Nước Việt của Việt Vương Câu Tiễn và Mân ngữ

qin_empire_210_bce
Bản đồ các khu vực lẻ tẻ do nhà Tần chiếm được của các nhóm tộc Bách Việt ở phía Nam sông Dương Tử sau năm 210 TCN.

Đỗ Thành*

Bằng chứng người Hoa là Người Việt, tiếng Hoa là tiếng Việt

Nước Việt thời Xuân thu chiến quốc nhà CHU ở phía nam cuả nước NGÔ , kinh đô là 会稽 HỘI KÊ -ở vùng THIỆU HƯNG -HÀN CHÂU ngày nay . 

VIỆT VƯƠNG CÂU TIỄN : sinh năm 520 năm trước công nguyên_và mất năm 465 năm trước công nguyên. 

Có thể nói rằng đa số ai cũng biết câu chuyện nổi tiếng trong lịch sử nầy , sử , truyện và phim của truyện vẫn tiếp tục lôi cuốn khán giả .Thời ĐÔNG CHU LIỆT QUỐC có nước Sở ở phía nam ngày càng lớn mạnh rồi xưng bá Trung Nguyên ở Trung Quốc và không ngừng khuyếch trương thế lực cũng như đất đai , Sở là 1 đe dọa lớn thường tấn công nước Ngô , Sở và Việt ̣Đồng tông Đồng tộc. Việt thường giuṕ Sở khi mổi lần đem quân chinh phạt Ngô. Năm Châu Kính vương thứ 23 -trước công nguyên 497 năm -Sở và Việt liên quân ̣đánh Ngô , vua Ngô HẠP LƯ cầm quân ̣ra trận đối địch với VIỆT VƯƠNG CÂU TIẾN ,bị vua Viêṭ bắn trúng 1 tiễn nên bị thương rồi chết , NGÔ PHÙ SAI lên ngôi thay cha và luôn canh cánh mối lo và mối thù với nước Việt. Nhờ có tướng tài là NGỦ TỬ TƯ , NGÔ vương đã trả được mối thù thật tàn khốc , nước VIỆT bị mất vào nước NGÔ . Nhưng, NGÔ PHÙ SAI không nghe lời lão thần NGỦ TỬ TƯ , không giết VIỆT VƯƠNG CÂU TIỄN khi vua Việt trá hàng đễ nuôi chí phục thù , vua Câu Tiễn nhờ có 2 quan ĐẠI PHU là PHẠM LÃI và VĂN CHỦNG thực hiện 10 kế hay cùng mỹ nhân kế là dùng TÂY THI làm gián điệp mê hoặc NGÔ VƯƠNG ; Nhờ vậy nên sau 1 thời gian nằm gai nếm mật , VIỆT VƯƠNG CÂU TIỄN ̣đã tiêu diệt nước Ngô , giết NGÔ PHÙ SAI và thống nhất 2 nước NGÔ và VIỆT . Từ đó ,nước Việt lớn mạnh hơn , lại đem quân vượt sông Hoài lên phiá bắc xưng bá chủ Trung Nguyên , được CHÂU NGUYÊN VƯƠNG 周元王sắc phong là Hầu Bác , tước vị là Tấn Bác vị , sau đó vua Việt Câu Tiễn dời thủ đô đến Lang Nha 琅琊 hoàn thành bá nghiệp . 

Ghi chú : thời nhà Chu suy nhược thì vua Chu chỉ là hưủ danh mà vô thực , chỉ có vua cuả nước chư hầu nào mạnh nhất mới thực sự có thực lực và thực quyền và được xưng là BÁ CHỦ 

-Lang nha 琅 琊 , Lang Nha quận là đất thuộc về phía đông nam cuả bán đảo SƠN ĐÔNG , bán đảo SƠN ĐÔNG có ngọn núi là Thái Sơn 泰山 nổi tiếng hùng vĩ toàn TRUNG QUỐC , khảo cứu câu chuyện trên thì không ai lấy làm lạ là taị sao trong ca dao VIỆT NAM ngày nay có câu : 

Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

Một lòng thờ mẹ kính cha

Cho tròn chử hiếu mới là đạo con 

Thử tìm hìểu chữ Viết và tìếng nói của dân Việt cuả Việt Quốc thời VIỆT VƯƠNG CÂU TIỄN : 

Năm 1965 tại tỉnh HỒ BẮC 湖 北 , vùng Kinh Châu (GIANG LĂNG ) ở VỌNG SƠN , Người ta đào được từ dưới đất cuả 1 khu di tích lịch sử , lăng miếu thuộc triều đại nhà Sở 1 thanh bảo kiếm cổ xưa cuả VIỆT VƯƠNG CÂU TIỄN , Trên kiếm có khắc 8 chữ VIỆT VƯƠNG CÂU TIỄN TỰ TÁC DỤNG KIẾM “越 王 鸠 浅 自 乍 用 剑 ” ,chữ CÂU TIỄN thời tiền Hán là 鸠浅 và ngày nay viết là 勾践 , chữ Tác khi xưa là 乍 và bây giờ là 作 . Hiện giờ thanh bảo kiếm được trưng bày và bảo quản ở bảo tàng viện Hồ Bắc. Đây là một bảo kiếm qúi hiếm tự cổ chí kim , với khoa học tiến bộ cuả ngày nay mà người ta vẫn chưa biết làm sao để đúc được thanh kiếm bị chôn vùi dưới đất hơn 2 ngàn mấy trăm năm mà không bị rỉ sét và hư hại , kiếm vừa đào lên khỏi mặt đất thì người ta kinh ngạc bỡi sự toàn vẹn mà còn lấp lánh hào quang , thử rạch nhẹ 1 cái là xuyên đứt hơn 16 lớp giấy , để cọng tóc thổi thử là đứt ngay , quả là 1 bí ẩn cuả phương pháp đúc kiếm cuả người VIỆT thời xưa mà hiện giờ không ai làm được .

tải xuống.jpg

Mân ngữ -闽语 : 8 chử “越 王 鸠 浅 自 乍 用 剑 ” DĨ nhiên đó là chữ VIỆT , Bảo kiếm nạm ngọc và chém sắt như chém bùn cuả Vua 1 quốc gia thì làm sao mà dùng chữ cuả dân tộc khác được , chữ xưa là tượng hình rồi biến đỗi dần , chỉ có chuyên gia nghiên cứu đọc quen mới nhìn ra. Đó là chữ viết mà ngày nay người ta goị là TRUNG VĂN hay là chữ HÁN VIỆT ,trong khi từ hơn 2500 năm về trứơc thì chữ đó đã là chữ VIỆT , của nước Việt ,cuả người VIỆT nói tiếng VIỆT ;

Tiếng Việt thời đó cuả Nước Việt phải là rất giônǵ như tiếng VIỆT NAM bây giờ , bởi vì sau nầy nước Việt cuả VIỆT VƯƠNG CÂU TIỄN bị nước Sở xâm chiếm và thôn tính , thì con cháu cuả VIỆT VƯƠNG CÂU TIỄN chạy về hướng nam tiếp tục triều Việt ở tỉnh PHÚC KIẾN là MÂN VIỆT , và tiếng VIỆT ở vùng giang đông nầy goị là tiếng MÂN VIỆT -vẫn tồn tại cho đến ngày nay và phát triễn theo chiều di dân xuống phía nam theo hơn 2 ngàn năm lịch sử kễ từ khi VIỆT VƯƠNG CÂU TIỄN ra đời…, tự điễn hiện giờ và văn khố ngày xưa đều ghi rõ MÂN là VIỆT là MÂN VIỆT , tiếng MÂN VIỆT trải dài từ HÀN CHÂU ngày nay xuống phiá nam đến vùng PHƯỚC KIẾN , TRIỀU CHÂU , đến bán đaỏ LÔI CHÂU , qua biễn đến đảo ĐÀI LOAN , đảo HẢI NAM , …và nước VIỆT NAM , và đảo quốc Singapore ; hiện nay MÂN NGỮ là 1 ngôn ngữ địa phương mạnh nhất trong 8 phương ngữ ở TRUNG QUỐC , MÂN NGỮ “qúa lớn” nên không tránh khỏi nhiều giọng bắc trung nam như tiếng VIỆT NAM , Cho nên lại chia ra MÂN ĐÔNG NGỮ -vùng Hàn Châu , Triết Giang -, và MÂN NAM NGỮ là vùng Phước kiến xuống phía nam …, MÂN NAM NGỬ lại có nhiều giọng khác nhau chút đỉnh là tiếng PHƯỚC KIẾN , tiếng TRIỀU CHÂU , tiếng LÔI CHÂU , tiếng HẢI NAM. MÂN VIỆT NGỮ sau hơn mấy ngàn năm “chia cách ” LỊCH SỬ với dân GIAO CHỈ mà ngày nay vẫn tương đương giống nhau với tiếng VIỆT NAM. Bây giờ MÂN NAM phát âm giống tiênǵ Việt Nam hơn MÂN ĐÔNG , và PHƯỚC KIẾN hay TRIÊÙ CHÂU là còǹ giống như Việt , đặc biệt nhất là tiếng TRIỀU CHÂU . 

Xin mời xem qua 1 số từ ngữ cuả tiếng VIỆT NAM với tiếng TRIỀU CHÂU ngày nay sau đây : 

– Tiếng VIỆT nói NAM BẮC thì tiếng TRIỀU CHÂU nói là NAM PẮC .

GHI CHÚ : đọc theo giọng bắc Hà Nội mới giống tiếng TRIỀU CHÂU. 

LONG ĐONG LONG TONG

YÊU QUÁI YEU KUẠI

KINH THIÊN ĐỘNG ĐỊA KEA THIA TONG TI

KHAI TRƯƠNG KHAI CHEANG

THIÊN HOÀNG THIEN HOANǴ

LÔI CÔNG LUI COON

CÔNG VỤ COONG VỤA

CÔNG PHU CONG HUA

. NAM ĐẾ NAM TIẠ

Á CHÂU A CHIU , Á CHỊU

ÁC ÁC

Ô Ô

Ô GIANG Ô KANG

U ÁM Ô ÀM

. AN NAM AN NÁM

. AN ỦI AN OÈ

AN BÌNH AN PENǴ

AN CƯ AN KUA

ẤN BẢN ÍN PANǴ

ÂN HUỆ EN HỤI , ANH HUI

ÂN ÁI EN ẠI

ÂN TÌNH EN TSINH

ÂN NGHĨA EN NGHỊA

BÁO PÓ , PỌ

IN ỊNG

XUÂN TSUAN

HẠ HEA

CẬU KUẠ , CỦA

CHỊ CHIÁ ,CHÉ

SƯ PHỤ SUA HỤA

BÁO CÁO PÓ CẠO

CẢNH BÁO CÀNH PỌ

THÔNG CÁO THONG CẠO

QUẢNG CÁO QUÀNG CẠO

QUẢNG LÝ QUÀNG LÝ , QUẠNG LÍA

TƯƠNG TƯ SEANG SƯA ,SEANG SUA ,

MỶ NHÂN MUỲ DÍN

AN TÂM-TIM AN XIM , AN XỊM

BÌNH AN HẠNH PHÚC PENG AN HENG HỌK

BÌNH TÂM PENG XỊM

BẢO VỆ PẠO UY , PỌ UY

BAN GIAO PAN CAO

BIẾN THỂ PIẾNG THÍA

BIẾN ĐỘNG PIẾNG TOỌNG

BIẾN HÓA PIÊNǴ HOE

CA ĐOÀN KO THOANǴ

CA VỦ KO VÚA

TAM CANH SA CANH

TỨ HẢI SÍ HÁI

HẢI PHÒNG HÀI HOONG

ĐẠI PHONG TAI HOONG , TOA HUAN

KÉM KÉM

TRỘI CHÔI

CAO CAO

CAO KIẾN CAO KIẸNG

HÔN NHÂN HUÔN EN

XUNG PHONG TSOONG HOONG

TRIỆU QUANG PHỤC CHIÊU KUANG HỤK , (HỌK)

ĐINH BỘ LỈNH TENG PỌ LENǴ

HÀ ĐỒ , LẠC THƯ HO TỐ , LO CHƯA

LAI VẢNG LAI OANǴ

KHÁN GIẢ KHÁN CHIÉA

MẮT MẮT

MAỲ Bai

NHÂN ĐẠO DIN TẠO

THỐI BỘ THỐI PO

TIẾN BỘ CHÍNH PO

HUÊ KỲ HOE KHIÁ

NAM KỲ NAM KHIA

THÌ KỲ , THỜI KỲ SIA KHIA

KỲ HẠNG KHIA HẠNG

QÚA KHỨ QUÉ KHƯẠ

KỸ NIỆM KÝ NIẸM

CÔNG LỘ CONG LÔ

HÀN HẢI HAN HÁI

HOA NGHIÊM KINH HOA NGHIEM KENH

NI CÔ NIA CÔ

TRIẾT LÝ TÉK LÝ

THÁI SƠN THÁI SOA 

PHẦN trên là 1 số ví dụ , nghĩ đến đâu thì tôi viết đến đó -vì tôi là người TRIỀU CHÂU -không thễ viết nhiều ở đây …vì bao nhiêu cho đủ ? đễ chỉ là ví dụ , nếu viết hết thì sẽ thành 1 quyển tự điễn VIỆT NAM-MÂN VIỆT , ĐIỀU ĐÓ LÀ PHẢI CÓ ĐỦ KINH PHÍ VÀ THỜI GIAN THÌ MỚI LÀM NÔĨ . Đây là bằng chứng những tiếng Hoa là tiếng Việt , nước NGÔ cuả NGÔ PHÙ SAI cũng dùng tiếng VIÊṬ. Ngày nay tiếng đó chính thức mang tên là NGÔ VIỆT NGỮ , gọi tắt là NGÔ NGỮ , HIỆN giờ NGÔ NGỮ vùng Giang Tô , Thượng hải khi nói HOÀ BÌNH thì vẫn đọc là “Hòa pình” , Ô Đề _Nguyệt lạc ô đề sương mản thiên …- vẫn đọc là ” Ô đề ” như người Việt nam , Chị là “chì chị” v v… 

Bài viết nầy nêu bằng chứng người Hoa và tiếng Hoa là Việt , đề tài “qúa lớn “… , sẽ còn phải viết thêm rất nhiều bài nưã , qúi vị nào có thể đọc chử Hoa , Hán -Việt và Nôm thì tha hồ đọc nhiều tài liệu bằng Hoa văn và đọc Sử Ký cuả TƯ MÃ THIÊN bằng Nguyên Văn …, dù là Người Việt hay là Hoa thì xin quí vị haỹ công tâm mà để ý 1 điêù là …tất cả sử saćh xưa và nay thường chối bỏ nguồn gốc Hoa cuả người Việt , và Hoa thì chối bỏ nguồn gốc là Việt cuả BAĆH VIỆT ; NGÔ và VIỆT đều là VIỆT , đều là cháu chít cuả THIÊÚ KHANG nhà CHU , vậy nhà CHU cũng là Việt , và ĐỨC KHỔNG PHU TỬ dùng tiếng VIÊṬ để giảng bài khi dạy học sinh , đó là những bài viết cần phải thêm sau cho bài nầy. Xin qúi vị nào có bằng chứng đúng sai từ nguồn tài liệu nào cũng đem ra đóng goṕ chung và thảo luận rỏ ràng mới vui , mới hợp lý …khi đưa ra bằng chứng viết bởi Sử xưa thì quí vị hãy đễ ý là …khi nào thì có tên dân tộc HOA ? và Hán ? Và những người đã xưng là Hoa hay Hán viết “sử” thì ôi thôi …ví dụ: họ giaỉ thićh SỞ quốc là KINH SỞ , KINH MAN cuả người MAN (man di mọi rợ)…NHƯNG củng là họ …họ giaỉ thićh và ghi chú rỏ ràng trong sử sách SỞ BÁ VƯƠNG -HẠNG VỎ và LƯU BAN -HÁN CAO TỔ …cũng là người cuả nước Sở …thì họ ghi là HÁN TỘC 

Những điều diễn giaĩ như vậy đầy dẫy trong lịch sử TRUNG HOA , và “HOA ” hay là “Hán” cứ cho là Việt tộc trong cổ sử Trung Hoa là BÁCH VIỆT .thì phaỉ là người dân tộc MÈO , BỐ Y , LÊ , ĐỒNG , DAO , CHOANG , LÀO , MIẾN ĐIỆN V V….;

Hỡi những vị được làm quan và viết sử , hỡi những chuyên gia cao thâm xưa và nay …56 dân tộc “anh em ” còn đó taị TRUNG QUỐC , VIỆT NAM và ĐÔNG NAM Á …tôi có 1 câu hoỉ : Có người ĐỒNG ,MÈO , DAO , CHOANG , THÁI , LÀO V V….chiụ nhận mình là người Việt Nam hay là Việt không ??? có lịch sử nào chứng minh họ là người Việt và nói tiếng Việt ??? Không thể nào đem vài chục , hoặc 100 hay 1 ngàn từ ngữ khmer trong tiếng Việt để nói và ghi trong tự điễn rằng tiếng Việt là ngữ hệ MÔN -KHMER …, tôi không tin và rất nhiều người không tin …, tiếng Việt có cả 100 ngàn từ hoặc nhiều hơn gấp mấy lần nưã…nêú tính chung VIỆT NAM , VIỆT , MÂN VIỆT , NGÔ VIỆT , DƯƠNG VIỆT , VU VIỆT , ÂU VIỆT v v….xà phòng , ô-tô , sếp (theo PHÁP NGỮ ); con trai tiếng (CỐNG -SỞ VÙNG ĐỘNG ĐÌNH HỒ )haỹ, tim CHOANG NGỮ ; yêu , chuà ,kém ,trội TRIỀU CHÂU-MÂN NGỮ ; long đong MẢ LAI NGỮ , bụt ẤN-PHẠN ,buồn QUÀNG ĐÔNG-VIỆT , chị ,hoà bình ( NGÔ VIỆT ), tam , tứ (HAỈ NAM ),tuần (THÁI )tay ,chân ..rồi đếm một , hai , ba , bốn là theo tiếng khmer …TẤT CẢ nhưñg từ nêu trên là bình thường vì qua tiếp xuć và vay mượn nhau cuả các dân tộc …nói xin lỗi với những chuyên gia …kỳ cục rằng …nếu tiếng VIỆT thuộc hệ khmer thì có lẽ ngày xưa…câu ca dao đả đổi thành “công cha như núi ANGKO …nghiã mẹ như nước Biển Hồ chảy ra …!!!” và không bao gìơ có chuỵên người KHMER ở miền tây nam bộ đã từng ..buồn buồn là hú baṇ ơi ..đi cắt …giết Việt “CÁP DUỒN … BÒN ƠI ! ” 

Người Việt cũng …không phải là dân tộc thiêủ số ngày nay ; ai có thể chứng minh cho thiên hạ xem ..người Việt đả dùng trống đồng như người dân tộc thiêủ số hiện giờ vẩn còn dùng trong ca hát cúng tế …, có triêù đại , vua quan , cộng đồng dân Việt nào đã dùng trônǵ đồng trong lịch sử …và hiện giờ …đâu ??? 

Người Việt là người Việt , có nhiều Việt tộc nên goị là BÁCH VIỆT , Chỉ cần nắm rỏ căng bản ngữ vựng cuả tiếng VIỆT ngày nay là có thể học và hiểu ngay nhưng̃ tiếng VIỆT khác trong Bách Việt một caćh không khó …nếu không muốn nói là dễ dàng…. 

-ghi chú : qúi vị nào dùng bàn phím không có cài nhu liệu để đánh maý chử Hoa mà muốn Search trang chử Hoa để đọc thì chỉ cần coppy chử Hoa rồi Paste vào khung ..rồi bấm Search là được . :泰山 :Thái Sơn , ở tỉnh Sơn Đông山东省 , Trung Quốc .

史記歷史學家司馬遷 có rất nhiều website đã có post Sử ký cuả Tư Mả Thiên …có nhiều chọn lựa đề xem , trang nầy không dùng Cổ Văn VÀ DỂ ĐỌC….:

http://zh.wikipedia.org/w/index.php?title=%E5%8F%B2%E8%AE%B0&variant=zh-tw

琅琊所在地,在山东省诸城东南海滨,今属于胶南琅琊镇 Lang Nha ở tinh̀ Sơn Đông , ngày nay thuộc NAM GIAO LANG NHA TRẤN。

会稽 : Hội kê hay là Hội kế giống nhau . là vùng đất rất rộng bao gồm Giang Tô và Chiết Giang . xưa có vua Vủ hội kế với Chư hầu tại đây trị thũy mà thành tên.
春秋 xuân thu

阖闾 Hạp Lư 夫差 Phù Sai 伍子胥 Ngũ tử Tư
.文种:Văn Chủng.
范蠡 PHạm Lải 西施 Tây Thi 

Hoa ngữ 

Hoa ngữ là tên gọi của tiếng phổ thông ̣để người Trung Hoa dùng chung vì tiếng Hoa có qúa nhiều phương ngôn như tiếng Triều Châu , Phước kiến , Quảng Đông , Thượng Hải , Hakka v v…, Hoa ngữ còn có tên gọi là tiếng Bắc Kinh , tiếng Quan Thoại , tiếng phổ Thông , Quốc ngữ hay là MANDARIN. 

Từ ngày xa xưa , khi mà triều đại nhà HÁN hưng thịnh và hùng mạnh thì người ta gọi tên người ở Trung Hoa là người Hán , và người ở Trung Hoa đả hãnh diện và lấy làm vinh dự khi nhận và tự xưng mình là người Hán ; Vì thế cho nên ngày nay có tên goị là Hán Tộc , Hán ngữ , Hán ngữ phương ngôn… 

夏朝
商朝
周朝 西周
東周 春秋
戰國
秦朝
漢朝 西漢
新朝
東漢
三國  

 

晉朝 西晉
東晉 十六國
南北朝 北魏
東魏 西魏
北齊 北周
隋朝
唐朝 唐朝
武周
唐朝
五代十國
宋朝 北宋 西夏
南宋
元朝
明朝
清朝
Triều Hạ
Thương
Chu Tây Chu
Đông Chu Xuân Thu
Chiến Quốc
Tần
Hán Tây Hán
Đông Triều
Đông Hán
Tam Quốc Ngụy Thục Ngô
Tấn Tây Tấn
Đông Tấn Thập Lục Quốc
Nam Bắc Triều Tống Bắc Ngụy
Tề
Lương Đông Ngụy Tây Ngụy
Trần Bắc Tề Bắc Chu
Tùy Triều
Đường Triều Đường
Võ Chu
Đường
Ngũ Đại Thập Quốc Liêu
Tống Bắc Tống Tây Hạ
Nam Tống Kim
Nguyên
Minh
Thanh

 Trước khi tên gọi Hán Tộc được hình thành thì Hạ , Thương , Chu đều xưng là Hoa ; Hoa là tên xưng được bắt đầu từ thời nhà Hạ , đó là thời kỳ các bộ tộc đã tiến lên trình độ bắt đầu thành lập quốc gia với Vua là cha truyền con nối , từ đó đã sinh ra giai cấp thống trị là qúi tộc , qúi tộc sở hữu nô lệ , và để phân biệt với nô lệ thì qúi tộc tự xưng là Hoa , khởi thuỷ của Hoa với ý nghiã là ĐẸP , là HOA LỆ , là TIẾN BỘ. Đối nghịch với nô lệ , nô tỳ …không phải là qúi tộc ; sau nầy thì chữ Hoa bị lạm dụng , ai cũng muốn và tự xưng mình là Hoa ; thời đông Chu liệt quốc có thất Hùng là các nước NGỤY , HÀN , TRIỆU , SỞ , YẾN , TỀ , TẦN đều xưng là Hoa và ̣được gọi là CHƯ HOA -ví dụ :Yến Quốc được lập nên bỡi người từ Tây Bá Lợi Á tràn xuống miền Yên -Kinh _Bắc Kinh , nhưng cũng xưng và được gọi là Hoa. Nói chung “Hoa” không phải là tên cuả dân tộc , mà chỉ là tên goị cuả giai cấp thống trị , cuả qúi tộc , của các bộ tộc…không muốn thua người và tỏ ra muốn hơn người ! …tạo nên sự hãnh diện khi tuyên xưng : TA là HOA ! và lâu dần thì biến thành tên gọi là dân tộc HOA .

 Hoa Ngữ hay Hán ngữ với tiếng Bắc kinh ngày nay được chọn làm “Phổ thông ” để dùng chung cho cả nước Trung Hoa có rất nhiều khác biệt với cổ Hán ngữ ngày xưa. Khi nghiên cứu cổ Hán ngữ thì thấy rõ là cổ Hán ngữ có nhiều nét tương đồng với các phương ngôn Mân Việt , Ngô Việt và Việt cuả tỉnh Quảng Đông hay là Việt cuả nước Việt Nam , bỡi vậy cho nên những thư thi cuả Trung Hoa từ đời nhà Tống và Đường trở về trước thì phải đọc theo các phương ngữ Việt thì mới suông sẽ , dễ hiểu và đọc đúng vần được gieo trong thơ ! Đây là bằng chứng về ngôn ngữ học là người Hoa hay người Hán chính là người Việt khi xưa hình thành và xưng là Hoa hay Hán ! Theo LỊCH SỬ của TƯ MẢ THIÊN thì nước Việt và Ngô đều là con cháu của nhà Chu ( Nhiều người phản đối hay không đồng ý điều nói trên -nhưng chỉ phản đối suông mà không đưa ra bằng chứng) vậy , nhà Chu củng là dân tộc Việt ? theo thuyết TAM HOÀNG , rồi đến NGỦ ĐẾ , rồi mới đến TAM ĐẠI là nhà HẠ , THƯƠNG và CHU …Khi nhắc đến ngũ đế …tại sao ngay cả Trung Văn củng vẫn theo tích xưa mà gọi là ĐẾ ĐOAN HẠN , ĐẾ CẢO , ĐẾ NGU , ĐẾ THUẤN theo văn phạm cuả tiếng Việt ? -Thử hỏi tại sao người ta không ghi là ĐOAN HẠN ĐẾ , CẢO ĐẾ , NGU ĐẾ và THUẤN ĐẾ -đây cũng là bằng chứng các vị trên là tộc Việt !

 Lại theo Sữ Ký cuả TƯ MẢ THIÊN :

 Sở Bá Vương là Hạng Võ và Lưu Bang đều là người cuả nước Sở khởi nghiã lật đổ nhà Tần ; nước Việt thôn tính nước Ngô , rồi Nước Sở thôn tính Việt , Nhưng nước Tần gồm thâu cả lục quốc rồi lập nên nhà Tần thống nhất Trung Hoa …nhưng sau đó chỉ tồn tại được có 15 năm thì mất nước về tay cuả quân Sở khởi nghiã là Lưu Bang và Hạng võ ; Sở và Việt là 2 nước đồng tông và đồng tộc , các triều đại vua Sở trước Sở Bá Vương Hạng Võ đều xưng hiệu là Hùng Vương , họ là Mi thuộc bộ tộc họ HÙNG , Việt Vương Câu Tiễn và tông thất sau nầy đỗi họ Lạc ; Mi và LẠC đều là họ cuả Vua chúa người Việt ; ngay cả địa phương nơi bắt đầu khỡi nghiã để đánh Tần cuả Lưu Bang là vùng Tứ Thuỷ ,và cuả Hạng võ là vùng Hội kê thì đều là vùng đất cuả người Việt tập trung ở đó . Quân khởi nghiã ngay từ ngày đầu đều là quân và tướng lãnh gốc Việt , Mân Việt vùng Phước kiến cũng gửi quân giúp Hạng Võ và Lưu Bang. Khảo cứu lịch sử cho rõ ràng thì thấy rõ là người Việt lập nên nhà Hán .

 Nhà Tần là tộc gì ? và quân dân nhà Tần nói tiếng gì ??? Triệu Đà là quan của nhà Tần , theo Nhâm Ngao cầm quân chinh phạt BÁCH VIỆT ở phía nam , và xin vua Tần cho di dân 500 .000 ngàn người từ trung nguyên xuống ở vùng Bách Việt , khi nhà Tần bị mất thì Triêụ Đà xưng vương , lập ra NAM Việt quốc , xưng Triệu Việt Vương , ngôn ngữ cuả nước Nam Việt cuả Triêụ Đà cho đến ngày nay là tiếng Quảng Đông mà mọi người và người Quảng Đông vẩn gọi đó là Việt ngữ , vậy 500.000 ngàn di dân đến từ trung nguyên cuả thời nhà Tần là dùng Việt ngữ ? nếu không dùng Việt ngữ thì là dùng tiếng gì ??? Bỡi vậy, cho nên , qua khảo cứu lịch sử thì thấy sử Trung Hoa toàn là sử cuả Việt tộc ! Ngày nay khi người ta nghiên cứu cổ Hán ngữ và khi đọc thơ Đường Luật hay Tống từ thì phải đọc theo “phương ngôn” là Việt , Mân Việt , Ngô Việt ..thì mới hay và đúng !

Có 1 học thuyết “Vững chắc” từ xưa đến nay là tất cả các phương ngôn Bắc kinh , Phước Kiến , Triều Châu , Quảng Đông và Việt Nam v v..đều là bắt nguồn từ Trung Nguyên cuả Hán Tộc mà hình thành ! Được …, cứ đồng ý và không tranh cải …nhưng xin hỏi :

Nên nhớ là sau nầy …và vì thế nào , từ khi nào mới có được từ “HOA” và “HÁN” ?

và tại sao các ngôn ngữ nêu trên đều trở thành có tên là tiếng nói và quốc gia là NGÔ VIỆT , MÂN VIỆT , NAM VIỆT , VIỆT NAM v v…

 Bài nầy chỉ khảo cứu tiếng Hoa và người Hoa là người Việt và tiếng Việt ; chứ không phải là khảo cứu nguồn gốc người Việt và tiếng Việt ! Có lẽ là nhiều tộc thiểu số như người MẢ LAI ,THỔ , BỐ Y , TAM MIÊU , DAO , ĐỒNG , CHOANG , THÁI , LÊ , KHMER ,MƯƠNG̀ v v…đã góp phần hình thành dân tộc Việt ; mà cũng nên nhớ rằng dân tộc Việt chưa bao giờ xưng danh bằng tên cuả các dân tộc trên và ngược lại thì các dân tộc trên cũng không bao giờ tự xưng mình là người Việt !

 Tiếng Việt ở Việt Nam ngày nay đã được dùng chử LATIN A B C…để phiên âm từ lâu ; bây giờ thử haỹ dùng a b c đễ phiên âm tất cả các tiếng Việt Nam , Việt (Quảng Đông ) Mân Việt ( Triều Châu -Phước kiến) và Bắc kinh …xem có giống nhau không ? ví dụ :

 Tiếng Việt nam Triều Châu/ hay/ Mân Việt Quảng đông 粤/ Việt Tiếng Bấc Kinh/ Mandarin

歷史 Lịch sử le súa lịc sĩa li sừa
定義 định nghĩa tiea nghịa tình nghìa tíng ýa
發明 phát minh hoát meng phat ming phá mỉng
考古 khảo cổ khào cố hảo của khảo cùa
過渡 qúa độ qué tô ko tù quo túa
政治 chính trị chéng tia chinh chìa chưng chứa
失敗 thất bại sít bai sách bài sửa bái
古代 cổ đại cồ to của tòi cùa tái
農業 nông nghiệp nong nghép nùng diệp nủng dúe
開通 khai thông khai thong hoi thung khai thung
起步 khởi bộ khia bô hỉ bù tsìa bú
開放 khai phóng khai hoạng hoi phoong khai pháng
發展 phát triễn hoát tién phat chuyễn phá chànn
工業 công nghiệp cang nghépp cung diệp cung dué
聯盟 liên minh leng meng lỳnn mình lẽngg mỉnh
中原 trung nguyên tong nguań chung duyền chung duyển
岭南 lỉnh nam lenh nám lịn nàm lìn nản
增加 tăng gia cheng keaa chắng ká chứng chia
长期 trường kỳ tseang khía tsèng khì tsảng tsỉa
南海 nam hải nam hái nàm hỏi nản hài
主要 chủ yếu chụ yèu chuỷe dêu chùa dáo
厲害 lợi hại lia hai lì hồi lí hái
東方 đông phương tong hoang tung phoong tung phang

 Thử lướt qua 1 số từ nêu trên thì chúng ta sẽ thấy các ngôn ngữ nêu trên là cùng 1 gốc …, chỉ là biến âm khi bị ảnh hưởng cuả phong thổ của mổi địa phương hay lai căn khi tiếp xúc với 1 nền văn hoá khác mà sinh ra sự khác biệt chút it́ . TỪ XƯA ĐẾN NAY …HẦU NHƯ MỌI NGƯỜI ĐỀU CHO RẰNG TIẾNG VIỆT LÀ ĐƯỢC SINH RA TỪ TIẾNG HOA BỠI NGÀN NĂM BỊ HOA ĐÔ HỘ , BỠI LỊCH SỬ …VÀ BỠI QÚA NHIỀU BÀI NGHIÊN CỨU CHO RẰNG HOA ĐỒNG HÓA VIỆT V V…; RIÊNG TÔI , TÔI NGHĨ NGƯỢC LẠI ..LÀ VỊỆT ĐỒNG HÓA HOA , HAY HOA CHÍNH LÀ hậu duệ của VIỆT , VỚI TÀI HÈN VÀ SỨC MỌN CUẢ 1 NGƯỜI THÌ QÚA LÀ “THIẾU THỐN” ĐỦ THỨ CHO 1 ĐỀ TÀI “QÚA LỚN” CỦA VIỆC KHẢO CỨU NẦY …, CHO NÊN TÔI RẤT MONG CÓ SỰ TIẾP TAY CUẢ NHIỀU NGƯỜI …; Muốn nhận định đúng hay sai thì phải khảo cứu và chứng minh cho rỏ ràng như 1+1 là 2

 Lấy ví dụ chử “KHẢO CỔ” hoặc hàng ngàn chử khác thì chúng ta thấy rằng tất cả đều chung 1 gốc và biến âm thành “khào cố” , “hảo của ” và “khảo cùa” …, Có những cách biến âm PHỨC TẬP HƠN ..ví dụ chử 牛 ‘NGƯU” thì tiếng TRIỀU CHÂU ngày nay …đơn giản thành “GU” , tiếng Quảng Đông ngày nay là “NGẦU” , còn tiếng BẮC KINH là “NIỂU” …, nên nhớ có rất nhiều vùng đất mà người ta không phát âm vần “NG” được , như những người ENGLISH ngày nay vẫn đọc họ NGUYỄN là “NEW_GEN” …vậy “NGƯU” có trước rồi biến thành “GU” phải không ? và “NGƯU” mà đọc thêm dấu huyền thành “NGẦU” phải không ? và “NGƯU” phát âm theo giọng Bấc là NGHIÊU …VÀ …không phát âm “NG” được thì biến thành NIÊU và lên giọng cao thì thành là “NIỂU” phải không ? Nếu nghiên cứu cho rỏ ràng nhiều quy tắc cuả ngôn ngử học thì chúng ta sẽ giải mã được nguồn gốc Hoa ngữ ngày nay chính là thế hệ F2 < F4 v v…cuả F1 là tiếng Việt .

Bài Viết nầy chỉ là 1 Đại ý nói lên ý chính cuả việc Khảo cứu mà tôi thích thú …; Những bài sau thì tôi sẽ trình bài chi tiết hơn và sẽ cập nhật thêm nhiều phần với những chứng minh của sử , sách , phong tục , khảo cổ , văn học , dân ca , thơ văn v v…với âm thanh và video clip cuả những bằng chứng…

*Đỗ Thành là người Triều Châu ở Việt Nam

 Tham khảo 1 số website : 

中國歷史 http://zh.wikipedia.org/w/index.php?title=%E4%B8%AD%E5%9B%BD%E5%8E%86%E5%8F%B2&variant=zh-tw史記 http://zh.wikipedia.org/w/index.php?title=%E5%8F%B2%E8%AE%B0&variant=zh-tw
楚国 http://zh.wikipedia.org/wiki/%E6%A5%9A%E5%9B%BD
粤语 http://baike.baidu.com/view/10816.htm

Nguồn bài đăng

25 thoughts on “Nước Việt của Việt Vương Câu Tiễn và Mân ngữ

  1. Các tộc Việt thời xưa rất đông đảo, từng chiếm một không gian rất rộng lớn trong quá khứ. Cái tên Bách Việt xuất xứ từ đây. Lịch sử Bách Việt rất vinh quang và bi tráng, còn lưu truyền vững chắc đến hôm nay và mãi mãi về sau.
    Nhưng Bách Việt đã bị đồng hóa, chỉ còn sót lại Lạc Việt, Âu Việt, chiếm tỷ lệ rất, rất là khiêm tốn trong Bách Việt.

    Ngày nay, bên Trung Quốc, bất cứ ai – dẫu có gốc Bách Việt – cũng… tự hào “mình là người Trung Quốc”. Tâm lý chung (do được giáo dục) của những người này là… tiếc rằng TQ đã không kịp thôn tính và đồng hóa nốt cái mẩu đất phía Nam (nay là VN).

    Điều này cũng giống ở Việt Nam hiện nay. Những người có tổ tiên là Chiêm Thành xa xưa thì nay vẫn tự hào mình sinh ra từ cái bọc “trăm trứng” của mẹ Âu Cơ.

    Đồng bào (nghĩa là cùng một bọc, do mẹ Âu Cơ sinh ra). Vậy thì hiện nay “đồng bào Tây Nguyên” cũng đang tự hào “trở thành” người Việt, tự hào là con cháu Hùng Vương.

    Thích

  2. Người Việt dùng trống đồng ở đâu, thì ở đây. Đại Việt sử kí Toàn Thư trang 91a – 91b:
    “Ngày 15, vừa đích thân dẫn trăm quan bái yết Sơ lăng và ra lệnh chỉ cho quan coi lăng ở Lam Sơn rằng:
    “Mọi việc ở đền thờ cần phải thành kính, tinh khiết như ngả cây, chặt chẽ, kiếm củi… tế tẩm miếu dùng 4 trâu, đánh trống đồng, [91b] quân lính reo hò hưởng ứng. Về nhạc, võ thì múa điệu “Bình Ngô phá trận”, văn thì múa điệu “Chư hầu lai triều””

    Đền Đồng Cổ cũng thờ thần “trống đồng” do vua Lý lập ra.

    Tiếng Việt thuộc ngữ hệ Vietic, chi Mon-Khmer, ngành Nam Á (Austroasiastic) vì từ vựng cơ sở và ngữ pháp là hệ Mon-Khmer. Có ý kiến cho rằng hệ Vietic phải nằm ngang hàng với chi Mon-Khmer thành một chi riêng rong ngành Nam Á.

    Căn bản ngữ pháp Việt Nam thuộc hoàn toàn vào ngữ pháp Nam Á, không phải Hán-Tạng (Sino-Tibet) cũng không phải Tày-Thái (Tai-Kadai) cũng không phải Mèo Dao (Hmong-Mien). Còn từ vựng tuy dày đặc từ vay mượn gốc Hán nhưng từ vựng cơ sở lại thuộc vào hệ Mon-Khmer.

    Thích

    • Các nhà khoa học kiểm tra DNA của người Việt Nam có nguồn gốc từ Châu Phi, không có nguồn gốc từ Trung Quốc. Đây là dữ liệu chính xác, độ tin cậy tuyệt đối.

      Thích

  3. Anh bạn ” lê đại hành nói ” kiến thức sâu rộng , chính tâm & khách quan. Viết như thế mới đáng măt nghiên cứu lịch sử.còn nói : dân việt Giao chỉ là hậu duệ Việt vương Câu Tiển ” là sai rồi.vì hơn 200 năm sau Triệu Đà đánh Trường Sa, tuyên bố lý do thảo phạt : Trường Sa vương chỉ bán trâu đực , không bán trâu cái. 1 lý do quan trọng kháclà không” Bán đồ sắt dùng làm lưỡi cày”. Nếu dân việt vùng Lưỡng Quảng& Giao chỉ là hậu duệ việt vương câu tiển chắc chắn họ đã thành thạo việc thuần hoá trâu bò và chế biến sắt thép. Ần gì phải nhập cãng.

    Thích

  4. Sau thời Phù Đổng Thiên Vương hơn ba trăm năm mươi năm thời Cha Con Doãn Thường, nổi lên làm một cuộc chính trị tài tình nuốt trọn toàn bộ Bắc Văn Lang. Bắc Văn Lang chính là nước Xích Quỷ ở thời Kinh Dương Vương. Cha Con Doãn Thường nổi lên chiếm lấy Bắc Văn Lang Chia cắt đất nước Văn Lang ra làm hai. Bắc Văn Lang Cha Con Doãn Thường cai quản thống trị. Chỉ còn lại Trung – Nam Văn Lang Hùng Việt Vương. Tuân Lang, đời thứ 13 Hạ Hùng Vương cai quản thống trị 569 đến 506 trước công nguyên. Mở ra thời đại đen tối cho con cháu Tiên Rồng. Đất nước Văn Lang đi vào cảnh Bách Việt nồi da nấu thịt. Cha Con Doãn Thường nổi lên chiếm lấy Bắc Văn Lang xưng là Việt Vương: Vì dân tộc Văn Lang là dân tộc Bách Việt, muốn hợp lòng dân thời Cha Con Doãn Thường phải xưng Việt Vương, Vua Việt, thời dân chúng bách Việt mới theo về che chở bảo vệ. Có thể nói Cha Con Doãn Thường rất thông minh lại có mưu đồ lớn nuốt trọn nước Văn Lang lật đổ thời đại Hùng Vương, thay thế thời đại Việt Vương. Vì thế Hùng Việt Vương, Tuân Lang. đời thứ 13 Hạ Hùng Vương khốn đốn trước sự khôn ngoan của Cha Con Doãn Thường nổi lên chiếm lấy Bắc Văn Lang. Mà không cách gì lấy lại Bắc Văn Lang được. Nguồn gốc cha con Doãn Thường Việt Vương Câu Tiễn xuất phát từ đâu? Bắc Văn Lang bị mất như thế nào? Tình cảnh đất nước Văn lang lúc đó rối ren ra sao? Mới các quý độc giả xem trong bộ sử truyện này sẽ hiểu rõ cội căng của nó.
    http://caoducthangqn.blogspot.com/2016/09/van-lang-chien-su-3-quyen-1.html

    Thích

  5. Quá tuyệt vời, đây là bài viết tôi tâm đắc khi đọc, và sẽ đọc nhiều lần nữa để nhớ, đã từ lâu, tôi vẫn thắc mắc là tại sao xem phim Tây Du Kí, tiếng gọi Ngộ Không, và Sư Phụ sao nghe giống tiếng mình quá, và nghe người Hoa phát âm có rất nhiều từ giống của mình quá, nhưng vì không phải là người nghiên cứu sử nên đành bó tay. Nay đọc được bài viết này, cảm thấy xúc động và cảm ơn tác giả rất nhiều. Hy vọng qua bài viết này, nhiều người đọc sẽ phần nào sáng tỏ ngôn ngữ của tổ tiên. Trong một năm trở lại đây có rất nhiều sử gia đã ra sức lục lại và xới lên nhiều vấn đề mà lâu nay vẫn là ẩn số (cũng bởi chiến tranh vừa xong). Tôi chỉ muốn gửi tới tác giả bài viết. Ô, là bạn Đỗ Thành, chính bài viết của bạn về bài Việt Nhân Ca, đã là cảm hứng cho tôi viết bài hát ” Khúc Hát Người Việt Đưa Thuyền” trên báo điện tử Nghệ An. Không ngờ lại gặp bạn ở đây, chỉ hy vọng một ngày nào đó chúng ta có thể gặp nhau mà nói chuyện. Chỉ mong bạn giữ sức khỏe thật tốt, giữ tinh thần thật tốt để cống hiến những giá trị quý giá cho dân tộc. Tôi thích con đường của bạn đang đi.

    Thích

    • Thập niên 1980 tôi là người vượt biên sang Malaysia ở trong trại tập trung chờ đi định cư ở chung phòng với rất nhiều người Tàu Quãng Đông tôi ngạc nhiên la` sau khoảng 3 tháng thì tôi có thể hiểu đươc 50-70% những điều họ nói dù tôi không cố tình học tiếng Quãng, dĩ nhiên là những chuyện đơn giản, thông thường. Trên máy bay sau khi ghé HongKhong một anh Tàu nhưng có lẽ gốc Việt như bài này viết ngồi kế bên tôi hỏi tôi : Nị là An Nam hả…tôi ngẩn người…từ An Nam chỉ có trong sách vở mà thôi…chỉ có vài tiếng nói mà phút chốc đưa tôi về quá khứ mấy trăm năm… An Nam…An Nam Đô hộ phủ , An Nam quốc vương…

      Thích

  6. Người Việt Nam ngày nay với người Kinh làm chủ đạo là con cháu của Thổ Mường ngữ hệ Mol Khmer cũng đúng mà nói là con cháu Bách Việt cũng đúng.
    Người hiện đại chủng Autralois đã sinh sống ở dãy Trường Sơn từ 30 ngàn năm trước. Lúc đó vùng đồng bằng duyên hải còn chưa lộ ra. Khi biển rút dần các sắc dân bắt đầu di cư đến khai phá nên dẫn đến sự giao thoa. Có sự giao thoa ở trung du có sự giao thoa ở duyên hải vùng đồi núi thì ít hơn. Khảo cứu nhân chủng cũng đã chứng minh khoảng 15 nghìn năm trước tính trạng Autralois vẫn chiếm chủ đạo ở Việt Nam. Da đen tóc quăn mắt to mũi thẳng nhưng càng về sau thì dạng thù hình Mongoloid mới là chủ đạo tóc xuông da sáng màu hơn. Nét Autralois vẫn còn nhiều ở đồng bào Tây Nguyên nhé. Người Bách Việt mang nhiều tính trạng Mongoloid cũng di cư đến đây nhưng lẻ tẻ nên ngôn ngữ Proto Vietic vẫn chiếm chủ đạo nhưng bị đơn âm hóa dần. Trời thay cho P lời Bách Việt gọi là Thiên hay Dương. Sông thay cho K rông K long Bách Việt gọi là Hà hay Giang. Nhưng vẫn còn nhiều từ đa âm của Proto Việtic không bị thay thế. Bạc rạc …rời rạc, mênh mông, mênh mang, chênh chao…..vv. Ngôn ngữ Bách Việt phần lớn sử dụng ở dạng đa âm nếu tách biệt từng âm thì đều có nghĩa nhưng gây khó hiểu. Quốc là Đất nước nếu như thành tố Proto Việtic thì Quốc là một vùng rộng lớn được cấu thành từ Đất và Nước hoặc từ Núi và Sông. Bách Việt thì từ Quốc đã là rõ ràng nhưng để người Việt Nam hiểu thì phải nói rõ là Quốc Gia hay Tổ Quốc. Người Việt Nam cổ hay người Thổ Mường cổ phần lớn là du canh cuộc sống vẫn phụ thuộc nhiều vào sản phẩm thiên nhiên nên trong ngôn ngữ từ ngữ nói về quần cư có tổ chức không có nhiều nên phải dùng ngôn ngữ Bách Việt như Gia đình Xã hội Thiên Hạ Quốc gia…vv. Ngôn ngữ Proto Việtic cũng nhiều khác biệt trong từ ngữ, danh từ luôn đứng trước tính từ động từ luôn đứng sau. Ví dụ Thanh thiên hay Thiên thanh thì đều được hiểu là Trời Xanh. Nhưng nếu nói là Xanh trời thì đã mang một ý nghĩa khác. Đó là sự khác biệt lớn nhất của Proto Việtic với các ngôn ngữ khác.
    Người Kinh là lớp người ở đồng bằng và diên hải là lớp giao thoa mạnh nhất nên ngôn ngữ có nét của Proto Việtic và Bách Việt. Về tính trạng thù hình cũng được hưởng nhiều nét đẹp của cha ông, mắt to có mí nhấn rõ ràng mũi cao da trắng tóc thẳng.
    Bách Việt sang khai phá đem theo văn hóa hình thái kinh tế mới kết hợp với truyền thuyết về Đại hồng thủy về cái bọc, quả bầu sinh ra trăm người con trăm dân tộc. Tất cả đã hòa hợp lại thành truyền thuyết Quốc tổ Lạc Long Quân Âu Cơ. Có cả yếu tố Bách Việt và Việt Mường cổ hình thành nên lớp người Kinh mới vừa là con cháu Bách Việt vừa là con cháu Việt Mường.
    Việc chuyển đổi từ chữ Nôm sang chữ Quốc ngữ khiến yếu tố Bách Việt mờ nhạt dần tiếng Việt bị âm sắc hóa mạnh ngày càng sắc nét hơn thành một ngôn ngữ mới. Lớp người mới sau này di cư sang được gọi là người Hoa nhưng thực tế là Bách Việt khó hòa nhập hơn. Ở TQ lớp người Hán cũng là lớp người mới đan xen giữa Miêu Tạng và Bách Việt. Sự giao thoa đó không tự nhiên mà bằng chiến tranh cưỡng ép. Thành tựu văn hóa Bách Việt dần trở thành thành tựu Hán, đó là sự cưỡng đoạt văn hóa. Bách Việt bị kẹt giữa hai làn đạn nếu tiền nhân quyết đoán Bách Việt đã là một nhà.
    Người Việt Nam hay người Lạc Việt cũng là con cháu Bách Việt là sự hòa huyết tự nhiên giữa Mongoloid và Autralois.

    Thích

    • Cũng xin nói thêm sự hòa huyết giữa Autralois và Mongoloid sinh ra không chỉ một chủng người mà sinh ra rất nhiều chủng . Malayo giống Nam Đảo hình dáng rất giống Autralois nhưng ADN lại gần với Mongoloid nhiều hơn.Negroloid đại chủng Phi. Thậm chí chủng Europid người châu Âu ngày nay cũng được sinh ra từ sự hòa huyết này. Họ mang theo nông nghiệp và truyền thuyết về đại hồng thủy sang khai phá Châu Âu.
      Xương cốt của vượn người Bắc Kinh được tìm thấy có niên đại 15 nghìn năm trước và người TQ hiện đại cố chứng minh đó là thủy tổ của người Mongoloid phương Bắc hay người Hán. Nhưng nhân chủng học đã chứng minh Vượn người Bắc kinh không thuộc giống Homon sapien mà là người đứng thẳng đã bị tuyệt chủng khi người hiện đại tràn qua. Ở Châu Âu cũng thế, người Châu Âu tin rằng họ là hậu duệ của người Neanderthal. Nhưng thực tế chẳng có tí tẹo ADN Neanderthal nào mà chỉ thấy Autralois với Mongoloid thôi.
      Ở Đông Nam Á tâm điểm là dãy Trường Sơn người Autralois đã sinh sôi và chinh phục thế giới lần đầu tiên. Họ xuống Nam Đảo sang Châu Âu Châu Mỹ hình thành nên lớp người hiện đại đầu tiên. Bạn có thể so sánh văn hóa hình dáng của thổ dân Châu Mỹ với người Tây Nguyên và cộng đồng Đông Nam Á sẽ thấy có rất nhiều nét tương đồng. Họ di cư sang Châu Úc và bị cô lập ở đó nên thổ dân Châu Úc vẫn giữ được nhiều tính trạng Autralois điển hình.Ở vùng núi Vân Nam hẻo lánh người Mongoloid đã hình thành họ đi lên phía Bắc hình thành giống Mongoloid phương Bắc tóc thẳng mắt nhỏ mũi tẹt. Họ đi xuống phía Nam hòa huyết một phần với chủng Autralois thành giống Mongoloid phương Nam chủ nhân của Văn hóa Bách Việt.
      Ở phương Nam khí hậu thuận lợi thiên nhiên phong phú nhiều sản vật thiên nhiên. Hình thái kinh tế chủ đạo lại là trồng trọt, cuộc sống phụ thuộc nhiều vào thời tiết. Người phương Nam hiền hòa hơn thường sống quần cư ít có nhu cầu về mở mang lãnh thổ chỉ mong ổn định nên văn hóa xã hội phát triển hơn. Nên ở phương Nam có nhiều sắc tộc hơn do ít chiến tranh, thôn tính. Ở phương Bắc khí hậu khắc nghiệt sản vật nghèo nàn kinh tế chủ yếu là chăn thả nên dân cư thưa thớt ít có điều kiện giao lưu nên văn hóa xã hội ít phát triển hơn. Vì phải di cư theo đàn gia súc nên nhu cầu về đất đai nhu cầu về bảo vệ tài sản vật nuôi cao hơn nên chiến tranh luôn song hành cùng người Mongoloid phương Bắc.
      Về kinh tế văn hóa chính trị người Mongoloid phương nam hay cộng đồng Bách Việt sơ khai phát triển hơn cộng đồng Autralois ở Đông Nam Á nên sự đồng hóa diễn ra tự nhiên mang màu sắc dung hòa. Lên phương Bắc thì khốc liệt hơn từ chiến tranh cướp bóc đến chiến tranh thôn tính.
      Ở phía Nam giáp Ấn Độ xuôi về Đông Nam Á cộng đồng mang nhiều nét Autralois. Lên phương Bắc xuôi về phía Đông Bắc Mongoloid mới là chủ đạo. Vung phía Đông dãy Trường Sơn đến tận phía Nam dãy ngũ lĩnh là vùng giao thoa. Tiếng nói Kinh Việt gần với tiếng Thổ Mường thì tiếng lưỡng Quảng gần với Tày Thái bởi vì chúng ta đều là con cháu của hai dân tộc này.

      Thích

  7. Theo tôi nghĩ dù có nói như thế nào đi nữa thì lịch sử vẫn là vấn đề gây nhiều tranh cãi giữa các nhà sử học và nghiên cứu . còn về ngôn ngữ thì tôi thấy tiếng (hàn) tiếng ( nhật )vẫn có câu nói giống tiếng Trung và Tiếng Việt và một số ngôn ngữ khác nữa vậy từ chung ấy Theo các bạn nó có nguồn gốc là từ ngôn ngữ nào? Haha

    Thích

  8. 1. Bản nhân không có dịp quan sát trực tiếp thanh kiếm của Việt vương Câu Tiễn, nhưng đọc nhiều bài viết và ảnh chụp thì thấy có một thanh kiếm khắc dòng chữ Việt cổ: “Việt vương Câu Tiễn tự tác dụng kiếm”, trong đó, chữ Việt được ghép bởi “nhật”, “long” và “người chim”, vậy mà trong bài viết này thì thấy tác giả Đỗ Thành lại giới thiệu một thanh kiếm khác, khắc hoàn toàn bằng chữ Hán với chữ Việt có bộ “tẩu” là chữ đang dùng hiện nay.
    Vậy, xin hỏi tác giả: thanh kiếm nào mới là kiếm thật của Câu Tiễn!?
    2. Chữ Việt cổ, như đã mô tả ở trên (giả thiết rằng thanh kiếm đó là thật) thể hiện rất rõ khái niệm người Việt Lương Chử khi xưa tự nhận mình là Con Rồng Cháu Tiên, và, mảnh đất Việt cổ ấy chính là đất Tiên Rồng Bay Dưới Ánh Mặt Trời (viết tắt là Thăng Long – Rồng bay lên trời).
    3. Có thể hiểu thế này, đất Rồng bay khi xưa bị con cháu Hiên Viên xâm chiếm và đô hộ thì con cháu người Việt bị phân hóa, một bộ phận chấp nhận đầu hàng làm thân phận nô bộc và sau này bị đồng hóa, một bộ phận cương quyết chống giặc đến cùng nhưng không đủ lực phải từ bỏ mảnh đất tổ tiên, chạy đi lập quốc ở nơi khác, một phần chạy ra biển để lập quốc ở các hải đảo hoặc đất liền Đông bắc Á và Đông nam Á, phần lớn thì vừa chạy vừa lập quốc ở phương Nam theo phương thức hòa huyết với người Việt bản địa, tạo nên hình ảnh:
    Từ thuở mang gươm đi mở cõi
    Trời Nam thương nhớ đất Thăng Long.
    4. Bọn Nho sĩ Tầu rất thâm độc, chúng gọi những bộ tộc chấp nhận đầu hàng và ở lại là Việt Bộc (gồm các vương quốc Sở, Ngô, Mân Việt và Nam Việt), còn, những bộ tộc rời về phương Nam là bọn Việt Tẩu (bỏ chạy), đó chính là chữ Việt hiện nay đang dùng, nhưng trng lịch sử tồn tại của mình thì các quân vương và trí thức Việt đã hiểu chữ Tẩu thành chữ Thoát. Mặt chữ vẫn vậy nhưng lại là Thoát Việt cũng tức là Thoát Hán đó!
    5. Tiếng Việt rất phong phú, có rất nhiều từ khác âm nhưng đồng nghĩa. Điều này chỉ chưng tỏ là người Việt hiện đại của chúng ta có rất nhiều tổ tiên. Vậy thôi!

    Thích

  9. Cảm ơn tác giả có bài viết rất hay làm sáng tỏ nguồn gốc dân tộc Việt trên bình diện tổng thể về ngôn ngử. Cái sáng tỏ cũng là cái tù mù của tiếng Việt đó là chử tượng hình. Thật vậy, mặc dù không hiểu tiếng nói của nhau nhưng nếu hiểu nghỉa của chử tượng hình thì có thể giao tiếp qua đọc sách, thư hay bút đàm. Còn cái tù mù là không hiểu tiếng Hán Việt khác với tiếng Việt và tiếng Hán như thế nào… Tác giả đã xuất sắc sử dụng chử tượng thanh để ghi âm và so sánh các loại tiếng Việt và tiếng Hán để từ đó thấy rằng tất cả chúng có cùng nguồn gốc là tiếng Việt cổ!

    Thích

  10. Bài viết công phu nhưng lí luận thì kém cỏi. Dẫn chứng câu công cha như núi thái Sơn để đưa đến kết luận nguồn gốc thì thật hồ đồ. Ý đồ Hán hoá thật rõ. Các bạn thử nghĩ xem, mấy ngàn năm bị Bắc thuộc, dân Việt học chữ Hán, văn chương, lịch sử, điển tích, điển cố,…thì việc thuộc lòng những câu thơ Hán có gì lạ. Ý đồ người viết đã dẫn dắt người đọc vào mơ cung với rất nhiều minh chứng nhằm đánh lừa sức dề kháng. Các bạn muốn biết nguồn gốc người Việt thì nên đọc kết quả khảo cổ gần nhất và kết quả phân tích bộ gen người Việt. Cả hai đã được công bố gần đây.

    Thích

  11. Dạ kính cảm ơn tác giả Đỗ Thành đã viết 1 bài quá hay về lịch sử tiếng Việt. Mong cho nhiều người nửa đọc được bài viết này để không còn bị lầm tưởng

    Thích

  12. Đúng là những người học VẸT chỉ biết dựa vào những cái được ghi chép và giảng dạy rồi lại tranh cãi chẳng khác gì BẢY THẦY MÙ ĐOÁN VOI vậy! !! Vớ vào đâu thì nói cái đó v v
    Lười TƯ DUY, KÉM KIẾN THỨC, THIẾU THÔNG MINH V V. = ???

    Thích

  13. Từ truyền thuyết đến nhiều sử ta sử tàu cũng thừa nhận Lạc long Quân, nghĩa là Bách việt, giao chỉ là một trong bách việt. Hán Hoa xâm lấn trong đó có dòng Câu Tiễn, sau này Triệu Đà. Còn xứ ta Giao Chỉ là chính ( cùng hơn 50 tộc bách việt ) có giao thoa phát triển thành người Kinh

    Thích

Bình luận về bài viết này