấp thông tin gì về Thục PhánAn
Dương Vương. Các bộ sử được viết trong các giai đoạn sau có ghi chép rõ hơn rằng
người thành lập nước Âu Lạc chính là Thục Phán – An Dương Vương. Sách Hậu Hán
thư, Phần Quận quốc chí của Phạm Việp khi chép về quận Giao Chỉ có chú thích rõ “đấy
là nước cũ của An Dương Vương”. Tác phẩm Bùi thị Quảng Châu ký ra đời thế kỷ thứ V
được dẫn lại trong Sử ký sách ẩn của Tư Mã Trinh đời Đường thế kỷ thứ VIII cũng chép:
“Sau con vua Thục đem quân đánh chiếm, tự xưng là An Dương Vương, sau Nam Việt
Vương Úy Đà lại đánh phá An Dương Vương, sai hai sứ cai trị hai xứ là Giao Chỉ và Cửu
Chân, tức là nước Âu Lạc vậy”. Theo Nam Việt chí được dẫn lại trong Cựu Đường thư,
phần Địa lý chí biên soạn thế kỷ X thì: “Vua nước Thục cho con là An Dương Vương cai
trị đất Giao Chỉ. Nước ấy nay nằm về phía đông huyện Bình Đạo”.

Các thư tịch cổ Trung Quốc đều chép thống nhất rằng An Dương Vương là con
vua Thục (Thục Vương tử), nhưng không cho biết cụ thể vua Thục là ai và nước Thục là
nước nào, ở đâu.

Các nguồn thư tịch cổ Việt Nam có ghi chép rõ ràng hơn về nguồn gốc của Thục
Phán – An Dương Vương. (Đại) Việt sử lược – bộ sử biên niên thời Trần chép: “Cuối đời
Chu, Hùng Vương bị con vua Thục là Phán đánh đuổi mà lên thay”1. Kế tiếp đó, Đại Việt
sử ký toàn thư, đã có một kỷ riêng, kỷ nhà Thục (Quyển I, Ngoại kỷ) để chép về Thục
Phán- An Dương Vương và nước Âu Lạc: “[An Dương Vương] Họ Thục, tên huý là Phán,
người Ba Thục, ở ngôi 50 năm, đóng đô ở Phong Khê (nay là thành Cổ Loa)”2. Các bộ Đại
Việt sử ký tiền biên, Việt sử tiêu án, Khâm Định Việt sử thông giám cương mục… cũng đều ghi chép những thông tin tương tự. Nhìn chung, các sử gia phong kiến Việt Nam đều cho rằng Thục Phán – An Dương Vương, người gốc Ba Thục (Tứ Xuyên, Trung Quốc) lập
nước Âu Lạc vào năm 257 TrCN.

Điều có thể dễ dàng nhận ra ngay được là nước Thục (Ba Thục) đã bị nhà Tần diệt
vào năm 316 TrCN. Vua Thục cuối cùng là Khai Minh đã bị giết ở Vũ Dương và thái tử
con vua Thục cũng đã chết ở Bạch Lộc Sơn. Vậy “con vua Thục” trong thư tịch cổ ghi
chép là ai và làm sao mà vượt hàng ngàn dặm núi rừng, đi qua lãnh thổ của nhiều nước ở vùng Tây Nam Di để từ đất Ba Thục mà tiến đánh Văn Lang năm 257 TrCN được? Mâu
thuẫn về cả không gian và thời gian là cơ sở dẫn đến những nghi ngờ và phủ định giả
thuyết về nguồn gốc Ba Thục của Thục Phán – An Dương Vương.

Ngay trong Khâm định Việt sử thông giám cương mục, các sử gia triều Nguyễn mặc dù vẫn ghi chép Thục Phán là con vua Thục, nhưng với thái độ hoài nghi và đề xuất  khả năng Thục Phán xuất thân từ một họ Thục khác ở “ngoài cõi Tây Bắc giáp nước Văn
Lang… mà sử cũ nhận là Thục Vương”3

Đến nửa cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX, thái độ hoài nghi càng gia tăng và bộc
lộ thành khuynh hướng cực đoan phủ định hoàn toàn tính chân thực của nhân vật Thục
Phán – An Dương Vương cũng như lai lịch Ba Thục của ông. Sang đầu thế kỷ XX, Trần
Trọng Kim, Ngô Tất Tố cũng cùng chung quan niệm như thế. Trần Trọng Kim quan niệm
các câu chuyện được chép từ thời Hồng Bàng cho đến hết thời nhà Triệu “phần nhiều là
những chuyện hoang đường, huyền hoặc cả”4. Còn Ngô Tất Tố thì nói thẳng ra rằng:
“Nước Nam không có ông An Dương Vương nhà Thục”5 . Học giả Pháp H.Maspéro cũng
cho An Dương Vương là một nhân vật chưa chắc đã có trong lịch sử, là một ông vua
huyền thoại, vì sử cũ chỉ chép theo truyền thuyết mà thôi.6 Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, công cuộc nghiên cứu về An Dương Vương – Âu Lạc được gắn liền trong bối cảnh chung thời đại dựng nước và giữ nước đầu tiên của dân tộc, nhiều phát hiện mới về tư liệu, đặc biệt là các tư liệu khảo cổ học, tư liệu dân tộc học… cho phép đặt ra những kiến giải mới.

GS. Đào Duy Anh trong các chuyên khảo về lịch sử Việt Nam cổ đại đã cho rằngAn Dương Vương là người gốc nước Thục song đã rời xuống khu vực phía Bắc Việt Nam cư trú từ lâu đời: “Sau khi thái tử nhà Thục (Ba Thục – thời Chiến Quốc) chết ở Bạch Lộc Sơn thì dư chúng theo sông Mân Giang mà xuống miền Nam để tránh quân Tần. Trong đám dư chúng ấy, tất còn sót một số con hoặc cháu của vua Thục… Có lẽ con cháu vua Thục đã đánh thắng một bộ lạc mà chiếm một khoảng đất trên sông Hồng Hà giữa địa bàn người Thái và địa bàn người Việt, rồi nhóm họp đảng chúng lại thành một bộ lạc như các bộ lạc xung quanh nhưng cũng tự xưng là Thục Vương để nhớ lại nghiệp cũ của ông cha… Được một vài đời đến Thục Phán”7. Tuy nhiên chính GS. Đào Duy Anh cũng tự nhận thấy sự thiếu cơ sở thuyết phục trong nhận định của mình và coi nhận định này chỉ là ức thuyết mà thôi. Các GS. Trần Quốc Vượng, Hà Văn Tấn thì phỏng đoán: Thục Vương trong thư tịch cổ không phải là vua nước Thục ở Ba Thục mà là tù trưởng bộ lạc Khương di cư từ đất Thục xuống phía Nam và tự xưng là Thục Vương. Bộ lạc Thục đó di cư xuống vùng Quảng Tây và Bắc Bộ, cộng cư và đồng hoá với người Tây Âu ở vùng này. Nước Âu Lạc bao gồm hai thành phần cư dân: Tây Âu và Lạc Việt8.

Năm 1963, với việc Tạp chí Nghiên cứu lịch sử công bố truyền thuyết “Cẩu chủa cheng vùa” (Chín chúa tranh vua) của người Tày ở Cao Bằng, nhiều vấn đề về nguồn gốc
Thục Phán – An Dương Vương đã dần dần được sáng tỏ.

Theo truyền thuyết này thì Thục Phán là con Thục Chế, vua nước Nam Cương gồm 10 xứ mường, trong đó, một xứ mường trung tâm là nơi vua ở, còn 9 xứ mường xung quanh do chín chúa mường cai trị. Lãnh thổ của nước Nam Cương thuộc vào khoảng Cao Bằng và vùng nam Quảng Tây (Trung Quốc) ngày nay. Thục Chế mất, Thục Phán lên làm vua, tuy còn nhỏ tuổi nhưng đã dùng mưu trí quy phục được cả chín chúa mường, xây dựng nước Nam Cương hùng mạnh. Sau đó, Thục Phán đã lãnh đạo bộ tộc đánh thắng Văn Lang, hợp nhất lãnh thổ, lập ra nước Âu Lạc. Truyền thuyết về Chín chúa tranh vua còn được minh chứng bằng các di tích, di vật và địa danh cụ thể như Tổng Lằn (xã Thịnh Vượng, huyện Nguyên Bình), Tổng Chúp, Khau Lừa, cây đa cổ thụ ở Cao Bình, đôi guốc đá khổng lồ ở bản Thành… (các xã Hưng Đạo và Bế Triều, huyện Hoà An, Cao Bằng)9.

Sau khi truyền thuyết trên được công bố, nhiều nhà nghiên cứu đã hướng về Cao
Bằng để tìm quê hương Thục Phán và hầu như cho đến nay đều tin rằng Thục Phán là thủ lĩnh một liên minh bộ lạc người Tây Âu (hay người Tày cổ) ở vùng núi phía bắc Bắc Bộ (Việt Nam) và nam Quảng Tây (Trung Quốc), mà trung tâm là Cao Bằng10. Một số
chuyên gia hàng đầu trước đây cũng bắt đầu điều chỉnh lại chủ thuyết của mình. GS. Đào
Duy Anh cho biết: “Sự phát hiện truyền thuyết của người Tày trên kia đã khiến chúng tôi
thay đổi ít nhiều ý kiến trong cái ức thuyết về sự thành lập nước Âu Lạc mà chúng tôi đã
trình bày trong sách Lịch sử cổ đại Việt Nam. Sự điều chỉnh của GS. Đào Duy Anh chính
là giải thích rõ hơn phạm vi của nước Nam Cương và vai trò của Thục Phán. Ông viết:
“Chúng ta có thể nói một cách đại khái rằng miền Nam sông Tả Giang và lưu vực sông
Hữu Giang cùng với miền thượng lưu các sông Lô, sông Gầm, sông Cầu là địa bàn sinh
tụ của những bộ lạc Tây Âu họp thành bộ lạc liên hiệp Nam Cương mà Thục Phán là tù
trưởng tối cao”11.

Năm 1969, Nguyễn Linh với bài Bàn về nước Thục của Thục Phán đăng trên Tạp
chí Nghiên cứu lịch sử lại đưa ra một thuyết mới về nguồn gốc của Thục Phán. Tác giả giải thích nước Thục trong ghi chép của thư tịch cổ là nước Tây Thục, tức Ai Lao ở phía
Tây Bắc nước ta ngày nay12

Nguyễn Duy Hinh trong bài Bàn về nước Âu Lạc và An Dương Vương cho rằng
Thục Phán là người đứng đầu một nhóm Lạc Việt, Tây Âu là một nước của người Lạc
Việt, do đó cuộc chiến tranh Hùng – Thục thực chất là cuộc đấu tranh trong nội bộ người
Âu Lạc13.

Như vậy có nhiều ý kiến khác nhau về nguồn gốc của Thục Phán, tuy nhiên các
nhà nghiên cứu hiện nay trên căn bản đều thống nhất phủ định thuyết về nguồn gốc Ba
Thục của Thục Phán và phần nhiều đều tin rằng ông là người Tày cổ, thủ lĩnh của liên
minh bộ lạc Tây Âu mà trung tâm là Cao Bằng.

Mặc dù truyền thuyết Chín chúa tranh vua đã được sửa sang, thêm thắt theo quan
niệm dân gian, nhưng nó vốn là một truyền thuyết cổ và chứa đựng nhiều nhân tố hợp lý
cần phải được khai thác triệt để và nghiên cứu kỹ lưỡng. Hơn thế nữa, những tập tục,
truyền thuyết dân gian sưu tập được tại Cổ Loa và vùng phụ cận cũng phù hợp với cách
lý giải nguồn gốc Thục Phán – An Dương Vương là người Tày cổ giống như truyền
thuyết Chín chúa tranh vua.

Tâm thức dân gian vùng Cổ Loa luôn ghi nhớ về nguồn gốc “người thượng du”, “một tù trưởng miền núi” của vua Thục. Thậm chí truyền thuyết còn nói rõ quê gốc của Thục Phán – An Dương Vương là Cao Bằng. Dân gian còn nhắc nhiều đến Cao Lỗ – vị tướng tài năng và thân tín vào bậc nhất, anh em kết nghĩa của An Dương Vương – cũng quê gốc ở Cao Bằng. Nhiều vị tướng khác của Hùng Vương – An Dương Vương hoạt động ở Cổ Loa và khu vực xung quanh Cổ Loa được dân gian giải thích là người miền núi phía Bắc như Nồi Hầu – một bộ tướng tài giỏi của An Dương Vương, người Hương Canh (Vĩnh Phúc), nhưng tổ ba đời lại ở miền Tuyên Quang; Niệm Hưng, Niệm Hải, hai tướng của Hùng Vương được thờ ở làng Lỗ Khê (Liên Hà, Đông Anh) cũng mới từ Cao Bằng xuống sống ở đây được một đời.

Các truyền thuyết An Dương Vương xây thành Cổ Loa, Mỵ Châu – Trọng Thuỷ phổ biến trong tâm thức dân gian ẩn chứa nhiều chi tiết gợi ra mối dây liên hệ giữa vùng đất Cổ Loa với các bộ tộc Tày – Thái xưa.

Rùa Vàng – Thần Rùa giúp An Dương Vương diệt yêu quái là tinh Gà Trắng và xây thành không bị đổ. Rùa Vàng và Gà Trắng chính là những linh vật mang đầy ý nghĩa biểu tượng trong quan niệm truyền thống của các tộc người Tày-Thái. Trong kho tàng truyện kể dân gian Tày còn nhiều mẫu kể liên quan đến Rùa như thần Rùa làm nhà, tướng Rùa giết giặc, rể Rùa ra quân… Trong phong tục người Tày vẫn còn hàng loạt lễ thức có liên quan đến Rùa Vàng. Người Tày và người Thái đều có tập tục nuôi rùa trong nhà, thờ mai rùa vàng, treo bùa mai rùa và đeo móng rùa vào cổ trẻ nhỏ để đuổi ma trừ tà ám hại14… Rùa, đặc biệt là Rùa Vàng trong tâm thức người Tày – Thái chính là hiện thân của thần linh phò trợ cho con người sản xuất và chống lại kẻ thù, diệt trừ các thế lực yêu ma.

Rùa là con vật thuộc tính dương mang đến điều tốt đẹp, tượng trưng cho ân nghĩa. Ngược
lại với Rùa Vàng là biểu tượng Gà Trắng – thuộc tính âm, thường được coi là “vật ký thác
linh hồn”. “Trong tín ngưỡng Tày cổ, Gà Trắng gắn liền với bóng đêm và sự chết chóc”15.

Gà Trắng nhìn chung bị coi là con vật đem đến tai hoạ, xui xẻo, được gọi là Cáy háo (Gà tang)16. Người Tày vì thế có tục kiêng nuôi gà trắng, kiêng ăn thịt gà trắng trong các dịp lễ vui vẻ, mừng việc hỷ… Từ ý niệm đến phong tục tập quán của người Tày về Rùa Vàng và Gà Trắng cho thấy sự tương đồng với những chi tiết trong truyền thuyết An Dương Vương xây thành Cổ Loa. Những nét tương đồng ấy phải chăng có cội nguồn từ nguồn gốc Tày cổ của Thục Phán – An Dương Vương? Vì nhà vua là người Tày cổ nên những quan niệm, phong tục cổ của người Tày đã được đưa đến vùng đất Cổ Loa, trở thành một bộ phận không thể thiếu của truyền thuyết đắp thành Cổ Loa, dựng nước Âu Lạc.

Về chi tiết Mỵ Châu rắc áo lông ngỗng chỉ đường cho Trọng Thuỷ cũng gần gũi với hình ảnh “một người con gái Tày đánh dấu chỉ đường bằng cách rắc áo lông ngỗng bứt ra từ chiếc áo trên mình trong sinh hoạt nương rẫy”17. Hay ngay cả cái tên Mỵ Châu cũng có thể được giải thích là xuất phát từ chữ Mẻ Châu trong tiếng Tày, có nghĩa là Bà Chúa Lớn.

Một chi tiết khá đặc biệt khác là ở Cao Bằng hiện nay vẫn còn lưu truyền huyền thoại về thành Nà Lự của Bế Khắc Thiệu chống lại triều đình nhà Lê năm 1430(18). Câu chuyện Bế Khắc Thiệu xây thành và làm nỏ thần gần như được mô phỏng theo truyền thuyết Rùa Vàng. Điều đáng được quan tâm nữa là người Tày ở Nà Lự hiện nay khi nhắc tới huyền thoại này lại giao tiếp bằng một thứ ngôn ngữ Tày đậm đặc từ Việt cổ19. Huyền thoại về thành Nà Lự phổ biến trong tâm thức dân gian Tày và truyền thuyết An Dương Vương trong tâm thức người Việt, nhất là ở vùng Cổ Loa phải chăng là có cùng một nguồn cội sâu xa?

Khi nghiên cứu địa danh khu vực Cổ Loa, các nhà dân tộc học cũng tìm thấy nhiều
điểm tương đồng với văn hoá truyền thống cũng như ngôn ngữ của tộc người Tày Thái.
GS. Trần Quốc Vượng nhận thấy sự xuất hiện một số từ thuộc ngôn ngữ Tày cổ còn lưu
lại trong địa danh khu vực Cổ Loa, trong đó quan trọng nhất là địa danh “Viềng”. Viềng
trong tiếng Tày cổ có nghĩa là thành, xuất phát từ việc An Dương Vương xây thành trên
đất Cổ Loa. Có thể chữ “Viềng” sau được dân gian dùng để gọi tên một số làng trong
phạm vi khu vực thành Cổ Loa xưa. Đặc biệt hơn là khi nghiên cứu cấu trúc thành Cổ
Loa, các nhà dân tộc học nhận thấy rất rõ nét tương đồng của nó so với kết cấu thành
Xam Mứn của người Thái xây dựng khoảng thế kỷ XIII-XIV ở Mường Thanh (Điện Biên
Phủ). Hai toà thành này về cơ bản đều có ba lớp luỹ thành. Thành Xam Mứn được xây
dựng ven sông Nậm Rốm có ba vòng là: Vòng thành trong gọi là Viềng công, vòng thành
giữa gọi là Viềng tó, vòng thành ngoài gọi là Viềng nọ. Đồn canh của thành gọi là Che;
phía ngoài Che có những luỹ bảo vệ gọi là Dom Che. Không chỉ giống về cấu trúc mà tên
gọi các bộ phận thành của thành Cổ Loa cũng tương tự thành Xam Mứn. Những địa danh
còn ở Cổ Loa như: Tó, Dục Nội, Uy Nỗ, Cường Nỗ, Kính Nỗ… chính là mang âm nguyên gốc hoặc biến âm từ những Đồn- Tó-Nọ… trong tiếng Tày – Thái20.

Có thể hình dung người Tày cổ – bộ tộc Tây Âu biết cách đắp thành từ rất sớm, đã đem kinh nghiệm đắp thành xuống vùng đồng bằng, tích hợp với kỹ thuật đắp đê truyền thống của người Lạc Việt tại đây. Cuối cùng, một toà thành Cổ Loa đồ sộ và kiên cố đã được xây dựng nhờ sự chung sức của cả hai cộng đồng Tây Âu và Lạc Việt. Điều này cũng góp phần cho thấy mối liên hệ mật thiết giữa vùng Cổ Loa và miền núi phía Bắc, giữa An DươngVương và người Tày cổ.

Nhà Thái học Cầm Trọng khi nghiên cứu sử thi Táy Pú Xớc đã đưa ra một gợi ý khá thú vị là Thục Phán chỉ là tên phiên âm Hán – Việt của Túc Phắn, mà Túc Phắn là nhân vật Pú Túc Phắn (Ông Đánh Chém – Thủ lĩnh chinh chiến) trong Táy Pú Xớc của người Thái. Giả thuyết này đã được GS Trần Quốc Vượng và nhiều người nghiên cứu lịch sử – văn hoá Việt Nam đồng tình21

Nguồn tư liệu dân gian còn cho thấy lòng tôn kính của người dân Cổ Loa đối với Thục Phán – An Dương Vương. Người dân Cổ Loa hết sức tự hào vì quê hương họ được chọn làm đất đóng đô của An Dương Vương, vì những vòng luỹ thành bao quanh làng mình xưa là thành trì của vua Thục. Họ luôn luôn coi toà thành là thánh địa, là một khu vực bất khả xâm phạm. Hương ước Cổ Loa lập đầu thế kỷ XX, điều 47 quy định rất cụ
thể việc giữ gìn và bảo vệ nguyên trạng toà thành Cổ Loa cổ kính.

Việc thờ cúng An Dương Vương đã trở thành truyền thống văn hoá – tín ngưỡng lớn ở Cổ Loa. Lễ tế An Dương Vương hàng năm và cả trong cúng Tết của người Cổ Loa không thể thiếu món bánh chưng tròn dài, gọi là Bánh chưng Tày. Lễ hội ở đền Thượng (ngày 6 tháng Giêng) luôn được tổ chức một cách chu đáo và trở thành một lẽ sống thiêng liêng của mỗi một người dân trong vùng:

“Chết thì bỏ con bỏ cháu
Sống thì không bỏ mồng sáu tháng Giêng”.

Những tư liệu dân gian như thế chắc chắn còn phải được tiếp tục lọc nhiễu và phân
tích, nhưng đặt trong mối quan hệ tổng thể với các nguồn tư liệu thư tịch và nhất là tư
liệu khảo cổ học được phát hiện trong mấy thập kỷ gần đây, đã xác nhận một cách rõ
ràng nguồn gốc người Tày cổ của Thục Phán – An Dương Vương. Thục Phán – An
Dương Vương là thủ lĩnh của liên minh bộ lạc Tây Âu sống liền kề bộ lạc Văn Lang chứ
không phải là con vua nước Thục ở mãi tận Tứ Xuyên, Trung Quốc. Chỉ có vậy mới có
thể giải thích được những truyền thuyết, những địa danh, những nét tương đồng văn hoá
đã trình bày ở trên cũng như thái độ cảm mến và kính ngưỡng của dân gian đối với người anh hùng dựng nước Thục Phán – An Dương Vương.

Năm 221 Tr CN, Tần Doanh Chính kết thúc cuộc nội chiến thời Chiến Quốc, thống nhất lãnh thổ toàn Trung Hoa, dựng nên một đế quốc tập quyền lớn mạnh, tự xưng là Tần Thủy Hoàng đế và tiến hành chiến tranh mở rộng lãnh thổ ra hai phía Bắc, Nam. Ở
phía Nam, kế tục mưu đồ “bình Bách Việt” của nước Sở trước đây, năm 218 TrCN, nhà
Tần đã phát 50 vạn quân do Đồ Thư cầm đầu chia làm 5 đạo đi chinh phục Bách Việt.
Sau khi chiếm được đất Đông Việt, Mân Việt lập ra các quận Nam Hải, Quế Lâm, Tượng
Quận, năm 214 TrCN, quân Tần đã áp sát địa bàn Tây Âu và Lạc Việt. Cao Bằng- trung
tâm của nước Nam Cương của Thục Phán đã trở thành tuyến đầu của cuộc kháng chiến
chống Tần của cả hai bộ tộc Tây Âu, Lạc Việt. Theo sách Hoài Nam tử thì: “Trong ba
năm [quân Tần] không cởi giáp dãn nỏ. Giám Lộc không có đường chở lương, lại lấy
binh lính đào cừ cho thông đường lương để đánh nhau với người Việt. Giết được quân
trưởng Tây Âu là Dịch Hu Tống”22.

Có thể hình dung cuộc chiến đấu đã diễn ra vô cùng ác liệt và về phía lực lượng kháng chiến cũng không tránh khỏi tổn thất nặng nề. Tuy vậy sự hy sinh của người dân và tù trưởng Tây Âu Dịch Hu Tống trên tuyến đầu không làm cho Tây Âu, Lạc Việt nao núng. Trái lại, vẫn theo sách Hoài Nam tử , lúc đó trước thế mạnh của quân Tần “người Việt vào rừng ở với cầm thú, không chịu để cho quân Tần bắt. Họ cùng nhau đặt người kiệt tuấn lên làm tướng để ban đêm ra đánh nhau với quân Tần”23. Người kiệt tuấn đó không phải ai khác mà chính là Thục Phán. Việc cả Nam Cương và Văn Lang, cả Âu Việt và Lạc Việt đều thống nhất cử Thục Phán làm người chỉ huy chung cao nhất toàn bộ cuộc kháng chiến đã phản ánh sự trưởng thành vượt bậc của tinh thần yêu nước, của ý chí đoàn kết quyết tâm bảo vệ trọn vẹn non sông, lãnh thổ.

Thần tích đền Chèm (Từ Liêm) và sách Lĩnh Nam chích quái cho biết trước cuộc tấn
công của quân Tần, An Dương Vương đã cống Lý Ông Trọng cho quân Tần để cầu hoà.
Lý Ông Trọng (Lý Thân) vốn không phải là tướng của An Dương Vương mà là tướng
của Hùng Vương thuộc nước Văn Lang. Chi tiết này xác nhận An Dương Vương thực sự
là người đứng đầu lãnh đạo kháng chiến và đại diện chung cho toàn bộ cộng đồng Nam
Cương, Văn Lang.

Hai tộc người Lạc Việt và Âu Việt vốn gần gũi về dòng máu, về địa vực cư trú, về kinh tế và văn hoá lại có điều kiện liên kết chặt chẽ với nhau hơn trong cuộc chiến đấu chống kẻ thù chung là quân Tần dưới sự lãnh đạo chung của Thục Phán. Lực lượng kháng chiến của người Việt do biết đoàn kết thành một mối, có tổ chức và chỉ đạo thống nhất đã phát triển nhanh chóng, trong khi quân Tần càng ngày càng bị dồn vào tình thế nguy khốn
và tuyệt vọng. Trên đà chiến thắng, người Việt (Âu Việt và Lạc Việt) tổ chức các trận đánh
lớn liên tiếp tiêu diệt sinh lực địch, đại phá quân Tần, giết chết chủ tướng Tần là Đồ Thư,
buộc nhà Tần phải bãi binh24.

Đây là thắng lợi oanh liệt đầu tiên của dân tộc Việt Nam ta chống lại hoạ xâm lược và nô dịch của kẻ thù phương Bắc. Trong cuộc chiến đấu này, vai trò và uy tín của Thục Phán, người thủ lĩnh kiệt xuất của liên minh bộ lạc Tây Âu ngày càng được nâng cao, không chỉ ở trong bộ lạc Tây Âu mà còn có ảnh hưởng sâu rộng trong cả bộ lạc Lạc Việt. Sau khi kháng chiến kết thúc thắng lợi, trong điều kiện cộng đồng cư dân Lạc Việt – Tây Âu đã hình thành và uy tín của Thục Phán ngày càng cao, Thục Phán đã quyết định thay thế Hùng Vương, tự xưng là An Dương Vương, lập ra nước Âu Lạc.

Tên nước Âu Lạc bao gồm hai thành tố là Âu (Tây Âu/ Âu Việt) và Lạc (Lạc Việt), phản ánh sự liên kết của hai nhóm người Lạc Việt và Tây Âu. Trong triều vua Thục vẫn có Lạc hầu và các địa phương vẫn do Lạc tướng cai quản – nghĩa là trên căn bản nhà nước Âu Lạc vẫn được tổ chức theo mô hình nhà nước Văn Lang của Hùng Vương. Lãnh thổ nước Âu Lạc cũng được mở rộng trên cơ sở sáp nhập hai vùng lãnh thổ Văn Lang và Nam Cương. Trong quá trình thành lập nước Âu Lạc chắc chắn không tránh khỏi những mâu thuẫn, thậm chí là cả những xung đột, chống đối như sách (Đại) Việt sử lược và một số thần tích, truyền thuyết dân gian phản ánh.

Tuy nhiên phải thấy rõ một thực tế là nước Âu Lạc ra đời trong hào quang chiến thắng, sự thành lập nước Âu Lạc gắn liền với thắng lợi vang dội của cuộc kháng chiến chống Tần do Thục Phán lãnh đạo chứ hoàn toàn không phải là một cuộc chiến tranh thôn tính. Đây về căn bản chỉ là kết quả của một quá trình hợp nhất cư dân và đất đai của Lạc Việt và Âu Việt, của vua Hùng và vua Thục. Vì vậy, nước Âu Lạc là một bước phát triển mới, kế tục và cao hơn nước Văn Lang. Nước Âu Lạc chỉ tồn tại trong khoảng thời gian không đầy 30 năm (từ năm 208 đến năm 179 tr CN), nhưng cũng đã có những đóng góp đặc biệt to lớn vào trong tiến trình phát triển của lịch sử đất nước.

Thành quả nghiên cứu về nguồn gốc Thục Phán – An Dương Vương và sự hình thành nước Âu Lạc mấy chục năm qua đã góp phần làm sáng rõ thời đại dựng và giữ nước
đầu tiên trong lịch sử Việt Nam, thời đại đắp móng xây nền và quyết định đường hướng
phát triển của lịch sử đất nước. Việc hiểu rõ nguồn gốc Thục Phán – An Dương Vương và
sự thành lập nước Âu Lạc còn là cơ sở để nhìn nhận một cách chính xác khuynh hướng vận động chủ đạo của của lịch sử Việt Nam là đoàn kết, tập hợp mọi thành phần cư dân, mọi lực lượng của đất nước trong sứ mệnh lịch sử chung. Quá trình hình thành và phát triển của lịch sử Việt Nam là quá trình vừa mở rộng, vừa quy tụ; quy tụ là cơ sở để mở rộng và mở rộng lại làm tăng thêm sức quy tụ. Lịch sử Việt Nam là lịch sử của một cộng đồng cư dân nhiều tộc người, có tộc người đa số, có những tộc người thiểu số, có những tộc người gia nhập cộng đồng ngay từ thời kỳ đầu dựng nước, có những tộc người gia nhập cộng đồng muộn hơn, nhưng một khi đã tự nguyện hoà chung vào cộng đồng dân tộc Việt Nam thì đều chung sức, chung lòng xây dựng và bảo vệ đất nước. Họ đều là những chủ nhân chân chính và vĩ đại nhất của lịch sử Việt Nam.

Hà Nội, Tháng 5-2006

Chú thích:

1 Đại Việt sử lược, quyển I, tr 1a, bản dịch, Nxb Văn Sử Địa, Hà Nội, 1960, tr 14.
2 Đại Việt sử ký toà n thư, tập I, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1993, tr 135.
3 Khâm Định Việt sử thông giám cương mục, tập I, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1998, tr 9.

4 Trần Trọng Kim, Việt Nam sử lược, 1928, tr 3.5 Ngô Tất Tố, Tao đà n, số 3, ngà y 13/4/1939.

6 H.Maspéro, Bulletin Critique, trong Toung Pao, Vol 3, tr 373-379.

7 Đào Duy Anh, Cổ sử Việt Nam, Tập san Đại học Sư phạm chuyên san, Hà Nội, 1956, tr 63-64.

8 Trần Quốc Vượng, Hà Văn Tấn, Lịch sử chế độ cộng sản nguyên thuỷ ở Việt Nam, Nxb Giáo dục,Hà Nội, 1960, tr 51-56.
9 Văn hoá và lịch sử các dân tộc trong nhóm ngôn ngữ Thái Việt Nam, Nxb Văn hoá Thông tin, HàNội, 2002, tr 54; 57-59.

10 Đặng Nghiêm Vạn, Trần Quốc Vượng, Vấn đề nguồn gốc An Dương Vương và lịch sử dân tộc Tà y ở Việt Nam, Thông báo khoa học- Sử học, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, tập II, 1966, tr 74-82.

11 Đà o Duy Anh, Đất nước Việt Nam qua các đời, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1964, tr 20-22.
12 Nguyễn Linh, Bà n về nước Thục của Thục Phán, T/c NCLS, số 124, 7/1969, tr 33-51.

14 Vũ Anh Tuấn, Cần phải tìm hiểu mẫu kể An Dương Vương trong mối quan hệ văn hoá Tà y – Việt,trong Văn hoá và lịch sử người Thái ở Việt Nam, Nxb Văn hoá dân tộc, Hà Nội, 1998, tr 185-186.
15 Vũ Anh Tuấn, Sđd, tr 187.

16 Vũ Anh Tuấn, Sđd, tr 188.
17 Vũ Anh Tuấn, Sđd, tr 193.

18 Ngô Sĩ Liên, Đại Việt sử ký toà n thư, tập II, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1998, tr 305.

19 Vũ Anh Tuấn, Sđd, tr 183.13 Nguyễn Duy Hinh, Bà n về nước  u Lạc và An Dương Vương, T/c Khảo cổ học, số 3+4, 12/1969, tr144-154.
20 Theo Trần Quốc Vượng, Suy nghĩ thêm về thà nh Cổ Loa, nước Âu Lạc, An Dương Vương trongPhát hiện Cổ Loa năm 1982, Sở Văn hoá thông tin Hà Nội, 1982, tr 136-144.

21 Văn hoá và lịch sử các dân tộc trong nhóm ngôn ngữ Thái Việt Nam, Nxb Văn hoá Thông tin, HàNội, 2002, tr 34
22 Lưu An, Hoà i Nam Tử, Nhân gian huấn, quyển 18.
23 Lưu An, Hoà i Nam Tử, Sđd, quyển 18.

24 Lưu An, Hoà i Nam Tử, Sđd, quyển 18.

Nguồn bài đăng

19 thoughts on “Vấn đề nguồn gốc của Thục Phán và sự thành lập nước Âu Lạc

  1. “Khảo sát nguồn gốc và ý nghĩa tên gọi Giao Chỉ trong lịch sử Việt Nam”

    Giao Chỉ (chữ Hán: 交趾 hoặc 交阯) là tên đất thời xưa. Năm 111 TCN, Hán Vũ Đế (漢武帝) diệt nướcNam Việt (南越國), tại vùng đất miền bắc Việt Nam đặt ra quận Giao Chỉ (交趾郡) trị ở huyện Luy Lâu (羸婁縣). Năm 106 TCN, Hán Vũ Đế đặt ra Giao Chỉ Thứ sử bộ (交趾刺史部) hoặc gọi tắt là Giao Chỉ bộ (交趾部) bao quát cả vùng đất Quảng Đông-Quảng Tây-Hải Nam và miền bắc Việt Nam ngày nay, gồm có 9 quận là Thương Ngô, Nam Hải, Uất Lâm, Hợp Phố, Châu Nhai, Đam Nhĩ, Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam. Đầu thời Đông Hán mới đổi Giao Chỉ Thứ sử bộ thành Giao châu Thứ sử bộ (交州刺史部) cuối thời Đông Hán lại đổi thành Giao châu (交州). Vào thời Tam quốc, nhà Ngô chia Giao châu đặt ra Quảng châu. Giao châu chỉ còn quản hạt 3 quận là Giao Chỉ, Cửu Chân, Cửu Đức. Từ đó tên gọi Giao Chỉ (交趾) và Giao châu (交州) là chỉ vùng đất ở miền bắc Việt Nam ngày nay. Đến thời nhà Đường lại đổi tên thành An Nam Đô hộ phủ (安南都護府) hoặc gọi tắt là An Nam (安南).

    Đến thế kỉ 10, nhà Đinh (丁朝) dựng nền độc lập, đặt tên là nước Đại Cồ Việt (大瞿越國), xưng hiệu là Hoàng đế (皇帝) ngang hàng với triều đình phương bắc bấy giờ là nhà Tống (宋朝) nhưng nhà Tống chỉ xem nhà Đinh là kẻ tự thoát li khỏi Trung Quốc, vì nước Đại Cồ Việt là đất Giao Chỉ/Giao châu thời Hán cho nên sắc phong cho nhà Đinh làm Giao Chỉ quận vương (交趾郡王). Do đó từ thời nhà Tống về sau, sử sách Trung Quốc thường gọi nước Đại Cù Việt/Đại Việt (大瞿越國/大越國)là nước Giao Chỉ (交趾國) hay gọi tắt là Giao Chỉ (交趾), hoặc gọi là Giao châu (交州) bên cạnh tên gọi An Nam (安南) với hàm ý là vùng đất cũ thời nhà Hán-Đường đã li khai và độc lập khỏi Trung Quốc.

    Tên gọi nào cũng có nguồn gốc của nó, tên gọi Giao Chỉ cũng như vậy. Sau đây Tích Dã xin giới thiệu bài nghiên cứu của tác giả Tống Hội Quần (宋會群) – Giảng viên Khoa Du lịch của Học viện Thiều Quan tỉnh Quảng Đông – Trung Quốc về nguồn gốc tên gọi Giao Chỉ với tên gọi là “Ngũ Đế nam phủ Giao Chỉ khảo/Khảo sát chuyện Ngũ Đế về phía nam vỗ về Giao Chỉ” (五帝南撫交趾考 ) :

    Ngũ Đế (五帝) tức là 5 vị vua hiền thời xưa trong truyền thuyết Trung Quốc, khi chưa có tín sử. Có 6 thuyết khác nhau liệt kê 5 vị vua khác nhau, nhưng theo Sử kí – Ngũ Đế bản kỉ của Tư Mã Thiên thời Hán là được biết đến nhiều hơn cả.

    Sử kí – Ngũ Đế bản kỉ chép Ngũ Đế gồm:
    – Hoàng Đế (黃帝)
    – Chuyên Húc (顓頊)
    – Khốc (嚳)
    – Nghiêu (堯)
    – Thuấn (舜).

    ______________________________

    Ngũ Đế nam phủ Giao Chỉ khảo/Khảo sát chuyện Ngũ Đế phía nam vỗ về Giao Chỉ/ 五帝南撫交趾考

    (Tác giả tiếng Trung: Tống Hội Quần soạn
    Dịch giả và chú thích tiếng Việt: Tích Dã)

    Tính chân thực của chuyện Ngũ Đế “phía nam vỗ về Giao Chỉ” được các học giả xưa nay bàn luận không dứt, trở thành một chủ đề nổi cộm của giới sử học chuyên nghiên cứu về thời Tiên Tần. Những học giả nghi ngờ chuyện này rất nhiều, nhưng có người tin chuyện này như học giả thời nhà Thanh là Diêm Nhược Cừ (閻若璩), trong quyển 2 sách Tiềm Khâu trát kí (潛邱劄記) chép: “Đất Tức Thận là Doanh châu, như thế thì nơi xa như ở ngoài đất Dương châu có (đất) Giao Chỉ cũng đáng nghi ngờ sao? Vả lại không chỉ có vua Thuấn vỗ về Giao Chỉ mà thôi, mà còn có vua Chuyên Húc cũng đã về phía nam đến Giao Chỉ rồi.”

    Có người nghi ngờ chuyện này như học giả thời nhà Thanh là Hồ Vị (胡渭), trong quyển 19 sách Vũ cống chùy chỉ (禹貢錐指) chép: “Thái Khang địa chí chép ‘Giao châu vốn là đất thuộc Dương châu, là đất cực nam thời nhà Ngu’, thật là nói xằng, không đáng tin. Sử kí chép ‘bốn cõi đều ghi công của vua Thuấn, (vua Thuấn) phía nam vỗ về đất Giao Chỉ, phía bắc phát đến đất Tức Thận.’ Theo lời văn này mà cho rằng Giao châu là đất cực nam của nhà Ngu, không biết rằng đấy chỉ là nơi mà giáo hóa truyền đến mà thôi!”

    Học giả thời nay phần nhiều đều nghi ngờ các sử liệu trên, cho rằng vua Chuyên Húc-Nghiêu-Thuấn là nhân vật truyền thuyết, lại nữa đất Giao Chỉ xa cách mấy nghìn cây số ở miền nam, chỉ đặt ra bộ Giao Chỉ vào thời Tây Hán, còn các thời Tiên Tần thì lãnh thổ (Trung Quốc) còn chưa đến miền Lĩnh Nam, cho nên vào thời Ngũ Đế không thể nào đến mà vỗ về Giao Chỉ được.

    Chủ đề này là một câu hỏi lớn trong ngành nghiên cứu sử thời Tiên Tần, liên quan đến các chủ đề như sự giao lưu-dung hợp văn hóa giữa các bộ tộc, chuyện di dời của các bộ tộc, quan hệ chính trị giữa miền Lĩnh Nam đối với miền Trung Nguyên vào thời khởi đầu văn minh của Trung Quốc. Chúng tôi cho rằng đối với những ghi chép trong sách cổ đáng tin như Thượng thư (尚書), Sử kí (史記) thì không nên phủ định hết thảy, cũng không nên tin theo một cách dễ dàng. Nhân tố sự thật lịch sự trong việc nghiên cứu này không chỉ liên quan đến chuyện vua Chuyên Húc-Nghiêu-Thuấn có đến đất Giao Chỉ hay không, mà còn là liên quan đến chuyện các bộ tộc miền Trung Nguyên có đến đất Giao Chỉ hay không, còn liên quan đến chuyện di chuyển của các bộ tộc và giao lưu văn hóa giữa các bộ tộc hai miền Trung Nguyên và Lĩnh Nam đã bắt đầu được chép ở sách cổ. Do đó phải xét kĩ các tài liệu liên quan đến chuyện “đến Nam Giao”(宅南交) hay “vỗ về Giao Chỉ” (撫交趾), xét kĩ xem có phải Giao Chỉ là khái niệm văn hóa bộ tộc hay khái niệm vùng đất vào thời Tiên Tần hay không? Cũng phải dựa vào tư liệu khảo cổ để xét xem người miền Trung Nguyên thời Ngũ Đế có biết đến bộ tộc Giao Chỉ ở nơi xa cách hàng nghìn cây số ở miền nam hay không, để giải thích hợp lí một chủ đề lịch sử lớn lao, khôi phục lại giá trị sử liệu ghi chép về một chuyện được ghi trong Thượng thư-Sử kí, cũng làm sáng tỏ nền văn minh thời kì đầu của miền Lĩnh Nam.

    I. Đối với sử liệu nói về chuyện “đến Nam Giao”, “vỗ về Giao Chỉ”

    1. Xét ghi ghép chuyện “đến Nam Giao”

    Chuyện “trạch Nam Giao” được chép trong Thượng thư – Nghiêu điển (尚書·堯典), nguyên văn là: “Ra lệnh cho Hi Thúc đến Nam Giao, xem Mặt Trời di chuyển về phía nam, xác định ngày hạ chí.” Đây là ghi chép sách vở sớm nhất về chuyện “phía nam vỗ về Giao Chỉ”. Nhưng người xưa đối với chuyện “đến Nam Giao” cũng có những giải thích không giống nhau.

    – Một là thuyết sự giao nhau giữa mùa xuân và mùa hạ. Người thời Hán là Khổng An Quốc (孔安國) chép phần Truyện (傳) rằng: “Nam Giao là nói sự giao nhau giữa mùa xuân và mùa hạ, (vua Nghiêu) chọn một người đến một vùng để xem xét việc ấy, đấy là viên quan đến đấy để coi xét miền nam. Là viên quan coi xét về mùa hạ, nắm giữ các việc ở miền nam, kính theo giáo hóa mà làm việc, bốn mùa đều như thế, cũng chọn một người đến một vùng.”

    Miền nam chủ về mùa hạ, miền đông chủ về mùa xuân, sự giao nhau giữa mùa xuân và mùa hạ là nói khí hậu biến đổi giữa mùa xuân và mùa hạ. Lời giải thích ấy về đất Nam Giao thật là khó hiểu. Học giả nổi tiếng thời nhà Tống là Lưu Xưởng (劉敞) đã chỉ ra thuyết này không hợp lí, trong quyển thượng sách Công thị thất kinh tiểu truyện (公是七經小傳) chép rằng: “Thượng thư – Nghiêu điển chép ‘ra lệnh cho Hi Thúc đến Nam Giao’, có người giải thích là sự giao nhau giữa mùa xuân và mùa hạ là không đúng. Có sự giao nhau giữa mùa thu và mùa đông, sự giao nhau giữa mùa xuân và mùa hạ, sự giao nhau giữa mùa hạ và mùa thu, sự giao nhau giữa mùa thu và mùa đông, sự giao nhau giữa mùa đông và mùa xuân thì sao lại không có các tên đất như Tây Giao, Bắc Giao, Đông Giao vậy? Vả lại chép mùa xuân thì đến đất Ngung Di gọi là Dương Cốc, mùa thu thì đi về phía tây gọi là Muội Cốc, mùa đông thì đến đất Sóc Phương gọi là U Đô, đấy đều là chỉ về vùng đất mà thôi, không phải là chỉ nói về khí hậu vào mùa hạ vậy.”

    – Hai là thuyết đất Giao Chỉ. Học giả thời nhà Tống là Lưu Xưởng cho rằng câu văn “đến Nam Giao” lẽ ra phải chép là “đến miền nam, đất ấy gọi là Giao Chỉ”. Quyển thượng sách Công thị thất kinh tiểu truyện chép tiếp rằng: “Cõ lẽ bản gốc chép là ‘đến miền nam, đất ấy gọi là Giao Chỉ.’ Nhưng người đời sau vì sao chép thế nào mà sót mất hai chữ mới như thế, làm cho không đúng như bản gốc nữa vậy. Mùa xuân thì ‘đến Ngung Di’, mùa thu thì ‘đến miền tây’, suy ra mùa thu thì đi về phía tây và biết là đất Ngung Di ở phía đông vậy. Mùa hạ thì ‘đến miền nam’, mùa đông thì ‘đến Sóc Phương’, suy ra mùa hạ thì đi về phía nam và biết là đất Sóc Phương ở phía bắc vậy. Có lẽ đấy là chép về nơi mà bốn mùa mà vua Nghiêu-Thuấn sai người đi đến các nơi ấy, do Tứ Nhạc coi các việc ấy.”

    Lưu Xưởng dựa theo đặt trưng câu văn trên mà cho rằng ‘đến Ngung Di’, ‘đến miền tây’, ‘đến Sóc Phương’ đều là nói đến vùng đất, vậy thì ‘đến Nam Giao’ cũng phải là nói về vùng đất, không phải là nói về khí hậu vào mùa hạ. Nhân đó cho rằng bản gốc ‘đến Nam Giao’ lẽ ra phải chép là ‘đến miền nam, đất ấy gọi là Giao Chỉ’. Thuyết này cho rằng từ ‘Giao’ là ‘Giao Chỉ’ khiến cho câu văn trên dưới đều thấu tỏ, được nhiều học giả từ thời nhà Tống về sau thừa nhận. Ví như học giả thời nhà Tống là Tô Thức (蘇軾) trong quyển 1 sách Thư truyện (書傳), học giả thời nhà Tống là Lâm Chi Kì 林之竒) trong quyển 1 sách Thượng thư toàn giải (尚書全解), học giả thời nhà Tống là Hạ Tuyển (夏僎) trong quyển 1 sách Thượng thư tường giải (尚書詳解), học giả thời nhà Tống là Hoàng Luân (黄倫) trong quyển 1 sách Thượng thư tinh nghĩa (尚書精義), học giả thời nhà Thanh là Diêm Nhược Cừ (閻若璩) trong quyển 2 sách Tiềm Khâu trát kí (潛邱劄記) đều theo thuyết Nam Giao là Giao Chỉ. Đây là một thành quả được các học giả soạn sách đời sau chọn dùng, như Biên niên chí nhất quyển 6 sách Quảng Đông thông chí (廣東通志) đã chép rằng: “Vua Chuyên Húc đặt nên chín châu, phía nam đến ở Giao Chỉ. Vua Nghiêu sai Hi Thúc đến an định đất Nam Giao. Vua Thuấn tuần thú đến đất phía nam núi Hành.”

    Thuyết này rõ ràng thừa nhận là vào thời vua Nghiêu-Thuấn đã có khái niệm vùng đất Giao Chỉ. Nếu đúng như thế thì từ góc độ sử học mà xét thì ít nhất từ thời chương Nghiêu điển soạn xong (từ thời Xuân thu trở về trước) thì đã có đất Giao Chỉ rồi, nhưng sách địa lí nổi tiếng thời ấy là Vũ cống (禹貢) lại không chép đất Giao Chỉ, sách cổ từ thời Xuân thu trở về trước cũng đều không chép đến đất Giao Chỉ, việc này cũng khó tránh làm cho người ta nghi ngờ.

    – Ba là thuyết không phải là vùng đất, mà là khái niệm chỉ vùng đất.

    Học giả thời nhà Tống là Hạ Tuyển (夏僎) trong quyển 1 sách Thượng thư tường giải (尚書詳解) chép: “Các câu văn ‘đến Ngung Di, đến Nam Giao, đến miền tây, đến Sóc Phương vốn là chỉ về vùng đất. ‘Đến’ nghĩa là đến an định, có lẽ nói đất Ngung Di ở phía chính đông, đất Giao Chỉ ở phía chính nam, đất Lũng Tây ở phía chính tây, đất U Đô ở phía chính bắc. Theo cách làm lịch là phải xác định vùng đất của bốn phía để làm biểu thức trước rồi mới xác định vùng đất ở giữa. Xác định vùng đất ở giữa xong thì mới xem biết được chỗ mà Mặt trời-Mặt trăng mọc-lặn và vị trí các vì sao xoay chuyển. Cho nên vua Nghiêu sai bốn vị quan đều đến an định bốn vùng đất, không phải là nói về vùng đất mà mình đến ở, chỉ là sai đi đến để xác định phương hướng mà thôi.”

    Theo thuyết này thì Thượng thư – Nghiêu điển (尚書·堯典) chép ‘dựa theo bốn ngôi sao ở xoay chuyển ở giữa’ để xác định hai ngày xuân phân-thu phân và hai ngày đông chí-hạ chí, cho rằng đến an định bốn phía đều là chỉ phương hướng, tức là đất Ngung Di ở phía chính đông, đất Giao Chỉ ở phía chính nam, đất Lũng Tây ở phía chính tây, đất U Đô ở phía chính bắc. ‘Trạch’ là an định, an định bốn phương, tức là xác định bốn phương mà lập nên biểu thức, do đó ‘đến Nam Giao’ là xác định đất Giao Chỉ ở miền nam là phía chính nam, đều không phải là vua Nghiêu đã sai người đi đến đất Giao Chỉ mà cư trú ở đấy. Thuyết này phủ định chuyện vua Nghiêu đã từng đến ở đất Giao Chỉ, đây là thuyết suy luận hợp tình hợp lí, có tiến bộ một bước so với hai thuyết trên.

    2. Xét ghi ghép chuyện “phía nam vỗ về Giao Chỉ”

    Chuyện “đến Nam Giao” không phải là chuyện “phía nam vỗ về Giao Chỉ” nhưng chuyện “phía nam vỗ về Giao Chỉ” cũng được chép trong nhiều sách vở đáng tin cậy.

    – Sử kí – Ngũ Đế bản kỉ (史記·五帝本紀) có hai đoạn văn chép rằng:

    – “Vua Chuyên Húc hiệu là Cao Dương, phía bắc đến ở U Lăng, phía nam đến ở Giao Chỉ.” (Chính nghĩa: Chỉ, đọc là ‘chỉ’. Là đất Giao châu vậy.)
    – “Xét thấy công của Vũ rất lớn, san chín ngọn núi, thông chín cái đầm, vét chín con sông, đặt ra chín châu, đều theo chức phận mà đến cống, không làm mất trật tự, đất đai rộng năm nghìn dặm, liền đến nơi hoang phục. Phía nam vỗ về Giao Chỉ.”

    Theo ghi chép của Sử kí thì vua Chuyên Húc đã “phía nam đến ở Giao Chỉ”. Đại thần của vua Thuấn là Vũ đã “phía nam vỗ về Giao Chỉ”. Sử kí vốn không chép bừa, mà phải có chỗ dựa, sớm hơn Sử kí đã có các sách vở chép chuyện ấy như sau:

    – Mặc Tử – Tiết dụng (墨子·節用) chép: “Thời xưa vua Nghiêu trị thiên hạ, phía nam vỗ về Giao Chỉ.”

    – Hàn Phi Tử – Thập quá (韓非子·十過) chép: “Ngày xưa vua Nghiêu có được thiên hạ, ăn cơm bằng niêu đất, uống nước bằng chén đất, đất của vua phía nam đến Giao Chỉ, phía bắc đến đất U Đô, phía đông-tây đến chỗ mà Mặt trời-Mặt trăng mọc-lặn, chẳng ai không thần phục. Kịp lúc vua Nghiêu truyền ngôi thì người nhà Ngu là Thuấn nhận lấy.”

    – Đại đái lễ kí – Ngũ Đế đức (大戴禮記·五帝德) chép: “Khổng Tử nói: ‘Vua Chuyên Húc phía bắc đến ở U Lăng, phía nam đến ở Giao Chỉ.'”

    – Đại đái lễ kí – Thiếu nhàn (大戴禮記·少閒) chép: “Ngày xưa vua nhà Ngu là Thuấn vì có đức tốt mà nhận ngôi của vua Nghiêu, phía nam vỗ về Giao Chỉ, những nơi Mặt trời-Mặt trăng mọc-lặn chẳng nơi nào không thần phục.”

    – Lữ thị xuân thu – Cầu nhân (呂氏春秋·求人) chép: “Vua Vũ phía đông đến Phù Mộc, phía nam đến các đất Giao Chỉ-Tôn Phác-Tục Man.”

    – Thủy kinh chú (水經注) dẫn Thượng thư đại truyện (尚書大傳) chép: “‘Vua Nghiêu phía nam vỗ về Giao Chỉ’. Theo Vũ cống là miền nam của Kinh châu, ở ngoài cõi u hoang, là đất Việt ngày xưa vậy. Chu lễ chép là ‘phía nam có người Man, người dân ấy khắc trán-chéo chân, có dân không ăn cơm gạo’. Thời Xuân thu không chép trong thư truyện, không qua lại với người Hoa Hạ, ở trên biển đảo, người dân nói tiếng như chim hót. Tần Thủy Hoàng mở đất Việt miền Lĩnh Nam đặt ra các quận Thương Ngô-Nam Hải-Giao Chỉ-Tượng Quận.”

    – Sở từ – Đại chiêu (楚辭·大招) chép: “Đức lành hợp trời, muôn dân noi theo, bắc đến U Lăng, nam cùng Giao Chỉ, tây đến Dương Tràng, đông cùng bờ biển.”

    – Hoài Nam Tử – Tu vụ huấn (淮南子·脩務訓) chép: “Vua Nghiêu lên ngôi, phía tây dạy bảo Ốc Dân, phía đông đến Hắc Xỉ, phía bắc vỗ về U Đô, phía nam dẫn đến Giao Chỉ.”

    – Hoài Nam Tử – Thái tộc huấn (淮南子·泰族訓) chép: “Đất của vua Trụ, bên trái là Đông Hải, bên phải là Lưu Sa, trước mặt là Giao Chỉ, sau lưng là U Đô.”

    – Hoài Nam Tử – Chủ thuật huấn (淮南子·主術訓) chép: “Đất của họ Thần Nông, phía nam đến Giao Chỉ, phía bắc đến U Đô, phía đông đến Dương Cốc, phía tây đến Tam Nguy, chẳng ai không nghe theo.”

    Xem các ghi chép trên mới biết hai chỗ Sử kí chép là có chỗ dựa. Đại đái lễ kí-Lữ thị xuân thu cho rằng vua Chuyên Húc đã đến Giao Chỉ, vua Vũ đã vỗ về Giao Chỉ, nhưng các sách Mặc Tử, Hàn Phi Tử, Thượng thư đại truyện, Hoài Nam Tử – Tu vụ huấn đều chép là vua Nghiêu vỗ về Giao Chỉ, riêng Hoài Nam Tử – Chủ thuật huấn lại chép đất của họ Thần Nông phía nam đến Giao Chỉ. Lại nữa riêng Hoài Nam Tử – Thái tộc huấn thì chép đất của vua Trụ phía nam đến Giao Chỉ.

    …. (Còn tiếp)

    Thích

  2. “Khảo sát nguồn gốc và ý nghĩa tên gọi Giao Chỉ trong lịch sử Việt Nam”

    Giao Chỉ (chữ Hán: 交趾 hoặc 交阯) là tên đất thời xưa. Năm 111 TCN, Hán Vũ Đế (漢武帝) diệt nướcNam Việt (南越國), tại vùng đất miền bắc Việt Nam đặt ra quận Giao Chỉ (交趾郡) trị ở huyện Luy Lâu (羸婁縣). Năm 106 TCN, Hán Vũ Đế đặt ra Giao Chỉ Thứ sử bộ (交趾刺史部) hoặc gọi tắt là Giao Chỉ bộ (交趾部) bao quát cả vùng đất Quảng Đông-Quảng Tây-Hải Nam và miền bắc Việt Nam ngày nay, gồm có 9 quận là Thương Ngô, Nam Hải, Uất Lâm, Hợp Phố, Châu Nhai, Đam Nhĩ, Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam. Đầu thời Đông Hán mới đổi Giao Chỉ Thứ sử bộ thành Giao châu Thứ sử bộ (交州刺史部) cuối thời Đông Hán lại đổi thành Giao châu (交州). Vào thời Tam quốc, nhà Ngô chia Giao châu đặt ra Quảng châu. Giao châu chỉ còn quản hạt 3 quận là Giao Chỉ, Cửu Chân, Cửu Đức. Từ đó tên gọi Giao Chỉ (交趾) và Giao châu (交州) là chỉ vùng đất ở miền bắc Việt Nam ngày nay. Đến thời nhà Đường lại đổi tên thành An Nam Đô hộ phủ (安南都護府) hoặc gọi tắt là An Nam (安南).

    Đến thế kỉ 10, nhà Đinh (丁朝) dựng nền độc lập, đặt tên là nước Đại Cồ Việt (大瞿越國), xưng hiệu là Hoàng đế (皇帝) ngang hàng với triều đình phương bắc bấy giờ là nhà Tống (宋朝) nhưng nhà Tống chỉ xem nhà Đinh là kẻ tự thoát li khỏi Trung Quốc, vì nước Đại Cồ Việt là đất Giao Chỉ/Giao châu thời Hán cho nên sắc phong cho nhà Đinh làm Giao Chỉ quận vương (交趾郡王). Do đó từ thời nhà Tống về sau, sử sách Trung Quốc thường gọi nước Đại Cù Việt/Đại Việt (大瞿越國/大越國)là nước Giao Chỉ (交趾國) hay gọi tắt là Giao Chỉ (交趾), hoặc gọi là Giao châu (交州) bên cạnh tên gọi An Nam (安南) với hàm ý là vùng đất cũ thời nhà Hán-Đường đã li khai và độc lập khỏi Trung Quốc.

    – Thời nhà Nguyên đặt ra Giao Chỉ hành tỉnh (交趾行省) với ý muốn chinh phục nước Đại Việt vào lãnh thổ Trung Quốc.

    – Thời nhà Minh đánh chiếm nước nước Đại Việt/Đại Ngu của nhà Hồ đặt ra Giao Chỉ thừa tuyên bố chính ti (交趾承宣布政使司).

    Tên gọi nào cũng có nguồn gốc của nó, tên gọi Giao Chỉ cũng như vậy. Sau đây Tích Dã xin giới thiệu bài nghiên cứu của tác giả Tống Hội Quần (宋會群) – Giảng viên Khoa Du lịch của Học viện Thiều Quan tỉnh Quảng Đông – Trung Quốc về nguồn gốc tên gọi Giao Chỉ với tên gọi là “Ngũ Đế nam phủ Giao Chỉ khảo/Khảo sát chuyện Ngũ Đế về phía nam vỗ về Giao Chỉ” (五帝南撫交趾考)

    http://www.360doc.com/content/16/1015/09/36403512_598552489.shtml

    Ngũ Đế (五帝) tức là 5 vị vua hiền thời xưa trong truyền thuyết Trung Quốc, khi chưa có tín sử. Có 6 thuyết khác nhau liệt kê 5 vị vua khác nhau, nhưng theo Sử kí – Ngũ Đế bản kỉ của Tư Mã Thiên thời Hán là được biết đến nhiều hơn cả.

    Sử kí – Ngũ Đế bản kỉ chép Ngũ Đế gồm:
    – Hoàng Đế (黃帝)
    – Chuyên Húc (顓頊)
    – Khốc (嚳)
    – Nghiêu (堯)
    – Thuấn (舜).

    ______________________________

    Ngũ Đế nam phủ Giao Chỉ khảo/Khảo sát chuyện Ngũ Đế phía nam vỗ về Giao Chỉ/ 五帝南撫交趾考

    (Nguyên tác tiếng Trung: Tống Hội Quần
    Dịch và chú thích tiếng Việt: Tích Dã)

    Tính chân thực của chuyện Ngũ Đế “phía nam vỗ về Giao Chỉ” được các học giả xưa nay bàn luận không dứt, trở thành một chủ đề nổi cộm của giới sử học chuyên nghiên cứu về thời Tiên Tần. Những học giả nghi ngờ chuyện này rất nhiều, nhưng có người tin chuyện này như học giả thời nhà Thanh là Diêm Nhược Cừ (閻若璩), trong quyển 2 sách Tiềm Khâu trát kí (潛邱劄記) chép: “Đất Tức Thận là Doanh châu, như thế thì nơi xa như ở ngoài đất Dương châu có (đất) Giao Chỉ cũng đáng nghi ngờ sao? Vả lại không chỉ có vua Thuấn vỗ về Giao Chỉ mà thôi, mà còn có vua Chuyên Húc cũng đã về phía nam đến Giao Chỉ rồi.”

    Có người nghi ngờ chuyện này như học giả thời nhà Thanh là Hồ Vị (胡渭), trong quyển 19 sách Vũ cống chùy chỉ (禹貢錐指) chép: “Thái Khang địa chí chép ‘Giao châu vốn là đất thuộc Dương châu, là đất cực nam thời nhà Ngu’, thật là nói xằng, không đáng tin. Sử kí chép ‘bốn cõi đều ghi công của vua Thuấn, (vua Thuấn) phía nam vỗ về đất Giao Chỉ, phía bắc phát đến đất Tức Thận.’ Theo lời văn này mà cho rằng Giao châu là đất cực nam của nhà Ngu, không biết rằng đấy chỉ là nơi mà giáo hóa truyền đến mà thôi!”

    Học giả thời nay phần nhiều đều nghi ngờ các sử liệu trên, cho rằng vua Chuyên Húc-Nghiêu-Thuấn là nhân vật truyền thuyết, lại nữa đất Giao Chỉ xa cách mấy nghìn cây số ở miền nam, chỉ đặt ra bộ Giao Chỉ vào thời Tây Hán, còn các thời Tiên Tần thì lãnh thổ Trung Quốc còn chưa đến miền Lĩnh Nam, cho nên vào thời Ngũ Đế không thể nào đến mà vỗ về Giao Chỉ được.


    Bản đồ Giao Chỉ bộ (交趾部) thời Tây Hán

    Chủ đề này là một câu hỏi lớn trong ngành nghiên cứu sử thời Tiên Tần, liên quan đến các chủ đề như sự giao lưu-dung hợp văn hóa giữa các bộ tộc, chuyện di dời của các bộ tộc, quan hệ chính trị giữa miền Lĩnh Nam đối với miền Trung Nguyên vào thời khởi đầu văn minh của Trung Quốc. Chúng tôi cho rằng đối với những ghi chép trong sách cổ đáng tin như Thượng thư (尚書), Sử kí (史記) thì không nên phủ định hết thảy, cũng không nên tin theo một cách dễ dàng. Nhân tố sự thật lịch sự trong việc nghiên cứu này không chỉ liên quan đến chuyện vua Chuyên Húc-Nghiêu-Thuấn có đến đất Giao Chỉ hay không, mà còn là liên quan đến chuyện các bộ tộc miền Trung Nguyên có đến đất Giao Chỉ hay không, còn liên quan đến chuyện di chuyển của các bộ tộc và giao lưu văn hóa giữa các bộ tộc hai miền Trung Nguyên và Lĩnh Nam đã bắt đầu được chép ở sách cổ. Do đó phải xét kĩ các tài liệu liên quan đến chuyện “đến Nam Giao”(宅南交) hay “vỗ về Giao Chỉ” (撫交趾), xét kĩ xem có phải Giao Chỉ là khái niệm văn hóa bộ tộc hay khái niệm vùng đất vào thời Tiên Tần hay không? Cũng phải dựa vào tư liệu khảo cổ để xét xem người miền Trung Nguyên thời Ngũ Đế có biết đến bộ tộc Giao Chỉ ở nơi xa cách hàng nghìn cây số ở miền nam hay không, để giải thích hợp lí một chủ đề lịch sử lớn lao, khôi phục lại giá trị sử liệu ghi chép về một chuyện được ghi trong Thượng thư-Sử kí, cũng làm sáng tỏ nền văn minh thời kì đầu của miền Lĩnh Nam.

    I. Đối với sử liệu nói về chuyện “đến Nam Giao”, “vỗ về Giao Chỉ”

    1. Xét ghi ghép chuyện “đến Nam Giao”

    Chuyện “đến Nam Giao” được chép trong Thượng thư (尚書), nguyên văn là: “Ra lệnh cho Hi Thúc đến Nam Giao, xem Mặt Trời di chuyển về phía nam, xác định ngày hạ chí.” Đây là ghi chép sách vở sớm nhất về chuyện “phía nam vỗ về Giao Chỉ”. Nhưng người xưa đối với chuyện “đến Nam Giao” cũng có những giải thích không giống nhau.

    – Một là thuyết sự giao nhau giữa mùa xuân và mùa hạ. Người thời Hán là Khổng An Quốc (孔安國) chép phần Truyện (傳) rằng: “Nam Giao là nói sự giao nhau giữa mùa xuân và mùa hạ, (vua Nghiêu) chọn một người đến một vùng để xem xét việc ấy, đấy là viên quan đến đấy để coi xét miền nam. Là viên quan coi xét về mùa hạ, nắm giữ các việc ở miền nam, kính theo giáo hóa mà làm việc, bốn mùa đều như thế, cũng chọn một người đến một vùng.”

    Miền nam chủ về mùa hạ, miền đông chủ về mùa xuân, sự giao nhau giữa mùa xuân và mùa hạ là nói khí hậu biến đổi giữa mùa xuân và mùa hạ. Lời giải thích ấy về đất Nam Giao thật là khó hiểu. Học giả nổi tiếng thời nhà Tống là Lưu Xưởng (劉敞) đã chỉ ra thuyết này không hợp lí, trong quyển thượng sách Công thị thất kinh tiểu truyện (公是七經小傳) chép rằng: “Thượng thư – Nghiêu điển chép ‘ra lệnh cho Hi Thúc đến Nam Giao’, có người giải thích là sự giao nhau giữa mùa xuân và mùa hạ là không đúng. Có sự giao nhau giữa mùa thu và mùa đông, sự giao nhau giữa mùa xuân và mùa hạ, sự giao nhau giữa mùa hạ và mùa thu, sự giao nhau giữa mùa thu và mùa đông, sự giao nhau giữa mùa đông và mùa xuân thì sao lại không có các tên đất như Tây Giao, Bắc Giao, Đông Giao vậy? Vả lại chép mùa xuân thì đến đất Ngung Di gọi là Dương Cốc, mùa thu thì đi về phía tây gọi là Muội Cốc, mùa đông thì đến đất Sóc Phương gọi là U Đô, đấy đều là chỉ về vùng đất mà thôi, không phải là chỉ nói về khí hậu vào mùa hạ vậy.”

    – Hai là thuyết đất Giao Chỉ. Học giả thời nhà Tống là Lưu Xưởng cho rằng câu văn “đến Nam Giao” lẽ ra phải chép là “đến miền nam, đất ấy gọi là Giao Chỉ”. Quyển thượng sách Công thị thất kinh tiểu truyện chép tiếp rằng: “Cõ lẽ bản gốc chép là ‘đến miền nam, đất ấy gọi là Giao Chỉ.’ Nhưng người đời sau vì sao chép thế nào mà sót mất hai chữ mới như thế, làm cho không đúng như bản gốc nữa vậy. Mùa xuân thì ‘đến Ngung Di’, mùa thu thì ‘đến miền tây’, suy ra mùa thu thì đi về phía tây và biết là đất Ngung Di ở phía đông vậy. Mùa hạ thì ‘đến miền nam’, mùa đông thì ‘đến Sóc Phương’, suy ra mùa hạ thì đi về phía nam và biết là đất Sóc Phương ở phía bắc vậy. Có lẽ đấy là chép về nơi mà bốn mùa mà vua Nghiêu-Thuấn sai người đi đến các nơi ấy, do Tứ Nhạc coi các việc ấy.”

    Lưu Xưởng dựa theo đặt trưng câu văn trên mà cho rằng ‘đến Ngung Di’, ‘đến miền tây’, ‘đến Sóc Phương’ đều là nói đến vùng đất, vậy thì ‘đến Nam Giao’ cũng phải là nói về vùng đất, không phải là nói về khí hậu vào mùa hạ. Nhân đó cho rằng bản gốc ‘đến Nam Giao’ lẽ ra phải chép là ‘đến miền nam, đất ấy gọi là Giao Chỉ’. Thuyết này cho rằng từ ‘Giao’ là ‘Giao Chỉ’ khiến cho câu văn trên dưới đều thấu tỏ, được nhiều học giả từ thời nhà Tống về sau thừa nhận. Ví như học giả thời nhà Tống là Tô Thức (蘇軾) trong quyển 1 sách Thư truyện (書傳), học giả thời nhà Tống là Lâm Chi Kì 林之竒) trong quyển 1 sách Thượng thư toàn giải (尚書全解), học giả thời nhà Tống là Hạ Tuyển (夏僎) trong quyển 1 sách Thượng thư tường giải (尚書詳解), học giả thời nhà Tống là Hoàng Luân (黄倫) trong quyển 1 sách Thượng thư tinh nghĩa (尚書精義), học giả thời nhà Thanh là Diêm Nhược Cừ (閻若璩) trong quyển 2 sách Tiềm Khâu trát kí (潛邱劄記) đều theo thuyết Nam Giao là Giao Chỉ. Đây là một thành quả được các học giả soạn sách đời sau chọn dùng, như Biên niên chí nhất quyển 6 sách Quảng Đông thông chí (廣東通志) đã chép rằng: “Vua Chuyên Húc đặt nên chín châu, phía nam đến ở Giao Chỉ. Vua Nghiêu sai Hi Thúc đến an định đất Nam Giao. Vua Thuấn tuần thú đến đất phía nam núi Hành.”

    Thuyết này rõ ràng thừa nhận là vào thời vua Nghiêu-Thuấn đã có khái niệm vùng đất Giao Chỉ. Nếu đúng như thế thì từ góc độ sử học mà xét thì ít nhất từ thời chương Nghiêu điển soạn xong (từ thời Xuân thu trở về trước) thì đã có đất Giao Chỉ rồi, nhưng sách địa lí nổi tiếng thời ấy là Vũ cống (禹貢) lại không chép đất Giao Chỉ, sách cổ từ thời Xuân thu trở về trước cũng đều không chép đến đất Giao Chỉ, việc này cũng khó tránh làm cho người ta nghi ngờ.

    – Ba là thuyết không phải là vùng đất, mà là khái niệm chỉ vùng đất.

    Học giả thời nhà Tống là Hạ Tuyển (夏僎) trong quyển 1 sách Thượng thư tường giải (尚書詳解) chép: “Các câu văn ‘đến Ngung Di, đến Nam Giao, đến miền tây, đến Sóc Phương vốn là chỉ về vùng đất. ‘Đến’ nghĩa là đến an định, có lẽ nói đất Ngung Di ở phía chính đông, đất Giao Chỉ ở phía chính nam, đất Lũng Tây ở phía chính tây, đất U Đô ở phía chính bắc. Theo cách làm lịch là phải xác định vùng đất của bốn phía để làm biểu thức trước rồi mới xác định vùng đất ở giữa. Xác định vùng đất ở giữa xong thì mới xem biết được chỗ mà Mặt trời-Mặt trăng mọc-lặn và vị trí các vì sao xoay chuyển. Cho nên vua Nghiêu sai bốn vị quan đều đến an định bốn vùng đất, không phải là nói về vùng đất mà mình đến ở, chỉ là sai đi đến để xác định phương hướng mà thôi.”

    Theo thuyết này thì Thượng thư (尚書) chép ‘dựa theo bốn ngôi sao ở xoay chuyển ở giữa’ để xác định hai ngày xuân phân-thu phân và hai ngày đông chí-hạ chí, cho rằng đến an định bốn phía đều là chỉ phương hướng, tức là đất Ngung Di ở phía chính đông, đất Giao Chỉ ở phía chính nam, đất Lũng Tây ở phía chính tây, đất U Đô ở phía chính bắc. ‘Đến an định’ bốn phương, tức là xác định phương hương bốn phương mà lập nên biểu thức, do đó ‘đến Nam Giao’ là xác định đất Giao Chỉ ở miền nam là phía chính nam, đều không phải là vua Nghiêu đã sai người đi đến đất Giao Chỉ mà cư trú ở đấy. Thuyết này phủ định chuyện vua Nghiêu đã từng đến ở đất Giao Chỉ, đây là thuyết suy luận hợp tình hợp lí, có tiến bộ một bước so với hai thuyết trên.

    2. Xét ghi ghép chuyện “phía nam vỗ về Giao Chỉ”

    Chuyện “đến Nam Giao” không phải là chuyện “phía nam vỗ về Giao Chỉ” nhưng chuyện “phía nam vỗ về Giao Chỉ” cũng được chép trong nhiều sách vở đáng tin cậy:

    – Sử kí – Ngũ Đế bản kỉ (史記·五帝本紀) có chép rằng: “Vua Chuyên Húc hiệu là Cao Dương, phía bắc đến ở U Lăng, phía nam đến ở Giao Chỉ. (Chính nghĩa: Chỉ, đọc là ‘chỉ’. Là đất Giao châu vậy.) Xét thấy công của Vũ rất lớn, san chín ngọn núi, thông chín cái đầm, vét chín con sông, đặt ra chín châu, đều theo chức phận mà đến cống, không làm mất trật tự, đất đai rộng năm nghìn dặm, liền đến nơi hoang phục. Phía nam vỗ về Giao Chỉ.”

    Theo ghi chép của Sử kí thì vua Chuyên Húc đã “phía nam đến ở Giao Chỉ”. Đại thần của vua Thuấn là Vũ đã “phía nam vỗ về Giao Chỉ”. Sử kí vốn không chép bừa, mà phải có chỗ dựa, sớm hơn Sử kí đã có các sách vở chép chuyện ấy như sau:

    – Mặc Tử – Tiết dụng (墨子·節用) chép: “Thời xưa vua Nghiêu trị thiên hạ, phía nam vỗ về Giao Chỉ.”

    – Hàn Phi Tử – Thập quá (韓非子·十過) chép: “Ngày xưa vua Nghiêu có được thiên hạ, ăn cơm bằng niêu đất, uống nước bằng chén đất, đất của vua phía nam đến Giao Chỉ, phía bắc đến đất U Đô, phía đông-tây đến chỗ mà Mặt trời-Mặt trăng mọc-lặn, chẳng ai không thần phục. Kịp lúc vua Nghiêu truyền ngôi thì người nhà Ngu là Thuấn nhận lấy.”

    – Đại đái lễ kí – Ngũ Đế đức (大戴禮記·五帝德) chép: “Khổng Tử nói: ‘Vua Chuyên Húc phía bắc đến ở U Lăng, phía nam đến ở Giao Chỉ.’”

    – Đại đái lễ kí – Thiếu nhàn (大戴禮記·少閒) chép: “Ngày xưa vua nhà Ngu là Thuấn vì có đức tốt mà nhận ngôi của vua Nghiêu, phía nam vỗ về Giao Chỉ, những nơi Mặt trời-Mặt trăng mọc-lặn chẳng nơi nào không thần phục.”

    – Lữ thị xuân thu – Cầu nhân (呂氏春秋·求人) chép: “Vua Vũ phía đông đến Phù Mộc, phía nam đến các nước Giao Chỉ-Tôn Phác-Tục Man.”

    – Thủy kinh chú (水經注) dẫn Thượng thư đại truyện (尚書大傳) chép: “‘Vua Nghiêu phía nam vỗ về Giao Chỉ’. Theo Vũ cống là miền nam của Kinh châu, ở ngoài cõi u hoang, là đất Việt ngày xưa vậy. Chu lễ chép là ‘phía nam có người Man, người dân ấy khắc trán-chéo chân, có dân không ăn cơm gạo’. Thời Xuân thu không chép trong thư truyện, không qua lại với người Hoa Hạ, ở trên biển đảo, người dân nói tiếng như chim hót. Tần Thủy Hoàng mở đất Việt miền Lĩnh Nam đặt ra các quận Thương Ngô-Nam Hải-Giao Chỉ-Tượng Quận.”

    – Sở từ – Đại chiêu (楚辭·大招) chép: “Đức lành hợp trời, muôn dân noi theo, bắc đến U Lăng, nam cùng Giao Chỉ, tây đến Dương Tràng, đông cùng bờ biển.”

    – Hoài Nam Tử – Tu vụ huấn (淮南子·脩務訓) chép: “Vua Nghiêu lên ngôi, phía tây dạy bảo Ốc Dân, phía đông đến Hắc Xỉ, phía bắc vỗ về U Đô, phía nam dẫn đến Giao Chỉ.”

    – Hoài Nam Tử – Thái tộc huấn (淮南子·泰族訓) chép: “Đất của vua Trụ, bên trái là Đông Hải, bên phải là Lưu Sa, trước mặt là Giao Chỉ, sau lưng là U Đô.”

    – Hoài Nam Tử – Chủ thuật huấn (淮南子·主術訓) chép: “Đất của họ Thần Nông, phía nam đến Giao Chỉ, phía bắc đến U Đô, phía đông đến Dương Cốc, phía tây đến Tam Nguy, chẳng ai không nghe theo.”

    Xem các ghi chép trên mới biết hai chỗ Sử kí chép là có chỗ dựa. Đại đái lễ kí, Lữ thị xuân thu cho rằng vua Chuyên Húc đã đến Giao Chỉ, vua Vũ đã vỗ về Giao Chỉ, nhưng các sách Mặc Tử, Hàn Phi Tử, Thượng thư đại truyện, Hoài Nam Tử – Tu vụ huấn đều chép là vua Nghiêu vỗ về Giao Chỉ, riêng Hoài Nam Tử – Chủ thuật huấn lại chép đất của họ Thần Nông phía nam đến Giao Chỉ. Lại nữa riêng Hoài Nam Tử – Thái tộc huấn thì chép đất của vua Trụ phía nam đến Giao Chỉ.

    Các sách vở thời nhà Hán từ Sử kí trở về sau lại cho rằng vua Thuấn vỗ về Giao Chỉ:

    – Quyển 19 sách Thuyết uyển (說苑) của Lưu Hướng (劉向) chép: “Vua Thuấn phía nam vỗ về Giao Chỉ. Người trong bốn cõi đều ghi công của vua Thuấn, do đó Vũ bèn hát khúc Cửu thiều, đem vật lạ đến cống, chim phượng hoàng bay đến đậu, nêu rõ là người có đức tốt trong thiên hạ.” Quyển 20 chép: “Thần nghe nói vua Nghiêu có được thiên hạ, ăn cơm bằng niêu đất, uống nước bằng chén đất, đất của vua phía nam đến Giao Chỉ, phía bắc đến U Đô, chiều đông-tây đến nơi mà Mặt trời-Mặt trăng mọc-lặn, chẳng ai không thần phục.”

    – Tân tự – Tạp sự (新序·杂事) chép: “Vua Thuấn phía bắc phát đến Cừ Sưu, phía nam vỗ về Giao Chỉ, chẳng ai không mộ nghĩa, chim phượng-con lân đến ở ngoài thành, cho nên Khổng Tử nói ‘hiếu đễ hết mực, thông với thần minh, rọi sáng bốn cõi là nói về vua Thuấn’ vậy.”

    Do đó có thể thấy trong sách vở có chép những người từng “phía nam vỗ về Giao Chỉ” có thành phần đông đảo nhất là có Thần Nông, Chuyên Húc, Nghiêu, Thuấn. Tuy không thể xem đây là tín sử nhưng đều đại khái nói là thời Ngũ Đế thì đã có sự giao lưu qua lại giữa miền Trung Nguyên và miền Lĩnh Nam. Mặc Tử, Hàn Phi Tử, Lữ thị xuân thu đều là sách vở soạn nên từ cuối thời Chiến quốc, cho nên chuyện “phía nam vỗ về Giao Chỉ” phải có có từ cuối thời Chiến quốc, tên gọi Giao Chỉ trở thành khái niệm vùng đất có từ ít nhất là cuối thời Chiến quốc. Tên gọi Giao Chỉ cùng tên gọi U Lăng, Lưu Sa, Bàn Mộc là đối xứng nhau, tuy là khái niệm vùng đất nhưng lại bao chứa khái niệm phương hướng, tức là bốn phía chính đông, chính tây, chính nam, chính bắc, bốn phía hợp lại thành tên gọi “ở trong bốn cõi”, dùng để nói tư tưởng thống nhất là “chiều đông-tây đến nơi mà Mặt trời-Mặt trăng mọc-lặn, chẳng ai không thần phục”. Thực tế lịch sử thì tên gọi Giao Chỉ để chỉ vùng đất xác định chỉ đặt ra vào thời vua Vũ Đế nhà Tây Hán trở về sau với việc đặt ra quận Giao Chỉ và bộ Giao Chỉ mà thôi.

    II. Tên gọi Giao Chỉ là tộc danh và tên gọi Giao Chỉ là địa danh

    Tên gọi Giao Chỉ theo ghi chép ở trên đều là khái niệm vùng đất và phương hướng, bở vì thật khó tưởng tượng ra nổi là theo truyền thuyết vào khoảng 4-5 nghìn năm trước mà Ngũ Đế đã từng vượt hàng nghìn cây số để đến được đất Giao Chỉ ở miền Lĩnh Nam. Nhưng nếu tên gọi Giao Chỉ trong câu văn “phía nam vỗ về Giao Chỉ” là tên bộ tộc thì Ngũ Đế như các vua Nghiêu-Thuấn không hẳn là phải tự mình đến đất Giao Chỉ, mà là như lời mà học giả thời nhà Thanh là Hồ Vị nói chỉ là “giáo hóa của họ đã truyền đến nơi đấy” mà thôi, giống như là “vỗ về miền nam” vậy. Đây là giải thích hợp lí hơn cả cho chuyện vua Nghiêu-Thuấn tự mình đến Giao Chỉ trong ghi chép của Thượng thư-Sử kí.

    Trong sách vở cũ đối với tên gọi Giao Chỉ còn có một thuyết khác nói rằng đấy là tập tục văn hóa và đặc trưng thân thể của một bộ tộc, như sách Lễ kí – Vương chế (禮記·王制) soạn xong sớm nhất vào thời Chiến quốc có chép: “Truyền dạy giáo hóa cho họ mà không thay đổi phong tục của họ, sửa chính trị của họ mà không thay đổi những điều thích hợp của họ. Người miền nam gọi là Man, họ xăm lên trán, bắt chéo chân, có dân không ăn thức ăn nấu chín.” Người thời nhà Hán là Trịnh Huyền (鄭玄) chú giải rằng: “‘Xăm lên trán’ là khắc hình lên trán, lấy mực xanh-đen để bôi vào nó. ‘Bắt chéo chân’ là chân hướng vào nhau, dân ấy có thói tắm cùng sông, nằm thì bắt chéo chân. ‘Không ăn thức ăn nấu chín’ là vì khí đất ấy nóng, ăn như vậy thì không bị bệnh.” Người thời nhà Đường là Khổng Dĩnh Đạt (孔穎達) chú thích rằng: “Nằm thì chéo chân, ý nói đầu ở ngoài mà chân thì hướng vào nhau.”

    Theo sách Lễ kí – Vương chế trên chép thì trong các bộ tộc người Man ở miền nam thì có bộ tộc có tục “bắt chéo chân”. Theo người thời Hán là Trịnh Huyền chú giải thì đặc trưng thân thể của họ là “chân hướng vào nhau”, tập tục của họ là “tắm thì cùng sông, nằm thì bắt chéo chân, không ăn thức ăn nấu chín”, khí hậu của đất ấy là “đất ấy nóng, ăn như vậy không bị bệnh”.

    Trên nói “chân hướng vào nhau”, “nằm thì chéo chân”, theo lời chú thích của Khổng Dĩnh Đạt cũng giống như vậy, tức là nói “đầu ở ngoài mà chân hướng vào nhau”. Tư thế nằm này theo Trung Hoa đại từ điển (中華大辭典) dựa vào Tập vận – Tuyến vận (集韵·線韵) chép rằng: “‘Nằm duỗi chân’, người Man-Di khi nằm thì chân hướng vào nhau.” Giải thích thành ra: “Hai người đưa chân đối nhau mà nằm.” Điều này trái với nghĩa gốc, một là người xưa không nói là hai người nằm đối nhau, thứ hai là không giải thích rõ “đầu ở ngoài” là thế nào.
     
    Người Giao Chỉ có tục “chân hướng vào nhau”, cũng giống người Giao Hĩnh (交脛), Giao Cổ (交股):

    – Sơn hải kinh – Hải ngoại nam kinh (山海經·海外南經) chép người nước Giao Hĩnh (交脛國) rằng: “Nước Giao Hĩnh ở phía đông, người nước này có tục chéo chân.” Người thời nhà Tấn là Quách Phác (郭璞) chú giải rằng: “Ý nói cẳng chân gấp khúc chéo nhau, vốn là dân xăm lên trán, bắt chéo chân vậy.” Người thời nhà Thanh là Hách Ý Hành (郝懿行) chú thích rằng: “Quảng vận (廣韵) dẫn sách Giao châu kí (交州記) của học giả thời nhà Tấn là Lưu Hân Kì (劉欣期) chép ‘người Giao Chỉ xuất từ huyện Nam Định, xương chân của họ không có đốt, thân người có lông, nằm xong thì nhờ người đỡ lên mới dậy được’. Lại nữa Thái bình ngự lãm (太平御覽) dẫn Ngoại quốc đồ (外國圖) chép ‘Người nước Giao Hĩnh chỉ cao bốn thước’.”

    – Hoài Nam Tử – Trụy hình huấn (淮南子·墬形訓) chép đến dân Giao Cổ (交股民) rằng: “từ phía tây nam đến phía đông nam có người nước Giao Cổ.” Học giả thời Hán là Cao Dụ (高誘) chú thích rằng: “Người nước Giao Cổ có cẳng chân bắt chéo vào nhau.”

    Có thể thấy, người Giao Hĩnh tức là người Giao Chỉ, tập tục “cẳng chân gấp khúc chéo nhau” của người Giao Hĩnh và tập tục “cẳng chân bắt chéo vào nhau” của người Giao Cổ là giống nhau, đều là đặc trưng thân thể của một bộ tộc ở miền nam. Theo sách Sơn hải kinh – Hải ngoại nam kinh chép đối với hình tượng “cẳng chân gấp khúc bắt chéo vào nhau” là khi người ta đứng thẳng thì bàn chân chéo nhau, tạo ra hình dáng cẳng chân bắt chéo vào nhau. Người thời nhà Tống là Nhạc Sử (樂史) soạn sách Thái bình hoàn vũ kí (太平寰宇記) có chép: “Xăm lên trán, bắt chéo chân. Chân là cẳng chân, ý nói người Man lúc nằm thì đầu hướng ra ngoài, chân ở trong mà bắt chéo nhau, cho nên gọi là Giao Chỉ.” Theo đó mà nói thì người Việt xưa ở miền Lĩnh Nam có hình dáng thân thể đặc trưng là khi đứng thẳng thì hai cẳng chân gấp khúc như bắt chéo nhau, lại nữa lúc nằm ngủ thì nằm đối vào nhau, bắt chéo chân cho thoải mái, tập tục này thể hiện trong kiểu táng bó gối thịnh hành trong các nền văn hóa Thạch Hiệp (石峽文化) ở huyện Thiều Quan tỉnh Quảng Đông, văn hóa Đính Sư Sơn (頂螄山文化) ở tỉnh Quảng Tây.

    https://i2.kknews.cc/large/1dbd0000b02c3990cba5
    Hình vẽ người Giao Hĩnh (交脛) trong Sơn hải kinh

    Chúng tôi cho rằng tên gọi Giao Chỉ sớm nhất là khái niệm về một ấn tượng hình dáng thân thể của các bộ tộc người Việt ở miền Lĩnh Nam đối với người Trung Nguyên. Theo ghi chép từ Lễ kí – Vương chế và Sơn hải kinh – Hải ngoại nam kinh thì khái niệm này đã hình thành từ thời Chiến quốc trở về trước, đồng thời từ hình dáng thân thể đặc trưng này mà tạo làm nên một tên gọi khái niệm chung cho người Việt ở miền Lĩnh Nam, chỉ chung cho các dân tộc hoang phục ở miền nam.

    Do đó, chúng tôi cho rằng Giao Chỉ trong câu văn “phía nam vỗ về Giao Chỉ” trong các sách thời Tiên Tần như Mặc Tử, Hàn Phi Tử và câu văn “đến Nam Giao” trong sách Thượng thư đều là chỉ khái niệm tập tục văn hóa mà không phải là chỉ tên vùng đất xác định. Bởi vì vào thời Tần trở về trước còn chưa đặt ra tên vùng đất Giao Chỉ như quận Giao Chỉ và bộ Giao Chỉ, điều này cũng phủ định chuyện Ngũ Đế tự mình “phía nam vỗ về Giao Chỉ”.

    Tên gọi Giao Chỉ rõ ràng là tên gọi khác mà người miền Trung Nguyên gọi các bộ tộc có tập tục “chân hướng vào nhau” ở miền nam, sau đó tên gọi này trở thành khái niệm hướng hướng chính nam của miền cực nam, tên gọi tộc danh dần dần trở thành tên gọi địa danh. Nếu suy luận này không sai thì các ghi chép “đến Nam Giao”, “phía nam vỗ về Giao Chỉ” đã phản ánh một sự thật lịch sử là: Vào thời đầu văn minh Trung Nguyên thì người miền Trung Nguyên đã biết được ở miền đất cực nam của mình có các bộ tộc với hình dáng thân thể đặc trưng là khi đứng thì cẳng chân chân chéo nhau, khi nằm thì chân hướng vào nhau và gọi chung là người Giao Chỉ. Biết được điều này thì đương nhiên các dân tộc thời ấy đã có qua lại giao lưu văn hóa, thậm chí các các bộ tộc đã di dời và dung hợp với nhau.

    III. Sự giao lưu văn hóa và sự di dời bộ tộc giữa miền Trung Nguyên và miền Lĩnh Nam thời Tiên Tần

    1. Sự di dời của bộ tộc Đan Chu-Hoan Đâu của miền Trung Nguyên đến định cư ở miền Lĩnh Nam

    Chúng tôi đã chứng minh rằng vào khoảng hơn 4 nghìn năm trở về trước có bộ tộc Đan Chu (丹朱) của miền Trung Nguyên và một chi của bộ tộc Miêu Man (苗蠻) miền nam là bộ tộc Hoan Đâu (驩兜) đã từng cùng nhau chống lại sự xâm lược của bộ tộc Ngu (虞) của vua Thuấn (舜) mà tiến hành liên hợp với nhau, sau khi thua trận ở sông Đan (丹水) thì bị đày đến bên suối Đan (丹淵) và núi Sùng (崇山) rồi di dời về phía nam, cuối cùng đến miền phía đông sông Uất (鬱水)-sông Tả (左江), con cháu của họ định cư ở miền nam mà cúng tế tổ tiên, trở thành một nước cổ nhất ở miền Lĩnh Nam thời Tiên Tần.

    Bộ tộc Đan Chu-Hoan Đâu đã di dời qua miền Tả Giang tỉnh Quảng Tây, đất này là chỗ người Giao Chỉ cư trú, tức là vào thời Tiên Tần là chỗ mà người Bách Việt ở. Rõ ràng vào thời Ngũ Đế đã có người miền Trung Nguyên đến định cư đến vùng đất của các bộ tộc Giao Chỉ, do đó vào thời ấy thì người miền Trung Nguyên đã biết đặc trưng hình dáng thân thể của các bộ tộc Giao Chỉ cũng không lấy làm lạ.

    2. Tư liệu khảo cổ tỏ rõ sự giao lưu văn hóa giữa miền Trung Nguyên và miền Lĩnh Nam

    Tư liệu khảo cổ đã chứng minh từ thời đầu văn minh Trung Quốc đến thời Tam đại (Hạ-Thương-Chu) thì đã có quan hệ giao lưu mật thiết giữa miền Trung Nguyên và miền Lĩnh Nam.

    – Vật phẩm tùy táng trong mộ táng ở tầng dưới cùng của di chỉ văn hóa Thạch Hiệp (石峽文化) ở tỉnh Quảng Đông rất phong phú, nhiều đến 60-110 vật, trong đó có không ít đồ trang sức tinh xảo như các loại đồ tông-viện-bích-hoàng-quyết-châu-quản, tầng thứ 3 trong di chỉ lại phát hiện được các đồ rìu ngọc-bích ngọc. Các đồ tông ngọc-bích ngọc cũng phát hiện được ở các di chỉ của văn hóa Long Sơn (龍山文化) ở các tỉnh Sơn Đông-Hà Nam-Hồ Bắc và ở di chỉ văn hóa Lương Chử (良渚文化) ở tỉnh Chiết Giang, đối với hai loại đồ này của di chỉ văn hóa Thạch Hiệp rõ ràng là có gốc từ miền Trung Nguyên du nhập vào, lấy ví dụ so sánh miếng tông ngọc lớn số hiệu M105 được khai quật ở đây với miếng tông ngọc lớn phát hiện được ở trên núi Thảo Khuê huyện Ngô tỉnh Giang Tô đều giống nhau ở điểm có hoa văn khắc nông và khoan lỗ tròn ở bên trong, rõ ràng do du nhập vào. Đây là đồ tế lễ sớm nhất từ miền Trung Nguyên du nhập vào miền Lĩnh Nam, chứng tỏ rằng đã có sự giao lưu giữa miền Lĩnh Nam và miền Trung Nguyên từ sớm.

    – Di chỉ Hiểu Cẩm (曉錦遺址) thuộc thời giữa-muộn của thời đồ đá mới (thời thứ 1 là 6.000-6.500 năm trước, thời thứ 2 là 3.000-4.000 năm trước) ở huyện Tư Nguyên tỉnh Quảng Tây phát hiện được những nhân tố hạ tầng của văn hóa Tạo Thị (皂市文化) -văn hóa Thang Gia Cương (湯家崗文化) ở tỉnh Hồ Nam, văn hóa Đại Khê (大溪文化)-văn hóa Thạch Gia Hà (石家河文化) ở tỉnh Hồ Bắc, đều có chỗ rất giống nhau. Chúng tôi cho rằng miền Lĩnh Nam và miền Lĩnh Bắc vào thời đồ đá mới đã có giao lưu qua lại, đến thời nhà Hạ-Thương-Chu lại có giao lưu càng phồn thịnh.

    – Tầng trên của di chỉ văn hóa Thạch Hiệp (石峽文化) phân bố ở tỉnh Quảng Đông là đại biểu cho hơn 200 di chỉ đồ gốm cứng vẽ hoa văn ngoằn nghèo (quỳ văn/夔紋) của miền Lưỡng Quảng cũng phát hiện nhiều đồ gốm có hoa văn theo phong cách của nhà Hạ-Thương ở miền Trung Nguyên, rõ ràng là kết quả của sự giao lưu văn hóa hai miền Nam-Bắc.
     
    – Văn hóa đồng xanh phong cách Thương-Chu ở miền Lĩnh Nam chủ yếu là du nhập từ miền Trung Nguyên. Các huyện Thanh Viễn tỉnh Quảng Đông phát hiện được công cụ và binh khí, nhạc khí, lễ khí bằng đồng xanh thời nhà Thương, trong đó có những đồ vật giống nhau với miền Trung Nguyên.

    – Trong mộ táng Nguyên Long Pha (元龍坡墓葬) ở thị trấn Mã Đầu huyện Vũ Minh tỉnh Quảng Tây có niên đại sớm nhất là 3.230 năm trước, là quần thể mộ táng có phát hiện được nhiều đồ tùy táng nhất của miền Lĩnh Nam, phát hiện được 110 đồ đồng xanh thời Thương-Chu, trong đó có nhiều binh khí như qua-mâu-rìu-búa-chủy-đao-mũi tên, lại có đồ đựng như chén đồng-mâm đồng.

    – Tầng thứ 2 (cách nay khoảng 3.000- 3.800 năm) của di chỉ Cảm Đà Nham (感驮岩遗址) ở huyện Na Pha tỉnh Quảng Tây phát hiện được 1 chiếc nha chương (牙璋) làm bằng sừng và xương chân thú mài nhẵn. Di chỉ Thôn Đầu (村頭遺址) ở huyện Hổ Môn tỉnh Quảng Đông phát hiện được 3 chiếc nha chương, trong đó 2 chiếc làm bằng đá, 1 chiếc làm bằng xương thú. Di chỉ Đại Loan (大湾遺址) ở đảo Nam Nha đặc khu Hương Cảng phát hiện được 1 chiếc nha chương có niên đại vào cuối thời nhà Thương. Trong di chỉ văn hóa Phùng Nguyên (馮原文化) ở nước Việt Nam phát hiện được 4 chiếc nha chương, trong đó 1 chiếc có răng dài rất giống chiếc nha chương điển hình của di chỉ văn hóa Nhị Lí Đầu (二里頭文化) ở huyện Yển Sư tỉnh Hà Nam, có nét hoa văn thể hiện tiếp nối từ nha chương của di chỉ Tam Tinh Đôi, di chỉ Nhị Lí Đầu, di chỉ văn hóa Nhị Lí Cương (二里崗文化) niên đại cũng ngang với thời Thương-Chu. Nha chương có sớm nhất có ở văn hóa Long Sơn ở tỉnh Sơn Đông cho đến văn hóa Nhị Lí Đầu-văn hóa Nhị Lí Cương ở tỉnh Hà Nam, sau đó truyền vào các nền văn hóa ở các tỉnh Hồ Bắc-Hồ Nam-Tứ Xuyên-Phúc Kiến cho đến các tỉnh Quảng Đông-Quảng Tây-Hương Cảng và nước Việt Nam. Nha chương là lễ khí để tế sông núi-trời đất-thần linh, cũng là phù tiết của nhà vua tỏ rõ quân lễ, dùng để sai khiến quân sĩ. Từ việc phát hiện được nha chương ở miền Lĩnh Nam cho ta thấy miền Trung Nguyên và miền Lĩnh Nam vào thời Hạ-Thương-Chu đã có sự giao lưu qua lại, văn hóa Trung Nguyên có ảnh hưởng sâu sắc đến văn hóa Lĩnh Nam.

    IV. Lời kết

    Từ tư liệu khảo cổ đã chứng minh rằng thời đầu cho đến thời Thương-Chu của văn minh Trung Nguyên của Trung Quốc thì các bộ tộc Hoa Hạ ở miền Trung Nguyên và các bộ tộc Miêu Man ở miền Lĩnh Nam đã có rất nhiều tiếp xúc, có sự giao lưu văn hóa, thậm chí là có di dời và dung hợp giữa các bộ tộc. Trong hoàn cảnh ấy, người miền Trung Nguyên đã biết đến hình dáng thân thể đặc trưng của người miền nam là tập tục “chân hướng vào nhau” gọi là người Giao Chỉ. Các sách Thượng thư-Sử kí cho đến các sách thời Tiên Tần chép chuyện Ngũ Đế từng “đến Nam Giao”, “phía nam vỗ về Giao Chỉ” đương nhiên không phải là ngẫu nhiên, đấy là ghi chép trung thực về tri thức người Trung Nguyên vào thời vua Nghiêu-Thuấn đối với các bộ tộc Giao Chỉ. Chỉ là vào thời Chiến quốc thì người ta đã thêm thắt thêm chuyện vua Nghiêu-Thuấn đã từng tự thân đến Giao Chỉ mà thôi, nhưng không ảnh hưởng đến giá trị tư liệu lịch sử của các ghi chép đó, đó là: Giao Chỉ là tên gọi bộ tộc đặc trưng mà các bộ tộc Hoa Hạ thời vua Nghiêu-Thuấn đặt cho các bộ tộc ở miền cực nam. Các bộ tộc miền Trung Nguyên và miền Lĩnh Nam đã có sự qua lại, giao lưu, di dời và dung hợp không phải chỉ từ có từ thời Xuân thu về sau, mà là theo truyền thuyết đã bắt đầu có từ thời Ngũ Đế.

    Thích

      • Cảm ơn trang chủ đã đăng tải! Tôi thấy bài nghiên cứu này là xác đáng về nguồn gốc danh từ Giao Chỉ nhất, giải thích được những ghi chép về danh từ Giao Chỉ trong sách cổ từ Thượng thư, Mặc Tử, Hàn Phi Tử thời Tiên Tần cho đến Sử kí, Hoài Nam Tử thời Hán.

        Đông phương viết Di, bị phát văn thân, hữu bất hoả thực giả hĩ. Nam phương viết Man, điêu đề giao chỉ, hữu bất hoả thực giả hĩ. Tây phương viết Nhung, bị phát y bì, hữu bất lạp thực giả hĩ. Bắc phương hữu Địch, y vũ mao huyệt cư, hữu bất lạp thực giả hĩ.

        Nguồn gốc tên gọi Giao Chỉ có thể xuất phát từ đặc điểm hình thể của người Man phương nam mà người Hoa Hạ ít nhất từ thời Chiến quốc đã ghi nhận.

        Đại Đái lễ kí – Vương chế:

        中國戎夷,五方之民,皆有其性也,不可推移。東方曰夷,被髮文身,有不火食者矣。南方曰蠻,雕題交趾,有不火食者矣。西方曰戎,被髮衣皮,有不粒食者矣。北方曰狄,衣羽毛穴居,有不粒食者矣。
        Trung Quốc Nhung Di, ngũ phương chi dân, giai hữu kì tính dã, bất khả suy di. Đông phương viết Di, bị phát văn thân, hữu bất hoả thực giả hĩ. Nam phương viết Man, điêu đề giao chỉ, hữu bất hoả thực giả hĩ. Tây phương viết Nhung, bị phát y bì, hữu bất lạp thực giả hĩ. Bắc phương hữu Địch, y vũ mao huyệt cư, hữu bất lạp thực giả hĩ.
        Tộc người ở phương đông gọi là Di, họ cắt tóc xăm mình, trong đó có người không ăn thức ăn nấu chín. Tộc người ở phương nam gọi là Man, họ khắc hoa văn trên trán, cẳng chân bắt chép vào nhau, trong đó cũng có người không ăn thức ăn nấu chín. Tộc người ở phương tây gọi là Nhung, họ cắt tóc mặc áo làm bằng da thú, trong đó có người không ăn ngũ cốc. Tộc người ở phương bắc gọi là Địch, họ mặc áo làm bằng lông chim lông cừu, đào hố để ở, trong đó cũng có người không ăn ngũ cốc.

        Học giả thời Đông Hán là Trịnh Huyền (鄭玄) là người đầu tiên chú giải tên gọi Giao Chỉ rằng: “Giao Chỉ là chân hướng vào nhau.” (Giao Chỉ, túc tương hướng nhiên./交趾,足相向然。)

        Chân hướng vào nhau tức là bắt chéo vào nhau, tức là Giao Hĩnh (交脛), cẳng chân bắt chéo vào nhau. Sơn hải kinh – Hải nội nam kinh (山海經‧海外南經) của tác giả thời Tiên Tần: “Nước Giao Hĩnh ở phía đông (nước Xuyên Hung), người nước này cẳng chân bắt chéo vào nhau.” (Giao Hĩnh quốc tại kì đông, kì vi nhân giao hĩnh./交脛國在其東,其為人交脛。)

        Thuyết văn giải tự (說文解字) của Hứa Thận thời Đông Hán cũng chép: “Giao là cẳng chân bắt chéo vào nhau vậy.” (Giao, giao hĩnh dã./交,交脛也。)

        Đến thời Đường có một giải thích khác, nhưng đây chỉ là một dị biệt nhân dạng hiếm có. Thông điển (通典) của Đỗ Hữu thời Đường: “Giao Chỉ, là nói ngón chân cái mở rộng, cùng đứng chéo vào nhau,.” (Giao Chỉ, vị túc đại chỉ khai khoát, tịnh lập tương giao./交趾,謂足大趾開闊,並立相交。)

        Dị biệt nhân dạng này đến thế kỉ 19 thời Việt Nam thuộc Pháp vẫn còn:

        Thích

    • Khi đọc thuyết nào đó thì phải xét tác giả của thuyết ấy ở thời nào. Thuyết họ Hồng Bàng lãnh thổ Hùng Vương lên đến hồ Động Đình là Lĩnh Nam chích quái, là chuyện huyền thoại để giải thích lịch sử. Đương nhiên nội dung không đúng hết.

      Nếu cứ dẫn chuyện huyền thoại thì các thuyết khác vậy. Ví dụ: Sử kí dẫn chuyện huyền thoại về thời Ngũ Đế có chép thời vua Chuyên Húc phía nam đến đất Giao Chỉ (miền bắc Việt Nam hoặc Lĩnh Nam) thì có tin được không? Hay như một số sách nói, lãnh thổ đến mơi Mặt trời-Mặt trăng mọc và lặn, cũng tin được sao? Nói vậy để biết phải biết chọn lọc thông tin dựa vào bằng chứng, đặc biệt là tín sử và lí luận logic.

      Ví dụ: Một nhà nước đơn sơ thời kì đồ đá mới chớm nở thời kì đồ đồng như Ngũ Đế thì chỉ là các liên minh bộ lạc, chứ không thể có nhà nước hoàn chỉnh để thống trị một lãnh thổ rộng lớn được. Nhà nước Hùng Vương (Văn Lang) trong sách cũ nhất là Cựu Đường thư và Thông điển thời Đường chép là ở đất Phong châu (các tỉnh Vĩnh Phúc-Phú Thọ ngày nay) mà thôi. Hậu Hán thư – Địa lí chí của Phạm Diệp thời Lưu Tống cũng chép quận Giao Chỉ (miền bắc Việt Nam) là nước của An Dương Vương. Như thế đủ biết Văn Lang-Âu Lạc thời xưa có lãnh thổ cùng lắm là miền bắc Việt Nam mà thôi. Để quản lí một lãnh thổ rộng lớn phía bắc đến hồ Động Đình thì cần phải có hệ thống chính trị tân tiến phải như nhà Hán với chế độ quận huyện và văn minh như chữ viết, xe ngựa, thuyền bè. Nước Nam Việt gồm cả Lưỡng Quảng và bắc Việt Nam cũng học theo văn minh Hoa Hạ cũng chỉ thống trị ki mi miền bắc Việt Nam mà thôi. Huống gì thời Hùng Vương-An Dương Vương thì người Giao Chỉ chỉ có văn minh đồ đồng thôi, chứ chưa có chữ viết và hệ thống quan lại hoàn chỉnh.

      Thích

  3. Cảm ơn ông Tích Dã đã chỉ giáo, nhưng bản nhân vẫn còn một số băn khoăn, tiện đây, mong ông giải đáp giúp: Thứ nhất, chúng ta biết rằng cả triều đại nhà Lý và đầu triều Trần, người đương thời không biết gì tới thuyết Hồng Bàng – Hùng vương. Thậm chí, vào năm 1160 nhà Lý còn dựng đền thờ Suy Vưu, coi đó là tổ tiên của mình. Ấy vậy mà vào cuối Trần thì truyền thuyết Hồng Bàng – Hùng vương này lại nở rộ, Hồ Tông Thốc còn đưa vào trong chính sử, rồi sau này, dưới sức ép của Lê Thánh Tông, Ngô Sĩ Liên đã chính thức đưa truyền thuyết ấy vào “Đại Việt Sử ký toàn thư”. Nhưng cả Hồ Tông Thốc và Ngô Sĩ Liên đều không giải thích rõ ràng về việc này. Vậy, ở đây có nguyên nhân gì không, thư ông?. Thứ hai, bản nhân vẫn nghĩ rằng người Kinh mới được hình thành kể từ thời nhà Lý: Kinh cũ do Lý Công Uẩn dựa chủ yếu vào các gia tộc vùng Đông Việt, Nam Việt (chủ yếu đã Hán hóa) di cư vào đất Việt từ thời Tiết Độ sứ Cao Biền. Còn Kinh mới là thành quả của việc hòa huyết các sắc tộc dưới chính sách đoàn kết, thống nhất của các vua Lý sau này. Thứ ba, có một sự thật là người Thái cổ (Âu Việt) phân hóa thành tộc Thái ảnh hưởng văn hóa Ấn Độ (chữ Phạn) và tộc Tráng Choang ảnh hưởng văn hóa Hán (chữ Hán, Nôm). Vậy thời điểm tách ra ấy là vào khoảng thời gian nào, thưa ông?

    Thích

    • Điều băn khoăn thứ nhất của bác em xin có vài lời tạm coi là kiến giải như thế này.

      Trước thười Lý-Trần không có nghe nói về kỷ Hồng Bàng vì đơn giản rằng tầng lớp thống trị gốc Hán (hoặc thân Hán) vẫn còn một phần nào đó coi mình là Hán tộc (hoặc lợi ích gắn liền với Hán tộc). Điều đó dẫn đến việc tuân theo thuyết Nữ Oa, Viêm Đế, Xuy Vưu đảm bảo tính “chính thống” cho quyền lực của họ.

      Đến cuối thời Trần – đầu thời Lê thì sau hơn 4 thế kỷ độc lập, tầng lớp thống trị dần Việt hóa và có tư tưởng dần bất đồng với chính quyền phương Bắc.
      Họ muốn thoát ly hoàn toàn khỏi sự ảnh hưởng của chính quyền trung ương phương Bắc, cả về thực tế (điều mà họ đã duy trì suốt 4 thế kỷ) lẫn hình thức (điều họ chưa làm được).

      Để đảm bảo tính độc lập thì việc tiếp tục khẳng định truyền thuyết của người Hán là một rào cản. Các truyền thuyết phương Bắc đã hết giá trị lịch sử nên phải bỏ đi, thay thế bằng những truyền thuyết khác đảm bảo hơn cho sự độc lập vững bền của chính quyền phương Nam.

      Truyền thuyết mới phải đảm bảo được sự độc lập và có truyền thừa của một hoặc một số nền văn minh phương Nam tồn tại độc lập và song hành cùng nền văn minh phương Bắc.
      Thông qua đó khẳng định rằng phương Nam từ lâu đã có nền văn minh và họ là người kế thừa nền văn minh đó. Vậy nên họ là thực thể chính trị chính thống cai trị một quốc gia độc lập xây dựng trên nền tảng một nền văn minh độc lập.

      Thích

    • – Thứ 1, tôi không nghĩ thời Lý-Trần các sử gia Giao Chỉ không biết gì về thời Hùng Vương. Xin nhắc lại, thời Hùng Vương là do người Hoa Hạ ghi chép lại ghi nhận có thời kỳ này. Còn huyền thoại Rồng Tiên là do các tác giả thời Lý-Trần biên soạn lại trong sách Lĩnh Nam chích quái – Hồng Bàng thị truyện qua lăng kính Nho – Lão học thời ấy. Các tác giả ai cũng muốn thần thoại hóa hoặc vĩ đại hóa các vị khai quốc lập ấp của mình nên mới có chuyện Rồng Tiên mà thôi. Ví như Trung Hoa cũng có nhiều thần thoại về Nữ Oa, Thần Nông, Hoàng Đế vậy. Thời Hùng Vương bản địa chưa có học thuyết Nho – Lão nên không thể có chuyện Rồng Tiên được, mà có thể thực tế trần trụi nguyên sơ hơn nhiều (qua khảo cổ văn hóa Đông Sơn với hoa văn trống đồng có chim hươu, thuyền, hình tượng nhà sàn, cá sấu… thì xã hội Hùng Vương rất gần gũi với văn hóa cồng chiêng của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên hiện nay).

      Thời Lý đời vua Anh Tông có chép sự kiện dựng đền thờ Trưng Vương (tức Hai Bà Trưng) và Xi Vưu (蚩尤), không nói nguyên nhân nhưng Xi Vưu đã được xem là thần Chiến Tranh từ thời Chiến quốc ở Trung Quốc rồi. Do do đó không phải là nhà Lý xem Xi Vưu là tổ tiên. Xi Vưu là nhân vật lịch sử thần thoại thời Tam Hoàng Ngũ Đế, là đối tượng được tôn thờ từ xưa ở Trung Quốc. Nhà Lý cũng dựng Văn Miếu thờ Khổng Tử hay các đền chùa thờ Phật, thì có phải thờ tổ tiên đâu?

      – Thứ 2, từ thời nước Việt Nam dân chủ cộng hòa từ năm 1945 đến nay, gọi sắc dân chủ thể ở Việt Nam là dân tộc Kinh hoặc người Kinh. Từ này xuất từ tên gọi Kinh Lộ (京路) thời Lý-Trần tức các cư dân ở xung quanh kinh đô, trái ngược là Trại (寨) hoặc Động (洞) ở các miền biên giới xa xôi như Thanh Hóa-Nghệ An. Do đó tên gọi Kinh hay Trại chỉ phân biệt về địa lý hoặc trình độ phát triển văn hóa khác nhau, chứ không phân biệt về sắc tộc (ngôn ngữ, phong tục). Sắc tộc Kinh đương nhiên có sự hợp chủng từ xưa suốt 2000 năm nay, giữa các bộ lạc Giao Chỉ (hoặc gọi Lạc Việt) và Hán, Chiêm, Tày, Nùng… Văn hóa các thời có khác nhau nhưng ngôn ngữ vẫn thuộc một hệ có gốc từ xưa.

      – Thứ 3, sắc tộc Thái nói chung ( gồm hành chục dân Choang, Đồng, Thủy, Nùng, Tày, Xiêm, Shan…) văn hóa hoặc Hán hóa hoặc Ấn hóa nhưng ngôn ngữ thì chỉ có một hệ giống nhau. Là do lịch sử chính trị văn hóa khác nhau nên mới thế, quá trình này 2000 năm nay.

      Thích

  4. bổ sung: Thưa ông Tích Dã, chữ Việt trên thanh gươm của Việt vương Câu Tiễn bao gồm nhật – mặt trời; long – rồng và người chim có phải là biểu tượng cho CON RỒNG CHÁU TIÊN hay không?

    Thích

    • Chữ Việt (越) khắc trên thanh gươm Câu Tiễn ra đời thời Xuân thu cách nay 2500 năm, chữ theo thể điểu trùng văn (鳥蟲文) thời ấy, địa điểm văn hóa Ngô Việt ở Giang Nam thiên về sông biển. Truyền thuyết Ngô Việt xăm mình cắt tóc, Câu Tiễn cưỡi thuyền đánh Ngô ở Cối Kê, thiết nghĩ người Ngô Việt không có chuyện rồng tiên. Rồng Tiên là của Nho Lão ở Trung Nguyên du nhập Ngô Việt từ thời Tần Hán về sau.

      Thích

  5. Chào các bác, tôi đọc các ý bài viết của các bác như bác Tích Dã..v.v tôi có vài thắc mắc như sau:
    1 là bác Tích Dã công bố trên cơ sỡ trích lục lại các nguyên cứu của các nhà nguyên cứu TQ, mà các nhà nguyên cứu TQ thì nguyên cứu từ các văn từ cổ của người TQ. đọc qua thì lời lẽ vẫn mang tích trịch thượng đặc trưng lắm, ví như ” Ngũ Đế nam giao phủ Giao chỉ khảo “… vậy thì với khía cạnh này thì liệu có thể xem các nguyên cứu này vẫn còn phiến diện được không ?
    1 là theo tôi biết là cũng có 1 số nhà nguyên cứu TQ đã công bố các nguyên cứu, khảo cổ về văn tự cổ của người việt, và phát hiện ra niên đại khá lớn nhưu tương đồng vào thời Chu- Thương, điều này có thể nói lên điều gì không. ở Vn cũng có các nhà nguyên cứu chữ việt cổ với các hiện vật nỗi tiếng như bãi đá cổ Sa pa. người ta nói đo trình độ phát triển của 1 dân tộc thì nên căn cứ vào văn hóa của dân tộc đó, mà văn hóa thì phải dựa vào sự phát triễn của văn tự. Tiếc nuối là sau vài sự xâm chiếm của tộc người Hoa với chính sách đốt phá hủy hoại ” giống như cuộc cách mạng văn hóa của Mao Trạch Đông” mới đây thì kho tàng văn hóa của Tộc Việt bị mất sạch. nhưng may mắn là tuy chỉ còn xót lại chút ích hiện vật nhưng cũng đủ khẵng định là Tộc Việt thời đó đã phát triễn văn hóa cụ thể là chữ viết có khi vòn vượt trội hơn tộc Hoa rồi.
    3 là có rất nhiều chi tiết trong công bố của các bác tôi thấy phân vân, đơn thuần ví như trong trích lục hán tự nói Đồ Thư kéo 50 vạn quân đánh xuống phía Nam mà bị thất bại phải bỏ thây. tôi thấy phân vân là có bác nào đó nói dân Việt lẫn trốn vào rừng sống với thú để chiến đấu trên cơ sỡ tổ chức theo như bác đó nói là ô hợp, manh múng lắm, xin thưa là với 50 vạn quân thời nhà Tần bách chiến thì liệu với mấy bộ lạc ô hợp đứng đầu là Thục Phán liệu đánh làm sao để thắng vậy. sao các bác đó không nghĩ là Thục Phán là 1 vua với chế độ, chính sách, xã hội phát triễn vững mạnh nhĩ. như vậy hẵn nó có hợp lý hơn không, xin thưa với các bác là ví như thời nhà Trần chống giặc Nguyên Mông lần 1 nó kéo qua có 10 vạn, lần sau có 20 vạn chứ mấy, mà nhà trần phải vất vã thế nào các Bác biết rồi đấy, tổng quân số nhà Trần cũng không hơn gì quân Nguyên, trong thì thời trần là thời thịnh trị bậc nhất lịch sữ Việt Nam. vậy thì cho hỏi , liệu cái suy luận coi thời Thục Phán, thời Hùng Vương chỉ dạng bộ lạc ô hợp liệu có hợp lý.
    4 là 1 số bác cứ luận theo quan điểm là tích sữ VN không có ghi, ừh thì đúng là giờ trong kho sách việt hầu như không còn gì nhưng không phải không có mà có ghi nhưng bị ăn cắp đem đi đốt hết rồi, việt đốt sách việt thì rõ là chính sách TQ cũng viết đó nhé, vậy thì nếu như giã sữ như dân việt không có văn hóa, hay văn hóa nghèo nàn thì người ta đem cướp đốt chi vậy thưa các bác.
    5 là 1 số bác vẫn hay công bố nguyên cứu dựa trên các nguyên cứu của các nhà nguyên cứu TQ. cho hỏi có bác nào nguyên cứu dựa trên nguồn khác không. hay có bác nào có suy nghĩ là cố công qua TQ, qua thư tàng TQ tìm lại vài quyễn văn tự cỗ của người việt không nhĩ. nge đâu sau khi qua VN cướp phá thì cũng có 1 ít không bị đốt phá mà được đem về cất đâu đó bên thư tàng bên đó đấy.

    Thích

    • Tôi ở tầm cao rồi, nói là khai hóa thì bạn đừng cho là tôi ngạo mạn kiêu căng. 5 điều suy nghĩ của bạn là điển hình cuả sự ấu trĩ khi nói về lịch sử, khiến người đọc ở tầm cao như tôi không khỏi phiền lòng mà phải lên tiếng khai hóa vậy.

      – 1. Lời lẽ ngạo mạn nhưng phân tích hợp lý. Giá trị ở đây là tư liệu trích dẫn và phân tích đánh giá về chuyện “Ngũ Đế vỗ về Giao Chỉ”. Bài phân tích này, chắc không phải ai cũng đủ tầm để đọc hiểu được.

      – 2. Nghiên cứu về văn tự cổ ở Trung Quốc thì chỉ có giáp cốt văn (甲骨文) từ thời Thương cách nay 3000 là có nội dung đọc hiểu được. Còn lại như các ký tự thì các di chỉ văn hóa đương thời hoặc xưa hơn 3000 năm như di chỉ Lương Chử, Giả Hồ, Cảm Tang (ký tự mà bạn nói) đều rời rạc và không có nội dung đọc hiểu. Chữ viết là để quản lý nhà nước rộng lớn, ví như nhà Thương-Châu có Giáp cốt văn-Trứu văn quản lý 800 nước chư hầu, dùng chữ Hán quản lý quận quốc đế chế Hán Đường 2000 năm nay, hay như nhà nước Đại Việt phá tống bình Chiêm chống Nguyên Mông cũng dùng chữ Hán suốt 1000 năm nay. Vậy thì các bộ lạc Bách Việt rải lẻ tản mát thì có chữ viết như thế nào, đã đủ trình độ để quản lý quốc gia của mình cách nay 3000 năm (ngang với thời Thương-Châu)? Dù có chữ viết nhưng không phát huy và giữ gìn được thì đừng đổ lỗi cho chiến tranh. Trung Quốc 5000 năm nay chiến tranh tàn khốc dai dẳng hơn nhiều mà còn giữ chữ Hán được. Là vì trình độ vượt trội Bách Việt về quản lý nhà nước mà thôi. Nếu không muốn nói Bách Việt chưa có chữ viết hoàn chỉnh và trình độ quản lý nhà nước còn lỏng lẻo và rời rạc vậy.

      – 3. Chuyện nhà Tần đánh Bách Việt, người Bách Việt bỏ trốn vào rừng rậm kháng chiến, chỉ là thắng lợi quân sự nhất thời. Một trận thắng giết được tướng nhà Tần là Đồ Thư, không thể nói Bách Việt có nhà nước quản lý tốt. Bấy giờ người Hung Nô đã vây Hán Cao Đế ở Bình Thành, nhà Hán còn phải gả công chúa để cầu hòa, mà Hung Nô cũng đang là liên minh các bộ lạc du mục cưỡi ngựa và chưa có chữ viết mà thôi. Hung Nô cuối cùng vẫn bị tan rã, mà văn minh nhà Hán vẫn suốt Đường Tống với chế độ nhà nước ngày càng chặt chẽ, đế quốc ngày càng rộng, dân ngày càng đông.

      – 4. Chuyện đốt sách cướp sách Giao Chỉ xảy ra thời Minh cách nay 500 năm, chuyện mới đây, có ghi nguyên nhân rõ ràng rồi. Xưa thời Hùng Vương 2000 năm trước, chắc gì có sách vở mà đốt?

      – 5. Chuyện đốt sách cướp sách thì ở Trung Quốc cũng có. 2000 năm nay rất nhiều sách vở đã mất, nhưng nội dung trong các sách vở xưa không hẳn đã mất hết, mà có một số nội dung được trích dẫn lại ở các sách vở đời sau. Ví dụ có sách Đại Việt sử lược.

      Thích

  6. Con lạy thầy! Thầy viết: Theo các nguồn tư liệu thư tịch cổ của Việt Nam và Trung Quốc thì kế tiếp nhà nước Văn Lang đời Hùng Vương là quốc gia Âu Lạc do Thục Phán – An Dương Vương lập ra.

    Việt Nam ta thì có nguồn tư liệu cổ nào ? Toàn lượm lặt chép theo mấy quyển tào lao của TQ thôi. Về sử TQ, không có sách nào cùng (hoặc gần) thời An Dương Vương nói nước Âu Lạc của An Dương Vương cả. Có mấy quyển đời sau xa lắc như Thủy kinh chú, Nam Việt chí… chép về An Dương Vương nhưng rất chép ma mị như: Có cái nỏ thần, bắn 1 phát ra hàng vạn mũi tên…. Tin nổi không?

    Thích

    • Nhà Hán cách đây 2000 năm cũng có nhiều chuyện huyền thoại như bà Lưu Ảo cảm giao long mà mang thai sinh ra Hán Cao Tổ, hay chuyện chém rắn. Đều được các sách chính sử và truyện ký ghi lại. Đều không vì thế mà phủ nhận cả thời Hán. Chuyện về An Dương Vương có nỏ thần bắn vạn mũi tên nhưng không thể phủ nhận các chuyện diệt Hùng Vương và thua vua nước Nam Việt là Triệu Đà.

      Thích

  7. Toàn là tào lao cả! ! Những cái mà người ta cho rằng sử sách cổ của TQ điều là đồ dỏm vì tất cả là do người đời sau ghi chép lại ( ở giai đoạn cận đại ) . Họ đã chỉnh sửa tất cả theo chủ ý của họ.
    Còn ngū Đế mà các vị đưa ra là sai lầm lớn ! Vì từ Đế Minh đến Viêm Đế ( Đế Du Dõng con của Đế Lai ) tất cả có 4 vị Đế + với 5 vị Đế mà các vị đã nêu thì = 9 vậy sao các vị cho là 5 vị ??? Thật ra các vị không hiểu biết gì về ngū Đế cả! !!
    Xưa nay sử sách của ta ghi lại :An Dương Vương là theo hệ ngū pháp của TQ cho nên mọi người cứ tưởng vị này họ An chữ lót là Dương còn tên là Vương . Đây là một sự sai lầm nghiêm trọng. Vì dịch ra hệ ngữ Pháp của ta thì chữ Vương =vua (chức vụ ) còn Dương là họ An là tên . Do đó An Dương Vương = Vua Dương An . Viết như vậy mới đúng. Ông là con của Dương Kinh là người cai quản ở vùng Bắc Ninh Bắc Giang ngày nay , vào thời vua Hùng Vương thứ 17 triều đình suy thoái chia bè chia phái chỉ lo ăn chơi hưởng lạc v v Qua việc cầu hôn công chúa con của Hùng Vương thứ 17 không thành vì bị xử ép v v nên ông tách ra thành lập một vương quốc riêng không còn thuần phục vua Hùng nữa . Hùng Vương thứ 17 và sau này là Hùng Vương thứ 18 nhiều lần dốc toàn lực tiến đánh nhằm tiêu diệt ông . Thời gian đầu ông không thể chống lại nỗi nên phải bỏ chạy khỏi vùng Bắc Ninh xuống vùng ven biển và vùng núi Bắc Giang Lạng Sơn Lâp căn cứ. Nhưng ông vẫn bị quân của Hùng Vương ráo riết truy lùng . Quân của ông chỉ đánh nhỏ và trốn tránh là chính nên bị họ đặt là Thục Phán từ này phải là : Phán Thục mới đúng mục đích là chế nhạo và nhục mạ ông để ông dốc toàn lực ra đánh (kế khích tướng ) Nhưng ông vẫn kiềm chế mà lo về lâu dài v v ( ngày nay còn một số đền thờ có liên quan đến những cuộc chiến này như đền thờ 3 anh em ở núi dưỡng Chân hay một đền thờ ở Hải Dương có biệt danh là đền thấy không được hỏi. hỏi không được nói v v )
    Ở Bắc Ninh hiện vẫn còn lăng mộ và đền thờ của ông với danh tính ghi theo hệ ngữ Pháp của TQ là Kinh Dương Vương đấy! Nếu viết theo hệ ngữ Pháp Việt Nam thì phải là vua Dương Kinh.
    Chính vì không hiểu biết nên mới tự suy đoán lung tung .!

    Thích

    • Tín sử về nước Âu Lạc thời xưa

      I. DẪN NHẬP

      Âu Lạc [Âu Lạc (甌駱), sách sử Việt Nam hoặc chép là Âu Lạc (甌貉)] là một quốc gia hoặc dân tộc được nói đến ở thời Hán (漢) trong chính sử Trung Quốc cùng với các nước trong vùng phương nam của nhà Hán như Đông Âu (東甌), Mân Việt (閩越), Nam Việt (南越), Dạ Lang (夜郎), Điền (滇), Côn Minh (昆明)…

      II. DIỄN VĂN

      1. Nước Âu Lạc (甌駱) lần đầu tiên được chính sử thời Hán (漢) nói đến, đó là một nước ở phía tây của nước Nam Việt (南越), cùng với nước Mân Việt (閩越) ở phía đông đều bị vua Nam Việt là Triệu Đà (趙佗) dùng của cải mua chuộc và đem binh uy hiếp dịch thuộc vào nước Nam Việt. Khi nhà Hán bình định Nam Việt, các quận huyện hàng phục thì Âu Lạc cũng bị dụ hàng, đặt thành quận huyện.

      Sử ký (史記) – Nam Việt liệt truyện (南越列傳) – Kiến Nguyên dĩ lai hầu giả niên biểu (建元以來侯者年表) [Hán (漢) – Tư Mã Thiên (司馬遷) soạn]

      高后時,有司請禁南越關市鐵器。佗曰:「高帝立我,通使物,今高後聽讒臣,別異蠻夷,隔絕器物,此必長沙王計也,欲倚中國,擊滅南越而并王之,自為功也。」於是佗乃自尊號為南越武帝,發兵攻長沙邊邑,敗數縣而去焉。高後遣將軍隆慮侯灶往擊之。會暑溼,士卒大疫,兵不能踰嶺。歲餘,高后崩,即罷兵。佗因此以兵威邊,財物賂遺閩越、西甌駱,役屬焉,東西萬餘里。乃乘黃屋左纛,稱制,與中國侔。
      Vào thời Cao Hậu, quan coi việc [giao thương] xin cấm mở chợ búa bán đồ sắt cho người nước Nam Việt, [Triệu] Đà nói: “Cao Đế lập ta làm vua, cho sứ giả qua lại trao đổi đồ dùng. Nay Cao Hậu nghe lời bề tôi gièm pha, phân biệt Man Di, ngăn chặn đồ dùng. Đấy tất là kế của vua nước Trường Sa muốn cậy vào Trung Quốc để đánh diệt nước Nam Việt mà làm vua cả nước ta vậy.” Do đó Đà bèn tự tôn hiệu là Vũ Đế của nước Nam Việt, phát binh đánh biên giới của nước Trường Sa, đánh phá mấy huyện rồi rút quân về. Cao Hậu sai Long Lự Hầu là [họ Châu (周)] Táo đến đánh nước ấy, gặp lúc nóng nực, quân lính bị bệnh dịch lớn, quân không qua được [Ngũ] Lĩnh. Được hơn một năm thì Cao Hậu chết, [nhà Hán] liền bãi binh ấy. [Triệu] Đà nhân đó đem binh uy hiếp biên giới, đưa của cải mua chuộc người các nước Mân Việt-Tây Âu Lạc [1], bắt người các nước ấy thần phục mình, [đất đai] chiều đông tây dài hơn một vạn dặm. Bèn ngồi xe mui vàng cắm cờ tiết mao bên trái, sánh ngang với Trung Quốc.

      且南方卑溼,蠻夷中閒,其東閩越千人眾號稱王,其西甌駱裸國亦稱王。
      Vả lại miền nam ẩm ướt, người Man Di ở giữa chỗ ấy. Phía đông chỗ ấy là nước Mân Việt có nghìn người hiệu xưng làm vua, phía tây chỗ ấy là nước Âu Lạc có dân cởi trần cũng xưng làm vua.

      蒼梧王趙光者,越王同姓,聞漢兵至,及越揭陽令定自定屬漢;越桂林監居翁諭甌駱屬漢,皆得為侯。戈船、下厲將軍兵及馳義侯所發夜郎兵未下,南越已平矣。遂為九郡。
      Vua nước Thương Ngô là Triệu Quang, là người cùng họ của vua nước [Nam] Việt, khi nghe tin quân Hán đến thì cùng quan Lệnh huyện Yết Dương tên là Định của nước [Nam] Việt tự quyết định hàng phục nhà Hán. Quan Giám quận Quế Lâm của nước [Nam] Việt là Cư Ông dụ người nước Âu Lạc thần phục nhà Hán, đều được phong tước Hầu. Quân của Qua thuyền-Hạ lệ tướng quân và quân của nước Dạ Lang mà Trì Nghĩa Hầu đem đi chưa xuống đến nơi thì nước Nam Việt đã được bình định rồi. Rút cuộc đặt nước ấy thành chín quận.

      湘成以南越桂林監聞漢兵破番禺,諭甌駱兵四十餘萬降侯。
      Tương Thành Hầu vì có công khi làm quan Giám quận Quế Lâm của nước Nam Việt nghe tin quân Hán phá được thành Phiên Ngung, dụ hơn bốn mươi vạn quân Âu Lạc hàng [nhà Hán] được phong tước Hầu.

      下酈以故甌駱左將斬西于王功侯。
      Hạ Lịch Hầu vì trước đây làm Tả tướng của nước Âu Lạc có công chém Tây Vu Vương [2], được phong tước Hầu.

      Hán thư (漢書) – Vũ Đế kỷ (武帝紀) – Tuy Lưỡng Hạ Hầu Kinh Dực Lý truyện (眭兩夏侯京翼李傳) [Hán (漢) – Ban Cố (班固) soạn]

      春,至汲新中鄉,得呂嘉首,以為獲嘉縣。馳義侯遺兵未及下,上便令征西南夷,平之。遂定越地,以為南海、蒼梧、鬱林、合浦、交阯、九真、日南、珠崖、儋耳郡。定西南夷,以為武都、牂柯、越嶲、沈黎、文山郡。
      [Năm Nguyên Đỉnh thứ sáu] Mùa xuân, nhà vua đến huyện Tân Trung Hương, nghe tin chém được đầu Lữ Gia, bèn đổi tên huyện ấy thành huyện Hoạch Gia. Bấy giờ Trì Nghĩa Hầu đem binh chưa kịp xuống đến nơi thì nhà vua sai đánh các nước Tây Nam Di, bình đình được các nước ấy. Rút cuộc lược định đất [Nam] Việt đặt thành các quận Nam Hải, Thương Ngô, Uất Lâm, Hợp Phố, Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam, Châu Nhai, Đam Nhĩ. Lại lược định đất Tây Nam Di đặt thành các quận Vũ Đô, Tường Kha, Việt Tủy, Thẩm Lê, Văn Sơn.

      孝武皇帝躬仁誼,厲威武,北征匈奴,單于遠遁,南平氐羌、昆明、甌駱、兩越,東定薉、貉、朝鮮,廓地斥境,立郡縣,百蠻率服。
      Hiếu Vũ Hoàng Đế tỏ nhân nghĩa, nêu oai vũ, phía bắc đánh rợ Hung Nô khiến cho Thiền vu chạy dài; phía nam dẹp yên các nước Đê Khương, Côn Minh, Âu Lạc, Lưỡng Việt [3]; phía đông lược định các nước Uế, Mạch, Triều Tiên; mở đất lấn cõi, đặt thành quận huyện, Bách Man thần phục.

      2. Từ thời Tam quốc (三國) về sau đến thời Nam bắc triều (南北朝) và thời Đường (唐) thì chính sử và truyền kỳ chép về quận Giao Chỉ (交趾) là nước của An Dương Vương (安陽王) cũng như chép việc vua nước Nam Việt là Triệu Đà vỗ về chinh phục nước ấy. Tức là nói vua nước Âu Lạc là An Dương Vương và đất của nước Âu Lạc bị nhà Hán đặt thành quận Giao Chỉ (交趾).

      Tam quốc chí (三國志) – Tiết Tổng truyện (薛綜傳) [Tấn (晉) – Trần Thọ (陳壽) soạn]

      昔帝舜南巡,卒於蒼梧。秦置桂林、南海、象郡,然則四國之內屬也,有自來矣。趙佗起番禺,懷服百越之君,珠宮之南是也。漢武帝誅呂嘉,開九郡,設交阯刺史以鎮監之。
      Ngày xưa Đế Thuấn đi tuần thú miền nam, chết ở quận Thương Ngô. Nhà Tần đặt ra các quận Quế Lâm, Nam Hải, Tượng Quận, vậy thì bốn quận ấy đã nội thuộc rồi. Sau có Triệu Đà nổi lên ở thành Phiên Ngung, vỗ về chinh phục vua của các nước Bách Việt, đấy là các nước ở phía nam quận Châu Quan [4] vậy. Hán Vũ Đế diệt Lữ Gia, mở ra chín quận, đặt chức Giao châu thứ sử để trong coi đất ấy.

      Quảng châu ký (廣州記) [Tấn (晉) – Bùi Uyên (裴淵) soạn]

      交趾有駱田,仰潮水上下,人食其田,名為駱人。有駱王、駱侯。諸縣自名為駱將,銅印青綬,即今之令長也。後蜀王子將兵討駱侯,自稱為安陽王,治封溪縣。後南越王尉他攻破安陽王,令二使典主交阯、九真二郡人。
      Quận Giao Chỉ có ruộng Lạc, người dân trong theo nước sông lên xuống mà cày trồng ở ruộng ấy, gọi là người Lạc. Đất ấy xưa có Lạc Vương, các huyện tự có các Lạc tướng, đo ấn đồng tua xanh, tức quan Lệnh-Trưởng ngày nay vậy. Sau con vua Thục đánh dẹp Lạc Hầu, tự xưng là An Dương Vương, trị ở huyện Phong Khê [5]. Sau vua Nam Việt là Úy Đà đánh phá An Dương Vương, sai hai sứ giả thống trị người dân của hai quận Giao Chỉ-Cửu Chân.

      Thủy kinh chú (水經注) [Bắc Ngụy (北魏) – Lịch Đạo Nguyên (酈道元) soạn]

      《交州外域記》曰:越王令二使者典主交趾、九真二郡民,後漢遣伏波將軍路博德討越王,路將軍到合浦,越王令二使者,齎牛百頭,酒千鍾,及二郡民戶口簿,詣路將軍,乃拜二使者為交趾、九真太守,諸雒將主民如故。
      Giao châu ngoại vực ký chép: Vua [Nam] Việt sai hai sứ giả thống trị người dân hai quận Giao Chỉ-Cửu Chân. Sau nhà Hán sai Phục ba tướng quân là Lộ Bác Đức đánh vua [Nam] Việt. Vào lúc Lộ tướng quân đến quận Hợp Phố, vua Nam Việt sai hai sứ giả đem một trăm con bò, một nghìn vò rượu cùng sổ hộ khẩu của dân hai quận ấy đến gặp Lộ tướng quân, bèn lấy hai sứ giả ấy làm Thái thú Giao Chỉ-Cửu Chân. Còn các Lạc tướng vẫn trị dân như cũ.

      Hậu Hán thư (後漢書)- Địa lý chí (地理志) [Lưu Tống (劉宋) – Phạm Diệp (范曄) soạn, Đường (唐) – Lý Hiền (李賢) chú]

      交趾郡武帝置,即安陽王國。
      Quận Giao Chỉ đặt ra ở thời [Hán] Vũ Đế, là nước của An Dương Vương [thời xưa].

      III. KẾT LUẬN

      Nước Âu Lạc (甌駱) là quốc gia ra đời ở thời Hán (漢) thuộc miền bắc Việt Nam ngày nay.

      _______________

      Chú thích

      [1] Tây Âu Lạc: Tây Âu Lạc (西甌駱) hoặc có thể hiểu hiểu là Tây Âu (西甌) và Lạc (駱), đều là các nước phía tây của nước Nam Việt (南越) bị Triệu Đà (趙佗) mua chuộc chinh phục.
      [2] Tây Vu Vương: Tây Vu Vương (西于王) là vua nước Tây Vu (西于). Xét thấy Hán thư (漢書) – Địa lý chí (地理志) chép quận Giao Chỉ (交阯) có huyện Tây Vu (西于). Hậu Hán thư (後漢書) – Mã Viện liệt truyện (馬援列傳) chép huyện Tây Vu thời ấy có khoảng ba vạn hai nghìn hộ. Suy đoán huyện Tây Vu thời Hán vốn là nước Tây Vu thuộc nước Nam Việt như nước Thương Ngô (蒼梧) vậy.
      [3] Lưỡng Việt: Lưỡng Việt (兩越) chỉ hai nước Nam Việt (南越) và Mân Việt (閩越).
      [4] Triệu Đà nổi lên ở thành Phiên Ngung, vỗ về chinh phục vua của các nước Bách Việt, đấy là các nước ở phía nam quận Châu Quan: Quận Châu Quan (珠官) vốn là do thời vua Đông Ngô (東吳) là Tôn Quyền (孫權) đổi tên quận Hợp Phố (合浦). Bấy giờ thời Tam quốc (三國) thì Tiết Tổng (薛綜) từng làm Thái thú Giao Chỉ (交趾)-Hợp Phố (合浦), biết lịch sử của các quận ấy, cho nên mới tấu nói như vậy, nói Triệu Đà vỗ về vua các nước Bách Việt ở phía nam quận Châu Quan [vốn tên Hợp Phố], tức vua An Dương Vương (安陽王) nước Âu Lạc (甌駱) vậy.
      [5] Huyện Phong Khê: Huyện Phong Khê (封溪) cùng huyện Vọng Hải (望海) vốn tách ra từ huyện Tây Vu (西于) thời Hán (漢). Thời Hán, Phục ba tướng quân là Mã Viện (馬援) đánh phá Trưng Trắc (徵側) xong tấu xin chia huyện Tây Vu đặt ra hai huyện Phong Khê-Vọng Hải.

      Thích

Bình luận về bài viết này