Lịch sử Thiết Giáp Hạm (battleship)

HMS Dreadnought 1906

HMS Dreadnought 1906

Biên dịch : hongsonvh

I. Đôi nét về quá trình tiến hóa của các chiến hạm từ cuối Kỷ tàu buồm đến Kỷ hơi nước

Đỉnh cao của Kỷ tầu buồm là vào khoảng thế kỷ 18 đến đầu thế kỷ 19, đây là thời kỳ giao tranh liên tục giữa hai cường quốc biển cả đó là nước Anh và nước Pháp mà phần thắng cuối cùng đã nghiêng về phía người Anh với các trận đánh như Trận sông Nile. trận Trafalga… Cả hai quốc gia Anh và Pháp đều tiêu chuẩn hóa chiến hạm của mình thành 4 hạng từ khoảng 60 -120 súng/ 1 tầu chiến, và hạng tầu chính được sử dụng trong các trận đánh giữa hai quốc gia này là hạng II – khoảng trên dưới 70 súng/ 1 tầu chiến (những chiến hạm có nhiều súng hơn thì phải đánh đổi lấy độ cơ động). Những chiến hạm trong 4 hạng này được gọi là tầu tiền tuyến – the ship of the line, đây là những tầu chiến chính của một trận hải chiến, còn những con tầu nhỏ hơn với từ 30 – trên 40 súng được gọi là tầu Frigate, loại tầu này chức năng chính không phải là để chiến đấu mà là để tuần tra trinh sát.

Đến giữa thế kỷ 19 cùng với sự phát chiến của khoa học kỹ thuật, đặc biệt là sự ra đời của động cơ hơi nước – đây có thể coi là thời đầu của kỷ hơi nước với sự kết hợp của cả hai động cơ chạy buồm và hơi nước trên một con tầu – người ta bắt đầu có một khái niệm mới về tầu chiến, đó phái là những con tầu có động cơ bằng hơi nước, nó phải được bọc thép và có ít súng chính nhưng có cỡ nòng rất lớn, hay người ta còn gọi chúng là chiến hạm bọc thép (ironclass) sự ra đời của loại chiến hạm này đã làm cho các tầu chiến chạy buồm chở thành lỗi thời, ví dụ điển hình là trong giai đoạn đầu của trận hải chiến Hampton Road của nội chiến Hoa kỳ, chiếc tầu bọc thép CSA Virginia của Hợp bang miền Nam đã đánh tơi bời hạm đội tầu gỗ truyền thống của Liên Bang miền Bắc. Sau cuộc đối đầu đỉnh cao giữa hai quái vật bọc thép, chiếc USS Monitor của miền Bắc với chiếc CSA của miền Nam, thì các cường quốc hải quân trên thế giới bắt đầu đổ xô đi đóng tầu bọc thép với cảm hứng là từ chiếc USS Monitor. Nhưng do sự hạn chế của trình độ khoa học kỹ thuật ở thời này mà các tầu lớp chiến hạm bọc thép chỉ dừng lại ở các công sự nổi có động cơ hơi nước và được bọc giáp mà thôi.

Vào cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20 khi thế giới phải trải qua 2 cuộc chiến, chiến tranh Trung – Nhật lần I năm 1894/5 và chiến tranh Nga – Nhật 1904/05 thì người ta mới thấy các thiết giáp hạm đúng nghĩa của nó (battleship) mới thật sự ra đời chứ không còn chỉ là các tầu bọc thép Ironclas nữa, và người ta gọi chúng là các thiết giáp hạm thời Tiền Dreadnought ( đọc phiên âm tiếng Ắnglê là Pri dredn:t)

Vậy những thiết giáp hạm thời tiền Dreadnought là gì và chúng tiến hóa như thế nào?

Thiết giáp hạm Thiết giáp hạm thời tiền Dreadnought là thuật ngữ chung tất cả các loại Thiết giáp hạm đi biển được đóng trong những năm giữa thập niên 1890 và 1905. Các tàu lớp Tiền Dreadnought thay thế lớp tàu chiến bọc thép của thập niên 1870 và thập niên 1880. Được làm từ thép, và được bảo vệ bởi áo giáp thép cứng, thiết giáp hạm Thiết giáp hạm thời tiền Dreadnought mang khẩu đội súng chính cấp một hạng nặng trong tháp pháo và chúng được hỗ trợ bởi một hoặc một vài khẩu đội súng cấp hai có kích cỡ nhỏ hơn. Con tầu vận động bằng ba động cơ hơi nước mở rộng nhiên liệu than đá.

Trái ngược với sự phát triển một cách hỗn loạn của dòng tàu chiến bọc thép trong những thập kỷ trước, Trong những năm 1890 lực lượng hải quân trên toàn thế giới bắt đầu đóng chiến hạm theo một thiết kế phổ thông, như việc hàng chục thiết giáp hạm trên toàn thế giới được đóng chủ yếu theo thiết kế của lớp Thiết giáp hạm Majestic của Anh. Sự giống nhau xuất hiện ở các Thiết giáp hạm trong những năm 1890 được nhấn mạnh bởi số lượng ngày càng tăng các con tầu được đóng. Các quyền lực hải quân mới như Đức, Nhật Bản và Hoa Kỳ bắt đầu thiết lập các hạm đội tàu Tiền Dreadnought, trong khi hải quân các nước Anh, Pháp và Nga bắt buộc phải mở rộng để đáp ứng các mối đe dọa mới. Cuộc đụng độ quyết định của hạm đội tiền Dreadnought chính là cuộc đối đầu giữa Nga và Nhật Bản trong Trận Tsushima ngày 27 tháng năm năm 1905.

Nhưng hàng chục tàu chiến đã đột ngột trở nên lỗi thời bởi sự xuất hiện của chiếc HMS Dreadnought vào năm 1906. Chiếc Dreadnought theo xu hướng thiết kế thiết giáp hạm hạng nặng hơn, Tầm bắn của súng xa hơn và chỉ được trang bị một loại súng 12-inch (305 mm) ; Chiếc động cơ tua bin hơi nước cải tiến cũng giúp nó có tốc độ cao hơn. Các tầu lớp được đóng trước chiếc Dreadnought ngay lập tức bị đánh bại; lớp thiết giáp hạm mới được từ đó được gọi là lớp tàu Dreadnought trong khi các tàu được đóng trước đó thường được gọi là tàu tiền Dreadnought. Mặc dù bị lỗi thời, các chiến hạm tiền Dreadnought vẫn đóng một vai trò quan trọng trong Chiến tranh thế giới I và thậm chí có thể được thấy phục vụ trong Chiến tranh thế giới II

II. Sự tiến triển của tầu thiết giáp hạm

HMS_Ramillies_1892

Chiếc thiết giáp hạm HMS Ramillies là con tàu thứ tư chịu ảnh hưởng của lớp tầu Royal Sovereign.

HMS Dreadnought cho thấy phần thân tàu thấp điển hình ở loại tầu bọc thép có tháp pháo. Con tàu này được hạ thủy năm 1875, không nên nhầm lẫn với kế thừa nổi tiếng của nó được hạ thủy vào năm 1906, đánh dấu sự kết thúc của kỷ nguyên Thiết giáp hạm thời tiền Dreadnought.

Thiết giáp hạm thời tiền Dreadnought được phát triển từ lớp chiến hạm bọc thép. Các chiến hạm bọc thép đầu tiên lớp La Gloire and Warrior trông giống như các tầu frigate có buồm, với ba cột buồm cao và pháo mạn tàu khi chúng được đưa vào biên chế đầu những năm 1860. Chỉ tám năm sau đó xuất hiện chiếc HMVS Cerberus, con tầu đầu tiên được đóng theo thiết kế của Sir Edward Reed, và ba năm tiếp theo thì là chiếc HMS Devastation, Một con tàu mà trông còn giống Thiết giáp hạm Thiết giáp hạm thời tiền Dreadnought hơn nữa và là con tầu vượt đại dương đầu tiên đóng theo thiết kế của tầu Monitor. Đều không có cột buồm, cả hai tàu mang bốn khẩu súng hạng nặng trong hai tháp phía trước và phía sau. Chiếc HMS Devastation là một tầu kiểu monitor được thiết kế để tấn công bờ biển và bến cảng của đối phương vì vậy nó có phần thân tàu rất phấp, nó thiếu khả năng đi biển cần thiết để chiến đấu trên đại dương; sàn của chiến hạm này sẽ được quét bởi vòi phun nước chính vì vậy nên chúng làm ảnh hưởng đến việc sử dụng súng của nó. Lúc này Hải quân trên toàn thế giới vẫn tiếp tục đóng loại thiết giáp hạm có buồm, không có tháp pháo trên phần thân tàu đầy đủ và đã đủ tốt, để vượt biển và chiến đấu trên các đại dương.

Sự khác biệt giữa lớp thiết giáp hạm tấn công bờ biển và lớp thiết giáp hạm có khả năng hành trình trên đại dương trở nên mờ nhạt với việc xuất hiện lớp thiết giáp hạm Admiral, được đặt hàng vào năm 1880. Những con tàu ở lớp này phản ánh sự tiến hóa trong thiết kế của tầu bọc thép, chúng được bảo vệ bằng thép và giáp hợp kim hơn là từ sắt. Được trang bị súng có khóa nòng với các cỡ còng từ 12 inch -> 16 ¼ inch (305 mm và 413 mm), các tầu lớp Admiral tiếp tục xu hướng của tàu chiến bọc thép là phải có vũ khí khổng lồ. Các khẩu súng được gắn các bệ pháo có lá chắn nhằm giảm trọng lượng. Một số nhà sử học xem những con tàu này như là một bước tiến quan trọng hướng tới tàu Thiết giáp hạm thời tiền Dreadnought; những người khác xem chúng như là một thiết kế nhiều mắc mớ và không thành công.

Tiếp sau đó là sự ra đời của lớp tầu Royal Sovereign năm 1889, chúng được thống nhất trang bị súng 13,5-inch (343 mm) với bệ súng có lá chắn; chúng cũng lớn hơn đáng kể (trọng tải khoảng 14.000 tấn) và nhanh hơn (do sử dụng động cơ hơi nước mở rộng ba lần) so với lớp Admiral. Một điều rât quan trọng, các tầu lớp Royal Sovereign đã có một phần thân tàu cao hơn, làm cho chúng rõ ràng có khả năng đi biển tốt, đây là vai trò quan trọng của thiết giáp hạm.

Việc thiết kế Thiết giáp hạm thời tiền Dreadnought đến đỉnh cao ở lớp thiết giáp hạm Majestic, mà con tàu đầu tiên tromg lớp này được hạ thủy vào năm 1895. Những con tàu này được đóng với phần thiết giáp hoàn toàn bằng thép, và súng của chúng được đặt ở các bệ được bao chắn đầy đủ và chắc chắn gọi là tháp pháo. Chúng cũng dùng súng 12-inch (305 mm) làm súng chính, do những tiến bộ về khoa học kỹ thuật trong công nghệ đúc súng và chế tạo đạn, các khẩu súng đã nhẹ hơn và mạnh mẽ hơn so với các khẩu súng có cỡ nòng lớn hơn trước đây. Các tầu lớp Majestc cung cấp mô hình để đóng các thiết giáp hạm của Hải quân Hoàng gia Anh cũng như của lực lượng hải quân của các quốc gia khác trong nhiều năm sau.

Trang bị vũ khí

Các tàu thiết giáp thời tiền Dreadnought mang những khẩu súng có những cỡ nòng khác nhau cho các vai trò khác nhau trong những trận chiến tàu đối tàu. Vũ khí trang bị chính là bốn khẩu súng hạng nặng, được gọi là các khẩu súng cấp một và đặt ở hai tháp pháo phía trước và phía sau. Rất ít khi tàu Thiết giáp hạm thời tiền Dreadnought có những sắp xếp khác với thiết kế này. Ban đầu những khẩu súng này có tốc độ bắn chậm, độ chính xác bị giới hạn, tuy nhiên chúng là những khẩu súng hạng nặng, đủ để xuyên qua lớp giáp dày bảo vệ động cơ, kho đạn, và súng chính của chiến hạm của đối phương.

Chiếc thiết giáp hạm HMS Majestic, một thời từng là khuôn mẫu cho nhiều thiết giáp hạm cho nhiều cường quốc hải quân trên thế giới

Chiếc thiết giáp hạm HMS Majestic, một thời từng là khuôn mẫu cho nhiều thiết giáp hạm cho nhiều cường quốc hải quân trên thế giới

Loại cỡ phổ biến nhất của súng chính cấp I là loại có cỡ nòng 12 inch; thiết giáp hạm của Anh từ lớp Majestic trở đi đều sử dụng cỡ nòng này, cũng như các tàu Pháp kể từ lớp Charlemagne (được đặt hàng năm 1894). Người Nhật Bản, nhập khẩu và sử dụng súng 12-inch hầu hết các khẩu súng của họ từ nước Anh. Hoa Kỳ sử dụng cả hai loại cỡ nòng 12 – và 13-inch (330 mm) trong hầu hết các thập niên 1890 cho đến khi tầu lớp Maine được đặt hàng vào năm 1899, sau đó súng 12-inch (305 mm) đã được sử dụng phổ cập. Người Nga sử dụng cả hai loại cỡ nòng 12 và 10-inch (254 mm) làm vũ khí chính của họ; các tầu lớp Petropavlovsk, Retvizan, Tsesarevich, và lớp Borodino có các khẩu 12-inch (305 mm) trong khi các khẩu đội súng chính của lớp Peresviet lại sử dụng súng cỡ 10-inch (254 mm). Chiếc Thiết giáp hạm thời tiền Dreadnought đầu tiên của Đức sử dụng một súng trước 11-inch (279 mm) nhưng lại giảm xuống cỡ 9,4-inch (239 mm) ở hai súng sau nhưng người ta phải lại phải dùng tất cả súng 11 in ở cả súng trước lẫn súng sau với lớp tầu Braunschweig.

Phác thảo của chiếc Mikasa, một điển hình của Thiết giáp hạm thời tiền Dreadnought ở nhiều khía cạnh; lưu ý vị trí của khẩu đội pháo chính cấp I và cấp II, và độ dày của lớp giáp trên tháp pháo.

Phác thảo của chiếc Mikasa, một điển hình của Thiết giáp hạm thời tiền Dreadnought ở nhiều khía cạnh; lưu ý vị trí của khẩu đội pháo chính cấp I và cấp II, và độ dày của lớp giáp trên tháp pháo.

Trong khi kích cỡ của khẩu đội pháo chính vẫn khá ổn định, hiệu suất của các khẩu súng được cải thiện như việc sử dụng các nòng pháo dài. Việc ứng dụng thuốc súng cháy chậm như nitrocellulose và thuốc nô? không khói có nghĩa là một nòng súng dài hơn sẽ tạo ra một vận tốc đường đạn cao hơn và do đó phạm vi bắn cũng như khả năng xuyên phá của phát đạn sẽ cao hơn. Giữa lớp Majesticlớp và Thiết giáp hạm lớp Dreadnounght của Anh quốc, độ dài của súng 12-inch tăng từ 35 đến 45 calibrevà tốc độ đường đạn tăng từ 2.417 feet / giây (737 m / s) đến 2725 feet / giây (s / 830 m).

Thiết giáp hạm lớp tiền Dreadnounght cũng mang một khẩu đội pháo cấp hai. Chúng bao gồm các khẩu súng nhỏ hơn, điển hình là ở kích cỡ 6-inch (152 mm), mặc dù bất cứ kích cỡ nào từ 4 ->9,2 inch (100-230 mm) đều có thể được sử dụng. Hầu như tất cả các khẩu súng cấp hai đều là loại ?obắn nhanh?, đây là áp dụng một loạt các sáng kiến về kỹ thuật để tăng tốc độ của loạt bắn, như việc sử dụng các catut đồng để chứa liều phóng, và cả hai cơ chế khóa nòng cũng như giá súng đều được hoàn thiện với mục tiêu là bắn nhanh và nạp đạn nhanh.

Chiếc HMS Agamemnon, Một ví dụ về áp dung thiết kế trung gian về các khẩu đội pháo của nó với tám súng 9,2-inch và bốn súng 12 inch trong sáu tháp pháo ơ giữa con tầu.

Chiếc HMS Agamemnon, Một ví dụ về áp dung thiết kế trung gian về các khẩu đội pháo của nó với tám súng 9,2-inch và bốn súng 12 inch trong sáu tháp pháo ơ giữa con tầu.

Vai trò của khẩu đội pháo cấp hai là để gây thiệt hại vào các phần kém được thiết giáp hơn của chiến hạm đối phương, khi không thể xuyên qua phần đai giáp chính, nó có thể gây thiệt hại ở các khu vực điểm được bọc thép mỏng như đài chỉ huy, hoặc bắt đầu cháy. Một điều quan trọng không kém là các khẩu đội pháo cấp hai được sử dụng để chống lại các tàu tuần dương, tàu khu trục, và thậm chí cả tàu phóng ngư lôi của kẻ thù. Một khẩu súng với cỡ nòng trung bình được cho là có thể xuyên qua các lớp giáp mỏng của các loại tàu nhỏ hơn, trong khi tốc độ bắn nhanh của khẩu đội pháo cấp hai quan trọng trong việc tiêu diệt các mục tiêu nhỏ nhưng cơ động,. Súng cấp hai được đặt trong nhiều vị trí khác nhau, đôi khi cũng được đặt trong tháp pháo, chúng thường được cố định trong các ổ súng bọc thép ở phía bên của thân tàu, hoặc ở các vị trí bọc giáp trên boong trên của con tầu.

Thiết giáp hạm USS Indiana, một ví dụ về việc thiết kế khẩu đội pháo trung gian chuyển tiếp về các khẩu súng13-inch và tháp pháo 8-inch của nó.

Thiết giáp hạm USS Indiana, một ví dụ về việc thiết kế khẩu đội pháo trung gian chuyển tiếp về các khẩu súng13-inch và tháp pháo 8-inch của nó.

Một số thiết giáp hạm tiền Dreadnought có mang một khẩu đội pháo trung gian, thông thường là các loại từ 8-inch (203 mm) tới 10-inch. Khẩu đội pháo trung gian là một phương pháp để tăng cường hỏa lực cùng một chiếc tàu chiến, chủ yếu sử dụng để chống lại các thiết giáp hạm hoặc ở khoảng cách xa. Hải quân Hoa Kỳ đi tiên phong trong khái niệm khẩu đội pháo trung gian trong các lớp tầu thiết giáp Indiana, Iowa và Kearsarge, nhưng đây không phải là các thiết giáp hạm được hạ thủy giữa các năm 1897-1901. Ngay sau khi hải quân Hoa Kỳ chấp nhận sử dụng khẩu đội pháo trung gian, các lực lượng hải quân của các cường quốc Anh, Ý, Nga, Pháp và Nhật Bản cũng cho hạ thủy các thiết giáp hạm có các khẩu đội pháo trung gian. Thế hệ sau của lớp tàu có khẩu đội pháo trung gian gần như cũng không có ngoại lệ là chỉ sau khi lớp Thiết giáp hạm lớp Dreadnounght xuất hiện chúng đã ngày lập tức lỗi thời trước khi được hoàn thành.

Trong kỷ tầu bọc thép, phạm vi của các cuộc đụng độ liên tục ra tăng; trong Chiến tranh Trung-Nhật năm 1.894/5 khoảng cách của các trận là khoảng 1 dặm (2.000 m), trong khi đó tại Trận Hoàng Hải năm 1904, các hạm đội Nga và Nhật Bản đã nổ súng vào nhau ở khoảng cách hơn 8 dặm (13km) trước khi định vị ở khoảng cách 3 ->5 dặm Anh (6km và 8.5km). Trong quá khứ, sự ra tăng của khoảng cách giữa các đối thủ trong trận đánh chính là do sự ra tăng tầm bắn của ngư lôi, và một phần do trình độ tác xạ được cải thiện và kiểm soát phát bắn. Hậu quả là người ta lại phải có xu hướng thiết kế những khẩu đội súng cấp hai hạng nặng hơn, con tầu thiết giáp hạm Thiết giáp hạm thời tiền Dreadnought lớp học, chiếc Lord Nelson của Hải quân Hoàng gia Anh là con tầu cuối cùng có các khẩu đội pháo cấp hai trung gian, với 10 khẩu súng 9,2in như là các khẩu đội pháo cấp hai của mình. Những con tầu thiết giáp hạm với cùng một loại các khẩu đội súng cấp hai hạng nặng thường được gọi là các thiết giáp hạm lớp ” bán Dreadnought?.

Vũ trang của lớp tầu tiền Dreadnought được hoàn tất bởi một khẩu đội pháo cấp ba hạng nhẹ và bắn nhanh. Các khẩu đội pháo cấp ba có bất kỳ cỡ nòng từ 3-inch (76 mm) xuống đến súng máy với vai trò của chúng là bảo vệ con tầu ở tầm ngắn để chống lại các tàu phóng ngư lôi, hoặc để bắn phá cấu trúc thượng tầng của một tàu chiến đối phương.

Ngoài việc trang bị vũ khí như súng pháo các loại, nhiều thiết giáp hạm Thiết giáp hạm thời tiền Dreadnought được trang bị ngư lôi, chúng được bắn từ các ống ngư lôi cố định ở vị trí trên hoặc dưới mực nước. Vào thời kỳ các tầu tiền Dreadnought ngư lôi thường có đường kính 18 inch (46 cm) và có một vài loạt có hiệu quả chiến đấu tới vài nghìn mét. Tuy nhiên tại thời này, người ta vẫn chưa thấy có trường hợp nào một con tầu bị đánh chìm chỉ với một phát một ngư lôi.

Bảo vệ

Lược đồ phần cắt ngang của một Thiết giáp hạm thời tiền Dreadnought điển hình với một boong trên và boong giữa được bọc thép bằng một đai thiết giáp màu đỏ, để bảo vệ khoang nhiên liệu than đá (màu xám) và một ngăn đôi ở dưới cùng được bảo vệ để chứa máy móc.

Lược đồ phần cắt ngang của một Thiết giáp hạm thời tiền Dreadnought điển hình với một boong trên và boong giữa được bọc thép bằng một đai thiết giáp màu đỏ, để bảo vệ khoang nhiên liệu than đá (màu xám) và một ngăn đôi ở dưới cùng được bảo vệ để chứa máy móc.

Thiết giáp hạm thời tiền Dreadnought mang một trọng lượng đáng kể các giáp loại thép. Kinh nghiệm cho thấy việc bọc giáp toàn bộ con tầu theo một tỷ lệ nhất định sẽ không tốt bằng tập trung bọc giáp ở những nơi quan trọng. Phần trung tâm của thân con tầu là nơi đặt nồi hơi và động cơ, được bảo vệ bởi đai giáp chính, đai giáp này chạy từ ngay từ phần dưới mực nước cho một khoảng nào đó ở trên nó. Đây chính là ?othành trì trung tâm? dự định để bảo vệ các động cơ khỏi bị tổn thương từ ngay cả những phát đạn mạnh mẽ nhất. Các khẩu đội súng chính và các kho đạn đã bảo vệ bởi các lớp giáp dày từ đai giáp chính.

Sự bắt đầu của thời kỳ tiền Dreadnought được đánh dấu bằng một chuyển hướng từ lắp các súng chính trong một bệ súng mở (chỉ có một tấm chắc bảo vệ ở phía trước ) đến một tháp pháo đầy đủ được gắn vào con tầu.

Mặt cắt ngang ở phần giữa thân tầu của chiếc thiết giáp hạm USS Kearsarge

Mặt cắt ngang ở phần giữa thân tầu của chiếc thiết giáp hạm USS Kearsarge

Các tàu thiết giáp hạm của cuối thập niên 1880, ví dụ các chiếc lớp Royal Sovereign có lớp thiết giáp là hợp kim giữa sắt và thép. Loại giáp này nhanh chóng được thay thế bằng loại giáp thép Harvey cứng hơn, có hiệu quả hơn được phát triển tại Hoa Kỳ. Lần đầu tiên được thử nghiệm vào năm 1891, giáp Harvey đã được phổ biến trong các tàu thiết giáp đã được đóng trong các năm 1.893/5. Tuy nhiên, thời của nó cũng rất ngắn ngủi, trong năm 1895, chiếc thiết giáp hạm của Đức Kaiser Friedrich III đi tiên phong với thậm chí một loại giáp còn tốt hơn nhiều đó chính là giáp Krupp; chỉ trong vòng 5 năm Châu Âu đã cho thay thế toàn bộ bằng giáp Krupp, chỉ có Hoa Kỳ tiếp tục tồn tại sử dụng giáp thép Harvey thép đến tận thế kỷ 20. Việc nâng cao chất lượng của tấm giáp có nghĩa là tàu mới có thể bảo vệ tốt hơn từ một vành đai giáp mỏng hơn và nhẹ hơn. Một tấm giáp hợp kim dày 12 inch chỉ tạo độ an toàn tương đương với giáp dày 7,5 inch của Harvey hoặc 5,75 inch của Krupp.

Chiếc thiết giáp hạm SMS_Kaiser_Friedrich_III của Đức, chiếc tầu đầu tiên sử dụng giáp Krupp

Chiếc thiết giáp hạm SMS_Kaiser_Friedrich_III của Đức, chiếc tầu đầu tiên sử dụng giáp Krupp

Nguyên lý hoạt động của động cơ của thiết giáp hạm thời tiền Dreadnought

Lò hơi ống nước là phương pháp hiệu quả nhất để tạo hơi nước áp suất cao cho động cơ Thiết giáp hạm thời tiền Dreadnought.

Lò hơi ống nước là phương pháp hiệu quả nhất để tạo hơi nước áp suất cao cho động cơ Thiết giáp hạm thời tiền Dreadnought.

Tất cả các tầu thiết giáp hạm thời tiền Dreadnought chuyển động bằng động cơ pittông hơi nước. Phần lớn các con tầu có tốc độ từ 16 đến 18 hải lý / h (21 mph, 33 km / h). Các tàu lớp ironclads của những năm 1880 sử dụng động cơ phức hợp ( Compound engine), Nhưng vào cuối thập niên 1880 loại động cơ hiệu quả hơn đó là động cơ mở rộng gấp ba (triple expansion engine) được đưa vào sử dụng. Một số các hạm đội không phải là của Anh đã áp dụng động cơ hơi nước mở rộng gấp bốn lần.

Những cải tiến chính trong động cơ của các tầu thiết giáp thời tiền Dreadnought đến từ việc thu được hơi nước có áp suất càng cao hơn từ lò hơi. Các lò nồi hơi ống nhiệt (fire-tube boiler) hình trụ ban đầu đã được thay thế bằng nồi hơi ống nước hiệu quả hơn (water-tube boiler), chúng cho phép hơi nước với áp suất cao được tạo ra với tiêu thụ nhiên liệu ít hơn. Nồi hơi ống nước cũng an toàn hơn, với ít rủi ro về các vụ nổ hơn, và linh hoạt hơn loại lò nồi hơi ống nhiệt. Các lò hơi ống nước Belleville-loại đã được sử dụng trong hạm đội Pháp vào đầu năm 1879, nhưng phải cho đến năm 1894 mới được Hải quân Hoàng gia cho áp dụng vào các tàu tuần dương bọc thép và tầu tiền Dreadnought; các loại lò hơi ống nước khác cũng được sử dụng trong hải quân của các quốc gia khác trên toàn thế giới.

Nguyên lý làm việc của một động cơ hơi nước mở rộng ba lần là hơi nước có áp suất cao được sử dụng ba lần để tạo động lực.
Những động cơ trên sẽ làm chuyển động hai hoặc ba chân vít cánh quạt. Các quốc gia Pháp và Đức ưa chuộng cách sử dụng ba chân vít cánh quạt, cho phép làm cho động cơ ngắn hơn và do đó dễ dàng được bảo vệ hơn, chúng cũng cơ động hơn và có sức đề kháng tốt hơn với những thiệt hại ngẫu nhiên. Tuy nhiên loại ba chân vít thường lớn hơn và nặng hơn so với loại hai chân vít, loại thường được ưa thích sử dụng bởi lực lượng hải quân các nước khác.

Than là nhiên liệu gần như duy nhất trong thời thiết giáp hạm tiền-Dreadnought, mặc dù lực lượng hải quân thực hiện những thí nghiệm đầu tiên với động cơ đẩy dầu vào cuối thập niên 1890. Tăng tốc một, hai hải lý có thể thực hiện được bằng cách áp dụng biện pháp ?oforced draught? vào lò, nơi không khí được bơm vào lò, nhưng cách này làm nồi hơi chóng bị hỏng.

Các hạm đội tiền Dreadnought và các trận đánh

Chiếc Retvizan chìm trong Port Arthur.

Chiếc Retvizan chìm trong Port Arthur.

Các thiết giáp hạm thời tiền Dreadnought ở thời kỳ hoàng kim của nó là cốt lõi của rất nhiều lực lượng hải quân trên thế giới. Nhiều tầu bọc thép lớp ironclad cũ vẫn còn được sử dụng. Cùng phục vụ trong quân ngũ với thiết giáp hạm là các tàu tuần dương được chia theo rất thứ hạng như tuần dương hạm bọc thép hiện đaih, về cơ bản đây là thiết giáp đã cắt giảm một số các lớp giáp, hoặc tàu tuần dương được gia cố hạng nhẹ hơn, và thậm chí cả tàu tuần dương không được thiết giáp cũ hơn, các tầu sloop và tàu khu trục bất kể rằng chúng được đóng từ thép, sắt hoặc gỗ. Các thiết giáp hạm thường bị đe dọa bởi tàu phóng ngư lôi; đó là thời kỳ của các tầu thiết giáp hạm tiền-Dreadnought mà người ta phải đóng những tàu khu trục với mục đích đầu tiên là để đối phó với mối đe dọa từ tàu phóng ngư lôi, và đồng thời trong thời gian này những chiếc tàu ngầm thực sự có hiệu quả đầu tiên cũng đang được chế tạo.

Thời của các tầu thiết giáp hạm tiền Dreadnought chỉ ra sự khởi đầu vào cuối thế kỷ 19, sự cân bằng về sức mạnh hải quân thế giới, vào lúc đó Pháp và Nga cố gắng cạnh tranh chống lại Hải quân Hoàng gia Anh, và cho thấy các ?oquyền lực hải quân mới? của Đức, Nhật Bản và Hoa Kỳ bắt đầu nổi lên. Các con tàu mới của Hải quân Đế quốc Nhật Bản và ở một mức độ thấp hơn Hải quân Hoa kỳ hỗ trợ mở rộng những quyền hạn của các thuộc địa.

Trong khi thiết giáp hạm thời tiền Dreadnought được sử dụng cho hải quân trên toàn thế giới, không có cuộc đụng độ nào giữa chúng cho đến cuối thời kỳ thống trị của chính các tầu này. Chiến tranh Trung-Nhật trong 1894-1895 là cuộc chiến có sự tham gia của Thiết giáp hạm thời tiền Dreadnought, nhưng thực chất đây là một cuộc đụng độ giữa thiết giáp hạm Trung Quốc và tàu tuần dương của Nhật Bản. Chiến tranh Tây Ban Nha-Mỹ năm 1898 cũng là một trận chiến của các tầu không buồm, nhưng thực chất là thiết giáp hạm thời tiền Dreadnought của hạm đội Mỹ tấn công tuần dương hạm Tây Ban Nha. Phải đến tận Chiến tranh Nga-Nhật năm 1904-1905 thì các thiết giáp hạm thời tiền Dreadnought mới tham chiến một cách bình đẳng. Các cuộc đọ sức này xảy ra trong ba trận hải chiến: đó là chiến thắng về mặt chiến thuật của người Nga trong trận Port Arthur ngày 8-9 tháng 2 1904, không có kẻ thắng người bại trong trận Hoàng Hải ngày 10 tháng 8 năm 1904, và chiến thắng quyết định của Nhật Bản tại trận Tsushima ngày 27 tháng 5 năm 1905.

Chính sách Ngoại giao pháo hạm thường được thực hiện bởi các tàu tuần dương hoặc các tầu chiến nhỏ hơn thiết giáp hạm. Một hải đội của Anh gồm ba tuần dương hạm có gia cố và hai pháo hạm đã mang về sự đầu hàng của quốc gia Zanzibar trong năm 1896; và trong khi các thiết giáp hạm đã tham gia hạm đội kết hợp của các cường quốc phương Tây triển khai trong thời gian xảy ra cuộc nổi loạn Nghĩa Hòa Đoàn, thì thực chất phần hành động của hải quân (trấn áp khởi nghĩa của người Trung Quốc) lại được tiến hành bởi các pháo hạm, khu trục hạm và tầu sloop (một loại tầu chiến hạng nhẹ, có ít pháo trông giống du thuyền ngày nay rất được ưa dùng bởi các tay cướp biển người Pháp và Hà Lan).

Sự phát triển của thiết giáp hạm tiềnDreadnought ở Châu Âu

Hải quân châu Âu vẫn thống trị trong thời đại Thiết giáp hạm tiền Dreadnought. Hải quân Hoàng gia Anh vẫn là hạm đội lớn nhất thế giới, mặc dù những đối thủ truyền thống của hải quân Anh (nước Pháp) lẫn các cường quốc mới nổi về hải quân ở Châu Âu (nước Nga và nước Đức) ngày càng tỏ rõ rằng họ muốn chống lại uy quyền của nó.

Chiếc thiết giáp hạm HMS Dominion thuộc lớp tầu King Edward VII được hạ thủy vào cuối thời kỳ Thiết giáp hạm tiền Dreadnought năm 1903

Chiếc thiết giáp hạm HMS Dominion thuộc lớp tầu King Edward VII được hạ thủy vào cuối thời kỳ Thiết giáp hạm tiền Dreadnought năm 1903

Năm 1889, nước Anh chính thức thông qua một ?o Tiêu chuẩn hai sức mạnh – Two Power Standard? cam kết rằng nó sẽ đóng nhiều chiến hạm đến mức đủ để vượt quá hai lực lượng hải quân lớn nhất khác (ngoài Anh) kết hợp lại, vào thời điểm đó, đây có nghĩa là Pháp và Nga, những quốc gia đã chính thức trở thành đồng minh trong những năm đầu của thập kỷ 1890. Các con tầu lớp Royal Sovereign và Majesticlớp học được đóng bởi một chương trình thường xuyên với một tốc độ chế tạo nhanh hơn nhiều so với các năm trước đó. Các tầu lớp Canopus, Formidable, Duncan và King Edward VII đều xuất hiện một cách nhanh chóng từ các năm 1897-1905. Kể cả hai chiếc tàu thuộc sở hữu của Chile nhưng điều hành bởi người Anh thì Hải quân Hoàng gia (Anh) có 39 chiếc thiết giáp hạm thời tiền Dreadnought đã được đóng xong hoặc còn đóng dở vào cuối năm 1904, bắt đầu tính từ chiếc Majestics. Hơn hai tá loại thiết giáp hạm cũ hơn vẫn đang phục vụ trong Hải quân. Chiếc tầu thời tiền Dreadnought cuối cùng của người Anh là chiếc lớp Lord Nelson, nó xuất hiện sau cả khi chiếc Thiết giáp hạm lớp Dreadnounght ra đời (như vậy là lỗi thời kể từ khi chua được sinh ra).

Nước Pháp, đối thủ truyền thống về hải quân của nước Anh, đã tạm dừng đóng các thiết giáp hạm của nó trong thập niên 1880 vì ảnh hưởng của học thuyết Jeune Ecole, (người Pháp) ủng hộ việc dùng tàu phóng ngư lôi để đối đầu với thiết giáp hạm. Sau khi ảnh hưởng của Jeune Ecole đã bị lu mờ, chiếc thiết giáp hạm đầu tiên của người Pháp đã được hạ thủy là chiếc Brennus trong năm 1889. Chiếc Brennus và các con tàu được đóng giống nó là những cá thể đối lập với các lớp tầu lớn của Anh, chúng một sự sắp xếp mang phong cách riêng của các khẩu súng hạng nặng, với chiếc Brennus thì nó mang ba khẩu 13,4-inch (340 mm) còn các con tàu đóng theo lớp của nó mang hai khẩu 12-inch và hai khẩu 10,8-inch trong một tháp pháo duy nhất. Các chiếc lớp Charlemagne, được hạ thủy năm 1894-1896, là những chiếc đầu tiên sử dụng 4 súng tiêu chuẩn 12-inch (305 mm) vũ khí chính. Học thuyết Jeune Ecole để lại một ảnh hưởng rất lớn về chiến lược trong hải quân Pháp, và đến cuối thế kỷ 19 Pháp đã từ bỏ cuộc cạnh tranh với Anh với số lượng thiết giáp hạm. Người Pháp phải chịu nhiều thiệt thòi nhất từ cuộc cách mạng của lớp tầu Dreadnought, với bốn tàu của lớp Liberté vẫn còn được đóng dở dang khi chiếc thiết giáp hạm lớp Dreadnounght được hạ thủy, và sáu chiếc của lớp Danton được đóng sau đó. ( như vậy Pháp có tổng số 10 chiếc thiết giáp hạm bị lỗi thời khi còn chưa được hoàn thành)

Mặt cắt ngang của một chiếc Thiết giáp hạm thời tiền Dreadnought lớp Wittelsbach của Đức vào khoảng năm 1914.

Mặt cắt ngang của một chiếc Thiết giáp hạm thời tiền Dreadnought lớp Wittelsbach của Đức vào khoảng năm 1914.

Nước Đức chỉ khởi đầu để xây dựng một lực lượng hải quân vào đầu những năm 1890 nhưng đến năm 1905 nước này hết sức hăng hái tham gia vào một cuộc chạy đua vũ trang với nước Anh mà cuối cùng (cuộc chạy đua này) là một trong những nguyên nhân gây ra Chiến tranh thế giới I. Những chiếc thiết giáp hạm tiền Dreadnought của người Đức là những chiếc lớp Brandenburg, chúng được hạ thủy vào năm 1890. Vào năm 1905, khoảng 19 thiết giáp hạm đã hoàn thành hoặc tiếp tục được chế tạo, nhờ vào việc cho phép việc gia tăng mạnh trong chi tiêu của hải quân ở các điều luật Hải quân năm 1898 và năm 1900. Sự gia tăng là do sự xác định của trưởng hải quân Đức Alfred von Tirpitz và ý tưởng này ngày càng tăng cùng với sự cạnh tranh về mặt đối thủ tầm cỡ quốc gia với Vương quốc Anh. Bên cạnh lớp Brandenburg, các thiết giáp hạm tiền Dreadnought của Đức còn bao gồm các tàu lớp Kaiser Friedrich III, Wittelsbach, Và Braunschweig mà đỉnh cao là lớp Deutschland, phần lớn các tầu của lớp này đã phục vụ trong cả hai cuộc chiến tranh thế giới. Nhìn chung, các tàu của Đức được cho là yếu hơn các tầu tương đương của Anh nhưng chúng không kém phần tinh tế

Thiết giáp hạm lớp Radetzky, một lớp Thiết giáp hạm thời tiền Dreadnought của Hải quân Áo-Hung.

Thiết giáp hạm lớp Radetzky, một lớp Thiết giáp hạm thời tiền Dreadnought của Hải quân Áo-Hung.

Người Nga cũng tham gia vào một chương trình mở rộng hải quân trong những năm 1890; một trong những mục tiêu chính của Nga là để duy trì lợi ích của mình chống lại việc người Nhật Bản mở rộng ảnh hưởng ở vùng Viễn Đông. Các chiếc lớp Petropavlovsk được bắt đầu đóng vào năm 1892 sau khi người Anh đóng lớp Royal Sovereign; các con tàu được đóng về sau cho thấy ảnh hưởng nhiều hơn của các thiết kế của người Pháp, chẳng hạn như lớp Borodino. Sự yếu kém của ngành đóng tàu Nga được thể hiện ở chỗ rất nhiều tàu của nước Nga được chế tạo ở nước ngoài; các tàu tốt nhất, như lớp Retvizan, được đóng chủ yếu ở Mỹ. Chiến tranh Nga-Nhật năm 1904-1905 là một thảm họa cho các thiết giáp hạm thời tiền Dreadnought của Nga; trong số 15 thiết giáp hạm kể từ khi chiếc Petropavlovsk được hoàn thành, Mười một chiếc bị đánh chìm hoặc bị bắt trong chiến tranh. Một trong số đó, chiếc chiến hạm nổi tiếng Potemkin đã làm binh biến và bị đánh đắm, tuy nhiên nó đã được trục lên và lại tham gia vào quân ngũ. Sau chiến tranh Nga ?” Nhật, người Nga đã hoàn tất bốn chiếc thiết giáp hạm tiền Dreadnought nữa vào năm 1905.

Giữa năm 1893 và 1904, Italy hạ thủy tám chiếc thiết giáp hạm, hai chiếc của lớp sau có tốc độ nhanh một cách đáng kể, mặc dù lớp Regina Margherita được bảo vệ kém và lớp Regina Elena được vũ trang yếu. Về một số khía cạnh những tàu này thể hiện khái niệm của các tuần dương hạm. Đế quốc Áo-Hung cũng cho thấy một sự phục hưng của hải quân trong những năm 1890, mặc dù trong chín trong số thiết giáp hạm tiền Dreadnought được đặt hàng thì chỉ có ba trong số chúng là ra đời trước chiếc Thiết giáp hạm lớp Dreadnounght, những chiếc còn lại đã bị lạc hậu.

Sự phát triển của thiết giáp hạm tiền Dreadnought ở Hoa kỳ và khu vực Thái Bình Dương

Chiếc USS Massachusetts, một thiết giáp hạm tiền Dreadnought được ra mắt vào năm 1893.

Chiếc USS Massachusetts, một thiết giáp hạm tiền Dreadnought được ra mắt vào năm 1893.

Hoa Kỳ bắt đầu đóng chiếc thiết giáp hạm đầu tiên của nó vào năm 1891. Những con tàu này là loại thiết giáp hạm tầm ngắn bảo vệ bờ biển tương tự như chiếc Hood của người Anh ngoại trừ sự cải tiến là việc sử dụng khẩu đội pháo trung gian có kích cỡ 8-inch. Hải quân Hoa Kỳ tiếp tục đóng tàu có tầm tương đối tầm ngắn và kém khả năng trong vùng biển dữ, cho đến khi lớp Virginia được hạ thủy trong những năm 1901-1902. Tuy nhiên, đó là những con tàu đầu tiên đảm bảo cho ưu thế của hải quân Mỹ chống lại hạm đội lạc hậu của người Tây Ban Nha cổ – (người TBN) không có tàu tiền Dreadnought trong hạm đội của họ – trong Chiến tranh Tây Ban Nha-Mỹ, đáng chú ý nhất là Trận Santiago de Cuba. Chiếc Virginia và hai chiếc thiết giáp hạm tiền Dreadnounght sau nó được hoàn thành sau sự ra đời của chiếc thiết giáp hạm lớp Dreadnounght và sau khi bắt đầu việc thiết kế các tàu lớp Dreadnought của USN. Hạm đội Great White của Hoa kỳ có 6 thiết giáp hạm Thiết giáp hạm thời tiền Dreadnought có khả năng đi vòng quanh thế giới kể từ 16 tháng 12 năm 1907, đến 22 tháng 2 năm 1909.

Nhật Bản đã tham gia vào cả hai cuộc hải chiến hải lớn của thời đại Thiết giáp hạm tiền Dreadnought. Những chiếc thiết giáp hạm thời tiền Dreadnought đầu tiên của người Nhật là các chiếc lớp Fujic, vẫn còn đang được đóng tại các ụ tầu khi xảy ra Chiến tranh Trung-Nhật năm 1894-1895, người Nhật Bản chỉ dùng các tuần dương hạm bọc thép và tàu tuần dương có gia cố để đánh bại Hạm đội Bắc Dương của người Trung Quốc, gồm một hỗn hợp các tầu thiết giáp hạm và tàu tuần dương bọc thép kiểu cũ tại Trận sông Áp Lục. Sau chiến thắng này họ phải đối mặt với áp lực của Nga trong khu vực, người Nhật Bản phải đặt đóng thêm bốn tàu tiền Dreadnought; cùng với hai tầu thiết giáp hạm lớp Fuji, các thiết giáp hạm hình thành cốt lõi của 1 hạm đội đã hai lần tham chiến với hạm đội nhiều thiết giáp hạm hơn của người Nga tại trận Hoàng Hải và trận Tsushima. Sau khi thu giữ được tám thiết giáp hạm của Nga ở các lớp khác nhau, Nhật Bản đã đóng thêm một số thiết giáp hạm tiền Dreadnounght sau Chiến tranh Nga-Nhật.

Trở nên bị lỗi thời

Chiếc Mikasa ngày hôm nay là chiếc Thiết giáp hạm thời tiền Dreadnought duy nhất còn lại ở bảo tàng

Chiếc Mikasa ngày hôm nay là chiếc Thiết giáp hạm thời tiền Dreadnought duy nhất còn lại ở bảo tàng

Năm 1906, sự ra đời của chiếc thiết giáp hạm lớp HMS Dreadnounght mang lại sự lỗi thời cho tất cả các thiết giáp hạm trước đó. Bởi vì Thiết giáp hạm lớp Dreadnounght sử dụng toàn bộ pháo chính làm khẩu đội pháo cấp hai, nên nó có tới mười khẩu 12-inch (305 mm) thay cho bốn. Nó có thể bắn tám khẩu hạng nặng từ hai bên mạn tầu, thay vì bốn khẩu như các Thiết giáp hạm thời tiền Dreadnought, và sáu khẩu súng ở phía trước và phía sau trong hai tháp pháo. Việc chuyển đến một thiết kế ?o tất cả đều là súng lớn? được triển khai từ một kết luận logic là trận hải chiến ngày càng ở một khoảng cách xa hơn và cần súng mạnh hơn khẩu đội pháo cấp hai của thiết giáp hạm thời tiền Dreadnought cuối cùng, Nhật Bản và Hoa Kỳ đã thiết kế những con tầu có cùng một chủng loại vũ khí chính trước khi Thiết giáp hạm lớp Dreadnounght ra đời nhưng không thể hoàn thiện chúng trước con tàu của Anh. Nó đã cho thấy rằng chỉ có các khẩu súng lớn nhất là có hiệu quả trong chiến đấu, và bằng cách lắp thêm súng 12-inch Thiết giáp hạm lớp Dreadnounght tăng được 2-3 lần hiệu quả so với một thiết giáp hạm thời tiền Dreadnounght.

Vũ khí của loại tàu mới không chỉ lợi thế quan trọng duy nhất của chúng. Thiết giáp hạm lớp Dreadnounght sử dụng tua bin hơi nước làm động cơ đẩy, làm cho nó có một tốc độ tối đa 21 knot, so với tốc độ điển hình 18 knot của các thiết giáp hạm thời tiền Dreadnought. Nó tạo ra khả năng mang thêm hai súng chính nữa cũng như linh hoạt hơn những tiền nhiệm của mình, thiết giáp hạm lớp Dreadnounght hoàn toàn đánh bại thiết kế thiết giáp hạm trước đó.

Tuy nhiên, thiết giáp hạm thời tiền Dreadnought vẫn tiếp tục phục vụ chiến đấu, và chúng cho thấy tầm quan trọng ngay cả khi bị lỗi thời. Tàu Dreadnought và tuần dương hạm hiện đại được cho là có ý nghĩa sống còn đối với các trận hải chiến quyết định tại thời điểm các quốc gia tham chiến lên kế hoach, do đó chúng được bảo vệ để chống lại nguy cơ thiệt hại từ thủy lôi, bị tàu ngầm tấn công, nên thường được giữ càng gần nhà càng càng tốt. Hậu quả là các thiết giáp hạm tiền Dreadnought lỗi thời bị triển khai ở nguy hiểm hơn và ở các khu vực xa hơn.

Ngày nay chỉ còn chiếc thiết giáp hạm tiền Dreadnought được lưu giữ là soái hạm của Hải quân Nhật tại Trận Tsushima, chiếc Mikasa, bây giờ đang nằm ở thành phố Yokosuka, nơi nó đã trở thành một tàu bảo tàng từ năm 1925.

III. Thiết giáp hạm trong Chiến tranh thế giới I

Trong khi Chiến tranh thế giới I, một số lượng lớn tầu thiết giáp thời tiền Dreadnought đã tham gia chiến đấu. Với sự tiến bộ của KHKT về động cơ và bị vũ khí có nghĩa là một tầu thiết giáp hạm tiền Dreadnought không có khả năng ngang bằng với ngay cả một tàu tuần dương bọc thép hiện đại, và hoàn toàn có thể bị đánh bại bởi một thiết giáp hạm hiện đại lớp Dreadnounght hoặc tuần dương hạm hạng nặng hiện đại. Tuy nhiên, thiết giáp hạm thời tiền Dreadnought vẫn đóng một vai trò lớn trong chiến tranh.

Minh họa đầu tiên là trong các cuộc xung đột giữa lực lượng hải quân Anh và Đức xung quanh Nam Mỹ vào cuối mùa thu năm 1914. Khi hai tàu tuần dương Đức đe dọa tầu hàng của Anh, Bộ Hải quân Anh nhấn mạnh rằng không có bất cứ thiết giáp hạm có thể được tung ra từ hạm đội chính để gửi đến phần khác trên thế giới để đối phó với chúng. Thay vào đó người Anh gửi đi một chiếc pre-Dreadnought điển hình của năm 1.896, chiếc HMS Canopus. Dự định củng cố lại các tàu tuần dương Anh trong khu vực, trong thực tế, tốc độ chậm của nó khiến cho nó thoát khỏi thảm họa trong trận Coronel. Chiếc Canopus đã tìm lại chính mình tại trận chiến quần đảo Falkland, chỉ khi nó hoạt động như một tàu bảo vệ cảng; nó bắn ở cự ly cực đại (13.500 mét) vào chiếc tầu tuần dương hạm Đức SMS Gneisenau, nó chỉ bắn có duy nhất một phát đạn đã được nạp từ đêm hôm trước (vì tốc độ nạp đạn của tầu này rất chậm), điều này chắc chắn đã ngăn cản không cho chiếc Gneisenau tiến hành một cuộc tấn công có khả năng gây thiệt hại vào một hải đội Anh mà vẫn đang ăn than đá (chiếc Gneisenau bị dọa rồ và bỏ chạy). Trận đánh tiếp theo được quyết định bởi hai chiếc thiết giáp hạm lớp Invincible đã được gửi tới sau trận Coronel. Dường như sự tấn công vào con tàu đối phương của chiếc pre-Dreadnought Anh chỉ có ý nghĩa về mặt tinh thần.

Trên biển Đen năm chiếc tàu tiền Dreadnought đã tiến hành tấn công chống lại chiếc tuần dương hạm hạng nặng Yavuz của đế chế Ottoman trong suốt trận Cape Sarych trong tháng 11 năm 1914.

Chiếc thiết giáp hạm HMS Ramillies là con tàu thứ tư chịu ảnh hưởng của lớp tầu Royal Sovereign.

Chiếc USS Texas, chiếc thiết giáp hạm lớp Dreadnought đầu tiên của Hoa Kỳ được hạ thủy vào năm 1912 và bây giờ là một tàu bảo tàng

Những chiếc thiết giáp hạm lớp Dreadnought là loại tầu chiến chủ lực của thế kỷ 20. Chiếc đầu tiên thuộc loại này là chiếc Dreadnounght của Hải quân Hoàng gia Anh, nó có tác động đến Hải quân thế giới khi nó được ra mắt vào năm 1906 các thiết giáp hạm được đóng theo lớp của nó được gọi là ‘tàu lớp Dreadnought’, và các lớp tàu thiết giáp hạm trước đó được gọi là tàu tiền Dreadnought. Thiết kế của nó có hai tính năng cách mạng: một “vũ khí trên tầu tất cả đều là súng lớn” và động cơ đẩy tua bin hơi nước. Sự xuất hiện của tàu thiết giáp lớp Dreadnought làm đổi mới chạy cuộc chạy đua vũ trang hải quân trên thế giới, chủ yếu là giữa Vương quốc Anh và nước Đức, lớp tàu thiết giáp mới đã trở thành một biểu tượng quan trọng của một cường quốc.

Khái niệm về một con tàu thiết giáp hạm với toàn bộ súng lớn đã được phát triển vài năm trước khi chiếc Thiết giáp hạm Dreadnought được chế tạo. Hải quân Đế quốc Nhật Bản đã bắt đầu đóng một thiết giáp hạm có tất cả súng lớn vào năm 1904, nhưng lại hoàn thành con tàu như là một thiết giáp hạm lớp tiền Dreadnought; Hải quân Hoa Kỳ cũng bắt đầu đóng thiết giáp hạm với tất cả súng lớn. Sự phát triển của Khoa học Kỹ thuật nhanh chóng được ứng dụng vào thời kỳ của thiết giáp hạm Dreadnought. Các kiểu Thiết kế thành công làm tăng nhanh về kích thước của con tầu và người ta đã ứng dụng nhiều cải tiến trong vũ khí, giáp, và động cơ đẩy. Trong thời gian khoảng mười năm sau nữa, các thiết giáp hạm mới lại tiếp tục đánh bại chính bản thân Thiết giáp hạm lớp Dreadnought cũ hơn. Những tàu mới hơn, mạnh hơn được gọi là ?o lớp siêu Dreadnought?. Hầu hết các tàu lớp Dreadnought đã bị tháo dỡ sau khi kết thúc Thế chiến thứ nhất theo các điều khoản của Hiệp ước Hải quân Washington, nhưng rất nhiều các tầu lớp siêu Dreadnought mới tiếp tục phục vụ chiến đấu qua Thế chiến II.

Trong khi việc chế tạo thiết giáp hạm lớp Dreadnought tiêu thụ một lượng rất lớn tài nguyên trong thế kỷ 20, thì chỉ có một trận chiến xảy ra giữa các hạm đội thiết giáp hạm lớp Dreadnought. Đó là Trận Jutland, các lực lượng hải quân Anh và Đức đã giao chiến và kết quả là không có kẻ thắng người thua. Thuật ngữ “thiết giáp hạm lớp Dreadnought” dần dần ít được sử dụng sau Thế chiến I, đặc biệt là sau Hiệp ước Hải quân Washington, tất cả các thiết giáp hạm còn lại đều chia sẻ các đặc điểm của thiết giáp hạm lớp Dreadnought; thuật ngữ này cũng có thể được sử dụng để mô tả tầu tuần dương chiến đấu, một loại tàu khác ra đời từ cuộc cách mạng của chiếc thiết giáp hạm lớp Dreadnought.

Đặc điểm về vũ khí – tất cả các súng lớn của lớp Dreadnought được phát triển trong những năm đầu của thế kỷ 20 khi hải quân tìm cách để tăng hỏa lực và phạm vi chiến đấu của thiết giáp hạm của họ. Đa số các thiết giáp hạm thời tiền Dreadnought có vũ khí chính là bốn khẩu súng hạng 12-inch (305 mm), với vũ khí cấp hai từ 6 -> 18 khẩu cỡ nòng 4,7 inch (119 mm) đến 7,5 inch (191 mm) bắn nhanh, cùng với các vũ khí nhỏ khác. Một số mẫu thiết kế đã có một khẩu đội súng trung gian với cỡ nòng 8-inch (203 mm) súng. Tuy nhiên, vào năm 1903 các đề xuất nghiêm túc cho việc trang bị tất cả các súng lớn đã được lưu hành ở một số nước.

Thiết kế tất cả các súng lớn được bắt gần như đồng thời trong ba lực lượng hải quân. Hải quân Đế quốc Nhật Bản đã ủy quyền việc đóng chiếc Satsuma, nó thiết kế với mười hai súng 12-inch (305 mm) vào năm 1904, nó được đặt lườn tháng 5 năm 1905. Hải quân Hoàng gia Anh bắt đầu thiết kế chiếc thiết giáp hạm HMS Dreadnought trong tháng 1 năm 1905; nó được hạ thủy trong tháng mười của năm đó. Hải quân Hoa kỳ đã đạt được ủy quyền cho chiếc USS Michigan, mang theo tám súng 12-inch tháng 3 năm 1905, nó đã được hạ thủy trong tháng 12 năm 1906.

Việc chuyển sang để thiết kế tất cả các súng lớn đã hoàn thành bởi một loại vũ khí hạng nặng đồng nhất đã tạo những thuận lợi trong cả việc tạo hỏa lực mạnh và kiểm soát bắn. Súng 12-inch (305 mm) mới có hỏa lực tầm xa hơn so với một khẩu súng cỡ nòng 10-inch (254 mm) hoặc 9,2-inch (234 mm).

Khả năng tác xạ tầm xa

Trong những trận hải chiến của những năm 1890 vũ khí quyết định có kích cỡ trung bình, thông thường là từ 6-inch (152 mm), súng có khả năng bắn nhanh và cự ly tương đối ngắn; tác xạ của hải quân rất không chính xác vào mục tiêu ở khoảng cách dài hơn. Ở trong tầm bắn các dãy súng hạng nhẹ có độ chính xác cao và tốc độ bắn nhanh của chúng đã bắn một khối lượng đạn nhiều hơn vào mục tiêu. Tại Trận sông Áp Lục năm 1894, người Nhật đã không nổ súng cho đến khi áp gần tới 3.900 mét (4.300 yd), nhưng hầu hết các cuộc giao tranh xảy ra ở độ xa 2.000 mét (2.200 yd)[8].

Đến đầu năm 1900 các Đô đốc hải quân Anh và Mỹ dự kiến rằng trong tương lai các thiết giáp hạm sẽ tham chiến ở những khoảng cách xa hơn, bởi phạm vi của ngư lôi tăng lên. Năm 1903, Hải quân Mỹ đã đặt hàng một thiết kế ngư lôi có hiệu quả trong vòng 4.000-yard (3.700 m). Các hai đô đốc Anh và Mỹ đều kết luận rằng rất cần thiết để tham chiến với đối phương ở khoảng cách xa hơn. Năm 1900, vị Đô đốc Sir John “Jackie” Fisher, Chỉ huy Hạm đội Hải quân Hoàng gia Anh ở Địa Trung Hải, đã ra lệnh thực tập tác xạ với khẩu súng 6-inch tại khoảng cách 6.000-yard (5.500 m). Vào năm 1904, Trường Cao đẳng Hải quân Hoa Kỳ ( Naval War College) đã xem xét ngư lôi có những ảnh hưởng như thế nào vào các chiến thuật của thiết giáp hạm ở các khoảng cách 7.000-yard (6.400 m) đến 8.000-yard (7.300 m).

Phạm vi tác xạ của các cỡ nòng nhỏ và vừa rất hạn chế, và độ chính xác là không cao ở những khoảng cách xa. Ở khoảng cách xa hơn lợi thế của tốc độ bắn nhanh cũng giảm; độ chính xác của phát bắn phụ thuộc vào sức giật của phát bắn trong loạt bắn trước đó, mà điều này bị hạn chế khi tốc độ bắn là tối ưu.( Nguyên văn – accurate shooting depended on spotting the shell-splashes of the previous salvo, which limited the optimum rate of fire)

Trong những năm đầu của thế kỷ 20 phạm vi hiệu lực của khẩu súng hạng nặng tăng lên. Điều này được cho thấy trong các bài tập tác xạ của năm 1904, và được khẳng định trong chiến đấu trong taị trận hải chiến Tsushima năm 1905.

Thiết giáp hạm có tất cả các cỡ nòng lớn hỗn hợp

800px-HMS_Agamemnon_28190829_profil

Chiếc thiết giáp hạm HMS Agamemnon có hỗn hợp tất cả các cỡ nòng súng to của lớp Lord Nelson. Nó mang bốn khẩu cỡ nòng 12-inch (300 mm) và mười khẩu 9,2-inch (230 mm).

Một cách tiếp cận để làm cho thiết giáp hạm trở nên mạnh hơn là giảm các khẩu đội súng thứ cấp, bổ sung và thay thế chúng bằng súng hạng nặng: thường là 9,2-inch (234 mm) hoặc 10-inch (254 mm). Những con tàu này, được mô tả là ‘tất cả các cỡ nòng súng lớn hỗn hợp’ hoặc sau này được gọi là ?o bán thiết giáp hạm lớp Dreadnought?, bao gồm các lớp thiết giáp hạm của Anh King Edward VII và Lord Nelson , lớp Danton của Pháp, và thiết giáp hạm của Nhật Bản chiếc Satsuma. Quá trình thiết kế cho các con tàu thường bao gồm các cuộc thảo luận về một ‘ tất cả súng lớn có cùng cỡ nòng’ thay thế.

Trong tạp chí xuất bản trong Tháng Sáu 1902 của Viện Hải quân Mỹ có ý kiến của chuyên gia tác xạ hàng đầu của Hải quân Mỹ Giáo sư PR Alger đề xuất một khẩu đội súng chính gồm tám khẩu 12-inch (305 mm) trong tháp súng đôi. Tháng 5 năm 1902, Ủy ban Đóng và Sửa chữa thiết giáp hạm gửi một thiết kế thiết giáp hạm với mười hai khẩu súng 10-inch tại tháp đôi, hai ở cuối và bốn trong mạn tầu. Trung tá. H. C. Poundstone gửi một lá thư tới Tổng thống Roosevelt vào tháng 12 năm 1902 về các tranh cãi cho trường hợp các thiết giáp hạm lớn hơn. Trong phụ lục thư của mình, Poundstone đề xuất một số lượng lớn hơn các súng 11-inch (279 mm) và 9-inch (229 mm) nên được ưu tiên cho một số ít hơn súng 12-inch và 9 inch. Trường cao đẳng Hải quân Hoa kỳ và Cục Đóng và sửa chữa tầu đã phát triển những ý tưởng này trong các nghiên cứu từ năm 1903 đến năm 1905. Các nghiên cứu Wargame bắt đầu vào tháng 7 năm 1903 “cho thấy một thiết giáp hạm trang bị mười hai súng 11-inch hoặc 12-inch được bố trí lục lăng sẽ ngang bằng với ba hoặc nhiều hơn các loại thiết giáp hạm kiểu cũ”

Trong Hải quân Hoàng gia Anh, xu hướng tương tự cũng phát sinh. Một thiết kế cũng được lưu hành trong các năm từ 1902-1903 bởi “một vũ khí mạnh mẽ cho tất cả súng lớn” của hai cỡ nòng, tức bốn khẩu 12-inch và mười hai khẩu 9,2-inch.. ” Tuy nhiên, Bộ Hải quân quyết định đóng thêm ba chiếc lớp King Edwards (Với một hỗn hợp của súng 12-inch, 9,2 inch và 6-inch (152 mm)) trong chương trình đóng tầu hải quân thay thế năm 1903-1904. Khái niệm này đã hồi sinh chương trình 1904-1905, các thiết giáp hạm lớp Lord Nelson . Các hạn chế về chiều dài và chiều rộng phần giữa của con tầu làm người ta phải chế tạo một tháp đơn 9,2-inch thay vì tháp pháo đôi, vì thế một tổ hợp vũ khí cho một con tầu bao gồm bốn súng 12-inch, mười súng 9,2-inch và không có súng 6-inch. Người tạo ra thiết kế này, J.H. Narbeth, gửi một bản vẽ hiển thị một hệ thống vũ khí gồm mười hai khẩu súng 12-inch, nhưng Hải quân Anh đã không được chuẩn bị để chấp nhận điều này. Một phần của lý do cho quyết định giữ lại các khẩu súng cỡ nòng hỗn hợp, đây là sự cần thiết để bắt đầu việc đóng tàu nhanh chóng vì tình hình căng thẳng do cuộc chiến tranh Nga-Nhật. ( Anh lúc này đang pro Nhật để chống Nga, trong trường hợp Nhật thua Anh sẵn sàng thế chỗ để chiến tiếp)

Chuyển sang thiết kế tất cả các súng đều lớn

Việc thay đổi súng cỡ nòng 6-inch (152 mm) hoặc 8-inch (203 mm) sang các loại súng có cỡ nòng 9,2-inch (234 mm) hoặc 10-inch (254 mm) đã cải thiện sức mạnh nổi bật của một thiết giáp hạm, đặc biệt tại phạm vi tác xạ xa hơn. Tuy nhiên, việc thống nhất trang bị các súng hạng nặng cũng mang lại nhiều lợi ích khác. Một lợi thế có được là hậu cần đơn giản. Khi Hoa Kỳ xem xét liệu có nên bố trí cỡ nòng hỗn hợp làm vũ khí chính cho lớp South Carolina, ví dụ, Các nhà thiết kế William Sims và Homer Poundstone nhấn mạnh những ưu điểm của tính đồng nhất trong việc cung cấp đạn dược và chuyển đổi các pháo thủ từ các các khẩu súng không sử dụng để thay thế các pháo thủ bị thương.

Một khẩu súng cỡ nòng thống nhất có nghĩa là việc điều khiển hỏa lực sẽ được tinh gọn. Các nhà thiết kế Thiết giáp hạm lớp Dreadnought ưa thích một thiết kế có tất cả các súng lớn vì có nghĩa là chỉ có một tập hợp các tính toán về điều chỉnh phạm vi tác xạ của súng. Một số nhà sử học ngày nay cho rằng một tầm cỡ thống nhất là đặc biệt quan trọng vì nguy cơ gây nhầm lẫn giữa splashes của đạn 12-inch (305 mm) và súng nhỏ hơn được thực hiện chính xác khác nhau, và điều này gây ra khó khăn. Tuy nhiên, quan điểm này gây tranh cãi, việc kiểm soát bắn vào năm 1905 đã không đủ tiên tiến để sử dụng các kỹ thuật bắn salvo và chúng tạo ra sự nhầm lẫn quan trọng, và sự nhầm lẫn của đạn splashes dường như không trở thành mối quan tâm của những người làm việc thiết kế súng lớn. Tuy nhiên, khả năng đụng độ ở khoảng xa là điều rất quan trọng trong việc quyết định rằng khẩu súng nặng nhất có thể phải trở thành tiêu chuẩn, vì thế súng 12-inch (305 mm) chứ không phải súng 10-inch (254 mm) đã được lựa chọn.

Hơn nữa, các thiết kế mới hơn của súng 12-inch có tốc độ bắn tăng lên đáng kể, và chúng loại bỏ các lợi thế trước đây mà súng có cỡ nòng nhỏ hơn có được. Năm 1895, một khẩu súng 12-inch có thể bắn một phát đạn trong mỗi bốn phút, vào năm 1902, hai phát đạn trong mỗi phút được coi là bình thường. Trong tháng 10 năm 1903, kiến trúc sư hải quân Vittorio Cuniberti xuất bản một bài báo trong tạp chí tầu chiến Jane ” Một chiến hạm lý tưởng cho Hải quân Anh” là một tàu thiết giáp hạm có trọng tải 17.000 tấn mang vũ khí chính là mười hai khẩu súng 12-inch, được bảo vệ bởi lớp giáp dày 12 inch, và có một tốc độ 24 knots (28 mph/44 km / h). Ý tưởng của Cuniberti mà ông đã đề nghị cho lực lượng hải quân của nước mình, chiếc thiết giáp hạm Regia Marina là sử dụng súng 12-inch mới có tốc độ bắn cao để tạo ra một sự tàn phá nhanh chóng bắn từ các khẩu súng hạng nặng để thay thế ?o cơn mưa đạn ?o từ vũ khí nhẹ. Một ý tưởng tương tự phát sinh ở phía Nhật Bản về việc phải mang những súng hạng nặng hơn; tại Tsushima, đạn của người Nhật Bản có một tỷ lệ thuốc nổ cao hơn bình thường, và đã kích phát nổ khi tiếp xúc tới tầu địch hơn là bắn đạn xuyên giáp. Tốc độ tăng của phát bắn đặt nền móng cho những tiến bộ tương lai trong việc điều khiển hỏa lực.

Chế tạo chiếc thiết giáp hạm lớp Dreadnought đầu tiên

Chiếc HMS Dreadnought của Hải quân Hoàng gia Anh, chiếc Thiết giáp hạm lớp Dreadnought đầu tiên của thế giới

Chiếc HMS Dreadnought của Hải quân Hoàng gia Anh, chiếc Thiết giáp hạm lớp Dreadnought đầu tiên của thế giới

Tại Nhật Bản, hai thiết giáp hạm của Chương trình 1903-1904 những chiếc đầu tiên trên thế giới được đặt với tất cả các súnglớn, với tám khẩu 12-inch (305 mm). Tuy nhiên, giáp của các thiết kế này được coi là quá mỏng, điều này đòi hỏi một sự sửa chữa thiết kế đáng kể. Các áp lực tài chính của Chiến tranh Nga-Nhật và nguồn cung cấp súng 12-inch mà người Nhật phải được nhập khẩu từ Anh-có nghĩa là các tàu được hoàn thành theo một hỗn hợp của súng 12-inch và 10-inch (254 mm). Việc thiết kế 1903-1904 cũng giữ lại động cơ hơi nước truyền thống ba lần mở rộng, không giống như Thiết giáp hạm lớp Dreadnought.

Bước đột phá của thiết giáp hạm lớp Dreadnought xảy ra ở Anh trong tháng 10 năm 1905. các con tầu mới First Sea Lord, Jackie Fisher từ lâu đã là một lời biện hộ của công nghệ mới trong Hải quân Hoàng gia và gần đây đã thuyết phục được ý tưởng về một thiết giáp hạm với tất cả các súng lớn. Fisher thường được ghi nhận là tác giả của thiết giáp hạm lớp Dreadnought và là cha của hạm đội vĩ đại gồm các thiết giáp hạm lớp Dreadnought của Anh quốc, một ấn tượng làm nổi bật bản thân ông rất nhiều. Tuy nhiên, quan tâm chính của Fisher lại ở trong việc phát triển tuần dương hạm chiến đấu (battle cruiser) chứ không phải là thiết giáp hạm.

Ngay sau khi nhậm chức, Fisher thiết lập một Uỷ ban về thiết kế để xem xét về tương lai của thiết giáp hạm và tàu tuần dương hạm bọc thép. Nhiệm vụ đầu tiên của Ủy ban là xem xét một thiết giáp hạm mới. Các đặc điểm kỹ thuật cho các tàu chiến mới là một hệ thống pháo đối hạm chính 12-inch và không có các cỡ nòng trung gian, và có tốc độ 21 knot (39 km / h) nhanh hơn hai hoặc ba hải lý / h so với thiết giáp hạm hiện có. Các mẫu thiết kế ban đầu dự định đặt mười hai khẩu súng 12-inch, mặc dù có khó khăn trong việc định vị các khẩu súng làm cho viên kỹ sư trưởng đã có một giai đoạn muốn quay trở lại với cấu trúc gồm bốn khẩu súng 12-inch với mười sáu hay mười tám khẩu 9,2-inch (234 mm). Sau một đánh giá đầy đủ các báo cáo của trận hải chiến Tsushima được viết bởi một người quan sát chính thức, Thuyền trưởng William Christopher Pakenham, Ủy ban chọn giải pháp chính gồm mười súng 12-inch, cùng với 22 khẩu 12 pounder như vũ khí thứ cấp của con tầu. Ủy ban cũng đã chấp nhận ý tưởng phiêu lưu cho chiếc Thiết giáp hạm lớp Dreadnought khi sử dụng động cơ đẩy tua bin hơi nước. Đây là điều chưa từng dược ứng dụng trong một thiết giáp hạm lớn. Hiệu quả lớn hơn của các tua bin có nghĩa là tốc độ 21-knot (24 mph/39 km / h) được thiết kế cho một con tàu sẽ làm nó nhỏ hơn và rẻ hơn nếu động cơ piston động cơ được sử dụng. Công việc đóng tầu được diễn ra trong một tốc độ nhanh đáng kể; lườn tàu của nó đã được đặt vào ngày 02 Tháng 10 Năm 1905, nó đã được hạ thủy ngày 10 Tháng 2 năm 1906, và được hoàn tất vào ngày 03 Tháng 10 năm 1906 và thể hiện một cách ấn tượng trình độ của nền công nghiệp của Anh.

Thiết giáp hạm lớp Dreadnought đầu tiên của Hoa kỳ là hai tầu lớp South Carolina. Kế hoạch chi tiết để chúng đi vào hoạt động trong Tháng Bảy-Tháng 11 năm 1905, và được chuẩn y bởi Hội đồng Đóng và Sửa chữa tầu ngày 23 tháng 11 1905. Tuy nhiên, tốc độ đóng tầu rất chậm; chi tiết kỹ thuật được chuyển giao cho các nhà thầu vào ngày 21 tháng ba năm 1906, các hợp đồng được ký ngày 21 tháng 7 1906 và hai tàu đã được hạ thủy trong tháng 12 năm 1906, sau khi Thiết giáp hạm lớp Dreadnought được hoàn tất.

Thiết kế

Các nhà thiết kế của tàu Dreadnought tìm cách tăng các lớp giáp bảo vệ, tốc độ, và hỏa lực mạnh nhất có thể trong một con tàu có kích thước thực tế và chi phí giới hạn. Các dấu hiệu của thiết giáp hạm Dreadnought là hệ thống vũ khí tất cả đều là súng lớn, nhưng chúng cũng có giáp nặng tập trung chủ yếu trong một vành đai dày trên mực nước và có một hoặc nhiều sàn bọc thép. Ngoài ra, hệ thống kiểm soát vũ khí, kiểm soát bắn, thiết bị chỉ huy, bảo vệ chống ngư lôi đều được chứa ở trong vào thân tàu.

Hệ quả tất yếu của nhu cầu cho tốc độ lớn hơn nữa, sức mạnh nổi bật, và sức chịu đựng có nghĩa là phải chế tạo tầu có trọng tải lớn hơn nữa với chi phí cho các tàu lớp Dreadnought có xu hướng ngày càng tăng. Hiệp ước Hải quân Washington năm 1922 đặt ra một giới hạn 35.000 tấn cho một chiếc thiết giáp hạm. Trong những năm tiếp theo một số thiết giáp hạm theo hiệp ước đã được thiết kế và đóng theo hạn chế này. Nhật Bản quyết định rút khỏi Hiệp ước trong những năm 1930, và đến Thế chiến thứ hai làm cho giới hạn này bị vô hiệu.

Trang bị vũ khí

Một thiết kế của Bellerophon hiển thị phân phối vũ khí trang bị của tàu Dreadnought đầu của Anh. Các khẩu súng chính được đặt ở trong các tháp đôi, với hai trên các cánh; pin ánh sáng thứ hai là tập trung quanh các cấu trúc thượng tầng.

Một thiết kế của Bellerophon hiển thị phân phối vũ khí trang bị của tàu Dreadnought đầu của Anh. Các khẩu súng chính được đặt ở trong các tháp đôi, với hai trên các cánh; pin ánh sáng thứ hai là tập trung quanh các cấu trúc thượng tầng.

Thiết giáp hạm lớp Tegetthoff (SMS Szent István (1914)) với hai tầng "ba tháp súng"Với bố trí này con tàu có thể duy trì toàn bộ hỏa lực chính của mình vào một tàu của đối phương.

Thiết giáp hạm lớp Tegetthoff (SMS Szent István (1914)) với hai tầng “ba tháp súng”Với bố trí này con tàu có thể duy trì toàn bộ hỏa lực chính của mình vào một tàu của đối phương.

Tàu Dreadnought được gắn một loạt các khẩu súng có cùng cỡ nòng, kích thước, và sắp xếp khác nhau giữa thiết kế. Thiết giáp hạm lớp Dreadnought mang mười súng 12-inch (305 mm). Súng 12-inch đã được tiêu chuẩn cho hầu hết các lực lượng hải quân trong thời tiền Dreadnought và điều này tiếp tục trong thế hệ đầu tiên của thiết giáp hạm Dreadnought. Hải quân Đế quốc Đức là một ngoại lệ, họ tiếp tục sử dụng súng 280-mm (11,0 in) trong lớp tàu Dreadnought đầu tiên, các tầu lớp Nassau.

Tàu Dreadnought cũng mang vũ khí nhẹ. Nhiều tàu Dreadnought đầu mang một vũ khí thứ cấp là loại súng rất nhẹ được thiết kế để chống đỡ các kẻ thù là tàu phóng ngư lôi. Tuy nhiên, tầm cỡ và trọng lượng của vũ khí thứ cấp có xu hướng tăng vì tầm xa của ngư lôi và sức mạnh của tàu khu trục dự kiến cũng sẽ tăng lên. Từ khi kết thúc Thế chiến thứ nhất trở đi, thiết giáp hạm cũng đã được trang bị vũ khí chống máy bay, điển hình là một số lượng lớn súng nhẹ.

Tàu Dreadnought cũng rất thường xuyên tiến hành ống phóng ngư lôi bản thân mình. Về lý thuyết, một dòng thiết giáp hạm được trang bị để có thể mở ra một volley tàn phá của quả ngư lôi trên một dòng kẻ thù hấp một khóa học song song. Trong thực tế, quả ngư lôi bắn từ thiết giáp hạm bắn trúng rất ít, trong khi có một nguy cơ là một ngư lôi được lưu trữ sẽ gây ra một vụ nổ nguy hiểm nếu trúng hỏa lực đối phương.

Vị trí của vũ khí chính

Hiệu quả của súng phụ thuộc một phần vào cách bố trí của tháp pháo. Thiết giáp hạm lớp Dreadnought và các con tàu của Anh ngay sau đó nó có năm tháp pháo: hai phía trước và một phía sau trên trục dọc của con tàu, và hai trong bên cạnh của các cấu trúc thượng tầng. Điều này cho phép ba tháp pháo có thể bắn về phía trước và bốn chiếc có thể bắn từ bên mạn. Các chiếc lớp Nassau và Helgoland tức là lớp tàu Dreadnought Đức đã sử dụng một hệ thống bố trí hình lục giác, với một tháp pháo phía trước và phía sau, và mỗi tháp ở bốn cánh, điều này có nghĩa là nhiều súng hơn nữa có thể bắn cùng lúc, nhưng cùng chỉ cùng một số súng có thể bắn về phía trước hoặc bên cạnh như với Thiết giáp hạm lớp Dreadnough.

Lớp Dreadnought được thử nghiệm với thiết kế bố trí khác nhau. Tầu lớp Sao Hải Vương có các tháp canh so le, do đó tất cả mười khẩu súng có thể bắn về một cạnh, một tính năng cũng được sử dụng bởi tầu lớp Kaiser của người Đức. Điều này tuy nhiên lại làm cho các phát bắn gây thiệt hại đến các bộ phận của con tàu và tạo áp lực một cách khủng khiếp vào khung của con tàu.

Nếu tất cả các tháp pháo được trên trục dọc của con tàu, thì sau đó áp lực vào khung của con tàu sẽ là tương đối thấp. Bố trí này cũng có nghĩa rằng toàn bộ các khẩu súng chính có thể bắn mạn tầu, điều đó cũng có nghĩa là thân tàu sẽ bền hơn, điều đó đặt ra một số thách thức cho các nhà thiết kế; một thân tầu dài hơn cần nhiều giáp hơn để có được bảo vệ tương đương, và giáp cho các kho đạn dự trữ cho mỗi tháp pháo cùng với sự phân bố của nồi hơi và động cơ. Chính vì những lý do này mà chiếc HMSAgincourt,tTrong đó có một kỷ lục là có tới mười bốn khẩu súng 12-inch trong bảy tháp pháo theo trục dọc đã không được coi là một thiết kế thành công.

Một bố trí súng được coi là hiệu quả nhất cuối cùng đã được chấp nhận như là tiêu chuẩn. Bố trí này bao gồm việc để một hoặc hai tháp pháo ở trên cao để có thể bắn qua một tháp pháo khác ngay lập tức về phía trước hoặc ơ? phía sau chúng. Hải quân Hoa Kỳ đã ứng dụng tính năng này vào các tàu lớp Dreadnought đầu tiên của họ vào năm 1906, nhưng những nước khác chậm hơn để ứng dụng bố trí này. Cũng như các bố trí khác cách bố trí này cũng có nhược điểm. Ban đầu, người ta quan tâm về tác động của phát nổ của các khẩu súng chính lên trên chiếc tháp pháo thấp hơn. Nâng tháp pháo lên cao cũng làm nâng cao trung tâm trọng lực của con tàu, và nó có thể làm giảm sự ổn định của tàu. Tuy nhiên, cách bố trí này làm con tầu sử dụng một cách tốt nhất các hỏa lực có sẵn từ một số pháp pháo cố định, và cuối cùng đã được phần lớn các quốc gia trên thế giới chấp nhận. Hải quân Hoa Kỳ ứng dụng superfiring vào các tầu lớp South Carolina, và cách bố trí cũng đã được sử dụng ở Hải quân Hoàng gia với lớp tầu Orion tại năm 1910, vì vậy tại thế chiến II superfiring hoàn toàn là tiêu chuẩn.

Ban đầu, tất cả các tàu lớp Dreadnought có hai khẩu súng cho một tháp pháo. Tuy nhiên, một trong những giải pháp cho vấn đề bố trí tháp pháo là đặt ba hoặc thậm chí bốn khẩu súng trong mỗi tháp pháo. Ít tháp pháo hơn có nghĩa là con tàu có thể ngắn hơn, hoặc có thể dành nhiều không gian hơn cho máy móc. Mặt khác, bố trí này còn có ý nghĩa là trong trường hợp khi kẻ thù phá hủy một tháp pháo, một số lượng lớn hơn súng chính sẽ bị loại khỏi chiến đấu. Nguy cơ những chấn động từ một phát bắn của khẩu súng nàycó thể làm ảnh hưởng và giảm tốc độ bắn của những khẩu khác trong cùng một tháp pháo. Các quốc gia đầu tiên ứng dụng tháp pháo ba súng là Italy, với lớp tầu Dante Alighieri, Ngay sau đó là Nga với lớp tầu Gangut, Áo-Hung với lớp tầu Tegetthoff, và Hoa Kỳ với lớp Nevada. Hải quân Hoàng gia Anh đã không ứng dụng các thiết giáp hạm với tháp pháo ba súng cho đến sau Thế chiến thứ nhất với lớp tầu Nelson. Một số mẫu thiết kế sau đó được sử dụng để lắp những tháp pháo có tới bốn súng, bao gồm lớp King George V của Anh và lớp Richelieu của Pháp.

Thiết giáp hạm lớp Gangut của Nga với tháp pháo ba súng chính

Thiết giáp hạm lớp Gangut của Nga với tháp pháo ba súng chính

Chiếc Thiết giáp hạm USS Nevada của Hoa kỳ với tháp pháo ba súng chính

Chiếc Thiết giáp hạm USS Nevada của Hoa kỳ với tháp pháo ba súng chính

Chiếc Thiết giáp hạm HMS King Geoge của Anh với tháp pháo bốn súng chính

Chiếc Thiết giáp hạm HMS King Geoge của Anh với tháp pháo bốn súng chính

Sức công phá của súng chính và cỡ nòng

Thay vì cố gắng để đặt nhiều khẩu súng hơn nữa lên tàu, người ta có thể dùng cách tăng sức công phá của mỗi súng. Giải pháp này có thể thực hiện bằng cách tăng cỡ nòng hoặc là tăng trọng lượng của viên đạn và do đó trọng lượng của vỏ, hoặc bằng cách kéo dài nòng súng để tăng vận tốc đầu nòng. Hoặc ra các cơ hội để tăng phạm vi tác xạ và khả năng xuyên giáp của viên đạn.

Cơ chế hoạt động của vũ khí chính của thiết giáp hạm lớp Dreadnought, dựa trên Anh súng 15-inch được sử dụng trên siêu tàu Dreadnought

Cơ chế hoạt động của vũ khí chính của thiết giáp hạm lớp Dreadnought, dựa trên Anh súng 15-inch được sử dụng trên siêu tàu Dreadnought

Cả hai phương pháp trên đều tạo ra những lợi thế và bất lợi, đương nhiên là khi tốc độ đầu nòng lớn hơn thì nói chung là nòng súng sẽ phải chịu nhiều lực hơn. Khi nổ súng, nòng súng sẽ bị mài mòn và mất đi độ chính xác và cuối cùng người ta phải thay thế chúng. Đôi khi đây lại là cả một vấn đề khi Hải quân Mỹ xem xét một cách nghiêm túc để chấm dứt thực hành bắn súng hạng nặng vào năm 1910 vì những mài mòn của nòng súng. Các nhược điểm của súng nặng hơn gồm hai phần: đầu tiên, các tháp pháo và các khẩu súng được yêu cầu trở nên nặng hơn nữa; và thứ hai là đạn trở lên nặng hơn và tốc độ chậm và phải bắn ở một góc độ cao hơn cho cùng một phạm vi tác xạ, và chính góc bắn cao hơn này có thể làm ảnh hưởng đến thiết kế của tháp pháo. Tuy nhiên, lợi thế lớn của việc tăng cỡ nòng là phát đạn nặng hơn sẽ làm giảm bớt sức cản của không khí, và do đó tạo ra được sức xuyên phá lớn hơn ở tầm xa.

Lực lượng hải quân của các quốc gia khác nhau tiếp cận cách nâng cỡ nòng súng một cách khác nhau. Hải quân Đức thường sử dụng một cỡ nòng nhẹ hơn so với các thiết giáp hạm có trọng tải tương đương như của Anh, ví dụ: người Đức sử dụng cỡ nòng tiêu chuẩn là 12-inch (305 mm) trong khi cỡ nòng tiêu chuẩn của người Anh lại là 13,5-inch (343 mm). Tuy nhiên, do công nghệ luyện kim luyện kim của Đức tốt hơn nên súng 12-inch Đức của người Đức được cho là tốt hơn súng 12-inch của Anh về trọng lượng của viên đạn và vận tốc đầu nòng; và vì súng của Đức nhẹ hơn súng 13,5-inch của Ang nên tàu của Đứ có khả năng mang được nhiều giáp hơn.

Tuy nhên nói chung cỡ của súng chính có xu hướng tăng. Trong Hải quân Hoàng gia Anh lớp tầu Orion ra mắt năm 1910 sử dụng mười súng 13,5-inch, tất cả theo trục trung tâm của tầu; lớp Queen Elizabeth ra mắt năm 1913, sử dụng tám súng 15-inch (381 mm). Trong tất cả các lực lượng hải quân, cỡ nòng súng có xu hướng tăng lên và số lượng súng có xu hướng giảm đi để bù đắp trọng lượng bị tăng. Các khẩu súng trở nên ít hơn có nghĩa là việc bố trí chúng trở nên đơn giản hơn, và giải pháp định vị tháp pháo ở trục trung tâm hoàn toàn trở thành là tiêu chuẩn.

Một bước thay đổi xa hơn được lên kế hoạch cho việc thiết kế thiết giáp hạm được đặt ra vào cuối Thế chiến I, lớp thiết giáp hạm Nagato năm 1917 sử dụng súng 16-inch (406 mm), sau đó cỡ nòng này đã nhanh chóng xuất hiện ở Hải quân Mỹ với lớp tầu Colorado. Cả Anh và Nhật Bản đã lập kế hoạch để chế tạo thiết giáp hạm trang bị súng có cỡ nòng 18-inch (457 mm), trường hợp của người Anh là lớp tầu N3. Tuy nhiên với Hiệp ước Hải quân Washington thì có nghĩa là những khẩu súng khổng lồ trong kế hoạch này của họ không bao giờ ra khỏi bản vẽ.

Chiêc thiết giáp hạm Nagato của Nhật Bản với các súng chính có cỡ nòng lên tới 16 in

Chiêc thiết giáp hạm Nagato của Nhật Bản với các súng chính có cỡ nòng lên tới 16 in

Chiêc thiết giáp hạm Colorado của Hoa kỳ với các súng chính có cỡ nòng lên tới 16 in

Chiêc thiết giáp hạm Colorado của Hoa kỳ với các súng chính có cỡ nòng lên tới 16 in

Chiêc thiết giáp hạm Vanguard, chiếc dùng những nòng dự bị của chiếc Queen Elizabet làm nòng súng chính của mình.

Chiêc thiết giáp hạm Vanguard, chiếc dùng những nòng dự bị của chiếc Queen Elizabet làm nòng súng chính của mình.

Chiếc Đại chiến hạm Yamato của Nhật Bản, chiếc thiết giáp hạm có súng chính với cỡ nòng khủng nhất thế giới, vào khoảng 18 in (460 mm)

Chiếc Đại chiến hạm Yamato của Nhật Bản, chiếc thiết giáp hạm có súng chính với cỡ nòng khủng nhất thế giới, vào khoảng
18 in (460 mm)

Hiệp ước Hải quân Washington hạn chế súng của thiết giáp hạm có cỡ nòng tối đa là 16-inch (410 mm). Sau đó hiệp ước quốc tế duy trì giới hạn này, mặc dù có những quốc gia cũng đã đề xuất các phương án giảm cỡ nòng súng chính tối đa xuống còn 11, 12, hoặc 14 inch đã. Chiếc thiết giáp hạm duy nhất phá bỏ các giới hạn của Hiệp ước Hải quân là thiết giáp hạm Yamato của người Nhật, được khởi công vào năm 1937 (sau khi hiệp ước hết hạn), trong đó có súng chính cỡ 460 mm (18,1 in). Vào giữa thế chiến II, Anh đã làm sử dụng súng 15-inch được giữ như là dự trữ cuả lớp tàu Queen Elizabet để làm vũ khí cho chiếc thiết giáp hạm cuối cùng cùa Anh, chiếc Vanguard

Một số thiết kế trong thời kỳ chiến tranh thế giới II được soạn thảo với đề xuất chuyển theo hướng trang bị những vũ khí khổng lồ, dự án thiết kế H-43 và H-44 của người Đức đề xuất súng 508-mm (20 in), và có bằng chứng Hitler muốn có súng có cỡ nòng lên tới 609-mm (24 in); Mẫu thiết kế ?oSuper Yamato” của Nhật bản cũng đề xuất súng có cỡ nòng lên tới 508 mm. Không dự án nào trong số những đề nghị đó đi được xa hơn công việc thiết kế rất sơ bộ.

Súng phụ

Các tàu Dreadnought đầu tiên có xu hướng trang bị một vũ khí rất nhẹ trung nhằm bảo vệ chúng khỏi tàu phóng ngư lôi. Thiết giáp hạm lớp Dreadnought mang súng 12-pounder; mỗi khẩu trong số 22 khẩu 12-pounder của nó có thể bắn ít nhất 15 phát một phút vào bất kỳ tàu phóng ngư lôi nào đang tiến hành cuộc tấn công. Chiếc thiết giáp hạm South Carolinas và những tàu lớp Dreadnought đầu tiên của Mỹ được trang bị tương tự. Ở giai đoạn này, tàu phóng ngư lôi được dự kiến sẽ hoạt động một cách riêng rẽ với bất cứ hạm đội nào. Vì vậy, không có cần phải bọc giáp cho súng phụ, hoặc để bảo vệ thủy thủ đoàn từ hiệu ứng nổ của những phát băn của súng chính. Trong bối cảnh đó, các khẩu súng hạng nhẹ có xu hướng được đặt ở vị trí cao không bọc giáp ở trên tàu để giảm thiểu trọng lượng và tối đa hóa tầm xạ kích.

Súng chống tầu phóng ngư lôi cỡ nòng 12-pounder được gắn trên nóc tháp pháo của một chiếc Thiết giáp hạm lớp Dreadnought

Súng chống tầu phóng ngư lôi cỡ nòng 12-pounder được gắn trên nóc tháp pháo của một chiếc Thiết giáp hạm lớp Dreadnought

Trong vòng một vài năm sau, mối đe dọa chủ yếu lại đến từ tàu khu trục, chúng lớn hơn, nhiều vũ khí mạnh, và khó tiêu diệt hơn tàu phóng ngư lôi. Kể từ lúc này mối nguy hiểm từ tàu khu trục là rất nghiêm trọng, người ta phải tính làm sao để một phát bắn từ vũ khí thứ cấp của một chiếc thiết giáp hạm cũng đủ để đánh chìm (thay vì chỉ đơn thuần là gây thiệt hại) cho bất cứ tầu khu trục nào đang tấn công. Tàu khu trục, khác với tàu phóng ngư lôi, được dự kiến để tấn công như một phần của cùng tham chiến với hạm đội, do đó, người ta lại thấy cần thiết cho việc bọc giáp cho các khẩu đội súng phụ để bảo vệ chúng chống lại các mảnh văng từ đạn súng hạng nặng, và ảnh hưởng từ tiếng nổ của súng chính. Ý tưởng bọc giáp cho vũ khí thứ cấp được phát triển bởi lực lượng hải quân Đức từ những chiếc đầu tiên, ví dụ chiếc Nassau, có mười hai súng 150-mm (5,9 in) và mười sáu súng 88-mm (3,45 in), và các lớp thiết giáp hạm lớp Dreadnought sau đó cũng có số vũ khí phụ tương tự. Những khẩu súng nặng hơn có xu hướng được đặt trong các ổ súng bọc théo trên boong chính. Hải quân Hoàng cũng phải tăng cường trang bị vũ khí thứ cấp như đầu tiên là súng 12 pounder tương đương với súng 4-inch (100 mm) và sau đó là súng 6-inch (150 mm), được bắt đầu tiêu chuẩn tại đầu của Thế chiến I; Hoa Kỳ tiêu chuẩn hóa súng 5-inch (130 mm) cho chiến tranh nhưng lên kế hoạch lắp súng 6-in cho những tàu chỉ được thiết kế sau đó.

Các khẩu đội súng thứ cấp cũng phục vụ một số nhiệm vụ khác. Người ta hy vọng rằng một quả đạn cỡ nòng trung bình có thể bắn trúng vào một điểm nhạy cảm trên hệ thống điều khiển bắn của một thiết giáp hạm lớp Dreadnought của đối phương. Ngoài ra, người ta cảm thấy rằng các vũ khí thứ cấp có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc nổ súng từ một tàu tuần dương để tấn công một thiết giáp hạm đã bị thương của đối phương.

Thiết giáp

Chiếc thiết giáp hạm HMS Bellerophon cho thấy một chương trình bảo vệ điển hình của thiết giáp hạm lớp Dreadnought, với các lớp giáp rất dày bảo vệ tháp pháo, kho đạn và các khoảng không gian cho động cơ nhỏ đi, cũng nên lưu ý các khoang được chia dưới mực nước để giảm nguy cơ tầu chìm.

Chiếc thiết giáp hạm HMS Bellerophon cho thấy một chương trình bảo vệ điển hình của thiết giáp hạm lớp Dreadnought, với các lớp giáp rất dày bảo vệ tháp pháo, kho đạn và các khoảng không gian cho động cơ nhỏ đi, cũng nên lưu ý các khoang được chia dưới mực nước để giảm nguy cơ tầu chìm.

Phần lớn tải trọng của một chiếc thiết giáp hạm lớp Dreadnought chính là các lớp giáp của nó. Các nhà thiết kế đã dành nhiều thời gian và nỗ lực để tạo ra sự bảo vệ tốt nhất có thể cho tàu của họ để chống lại các loại vũ khí khác nhau mà chúng sẽ phải đối mặt. Tuy nhiên trọng lượng bao giờ cũng chỉ được dành cho việc bảo vệ mà không làm ảnh hưởng đến tốc độ, hỏa lực hoặc seakeeping.

Phần trung tâm được bọc giáp

Phần lớn giáp của tầu lớp Dreadnought tập trung xung quanh thành tầu, đây có thể coi là một khối hộp với bốn bức tường bọc thép và một chiếc mái bọc thép bao xung quanh các bộ phận quan trọng nhất của con tàu. Các cạnh của chiếc hộp thép này ” là vành đai thiết giáp” của con tầu, chúng bắt đầu ở phần thân tàu ở phía trước của tháp pháo trước và chạy tới tận phía sau của tháp pháo sau. Đến cuối chúng tạo thành hai vách ngăn bọc thép từ mũi đến phía đuôi và kéo dài giữa các phần cuối của vành đai giáp. Phần mái của hộp là một sàn bọc thép. Khoảng không gian trong chiếc hộp bọc thép này chính là khu vực để nồi hơi, động cơ, và các kho đạn dành cho các súng chính. Một phát đạn bắn vào bất kỳ điểm nào của các hệ thống này có thể làm tê liệt hoặc phá hủy tàu. Sàn của chiếc hộp bọc thép này chính là phần thân phía dưới của con tàu, và không được bọc thép.

Các tàu lớp Dreadnought đầu tiên được thiết kế để gia nhập một trận chiến đối hạm chống lại các thiết giáp hạm khác ở phạm vi lên đến 10.000 yd (9.100 m). Trong cuộc chiến kiểu này, đạn sẽ bay trên một quỹ đạo tương đối thẳng, và đầu đạn sẽ đập vào xung quanh phần trên mực nước và có thể gây thiệt hại nghiêm trọng cho con tàu. Vì lý do này, các tàu lớp Dreadnought đầu tiên có lớp giáp được tập trung thành một vành đai dày xung quanh đường mực nước; đai giáp này có độ dày vào khoảng 11 inch (280 mm). Phía sau vành đai này người ta thường bố trí kho nhiên liệu – than của con tàu với mục đích tiếp tục bảo vệ khoàng không kỹ thuật cùa nó (phần động cơ ?” hầm máy). Kiểu tấn công như thế này tạo ra ít thiệt hại gián tiếp đến những phần quan trọng của tàu. Một phát đạn chạm đúng vào vành đai giáp và phát nổ có thể làm các mảnh đạn bay theo mọi hướng. Những mảnh vỡ này là rất nguy hiểm nhưng có thể bị chặn lại bởi lớp giáp mỏng hơn những lớp giáp cần thiết để chặn một phát đạn xuyên giáp chưa nổ. Để bảo vệ phần phía trong của con tàu từ các mảnh vỡ của được viên đạn phát nổ trên các cấu trúc thượng tầng, người ta dùng giáp thép mỏng hơn nhiều lần so với lớp giáp ở sàn tàu.

Trong khi lớp giáp dày nhất được dành riêng cho phần hộp trung tâm tại tất cả các thiết giáp hạm, một số lực lượng hải quân trên thế giới cũng sử dụng một vành đai mỏng bọc thép và sàn bọc thép kéo dài để che phần đầu của con tàu, hoặc mở rộng vành đai bọc thép mỏng lên bên ngoài của thân tàu. Thiết kế giáp mỏng dần được sử dụng bởi hải quân của các nước cường quốc Châu Âu như Anh, Đức và Pháp. Sự sắp xếp này đã tạo ra một lớp giáp cho một phần lớn hơn nữa cho con tàu; cho các tàu lớp Dreadnought đầu tiên, khi đạn có sức công phá lớn vẫn được coi là một mối đe dọa lớn, đây là một điều hữu ích. Tuy nhiên, sau đó người ta lại có xu hướng tạo một vành đai chính là rất ngắn, chỉ bảo vệ một dải mỏng phía trên đường nước, một số lực lượng hải quân thấy rằng khi tàu Dreadnought của họ đã trở nên quá tải, vành đai giáp bị hoàn toàn ngập nước. Đề án lựa chọn thay thế là “Bảo vệ tất cả hoặc không có gì bảo vệ – all or nothing protection scheme”, được phát triển bởi Hải quân Hoa kỳ. Vành đai giáp được chế tạo cao và dày, nhưng không phải được chạy dài tới tận các phần cuối của con tàu hoặc bọc giáp cả các sàn trên. Tầng thiết giáp cũng dày lên. Dự án ?oBảo vệ tất cả hoặc không có gì bảo vệ? tạo ra một sự bảo vệ hiệu quả hơn để chống lại các cuộc đụng độ ở tầm xa ở tầu thiết giáp hạm lớp Dreadnought và đã được ứng dụng ở cả bên ngoài Hải quân Mỹ sau Thế chiến I.

Trong quá trình tiến hóa của thiết giáp hạm lớp Dreadnought này, đề án đổi áo giáp đã phản ánh nguy cơ lớn hơn từ những phát bắn ở tầm xa, và mối đe dọa ngày càng tăng từ bom xuyên giáp được thả từ máy bay. Những thiết kế sau này có độ dày của lớp giáp thép lớn hơn ở phần boong trên của con tàu; chiếc Yamato có một vành đai giáp chính dày 16-inch (410 mm), nhưng đồng thời cũng có một boong bọc thép dày 9 inch (230 mm).

Bảo vệ phần dưới mực nước và phần đáy

Yếu tố cuối cùng của đề án bảo vệ các tàu Dreadnought đầu tiên là các phân đáy tàu phần ở dưới mực nước thành nhiều các khoang kín nước. Nếu thân tàu bị xuyên qua bởi đạn nổ, thủy lôi, ngư lôi, hoặc va chạm, về mặt lý thuyết, chỉ có một khu vực bị ngập nước và tàu chiến có thể sống sót. Để thực hiện giải pháp này thậm chí để phòng ngừa có hiệu quả hơn, nhiều tàu Dreadnought không có hầm thông giữa các phần khác nhau ở dưới mực nước, vì vậy mà ngay cả một lỗ thủng bất ngờ dưới mực nước cũng không thể đánh chìm con tàu. Tuy nhiên vẫn còn một số trường hợp nước ngập lan nhanh giữa các khoang dưới nước.

Sự tiến hóa lớn nhất trong việc bảo vệ thiết giáp hạm lớp Dreadnought đi kèm với sự phát triển của thiết bị chống ngư lôi đáy tầu và ngư lôi thành tầu, cả hai đều nỗ lực để bảo vệ chống lại những vũ khí dưới mực nước như thủy lôi và ngư lôi. Mục đích của sự bảo vệ dưới nước được hấp thu sức nổ phát ra từ một quả thủy lôi hoặc ngư lôi ra xa khỏi thân tàu. Phương án này có nghĩa là tạo một vách ngăn bên trong cùng với các bên của thân tàu, được bọc thép mỏng để chặn các mảnh văng, ngăn cách với thân tầu bên ngoài bởi một hoặc nhiều khoang. Các ngăn ở giữa được để trống rỗng, hoặc đầy than, nước hay dầu nhiên liệu.

Động cơ

Chiếc thiết giáp hạm Paris đang vào tốc độ thử nghiệm

Chiếc thiết giáp hạm Paris đang vào tốc độ thử nghiệm

Tàu Dreadnought được đẩy đi bởi hai hoặc bốn chân vít cánh quạt. Bản thân chiếc Thiết giáp hạm Dreadnought, và tất cả các tàu lớp Dreadnought của Anh được đẩy bằng trục chân vít chạy bằng động cơ tua bin hơi nước. Tuy nhiên, một số tàu lớp Dreadnought thế hệ đầu tiên của các quốc gia khác vẫn sử dụng Động cơ chạy bă?ng hơi mở rộng ba lần, mà đây lại là động cơ tiêu chuẩn của tàu thời Dreadnought.

Động cơ tua bin cung cấp nhiều hơn năng lượng hơn so với động cơ piston trên cùng một trọng lượng máy móc. Điều này được đảm bảo bởi nhà phát minh, Charles Parsons, ông đã thuyết phục được Hải quân Hoàng gia Anh sử dụng động cơ tuabin ở Thiết giáp hạm lớp Dreadnought. Người ta thường nói rằng tua bin có những lợi thế như sạch hơn và đáng tin cậy hơn so với động cơ piston. Tuy nhiên vào năm 1905 vẫn có những mẫu thiết kế mới của động cơ piston sạch hơn và đáng tin cậy hơn so với các đời trước đó.

Động cơ tua bin không phải là không có nhược điểm. Ở tốc độ đi đường trường nó chậm hơn nhiều so với tốc độ tối đa, tua bin có hiệu quả về nhiên liệu thấp hơn một cách rõ rệt so với động cơ piston. Điều này đặc biệt quan trọng đối với lực lượng hải quân có yêu cầu phải có một chuyến đi dài ở vận tốc hành trình, đó chính là trường hợp của Hải quân Mỹ vốn được quy hoạch cho trường hợp có chiến tranh phải đi vượt Thái Bình Dương để tham chiến với Nhật Bản ở Philippines. Đây là lý do đằng sau quyết định của người Mỹ từ bỏ động cơ tua bin sau khi lắp đặt chúng vào chiếc North Dakota (được đặt khung sườn năm 1907, hạ thủy năm 1908); phải cho đến tận chiếc Nevada (Đặt khung sườn năm 1911, hạ thủy năm 1914) thì động cơ tua bin mới được phục hồi tàu chiến lớp Dreadnought Hoa kỳ.

Các nhược điểm của động cơ tuốc bin cuối cùng đã được khắc phục. Giải pháp cuối cùng được ứng dụng một cách rộng rãi là Geared tuabin, đó là dùng hộp số làm giảm tốc độ quay của cánh quạt và do đó làm hiệu quả tăng lên. Tuy nhiên, giải pháp này yêu cầu có độ chính xác về kỹ thuật trong các bánh răng và do đó rất khó chế tạo.

Một giải pháp thay thế là dùng động cơ turbo-điện ( turbo-electric drive ), đây là giải pháp mà các tuabin hơi tạo ra điện năng mà sau đó dùng để vận hành các các cánh quạt chân vít. Giải pháp này được đặc biệt ưa chuộng bởi Hải quân Hoa Kỳ, khi họ sử dụng nó với tất cả các tàu lớp Dreadnought từ cuối 1915-> 1922. Những lợi thế của phương pháp này là chi phí thấp, và hiệu suất ơ? phần đuôi là rất tốt. Những bất lợi của giải pháp này là máy móc nặng và dễ bị tổn thương trong chiến đấu, đặc biệt là khi các phần của động cơ điện bị ngập nước.

Động cơ tua bin chưa bao giờ được thay thế trong thiết kế của tầu thiết giáp hạm. Động cơ Diesel cuối cùng đã được xem xét trên một số mặt, vì chúng có sức chịu đựng rất tốt và chiến một khoảng không kỹ thuật nhỏ về chiều dài của con tàu. Tuy nhiên, chúng cũng nặng hơn, và chiếm một không gian lớn hơn về chiều dọc, đồng thời cũng cung cấp ít năng lượng hơn, và được coi là không đáng tin cậy.

Nhiên liệu

Thế hệ đầu tiên của tàu Dreadnought sử dụng than để đốt nồi hơi và tạo hơi nước cho các tua bin. Than được sử dụng từ các thiết giáp hạm hơi nước đầu tiên, nhưng chúng có nhiều bất lợi. Người ta phải sử dụng nhiều lao động để chất than vào kho nhiên liệu của con tàu và sau đó xúc chúng vào nồi hơi. Các nồi hơi trở nên dễ bị tắc với tro. Khói than cũng rất đen dày để làm lộ vị trí của một hạm đội. Ngoài ra, than đá cồng kềnh và có nhiệt năng tương đối thấp, tuy nhiên than được coi là khá trơ và có thể được sử dụng như là một phần của đề án bảo vệ của con tàu.

Động cơ đẩy đốt dầu tạo nhiều thuận lợi cho các kiến trúc sư và các sĩ quan hải quân trên biển. Nó giảm khói làm cho tàu ít lộ vị trí. Nó có thể được đưa vào nồi hơi một cách tự động hơn là cần phải xúc bằng tay. Dầu có nhiệt năng gần gấp đôi than. Điều này có nghĩa là các nồi hơi có thể được thu lại nhỏ hơn; và với cùng một lượng nhiên liệu, một con tàu chạy dầu sẽ có phạm vi hoạt động lớn hơn nhiều.

Những lợi ích này có nghĩa rằng, chỉ vào đầu năm 1901, Fisher (John Fisher Đô đốc hạm đội Anh năm 1914 -> 1915 ) đã tìm cách nhấn mạnh vào lợi thế của nhiên liệu dầu. Có những vấn đề kỹ thuật với động cơ đốt dầu, liên quan đến sự cung cấp khác nhau về trọng lượng của nhiên liệu dầu so với than đá, và các vấn đề của máy bơm dầu. Tuy nhiên, vấn đề chính của việc sử dụng dầu cho hạm đội thiết giáp hạm lại là, đây lại là ngoại lệ với Hoa Kỳ, tất cả các lực lượng hải quân lớn trên thế giới đều phải nhập khẩu dầu mỏ. Điều này tại hậu quả là một số lực lượng hải quân đã phải sử dụng nồi hơi lưỡng tính, tức là có thể sử dụng than phun dầu; các tàu của Anh bao gồm cả tàu lớp Dreadnought, thậm chí có thể sử dụng chỉ một loại nhiên liệu dầu cho đến 60% điện năng.

Mỹ là một quốc gia sản xuất dầu mỏ lớn, và Hải quân Hoa Kỳ là người đầu tiên tuyệt đối áp dụng động cơ chạy dầu, quyết định quyết định này được thông qua vào năm 1910 và họ lắp lò hơi đốt dầu cho thiết giáp hạm lớp Nevada vào năm 1911. Nước Anh cũng không phải là quá chậm chễ vào năm 1912 cũng quyết định sử dụng động cơ dầu trên lớp tầu riêng của họ, lớp Queen Elizabet; người Anh rút ngắn thời gian thiết kế và chế tạo và điều này có nghĩa là lớp Queen Elizabeth được đưa vào hoạt động trước lớp Nevada. Người Anh dự định quay trở lại phương pháp đốt trộn với lớp tầu Revenge tiếp theo, phương pháp này có đôi chút lợi thế về tốc độ nhưng khi Fisher quay trở lại văn phòng vào năm 1914, ông đã nhấn mạnh rằng tất cả các lò hơi đều phải là đốt dầu. Hải quân các cường quốc lớn khác vẫn giữ động cơ hỗn hợp than và dầu cho đến kết thúc Thế chiến I.

Chế tạo tầu Dreadnought

Tàu lớp Dreadnought được phát triển như là một bước tiến trong cuộc chạy đua vũ trang quốc tế về thiết giáp hạm đã bắt đầu trong thập niên 1890. Hải quân Hoàng gia Anh đã là nước dẫn đầu về số lượng các thiết giáp hạm tiền-Dreadnought, nhưng cũng chỉ là một trong các quốc gia dẫn đầu về thiết giáp hạm lớp Dreadnought. Điều này dẫn đến những lời chỉ trích rằng người Anh, bằng cách tung ra Thiết giáp hạm HMS Dreadnought đã ném đi lợi thế chiến lược của mình. Tuy nhiên, hầu hết các đối thủ về hải quân Anh đã tự mình thiết kế hoặc thậm chí tự chế tạo thiết giáp hạm chỉ có một loại súng hạng chính. Cả hai Hải quân Nhật Bản và Hải quân Hoa Kỳ đều đã đặt hàng tầu với “tất cả các súng lớn” vào năm1904-1905, với các lớp Satsuma và South Carolina tương ứng. Đức Hoàng Wilhelm II đã ủng hộ một thiết giáp hạm được vũ trang một cách nhanh chóng chỉ với một loại vũ khí hạng nặng kể từ những năm 1890. Bằng cách đảm bảo một sự khởi đầu trong chế tạo thiết giáp hạm lớp Dreadnought, nước Anh vẫn đảm bảo rằng sự thống trị của họ tại các vùng biển tiếp tục.

Cuộc chạy đua thiết giáp hạm lại sớm tăng tốc một lần nữa, đặt một gánh nặng lớn về tài chính cho các chính phủ tham gia vào nó. Các tàu Dreadnought đầu tiên không đắt hơn nhiều so với tàu cuối của thời tiền Dreadnought, nhưng chi phí cho mỗi con tàu tiếp tục tăng lên sau đó. Thiết giáp hạm hiện đại là những yếu tố quan trọng của lực lượng hải quân thế giới mặc dù giá của chúng rất cau. Mỗi một chiếc thiết giáp hạm lại thể hiện quyền lực và uy tín quốc gia theo cách thức tương tự như vũ khí hạt nhân của ngày hôm nay. Đức, Pháp, Nga, Ý, Nhật Bản và Áo tất cả các quốc gia này đều bắt đầu chương trình thiết giáp hạm lớp Dreadnought, và các quốc gia là cường quốc hạng nhì bao gồm cả đế chế Ottoman, Argentina, Brazil, Chile đều chạy đua đóng tàu lớp Dreadnought ở các xưởng đóng tầu của Anh và Mỹ.

Anh-Đức chạy đua vũ trang

Việc đóng Thiết giáp hạm lớp Dreadnought trùng hợp với sự căng thẳng gia tăng giữa Anh và Đức. Đức đã bắt đầu đóng một hạm đội thiết giáp hạm lớn trong những năm 1890, như một phần của một chính sách cố ý để thách thức ưu thế hải quân của Anh. Với Entente sự xích lại gần giữa Anh và Pháp trong tháng 4 năm 1904, điều này trở thành ngày càng rõ ràng rằng hải quân Anh sẽ là kẻ thù chính của Đức, người Đức lúc này đã đóng một hạm đội lớn, hiện đại theo luật ?oTirpitz?. Việc này đã dẫn đến sự đối đầu của hai đội tàu Dreadnought lớn nhất của thời kỳ trước chiến tranh.

Những phản ứng đầu tiên của Đức với chiếc Thiết giáp hạm lớp Dreadnought đến từ lớp Nassau, nó được đặt thân sườn trong năm 1907, và sau đó là lớp Helgoland vào năm 1909. Cùng với hai chiến tuần dương hạm dã chiến, một ?” một kiểu mà người Đức ít học hỏi từ Fisher, nhưng có thể được đóng theo các uỷ quyền cho các tàu tuần dương bọc thép hơn là tàu chủ lực, các lớp tầu này làm cho Đức có tổng cộng mười chiến hạm hiện đại đã hoàn thành hoặc đang được chế tạo vào năm 1909. Trong khi các tàu Anh cho dù có chút ít nhanh hơn và mạnh hơn các tầu tương đương của người Đức, nhưng họ lại tụt xuống một tỷ lệ 12:10 và ngày càng rơi xa tỷ lệ 02:01 mà Hải quân Hoàng gia muốn duy trì.

Năm 1909, Quốc hội Anh ủy quyền đóng thêm bốn tàu chủ lực ,hy vọng Đức sẽ sẵn sàng để thương lượng một hiệp ước về số thiết giáp hạm. Nếu không có giải pháp như vậy có thể được ký kết, một loạt bốn tàu bổ sung sẽ được hạ thủy vào năm 1910. Ngay cả giải pháp thỏa hiệp này có nghĩa là (khi được áp dụng cùng với một số cải cách xã hội) tăng thuế, đủ để tạo ra một cuộc khủng hoảng hiến pháp ở Anh trong 1909-1910. Năm 1910, tám tàu Anh được lên kế hoạch để chế tạo đã hoàn thành trước, bao gồm bốn chiếc lớp Orion, lớp siêu tàu Dreadnought, và được tăng cường bởi thiết giáp hạm mua của Australia và New Zealand. Trong cùng thời gian này, Đức chỉ hạ thủy có ba tàu, làm cho Anh một ưu thế 22:13. Cách giải quyết của Anh thể hiện bởi chương trình đóng tầu của họ đã làm cho người Đức phải tìm kiếm một đàn phán kết thúc cuộc chạy đua vũ trang. Trong khi mục tiêu mới của Bộ Hải quân là vượt qua đến 60% số tầu chiến so với người Đức cũng gần với mục tiêu của Tirpitz là chỉ để cho người Anh chiếm ưu thế đến 50% thôi, cuộc đàm phán đặt ra câu hỏi về việc liệu các tuần dương hạm dã chiến trong Khối thịnh vượng chung của Anh có được tính vào không?, cũng như những vấn đề không liên quan đến hải quân các yêu cầu của Đức về việc đòi công nhận quyền sở hữu của của họ về vùng Alsace-Lorraine.

Cuộc chạy đua thiết giáp hạm lớp Dreadnought lại tăng tốc vào năm 1910 và 1911, khi người Đức hạ thủy bốn thiết giáp hạm còn nước Anh hạ thủy năm chiếc vào mỗi năm. Căng thẳng đến điểm đỉnh sau khi Luật Hải quân Đức năm 1912 được ban bố. Luật này cho phép Đức thành lập một hạm đội gồm 33 chiếc thiết giáp hạm và tuần dương hạm dã chiến, vượt qua số lượng tầu chiến của Hải quân Hoàng gia Anh trong vùng biển của họ. Để làm cho vấn đề trở nên tồi tệ hơn đối với người Anh, Hải quân Đế quốc Áo-Hung cũng đóng bốn chiếc tàu lớp Dreadnought, trong khi người Ý cũng có bốn chiếc và đang đóng thêm hai. Để chống lại các mối đe dọa như vậy, Hải quân Hoàng gia Anh không còn đủ sức mạnh để đảm bảo quyền lợi sống còn của nước Anh. Anh phải đối mặt với một sự lựa chọn là đóng mới thêm thiết giáp hạm, rút khỏi Địa Trung Hải, hoặc tìm kiếm một liên minh với nước Pháp. Hơn nữa việc tăng cường hải quân là quá đắt tiền trong khi các quỹ phúc lợi xã hội luôn yêu cầu được phân bổ thêm ngân sách. Rút lui khỏi Địa Trung Hải là một mất mát rất lớn có nhiều ảnh hưởng, làm suy yếu quan hệ ngoại giao của Anh tại Địa Trung Hải và làm mất sự ổn định của Đế quốc Anh. Sự lựa chọn có thể chấp nhận, và một trong những đề nghị của First Lord của bộ Hải quân Anh Winston Churchill, là thay đổi các chính sách trong quá khứ và tiến hành một thỏa thuận với Pháp. Người Pháp sẽ chịu trách nhiệm kiềm chế người Ý và Áo-Hung tại Địa Trung Hải, trong khi người Anh sẽ bảo vệ bờ biển phía bắc của nước Pháp. Mặc dù có một số phản đối từ các chính trị gia người Anh, Hải quân Hoàng gia tổ chức chính nó trên cơ sở chính sách này vào năm 1912.

Mặc dù để lại những hậu quả chiến lược quan trọng, Luật Hải quân năm 1912 tạo ra rất ít các thay đổi trong tỷ lệ của lực lượng thiết giáp hạm. Người Anh phản ứng bằng cách hạ thủy mười siêu tàu Dreadnought mới vào năm tài khóa 1912 và 1913, đó là các tàu lớp Queen Elizabeth và lớp Revenge, và cho thấy một bước thay đổi xa hơn trong vũ khí, tốc độ và giáp bảo vệ trong khi đó Đức chỉ hạ thủy có năm chiếc và tập trung nguồn lực vào phát triển lục quân.

Hoa Kỳ

Chiếc thiết giáp hạm USS New York đang chạy với tốc độ cao nhất trong năm 1915.

Chiếc thiết giáp hạm USS New York đang chạy với tốc độ cao nhất trong năm 1915.

Các tầu thiết giáp hạm lớp South Carolina của Hoa kỳ là các thiết giáp hạm có tất cả các súng lớn đầu tiên được hoàn thành bởi một trong những đối thủ của Anh. Việc thiết kế cho lớp tầu này đã được bắt đầu từ trước khi chiếc Thiết giáp hạm HMS Dreadnought được hạ thủy. Trong khi có ở mức độ nghiên cứu một số thiết kế của Hải quân Mỹ chịu ảnh hưởng của Hải quân Hoàng gia Anh thì tàu Mỹ lại rất khác.

Quốc hội Hoa kỳ ủy quyền cho Hải quân có thẩm quyền để đóng hai thiết giáp hạm, nhưng chỉ cho phép có tầu có trọng tải 16.000 tấn hoặc thấp hơn. Kết quả là, các tầu lớp South Carolina được đóng bị giới hạn chặt chẽ hơn nhiều so với các Thiết giáp hạm lớp Dreadnought. Để sử dụng tốt nhất trang bị vũ khí với trọng lượng có sẵn, tất cả tám súng 12-inch (305 mm) được gắn dọc theo trục trung tâm, trong cặp tháp pháo superfiring ở mũi và đuôi tầu. Sự sắp xếp này đã tạo ra một hỏa lực pháo mạn ngang bằng với Thiết giáp hạm lớp Dreadnought với ít súng hơn, đây là kết quả của việc bố trí vũ khí có hiệu quả nhất và là một tiền đề cho tiêu chuẩn ứng dụng của các thế hệ thiết giáp hạm trong tương lai. Ý nghĩa kinh tế của lớp tầu này so với Thiết giáp hạm lớp Dreadnought còn được thể hiện ở động cơ đẩy; chiếc South Carolina giữ lại động cơ hơi nước ba lần mở rộng, và chỉ có tốc độ 18,5 knot (34,3 km / h) so với 22,5 knot (41,7 km / h) của Thiết giáp hạm lớp Dreadnought. Vì lý do này mà sau này lớp tầu Delaware mới được mô tả như là lớp tàu Dreadnought đầu tiên của Hải quân Mỹ; chỉ một vài năm sau khi đi vào vận hành, lớp South Carolina không thể hoạt động chiến thuật với các tàu lớp Dreadnought mới hơn do chúng có tốc độ thấp hơn, và buộc phải hoạt động cùng với các tàu thời tiền Dreadnought cũ hơn trước đó.

Hai chiếc tàu lớp Delaware là những thiết giáp hạm đầu tiên của Hoa kỳ theo kịp với tốc độ của tàu Dreadnought của Anh. Quyết định sử dụng tầu lớp này với mười súng trọng tải 20.500 tấn so với một tầu 12 súng trọng tải 24.000 tấn đã bị chỉ trích, bởi vì các khẩu đội súng thứ cấp đã bị ?oướt? (vì bị nước bắn tóe lên) và mũi tầu thấp so với mực nước. Thiết kế thay thế 12 súng cũng có nhiều bất lợi; thêm hai khẩu súng và một ổ đặt súng ở vị trí thấp đã ?o làm tăng chi phí?- các tháp tháp pháo ở hai bên mạn tầu sẽ làm suy yếu tầng boong trên, và chúng gần như không được bảo vệ đầy đủ để chống lại một cuộc tấn công từ dưới nước, và kho đạn được đặt quá gần phía mũi của con tàu.

Hải quân Hoa Kỳ tiếp tục mở rộng hạm đội thiết giáp hạm của họ, trung bình họ hạ thủy hai tàu mỗi năm trong hầu hết những năm tiếp theo cho đến năm 1920. Mỹ tiếp tục sử dụng động cơ piston như là một thay thế cho động cơ tua bin cho đến lớp tầu Nevada, được hạ thủy trong năm 1912. Giai đoạn này phản ánh cách tiếp cận thận trọng của người Mỹ trong việc chế tạo thiết giáp hạm, và họ thường ưu tiên cho độ bền hơn tốc độ tối đa của động cơ.

Nhật Bản

Chiếc Settsu thiết giáp hạm của Nhật Bản

Chiếc Settsu thiết giáp hạm của Nhật Bản

Sau chiến thắng của họ trong Chiến tranh Nga-Nhật năm 1904-1905, người Nhật trở nên quan ngại về khả năng xung đột với Mỹ. Nhà lý luận Sato Tetsutaro phát triển học thuyết rằng Nhật Bản cần phải có một hạm đội thiết giáp hạm ít nhất tương đương với 70% kích thước hạm đội của Hoa Kỳ. Điều này sẽ cho phép hải quân Nhật Bản giành chiến thắng trong hai trận đánh quyết định, Trận đầu ở những năm đầu tiên của cuộc chiến chống lại Hạm đội Thái Bình Dương Hoa Kỳ, và trận thứ hai chống Hạm đội Đại Tây Dương Hoa kỳ chắc chắn sẽ được cử đi tiếp viện.

Ưu tiên đầu tiên của người Nhật Bản là sửa chữa các tàu tiền Dreadnought bị bắt giữ của người Nga và hoàn tất các chiếc Satsuma và Aki. Chiếc Satsumas được thiết kế trước khi Thiết giáp hạm lớp Dreadnought xuất hiện, Nhưng sự thiếu hụt tài chính do cuộc chiến tranh Nga-Nhật đã làm chậm quá trình hoàn tất con tầu này và kết quả là nó phải mang một vũ khí hỗn hợp, vì vậy nó được biết đến như một ?obán thiết giáp hạm lớp Dreadnought?. Sau đó là sự xuất hiện của hai con tầu lớp Aki có nâng cấp, các chiếc Kawachi và Settsu. Hai tàu này được hạ thủy vào năm 1909 và hoàn thành vào năm 1912. Chúng được trang bị mười hai súng 12-inch (305 mm), nhưng chúng có hai cấu hình khác nhau với độ dài nòng súng khác nhau, có nghĩa là chúng sẽ phải gặp khó khăn trong việc kiểm soát bắn ở khoảng dài.

Ở các nước khác

Chiếc Provence, một thiết giáp hạm lớp Bretagne của Pháp

Chiếc Provence, một thiết giáp hạm lớp Bretagne của Pháp

So với các cường quốc về hải quân khác, Pháp chậm hơn trong việc bắt đầu đóng tàu Dreadnought, vì họ tiếp tục hoàn thành kế hoạch đóng các tầu lớp Danton thuộc tầu thời tiền Dreadnought và hạ thủy chúng vào năm 1907 và 1908. Mãi cho đến tháng 9 năm 1910 người ta mới thấy các con tầu đầu tiên của lớp Dreadnought, các tàu lớp Courbet được hạ thủy, làm cho nước Pháp quốc gia thứ mười một gia nhập cuộc đua thiết giáp hạm lớp Dreadnought. Theo tờ Phân tích Hải quân năm 1911, Paul Bénazet khẳng định rằng trong giai đoạn 1896-1911, Pháp đã thụt hạng từ lực lượng hải quân tầm cỡ thứ nhì thế giới xuống hạng tư, ông này là do thói quen cho các vấn đề trong bảo trì và bỏ bê việc phát triển tầu lớn. Tuy nhiên, liên minh gần gũi hơn với Anh làm người Pháp không phải quá nỗ lực để phát triển Hải quân.

Hải quân Ý đã nhận được đề nghị chế tạo một thiết giáp hạm với tất cả các súng lớn từ Cuniberti trước khi Thiết giáp hạm lớp Dreadnought được hạ thủy, nhưng phải đến năm 1909 Italy mới cho đặt thân lườn một phần của con tầu. Việc đóng chiếc Dante Alighieri được thúc đẩy bởi những tin đồn về thiết giáp hạm lớp Dreadnought của đế quốc Áo-Hung. Một năm sau đó các tàu Dreadnought là các lớp Cavour và lớp Andrea Doria được hạ thủy với mục đích của Italy là tìm cách duy trì ưu thế của mình đối với Đế quốc Áo-Hungary. Những con tàu này vẫn là cốt lõi của sức mạnh hải quân Ý cho đến Thế chiến II. Việc hạ thủy lớp Caracciolo tiếp theo bị hủy bỏ bởi sự bùng nổ của Thế chiến I.

Trong tháng một năm 1909, Bộ hải quân Đế quốc Áo-Hung lưu hành một văn bản kêu gọi việc đóng một hạm đội gồm bốn tàu Dreadnought. Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng hiến pháp năm 1909-1910 xảy ra nghĩa là việc đóng tầu không được chấp nhận. Mặc dù vậy, hai tàu Dreadnought được hạ thủy, và sau đó hai chiếc kia cũng được phê duyệt. các con tầu này đều là lớp Tegetthoff sẽ được đi kèm với bốn tàu nữa nhưng những con tầu sau đó đã bị hủy bỏ bởi sự bùng nổ của Thế chiến I.

Trong tháng sáu năm 1909, Hải quân Đế quốc Nga bắt đầu đóng bốn tầu Dreadnought lớp Gangut cho Hạm đội Baltic, và trong tháng 10 năm 1911, thêm ba tầu Dreadnought lớp Imperatritsa Mariya cho hạm đội Biển Đen được hạ thủy. Trong số bảy tàu, chỉ có một chiếc được hoàn thành trong vòng kế hoạch bốn năm được đặt ra, và các tầu lớp Gangut được cho là “nho? và dễ bị đánh bại” khi chiến đấu. Các bài học từ thất bại ở Tsushima, và ảnh hưởng của Cuniberti, làm họ đã chọn phương án thiết kế tầu gần với lớp tuần dương hạm dã chiến của Fisher hơn là Thiết giáp hạm lớp Dreadnought, và những con tầu này đã chứng tỏ là yếu hơn do súng nhỏ hơn và giáp mỏng hơn khi so sánh với các tàu lớp Dreadnought đương đại.
Tây Ban Nha hạ thủy ba tàu lớp España với chiếc đầu tiên vào năm 1909. Ba con tàu này là những tàu Dreadnought nhỏ nhất từng được chế tạo. Mặc dù được đóng ở Tây Ban Nha, chúng lại cần sự hỗ trợ kỹ thuật của Anh ví dụ khi con tàu thứ ba, chiếc Jaime I, phải mất chín năm từ ngày đặt thân lườn đến khi hoàn thành vì không có sự giao hàng của các nguyên vật liệu quan trọng, đặc biệt là vũ khí trang bị, từ Anh quốc.

thiết giáp hạm của Brazil Minas Geraes trên biển vào đầu năm 1910

thiết giáp hạm của Brazil Minas Geraes trên biển vào đầu năm 1910

Brazil là nước thứ ba bắt đầu đóng một thiết giáp hạm lớp Dreadnought. Mặc dù ba chiếc tiền Dreadnought đã được đặt hàng từ Anh, quá trình chế tạo phải tạm dừng để cải thiện nhiều trong thiết kế. Thiết kế mới yêu cầu một tầu lớp Dreadnought gắn một khẩu đội súng chính nặng hơn bất kỳ thiết giáp hạm khác tại thời này (mười hai súng 12 in (30 cm) / 45 calibre). Chiếc Minas Geraes được đặt hàng tại xưởng đóng tầu Armstrong (Elswick) vào ngày 17 tháng 4 năm1907, và chiếc chị em, São Paulo, được đặt hàng mười ba ngày sau đó tại Vickers (Barrow) và cả hai tàu được đưa vào biên chế Hải quân Brazil vào năm 1910; Mỹ đưa vào hoạt động chiếc đầu tiên của lớp South Carolina, chiếc Michigan, vào ngày 04 Tháng 1, chỉ một ngày trước trước chiếc Minas Geraes. Các tàu Dreadnought của Brazil gây ra một cuộc chạy đua vũ quy mô nhỏ ở Nam Mỹ, như việc Argentina và Chile đã đặt hàng đóng hai tàu Dreadnought từ Mỹ và Anh, Argentina đóng hai chiếc Rivadavia và Moreno có trang bị vũ khí chính tương tự như chiếc thiết giáp hạm của Brazil. Tuy nhiên, cả hai thiết giáp hạm của Chile được lại mua bởi người Anh bởi sự bùng nổ của Thế chiến thứ nhất. Chiếc Almirante Latorre sau đó được bàn giao cho chính phủ Chile.

Hà Lan dự định thay thế hạm đội thiết giáp hạm tiền Dreadnought bằng một hạm đội hiện đại bao gồm ít nhất năm tàu Dreadnought vào năm 1912. Những thay đổi không dứt về thiết kế và các quyết định chính trị làm chậm dự án và có nghĩa là tàu đã được đặt hàng cho đến mùa hè năm 1914, khi sự bùng nổ của Chiến tranh thế giới I đã chấm dứt các kế hoạch đầy tham vọng của hạm đội Hà Lan.

Thổ Nhĩ Kỳ đặt hàng hai tàu Dreadnought từ các xưởng đóng tầu của Anh, nhưng chúng bị bắt giữ bởi người Anh khi có sự bùng nổ của Thế chiến thứ nhất để củng cố Hải quân Hoàng gia Anh và ngăn chặn các tàu trên rơi vào tay kẻ thù. Các con tàu Reshadiye và Sultan Osman I trở thành các chiếc HMS Erin và Agincourt tương ứng. Việc thu giữ 2 con tàu đã trở nên phản tác dụng khi món quà của Đức đến Thổ Nhĩ Kỳ, đó là hai chiếc thiết giáp hạm Goeben và tàu tuần dương Breslau. Điều này là một yếu tố quan trọng trong quyết định của Đế quốc Ottoman để tham gia Liên minh Trung tâm.

Hy Lạp đã đặt hàng chế tạo một tầu Dreadnought từ Đức, nhưng công việc bị dừng lại do sự lan rộng của chiến tranh thế giới. Vũ khí chính của tàu Hy Lạp được đặt hàng tại Hoa Kỳ, và do đó các khẩu súng được trang bị cho một chiếc thiết giáp hạm của Anh, chiếc Mornitor. Vào năm 1914 Hy Lạp mua hai tàu tiền Dreadnought từ Hải quân Hoa Kỳ, đổi tên chúng thành Kilkis và Limnos trong biên chế của Hải quân Hoàng gia Hy Lạp.

Tàu Siêu Dreadnought

Các thiết giáp hạm lớp Orion trong đội hình

Các thiết giáp hạm lớp Orion trong đội hình

Sau khoảng thời gian 5 năm hoạt động của Thiết giáp hạm lớp Dreadnought, một thế hệ thiết giáp hạm mới mạnh mẽ hơn lớp “siêu tàu Dreadnought” đã được chế tạo. Sự xuất hiện của siêu thiết giáp hạm lớp Dreadnought mà người ta thường biết đến là lớp Orion của Anh. Những gì làm cho chúng trở thành ?osiêu? là sự tăng lên của trọng tải khoảng 2.000, và việc sử dụng súng hạng nặng hơn tới 13,5-inch (343 mm), và vị trí của tất cả các khẩu súng chính đều được đặt ở trung tâm trục dọc. Trong vòng bốn năm giữa các chiếc Thiết giáp hạm Dreadnought và Orion, trọng tải con tầu đã tăng lên 25%, và cỡ nòng của pháo mạn đã tăng gấp đôi.

Kiểu siêu tàu Dreadnought của Anh cũng được các quốc gia khác đóng theo, như lớp New York của Hải quân Hoa kỳ được đặt thân sườn vào năm 1911, được lắp súng 14-inch (356 mm) để trả lời việc người Anh lắp súng to hơn và cỡ nòng này đã trở thành tiêu chuẩn. Tại Nhật Bản, hai chiếc lớp Fuso siêu tàu Dreadnought được đặt thân sườn vào năm 1912, tiếp theo là hai chiếc lớp Ise năm 1914, với tất cả súng chính là mười hai khẩu 14-inch (356 mm). Năm 1917, lớp Nagato được đặt hàng, đây là tàu Dreadnought đầu tiên được gắn súng chính lên đến 16-inch (406 mm), làm cho chúng trở thành chiếc thiết giáp hạm mạnh nhất trên thế giới. Tất cả các chi tiết ?” linh kiện được sản xuất ngày càng nhiều tại Nhật Bản chứ không phải chỉ nhập khẩu. Tại Pháp, tầu lớp Courbets được theo sau bởi ba siêu tàu Dreadnought lớp Bretagne, mang súng 340 mm (13,4 in); một loạt năm chiếc lớp Normandy bị hủy bỏ vì sự bùng nổ của Thế chiến I.

Sau đó các siêu tàu Dreadnought của, chủ yếu là lớp Queen Elizabeth, có một tháp pháo trước chỉ có một súng, vì vậy có thể lắp các nồi hơi đốt dầu có trọng lượng và khối lượng lớn hơn. Các súng mới với cỡ nòng 15-inch (381-mm) làm cho hỏa lực trở nên mạnh hơn mặc dù mất một tháp pháo, và có một vành đai giáp dày hơn và sự bảo vệ dưới mực nước được cải thiện. Các con tầu có tốc độ thiết kế 25-knot (46 km / h), và chúng được coi là các thiết giáp hạm chạy nhanh đầu tiên.

Điểm yếu về thiết kế của siêu tàu Dreadnought, để phân biệt chúng với các tầu được thiết kế sau Thế chiến thứ nhất là việc bố trí giáp. Thiết kế của chúng nhấn mạnh việc bảo vệ theo chiều dọc của con tầu, điều cần thiết trong trận đánh tầm ngắn. Những con tàu này có thể tấn công vào đối phương ở tầm 20.000 yd (18.000 m), nhưng dễ bị tổn thương vì đạn bắn ở góc cao cũng ở khoảng đó (đạn bắn cầu vồng). Các thiết kế thường sau chiến tranh thường có lớp giáp sàn tàu dày 5-6 inch (130-150 mm) để bảo vệ chống lại kiểu bắn này. Khái niệm (vùng miễn trừ – zone of immunity) đã trở thành một phần quan trọng trong suy nghĩ đằng sau các thiết kế của thiết giáp hạm. Thiếu sự bảo vệ ở dưới mực nước cũng là một điểm yếu của những thiết kế trước Thế chiến thứ nhất làm cho mối nguy hiểm từ ngư lôi đã trở thành thực tế.

Loại thiết giáp hạm tiêu chuẩn của Hải quân Hoa Kỳ bắt đầu bằng lớp Nevadal được thiết kế với ý tưởng để chiến đấu ở tầm xa và hạ đối phương bằng súng; chiếc đầu tiên trong số này được đặt khung sườn vào năm 1912, bốn năm trước khi trận Jutland mở mắt cho hải quân các nước châu Âu về sự nguy hiểm của đạn pháo tầm xa. Tính năng quan trọng của thiết giáp hạm là tiêu chuẩn ?oCó tất cả hoặc không có bảo vệ ?o của thiết giáp và nguyên lý chế tạo?phao?, một lý luận mà theo đó chỉ có những phần quan trọng nhất của con tầu mới được bảo vệ bằng những lớp giáp dày nhất có thể và đảm bảo chiếc “phao bọc thép ” này nổi được để giữ toàn bộ con tàu nổi lên được, kể cả khi những phần không được bọc thép ở mũi và đuôi tầu bị thủng và ngập nước. Thiết kế này đã được chứng minh trong trong trận Hải chiến Guadalcanal, khi chiếc South Dakota đã phải lãnh đủ 26 phát súng hạng nặng của quân Nhật, nhưng chiếc phao bọc thép của nó vẫn không bị thủng làm nó vẫn nổi và tham chiến đến hết trận đánh.

Trong chiến đấu

Chiếc HMS Audacious bị chìm sau khi đâm vào thủy lôi, tháng 10 năm 1914.

Chiếc HMS Audacious bị chìm sau khi đâm vào thủy lôi, tháng 10 năm 1914.

Chiến tranh thế giới lần thứ nhất là thời gian thoái trào cho các đội tàu Dreadnought lớn. Không có cuộc đụng độ quyết định nào của các hạm đội thiết giáp hạm hiện đại để so sánh với trận Tsushima. Vai trò của các thiết giáp hạm chỉ được thể hiện ít nhiều trong cuộc đối đầu của chúng tại Trận hải chiến Đại Tây Dương lần I.

Vì có những lợi thế về địa lý mà Hải quân Hoàng gia Anh có thể cầm chân hạm đội High Seas Fleet của Đức ở Biển Bắc một cách tương đối dễ dàng, nhưng tại phía bên kia họ đã không thể phá vỡ ưu thế của người Đức tại Biển Baltic. Cả hai bên đều nhận thấy rằng vì người Anh có số lượng tàu Dreadnought lớn hơn, một hạm đội đầy đủ quân số tham chiến sẽ dẫn đến một chiến thắng cho người Anh. Vì thế chiến lược của người Đức là cố gắng kích động một một trận chiến mà họ có các điều kiện thuận lợi: hoặc chỉ lôi kéo một phần của Hạm đội Vĩ đại (Hạm đội thiết giáp hạm) vào trận chiến, hoặc buộc người Anh phải chiến đấu ở gần bờ biển của Đức nơi có nhiều bãi thủy lôi, và tàu phóng ngư lôi, tàu ngầm Đức có thể đảo ngược được kết quả trận đánh.

Hai năm đầu của thế chiến I người ta chỉ thấy thấy những trận đánh rất giới hạn ở Biển Bắc như các Trận Heligoland Bight và Trận Dogger Bank, và những trận đột kích vào bờ biển Anh. Vào mùa hè năm 1916, người Đức có cố gắng hơn nữa để thu hút tàu Anh vào một trận chiến mà họ có các điều kiện thuận lợi dẫn đến một cuộc đụng độ của các hạm đội thiết giáp hạm tại Jutland, đây là một trận chiến không có người thắng kẻ bại rõ ràng (về mặt chiến thuật của trận đánh thì rõ ràng người Đức đã chiến thắng)

Trong các chiến trường hải quân khác, không có trận hải chiến quyết định nào nổ ra. Tại Hắc ha?i, Thiết giáp hạm của Nga và Thổ Nhĩ Kỳ có đánh qua đánh lại, nhưng không có gì nhiều hơn nữa. Tại Biê?n Baltic các hoạt động của Hải quân chủ yếu được giới hạn trong việc đánh phá đoàn tầu công voa và thả các bãi thủy lôi phòng thủ. Tại biển Adriatic tình huống xảy ra tương tự như ở Biển Bắc: các thiết giáp hạm lớp Dreadnought của hạm đội của Đế quốc Áo Hung vẫn phong tỏa bởi các hạm đội của Anh và Pháp.Tại Địa Trung Hải công dụng quan trọng nhất của các thiết giáp hạm là hỗ trợ cho cuộc tấn công đổ bộ tại Gallipoli.

Các giai đoạn của cuộc chiến thế giới I cũng cho thấy những thương vong của các thiết giáp hạm bởi các vũ khí rẻ tiền hơn. Trong tháng 9 năm 1914, mối đe dọa từ đội tầu ngầm U-boat đến các tầu chiến chủ lực đã được chứng minh bởi các cuộc tấn công thành công vào các tuần dương hạm của Anh, gồm cả trận đánh chìm ba tuần dương bọc thép cũ của người Anh của chiếc tàu ngầm U-9 Đức chỉ trong vòng chưa đầy một giờ. Thủy lôi tiếp tục chứng minh là một mối đe dọa thường trực khi chỉ một tháng sau đó, chiếc siêu thiết giáp hạm lớp Dreadnought Audacious của Anh đã húc vào một quả thủy lôi và chìm lỉm. Đến cuối tháng 19, chiến lược và chiến thuật của Anh ở Biển Bắc phải thay đổi để làm giảm sự lộng hành của tầu U-boat.

Trong khi tại Jutland là cuộc đụng độ lớn duy nhất của các hạm đội thiết giáp hạm trong lịch sử, kế hoạch của Đức trong trận chiến là dựa vào đội tầu U-boat để tung ra các cuộc tấn công vào hạm đội Anh, và việc hạm đội thiết giáp hạm Đức thoát khỏi hỏa lực mạnh mẽ hơn của tầu Anh là bởi các tàu tuần dương và tàu khu trục của Đức có thể áp vào gần các thiết giáp hạm của Anh, làm chúng (các thiết giáp hạm của Anh) phải di chuyển để tránh sự đe dọa của các cuộc tấn công bằng ngư lôi. Hơn nữa những thiếu sót để cho các tầu ngầm tấn công các tuần dương hạm làm cho các tầu tuần dương bị thương vong lớn đã dẫn đến những hoang tưởng ngày càng tăng trong Hải quân Hoàng gia Anh về chỗ yếu của thiết giáp hạm.

Đối với người Đức, Hạm đội High Seas Fleet của Đức đã xác định là không tấn công người Anh mà không có sự trợ giúp của tàu ngầm, và kể từ khi tàu ngầm trở nên cần thiết hơn cho việc đánh phá các đội tầu thương mại, hạm đội này đã đóng ở trong cảng trong phần còn lại của cuộc chiến. Các chiến trường khác cũng cho thấy vai trò của các vũ khí nhỏ trong việc gây hư hại hoặc phá hủy các tàu Dreadnought. Hai tàu Dreadnought của Áo bị phá hủy trong năm 1918 bị gây ra bởi tàu phóng ngư lôi và người nhái.

IV. Sự phát triển thiết giáp hạm từ năm 1914 đến nay

Sự bùng nổ của Thế chiến thứ nhất đã làm các cuộc chạy đua thiết giáp hạm lớp Dreadnought phải ngừng lại vì các quỹ và các nguồn lực kỹ thuật phải chuyển hướng đến các lĩnh vực được ưu tiên cấp bách hơn. Việc đúc súng để chế tạo thiết giáp hạm được khoanh lại thay vì để sản xuất pháo binh trên bộ, và xưởng đóng tàu bị quá tải với các đơn đặt hàng cho các tàu nhỏ. Các cường quốc hải quân yếu hơn (so với Anh ?” Đức) tham gia vào Chiến tranh như Pháp, Áo-Hungary, Italy và Nga phải đình chỉ hoàn toàn chương trình thiết giáp hạm của họ. Anh và Đức tiếp tục chế tạo thiết giáp hạm và tuần dương hạm nhưng với một tốc độ chậm hơn nhiều.

Tại Anh, chính phủ tạm dừng việc chế tạo các thiết giáp hạm và trả Jackie Fisher về Bộ Hải quân vào năm 1914, việc này có nghĩa để tập trung cải tiến các thiết giáp hạm. Các con tầu cuối cùng là các lớp Revenge và Queen Elizabeth được hoàn thành, mặc dù hai thiết giáp hạm mới nhất của lớp Revenge được thiết kế lại như Renown, nhưng Fisher lại cực kỳ ủng hộ lớp Courageous, đây là loại tầu rất tốc độ và có vũ trang tối đa, nhưng lại được bọc giáp ở mức tối thiểu, chỉ 3-inch (76 mm), được gọi là ?otàu tuần dương lớn hạng nhẹ ” để tập hợp các thành viên nội các cầm quyền chống lại việc đóng các tầu chủ lực mới. Cơn cuồng của Fisher về tốc độ lên đến đỉnh điểm trong đề nghị của mình về chiếc HMS Incomparable, một thiết giáp hạm giống như một con voi ma mút với giáp nhẹ.

Tại Đức, hai chiếc lớp Bayern, những chiếc được bắt đầu trước thế chiến, đã dần dần được hoàn thành, nhưng hai chiếc còn lại vẫn chưa được hoàn thành vào cuối cuộc chiến tranh. Chiếc Hindenburg cũng được đặt khung sườn trước khi bắt đầu cuộc chiến và được hoàn thành vào năm 1917. Các tầu tuần dương hạm lớp Mackensen được thiết kế 1914-1915, đã được bắt đầu nhưng không bao giờ được kết thúc.

Mặc dù có sự tạm lắng trong việc chế tạo thiết giáp hạm trong Chiến tranh Thế giới I, từ năm 1919-1922 người ta lại thấy sự đe dọa của một cuộc chạy đua hải quân mới giữa Anh, Nhật Bản và Hoa Kỳ. Trận Jutland có một ảnh hưởng rất lớn trong thiết kế tầu chiến trong giai đoạn này. Con tàu đầu tiên phù hợp với với bối cảnh này là chiếc tuần dương hạm lớp Admiral, được thiết kế vào năm 1916. Trận Jutland cuối cùng đã thuyết phục Bộ Hải quân rằng tuần dương hạm có giáp nhẹ quá dễ bị tổn thương, và do đó thiết kế cuối cùng của lớp Admiral đã tăng lớp giáp làm trọng tải con tầu lên đến 42.000 tấn. Tuy nhiên, để nắm thế chủ động trong cuộc chạy đua vũ trang mới với người Nhật và hải quân Hoa Kỳ. Đạo luật Hải quân Hoa kỳ năm 1916 ủy quyền đóng mới 156 tàu, bao gồm cả thiết giáp hạm và mười sáu tuần dương hạm. Lần đầu tiên, Hải quân Hoa Kỳ đã đe dọa sức mạnh toàn cầu của Anh. Chương trình này được bắt đầu từ từ (một phần là do một ham muốn để tìm hiểu bài học từ Jutland), và không bao giờ được hoàn thành một cách hoàn toàn. Tuy nhiên, những tàu mới của người Mỹ ( các thiết giáp hạm lớp Colorado và Lexington), đã tiến một bước dài về chất lượng vượt qua lớp Queen Elizabeth và lớp Admiral của Anh vì có lắp súng 16-inch (406 mm).

Đồng thời, Hải quân Đế quốc Nhật Bản cuối cùng đã có được sự ủy quyền cho mình (từ chính phủ) về ?o Hạm đội thiết giáp hạm 8-8? (tám tầu thiết giáp hạm tám tuần dương hạm chủ lực). Các chiếc lớp Nagato, được ủy quyền năm 1916, được lắp tám súng 16-inch như các đối thủ Mỹ của chúng. Dự luật hải quân năm tiếp theo ủy quyền đóng hai thiết giáp hạm và hai tuần dương hạm hơn nhiều. Các thiết giáp hạm thuộc lớp Kaga được lắp mười khẩu súng 16-inch. Các thiết giáp hạm lớp Amagi được lắp mười súng 16-inch và được thiết kế với vận tốc 30 hải lý / h, có khả năng đánh bại cả lớp Admiral của Hải quân Anh lẫn lớp thiết giáp hạm Lexington của Hoa kỳ.

Cuộc chạy đua vũ trang càng trở nên tồi tệ hơn vào năm 1919 khi Woodrow Wilson đề xuất mở rộng hơn nữa Hải quân Hoa Kỳ, yêu cầu tạo quỹ cho một thiết giáp hạm và mười sáu tuần dương hạm bổ xung thêm vào chương trình năm 1916 (các tầu lớp South Dakota chưa được bắt đầu). Để đáp lại the Diet of Japan cuối cùng đã đồng ý hoàn thành ?oHạm đội thiết giáp hạm 8-8? , thậm chí còn tăng thêm một nhóm bốn thiết giáp hạm. Những con tàu này là lớp Kii với trọng tải 43.000 tấn, các thiết kế tiếp theo, lớp tầu số 13, được lắp súng 18-inch (457 mm). Nhiều quan chức trong Hải quân Nhật Bản vẫn không hài lòng và kêu gọi một “hạm đội 8-8” với 24 thiết giáp hạm và tuần dương hạm hiện đại.

Người Anh, bị mất mát quá nhiều trong Thế chiến I, phải đối mặt với viễn cảnh tụt lại phía sau Mỹ và Nhật Bản. Họ không có tàu được đóng mới kể từ lớp Admiral, và trong những năm tháng đó chỉ có chiếc HMS Hood (nạn nhân tội nghiệp của chiếc Bismark) được hoàn thành. Tại tháng sáu 1919 Bộ Hải quân lên kế hoạch về một hạm đội sau chiến tranh với 33 thiết giáp hạm và tám tuần dương hạm, với chi phí đóng tàu và bảo trì lên đến 171 triệu bảng Anh một năm (khoảng 583 bảng Anh ngày nay), nhưng họ chỉ có ngân quỹ là 84 triệu bảng. Bộ Hải quân sau đó yêu cầu, như là một tối thiểu tuyệt đối, một lô tám thiết giáp hạm nữa. Đây là các tuần dương hạm của thiết kế ?o G3?, với súng 16-inch và có tốc độ cao, và thiết giáp hạm N3 với súng 18-inch (457 mm). Đức không tham gia cuộc chạy đua cạnh tranh vũ trang hải quân này vì hầu hết các tầu Dreadnought của Đức bị đánh đắm tại Scapa Flow bởi các thủy thủ đoàn của chúng vào năm 1919; phần còn lại được bàn giao là phần thưởng của chiến tranh.

Thay vì mở rộng chương trình chạy đua vũ trang tốn kém các cường quốc hải quân lớn trên thế giới ký kết Hiệp ước Hải quân Washington năm 1922. Hiệp ước đặt ra một danh sách các tàu, bao gồm hầu hết các tàu Dreadnought cũ hơn và gần như tất cả các tàu mới được chế tạo phải bị tháo dỡ hoặc chuyển sang sử dụng với mục đích dân sự. Có thể hiểu xa hơn nữa đây là tuyên bố ” một kỳ nghỉ ngơi ” trong thời gian này không có thiết giáp hạm hay tuần dương hạm được chế tạo mới. Các tàu sống sót qua hiệp ước, bao gồm các siêu tàu Dreadnought hiện đại nhất của cả ba lực lượng hải quân, hình thành phần chính của các đội tầu chủ lực qua các thập niên 1920 và 1930 và một số được hiện đại hoá vào Chiến tranh thế giới II. Các tàu được đóng theo các điều khoản của Hiệp ước để thay thế các tàu đã lỗi thời được gọi là thiết giáp hạm hiệp ước.

Thuật ngữ ‘thiết giáp hạm lớp Dreadnought’ ngày càng trở nên ít được sử dụng một cách rộng rãi. Hầu hết các thiết giáp hạm tiền Dreadnought bị loại bỏ hoặc chuyển mục đích sử dụng sau Chiến tranh Thế giới I, do đó thuật ngữ ‘thiết giáp hạm lớp Dreadnought’ ngày càng trở nên ít cần thiết. Tuy nhiên, các thiết giáp hạm của Thế chiến II đôi khi vẫn được gọi là tàu Dreadnought.

V. các dòng tầu chiến nhỏ hơn thiết giáp hạm tại thời kỳ cuối thế kỷ 19 tới chiến tranh thế giới lần thứ I

1. Tầu tuần dương hạm – Cruiser

Tuần dương hạm là một loại tàu chiến lớn, thời gian của nó kéo dài từ cuối thế kỷ 19 đến cuối Chiến tranh lạnh. Các tuần dương hạm đầu tiên được dùng cho nhiệm vụ tán công đơn lẻ và bảo vệ các đại dương. Trong những năm qua, bản chất và vai trò của tuần dương hạm đã thay đổi đáng kể, và ngày nay phần lớn là tàu tuần dương đã được thay thế bằng tàu khu trục trong vai trò của nó.
Trong lịch sử, một chiếc “tàu tuần dương ””không phải là một loại tàu thường mà nó là một trong các loại tàu chiến. Tàu tuần dương được tiến hóa từ các tầu frigate, các tầu này nhỏ hơn các tàu chiến chủ lực ( ship of the line) và thường được giao một vai trò độc lập với phần lớn hạm đội, theo nghĩa là chúng co hành trình độc lập. Thông thường, ý tưởng này có thể liên quan đến các nhiệm vụ như đánh phá tầu buôn của đối phương. Trong cuối thế kỷ 19, thuật ngữ ‘tàu tuần dương’ có nghĩa là tàu được thiết kế để thực hiện một nhiệm vụ độc lập, và từ thập niên 1890 đến thập niên 1950 một ‘tàu tuần dương’ thường là một tàu chiến lớn hơn một tàu khu trục nhưng nhỏ hơn một tàu thiết giáp.

Đối với phần lớn thế kỷ 19 và nửa đầu của thế kỷ 20, tàu tuần dương là vũ khí chiến đấu tầm xa của hải quân thế giới, trong khi các tàu tầu thiết giáp thường chiến đấu ở gần nhà. Vai trò chính của chúng là tấn công các tầu buôn của đối phương. Đến mức độ mà nhiệm vụ này đã được gọi là cuộc chiến tàu tuần dương. Các vai trò khác của chúng bao gồm cả nhiệm vụ trinh sát, và tàu tuần dương thường trực thuộc hạm đội chiến đấu. Về cuối thế kỷ 20, sự thoái trào của thiết giáp hạm đã làm cho tàu tuần dương trở thành tầu chiến đấu bề mặt lớn nhất và mạnh nhất của hải quân.

Tuy nhiên ngày nay vai trò của tuần dương hạm, cũng ngày càng xuy thoái và phần lớn chỉ còn có nhiệm vụ đảm bảo phòng không cho một hạm đội, hơn là tàu tuần dương chiến đấu độc lập. Vào đầu thế kỷ 21, tàu tuần dương vẫn là những tầu chiến đấu bề mặt lớn nhất và mạnh nhất, nhưng chỉ còn năm quốc gia (Hoa Kỳ, Nga, Pháp, Italy, và Peru) sử dụng chúng. Sau khi Hải quân Italy ngừng hoạt động chiếc Vittorio Veneto(550) vào năm 2003, hiện chỉ còn bốn quốc gia đang sở hữu các tuần dương hạm đang làm nhiệm vụ.

2. Tuần dương hạm có bảo vệ  ” Protected Cruiser”

Tuần dương hạm có bảo vệ là một loại tàu tuần dương hải quân ở cuối thế kỷ 19, được gọi như vậy vì nó có một chiếc boong được thiết giáp để cung cấp bảo vệ cho những phần quan trọng như động cơ khỏi các mảnh đạn của đối phương. Tàu tuần dương có bảo vệ được bọc thép ít hơn so với loại tuần dương hạm bọc thép, loại này có thêm một vành đai giáp dọc theo hai bên sườn.

Trong khi tàu tuần dương bọc thép phát triển thành tuần dương hạm chủ lực (và thiết giáp hạm tiền Dreadnought được thay thế bằng tàu Dreadnought), các tàu tuần dương có bảo vệ được coi là tiền thân của các loại tuần dương hạm hạng nhẹ và tuần dương hạm hạng nặng.

Một phần sơ đồ minh họa của một tàu tuần dương có bảo vệ. Đường đỏ là sàn bọc thép và lá chắn súng và các vùng màu xám là các kho nhiên liệu than đươc dùng làm bảo vệ. Lưu ý tầng dày trên dốc, hầm than trên được chia theo chiều dọc để cho phép các lớp than phía ngoài được duy trì trong khi hầm trong được xúc rỗng, và đáy đôi kín nước phía dưới.

Một phần sơ đồ minh họa của một tàu tuần dương có bảo vệ. Đường đỏ là sàn bọc thép và lá chắn súng và các vùng màu xám là các kho nhiên liệu than đươc dùng làm bảo vệ. Lưu ý tầng dày trên dốc, hầm than trên được chia theo chiều dọc để cho phép các lớp than phía ngoài được duy trì trong khi hầm trong được xúc rỗng, và đáy đôi kín nước phía dưới.

Các tính năng thiết kế

Sau khi đạn nổ được đưa vào sử dụng người ta thấy cần thiết thiết phải tăng cường bảo vệ tầu chiến, và tàu tuần dương có bảo vệ được chế tạo vào khoảng năm 1880. Trong một tuần dương hạm được bảo vệ, các lớp giáp được sắp xếp trên sàn bên trong con tầu, để bảo vệ nồi hơi và động cơ hơi nước. Thông thường tàu tuần dương có bảo vệ có trọng tải từ 2.500 đến 7.000 tấn, và được trang bị lên đến hàng chục khẩu súng đơn có cỡ nòng từ 3,9 và 6 inch (100-152 mm). Chúng có tốc độ 18-23 hải lý / giờ.

Tuần dương hạm có bảo vệ đầu tiên là tàu Esmeralda của Chi lê, được chế tạo bởi nhà máy đóng tàu Elswick, thuộc sở hữu của Armstrong nước Anh, nó được lấy cảm hứng từ một nhóm các tàu tuần dương có bảo vệ được chế tạo trong cùng một xưởng đóng tầu và được gọi là tuần dương hạm Elswick. Phần trước , phần sau và các boong tàu bằng gỗ của con tầu đã bị gỡ bỏ và được thay thế bằng một boong bọc thép. Vũ khí của Esmeralda bao gồm các súng 10-inch (25,4 cm) ở mũi tầu và đuôi tầu và súng 6-inch (15,2 cm) ở các vị trí ở phần giữa con tầu. Nó có thể đạt tốc độ 18 knots (33 km / h), và chuyển động bằng chỉ động cơ hơi nước. Trọng tải của nó là dưới 3.000 tấn. Trong hai thập kỷ sau, loại tàu tuần dương này được kết hợp từ súng hạng nặng, tốc độ cao và có trọng tải nhỏ. (Có một điều đáng ngạc nhiên là bản thân Hải quân Hoàng gia không sở hữu bất kỳ tàu tuần dương Elswick nào, có thể là họ ưa thích hoặc là loại tầu rất lớn và vũ khí mạnh như tàu tuần dương “hạng nhất”, hoặc vũ trang nhẹ như tàu tuần dương “hạng hai” hoặc “hạng ba” được thiết kế cho nhiệm vụ bảo vệ tầu thương mại.)

Chiếc tuần dương hạm có bảo vệ đầu tiên, chiếc Esmeralda, sau này được bán cho Nhật Bản và đổi tên thành chiếc IJN Izumi

Chiếc tuần dương hạm có bảo vệ đầu tiên, chiếc Esmeralda, sau này được bán cho Nhật Bản và đổi tên thành chiếc IJN Izumi

Khoảng năm 1910, các tấm giáp bắt đầu được tăng chất lượng và động cơ tua bin hơi nước, nhẹ hơn và mạnh hơn động cơ piston trước đó được đưa vào sử dụng. Các tàu tuần dương có bảo vệ trở thành lỗi thời vì chúng trở nên chậm hơn và ít được bảo vệ hơn các tàu loại mới. Nồi hơi được đưa vào sử dụng, làm nhiên liệu than đá trở nên không cần thiết, và việc bảo vệ của kho nhiên liệu than bị mất đi, tàu tuần dương có bảo vệ được thay thế bằng “tuần dương hạm bọc thép hạng nhẹ” loại này có một mặt giáp vành đai và sàn bọc thép thay vì chỉ có sàn duy nhất được bọc thép, sau đó chúng tiếp tục được phát triển thành tàu tuần dương hạng nặng.

Tàu tuần dương có bảo vệ trong Hải quân Hoa Kỳ

Chiếc USS Atlanta - tuần dương hạm có bảo vệ với trọng tải 3240 tấn có tốc độ 16 hải lý/ giờ với các vũ khí chính là hai súng 8 in và sáu súng 6 in

Chiếc USS Atlanta – tuần dương hạm có bảo vệ với trọng tải 3240 tấn có tốc độ 16 hải lý/ giờ với các vũ khí chính là hai súng 8 in và sáu súng 6 in

Súng 6 in (khoảng 155 mm) của chiếc USS Atlanta

Súng 6 in (khoảng 155 mm) của chiếc USS Atlanta

Chiếc USS Olympia, tuần dương hạm có bảo vệ, nó có trọng tải 5,586 tấn, tốc độ 20 hải lý/ giờ, giáp sàn dày 4,75 in (127 mm) vũ khí chính là 4 súng 8 in, 10 súng 5in và 1 ống phóng ngư lôi  Tàu tuần dương có bảo vệ của Hải quân Hoàng gia Hải quân Hoàng gia Anh có phân hạng các tàu tuần dương là hạng nhất, hạng hai và hạng ba vào giữa cuối thập niên 1880 và 1905, và đóng một số lượng lớn các con tầu này vì yêu cầu bảo vệ thương mại. Trong hầu hết thời gian này, các tàu tuần dương được chế tạo với một lớp giáp "bảo vệ" chứ không phải là bọc giáp bảo vệ cho toàn thân con tầu. Những tuần dương hạm hạng nhất thì lớn tương tự như là tuần dương hạm bọc thép, và được đóng để thay thế cho các lớp tàu tuần dương bọc thép đầu tiên từ những năm 1880 cho đến cuối năm 1898. Tuần dương hạm có lớp bảo vệ hạng hai nhỏ hơn, có trọng tải khoảng 3,000-5,500 tấn và có giá trị cả trong nhiệm vụ bảo vệ thương mại và hướng đạo cho hạm đội. Tuần dương hạm có lớp bảo vệ hạng ba nhỏ hơn nữa và không có một đáy đôi kín nước, và được dự định chủ yếu cho nhiệm vụ bảo vệ thương mại, mặc dù một vài tuần dương hạm nhỏ được chế tạo với vai trò trinh sát của hạm đội hoặc là tàu tuần dương phóng ngư lôi.

Chiếc USS Olympia, tuần dương hạm có bảo vệ, nó có trọng tải 5,586 tấn, tốc độ 20 hải lý/ giờ, giáp sàn dày 4,75 in (127 mm) vũ khí chính là 4 súng 8 in, 10 súng 5in và 1 ống phóng ngư lôi

Tàu tuần dương có bảo vệ của Hải quân Hoàng gia

Hải quân Hoàng gia Anh có phân hạng các tàu tuần dương là hạng nhất, hạng hai và hạng ba vào giữa cuối thập niên 1880 và 1905, và đóng một số lượng lớn các con tầu này vì yêu cầu bảo vệ thương mại. Trong hầu hết thời gian này, các tàu tuần dương được chế tạo với một lớp giáp “bảo vệ” chứ không phải là bọc giáp bảo vệ cho toàn thân con tầu. Những tuần dương hạm hạng nhất thì lớn tương tự như là tuần dương hạm bọc thép, và được đóng để thay thế cho các lớp tàu tuần dương bọc thép đầu tiên từ những năm 1880 cho đến cuối năm 1898. Tuần dương hạm có lớp bảo vệ hạng hai nhỏ hơn, có trọng tải khoảng 3,000-5,500 tấn và có giá trị cả trong nhiệm vụ bảo vệ thương mại và hướng đạo cho hạm đội. Tuần dương hạm có lớp bảo vệ hạng ba nhỏ hơn nữa và không có một đáy đôi kín nước, và được dự định chủ yếu cho nhiệm vụ bảo vệ thương mại, mặc dù một vài tuần dương hạm nhỏ được chế tạo với vai trò trinh sát của hạm đội hoặc là tàu tuần dương phóng ngư lôi.

Việc ứng dụng giáp Krupp với độ dày 6 inch làm cho việc bảo vệ các tầu tuần dương hiệu quả hơn đặc biệt là các tàu tuần dương hạng nhất, và các tầu tuần dương lớn không có lớp bảo vệ được đóng sau năm 1898. Các tuần dương hạm hạng nhỏ hơn không thể mang nổi trọng lượng của vành đai thiết giáp “bảo vệ” cho đến năm 1905, khi những chiếc cuối cùng của lớp Challenger và Highflyer được hoàn thành. Có một sự gián đoạn nói chung trong việc chế tạo tàu tuần dương của Anh sau thời gian này, ngoài một vài lớp tầu nhỏ, những tàu tuần dương chạy nhanh làm nhiệm vụ trinh sát cho hạm đội. Khi Hải quân Hoàng gia bắt đầu đóng những tàu tuần dương lớn hơn (> 4.000 tấn) một lần nữa khoảng năm 1910, họ đã sử dụng một kết hợp của sàn bọc thép và hoặc đai bọc thép để bảo vệ tùy thuộc vào từng lớp tầu. Những tuần dương hạm hiện đại được trang bị động cơ tuốc bin được phân loại là tuần dương hạm hạng nhẹ.

Các tuần dương hạm có bảo vệ còn lại

Một vài tàu tuần dương có bảo vệ còn sống sót như tàu bảo tàng:
– Tầu Avrora – Rạng đông- tại St Petersburg
– Tầu HNLMS Bonaire-Delfzijl tại Hà Lan
– Tầu USS Olympia- tại Philadelphia

3. Tuần dương hạm bọc thép – Armoured Cruiser

Tuần dương hạm bọc thép là một loại tàu tuần dương, một loại tàu chiến hải quân. Các tàu tuần dương bọc thép được thêm vào một vành đai giáp, ngoài chiếc sàn được bọc thép để bảo vệ khoang động cơ, nhiên liệu than như đã được xác định ở tàu tuần dương có bảo vệ. Tuần dương hạm bọc thép là các tầu chiến hải quân chủ lực được sử dụng trong hai trận hải chiến, trận Ulsan trong Chiến tranh Nga-Nhật, và trận Coronel trong Chiến tranh thế giới I và chúng đóng vai trò quan trọng hỗ trợ trong các trận chiến khác của thời kỳ này.

Thiết kế và tiến hóa

Các loại ban đầu

Tuần dương hạm bọc thép lớn đầu tiên là chiếc tàu của người Nga chiếc General Admiral (1873) và của người Anh chiếc Shannon (1875), mặc dù ban đầu được biết đến như là một tầu frigate bọc thép hạng nhì

Ảnh chiếc tuần dương hạm bọc thép kiểu frigate General Admiral của Nga, nó có trọng tải 4600 tấn, đai giáp dày 6 in, tốc độ 13 hải lý/ giờ, vũ khí chính gồm 6 súng 8 in, 1 súng 6 in và hai ống phóng ngư lôi.

Ảnh chiếc tuần dương hạm bọc thép kiểu frigate General Admiral của Nga, nó có trọng tải 4600 tấn, đai giáp dày 6 in, tốc độ 13 hải lý/ giờ, vũ khí chính gồm 6 súng 8 in, 1 súng 6 in và hai ống phóng ngư lôi.

Tuần dương hạm bọc thép hiện đại

Chiếc tuần dương hạm bọc thép Dupuy de Lome của Hải quân Pháp, nó có trọng tải 6.700 tấn, tốc độ 19,7 hải lý/ giờ, giáp vành đai dày 3,9 in, giáp sàn dày 0,79 in, vũ khí chính bao gồm 2 súng xấp xỉ 8 in và 6 súng xấp xỉ 6 in cùng hai ống phóng ngư lôi

Chiếc tuần dương hạm bọc thép Dupuy de Lome của Hải quân Pháp, nó có trọng tải 6.700 tấn, tốc độ 19,7 hải lý/ giờ, giáp vành đai dày 3,9 in, giáp sàn dày 0,79 in, vũ khí chính bao gồm 2 súng xấp xỉ 8 in và 6 súng xấp xỉ 6 in cùng hai ống phóng ngư lôi

Chiếc tàu tuần dương bọc thép thật sự đầu tiên là chiếc Dupuy de Lome của Hải quân Pháp được hạ thủy vào năm 1887. Cùng năm đó người Nga đưa chiếc Ryurik vào hoạt động. Chiếc tàu đầu tiên được chấp nhận như là mô hình cho các tàu tuần dương bọc thép là chiếc Chiyoda được đóng bởi Clyde của Hải quân Đế quốc Nhật Bản. Những tiến bộ của kỹ thuật của chiếc Chiyoda việc ứng dụng động cơ pistong trục dọc ba lần mở rộng. Không giống như loại ba lần mở rộng theo chiều ngang (TE), vì loại này chiếm chiều rộng của con tàu, động cơ trục dọc TE có thể được giữ gần trục trung tâm của con tàu và kho nhiên liệu được bao quanh bởi một vành đai giáp và sàn tàu cũng được bọc giáp. Kiểu này tạo ra một không gian rộng lớn được bảo vệ bên trong con tàu, trong đó máy móc được bảo vệ khỏi đạn nổ, chúng duy trì tính toàn vẹn và kín nước. Chiếc Chiyoda là quá nhỏ để được coi là một tàu tuần dương bọc thép đúng nghĩa, nhưng nó tạo nên một khuôn mẫu để được hoc tập bởi các tàu tiếp sau.

Các tuần dương hạm bọc thép cuối cùng được đóng ở khoảng năm 1910. Tại thời điểm này chúng đã nhanh chóng bị đánh bại bởi sự phát triển công nghệ mới như lớp tầu Dreadnought với súng lớn được hỗ trợ bởi động cơ tua bin hơi nước và sử dụng nhiên liệu dầu hỏa có nghĩa là con tầu đóng mới không còn có thể dựa vào sự bảo vệ của nhiên liệu than đá. Tuần dương hạm bọc thép được trực tiếp thay thế trong các hạm đội bởi các tầu tuần dương chủ lực lớn hơn, nhanh hơn và tốt hơn. Các tuần dương hạm bọc thép lớn đã bị lạc hậu và do đó chỉ tuần dương hạm hạng nhẹ được đóng tại thời điểm đó. Các tuần dương hạm bọc thép được sử dụng trong vai trò tuần tra và trinh sát cho đến cuối Chiến tranh thế giới II.

Cần lưu ý rằng Hải quân Hoàng gia Anh phân loại cả hai tàu tuần dương bọc thép và tàu tuần dương có bảo vệ có kích thước và trang bị vũ khí tương đương là ‘tàu tuần dương hạng nhất’. Do đó các tàu tuần dương hạng nhất được đóng giữa lớp Orlando (1886) và lớp Cressy (1897) là loại tàu tuần dương có bảo vệ vì chúng thiếu một vành đai bọc thép.

Chiếc tuần dương hạm bọc thép Orlando của Hải quân Anh, nó có trọng tải 5.600 tấn, tốc độ 18 hải lý/ giờ, giáp vành đai dày 10 in, vũ khí chính bao gồm 2 súng 9,2 in và 10 súng 6 in cùng 6 ống phóng ngư lôi

Chiếc tuần dương hạm bọc thép Orlando của Hải quân Anh, nó có trọng tải 5.600 tấn, tốc độ 18 hải lý/ giờ, giáp vành đai dày 10 in, vũ khí chính bao gồm 2 súng 9,2 in và 10 súng 6 in cùng 6 ống phóng ngư lôi

Tàu tuần dương bọc thép được sử dụng thành công trong trận chiến của Nhật Bản tại Tsushima năm 1905. Trong trận đánh các thiệt hại từ phía Nhật Bản, chiếc tàu tuần dương bọc thép Nisshin bị trúng đạn nhiều thứ hai sau chiếc thiết giáp hạm Mikasa. Chiếc Nisshin bị đánh trúng đạn 13 lần, trong đó có một phát đạn 9-inch (230 mm) và sáu phát 12-inch (300 mm). Chiếc Nisshin cố gắng ở lại trong đội hình chiến đấu suốt trận đánh, điều này xác nhận những hy vọng của các nhà thiết kế: một tàu tuần dương có thể đứng trong dòng của trận chiến. Hiệu suất của các tàu tuần dương bọc thép Nhật Bản trong Trận chiến Tsushima, và đặc biệt là của chiếc Nisshin , có khả năng dẫn đến một sự bùng nổ trong việc chế tạo tàu tuần dương bọc thép trong lực lượng hải quân của thế giới.

Lỗi thời

Tàu tuần dương bọc thép bị coi là lỗi thời vào năm 1907, khi Hải quân Hoàng gia hạ thủy lớp tàu tuần dương chủ lực Invincible. Các năm trước người Anh đã tiến hành cuộc cách mạng ‘tất cả các khẩu súng lớn’ trên chiếc HMS Dreadnought. Các tầu lớp Invincibles cũng có một khẩu đội súng chính có cỡ nòng lớn thống nhất và tốc độ cao hơn với chi phí của áo giáp giảm, dù sao chúng có lợi thế so sánh về hỏa lực, tốc độ, và bảo vệ so với tàu tuần dương bọc thép.

Chiếc tuần dương hạm cuối cùng của Đức được đóng là chiếc SMS Blücher. Mặc dù nó có lẽ là tốt nhất của loại tàu này nhưng nó vẫn trở nên lỗi thời một cách nhanh chóng, một phần vì người Anh đã tung tin lòe bịp người Đức về các thông số kỹ thuật của chiếc Invincibles (đối thủ của chiếc SMS Blücher).

Chiến tranh thế giới I

Khi tàu tuần dương bọc thép gặp các tàu chiến chủ lực hiện đại trong Thế chiến I, các thiếu sót của loại lạc hậu hơn đã liên tục bị bộc lộ, các chiếc SMS Scharnhorst và Gneisenau bị đánh chìm do tàu chiến HMS HMS Invincible và Inflexible tại trận chiến Quần đảo Falkland. Phó Đô đốc Maximilian von Spee cho rằng chiếc kỳ hạm HMAS Australia của Hải quân Hoàng gia Australia vượt trội so với các tàu tuần dương bọc thép và tuần dương hạm hạng nhẹ của mình. Tại quần đảo Falkland trong khi tác xạ các pháo thủ Đức đã bắn rất chính xác song họ không gây thiệt được hại nghiêm trọng cho các tàu chiến Anh, trong khi đó trận chiến đã thay đổi ngay khi đạn của tầu Anh bắt đầu trúng các tàu của von Spee.

Tại trận Coronel vốn xảy ra ngay trước sự kiện của trận Falkland, là một trong những trận chiến mà các tuần dương hạm bọc thép đời cũ là các đối thủ chính, tất cả các trận tiếp theo các thiết giáp hạm và tuần dương hạm thời Dreadnought đều chiếm ưu thế.
Trong khoảng thời gian của trận Dogger Bank, chiếc SMS Blücher đã bị tê liệt bởi một phát đạn bắn từ một tàu chiến Anh, làm giảm tốc độ của nó xuống còn 17 hải lý. Tình huống này buộc Đô đốc Hipper phải đưa ra quyết định hy sinh các tàu tuần dương bọc thép của mình (bị đánh chìm với tổn thất lớn về nhân mạng) để cứu thoát con tầu hiện đại hơn và có giá trị hơn của ông.

Các chiếc HMS Warrior, Defence và Black Prince đã bị tiêu diệt tại trận Jutland khi chúng vô tình đi vào tầm nhìn và phạm vi tác xạ của trận tuyến của Hải quân Đức, trong đó bao gồm một số thiết giáp hạm và tuần dương hạm Dreadnought.

Kết cục của tuần dương hạm bọc thép

Ngày 17 Tháng Bảy 1920, khi các tiêu chuẩn đánh số thân tàu hải quân được thông qua, tất cả tuần dương hạm bọc thép hiện hữu của Mỹ được sáp nhập với tàu tuần dương có bảo vệ trong một loại duy nhất ‘tàu tuần dương’ với biểu tượng phân loại thân tầu ‘CA’, đưa đến một kết thúc của việc sử dụng thuật ngữ ‘tàu tuần dương bọc thép’ ở Mỹ. Hiệp ước Hải quân London năm 1930 cơ bản xóa bỏ thuật ngữ ‘tàu tuần dương bọc thép’ và thông qua các điều khoản ‘Tàu tuần dương hạng nặng và Tàu tuần dương hạng nhẹ’. Sau này,’biểu tượng CA’ được sử dụng để chỉ ‘tàu tuần dương hạng nặng’

Một tàu tuần dương bọc thép ở thiết kế cuối vẫn còn tồn tại: chiếc Georgios Averof, được đóng năm 1909-1911, được bảo tồn như là một bảo tàng ở Hy Lạp.

Chiếc tuần dương hạm bọc thép Georgios Averof của Hy lạp, chiếc này có trọng tải 10.200 tấn, tốc độ 17,5 hải lý/ giờ, giáp dày 200 mm (7.9 in) ở phần giữa tầu, 80 mm (3.15 in) ở phần cuối tầu, boong trên dày 40 mm (1.6 in), vũ khí chính bao gồm 4 súng 234mm (9.2in) 8 súng 190mm (7.5in) 3 ống phóng ngư lôi và súng phòng không. Con tầu này nay đã trở thành tầu bảo tàng

Chiếc tuần dương hạm bọc thép Georgios Averof của Hy lạp, chiếc này có trọng tải 10.200 tấn, tốc độ 17,5 hải lý/ giờ, giáp dày 200 mm (7.9 in) ở phần giữa tầu, 80 mm (3.15 in) ở phần cuối tầu, boong trên dày 40 mm (1.6 in), vũ khí chính bao gồm 4 súng 234mm (9.2in) 8 súng 190mm (7.5in) 3 ống phóng ngư lôi và súng phòng không. Con tầu này nay đã trở thành tầu bảo tàng

Sự khác nhau giữa tuần dương hạm bọc thép và tuần dương hạm hạng nặng

Các tàu tuần dương bọc thép không phải là tổ tiên gần của tàu tuần dương hạng nặng, Mặc dù đôi khi thấy tên này. Bởi 1.905 tàu tuần dương bọc thép đã tăng lên về kích thước và sức mạnh rất gần với thiết giáp hạm Dreadnought,  xê dịch khoảng 15.000 tấn:  lớn hơn so với 10.000 tấn của tàu tuần dương hạng nặng. Xu hướng này dẫn đến tàu tuần dương bọc thép có quy mô tương tự như thiết giáp hạm. 

Cũng có sự khác biệt quan trọng kỹ thuật giữa các tàu tuần dương hạng nặng và các tàu tuần dương bọc thép, một số trong đó phản ánh khoảng cách thế hệ giữa chúng. tàu tuần dương hạng nặng, giống như tất cả các tàu hiện đại, được thường được hỗ trợ bởi dầu đốt tua bin hơi nước động cơ và có tốc độ nhanh hơn đến nay đã có tuần dương hạm bọc thép bao giờ bị (đẩy bằng than qua lại động cơ hơi nước của thời đại của họ). Cũng giống như  tàu tuần dương và tuần dương hạm hạng nhẹ, Tàu tuần dương hạng nặng thiếu giáp vành đai, tiết kiệm trọng lượng để đạt được tốc độ cao. Trang bị vũ khí chính của một tàu tuần dương hạng nặng tối đa là súng 203 mm (8 inch) nhỏ hơn so với súng 233 mm điển hình (9,2-inch) của tàu tuần dương bọc thép sau này. Tuy nhiên, tàu tuần dương hạng nặng thường có một số lượng lớn súng chính, và hưởng lợi từ hệ thống điều khiển hỏa lực vào những năm 1920 và 30, nghĩa là tàu tuần dương hạng nặng mạnh hơn đáng kể.

4. Tàu tuần dương hạng nhẹ – Light Cruiser

Một tàu tuần dương hạng nhẹ là một tàu chiến. Thuật ngữ này là một rút ngắn của cụm từ ” tuần dương hạm bọc thép hạng nhẹ”, nó mô tả một con tàu nhỏ mang giáp theo cùng một cách như một chiếc tàu tuần dương bọc thép: một vành đai bảo vệ và boong. Tiền thân của loại tuần dương hạm này là loại tàu tuần dương có bảo vệ chỉ có sàn bọc thép.

Lịch sử

Chiếc HMS Mercury, chiếc tuần dương hạm hạng nhẹ đầu tiên trên thế giới của Hải quân Hoàng gia Anh

Chiếc HMS Mercury, chiếc tuần dương hạm hạng nhẹ đầu tiên trên thế giới của Hải quân Hoàng gia Anh

Chiếc tuần dương hạm nhỏ động cơ hơi nước đầu tiên được đóng cho Hải quân Hoàng gia Anh là chiếc HMS Mercury được hạ thủy vào năm 1878. Loại này bao gồm cả các tuần dương hạm có lớp bảo vệ hạng II và hạng III được phát triển lên, chúng dần dần trở nên nhanh hơn, được vũ trang và bảo vệ tốt hơn. Đức đã dẫn đầu trong việc thiết kế các tàu tuần dương nhỏ trong những năm 1890, họ chế tạo một loạt các tàu tuần dương chạy nhanh sao chép từ các quốc gia khác. Các tàu này được cung cấp năng lượng bởi nồi hơi đốt than và động cơ piston hơi nước và dựa một phần vào sự sắp xếp của nhiên liệu than đá để làm lớp bảo vệ. Việc áp dụng nồi hơi ống nước dầu đốt và tua bin hơi nước có nghĩa là tàu tuần dương nhỏ kiểu cũ nhanh chóng trở thành lạc hậu. Hơn nữa, những con tầu được đóng mới không thể dựa vào sự bảo vệ của kho nhiên liệu than và do đó phải áp dụng một số phương pháp bọc giáp bên sườn tầu. Nhóm tầu Bristol thuộc lớp tầu tuần dương Town của Anh (năm 1909) đã khởi đầu từ các thiết kế trước đó, với động cơ đẩy tua bin, than đá trộn và đốt dầu và một vành đai giáp bảo vệ dày 2 inch cũng như các boong. Như vậy, theo định nghĩa, chúng phải nằm trong loại tuần dương hạm bọc thép, bất chấp trọng tải chỉ là 4.800 tấn, các tàu tuần dương bọc thép hạng nhẹ đã xuất hiện. Các tuần dương hạm hạng nhẹ đầu tiên thực sự hiện đại là lớp Arethusa (1911) đã hoàn toàn dùng động cơ đốt dầu và sử dụng máy móc của tàu khu trục hạng nhẹ để đạt đến tốc độ 29 knot (54 km / h).

Vào khoảng thời gian Chiến tranh thế giới I, Tuần dương hạm hạng nhẹ của Anh thường có hai súng 6 inch (152 mm) và có lẽ tám súng 4 inch (100 mm), hay các súng cùng cỡ 6 inch (152 mm) trên một con tàu khoảng 5.000 tấn, trong khi tuần dương hạm của Đức tiến triển trong cuộc chiến tranh từ súng 4,1 inch (105 mm) đến súng 5,9 inch (150 mm).

Thuật ngữ tàu tuần dương hạng nhẹ được định nghĩa bởi Hiệp ước Hải quân London trong năm 1930. Tàu tuần dương hạng nhẹ được định nghĩa là tuần dương hạm có súng 6,1 inch (155 mm) hoặc nhỏ hơn, còn tàu tuần dương hạng nặng được định nghĩa là tuần dương hạm có súng lên đến 8 inch (203 mm). Trong cả hai trường hợp, các con tàu không thể có trọng tải lớn hơn 10.000 tấn.
Trong thời kỳ chiến tranh thế giới II , tàu tuần dương hạng nhẹ có các cỡ súng khác nhau, từ 5 inch (127 mm), như được thấy trong Chiếc Atlanta lớp tàu tuần dương phòng không, tới 6,1 inch, mặc dù kích thước thông thường nhất cho đến nay vẫn là súng 6 inch. Tàu tuần dương hạng nặng thường có khẩu đội súng 8 inch (203 mm). Trong những năm dẫn đến chiến tranh thế giới II, Hiệp ước Hải quân London làm cho không thể tạo ra một thiết kế tàu tuần dương hạng nặng trong giới hạn trọng tải, Điều này dẫn đến việc đóng một số lượng lớn tuần dương hạm hạng nhẹ trọng tải10.000 tấn với 12-15 súng 6-inch (152 mm) mà không trùng lặp với tàu tuần dương hạng nặng.

Việc chế tạo tàu tuần dương hạng nặng bị loại bỏ ở Anh, Pháp và Ý trong thời gian giữa thập niên 1930. Tuy nhiên, sự bùng nổ của Thế Chiến II cho phép các quốc gia tránh né Hiệp ước London và vượt quá giới hạn 10.000 tấn. Đến cuối chiến tranh, theo phân loại của Hải quân Mỹ “tàu tuần dương lớn” đã có trọng tải gần 30.000 tấn ( Tàu tuần dương lớp Alaska), trong khi tuần dương hạm hạng nhẹ lại ở trong phạm vi 10.000 tấn (mặc dù đôi khi có thể lên đến 12.000 hoặc 13.000 tấn).

Chiếc tuần dương hạm hạng nhẹ HMS Belfast ngày hôm nay đã thành bảo tàng. Nó có trọng tải 11.553 tấn, tốc độ 32 hải lý/ giờ, giáp vành đai dày 4.5 inches (114 mm) giáp boong dày 3 inch (76 mm), vũ khí chính 12 súng 6 inch, 12 súng 4-inch và 4 ống ngư lội 21 in

Chiếc tuần dương hạm hạng nhẹ HMS Belfast ngày hôm nay đã thành bảo tàng. Nó có trọng tải 11.553 tấn, tốc độ 32 hải lý/ giờ, giáp vành đai dày 4.5 inches (114 mm) giáp boong dày 3 inch (76 mm), vũ khí chính 12 súng 6 inch, 12 súng 4-inch và 4 ống ngư lội 21 in

Hầu hết các tàu tuần dương hiện đại trang bị tên lửa có điều khiển đều có trọng tải tương tự (10.000 tấn cho lớp Ticonderoga, 12.000 cho lớp Slava, 28.000 cho lớp Kirov).

Bốn tàu tuần dương hạng nhẹ vẫn còn tồn tại như tàu bảo tàng, và một vẫn được sử dụng phục vụ hoạt động của hải quân chiếc BAP Almirante Grau của Hải quân Peru. Bốn tàu làm tàu bảo tàng là: HMS Belfast (1938) ở London, HMS Caroline (1914) ở Belfast, USS Little Rock ở Buffalo, New York, và chiếc Colbert hiện đại hơn ở Bordeaux. Các tàu tương tự bao gồm các tàu tuần dương có bảo vệ Aurora – Rạng đông (St Petersburg) và Olympia (Philadelphia, Pennsylvania), và mũi của chiếc Puglia (ở Italy).

Phân loại của Hải quân Hoa Kỳ

Trong Hải quân Hoa Kỳ, Tàu tuần dương hạng nhẹ có biểu tượng phân loại thân tầu là CL. Cả hai loại tàu tuần dương hạng nặng và tuần dương hạm hạng nhẹ đã được phân loại theo một trình tự thông thường CL và CA / sau năm 1931, do đó có một số con số thân tầu mất tích, xem Danh sách các tàu tuần dương hạng nhẹ của Hoa Kỳ. Sau khi có sự phát triển của tên lửa hải quân có dẫn đường vào những năm 1950, tất cả các tuần dương hạm chỉ được vũ trang duy nhất với súng, bất kể cấp hạng như thế nào được đổi tên là “Tuần dương hạm có súng” (ký hiệu phân loại thân tầu CA), Với các tuần dương hạm có tên lửa điều khiển (cũng thường mang theo một số vũ khí là súng) có được biểu tượng phân loại mới là CG. Do sự sắp xếp lại đội năm 1975, tất cả tàu tuần dương có súng đều bị loại ra khỏi biên chế hạm đội.

5. Tàu tuần dương hạng nặng – Heavy Cruiser

Tàu tuần dương hạng nặng là một loại tàu tuần dương, một tàu chiến hải quân được thiết kế để hoạt động tầm xa, tốc độ cao và trang bị súng hải quân có cỡ nòng khoảng 8 in (203mm ). Các tàu tuần dương hạng nặng có thể được xem như là một tồn tại của các thiết kế tàu chiến từ năm 1915 cho đến năm 1945, mặc dù thuật ngữ ?o tàu tuần dương hạng nặng ?o chỉ được đưa vào sử dụng chính thức vào năm 1930. Các tàu tuần dương hạng nặng ngay lập tức là tiền thân của các thiết kế Tàu tuần dương hạng nhẹ của những năm 1900 và thập niên 1910, chứ không phải là tiền thân của thiết kế của tuần dương hạm bọc thép trước năm 1905.

Định nghĩa và tiến hóa

Vào cuối thế kỷ 19, tàu tuần dương được phân loại như là Hạng I, hạng II hoặc hạng III tùy thuộc vào khả năng của chúng. Tuần dương hạm hạng I thường tuần dương hạm bọc thép, với vành đai giáp rất khó phân biệt chúng với một thiết giáp hạm tiền Dreadnought loại nhỏ. Các tàu tuần dương hạng II và III nhẹ hơn, rẻ hơn và nhanh hơn có xu hướng chỉ có một sàn bọc thép và dùng nhiên liệu than đá làm giáp bảo vệ, chứ không phải là có vỏ bọc thép, và do đó được gọi là tàu tuần dương có bảo vệ.

Trong thập kỷ đầu của thế kỷ 20, tuần dương hạm bọc thép hạng I tiến hóa thành tuần dương hạm chủ lực, và tăng đáng kể kích thước cùng chi phí. Đồng thời, các Tuần dương hạm hạng III bắt đầu mang áo giáp thép mỏng phía bên ngoài vỏ của nó và được gọi là Tàu tuần dương hạng nhẹ. Khoảng cách giữa các tàu tuần dương chủ lực (battle cruiser) có trọng tải đến 20.000 tấn và súng có cỡ nòng 305 mm (12 inch) và các tuần dương hạm nhỏ hạng nhẹ chỉ khoảng 5.000 tấn và súng có cỡ nòng 100 mm (4-in) hoặc 155 mm (6-inch) tự nhiên lại tạo khoảng không cho một loại tầu trung gian.

Thiết kế đầu tiên đó là tàu tuần dương Atlantic của Anh, nó được yêu cầu vào năm 1912, trong đó đề xuất một tuần dương hạm tầm xa có trọng tải khoảng 8.000 tấn với súng 190 mm (7,5-inch). Đây là một phản ứng với tin đồn là tuần dương hạm Đức được đóng để tấn công các tàu buôn ở Đại Tây Dương với súng cỡ 170mm. Các tầu tấn công của Đức đã được chứng minh là hư cấu và ?otàu tuần dương Atlantic? không bao giờ được chế tạo. Tuy nhiên, trong năm 1915 yêu cầu về tuần dương tầm xa bảo vệ thương mại lại nổi lên và kết quả là lớp Hawkins ra đời, nó có một khẩu đội súng 190 mm (7,5-inch) và có một trọng tải dưới 10.000 tấn.

Tuần dương hạm bọc thép cũ không phải là tổ tiên gần gũi của các mô hình tàu tuần dương hạng nặng, mặc dù đôi khi cái tên làm ta nghĩ vậy. Vào năm 1905 tàu tuần dương bọc thép đã tăng lên về kích thước và sức mạnh và trở nên rất gần với thiết giáp hạm tiền Dreadnought lúc đó, tàu tuần dương bọc thép có trọng tải khoảng 15.000 tấn: lớn hơn đáng kể so với trọng tải 10.000 tấn của tàu tuần dương hạng nặng. Xu hướng này dẫn đến sự ra đời của tuần dương hạm chủ lực (Battle Cruiser), mà ban đầu được hình thành như là một tàu tuần dương bọc thép trên quy mô tương tự như thiết giáp hạm lớp Dreadnought Vào năm 1915, cả hai thiết giáp hạm và tuần dương hạm đều đã phát triển rõ rệt, ví dụ chiếc HMS Hood, được thiết kế vào khoảng thời gian đó, có trọng tải lên đến 45.000 tấn. Khoảng cách lớn giữa các tàu tuần dương hạng nặng và tàu chiến chủ lực cùng một thế hệ có nghĩa là, không giống như tuần dương hạm bọc thép, tàu tuần dương hạng nặng không được dự kiến phục vụ chiến đấu như là một thiết giáp hạm cỡ nhỏ.
Cũng có sự khác biệt quan trọng về mặt kỹ thuật giữa các tàu tuần dương hạng nặng và các tàu tuần dương bọc thép, một số trong đó phản ánh khoảng cách thế hệ giữa chúng. tàu tuần dương hạng nặng, giống như tất cả các tàu hiện đại, được thường được hỗ trợ bởi động cơ tua bin hơi nước đốt dầu và có tốc độ cao hơn tuần dương hạm bọc thép (động cơ hơi nước đốt than). Cũng giống như tàu tuần dương có bảo vệ tiền nhiệm và tuần dương hạm hạng nhẹ đương đại của chúng, tàu tuần dương hạng nặng thiếu một giáp vành đai, nhằm tiết kiệm trọng lượng để đạt được tốc độ cao. Trang bị vũ khí chính của một tàu tuần dương hạng nặng ở mức tối đa là súng 203 mm (8 inch) nhỏ hơn so với vuc khí điển hình là súng 233 mm (9,2-inch) của tàu tuần dương bọc thép sau này. Tuy nhiên, tàu tuần dương hạng nặng thường có một số lượng lớn súng chính (một số tàu tuần dương bọc thép có một hỗn hợp súng thay vì một loại súng chính thống nhất), chúng loại bỏ các súng chính gắn trong các ổ súng cùng đường trung tâm tháp pháo cao (nhằm mục đích giảm trọng tải và có thể phát hỏa tất cả các khẩu súng ở cùng một mạn tầu), và hưởng lợi từ việc ứng dụng điều khiển hỏa lực vào những năm 1920 và có độ tuổi 30, nghĩa là tàu tuần dương hạng nặng mạnh hơn đáng kể.

Hiệp ước Washington

Hiệp ước Hải quân Washington năm 1921 đưa ra các giới hạn rất nghiêm ngặt về việc chế tạo các thiết giáp hạm và tuần dương hạm, nó xác định rằng tàu chiến có trọng tải tiêu chuẩn lớn hơn 10.000 tấn hoặc mới được trang bị vũ khí súng có cỡ nòng lớn hơn tám inch (203 mm). Theo giới hạn này những hạn chế còn nghiêm ngặt hơn nữa đã được áp dụng. Các tầu có mức trọng tải 10.000 tấn và súng cỡ 155 mm (6-inch) được chế tạo với sự tham khảo lớp tầu Hawkins của Anh, nhưng cả Nhật Bản và Hoa Kỳ cũng đã xem xét các thiết kế từ những mẫu khác nhưng có đặc điểm kỹ thuật tương tự. Mẫu của Hải quân Nhật Bản là lớp Furutaka.

Tuần dương hạm hạng nặng HMAS Canberra, một tuần dương hạm Hiệp ước. nó có trọng tải 9.850 tấn, vận tốc 31,5 hải lý/ giờ, giáp đai dày nhất lên tới 4.5 in, giáp boong 1,38 in, vũ khí chính gồm 8 súng 8-inch (200 mm), 4 súng 4-inch hai nhóm 4 ống phóng ngư lôi 24 in và một số súng phòng không đơn

Tuần dương hạm hạng nặng HMAS Canberra, một tuần dương hạm Hiệp ước. nó có trọng tải 9.850 tấn, vận tốc 31,5 hải lý/ giờ, giáp đai dày nhất lên tới 4.5 in, giáp boong 1,38 in, vũ khí chính gồm 8 súng 8-inch (200 mm), 4 súng 4-inch hai nhóm 4 ống phóng ngư lôi 24 in và một số súng phòng không đơn

Tuần dương hạm hạng nặng Furutaka - khuôn mẫu của tuần dương hạm hạng nặng Nhật Bản, nó có trọng tải 9.150 tấn, tốc độ 34,5 hải lý/ giờ, giáp đai dày 76 mm, giáp boong dày 36 mm, vũ khí chính gồm 6 súng 20 cm, 4 súng 4.7in (120mm), tám ống phóng ngư lôi 24 in.

Tuần dương hạm hạng nặng Furutaka – khuôn mẫu của tuần dương hạm hạng nặng Nhật Bản, nó có trọng tải 9.150 tấn, tốc độ 34,5 hải lý/ giờ, giáp đai dày 76 mm, giáp boong dày 36 mm, vũ khí chính gồm 6 súng 20 cm, 4 súng 4.7in (120mm), tám ống phóng ngư lôi 24 in.

Kiểu dáng thiết kế của chiếc Furutaka

Kiểu dáng thiết kế của chiếc Furutaka

Sự nổi lên của các tầu chiến mới, lớp tàu tuần dương mạnh mẽ đã gây ra một cái gì đó có thể gọi là một cuộc đua vũ trang tàu tuần dương. Hải quân Nhật Bản đã xây dựng một học thuyết là luôn có các tàu mạnh hơn so với đối thủ của nó trong cùng một lớp tầu tương đương, dẫn đến sự phát triển của một số các lớp tàu tuần dương hạng nặng rất ấn tượng. Anh và Hoa kỳ chế tạo những con tầu trong khi phải chịu ảnh hưởng của những mong muốn để có thể bắt kịp với tàu tuần dương hạm Nhật Bản trong khi vẫn phải đảm bảo đủ cho những nhiệm vụ khác trên toàn cầu của họ. Với thiết giáp hạm thì loại tầu này bị kiểm soát chặt chẽ bởi quy định của Hiệp ước Washington, và các tàu sân bay thì chưa được phát triển, các vấn đề của tàu tuần dương đã trở thành công việc trọng tâm của hải quân của các quốc gia (Anh, Mỹ và Nhật Bản). Người Anh với một nền kinh tế căng thẳng và các cam kết toàn cầu, ủng hộ không giới hạn tổng trọng tải của tàu tuần dương, nhưng lại muốn giới hạn nghiêm ngặt về trọng tải cá nhân từng con tầu. Người Mỹ ủng hộ điều ngược lại: đó là một số lượng giới hạn các tàu tuần dương mạnh mẽ. Bất đồng giữa người Anh và người Mỹ đã làm thất bại hội nghị năm 1927 về việc hải quân.

Ngay cả trong những năm 1920, mức trọng tải giới hạn 10.000 tấn đã không được tuân thủ một cách nghiêm túc. Các nhà thiết kế người Anh, Pháp và Mỹ nói chung đã làm việc trong giới hạn một cách chính xác. Tuy nhiên lớp tầu Myoko của người Nhật Bản, trong quá trình chế tạo của nó thì tổng tham mưu trưởng hải quân đã thuyết phục được các nhà thiết kế để tăng kích cỡ của vũ khí. Cũng như là một sự vi phạm Hiệp ước, đây là một quyết định sai lầm trên quan điểm của các nhà thiết kế và các con tàu phải được đóng lại vào những năm 1930 để giảm bớt trọng tải. Lớp tầu Deutschland của Đức, được đóng về mặt kỹ thuật như một tàu bọc thép phòng thủ bờ biển theo các điều khoản của Hiệp ước Versailles, nhưng thực tế được đóng thành một tuần dương hạm hạng nặng và được nâng cấp khẩu đội súng 11-inch để đánh đổi lấy tốc độ chậm hơn, con tầu này được công bố là có trọng tải 10.000 tấn nhưng trong thực tế nó lớn hơn đáng kể.

Hiệp ước London

Vào năm 1930 Hiệp ước Hải quân Washington được mở rộng bởi Hiệp ước Hải quân London, nó cuối cùng giải quyết các tranh cãi về tuần dương hạm đã diễn ra ác liệt trong những năm 1920. Hiệp ước quy định các giới hạn trên cho cả hai tàu loại tuần dương hạng nặng – Những tầu có súng lớn hơn 155 mm (6,1 inch) – và tuần dương hạm hạng nhẹ – Những tầu có cỡ nòng súng nhỏ hơn 6,1 in. Các giới hạn về trọng tải 10.000 tấn vẫn được áp dụng cho cả hai loại tầu. Đây là điểm mà tại đó người ta có thể phân loại giữa tàu tuần dương hạng nặng và hạng nhẹ, và cuối cùng chúng đã trở thành tiêu chuẩn chính thức và được phổ biến rộng rãi.

Hiệp ước làm hài lòng Anh và Mỹ. Tuy nhiên, nó gây ra sự bực bội cho Nhật Bản, vì điều này hạn chế số lượng tàu tuần dương hạng nặng mà Hải quân Nhật có thể có, vì họ coi tàu tuần dương hạng nặng như là tàu chiến chủ chốt trong một trận chiến với đội hình tuyến chiến đấu của họ với súng 8-inch và trang bị ngư lôi hạng nặng. Hải quân Nhật đặt ít ưu tiên hơn về mục đích chế tạo tàu tuần dương hạng nhẹ, hầu hết chúng là các mẫu tầu hiện có của họ kể từ những năm 1920 (vào những năm Thế chiến II tàu tuần dương hạng nhẹ của Hải quân Nhật ít khi được vũ trang tốt hơn so với tuần dương hạm hạng nhẹ của hải quân Mỹ và Anh), mà phần lớn hải đội này bị xuống hạng để làm chỉ huy các tàu khu trục. Các giải pháp mà Nhật Bản áp dụng là chế tạo lớp tầu Mogami, chúng được công bố như là một tàu tuần dương hạng nhẹ trọng tải 10.000 tấn với mười lăm súng 6,1-inch. Trong thực tế chúng có trọng tải hơn 12.000 tấn, và người Nhật luôn luôn dự định thay thế tháp pháo của chúng để tạo ra một vũ khí cuối cùng là mười súng 203 mm (8 in), loại tầu này trở thành vô nghĩa trong việc xác định phân loại tuần dương hạm hạng nhẹ và hạng nặng.

Hải quân Đức cũng vi phạm các hạn chế của hiệp ước với Lớp Đô đốc Hipper có trọng tải lên tới 14.000 tấn, tốc độ 32,5 hải lý/ giờ, vũ khí chính gồm 8 súng 203 mm (8 in), 12 súng 105 mm (4.1 in), 12 ống phóng ngư lôi 21 in.

Trong giữa thập niên 1930, Anh, Pháp và Ý đã ngừng đóng các tàu tuần dương hạng nặng. Người ta cho rằng trong một tuần dương hạm có khả năng chiến đấu tốt hơn với một số lượng lớn hơn súng 155 mm (6-inch) chứ không phải với một số nhỏ súng lớn hơn 203 mm (8-inch). Phát bắn từ súng 203 mm chỉ có được thêm một chút lợi thế, vì hầu hết các tàu đều cấu tạo để có thể chịu được những phát đạn 6-inch và như vậy thì chúng cũng được bảo vệ để chống lại các phát đạn 8 inch. Ý tưởng này dẫn đến việc đóng một loạt các tàu tuần dương có trọng tải giới hạn 10.000 tấn, và có từ 12-15 súng 155 mm (6 in). Trong khi thiết kế các tàu tuần dương hạm trôi dần về phía hạng nhẹ vì nhờ tầm cỡ của vũ khí chính của chúng, chúng lại được thiết kế để chống lại một tàu tuần dương hạng nặng trong các điều kiện như nhau, một lần nữa lại trở thành một cái gì đó vô nghĩa trong việc phân loại.

Hiệp ước Hải quân London năm 1936, chủ yếu là đàm phán giữa Anh và Hoa Kỳ nhưng hiệp ước này không bao giờ phê chuẩn, nó bãi bỏ hoàn toàn các tàu tuần dương hạng nặng bằng cách hạn chế các tầu đóng mới ở trọng tải 8.000 tấn và súng 155 mm (6,1-inch). Các điều khoản này rất phù hợp với mong muốn của Anh, nhưng nói chung hiệp ước này là vô nghĩa. Hoa Kỳ tiếp tục chế tạo những tàu tuần dương hạng nặng mà đỉnh cao là các lớp New Orleans và USS Wichita.

Trong thế chiến thứ hai

Tàu tuần dương hạng nặng vẫn được chế tạo, và chúng có thể được thiết kế một cách đầy cân nhắc khi các quốc gia quyết định đối phó với các hạn chế của Hiệp ước Hải quân London. Người Đức đóng tàu tuần dương hạng nặng lớp Hipper của họ với trọng tải lên tới 14.000 tấn, mặc dù Hiệp ước Hải quân Anh-Đức được cho là để giới hạn trọng lượng tàu của họ. Người Mỹ đóng lớp tuần dương hạm hạng nặng Baltimore trong chiến tranh. Trong khi trước đó tàu tuần dương hạng nặng được ghi nhận là trang bị ngư lôi mạnh (đặc biệt là tàu tuần dương hạng nặng của Nhật Bản), sau đó những tàu được đóng bởi USN tập trung chủ yếu vào việc trang bị vũ khí phòng không bởi vai trò chính của chúng là hộ tống các tàu sân bay thay vì tham gia vào các hoạt động quân sự trên bề mặt. Thật hài hước, hầu hết các tàu tuần dương hạng nặng của Nhật Bản bị đánh chìm bởi máy bay hoặc tàu ngầm chứ không phải các trận tầu đối tầu.

Các tàu tuần dương hạng nặng mới nhất của Hoa kỳ được hoàn thành ngay sau khi chiến tranh thế giới II bùng nổ. Các tầu lớp Baltimore bao gồm mười bảy tàu, luôn cả sáu chiếc hơi khác nhau của lớp Oregon City. Các tầu lớp Des Moines là các tàu tuần dương hạng nặng được chế tạo cuối cùng, mặc dù dựa trên lớp Baltimores nhưng chúng lại trở nên nặng hơn đáng kể do loại súng 203 mm (8-inch) mới bắn nhanh của chúng. Ngoài ra, hai tàu sân bay được chế tạo trên các thân tầu có nguồn gốc từ lớp Baltimore, các chiếc lớp Saipan.

Các tàu tuần dương hạng nặng lớn nhất của Hoa kỳ là lớp Alaska . Mặc dù nhìn chung chúng trông giống như tuần dương hạm chủ lực hoặc thiết giáp hạm hiện đại, chúng cũng có vũ khí chính tương tự và trọng tải ngang bằng thậm chí còn lớn hơn các tầu chủ lực của Thế chiến thứ nhất, nhưng chúng chưa thực sự vượt ra khỏi loại tàu tuần dương hạng nặng. Ví dụ lớp Alaskas, thiếu vành đai bọc thép và hệ thống ngư lôi phòng thủ của các tàu chủ lực thực sự. Chúng có tỷ lệ của trọng lượng giáp là 16% trên trọng tải, tương tự như tuần dương hạm hạng nặng, thua xa với tàu chủ lực của Anh HMS Hood với 30%, cũng như chiếc Scharnhorst của Đức và North Carolina của Hoa kỳ 40%. Bố trí máy móc của Alaskas, nó sở hữu của một bánh lái duy nhất đây là thiết kế dựa trên tàu tuần dương chứ không phải là của tàu chiến chủ lực.

Tàu tuần dương hạng nặng dần không còn được sử dụng sau Thế chiến thứ hai. Một số tàu tuần dương hạng nặng hiện tại Mỹ kéo dài thời gian phục vụ cho đến những năm 1970, đôi khi được chuyển đổi để thành tuần dương hạm tên lửa có điều khiển (biểu tượng CG).

Tàu tuần dương hạng nặng tồn tại lâu nhất (kể từ năm 2006) Là USS Salem, Bây giờ là một bảo tàng tàu.

Chiếc tuần dương hạm hạng nặng Haguro thuộc lớp Myōkō của Hải quân Nhật Bản, thiết kế của lớp tầu này bị ảnh hưởng quá nhiều từ các ý kiến của Hải quân nên phải thiết kế lại

Chiếc tuần dương hạm hạng nặng Haguro thuộc lớp Myōkō của Hải quân Nhật Bản, thiết kế của lớp tầu này bị ảnh hưởng quá nhiều từ các ý kiến của Hải quân nên phải thiết kế lại

Ảnh chiếc tuần dương hạm hạng nặng Admiral Scheer thuộc lớp Deutschland của Hải quân Đức, chiếc này là một con tầu vi phạm hiệp ước hải quân, nó có trọng tải tối đa 16.200 tấn, tốc độ tối đa 28,5 hải lý/ giờ, giáp đai 80 mm, boong 40 mm, vũ khí chính gồm: 6 súng 280 mm (11 inch), 8 súng 150 mm (5.9 inch), 6 súng 105 mm (4.1 inch) và 8 ống phóng ngư lôi 21 inch.

Ảnh chiếc tuần dương hạm hạng nặng Admiral Scheer thuộc lớp Deutschland của Hải quân Đức, chiếc này là một con tầu vi phạm hiệp ước hải quân, nó có trọng tải tối đa 16.200 tấn, tốc độ tối đa 28,5 hải lý/ giờ, giáp đai 80 mm, boong 40 mm, vũ khí chính gồm: 6 súng 280 mm (11 inch), 8 súng 150 mm (5.9 inch), 6 súng 105 mm (4.1 inch) và 8 ống phóng ngư lôi 21 inch.

Chiếc tuần dương hạm hạng nặng Maya thuộc lớp Takao của Hải quân Nhật Bản, chiếc này được đóng với những quan niệm mới về hải quân nên được trang bị tới 117 khẩu súng phòng không 25 mm

Chiếc tuần dương hạm hạng nặng Maya thuộc lớp Takao của Hải quân Nhật Bản, chiếc này được đóng với những quan niệm mới về hải quân nên được trang bị tới 117 khẩu súng phòng không 25 mm

6. Tuần dương hạm chủ lực ” Battle Cruiser”  ( hay còn được gọi là Tuần dương – thiết giáp hạm hoặc Tuần dương hạm lớp Dreadnought)

Tuần dương hạm chủ lực hoặc tuần dương ?” thiết giáp hạm là những tàu chiến lớn trong nửa đầu của thế kỷ 20 chúng được đưa vào phục vụ chiến đấu đầu tiên bởi Hải quân Hoàng gia Anh. Tàu tuần dương chủ lực được phát triển như là sự kế thừa của loại tuần dương hạm bọc thép, nhưng sự tiến hóa của chúng có mối liên kết chặt chẽ với các thiết giáp hạm lớp Dreadnought. Chiếc tàu đầu tiên của loại này là chiếc Invincible, ban đầu được thiết kế như một “tàu tuần dương Dreadnought “.

Tuần dương hạm – thiết giáp hạm thường rất lớn và đắt đỏ như thiết giáp hạm cùng thế hệ, chúng thường sử dụng các vũ khí có cỡ nòng lớn làm súng chính, nhưng chúng thường được đánh đổi độ giày của giáp hoặc hỏa lực lấy tốc độ cao hơn (có lẽ đây chính là sự khác biệt giữa Tuần dương hạm – thiết giáp hạm và thiết giáp hạm lớp Dreadnought). Các Tuần dương hạm – thiết giáp hạm đầu tiên mang các lớp giáp mỏng hơn đáng kể so với thiết giáp hạm tương đương, có nghĩa là chúng không thể chịu nổi chính cỡ súng mà chúng được lắp trên con tầu. Vì vậy, đây là loại tàu có thể tạo ra sự trừng phạt nhiều hơn đòn chúng có thể chịu đựng.

Sự phân biệt rạch ròi giữa Tuần dương hạm – thiết giáp hạm và thiết giáp hạm lớp Dreadnought không bao giờ là hoàn toàn rõ ràng. Các phát minh của thiết giáp hạm trong Hải quân Hoàng gia Anh được điều hành bởi Đô đốc Jackie Fisher, Người dự kiến chúng như là một kiểu tuần dương hạm bọc thép mới mang tính cách mạng mà chúng có thể thay thế các thiết giáp hạm trở thành vũ khí chủ yếu của Anh Quốc trên biển. Ý tưởng của Fisher là tập trung vào sử dụng Tuần dương hạm – thiết giáp hạm để bảo vệ đế quốc, chúng được điều khiển bằng một mạng lưới thông tin tình báo toàn cầu và các trung tâm phân tích ?” sử lý thông tin của Bộ Hải quân (tại những năm đầu TK 20 lãnh thổ của nước Anh vẫn trải khắp thế giới) để tiêu diệt những tàu chiến yếu hơn mà con mồi cũng có thể là những chiếc tàu buôn trong vùng biển quốc tế, bằng cách tấn công ở khoảng xa hơn, bắn chính xác hơn và sức công phá cao hơn. ( Như vậy Fisher muốn Tuần dương hạm – thiết giáp hạm của ông ta là những tầu chiến đa năng: Một là vẫn vào đội hình chiến đấu hải đối hải được như thiết giáp hạm Dreadnought, có lẽ kém loại này một chút về giáp và hỏa lực nhưng về tốc độ lại hơn hẳn. Hai là vẫn làm được nhiệm vụ tuần dương hộ tống và tấn công các đoàn công voa, thiết giáp hạm Dreadnought có sức đối kháng cao nhưng khó làm được nhiệm vụ này vì có tốc độ thấp và đối phương sẽ vù mất)

Chiếc HMS Hood, Tuần dương hạm - thiết giáp hạm lớn nhất từng được chế tạo, lớn hơn bất kỳ thiết giáp hạm nào của Anh cho đến khi có sự phục vụ của chiếc thiết giáp hạm HMS Vanguard vào năm 1946. Nó là chiếc tàu chiến lớn nhất trước khi có sự xuất hiện của chiếc Bismarck, trong chiến đấu chiếc Hood đã bị phá hủy với tất cả những người trên tầu chỉ trừ có ba trong số thủy thủ đoàn được cứu sống trong trận eo biển Đan Mạch. Nó có trọng tải nạp đầy lên đến 47.000 tấn, tốc độ 29 -> 31 hải lý/ giờ, giáp đai từ 12?"> 6 in (305?"152 mm), giáp boong từ 0.75?"3 in (19?"76 mm) ổ pháo 12?"> 5 in (305?"127 mm) tháp pháo 15?"> 11 in (381?"279 mm), vũ khí chính gồm 8 súng 15 inch (381 mm), 14 súng 4 inch (102 mm) và 4 ống phóng ngư lôi 21 inch.

Chiếc HMS Hood, Tuần dương hạm – thiết giáp hạm lớn nhất từng được chế tạo, lớn hơn bất kỳ thiết giáp hạm nào của Anh cho đến khi có sự phục vụ của chiếc thiết giáp hạm HMS Vanguard vào năm 1946. Nó là chiếc tàu chiến lớn nhất trước khi có sự xuất hiện của chiếc Bismarck, trong chiến đấu chiếc Hood đã bị phá hủy với tất cả những người trên tầu chỉ trừ có ba trong số thủy thủ đoàn được cứu sống trong trận eo biển Đan Mạch. Nó có trọng tải nạp đầy lên đến 47.000 tấn, tốc độ 29 -> 31 hải lý/ giờ, giáp đai từ 12?”> 6 in (305?”152 mm), giáp boong từ 0.75?”3 in (19?”76 mm) ổ pháo 12?”> 5 in (305?”127 mm) tháp pháo 15?”> 11 in (381?”279 mm), vũ khí chính gồm 8 súng 15 inch (381 mm), 14 súng 4 inch (102 mm) và 4 ống phóng ngư lôi 21 inch.

Tuy nhiên, thiết giáp hạm vẫn tiếp tục thống trị cuộc chiến trên bề mặt xuyên xuốt thời gian của Thế chiến thứ nhất, và về cơ bản thì thiết giáp hạm vẫn đóng một vai trò khó mà thay thế được trong một hạm đội tại thời kỳ này. Thiết giáp hạm tạo thành phần trụ cột của hải quân các nước Anh, Đức và Nhật Bản trong Thế chiến I và chúng có tham gia một số trận đánh như Trận Jutland.
Trong nhiệm vụ tấn công đoàn tầu công voa như dự kiến của Fisher, tàu tuần dương hạm được thay thế bởi tàu ngầm và máy bay. Đức quyết định tham gia vào cuộc chiến tàu ngầm không hạn chế vào năm 1917, một quyết định về tương tự về mặt chiến thuật cũng được áp dụng tại Chiến tranh thế giới II đã tạo ra những suy nghĩ phía hậu trường rằng những tàu tuần dương chủ lực đã lỗi thời.

Đến cuối Thế chiến thứ nhất, có rất ít sự khác biệt giữa thiết kế của tàu tuần dương chủ lực và thiết giáp hạm tốc độ cao. Anh, Nhật Bản và Hoa Kỳ tất cả các quốc gia này đều thiết kế tàu Tuần dương hạm – thiết giáp hạm sau khi kết thúc Thế chiến thứ nhất, chúng được coi là vũ khí mạnh ngang một chiếc thiết giáp hạm, mặc dù chúng nhanh hơn và không được bọc thép quá nặng nề. Hiệp ước Hải quân Washington, trong đó giới hạn việc chế tại tầu chiến chủ lực từ năm 1922 trở đi, nên Tuần dương hạm – thiết giáp hạm và thiết giáp hạm được sử lý giống nhau. Các tầu tuần dương thế hệ mới đã bị tháo dỡ theo các điều khoản của hiệp ước này.

Từ những năm 1930, chỉ có Hải quân Hoàng gia Anh tiếp tục sử dụng Tuần dương hạm – thiết giáp hạm như là một loại trong các loại tàu chiến. Tuy nhiên, một cách nhanh chóng, tàu chiến chủ lực hạng nhẹ được phát triển bởi Đức và Pháp, đó là các lớp Scharnhorst và Dunkerque và chúng cũng thường được gọi là tàu tuần dương chủ lực. Những con tàu này cũng được bọc thép dày như các tầu Tuần dương hạm – thiết giáp hạm nhưng chúng mang vũ khí có cỡ nòng nhỏ hơn.

Tại Chiến tranh thế giới II người ta lại thấy Tuần dương hạm – thiết giáp hạm tham chiến một lần nữa và họ lại quan tâm trở lại với loại tầu chiến mang biệt danh ‘kẻ sát thủ của các tuần dương hạm’ này. Tuy nhiên, tiền để đóng tàu lại bị cắt giảm để cung cấp nguồn lực cho việc đóng thêm các tầu hộ tống công voa, máy bay và tàu sân bay, quá ít các tàu tuần dương đã được hoàn thành. Từ cuối Chiến tranh Thế giới II không có tàu tuần dương chủ lực nào được hoàn thành, mặc dù một số tàu – chẳng hạn như tầu lớp Kirov – đã được mô tả như là tầu tuần dương chủ lực.

Tàu tuần dương chủ lực đầu tiên

( người viết bài dùng thuật Tuần dương hạm chủ lực – Battle Cruiser thay thế cho thuật ngữ Tuần dương – thiết giáp hạm để tránh nhầm lẫn với loại tầu thiết giáp hạm)

Các tàu tuần dương chủ lực là một sự tiến hóa mạnh mẽ của các thiết kế của tuần dương hạm bọc thép và thiết giáp hạm hạng II của những năm 1890, chủ yếu do Anh Đô đốc Jackie Fisher đề xướng. Vào đầu thế kỷ 20, tàu tuần dương bọc thép hiện đại là một tầu chiến chạy nhanh và mạnh mẽ có khả năng đe dọa con đường thương mại trên toàn thế giới, hoặc có vai trò lớn trong một hạm đội tàu chiến. Hải quân Hoàng gia Anh nói chung và Fisher nói riêng, đã quan tâm đến những mối nguy hiểm của tàu tuần dương bọc thép (đặc biệt là những chiếc của Hải quân Pháp) có thể gây ra trên toàn thương mại toàn cầu của Anh trong trường hợp có chiến tranh. Fisher dự kiến tàu tuần dương bọc thép của Anh phải nhanh hơn và phải có vũ khí mạnh để đối phó với mối đe dọa này. Ông cũng rất muốn nâng cấp chiếc thiết giáp hạm hạng hai HMS Renown, thành một chiếc thiết giáp hạm nhẹ hơn và nhanh hơn. Đầu năm 1901, có sự nhầm lẫn về các văn bản của Fisher về việc liệu ông lấy thiết giáp hạm hoặc tuần dương hạm như là mô hình cho sự phát triển của loại tầu chiến trong tương lai.

Trong giai đoạn 1902-1904 tư duy chính thống của hải quân Anh là rõ ràng hướng về lợi thế của thiết giáp hạm chứ không phải là tàu cao tốc mà Fisher ưa chuộng. Tuy nhiên, một sự thay đổi xuất phát từ vũ khí có cỡ nòng hỗn hợp của tầu tiền Dreadnought trong những năm 1890 đến một thiết kế tất cả các súng lớn đã và đang được xem xét. Thiết kế ban đầu chuẩn hóa các thiết giáp hạm với tất cả súng 12-inch hoặc 10-inch và tàu tuần dương bọc thép với tất cả các súng 9,2-inch.

Trong mùa hè năm 1904, sau khi Fisher được bổ nhiệm là First Sea Lord, ông đã quyết định đưa vào sử dụng súng 12-inch cho thiết giáp hạm các thế hệ kế tiếp vì loại này có hiệu suất cao ở tầm xa. Vũ khí của tàu tuần dương bọc thép tiếp theo đã gây ra nhiều tranh cãi. Kích thước và chi phí của các thế hệ kế tiếp của tuần dương hạm bọc thép có nghĩa là người ta đã rất mong muốn rằng chúng có thể đóng một vị trí trong các hoạt động của thiết giáp hạm, và điều này có nghĩa là chúng cũng có súng 12-inch. Đây là cùng một logic được dẫn đầu tuần dương hạm Nhật Bản khi họ trang bị cho lớp tuần dương mới nhất của mình với bốn khẩu súng 12-inch làm vũ khí chính của chúng. Tuy nhiên, điều này cũng rất có thể là Fisher muốn cho tàu tuần dương được trang bị vũ khí tương tự như tàu chiến, vì ông có hy vọng rằng việc thiết kế tàu tuần dương sẽ là sự thay thế cho các tàu thiết giáp. Quyết định trang bị cho thế hệ kế tiếp của tuần dương hạm bọc thép một khẩu đội với ?otất cả các súng lớn ?o là thời điểm rất quan trọng trong việc phát triển của loại tàu chiến này. Nếu các con tàu chỉ được trang bị súng 10-inch hoặc 9,2-inch, chúng chỉ đơn thuần là sẽ tốt hơn loại tàu tuần dương bọc thép.

Các thay đổi cấp tiến trong chính sách đóng tàu mà Fisher đã làm nghĩa là ông bổ nhiệm một Ủy ban về Thiết kế trong tháng 12 năm 1904. Mục đích ban đầu của Uỷ ban là điều tra và báo cáo về các yêu cầu của các con tàu trong tương lai, các quyết định quan trọng đã được thực hiện bởi Fisher và các cộng sự. Ủy ban này đã hướng vào một tàu thiết giáp hạm có khả năng di chuyển với tốc độ tối đa 21 hải lý với súng 12-inch và không có súng cỡ nòng trung gian, có khả năng hoạt động từ các bến cảng hiện có, và một loại tuần dương hạm có tốc độ 25,5 hải lý /h, với khẩu súng 12-inch làm vũ khí chính và không có trung gian, có giáp giống như chiếc HMS Minotaur, chiếc tuần dương hạm bọc thép được hạ thủy gần nhất, và cũng có khả năng hoạt động từ các bến cảng hiện có. Các chiến hạm này đã trở thành con tầu thiết giáp hạm mang tính cách mạng HMS Dreadnought, và các tàu tuần dương đã trở thành ba con tàu của lớp Invincibles.

Ba chiếc lớp Invincible là các chiếc Inflexible, Invincible and Indomitable. Việc chế tạo chúng được bắt đầu vào năm 1906 và hoàn thành vào năm 1908, tiến độ đóng tầu chậm có lẽ để cho phép thiết kế của chúng có thể học hỏi từ mọi vấn đề xảy ra với lớp Dreadnought. Các tàu đã hoàn thành các yêu cầu thiết kế khá chặt chẽ. Các tầu lớp Invincible có trọng tải tương tự như của lớp Dreadnought nhưng có tốc độ lên đến 25 knot (46 km / h). Chúng có tám súng 12-inch (305 mm) so với mười khẩu trên lớp Dreadnought. Và có giáp 6 hoặc 7 inch (150-180 mm) dày dọc theo bên của thân tàu và trên các ụ súng, trong khi giáp của lớp Dreadnought là 11 inch (280-300 mm) tại chỗ dày nhất. Lớp tầu này có một sự gia tăng rất đáng kể tốc độ, trọng tải và hỏa lực so với tuần dương hạm bọc thép gần đó nhất nhưng không có thêm giáp.

Chiếc tuần dương hạm chủ lực Invincible của Anh, một trong ba chiếc tầu chiến lớp Invincible, nó có trọng tải 20.750 tấn nạp đầy, tốc độ 25,5 hải lý/ giờ, giáp đai dày 4?"6 in (102?"152 mm) giáp boong dày 1.5?"2.5 in (38?"64 mm), vũ khí chính gồm 8 súng 12 inch (304.8 mm) 16 súng 4 in (102mm) và 5 ống phóng ngư lôi 18 inch (450-mm).

Chiếc tuần dương hạm chủ lực Invincible của Anh, một trong ba chiếc tầu chiến lớp Invincible, nó có trọng tải 20.750 tấn nạp đầy, tốc độ 25,5 hải lý/ giờ, giáp đai dày 4?”6 in (102?”152 mm) giáp boong dày 1.5?”2.5 in (38?”64 mm), vũ khí chính gồm 8 súng 12 inch (304.8 mm) 16 súng 4 in (102mm) và 5 ống phóng ngư lôi 18 inch (450-mm).

Các tầu lớp Invincible có vai trò giống như của loại tuần dương hạm bọc thép họ mà chúng đã thành công, nhưng các tàu mới được dự kiến có hiệu quả hơn trên nhiều mặt. Cụ thể vai trò của chúng là:

– Trinh sát hạng nặng. Bằng sức mạnh của mình, lớp tầu Invincible có thể quét sạch các tuần dương hạm của đối phương để đi lại gần và quan sát một hạm đội của đối phương, trước khi sử dụng tốc độ vượt trội của mình để rút lui.

– Hỗ trợ trặt trẽ cho hạm đội của mình. Chúng có thể được được định vị ở cuối dòng tàu thiết giáp để ngăn chặn tầu tuần dương của kẻ thù quấy rối các tàu thiết giáp hạm, và để quấy rối tàu thiết giáp của đối phương nếu chúng đang bận rộn trong trận đối đầu giữa các thiết giáp hạm. Ngoài ra, các tầu lớp Invincible có thể hoạt động như một lực lượng phản ứng nhanh của hạm đội và được sử dụng để loại bỏ kẻ thù một cách bất ngờ.

-Truy đuổi. Nếu hạm đội đối phương bỏ chạy, sau đó các tầu lớp Invincible sẽ sử dụng tốc độ của mình để theo đuổi chúng, và súng của mình để gây thiệt hại hoặc tiêu diệt các tàu chạy chậm của đối phương.

– Bảo vệ và tấn công các đoàn công voa tầu buôn. Các tàu mới sẽ nhấn chìm các tàu tuần dương của đối phương và tấn công các đoàn công voa tầu buôn của chúng.

Nhầm lẫn về làm thế nào để phân hạng các hạm tuần dương hạm bọc thép cỡ lớn kiểu mới đã xảy ra gần như ngay lập tức. Ngay từ vào cuối năm 1905, trước khi công việc xếp hạng được bắt đầu với lớp Invincibles, Một biên bản ghi nhớ của Hải quân Hoàng gia Anh đã đề cập đến “tàu bọc thép lớn” có nghĩa là cả hai loại thiết giáp hạm và Tuần dương hạm – thiết giáp hạm. Trong tháng 10 năm 1906, Bộ Hải quân đã bắt đầu phân loại tất cả các tàu tiền Dreadnought và tàu tuần dương bọc thép là “tầu chủ lực”, Trong khi Fisher sử dụng thuật ngữ” Dreadnought “để tham khảo hoặc để gọi các thiết giáp hạm mới của mình hoặc bao gồm luôn các thiết giáp hạm và tuần dương hạm bọc thép với nhau. Đồng thời, các tầu lớp Invincible được gọi là “tàu tuần dương-thiết giáp hạm”, “tuần dương hạm Dreadnought”, các “thuật ngữ” của tàu chiến lần đầu tiên được sử dụng bởi Fisher năm 1908. Cuối cùng, ngày 24 tháng 11 năm 1911, Công lệnh cuối tuần của Bộ Hải quân số 351 ra quyết định rằng “Tất cả tàu tuần dương của lớp Invincible và những lớp sau đó, sẽ được mô tả và phân loại như là tàu thiết giáp để phân biệt với các tuần dương hạm bọc thép thuộc loại cũ hơn.

Những chiến hạm vượt thời gian :

Chiếc tàu hải quân lâu đời nhất thế giới vẫn còn hoạt động cho đến ngày nay là chiếc VMS Kommuna của hải quân Nga, trong vai trò là tàu dịch vụ, hỗ trợ cho hoạt động của các tàu ngầm loại nhỏ. Con tàu 2 thân nặng 2500 tấn này được đóng tại Hà lan và chính thức tham gia biên chế trong hải quân của Sa hoàng từ 1915, nghĩa là nó đã trải quan gần 1 thế kỷ thăng trầm của nước Nga, với 3 chế độ chính trị khác nhau.

USS Constitution

USS Constitution

Trên danh nghĩa thì chiếc tàu cổ nhất vẫn còn trong biên chế hải quân là chiếc USS Constitution của hải quân Mỹ. Nó là 1 chiếc tàu buồm và đã thuộc hải quân Mỹ từ 1797 cho tới nay. Hiện nay nó vẫn được coi là 1 chiến hạm chính thức thuộc biên chế, với 1 thủy thủ đoàn cũng thuộc lực lượng thường trực của hải quân Mỹ. Sở dĩ con tàu hơn 200 tuổi này được giữ lại là do danh tiếng của nó trong lịch sử, đặc biệt là trong Chiến tranh 1812 với hải quân Anh. Khi đó nó đã chiếm được rất nhiều tàu hàng của Anh và đã đánh bại 5 chiến hạm khác nhau của hải quân Hoàng gia Anh. Nổi tiếng nhất là trận chiến với chiến hạm HMS Guerriere. Khi đó những phát đạn đại bác từ tàu Anh bắn vào thân tàu Constitution đều bị nảy ra. Một thủy thủ khi đó đã thốt lên rằng thân tàu của nó giống như được làm bằng thép vậy.

hms_victory

hms_victory

Hải quân Anh cũng có 1 chiếc tàu buồm vẫn còn trong biên chế, đó là chiếc HMS Victory. Đây là chiếc kỳ hạm mà đô đốc Horatio Nelson đã dùng trong trận chiến Trafalgar năm 1805. Đây là trận hải chiến quan trọng nhất trong lịch sử thế giới cận đại, và là 1 trong những trận quan trọng nhất trong lịch sử loài người. Trong trận chiến đó, hạm đội của Nelson dù có số lượng ít hơn đã đánh bại hoàn toàn hạm đội của Napoleon, tiếp tục khẳng định sự thống trị tuyệt đối của hải quân Anh trước hải quân của Hoàng đế Pháp, do đó bảo vệ được nước Anh trước tham vọng của thiên tài quân sự này. Đô đốc Nelson hy sinh trong quá trình diễn ra trận chiến và được tàu Victory chở về Anh, nơi ông được tôn vinh là người anh hùng vĩ đại nhất của Anh cho tới ngày nay. Bản thân chiếc Victory đã nằm trong biên chế từ 1778, nghĩa là còn lâu đời hơn chiếc USS Constitution, tuy nhiên nó mất danh hiệu chiếc tàu chiến cổ nhất trong biên chế chính thức vì nó chủ yếu được giữ trên cạn, trong khi chiếc Constitution vẫn còn có thể di chuyển được. Tuy vậy nếu tính đến yếu tố vẫn còn được sử dụng cho nhiệm vụ thật sự thì chiếc VMS Kommuna là chiếc lâu đời nhất.

Tầu tuần dương chủ lực trong cuộc chạy đua vũ trang lớp tầu Dreadnought

Chiếc Invincibles chỉ ra đời trước sự bùng nổ của Thế chiến thứ nhất một thời gian ngắn, các lớp tàu thiết giáp hạm đóng vai trò cơ bản trong cuộc chạy đua phát triển tầu Dreadnought. Tàu tuần dương chủ lực không bao giờ được chấp nhận như là vũ khí chủ chốt trong quốc phòng của Hoàng gia Anh, như Fisher có lẽ đã mong muốn.

Hoàn cảnh chiến lược của nước Anh đã thay đổi rõ rệt giữa quan niệm của tàu tuần dương chủ lực và những chiếc tàu đầu tiên được đưa vào sử dụng. Trong khi những đối thủ truyền thống trước đây của Anh như liên minh Pháp-Nga với nhiều tuần dương hạm bọc thép, thì bây giờ đối thủ lại rõ ràng là Đức. Về phương diện ngoại giao, Anh đã gia nhập vào Entente vào năm 1904 và Đồng minh Entente Anh-Nga. Xa hơn nữa chẳng phải Pháp cũng chẳng phải Nga sẽ là mối đe dọa cụ thể về hải quân, hải quân Nga đã phần lớn bị đánh chìm hoặc bị bắt trong Chiến tranh Nga-Nhật năm 1904->5, trong khi người Pháp đã không vội vàng để áp dụng công nghệ đóng thiết giáp hạm lớp Dreadnought mới. Anh cũng khoe khoang mối quan hệ rất thân mật với hai trong số những cường quốc hải quân mới và quan trọng, Nhật Bản (ủng hộ của Liên minh Anh-Nhật, đã ký kết năm 1902 và gia hạn vào năm 1905), và Hoa Kỳ.

Những thay đổi về hoàn cảnh chiến lược, và sự thành công lớn của tầu thiết giáp lớp Dreadnought đảm bảo rằng nó sẽ thay thế tầu lớp Invincibles để trở thành mô hình mới cho tàu chiến chủ lực. Tuy nhiên, việc chế tạo tàu tuần dương chủ lực cũng đóng một phần quan trọng trong cuộc chạy đua vũ trang hải quân mới bắt nguồn từ lớp tầu Dreadnought.

Chiếc tuần dương hạm chủ lực Queen Mary, chiếc thứ 3 trong lớp Lion của Anh, chiếc này đắm trong trận Jut.land. Nó có trọng tải 27.200 tấn nạp đầy, tốc độ 28 hải lý/ giờ, Giáp đai dày 9<?”4 inches (229?”102 mm) giáp boong dày 2.5 inches (64 mm), vũ khí chính gồm 8 súng 13.5-inch (343 mm), 16 súng 4-inch (102 mm) 2 ống phóng ngư lội 21 in (530 mm)

Trong những năm đầu tiên sau khi hoàn thành, cáctầu lớp Invincible có thể hoàn toàn thực hiện tầm nhìn của Fisher vì chúng có thể đánh chìm bất kỳ tàu chiến nào đủ nhanh để bắt kịp họ, và chạy thoát khỏi bất kỳ con tàu có khả năng đánh chìm chúng. Một tầu chiến lớp Invincible có thể hoàn thành nhiều nhiệm vụ đa năng, nó có thể đánh chìm một thiết giáp hạm tiền Dreadnought của đối phương. Các tầu lớp Invincibles đến lúc đó được cho bất khả chiến bại trước bất kỳ tàu tuần dương bọc thép nào của đối thủ, Điều này dẫn đến một sự khó khăn để biện minh cho việc đóng nhiều tàu tuần dương hơn hoặc lớn hơn. Việc dẫn đầu này được mở rộng ra bởi việc chế tạo cả hai lớp tầu Dreadnought và Invincible, điều này nhắc nhở lực lượng hải quân các nước khác trì hoãn các chương trình đóng tầu trong khi đó họ tăng cường hoàn chỉnh thiết kế của họ. Điều này đặc biệt đúng đối với tàu tuần dương, bởi vì các chi tiết của tầu lớp Invincibles được giữ bí mật lâu hơn, điều này có nghĩa là chiếc tàu tuần dương bọc thép sau đó của Đức, chiếc Blücher chỉ được trang bị súng 8,2-inch, và đã lỗi thời ngay cả trước khi nó chưa được hạ thuỷ.

Việc chiếm ưu thế hàng đầu của Hải quân Hoàng gia Anh về tàu chiến đã dẫn đến việc hủy bỏ một thiết kế của năm 1905-&gt; 6 mà về cơ bản nó đã có thể hợp nhất các khái niêm tàu tuần dương chủ lực và thiết giáp hạm vào làm một. Thiết kế ?o4X? kết hợp đầy đủ giáp và vũ khí cho lớp Dreadnought với tốc độ 25-knot của tầu lớp Invincible. Tuy nhiên, chi phí tăng thêm làm người Anh phải xuy nghĩ và nhu cầu về tài chính cho nền kinh tế của chính phủ ở Anh đã làm cho họ chon thiết kế Bellerophon chậm hơn và rẻ hơn, một bản sao tương đối gần với Dreadnought đã được thông qua để thay thế.

 

Chiếc tuần dương hạm chủ lực Bellerophon, một mẫu thiết kế tiết kiệm chi phí và không thành công của Anh. Nó có trọng tải 18.600 tấn, tốc độ 20,75 hải lý/ giờ, vũ khí chính gồm 10 súng 12-inch (304.8 mm) 16 súng 4-inch (101.6 mm) 3 ống phóng ngư lôi 18 in (45 cm)

Chiếc tuần dương hạm chủ lực Bellerophon, một mẫu thiết kế tiết kiệm chi phí và không thành công của Anh. Nó có trọng tải 18.600 tấn, tốc độ 20,75 hải lý/ giờ, vũ khí chính gồm 10 súng 12-inch (304.8 mm) 16 súng 4-inch (101.6 mm) 3 ống phóng ngư lôi 18 in (45 cm)

Tuy nhiên, năm 1911 Đức đã chế tạo được nhiều tầu tuần dương chủ lực của riêng mình, và ưu thế của các con tàu của Anh không còn có thể được đảm bảo. Chiếc Von der Tann, được bắt đầu vào năm 1908 và hoàn thành vào năm 1910, mang tám súng 11,1-inch nhưng với lớp áo giáp bảo vệ dày 11,1-inch (280 mm) tốt hơn nhiều so với lớp Invincible. Hai chiếc lớp Moltkes khá tương tự nhau nhưng mang mười súng 11,1-inch của một thiết kế đã được cải tiến. Hải quân Đức đã không chia sẻ quan điểm của Fisher về những gì mà một tàu tuần dương chủ lực phải có, tuy nhiên, nó vẫn chế tạo những tàu tuần dương bọc thép theo các điều khoản của Luật Hải quân, và được sử dụng quyền này để làm chúng ngang bằng hoặc tốt hơn các tàu chiến Anh.

800px-SMS_von_der_Tann_LOC_16927u

Chiếc tuần dương hạm chủ lực SMS Von der Tann, câu trả lời của người Đức, nó có trọng tải 23.500 tấn nạp đầy, tốc độ 24,8 hải lý/ giờ, giáp đai dày 80 mm (3.1 in)?”> 250 mm (9.8 in) tháp pháo dày 230 mm (9.1 in) tháp điều khiển dày 250 mm (9.8 in), vũ khí chính gồm 8 súng 28 cm (11 in) 10 súng 15 cm (5.9 in) 16 súng 8.8 cm (3.5 in) và 4 – 45 cm (18 in) ống phóng ngư lôi.

Các tàu tuần dương chủ lực tiếp theo của Anh là ba chiếc thuộc lớp Indefatigable. Những con tàu này đã được cải tiến đôi chút so với các tầu lớp Invincible, trong đó có sửa chữa một số sai sót của lớp tàu trước đó nhưng về cơ bản là giống nhau. Người Anh đã bị hăm dọa bởi những bí mật xung quanh công cuộc chế tạo tàu tuần dương của Đức và đặc biệt về lớp giáp dầy của Von der Tann. Áp lực chính trị để giảm chi phí cũng đóng một vai trò lớn trong việc lựa chọn thiết kế của lớp Indefatigable, và lớp này được nhiều người coi là một sai lầm.

Các thế hệ tiếp theo của tàu tuần dương chủ lực Anh đã mạnh hơn rõ rệt. Vào các năm 1909-1910 không khí chính trị đã thay đổi, những mong muốn cắt giảm chi phí bây giờ bị đẩy lùi bởi một cảm giác trong cuộc khủng hoảng quốc gia về sự đối đầu với với Đức. Cuộc khủng hoảng chính trị và hoảng sợ một sự thua sút về hải quân dẫn đến sự chấp thuận trong việc đóng thêm tổng cộng tám tàu chủ lực trong những năm 1909-1910. Fisher muốn tất cả bọn chúng đều là tàu tuần dương chủ lực, nhưng đã không thể thực hiện được mong muốn của mình, và phải chấp nhận giải pháp đóng sáu tàu thiết giáp cùng với hai tầu tuần dương chủ lực lớp Lion. Lớp này mang tám súng 13,5-inch, vũ khí tiêu chuẩn của một “tầu thiết giáp siêu Dreadnought của Anh” cùng thời kỳ này mười súng 13,5-inch. Tốc độ tăng lên đến 27 hải lý/ giờ. Lớp Lion cũng mang giáp tốt hơn so với trước đó với các lớp trước của người Anh, với 9 inch trên vành đai giáp và hầm pháo, tuy nhiên, bảo vệ không được tốt như trong thiết kế của Đức. Hai chiếc lớp Lion được theo sau bởi lớp Queen Mary giống y hệt

Trái ngược với việc tập trung vào tăng tốc độ và hỏa lực của tầu Anh, Đức tiếp tục cải thiện lớp giáp và giữ nguyên sức mạnh ở các lớp tàu tuần dương chủ lực tiếp theo của họ, lớp Seydlitz, được thiết kế vào năm 1909 và hoàn thành vào năm 1913, là một cải tiến của lớp Moltke, Tốc độ tăng thêm một hải lý để đạt đến 26,5 hải lý/ giờ, trong khi giáp của được nâng lên dày 12 in, tương đương với lớp tầu thiết giáp Helgoland của chỉ một hoặc hai năm trước đó. Chiếc Seydlitz là tàu tuần dương chủ lực mới nhất của Đức được hoàn tất trước Thế chiến I.

Chiếc tuần dương hạm chủ lực SMS Seydlitz của Hải quân Đức, chiếc tầu tuần dương thiết thiáp cuối cùng của Đức trước thế chiến I, nó có trọng tải 28.550 tấn nạp đầy , tốc độ tối đa 26,5 hải lý/ giờ, trang bị vũ khí chính 10 súng 280 mm (11.2 in) 12 súng 150 mm (5.9 in) 12 súng 88 mm (3.45 in)

Chiếc tuần dương hạm chủ lực SMS Seydlitz của Hải quân Đức, chiếc tầu tuần dương thiết thiáp cuối cùng của Đức trước thế chiến I, nó có trọng tải 28.550 tấn nạp đầy , tốc độ tối đa 26,5 hải lý/ giờ, trang bị vũ khí chính 10 súng 280 mm (11.2 in) 12 súng 150 mm (5.9 in) 12 súng 88 mm (3.45 in)

Bước tiếp theo trong việc thiết kế tàu tuần dương đến từ Nhật Bản. Hải quân Đế quốc Nhật Bản đã quy hoạch lớp tầu Kongō từ năm 1909. Hải quân Nhật Bản xác định rằng, vì nền kinh tế Nhật Bản chỉ có thể tài trợ cho một số lượng tàu tương đối ít, mỗi con tàu sẽ phải có khả năng mạnh hơn tầu tương đương của đối thủ của nó. Ban đầu lớp được chon làm tiêu chuẩn là lớp Invincible. Tuy nhiên, Hải quân Anh có kế hoạch cho lớp Lion, và khả năng Hải quân Hoa kỳ cho hạ thủy tàu chiến mới loại sẽ được trang bị súng 14-inch, người Nhật quyết định thay đổi và nhanh chóng rà soát lại kế hoạch của họ và tìm một giải pháp tốt hơn. Một kế hoạch mới đã được soạn thảo, tầu của họ sẽ tám súng 14-inch, và có khả năng đạt đến tốc độ 27,5 hải lý/ giờ, vì vậy chúng có chút ít lợi thế hơn so với lớp Lion của người Anh về tốc độ và hỏa lực. Các khẩu súng hạng nặng cũng đã được định vị tốt hơn, được superfiring cả hai phía trước và phía sau, không có pháp súng ơ? giư?a con tầu. Đề án giáp cũng được cải tiến tốt hơn so với lớn Lion của Anh với giáp dày 9 inch ở tháp pháo và 8 inch ổ pháo. Chiếc tàu tuần dương chủ lực đầu tiên của Nhật Bản trong lớp này được chế tạo ở Anh, và một lô ba chiếc nữa được đóng tại Nhật Bản. Người Nhật Bản cũng phân loại lại những tuần dương hạm bọc thép mạnh mẽ của họ như các lớp Tsukuba và Ibuki các lớp học, chúng mang khẩu súng 12-inch, như tàu tuần dương chủ lực, nhưng dù sao chúng vẫn được trang bị yếu hơn và chậm hơn (so với tầu tuần dương chủ lực).

Tuần dương - thiết giáp hạm lớp Kongô của Hải quân đế quốc Nhật Bản, nó có tải trọng 36.600, tốc độ tối đa 30 hải lý/ giờ, giáp đai dày 203 mm (8 in); phía đuôi tầu 76 ;> 102 mm (3 to 4 in) boong 69.85 mm (2.75 in) ổ súng 254 mm (10 in) tháp pháo 228.6 mm (9 in) tháp điều khiển 254 mm (10 in), vũ khí chính là 8 súng 356 mm (14 in) 16 súng 152 mm (6 in) 8 súng 127 mm (5 in) có tới 118 súng AA 25 mm (1 in) 4 ống phóng ngư lôi dưới mực nước 533 mm (21 in).

Tuần dương – thiết giáp hạm lớp Kongô của Hải quân đế quốc Nhật Bản, nó có tải trọng 36.600, tốc độ tối đa 30 hải lý/ giờ, giáp đai dày 203 mm (8 in); phía đuôi tầu 76 ;> 102 mm (3 to 4 in) boong 69.85 mm (2.75 in) ổ súng 254 mm (10 in) tháp pháo 228.6 mm (9 in) tháp điều khiển 254 mm (10 in), vũ khí chính là 8 súng 356 mm (14 in) 16 súng 152 mm (6 in) 8 súng 127 mm (5 in) có tới 118 súng AA 25 mm (1 in) 4 ống phóng ngư lôi dưới mực nước 533 mm (21 in).

Vào năm 1914, chỉ có Anh, Đức và Nhật Bản có tầu tuần dương chủ lực, còn Nga đang đóng dở một số. Nhiều lần, người ta thấy rằng các khái niệm về tàu thiết giáp và tàu tuần dương chủ lực có thể được nhìn thấy như cùng một loại tàu. Điều này đúng với thiết kế ‘X4’ năm 1906 và lớp tầu Borodino và trong toàn bộ chương trình tàu thiết giáp của Đức, thậm chí còn đúng hơn nữa trong thiết kế tàu tuần dương chủ lực gần đó nhất của Anh. Các thiết giáp hạm lớp Queen Elizabeth được thiết kế để chạy với tốc độ 25 knots, nhanh như chiếc tuần dương đầu tiên có thề làm được, trong khi mang tám súng 15-inch và giáp dầy lên đến 15 inch dày. Các con tầu lớp Queen Elizabeth là thiết giáp hạm tốc độ cao thực sự đầu tiên, và đã mang lại sự kết thúc của quá trình phát triển của các tàu tuần dương chủ lực như một dòng độc lập. Nó bị ảnh hưởng chủ yếu bởi ý tưởng của Jacky Fisher rằng các tàu tuần dương vẫn phải được tiếp tục phát triển.

Chiến tranh thế giới I

Ở chiến tranh thế giới lần thứ nhất người ta đã thấy tàu tuần dương chủ lực của Anh và Đức được sử dụng trong nhiều chiến trường. Tàu tuần dương chủ lực tạo thành một phần của những đội tàu Dreadnought mà họ đã phải đối mặt với nhau ở Biển Bắc, tham gia vào một số cuộc trận đánh như trận Jutland. Tuần dương hạm chủ lực đóng một vai trò quan trọng ở phần đầu của cuộc chiến như khi hạm đội Anh cố gắng săn lùng những con tầu của Đức chuyên tấn công các đoàn công voa, ví dụ như tại trận chiến quần đảo Falkland, và chúng cũng đã tham gia vào chiến dịch Địa Trung Hải.

Những thay đổi trong việc chế tạo tầu chiến chủ lực trong thế chiến I

Đối với hầu hết các quốc gia, công việc đóng mới các con tàu chủ lực là rất hạn chế trong thời gian chiến tranh. Đức hoàn thành lớp Derfflinger và bắt đầu triển khai lớp Mackensen. Các con tầu lớp Mackensens là một sự phát triển của lớp Derfflinger, với súng 13,8-inch và một chương trình giáp bảo vệ hạng nặng tương tự, chúng được thiết kế để chạy với vận tốc 28 hải lý mỗi giờ.

Tại Anh, khi Jackie Fisher quay trở lại First Sea Lord trong tháng mười năm 1914. sự nhiệt tình của ông với những con tàu lớn và nhanh là không hề suy giảm, và ông thiết lập đội ngũ nhân viên thiết kế để sản xuất một thiết kế cho một tàu chiến với súng chính 15-inch. Bởi vì Fisher dự kiến các tàu chiến tới Đức có vận tốc tối đa ở 28 knot, ông yêu cầu thiết kế mới của Anh phải có khả năng đạt đến tốc độ 32 knot. Ông lên kế hoạch để chuyển đổi hai thiết giáp hạm lớp Royal Sovereign, đang được chế tạo ở giai đoạn đầu và công việc hoàn thiện đã bị đình chỉ vì người ta cảm thấy rằng cuộc chiến sẽ kết thúc trước khi các con tàu này được hoàn tất. Dự án này của Fisher cuối cùng đã được chấp thuận vào ngày 28 tháng 12 năm 1914 và chúng đã trở thành lớp Renown, với sáu súng 15-inch súng nhưng giáp chỉ dày 6-inch, chúng là một bước chuyển tiếp từ lớp Tiger với hỏa lực và tốc độ mạnh hơn nhưng đồng thời cũng ít được bảo vệ hơn.

Tầu tuần dương lớp Renown của Anh, loại được phân thành tàu tuần dương lớn - hạng nhẹ vì có súng lớn, tốc độ cao nhưng giáp mỏng

Tầu tuần dương lớp Renown của Anh, loại được phân thành tàu tuần dương lớn – hạng nhẹ vì có súng lớn, tốc độ cao nhưng giáp mỏng

Đồng thời, Fisher cũng cố gắng để thoái thác việc đóng ba tàu tuần dương bọc thép nhẹ cao tốc để có thể việc sử dụng một số linh kiện phụ tùng của tháp súng 15-inch còn lại khi đóng các thiết giáp hạm. Những con tàu này chủ yếu là những con tầu tuần dương ” thiết giáp hạng nhẹ, và thỉnh thoảng có thể thấy Fisher đề cập đến chúng là như vậy, nhưng chúng đã được chính thức phân loại là “tàu tuần dương lớn hạng nhẹ”. Điều khác thường này là bởi vì việc chế tạo các tàu chủ lực mới được tiến hành trên thân của những con tầu cũ, trong khi không có giới hạn về việc chế tạo tàu tuần dương hạng nhẹ. Chúng đã trở thành lớp Courageous, và đã có một sự mất cân bằng kỳ lạ giữa vũ khí chính của chúng là súng 15-inch (hoặc 18-inch trong lớp ‘Furious’) với lớp giáp của chúng vốn chỉ dày 3in, mà mức giáp dày 3 inch là độ dày được quy hoạch cho một tàu tuần dương hạng nhẹ. Thiết kế được thường coi là một thất bại kỳ quái (biệt danh của chúng trong Hạm đội là Spurious, Uproarious là Outrageous), mặc dù việc chuyển đổi sau này của chiếc tàu cuối thành một chiếc tàu sân bay đã rất thành công. Fisher cũng có ý tưởng về một tàu chiến mới được chế tạo cực lớn nhưng lại có tại trọng nhẹ (vì giáp mỏng) và sẽ mang súng khổng lồ 20-inch, mà ông gọi là chiếc HMS Incomparable, tuy nhiên, ý tưởng này không bao giờ vượt ra khỏi thiết kế.

Người ta thường cho rằng lớp Renown và Courageous được thiết kế cho kế hoạch của Fisher đổ quân (có thể là lên vùng lãnh thổ của Nga) trên bờ biển Baltic của Đức. Cụ thể, chúng đã được thiết kế với một dự thảo trên cạn, mà có thể là rất quan trọng trong vùng biển nông của biển Baltic. Tuy nhiên, đây không phải là bằng chứng rõ ràng rằng các tàu này được thiết kế riêng cho vùng Baltic: nó đã được coi là lớp tàu có quá nhiều dự thảo và phần thân tàu không đủ chắc chắn để hoạt động trong điều kiện chiến đấu. Các quan chức hàng đầu Hải quân Hoàng gia lại cho rằng tập trung vào vùng biển Baltic có lẽ là không cần thiết tại thời điểm con tàu được thiết kế, nhưng nhu cầu về loại tàu này đã tăng sau khi xảy ra thảm họa chiến dịch Dardanelles.

Các tàu tuần dương chủ lực của Anh được thiết kế cuối cùng trong cuộc chiến là lớp Admiral, Được đóng từ một yêu cầu cho một phiên bản cải tiến của thiết giáp hạm lớp Queen Elizabeth. Dự án bắt đầu vào cuối năm 1915, sau chuyến ra đi cuối cùng của Fisher tại Bộ Hải quân. Trong khi dự kiến ban đầu nó là một tàu tuần dương chủ lực, các sĩ quan cao cấp của hải quân đã cảm thấy rằng nước Anh đã đủi thiết giáp hạm, nhưng đó là tàu tuần dương mới được đóng theo yêu cầu để khắc chế con tàu của Đức lúc đó đang được đóng dở dang (người Anh đã đánh giá quá cao sự tiến bộ của Đức ở lớp Mackensen cũng như khả năng thực sự của chúng). Một thiết kế tàu tuần dương chủ lực của Anh với tám súng 15-inch, giáp dày 8 inch và có khả năng đạt tới tốc độ 32 hải lý/ giờ đã được lựa chọn. Tuy nhiên, kinh nghiệm của tàu tuần dương chủ lực tại Trận Jutland có nghĩa là thiết kế được nhanh chóng sửa đổi và chuyển đổi lại thành một khái niệm gần với thiết giáp hạm cao tốc với lớp giáp dày lên đến 12 inch nhưng vẫn có khả năng đạt đến tốc độ 31,5 hải lý/ giờ. Chiếc tàu đầu tiên trong lớp này, chiếc HMS Hood, đã đi tiên phong theo thiết kế này. Kế hoạch cho ba chị em gái của nó, mà quá trình chế tạo được chiển khai rất ít ỏi, đã được sửa lại một lần trong năm 1916 và vào năm 1917 để cải thiện lớp giáp bảo vệ.

Các tầu lớp Admiral có thể đã là những tàu chiến của Anh có khả năng khắc chế lớp Mackensen của Đực, tuy nhiên, quá trình đóng tàu của Đức đã bị chậm lại đáng kể do chiến tranh, và trong số hai chiếc của lớp Mackensens được hạ thủy, không có chiếc nào được hoàn thành. Sự kiện trên làm ba con tầu lớp Admiral bổ sung đã bị đình chỉ trong tháng 3 năm 1917 để cho phép đóng thêm các tàu hộ tống và tàu buôn để đối phó với mối đe dọa mới từ đội tầu U Boat. Chúng (ba con tầu lớp Admiral) cuối cùng bị hủy bỏ vào tháng 2 năm 1919.

Hoạt động quân sự

Chiếc tàu tuần dương chủ lực của Đức Goeben có lẽ là con tàu có ảnh hưởng sớm nhất trong chiến tranh. Đồn trú tại Địa Trung Hải, nó và tàu tuần dương hộ tống nó phải lẩn trốn sự truy đuổi của Anh và Pháp khi có sự bùng nổ của chiến tranh, và nó chạy thẳng tới Constantinople khi hai tàu chiến của Anh theo đuổi sát sạt phía sau. Chiếc Goeben đã được bàn giao cho Hải quân Thổ Nhĩ Kỳ, và điều này đã cụ thể hóa bằng việc đưa Thổ Nhĩ Kỳ vào cuộc chiến tranh ở bên phía người Đức. Chiếc Goeben bản thân nó được đổi tên thành Yavuz Sultan Selim, đã tham gia đụng độ với Hải quân Nga tại Biển Đen và chống lại người Anh trong trận Aegean.

Mục tiêu ban đầu của tàu tuần dương đã tỏ ra thành công trong tháng 12 năm 1914 trong trận quần đảo Falkland. Các tàu tuần dương chủ lực của Anh Inflexible và Invincible đã hoàn thành chính xác công việc họ được dự định phải làm khi họ đuổi theo và tiêu diệt một hải đội tầu tuần dương Đức với hạt nhân là các tàu tuần dương bọc thép Scharnhorst và Gneisenau, cùng với ba tàu tuần dương hạng nhẹ dưới sự chỉ huy của Đô đốc Maximilian Graf Von Spee ở Nam Đại Tây Dương. Trước khi trận đánh diễn ra tàu tuần dương chủ lực của Úc chiếc HMAS Australia đã không thành công trong việc tìm kiếm cho những tàu của Đức tại Thái Bình Dương.

Một số trận đánh trong thế chiến I có sự tham gia của Tuần dương hạm chủ lực

Trận Heligoand Bight
Trận chiến Falklands
Trận Dogger Bank
Trận Jutland

7. Tàu khu trục hoặc khu trục hạm – Destroyer

Trong thuật ngữ hải quân, một tàu khu trục là một tầu chiến tốc độ cao và cơ động nhưng chưa có khả năng hoạt động dài ngày nhằm hộ tống các tàu lớn hơn trong một hạm đội, hoặc một nhóm chiến hạm và bảo vệ họ chống lại nhỏ hơn, tầm ngắn, những kẻ tấn công mạnh mẽ nhưng lại nhỏ hơn, tầm ngắn, (ban đầu là tàu phóng ngư lôi, sau này tàu ngầm và máy bay).

Trước Chiến tranh thế giới II, tàu khu trục là những tàu hạng nhẹ không đủ sức chịu đựng cho các hoạt động trên đại dương mà không cần giám sát, thường một số khu trục hạm và một đơn tàu khu trục tiếp liệu hoạt động cùng nhau. Trong và sau cuộc chiến, những tàu khu trục trở lên lớn hơn và mạnh mẽ nhiều hơn nữa có khả năng hoạt động độc lập được chế tạo, đặc biệt là khi tàu tuần dương không còn được sử dụng trong thập niên 1950 và thập niên 60.

Vào buổi bình minh của thế kỷ 21, tàu khu trục là loại tầu chiến đấu bề mặt hạng nặng nhất được sử dụng nói chung, và chỉ có bốn quốc gia ( Hoa Kỳ, Nga, Pháp và Peru) vẫn tiếp tục cho hoạt động các lớp tầu hạng nặng hơn tàu tuần dương và tàu thiết giáp không vũ trang hoặc tầu tuần dương chủ lực thật sự. Tàu khu trục hiện đại, còn được gọi là tàu khu trục có tên lửa điều khiển, thường có trọng tải tương đương với loại tuần dương hạng nặng nhưng hỏa lực thì khủng khiếp hơn tàu tuần dương của thời kỳ Chiến tranh Thế giới II, thậm chí chúng còn có khả năng mang tên lửa hạt nhân.

Buổi đầu lịch sử

Sự xuất hiện và phát triển của tầu khu trục, tới tận Thế chiến II, liên quan đến việc sáng chế ra ngư lôi tự hành trong thập niên 1860. Một lực lượng hải quân hồi đó có khả năng tiêu diệt một hạm đội mạnh hơn của đối phương bằng cách dùng tầu chạy bằng hơi nước để phóng ngư lôi. Những con tầu nhỏ cao tốc có trang bị ngư lôi được chế tạo và được gọi là tàu phóng ngư lôi. Vào thập niên 1880, chúng đã phát triển thành những tàu nhỏ 50-100 tấn, đủ nhanh để trốn tránh tầu tuần tra của kẻ thù.

Ban đầu, mối nguy hiểm cho một hạm đội chiến đấu được coi là chỉ tồn tại khi chúng đang buông neo, nhưng nhiều loại ngư lôi nhanh hơn có và tầm bắn xa hơn được phát triển, mối đe dọa cũng mở rộng ra khi hạm đội du hành trên biển. Để đối phó với mối đe dọa mới này người ta phải đóng những tầu tuần tra lớn hơn và có súng lớn hơn, chúng được gọi là “người bắt giữ – catcher” và được sử dụng để hộ tống hạm đội tầu chiến trên biển. Chúng cần phải có khả năng đi biển cùng và sức chịu đựng lớn hơn, và khi chúng nhất thiết phải trở thành lớn hơn, và chính thức được trở thành ” Kẻ tiêu diệt tàu phóng ngư lôi – torpedo boat destroyer”, và nhanh tróng được rút gọn thành ?otầu khu trục ?o hay ?o Destroyer? trong tiếng Anh. Các tầu chống tàu ngư lôi xuất xứ từ loại tàu này được giữ tên nguyên tên của nó trong ngôn ngữ khác, bao gồm tiếng Pháp (contre-torpilleur), Ý (cacciatorpediniere), Bồ Đào

Nha (contratorpedeiro), Ba Lan (kontrtorpedowiec), Séc (torpédoborec), Hy Lạp (antitorpiliko,αν”ι”ορ?ιλικO).
Một khi tàu khu trục đã trở thành có nhiều tính năng hơn là chỉ để bảo vệ một tầu chiến đang buông neo, người ta nhận ra rằng cũng lý tưởng để tầu khu trục tiếp nhận vai trò của các tàu phóng ngư lôi, do đó, chúng đã được trang bị ống phóng ngư lôi cũng như súng. Tại thời điểm đó, và thậm chí cả vào Chiến tranh thế giới I, chức năng duy nhất của khu trục hạm là để bảo vệ hạm đội tầu chiến (tầu thiết giáp và tầu tuần dương) của chúng từ các tầu phóng ngư lôi tấn công của và để tung ra các cuộc tấn công tương tự vào tàu chiến của địch. Nhiệm vụ hộ tống thương đoàn vẫn còn ở trong tương lai.

Một sự tiến hóa quan trọng trong năm 1884 đến với chiếc HMS Switf, một tầu phóng ngư lôi lớn với sáu súng 47 mm bắn ra nhanh và ba ống phóng ngư lôi. Trong khi vẫn không đủ nhanh để tham gia làm nhiệm vụ như tàu phóng ngư lôi một cách đáng tin cậy, nó ít nhất đã có đủ trang bị vũ khí để đối phó với chúng.

Chiếc Kotaka tầu khu trục của Hải quân Đế quốc Nhật Bản (1887)

Chiếc Kotaka tầu khu trục của Hải quân Đế quốc Nhật Bản (1887)

Tầu khu trục Kotaka của người Nhật (Chim ưng) năm 1885 là “tiền thân của tầu khu trục phóng ngư lôi xuất hiện một thập kỷ sau”. Thiết kế thông số kỹ thuật của Nhật Bản và đặt hàng từ xưởng đóng tàu Yarrow London năm 1885, nó được vận chuyển từng phần đến Nhật Bản, nơi nó được lắp ráp và hạ thủy vào năm 1887. Nó được trang bị bốn súng 1 pounder (37 mm) bắn nhanh và sáu ống ngư lôi, nó đạt tới tốc độ 19 hải lý / giờ (35 km / h), và trọng tải 203 tấn, nó là tàu phóng như lôi lớn nhất được chế tạo lúc đó. Trong các thử nghiệm của nó vào năm 1889, Kotaka chứng minh rằng nó có thể tiến xa hơn chỉ vai trò bảo vệ ven biển, và có khả năng đi theo những tàu lớn trên các đại dương. Xưởng đóng tàu Yarrow noei đóng các phần của chiếc Kotaka ” cho rằng Nhật Bản được coi là nơi phát minh ra tàu khu trục có hiệu quả đầu tiên”.

Gần như ngay sau khi chiếc Kotaka được đặt hàng, Fernando Villaamil, Công chức bậc hai của Bộ Hải quân Tây Ban Nha nơi ông được giao phụ trách phát triển các khái niệm về một con tàu mới được thiết kế để chống tàu phóng ngư lôi, đã đặt mua một pháo hạm có ngư lôi lớn trong tháng 11 năm 1885, từ nhà đóng tầu Anh – James and George Thompson, của Clydebank không xa hơn nơi mà xưởng đóng tàu Yarrow sẽ chuyển về từ London hai mươi năm sau đó. Con tàu, được đặt tên là Destructor (Nghĩa đen Destroyer), đã được đặt khung sườn vào cuối năm, hạ thủy vào năm 1886, và làm nhiệm vụ năm 1887. Trọng tải của nó là 380 tấn, và nó được trang bị một súng Hontoria 90 mm, bốn súng Nordenfelt 57 mm, hai pháo Hotchkiss 37 mm và 3 ống phóng ngư lôi Schwarzkopf. Thủy thủ đoàn của nó gồm 60 người. Trong điều kiện vừa chạy vừa tác xạ, tốc độ của nó vẫn đạt đến 22,5 hải lý/ giờ trong các thử nghiệm và kích thước, thiết kế cụ thể của nó cho phép nó theo đuổi các tàu phóng ngư lôi và có khả năng chịu đựng được biển cả, Destructor được coi một cách rộng rãi là một tầu tàu khu trục phóng ngư lôi đầu tiên từng được chế tạo.
Chiếc Destructor của người Tây Ban Nha được cho là đã ảnh hưởng đến tên và khái niệm phát triển sau này của tàu khu trục của Hải quân Anh.

Ngay sau đó, người Anh bắt đầu thí nghiệm với những ” tầu săn tầu ngư lôi”, đó là một lớp 17 tàu phóng ngư lôi lớn – tiền thân đầu tiên của tàu khu trục được chế tạo thành một lớp, chứ không phải là con tàu duy nhất. Trong các bài test, chiếc Rattlesnake tỏ ra nhẹ nhanh hơn tàu phóng ngư lôi, nhưng vẫn không đủ nhanh để ra đòn quyết định.

Chiếc tầu khu trục HMS Havock của Hải quân đế quốc Anh (1893)

Chiếc tầu khu trục HMS Havock của Hải quân đế quốc Anh (1893)

Các tàu đầu tiên chính thức mang tên”tàu khu trục ngư lôi ” là các lớp Daring và lớp Havock , mỗi lớp gồm hai chiếc tàu của Hải quân Hoàng gia, chúng được phát triển vào năm 1892 dưới thời của Sea Lord thứ 3 chuẩn Đô đốc “Jackie” Fisher mới được bổ nhiệm. Các lớp Daring và Decoy được đặt hàng vào ngày 27 tháng 6 năm 1892 từ John I. Thornycroft & Company ở Chiswick, trong khi lớp Havock và Hornet được đặt hàng năm ngày sau đó ở Yarrow tại Poplar. Tất cả đã được hạ thủy trong các năm 1893-1894. Mỗi tầu được trang bị một súng 12 pounder (76 mm), ba súng 6 pounder (57 mm), và ba ống phóng ngư lôi 46 cm. Chúng cũng có phạm vi hoạt động và tốc độ để đi tuần dương một cách có hiệu quả với một hạm đội chiến đấu.

Hải quân Pháp, một lực lượng sử dụng rộng rãi tàu ngư lôi, có chiếc tàu khu trục đầu tiên của họ được chế tạo vào năm 1899, với lớp Durandal “torpilleur descadre”.

Hoa Kỳ đưa tàu khu trục đầu tiên của mình, chiếc USS Bainbridge, Destroyer số 1 vào làm nhiệm vụ năm 1902 và đến 1906 đã có 16 tàu khu trục phục vụ trong Hải quân Hoa Kỳ.

Chiếc tầu khu trục đầu tiên của Hoa kỳ, chiếc USS Bainbridge

Chiếc tầu khu trục đầu tiên của Hoa kỳ, chiếc USS Bainbridge

Trước Chiến tranh Thế giới I

Thiết kế tầu khu trục phát triển xung quanh điểm đầu của thế kỷ 20 theo một số cách quan trọng. Việc đầu tiên là sự ra đời của tua bin hơi nước. Các cuộc trình diễn không có ủy quyền rất ngoạn mục của động cơ tua bin tại Turbinia tại năm 1897 Spithead Navy Review trong đó, đáng kể là các tầu cỡ tầu ngư lôi khiến Hải quân Hoàng gia phải đặt một mẫu động cơ tua bin thử nghiệm làm trang bị cho tàu khu trục, chiếc HMS Viper năm 1899. Đây là chiếc tàu chiến đầu tiên có loại động cơ tuốc bin và đạt được tốc độ vượt trội 36 hải lý/ giờ (67 km / h) khi thử nghiệm trên biển. Vào năm1910 động cơ tuabin đã được chấp nhận rộng rãi ở tất cả các lực lượng hải quân để làm cho tàu của họ nhanh hơn.

Sự phát triển thứ hai là sự thay thế của boong trước theo kiểu mai con rùa (Turtlorback) cho phần lớn phân trước cu?a con tàu, kiểu này tạo ra khả năng đi biển tốt hơn cũng như tạo ra nhiều không gian hơn dưới sàn tàu.

Người Anh thử nghiệm với động cơ đẩy dầu cho lớp Tribal năm 1905 nhưng tạm thời chuyển trở lại dùng than cho sau này, lớp Beagle năm 1909. Hải quân các nước khác cũng ứng dụng động cơ đốt dầu, ví dụ lớp Paulding của Hải quân Hoa kỳ năm 1909. Mặc dù có nhiều dạng khác nhau, tàu khu trục đã được ứng dụng một mô hình chủ yếu tương tự. Các thân tàu thường được kéo dài và hẹp, với một độ mớm nước tương đối nông. Mũi tầu được cấu tạo rất lớn ở phần trước cu?a tàu hoặcbị che phủ bởi một sàn tầu hình lưng rùa, bên dưới đó là những khoảng không gian của thủ thủ đoàn, chúng chiếm 1 / 4 đến 1 / 3 con đường dọc theo thân tàu. Phía sau khoảng không gian của thủy thủ đoàn là khoảng không gian của động cơ cũng như các công nghệ của thời gian đó như nồi hơi và một số động cơ hoặc tua bin. Ở trên boong, một hay nhiều khẩu súng bắn ra nhanh được đặt ở trong mũi tầu, trước mặt đài chỉ huy, một số khác được gắn ơ? giữa và ơ? phía sau con tầu. Hai giá ống phóng ngư lôi (sau này các gía có nhiều ống phóng ngư lôi) thường được ơ? đặt ở giữa con tầu.

Giữa năm 1890 và 1914 đã trở thành rõ rệt rằng là các tàu khu trục ngày càng trở nên lớn hơn: ban đầu 300 tấn đã là một kích cỡ tốt, nhưng vào lúc sắp bắt đầu của Thế chiến thứ nhất tầu khu trục lên đến 1.000 tấn cũng không là điều khác thường. Tuy nhiên, nguyên tắc chế tạo vẫn tập trung vào việc đưa một động cơ lớn nhất có thể vào một thân tầu nhỏ, kết quả là thân tầu được chế tạo khá mỏng manh. Thường vỏ tầu được chế tạo bằng thép chỉ dày 1/8in.

Vào năm 910 tầu phóng ngư lôi động cơ hơi nước đã trở thành dư thừa và được tách thành một loại riêng biệt. Người Đức vẫn tiếp tục đóng các tàu phóng ngư lôi cho đến khi kết thúc Thế chiến I, mặc dù họ đã có các tàu khu trục hiệu quả nhỏ ven biển. Trong thực tế Đức không bao giờ phân biệt giữa hai loại, và chúng có cờ hiệu cùng loạt và không bao giờ được đặt tên là tàu khu trục. Cuối cùng thuật ngữ tầu ngư lôi được dùng cho một loại tàu rất khác nhau ?” tầu phóng ngư lôi chạy động cơ hydromotor.

Cuộc sống trên những tàu khu trục đầu tiên

Những tàu khu trục đầu tiên được coi là nơi quá chật chội để sinh hoẠT. Trong lớp Havock không có thành viên thủy thủ đoàn nào có thể có được một không gian thoải mái, các sĩ quan phải ngủ trên ghế đệm xung quanh wardroom thay vì giường. Bụi nước và nước ngưng tụ làm cho cuộc sống của thủy thủ đoàn trở nên khốn khổ. Các lớp tầu đầu tiên của Anh có khoang riêng biệt cho sỹ quan hoặc một bếp sưởi ấm cho thuyền trưởng, là lớp River năm 1902.

Những chiến thuật và những lần tham chiến đầu tiên của tầu khu trục

Mục đích ban đầu của tàu khu trục tạo bảo vệ chống lại các tàu phóng ngư lôi, nhưng hải quân sớm đánh giá cao sự linh hoạt lẫn đa năng của chúng. Phó Đô đốc Sir Baldwin Walker đặt ra nhiệm vụ cho các khu trục của Hải quân Hoàng gia như sau:

– Tiến trước hạm đội để cảnh giác các tàu phóng ngư lôi của đối phương.
– Mở đường tại một bờ biển thù địch để mà một hạm đội có thể vượt qua
– Quan sát cảng của đối phương với mục đích phóng ngư lôi quấy rối của ông thủ công và ngăn chặn quân địch trở về
– Tấn công một hạm đội của đối phương

Đầu tiên tàu khu trục được sử dụng với số lượng lớn trong cuộc tấn công bất ngờ của Nhật Bản vào hạm đội Nga tại Port Arthur tại buổi mở đầu của Chiến tranh Nga-Nhật trong năm 1904. Ba đơn vị tầu khu trục tấn công hạm đội Nga tại cảng, bắn tổng cộng 18 quả ngư lôi, và làm hư hại nặng hai tàu thiết giáp hạm Nga.

Trong Chiến tranh thế giới I

Trong khi rất hiếm có các cuộc đụng độ của tàu chiến chủ lực trong Thế chiến I, đơn vị tàu khu trục đã gần như liên tục tham gia vào các trận đánh và hành động tuần tra. Các phát bắn đầu tiên của cuộc chiến tranh trên mặt biển nổ ra vào ngày 05 tháng 8 năm 1914 bởi một tàu khu trục của đội tàu thứ2, chiếc Lance, nổ súng tấn công chiếc tàu tha? mìn Königin Luise của Đức. Nạn nhân đầu tiên của hải quân Anh là chiếc Amphion, tàu tuần dương hạng nhẹ dẫn đầu đội tàu khu trục thứ 3 đã húc phải một quả thủy lôi được thả bởi chiếc Königin Luise.

Tàu khu trục đã tham gia vào các xung đột mà chúng dẫn đến trận Heligoland Bight, và đóng một loạt các vai trò trong Trận Gallipoli, chúng hoạt động như tầu vận chuyển quân và tàu hỏa lực hỗ trợ, cũng như trong vai trò tầu đi cảnh giới cho hạm đội của chúng. Hơn 80 tàu khu trục Anh và 60 tầu ngư lôi Đức đã tham gia vào Trận Jutland, có các xô xát giữa các đội tầu nhỏ trong các hạm đội chính, và một số cuộc tấn công liều mạng của tàu khu trục được hỗ trợ vào tàu tiết giáp. Trận Jutland kết thúc với một một trận chiến lộn xộn vào ban đêm giữa Hạm đội Hight Sea của Đức và một phần của tàu khu trục lớp Monitor của Anh.

Các mối đe dọa trong Chiến tranh thế giới I cũng đến từ sự phát triển của tàu ngầm, Hay còn gọi là đội tàu U Boat của Đức. Các tàu ngầm có khả năng lẩn trốn rồi tiến lại gần và bắn ngư lôi dưới mực nước. Các tàu khu trục thời đầu chiến tranh đã có tốc độ và vũ khí trang bị để đánh chặn các tàu ngầm trước khi chúng lặn xuống nước, hoặc bằng súng hoặc bằng cách đâm tầu. Khu trục hạm có một thiết kế ngư lôi quá nông nên rất khó khăn để tiêu diệt chúng.

Mong muốn để tấn công các tàu ngầm dưới nước dẫn đến sự tiến hóa nhanh chóng của tầu khu trục trong chiến tranh, chúng nhanh chóng được tăng cường mũi tầu cho đòn đâm, trang bị bom chống ngầm và hydrophones để xác định các mục tiêu ngầm dưới biển. Thương vong đầu tiên của tàu ngầm xảy ra khi một tàu khu trục đã húc vào chiếc U-19 của Đức vào ngày 29 tháng 10 1914. Trong khi chiếc U-19 chỉ bị hư hỏng, thì tháng tiếp theo chiếc tầu khu trục HMS Garry đã thành công khi đánh chìm chiếc U-18. Bom chìm lần đầu tiên được sử dụng vào 4 tháng 12 năm 1916, khi chiếc UC-19 bị đánh chìm bởi chiếc Llewellyn.

Mối đe dọa của tàu ngầm có nghĩa là tàu khu trục phải dành nhiều thời gian của chúng vào việc tuần tra chống tàu ngầm, khi Đức thông qua chiến tranh tàu ngầm không hạn chế trong tháng 1 năm 1917, tàu khu trục đã được kêu gọi để hộ tống thương đoàn. Tàu khu trục của Hải quân Mỹ được đi là đơn vị đầu tiên gia nhập cuộc chiến, và một hải đội tàu khu trục của Nhật Bản thậm chí đã tham gia lực lượng Đồng Minh để tuần tra ở Địa Trung Hải. Nhiệm việc tuần đã mở xa khỏi vùng an toàn và 67 khu trục hạm của Anh bị mất trong chiến tranh, Đồng Minh có18 chiếc, trong khi 12 chiếc bị đắm.

Tầu phóng ngư lôi – Torpedo Boat

Một tầu phóng ngư lôi là một tàu hải quân tương đối nhỏ và nhanh nhẹn được thiết kế để mang ngư lôi vào trận chiến. Các mẫu thiết kế đầu tiên của tầu ngư lôi là dùng đòn đâm vào tàu đối phương với ngư lôi spar mang thuốc nổ, và sau đó là với thiết kế ngư lôi Whitehead tự hành. Chúng được tạo ra để tấn công các tàu thiết giáp và những tầu chiến loại lớn khác tuy vũ trang tốt nhưng chậm chạp và nặng nề bằng tốc độ và sự nhanh nhẹn ( của tầu phóng ngư lôi).

8. Tầu phóng ngư lôi – Torpedo Boat

Tàu phóng ngư lôi tấn công vào pháo hạm của Chile, chiếc Cochrane trong Nội chiến Chile năm 1891.

Tàu phóng ngư lôi tấn công vào pháo hạm của Chile, chiếc Cochrane trong Nội chiến Chile năm 1891.

Một tầu phóng ngư lôi là một tàu hải quân tương đối nhỏ và nhanh nhẹn được thiết kế để mang ngư lôi vào trận chiến. Các mẫu thiết kế đầu tiên của tầu ngư lôi là dùng đòn đâm vào tàu đối phương với ngư lôi spar mang thuốc nổ, và sau đó là với thiết kế ngư lôi Whitehead tự hành. Chúng được tạo ra để tấn công các tàu thiết giáp và những tầu chiến loại lớn khác tuy vũ trang tốt nhưng chậm chạp và nặng nề bằng tốc độ và sự nhanh nhẹn ( của tầu phóng ngư lôi).

Ngư lôi như chúng ta biết được phát minh vào năm 1860 bởi thuyền trưởng Giovanni Luppis (Còn được gọi là Ivan Blaz Lupis) ở thành phố Rijeka, Croatia, đó là một phần lãnh thổ cũ của Đế quốc Áo-Hungary. Ngư lôi lần đầu tiên được ra mắt với công chúng vào năm 1860, đến năm 1866 ông đã chứng tỏ sự thành công trong công việc của mình khi cùng cộng tác với Robert Whitehead. Nhà máy sản xuất ngư lôi đầu tiên được xây dựng ở Rijeka.

Nội chiến Hoa Kỳ

Một tàu phóng ngư lôi lớp David nằm trên bãi biểnsau chiến tranh

Một tàu phóng ngư lôi lớp David nằm trên bãi biểnsau chiến tranh

Trong Nội chiến Hoa Kỳ người ta có thể thấy một số phát minh mới trong những trận hải chiến, bao gồm cả tàu ngư lôi đầu tiên, trong đó có ngư lôi spar. Năm 1861 Tổng thống Lincoln thiết lập một cuộc phong tỏa bằng hải quân vào các cảng phía Nam, để làm tê liệt những nỗ lực của miền Nam nhằm có được các thiết bị chiến tranh từ nước ngoài. Miền Nam cũng thiếu các phương tiện để xây dựng một hạm đội hải quân có khả năng đối đầu với Hải quân của Liên bang. Một chiến lược của Hợp bang miền Nam để chống lại cuộc phong tỏa đã tạo ra sự phát triển của tàu phóng ngư lôi, những tàu nhỏ, cao tốc được thiết kế để tấn công các tàu chiến lớn hơn của các hạm đội phong toả.

Các tàu ngư lôi lớp David đã có động cơ hơi nước hỗ trợ với một thân có các đồ dằn buộc kèm. Chúng không phải là tầu ngầm nhưng có thể coi là tàu bán ngầm, Khi đã treo đủ đồ dằn chỉ có ống khói và vài inch (1 inch xấp xỉ bằn 25 mm) của thân tàu nổi trên mặt nước. Vào một đêm tối, và sử dụng than đá không khói, các tàu phóng ngư lôi đã hầu như trở nên vô hình. Các tầu lớp David được đặt tên theo câu chuyện của David và Goliath ( trong kinh thánh Cựu ước chú nhỏ David đã đánh bại chàng khổng lồ Goliath). Các chiếc CSS Midge và CSS St. Patrick là các tàu phóng ngư lôi lớp David.

Các tầu CSS Squib và CSS Scorpion đại diện cho một lớp tàu ngư lôi được đóng với các boong tầu thấp, nhưng không có các thùng đựng đồ dằn như đã được tìm thấy trên các tầu lớp David.

Các tàu phóng ngư lôi miền Nam được trang bị ngư lôi spar. Đây là một thùng chứa đầy chất nổ không thấm nước, được gắn vào mũi của tàu phóng ngư lôi ở dưới mức nước trên một thanh spar dài. Các tàu phóng ngư lôi tấn công bằng cách đâm thanh ngư lôi spar vào mục tiêu dự định của mình,làm cho quả ngư lôi mắc kẹt vào mục tiêu bằng một chiếc móc trên mặt trước của quả ngư lôi. Tàu phóng lôi sẽ lùi ra xa một khoảng cách an toàn và kích nổ quả ngư lôi, thường là bằng một dây dài gắn với một ngòi kích hoạt (Nói chung là tựa như đánh bom ba càng ).

Nhìn chung, tàu phóng ngư lôi miền Nam đã không quá thành công. Vì bên thành tầu thấp hơn của chúng làm cho chúng dễ bị ngập trong vùng biển nước lớn, và thậm chí làm nồi hơi của họ bị tắt bởi nước bắn ra từ vụ nổ ngư lôi của mình. Ngư lôi thường nổ quá sớm và chuyện thất bại là phổ biến.

Năm 1864, trung úy Cushing của hải quân Liên bang ( miền Bắc) đã dùng một tầu có trang bị động hơi nước với một ngư lôi spar để tấn công tầu bọc thép của miền Nam chiếc CSS Albermarle (đã kể chi tiết ở trang ). Cũng cùng năm đó Liên bang đã hạ thủy chiếc USS Spuyten Duyvil, Một con tầu với một loạt các cải tiến kỹ thuật bao gồm rất nhiều dạng các đồ dằn cho các hoạt động tấn công và một vị trí mở rộng cho việc nạp ngư lôi spar.

Thời đại của ngư lôi tự hành

Nguyên mẫu của một ngư lôi tự hành đầu tiên ở Châu Âu được tạo ra bởi Giovanni Luppis, một sĩ quan hải quân người Áo ở Fiume (ngày nay là Rijeka, Croatia), một thành phố cảng của Đế quốc Áo – Hung. Năm 1860, ông trình bày salvacoste (vũ khí bảo vệ bờ biển), một vũ khí có thể nổi trong nước, được điều khiển bởi những sợi dây từ bờ. Dự án này đã không được sử dụng bởi Hải quân. Luppis có quen biết Robert Whitehead, một kỹ sư người Anh quản lý của một nhà máy Fiume và vào năm 1864 Luppis đã ký một hợp đồng với ông ta để hoàn thiện các sáng chế của mình. Kết quả là một vũ khí dưới mực nước có tên Minenschiff, đây chính là chiếc ngư lôi tự hành đầu tiên, chính thức được trình lên Ủy ban Hải quân Hoàng gia Anh vào ngày 21 tháng 12 năm 1866.

Chiếc tầu phóng ngư lôi HMS Lightning năm 1877.

Chiếc tầu phóng ngư lôi HMS Lightning năm 1877.

Cuối thế kỷ 19

Trong thời gian giữa những năm 1800, các tàu tiền tuyến được thay thế bằng tàu hơi nước lớn trang bị súng và giáp hạng nặng, được gọi là ironclad. Cuối dòng này là sự phát triển dẫn đến lớp tầu Dreadnought, loại thiết giáp hạm với tất cả các súng lớn.

Nhưng đồng thời, trọng lượng mới của lớp giáp làm các con tầu chậm lại, và các khẩu lớn đủ cần thiết để bắn thủng giáp kẻ thù cũng có tốc độ bắn rất chậm. Điều này tạo ra khả năng một chiếc tàu nhỏ và nhanh nhẹn có thể tấn công các tàu thiết giáp, với chi phí thấp hơn nhiều. Việc đưa vào sử dụng ngư lôi tạo ra một vũ khí mà nó có thể làm tê liệt, hoặc đánh chìm, bất cứ chiến hạm nào.

Con tàu đầu tiên được thiết kế để bắn ngư lôi tự hành Whitehead là chiếc HMS Lightning, nó được hoàn thành vào năm 1877. Hải quân Pháp sau năm 1878 cũng xuất xưởng chiếc Torpilleur No 1, nó được hạ thủy vào năm 1878 mặc dù đã được đặt hàng vào năm 1875. Chiếc HNoMS Rap của Hải quân Hoàng gia Na Uy- có nghĩa ‘ Cao tốc’-được đặt hàng từ Thornycroft nước Anh năm 1873, nhưng đã không được trang bị ngư lôi tự hành cho đến tận năm 1879.

Những ghi chép đầu tiên về việc phóng các ngư lôi từ một tàu phóng lôi (mà chính chúng lại được phóng ra từ một tàu phóng ngư tiếp liệu) Trong một trận chiến thực sự do đô đốc Nga Stepan Makarov (ông này chết vì húc phải mìn trong trận Port Arthur) chỉ huy ngày 16 Tháng 1 năm 1878, người đã sử dụng ngư lôi Whitehead tự hành để tấn công một con tàu chiến của Thổ Nhĩ Kỳ có tên là Intibah trong Chiến tranh Nga-Thổ Nhĩ Kỳ năm 1877-1878.

Trong cuối thế kỷ 19, nhiều lực lượng hải quân bắt đầu chế tạo tàu phóng ngư lôi có chiều dài 30-50 m, trang bị đến ba ống phóng ngư lôi và có súng nhỏ. Chúng được trang bị động cơ hơi nước và có tốc độ tối đa 20-30 hải lý/ giờ (37-56 km/ giờ). Chúng có giá thành tương đối rẻ tiền và có thể mua được với số lượng, cho phép có thể tiến hành hàng loạt vụ tấn công vào hạm đội các tàu lớn hơn. Nhiều khi bị mất cả một hải đội tàu phóng ngư lôi để bắn chìm một tầu chiến chủ lực của đối phương vẫn được coi là có lãi.
Tàu phóng ngư lôi đánh chìm tàu chiến của Anh là chiếc HMS Goliath năm 1915, của Áo-Hung là chiếc Wien vào năm 1917 và Szent István vào năm 1918.

8. Giới thiệu các khu trục hạm tàu phóng lôi

Sự ra đời của các tàu phóng lôi đã tạo ra kết quả là một loạt các thay đổi sôi động trong các lực lương hải quân trên thế giới, như là các súng nhỏ hơn bắn nhanh hơn được thêm vào các tàu hiện tại để tránh khỏi các mối đe dọa mới. Vào giữa thập niên 1880 người ta đã phát triển pháo hạm ngư lôi giống như chiếc Destructor của Tây Ban Nha, Nhưng chúng được coi là quá chậm để ngăn chặn các tàu phóng ngư lôi vì mọi người đều tin rằng tốc độ trong chiến đấu của tàu phóng ngư lôi sẽ xấp xỉ tương đương tốc độ của chúng trong điều kiện thử nghiệm . Cuối cùng một lớp tầu chiến hoàn toàn mới ra đời, các tàu khu trục phóng ngư lôi được phát minh để ngăn chặn chúng. Những con tàu này, trong đó, khi sang thế kỷ, đã được gọi một cách đơn giản là tàu khu trục, ban đầu chúng chỉ là sự mở rộng của tàu ngư lôi, với tốc độ tương đương với tàu phóng ngư lôi, nhưng chúng có súng nặng hơn có thể tấn công tiêu diệt tầu phóng ngư lôi trước khi chúng có thể tấn công vào hạm đội chính.

Khu trục hạm trở nên hữu ích hơn nhiều, có khả năng đi biển tốt hơn và có nhiều tính năng lớn hơn tàu phóng ngư lôi, và cuối cùng chúng đã thay thế hầu hết các tàu phóng ngư lôi. Tuy nhiên, Hiệp ước Hải quân London sau khi Chiến tranh Thế giới I đã giới hạn trọng tải các tàu chiến lớn, nhưng không có giới hạn nào được đặt ra cho tàu dưới 600 tấn. Các quốc gia Pháp, Ý, Nhật Bản và Đức phát triển lực lượng tàu phóng ngư lôi hải quân xung quanh xung quanh trọng tải trên với khỏang 7-10 m dài, trang bị hai hoặc ba súng có cỡ nòng khoảng 100 mm (4 in) và với ngư lôi tự hành. Ví dụ tàu khu trục lớp Sleipner của Hải quân Hoàng gia Na Uy trong thực tế làcỡ của tàu phóng ngư lôi, trong khi đó tàu phóng ngư lôi của Ý lớp Spica lại là loại Tàu khu trục hộ tống. Sau Thế chiến II cuối cùng chúng được gộp vào và phân loại lại là tầu hộ tống.

Các tàu phóng ngư lôi Kriegsmarine của Đức đã được phân loại là Torpedoboot với ký hiệu chữ “T” ở thân tầu. Các lớp tầu được thiết kế vào giữa thập niên 1930, chẳng hạn như tàu phóng lôi loại 35, đã có vài khẩu súng, còn các lớp trước đó dựa gần như hoàn toàn vào ngư lôi làm vũ khí chính của chúng. Điều này được phát hiện ra là không phù hợp trong chiến đấu, và kết quả là người ta đã hình thành các “hạm đội tàu phóng ngư lôi” (Flottentorpedoboot), trong đó có những tầu có trọng tải lớn đánh kể có thể lên đến 1.700 tấn, thực tế đây là tàu khu trục loại nhỏ. Cách phân hạng tàu ngư lôi này của Đức đã có được hiệu quả cao trong chiến đấu, ví dụ chiếc tàu tuần dương Anh HMS Charybdis bị đánh chìm ngoài khơi Brittany bởi một loạt ngư lôi được bắn ra từ các tàu phóng ngư lôi T23 số và T27 thuộc lớp tầu Elbing.

Tầu phóng ngư lôi nhỏ

Tàu phóng lôi Nhật Bản Kasumi, vào biên chế năm 1902, có trọng tải khoảng 400 tấn.

Tàu phóng lôi Nhật Bản Kasumi, vào biên chế năm 1902, có trọng tải khoảng 400 tấn.

Trước Chiến tranh thế giới I tàu phóng ngư lôi động cơ hơi nước thường lớn hơn và có nhiều vũ khí mạnh hơn so với loại được sử dụng ngày nay. Động cơ đốt trong mới đã tạo ra nhiều động năng hơn so với động cơ hơi nước có cùng kích thước và trọng lượng, và cho phép người ta phát triển một lớp tầu mới nhỏ hơn và cao tốc hơn. Những động cơ mạnh mẽ có thể tận dụng sử dụng thiết kế thân tàu, chẳng hạn như ở Motor Boat ven biển Boat của Anh, chúng đạt tới tốc độ cao hơn nhiều trong điều kiện biển thích hợp so với các thân tầu truyền thống.

Kết quả là một tầu phóng ngư lôi nhỏ có chiều dài 5-10 feet (15-30 m) với tốc độ tối đa 30-50 hải lý /giờ (56-93 km/giờ), mang 2-4 quả ngư lôi được bắn từ bệ phóng cố định và một số súng máy đơn ra đời. Tàu phóng ngư lôi kiểu vẫn rất hữu ích tại Chiến tranh thế giới II. Các tầu phóng ngư lôi Motor Boats (MTB) của Hải quân Hoàng gia Anh (RN) Ngư lôi Motor Boats (MTBs), Kriegsmarine ?oS-Boote? của Đức (Schnellboot là “tàu cao tốc”: người Anh gọi là chúng E Boat), của Ý như M.A.S. và M.S. và của Mỹ như PT Boat (được đặt tên cho tầu tuần tra ngư lôi) tất cả chúng đều là loại này.

Một trận đánh kiểu cổ điển diễn ra giữa các tầu phóng ngư lôi cao tốc tại Channel Dash (Kênh Đan Mạch) vào tháng 2 năm 1942 giữa các E-Boat và tàu khu trục của Đức khi chúng phải bảo vệ một phân đội các tầu lớn gồm các chiếc Scharnhorst, Gneisenau, Prinz Eugen và một vài tàu nhỏ hơn khỏi sự tấn công của các RN MTB của Anh (tầu phóng ngư lôi Motor Boats của Hải quân Hoàng gia Anh).

Vào thế chiến II tàu phóng ngư lôi đã bị lấn lướt một cách nghiêm trọng bởi máy bay có tốc độ cao hơn, mặc dù chúng vẫn có lợi thế tốc độ, nhưng chúng chỉ có thể bắt kịp các tàu lớn hơn bằng cách chạy ở tốc độ rất cao trên một khoảng cách rất ngắn, như đã được thể hiện trong Dash Channel. Một mối đe dọa thậm chí còn lớn hơn rất nhiều đó là máy bay tuần tra, chúng có thể bắn hạ tàu phóng ngư lôi trước khi chúng có thể tấn công vào các mục tiêu của chúng.

Trong Thế chiến II, Hải quân Hoa Kỳ sử dụng một số lượng lớn tầu cao tốc PT Boat bằng gỗ ở Nam Thái Bình Dương trong vai trò bổ sung cho lực lượng tấn công ngư lôi (tại những thời điểm này Hoa kỳ đã mất gần hết các tầu tuần dương và khu trục bởi người Nhật rồi). PT Boat thực hiện nhiệm vụ trinh sát, vận chuyển cao tốc, tìm kiếm cứu nạn và cũng như thực hiện các cuộc tấn công thăm dò. Chúng đã tham gia vào các hoạt động quân sự như một hạm đội và cũng làm việc trong các nhóm nhỏ hơn và thậm chí đơn lẻ để quấy rối đường cung cấp của đối phương. Vào cuối Chiến tranh Thái Bình Dương khi các mục tiêu lớn đã trở thành khan hiếm, nhiều chiếc PT Boat thay thế hai hoặc tất cả bốn ống phóng ngư lôi của chúng bằng súng bổ sung cho con tàu để tấn công ven biển, các xà lan cung cấp của đối phương, cô lập các đảo của đối phương kẻ thù, tổ chức tăng cường phòng ngự hoặc tham gia sơ tán (chở tướng Mc Arthur chạy trối chết khỏi Philippine).

Các tàu quân sự quan trọng nhất bị đánh chìm bởi một ngư lôi tàu trong Thế chiến II là tàu tuần dương HMS Manchester đã bị đánh chìm bởi hai Ý tàu phóng lôi (MS 16 và MS 21) trong Hoạt động Đôn ngày 13 Tháng Tám năm 1942.

Tầu cao tốc tấn công ngày nay

Các tàu tương tự như tàu phóng ngư lôi vẫn còn trong sử dụng nhưngchúng đã được trang bị vũ khí tầm xa như tên lửa đối hạm có thể được sử dụng ở khoảng cách từ 30 -&gt; 70 km. Điều này làm giảm sự cần thiết là phải theo đuổi tốc một tốc độ ngày cao và tạo cho chúng có nhiều không gian hoạt động hơn nữa trong khi tiếp cận mục tiêu.

Máy bay là một mối đe dọa lớn, làm cho việc sử dụng tầu phóng ngư lôi chống lại bất kỳ hạm đội nào có không quân yểm trợ chở thành rất nguy hiểm. Chiều cao rất khiêm tốn của cột radar của tầu phóng ngư lôi làm cho chúng rất khó khăn để bắt và khóa vào một mục tiêu trong khi vẫn duy trì được một khoảng cách an toàn. Kết quả là việc các tầu nhỏ, cao tốc tham gia tấn công hạm đội đối phương sẽ được thay thế bằng cách sử dụng những tầu chiến hải quân lớn hơn như tàu hộ tống, đây là loại có thể mang theo tên lửa phòng không dẫn đường bằng Radar để tự vệ, và dùng trực thăng để phát hiện mục tiêu vượt quá tầm đường chân trời.

Mặc dù tàu phóng ngư lôi đã gần như biến mất trong hầu hết các lực lượng hải quân trên thế giới, chúng vẫn được sử dụng tới tận ngày nay trong một vài khu vực đặc biệt, đáng chú ý nhất là trong biển Baltic. Việc các vùng biên giới thuộc biển Baltic có quá nhiều chồng lấn và phức tạp phủ nhận lợi thế của việc sử dụng ASM ( tên lửa đối hạm ). Các hoạt động gần bờ kết hợp với giám sát mặt đất và bởi radar ở các căn cứ không quân trên đất liền, và trong trường hợp các căn cứ hải quân của Na Uy bị cắt khỏi Vịnh Fjord, tàu phóng ngư lôi với chi phí giá rẻ ngăn chặn hữu hiệu các cuộc tấn công đổ bộ. Thực tế này cũng là mô hình hoạt động của Hải quân Trung Quốc với loại tàu phóng lôi lớp 025 của họ để bảo vệ vùng ven biển và vùng cửa biển.

Chúng vẫn còn được sử dụng bởi nhiều lực lượng hải quân và cảnh sát bảo vệ bờ biển thuộc lãnh hải của họ để phòng chống bọn buôn lậu, đặc biệt là buôn lậu ma tuý và vũ khí cho quân nổi dậy. Nhiều tàu cao tốc vũ trang hạng nặng, thường cùng với sự hỗ trợ của máy bay tuần tra hải quân, đây là lực lượng cần thiết để ngăn chặn và tiêu diệt các tàu cao tốc có vũ trang của đối phương.

 

 

Nguồn bài đăng

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Twitter picture

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Twitter Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s