Xuất bản : Osprey Military
Tác giả : David Nicolle
Dịch : Đàm Hà Khánh
MỞ ĐẦU
Tình trạng các thành bang La tin
Vào năm 1180 , các lãnh thổ được thành lập từ Cuộc Thập Tự Chinh thứ nhất đã không còn là các “Vương quốc thập tự” nữa bởi con cháu của thế hệ thập tự chinh đầu tiên đã không còn có gắng mở rộng lãnh thổ thay vào đó họ đang cố chiến đấu để tồn tại và bảo vệ Miền Đất Thánh khỏi các cuộc chinh phục của Đạo Hồi. Quyền lãnh đạo cũng dần dần chuyển giao cho những người có khuynh hướng cùng chung sống với các sắc dân Hồi Giáo xung quanh.
Vương quốc Jerusalem vẫn là thành bang quan trọng nhất trong số các thanh bang La tin ở Syria và Palestin. Mặc dầu một số địa hạt tại Edessa (Urfa) đã rơi vào tay người Hồi , công quốc Antioch thì chịu ảnh hưởng của Byzantine và ngay cả tiểu quốc Tripoli cũng chống lại quyền lực của Jerusalem. Vào đầu những năm 1180, Vương quốc Jerusalem có dân số từ 400.000 đến 500.000 người, không quá 120.000 là người La tinh (người Ki tô Châu Âu nguyên thủy) ,phần còn lại bao gồm cư dân Ki tô bản địa, người Hồi , người Do Thái và người Samaritan. Cán cân quyền lực giữa các lãnh chúa và người thống trị Jerusalem vào đầu thế kỷ 12 không thật sự rõ ràng nhưng có vẻ Vua Chúa và tầng lớp Phong kiến dưới quyền đang mất dần ảnh hưởng vào tay giới lãnh chúa địa phương. Mặt khác các thủ lãnh quân sự khác (Các hiệp sĩ thánh chiến Templar và Hospitaller) đang mở rộng quyền lực bằng cách xây dựng thêm nhiều pháo đài, những nơi giúp họ đồn trú hiệu quả .
Việc phòng thủ Vương quốc Jerusalem về lý thuyết là trách nhiệm của tất cả người Châu Âu Thiên Chúa giáo ,nhưng trên thực tế các Tiểu quốc La tin chỉ biết tự lực cánh sinh từ sau thất bại của cuộc Thập tự chinh thứ 2 vào năm 1148. Những gì các nhà lãnh đạo cần lúc này là các chiến binh chuyên nghiệp và nguồn hỗ trợ về tài chính, chứ không phải các đoàn quân Thánh chiến ô hợp ,những người sẽ gây nhiều rắc rối khi họ trở về nhà. Trong bối cảnh Byzantin thì bị thất bại thảm hại dưới tay người Thổ Seluk trong trận Myriokephaalon năm 1176 và cuộc thảm sát người La tin ở Costantinople diễn ra 8 năm sau đó, nghĩa là sự trợ giúp từ phía Đế quốc Byzantine chỉ là ảo ảnh. Bản thân Jerusalem cũng đối mặt với nhiều vấn đề nội tại bên trong vương quốc. Một vài cộng đồng người Armenia đến định cư ở Palestin, những người Thiên chúa giáo Maronite (nhánh thiên chúa giáo tại Syrie) vốn thiện chiến thì sống tại vùng núi, cách xa trung tâm quyền lực ,còn phần đông người Thiên Chúa giáo Syriac-Jacobite thì vẫn tồn tại sự nghi kị đối với người La tin. Việc người La tin chấp nhận thói quen trang phục và các sống của người bản địa chỉ ở bề nổi còn hố sâu văn hóa giữa người La tin và người bản địa vẫn không thể hàn lấp và tồn tại mãi về sau. Mối quan hệ giữa các thành bang La tin và các láng giềng Hồi giáo chìm đắm trong thù địch , hòa bình sẽ là bất khả thi vì các bên đều bám víu vào hệ tư tưởng của mình và không bên nào chấp nhận đối phương. Quan điểm này dựa trên thắng lợi dễ dàng của cuộc Thập tự Chinh thứ nhất ,cho rằng ưu thế quân sự của các Thành bang La tin cực kì vững chắc. Điều này nâng cao sĩ khí của họ nhưng cũng sớm mang lại những thảm họa quân sự. Cho đến khi những hồ nghi chợt ập đến và nữa sau thế kỉ 12 chứng kiến việc xây dựng rất nhiều pháo đài để phòng thủ.
Biên giới phía đông của Vương quốc jerusalem bao gồm những khu vực riêng biệt. Ở phía bắc (thung lũng Litani) là những pháo đài ấn tượng. Khu vực trung tâm từ núi Hermon (Jabal al Shaykh) dọc theo cao nguyên Golan đến thung lũng Yarmuk được phân chia với những người thống trị Damacus. Người Hồi giáo cho rằng khu vực này trải dài đến tận khu đồi Balga xung quanh Amma, nhưng trong thực tế người La tin đã chiếm lĩnh được khu vực đồng bằng phì nhiêu giữa con sông Yarmuk và khu đồi Ajlun. Về phía nam là khu vực Oultrejordain ( bờ đông sông Jordan-Transjordan ) nằm giữa sông Jordan, biển Chết , sa mạc Araba, về phía tây là con đường chiến lược nối liền Amma đến Aqabah. Nắm giữ Oultrejordain , những người La tin đánh thuế vào nhưng thương nhân từ Syria đến Ai cập, thậm chí cả những người hành hương hay du hành từ phía nam đến Mecca và Medina. Sau đó vào đầu những năm 1170 khi Saladin tái chiếm khu vực phía nam Montreal (Shawbak) , thật sự đã gây ra tác động tâm lý mạnh mẽ “Giải phóng tuyến hành hương” ít nhất là từ phía Ai cập, không còn phải đóng khoảng thuế nhục nhã cho bọn ngoại giáo.
Hình Ác quỷ chạm khắc trên đầu cột nhà thờ Lễ truyền tin tại Nazareth , phản ánh sự hình dung của người La tin về kẻ thù Hồi giáo của họ- với khiên bằng da, không có giáp cá nhân ,nhấn mạnh cung tên. (ảnh tại bảo tàng London)
Việc tăng cường tấn công liên tục của Saladin cho phép mở rộng lãnh thổ của Hồi giáo đến sát các thành bang La tin. Chỉ duy nhất xa về phía Bắc là còn lại vài đồng minh thân cận của người La tin, đó là lãnh thổ người Thiên Chúa Cilician Armenia. Có thêm một thay đổi quan trọng nữa của đạo Hồi tại Trung Đông . Khái niêm thánh chiến -Jihad- chiến tranh chống lại ngoại giáo của Đạo Hồi vốn bị lãng quên một thời gian dài nay dc làm sống lại vào đầu thế kỷ 12 bởi các học giả Sunni. Thánh chiến trở thành những chiến dịch có tổ chức để chiếm lại Miền đất thánh, cũng giống như các chiến binh Thập tự đã từng đi chinh phục trước đây. Việc này dẫu sao cũng không cùng hình thức vì Đạo Hồi có truyền thống ép buộc quân thù phải cải đạo dưới lưỡi gươm. Tuy nhiên thế kỷ 12 chứng kiến các thái độ cực đoan hơn nhiều, đặc biệt không khoan nhượng đối với các dân theo Thiên chúa bản địa. Phong trào này của người Sunni phát động cũng nhắm cả vào người Shi’a thiểu số.
Việc đánh mất Jerusalem vào tay quân Thập tự cũng gia tăng tầm quan trọng của thành phố này đối với người Hồi giáo , dâng tràn sau khi áng văng chương fada’il ca ngợi Thành phố thánh ra đời. Trách nhiệm của những lãnh tụ cũng dc vạch rõ trong các cuốn sách ” Tấm gương cho các Hoàng tử” mà nội tiếng nhất trong số đó là cuốn sách dc viết vởi các học giả Syria sống gần đất thánh khoảng 1 năm sau cái chết của Saladin. Điều này trở thành chi tiết quan trọng trong Thánh chiến Jihad và dù thánh chiến quan trọng nhất vẫn là chống lại quỷ dữ trong trái tim của mỗi người nhưng việc chiến tranh chống lại các kẻ vô thần giờ đây đã trở thành ưu tiên thứ 2 của Jihad. Thật sự thì những người sống trong các thành phố ở Syria, đặc biệt tại Aleppo ở phía bắc, vốn có truyền thống khoa học về công cụ công thành , vào thế kỷ 12 đã xây dựng nhiều pháo đài của người Hồi giáo Syria. Trong lúc đó người Ả rập Bedouin xung quanh sa mạc vẫn duy trì sức mạnh vốn có tuy nhiên quyền lãnh đạo dần rơi vào tay những người Thổ mới đến, giờ đây cũng chỉ muốn dc yên thân. Người Ai cập về cơ bản vẫn đang chống chọi lại tầng lớp thống trị họ. Việc Ả rập hóa đất nước này bắt đầu diễn ra từ thời vương triều Fatimid ,những người thống trị Ai cập từ năm 969 , và người Bedouin Ả rập ở Ai cập càng phát triển hơn sau khi Saladin thiết lập kiểm soát Ai cập vào năm 1171.
Mối tương tác giữa đạo Hồi với Châu Âu, đúng hơn là với các thành bang La tin tại Syria cũng thay đổi. Sức mạnh hải quân Hồi giáo tại Địa trung Hải tụt dốc thảm hại trong khi các quốc gia cộng hòa của thương nhân người Italia như Pisa, Genoa và Venice thống trị các tuyến hàng hải. Saladin , người thống trị cuối của Ai cập thời trung cổ muốn có ý định phục hồi sức mạnh của hải quân , một ý định hoàn toàn phá sản. Kẻ chiếm lĩnh Ai cập chỉ có thể chống lại các cuộc cướp bóc của quân Thập tự hoặc cướp biển mà thôi .
Saladin thiết lập thống trị phần lớn Trung Đông sau hàng thập kỷ chiến tranh và ngoại giao. Từ cội nguồn sức mạnh của mình tại Ai cập, ông ta và người thân , dòng họ Ayyubids ,đã chinh phục Yemen (1173), Damacus (1174) và Aleppo (1183). Vào năm 1186 Saladin cũng chiếm dc Jania (đông Syria , đông nam Thổ nhĩ Kỳ và phía bắc I rắc), một khu vực giàu có sẽ cung cấp nhiều nhân lực cho chiến tranh. Các lãnh chúa La tin có thể tự tin nhưng họ cũng nhìn sự phát triển của Saladin với ánh mắt báo động, và họ cũng gởi các phái bộ về Châu Âu để tìm thêm nguồn hỗ trợ. Vua Henry II của Anh là người có mối liên hệ lâu dài dù sự giúp đỡ của ông ta thiên về tài chính hơn là quân sự. Một khoản thuế mới dc bổ sung tại Jerusalem và Henry ,như muốn chuộc một phần lỗi lầm trong việc sát hại Becker ,đã hứa cung cấp 200 hiệp sĩ trong vòng một năm đến jerusalem. Năm năm sau đó ông ta gửi 1 rương tiền đến Jerusalem và vào 1185 lời hứa còn tăng hơn nữa. Thật sự tổng số các quà tặng này có thể lên tới 30.000 tiền đồng, một khoản tiền khổng lồ thời đó, và điều này sẽ đóng góp vai trò cốt yếu trong chiến dịch Hattin sắp tới.
Các thành bang La tin tiến hành thống kê dân số để xác định lại nhân lực chiến tranh thật sự của họ, trong khi các khoản thuế tăng lên và các pháo đài dc gia cường. Tầm quan trọng chiến lược của vùng Oultrejordan cũng dc xác định vì giờ đây Saladin đã thống trị Ai cập và Syria. Lúc này Reynald xứ Chatillon , người dc phục vụ bởi những nhóm du mục rất có hiệu quả lên kế hoạch lên kế hoạch phá vỡ vòng vây của người Hồi giáo xung quanh các thành bang La tin, và có lẽ thậm chí muốn vươn ra tận Ấn độ dương vì bị ảo tưởng bởi sự giàu có của tuyến đường thương mại này. Khoảng năm 1181-1182, Reynald cướp phá Hijaz , và sự hỗ trợ mà ông ta nhận dc từ các bộ lạc địa phương khiến Saladin lo lắng. Cuộc viễn chinh ngoạn mục của ông ta vào Biển Đỏ bằng hải quân tuy có kết cục bất hạnh nhưng cũng làm chấn động thế giới Hồi Giáo và càng khắc họa hình ảnh của Saladin như là kẻ bảo vệ Miền đất Thánh ở Mecca và Medina. Vị Sultan phản công ngay lập tức, và thêm lần nữa vào năm 1183. Đáp lại, người Thiên Chúa tăng cường quân đội, nhưng chọn thế thủ khi từ chối đụng độ Saladin trong một chiến trường chọn trước. Chiến thuật này tỏ ra hiệu quả và người Hồi phải rút quân. Tuy nhiên các đợt tấn công gây tổn thất lớn và nhiều người đổ lỗi cho bá tước Raynold, người đề xuất chiến thuật bị động này vì đã lỡ một cơ hội để tiêu diệt Saladin.
Mỏ sắt cũng quan trọng như nguồn nước và từ vùng Jabal Ajlun đến Oultrejordan có rất nhiều mỏ như vậy. Những ngọn đồi này đã thuộc quyền kiểm soát của Saladin từ năm 1184 và vị Sultan cử Izz al Din Usamah , thống đốc trước đây của vùng núi giàu khoáng sản tại Beirut đến để xây một pháo đài mới nhằm kiểm soát Ajlun. Dù Hồi Giáo đang lấn chiếm Vương quốc Jerusalem, Salading phải đối mặt với nhiều vấn đề tại phía đông. Một đợt hạn hán lớn xảy ra tại Palestine mang lại thời gian đình chiến 4 năm cho cả 2 phe. Điều này không phải là hòa bình ở tất cả các mặt trận. Vào năm 1185 Vương công xứ Antioch cướp phá vùng đất láng giềng Cilician trong khi tại phía đông nam Anatolia một trận đánh đẫm máu khiến Alexius bị bắt giữ tại các tiểu bang Latin khi ông ta đang trên đường về nhà. Tình trạng căng thẳng tương tự cũng xảy ra ở phía đông của Saladin. Vào năm 1180 vị Caliph mới Al Nasir giành dc ngai vàng tại Baghdad có gắng khôi phục quá khứ huy hoàng của vương triều Abbasid, tham vọng của ông ta lập tức va chạm với những kế hoạch của Saladin ở phía bắc I rắc và mối quan hệ giữa hai thủ lãnh Hồi giáo bị đóng băng.
Thành Rabath bên ngoài Ajlun dc xây bởi Saladin, bố trí trên mặt bằng hình vuông, các tháp canh ở 4 góc dc thêm vào vào thế kỷ 13. Hình dc chụp bởi không lực Đức vào năm 1918 (Royal Jordanian Geographical Centre)
Tại Jerusalem vị vua bị bệnh hủi , Baldwin IV, chết vào năm 1185 và vào tháng tám 1186 đứa con thừa kế của ông ta là Baldwin V cũng chết theo đẩy vương quốc vào sự khủng khoảng trầm trọng. Vị quan nhiếp chính, Bá tước Raymond xứ Tripoli bị trục xuất sau một sự kiện táo bạo của một nhóm các Cận thần, những người theo đuổi một chính sách cứng rắn đối với đạo Hồi. Họ đưa Sibylla, chị của Baldwin IV lên ngôi hoàng hậu và như vậy chồng của bà ta, một quý tộc Pháp tên là Guy de Lusignan đã trở thành vị tân vương. Những tháng sau đó rất nhiều quý tộc không đồng ý với hành động trên và bản thân bá tước Raymond cũng tỏ ý bất phục đối với Guy de Lusignan . Ông ta trở về Tiberius , thủ phủ của thái ấp của mình ở vùng Galilee mà ông ta nhận dc từ bên phía vợ của ông ta là Eschiva . Dĩ nhiên là Saladin chú ý theo dõi sự khủng hoảng kể trên. Ông ta cho thả một số hiệp sĩ của Raymond bị bắt làm tù binh thậm chí cho quân của mình hộ tống Raymond đi Tiberius. Trong lúc đó, có vẻ như Vua Guy muốn tấn công Raymond. Sau đó đến lượt hoàng tử Raymond III xứ Antilock cũng từ chối thừa nhận vua Guy ,dù ông ta muốn làm việc đó sau khi gây chiến với Saladin.
Hình chạm khắc vốn không phổ biến trong thế giới Hồi giáo tuy nhiên cũng xuất hiện trong một số tiểu quốc của Saladin. Ngoài cùng bên trái là tượng người mang chim ưng đi săn tạc trên lối vào đền Qala’at al Rabadh, có lẽ là Izz al Din Usamah một thủ lãnh dưới quyền Saladin. Bên cạnh là mô típ trang trí lối vào ở thành Qala’at al Jindi tại Sinai. Thành này dc xây dựng hoàn tất trong thời gian diễn ra trận Hattin. Các mô típ tương tự cũng dc tìm thấy ở thành Fatimid Bab al Nasr tại Cairo , dc xây đúng một thế kỷ trước đó.
Bên dưới là hình chiến binh tạc đá tại Sinjar phía tây bắc I rắc , hình thành vào khoảng thế kỷ 12 có mô tả vũ khí của các chiến binh tinh nhuệ Mamluk
(Bảo tàng quốc gia I rắc, Baghdad)
CHÂN DUNG CÁC ĐỐI THỦ
Các chỉ huy của quân Hồi Giáo
Saladin được cả Châu Âu công nhận rộng rãi là một người có đức tính mẫu mực và là một anh hùng. Gần đây có một số ý kiến trái ngược miêu tả ông ta như là một người đầy tham vọng, tàn nhẫn và là một nhà chính trị mưu mẹo và không phải là một chỉ huy thiên tài như vốn có. Thường thì sự thật vốn lẫn lộn nhiều thái cực song tất cả đều công nhận Saladin là con người vĩ đại nhất trong thế kỷ 12 tại vùng Trung cận đông. Tổ tiên của Saladin, vương triều Ayyubid vốn có gốc là người Kurd, phục vụ dưới quyền Nur al Din ,một người Thổ cai trị Syria và phía bắc I rắc. Bản thân Saladin cũng dc nuôi dưỡng và giáo dục về quân sự trong triều đình Thổ trong vương triều Ả rập ở Syria, dù ông ta khởi đầu sự nghiệp tại Ai cập. Là người cai trị ông ta luông lắng nghe những lời khuyên, đặc biệt về những vấn đề chính trị và vận dụng vào bộ máy quân sự của mình. Các sử gia Hồi giáo tương đại luôn lý tưỡng hóa Saladin, khắc họa nhân cách của ông như là một người có lòng vị tha, mộ đạo, yêu công lý ,khoan dung và là một chiến binh dũng cảm. Họ có thể cường điệu quá mức không không thể nghi ngờ rằng Saladin gây nên một ấn tượng sâu sắc đối với những người xung quanh ông ta. Thậm chí ngay cả kẻ thù Ki tố giáo cũng tin tưởng vào danh dự của Saladin.
Đối nghịch với những hình ảnh lãng mạn truyền thống thì Saladin hoàn toàn không phải là thủ lãnh “ngây thơ” trong chiến tranh. Ông ta từng là sĩ quan tham mưu dưới trướng Nur al Din và đã trực tiếp tham dự vài trận đánh trước khi trở thành người thống trị Ai cập vào năm 1169. Saladin không giữ chức vụ này về danh nghĩa đến năm 1171 thậm chí Ai cập về lý thuyết vẫn là một phần trong vương quốc của Nur al Din đến sau khi ông ta chết năm 1173. Là thủ lãnh quân sự , Saladin luôn có ý thích mạo hiểm và ông ta có sự thấu hiểu sâu sắc đối với các chiến lược rộng lớn. Bên cạnh đó ông ta cũng mắc phải vài sai lầm, ví dụ như ông ta đã để cho người La tin quây về cố thủ tại Tyre (Sur) sau khi đã đại thắng ở trận Hattin.
1/ Saladin. Vị Sulatan đội nón trụ màu vàng bên dưới áo choàng trắng. Ông ta mặc áo giáp nỉ theo kiểu kazaghand .Thanh gươm của ông ta hiện dc lưu giữ tại bảo tàng quân sự Istabul.
2/Kị binh Tawashi : một trong những loại lính tinh nhuệ nhất trong các trận sáp chiến. Họ được vũ trang nặng không kém gì các hiệp sĩ thập tự.
3/ Lính vệ binh Ayyubid : phục trang theo kiểu Ba tư và Thổ ,không có giáp cá nhân.
(minh họa Angus McBride)
Đây là một phần của cổng Bab al Tillism tại Baghdad đã bị phá hủy trong một vụ nổ vào năm 1917. Nó khắc họa chân dung vị thũ lãnh trong trang phục Thổ , bím tóc dài , áo thắt ngang lưng với khăn trùm đầu , 2 tay giữ 2 con rồng (ảnh Photograph via the Staatliche Museen zu Berlin)
Dù vậy Saladin vẫn hiện thân của sự quý phái , bi kịch và là một anh hùng ngoại giáo trong các câu chuyện kể ở phương Tây. Danh tiếng của ông ta lớn đến nỗi ngay cả người La tin cũng không chấp nhận hình ảnh của ông như là một người Saccaren tầm thường. Một vài truyền thuyết cho rằng Saladin là cháu trai của một công nương người Pháp bị ép lấy một dũng sĩ người Thổ tên là Malakin. Ông ta được kể là ” …sống rất thọ và yêu thương vợ mình ” . Họ không có con, ngoại trừ người con gái dc gọi là Người đẹp bị giam cầm, người đã sinh ra một người Thổ quý phái , niềm kiêu hãnh , sự thông thái, và một lãnh chúa chinh phục.
Saladin đặt rất nhiều kì vọng vào người cháu trai, Taqi al Din ,người được các sử gia Hồi giáo đương đại mô tả là rất sùng đạo. Điều này có thể là sự thật song đa số đều công nhận ông ta có tính can đảm , thích tự mình cầm quân đánh trận. Taqi al Din đã chứng tỏ dc năng lực của mình rất lâu trước trận Hattin, bằng chiến công ở trận Hama (chống lại quân Hồi giáo Aleppo và Mosul) vào năm 1175. Giờ thì Saladin luôn tin tưỡng giao cho ông ta những nhiệm vụ khó khăn nhất, thương là phụ trách cánh quân phía phải, trong chiến thuật truyền thống ở vùng Trung Đông, là cánh tấn công chủ lực trong khi cánh trái đóng vai trò phòng thủ.
Là một chỉ huy quân sự nổi bật, Taqi al Din cũng rất hăng hái và cố chấp. Tham vọng chính trị của ông ta muốn vươn ra ngoài vùng trung tâm Syria, tỉnh Hama ,nơi ông ta trấn giữ từ năm 1187. Saladin luôn thấu hiểu sự thèm khát mãnh liệt của Taqi al Din muốn giành quyền tự chủ , có lẽ ông ta quá hiểu tính cách vốn có của giòng họ mình , nhưng bản thân Saladin vẫn giữ quyền thống trị Ai cập khi đi viễn chinh. Taqi al Din muốn thống trị một tiểu quốc ở Bắc phi, tuy nhiên Saladin lo ngại điều đó sẽ làm mất đi quá nhiều binh lính tinh nhuệ. Bị từ chối chức vụ thống trị Ai Cập ,Taqi al Din nổi loạn với Saladin và công khai gây hấn với con trai của Saladin là Al Afdal. Đến lúc ấy Saladin phải hòa giải với người cháu hiếu chiến, cấp thêm vùng đồi núi biên giới xung quanh Mayyafariqin ở Anatolia vào thái ấp của Taqi al Din ở Hama. Tại đây kẻ chiến binh trẻ tuổi kia có cơ hội mở rộng thêm lãnh thổ mà không va chạm với các họ hàng của mình . Dù vậy Taqi al Din vẫn hầu như rời bỏ Saladin suốt cuộc chiến tranh ở lần Thập tự chinh thứ 3 , rồi chết bất thình lình 17 tháng trước cái chết của Saladin.
Muzaffar al Din Gokbori là một amir – vị tướng khác của Saladin. Giống như các amir khác , ông ta cũng sở hữu một vùng đất phong rộng lớn và dựa và nguồn thu ở đó để trả cho lính của mình . Gbkbori , còn gọi là ” Sói xanh Thổ Nhĩ Kì ” , là con trai của lãnh chúa vùng Irbil. Cha ông ta từng là về tôi trung tín dưới trướng Zangi vĩ đại, người đã chinh phục Edessa vào năm 1144 ,bước đầu tiên đẩy lùi được quân Thập tự. Bản thân Gokbori cũng phục vụ con trai của Zangi là Nur al Din, và trở thành lãnh chúa vùng Harran vốn là tỉnh Edessa của người La tin. Vào năm 1175 ông ta dẫn quân ở mạn phải chống lại Saladin trong trận Hama nhưng sau cái chết của Nur al Din triều đại Zang cũng sụp đổ theo và một Anh hùng Hồi giáo mới đã xuất hiện- Saladin. Sự quy thuận của Gokbori góp phần chủ chốt trong thắng lợi của Saladin. Và nó cũng là một bước cờ nguy hiểm vì nếu Saladin thất bại, bản thân Gokboti sẽ mất tất cả. Khi Saladin đánh bại nhà Zangi và sát nhập tỉnh lị Edessa (Urfa) thì Gokbori cũng dc thưởng vùng Samat. Ông ta cũng gả một người em gái của mình là Al Sitt Rabia Khatun cho Sói xanh thổ nhĩ kì.
Kĩ năng quân sự của Gokbori được thừa nhận rộng rãi. Sử gia Al Isfahani mô tả ông ta như là ” một người gan dạ, một anh hùng trên nhiều phương diện, con sư tử luôn tiến về phía trước, một thủ lãnh mạnh mẽ và kiên định” . Ông ta được xem là tiểu vương nổi bất nhất từ sau trận Hattin và dù đất phong ban đầu của ông ta là nhận dc từ Taqi al Din, ông ta được thưởng thêm vùng đất cũ của cha mình xung quanh Irbil. Ông ta cai trị nó đến khi mất vào tuổi 81. Tại Syria, Gokbori dc nhớ đến như là một chiến binh vĩ đại, nhưng tại Irbi ,nay là vùng đất của người Kurd phía Bắc I rắc ông ta dc xem như là người bảo trợ cho các học giả như là sử gia Ibn Khallikan. Ông ta cho xây trường học, bệnh viện, nhà tế bần, nhà nghỉ cho các lữ hành và lái buôn. Ông ta cũng là lãnh chúa đầu tiên bảo trợ cho lễ hội Mawlid al Nabi (ngày sinh của tiên tri Muhammad) ,có lẽ là bắc chước theo lễ của công đồng Ki tô giáo sống tại Irbil. Năm năm sau cái chết của ông ta, người Mông Cổ xuất hiện phá hủy toàn bộ thành quả của Gokbori , chỉ còn lưu lại vài dấu vết trong các viên gạch trang trí tại nhà thờ Hồi giáo ở Irbil.
Ít được biết đến hơn là Hajib Husam al Din Lu’lu. Ông ta hầu như chắc chắn là một mamluk (chiến binh có xuất thân nô lệ- ND), cái tên lu’lu có nghĩa là Ngọc trai , giành để gọi nô lệ. Ông ta cũng có thể có gốc gác Armenia, ngay cả tước vị Hajip ( tùy tướng) của ông ta cũng không nói lên nhiều. Khi triều Famitid còn cai trị Ai cập, Lu’lu đã là một cận thần tước Hajib là một chức quan quan trọng dù không phải tướng lãnh. Còn trong triều Seljuq ở Iran thì Hajib là chức quan thống lãnh quân đội.
Theo một sử gia thì Husam al Din Lu’lu là một shaykh hay người rất sùng đạo. Tên tuổi của ông ta có được khi chỉ huy quân đội dưới quyền Saladin ,khi đánh bại Reynold xứ Chatilon ,kẻ táo tợn thực hiện chuyến đi cướp phá ở Biển Đỏ vào năm 1183 và đích thân thống lãnh hải quân trong trận thủy chiến bắt sống Gibelet (Jubayl) 4 năm sau đó. Sau khi dẫn hạm đội đến giải vây ở Acre năm 1189 ,Lu’lu gần như không dc nhắc đến. Khi đó ông ta chỉ huy khoảng 2700 tinh binh xứ Acre chống lại đợt càn quét của Richard the Lionheart vào năm 1911 ?. Một viên quan có tên Husam al Din vẫn phục vụ dưới quyền Al Adil vào năm 1194 nhưng ta không chắc đó có phải là một người hay không.
Dù ông ta có chết tại Acre hay không, hoặc rút lui sau khi hạm đội Ai cập tại Địa Trung Hải tan vỡ , hoặc chuyển sang phục vụ cho Al Adil thì những chiến công của ông ta xứng đáng dc ca ngợi bên cạnh Saladin trong những vần thơ của thi sĩ Ibn al Dharawil. Thư kí của Saladin là Al Isfahani cũng dành những lời tán dương cho Lu’lu như sau ” sự dũng cảm của ông ta cũng dc cả kẻ thù công nhận, lập nên chiến công hiển hách, ông ta vượt trội đối thủ khi giao chiến … luôn hăng hái thực hiện nhiệm vụ và là một nhân cách đáng tin ” . Ibn al Athir , một sư gia kém hoa mỹ hơn đơn giản miêu tả Husam al Din Lu’lu như là “một vị tướng dũng cảm ,khôn ngoan và dễ chịu ” và là ” một người dũng cảm và kiên định, một chỉ huy quân sự và hải quân lão luyện “.
Các Lãnh đạo quân Ki tô
Hầu hết các nguồn sử liệu đều không ủng hộ Guy , vua của Jerusalem (1186-92), người đã đánh mất Jerusalem vào tay người Hồi giáo. Guy và những hiệp sĩ người Pháp của ông ta cũng không được ưa thích bởi các quý tộc La tin địa phương. Ông ta khá điển trai và chiếm được cảm tình của Nữ hoàng Sibylla của Jerusalem, dù vậy cũng không chắc rằng ông ta là người yếu đuối và nhẹ dạ như những gì các sử gia miêu tả. Vai trò của ông ta chỉ nổi bật sau trận Hattin. Các sử gia truyền thống vẫn khắc họa Guy là một bailli (Quan nhiếp chính) thiếu năng lực suốt khủng hoảng năm 1183 , không mấy giàu có cho đến khi ông ta trở thành Vua . R.C. Smail , sử gia sau này công nhận vai trò của Guy khi đẩy lùi dc Saladin vào 1183. Mặt khác ông ta quá phụ thuộc vào bạn bè , nhưng người thường xuyên tranh chấp với nhau và không có những lời khuyên khôn ngoan. Kết quả là vua Guy thường đổi ý bất chợt vào những thời điểm quyết định.
Điều hiển nhiên là cơ bản quyền lực của vua Guy ko vững mạnh, cũng như các luật lệ của Jerusalem phản ánh thể chế của nên quân chủ phong kiến Châu Âu hơn là các điều kiện thực tế của các tiểu bang La tin. Và ngay cả cách chỉ huy của Guy cũng nặng lý thuyết hơn thực tế, ông ta thường xuyên phải tham khảo ý kiến của các cận thần trước khi đưa ra quyết định. Sự hỗn loạn, oán giận, bất phục tùng lan tràn khắp vương quốc và Guy hiếm khi xiết chặt được kỷ luật. Mặt khác những quyết định cuối cùng và những chiến lược được Guy thông qua ,ngay cả trong trận Hattin, đều theo kiểu những chiến thuật cũ vốn hiệu quả trong quá khứ.
Theo nhiều cách khác nhau thì Bá tước Raymond III xứ Tripoli là một nhân vật chứa đựng đầy bi kịch trong suốt chiến dịch Hattin. Có thể là lãnh đạo sáng suốt nhất của người la tin , ông ta luôn cố đạt được sự chung sống hòa bình với các láng giềng Hồi giáo. Ông ta cũng dc xem như nhà lãnh đạo quân sự có chiến lược tốt nhất trong số các lãnh đạo Ki tô giáo. Chịu kết cục nhục nhã như là một kẻ phản bội, người phải chịu trách nhiệm về thất bại của quân Ki tô trước Saladin , ông ta về vườn và chết trong đau khổ trong vài tháng sau biến cố đó.
Raymond trở thành Bá tước xứ Tripoli ở tuổi hai mươi sau khi cha ông ta bị chết dưới tay của Isma’ili “kẻ ám sát”. Vào năm 1175 tài năng và kinh nghiệm giúp ông ta trở thành người thành đạo của các thủ lĩnh địa phương và là sự lựa chọn tự nhiên để cai trị Jerusalem nhân danh vị vua hủi đang hấp hối Baldwin IV. Trong vai trò này, Raymond chứng tỏ dc tính nhẫn nại, cẩn trong và khéo léo trong các thỏa hiệp với các phe phái trong vương quốc và các láng giềng. Các tính toán của Raymond cũng nhắm đến một tình huống sắp thay đổi, một khả năng thích nghi hiếm thấy trong bối cảnh Jerusalem lúc đó. Tám năm bị cầm tù ở Aleppo giúp ông ta có khả năng nói tiếng Ả rập lưu loát và có sự hiểu biết sâu sắc về đạo Hồi , thêm vào đó là sự khâm phục hơn là oán giận những người đã giam cầm mình. Raymond chưa từng xem người Hồi như là kẻ thù thực sự mà ngược lại là các láng giềng bình đẳng, dù vẫn cạnh tranh với sự quan tâm chung về thu hoạch ,lượng mưa ít ỏi và thương mại. Vì những điều đó ngược lại người Hồi giáo cũng rất tôn trọng Raymond ,xem ông ta như là người dũng cảm và khôn ngoan nhất trong số các thủ lĩnh La tin. Nhưng khi xung đột xảy ra, ông ta không có nhiều cơ hội để cứu vãn vương quốc và nếu vua Guy nghe theo lời khuyên của ông ta thì đã có thể tránh được trận Hattin hoặc có thể chiến thắng.
Bức khảm bằng ngà nữ hoàng Melisende’s Psalter ở Jerusalem khoảng 1131-43. Miêu tả người thống trị Jerusalem tuyến bố là người kế thừa của vua David. Các chiến binh được khắc họa là hình ảnh của người Byzantine và Hồi giáo với áo giáp , đặc biệt là hình ảnh “Sự dũng cảm” chiến thắng ” Sự tham lam” bên dưới, phía bên phải là David và Goliath.(British Museum, London)
Trong số các nhân vật lãnh đạo của câu chuyện Jerusalem bị thất thủ, không ai đáng nói bằng Reynald. Cách nhìn truyền thống miêu tả ông ta như là kẻ liều lĩnh táo tợn, phóng khoáng , phiêu lưu bạt mạng , người đã đến Các tiểu bang với hai bàn tay trắng vào năm 1153 cho đến khi chinh phục được công nương Constance xứ Antioch. Có thể ông ta vô kỷ luật và quá dữ dội nhưng Reynald lại nắm bắt được các yếu tố địa chiến lược một cách ngạc nhiên. Chẳng may cho vương quốc Jerusalem là tầm nhìn của ông ta vượt quá khả năng kinh tế và quân sự của người La tin. Không như Raymond xứ Tripoli, người đã trải qua nhiều năm bị giam cầm bởi người Hồi, thời gian Reynald bị giam cầm tại Aleppo (1161-75) càng khiến ông ta thù hận điên cuồng với người Hồi giáo cùng với sự hiểu biết sâu sắc về địa lý khu vực. Ông ta thật sự là một chiến sĩ Thập tự cuồng tín. Và người Hồi thì gọi ông ta là ‘Arnat’ – kẻ thù số một của họ.
Vào thời gian Reynald được phóng thích, vợ ông ta là Constance cũng qua đời. Chẳng mất thời gian, ông ta cưới tiếp người thừa kế của Krak (Karak) và mặc nhiên trở thành lãnh chúa vùng Oultrejordain. Tại đây ông ta dân dần xây dựng chính quyền riêng và có lẽ hy vọng một ngày kia sẽ trở nên độc lập, giống như tỉnh Tripoli hay Công quốc Antioch.
Balian lãnh chúa xứ Rama (Ramlah), đến từ một gia đình danh giá bậc nhất trong các tiểu bang La tin. Khởi nguồn từ dòng họ d’Ibelin dân, trở thành tầng lớp quý tộc mới xuất thân từ hàng ngũ các hiệp sĩ thập tự chinh, những người đã kiến tạo nên vương quốc vào đầu thế kỷ 12. Vào năm 1180, Balian d’Ibelin trở thành lãnh chúa địa phương được tôn trọng nhất và hưởng quyền gần như tự trị phía nam vùng Palestine. Được các bên tin tưởng ,ông ta đóng vai trò hòa giải trong cuộc đàm phán của vua Guy và bá tước Raymond xứ Tripoli. Ông ta cũng đóng vai trò đàm phán với người Hồi giáo và bản thâm Saladin cũng coi ông ta như một người bạn.
Tuy vậy Balian vẫn là một người Ki tô và phục vụ tận tụy cho Vương quốc. Được Saladin phóng thích sau trận Hattin, ông ta đã thề là sẽ không bao giờ cầm quân chống lại vị Sultan. Tuy nhiên sau này ông ta dc giải trừ lời tuyên thệ này bởi giáo trưởng của Jerusalem và đảm nhận vị trí chỉ huy phòng thủ thành phố thánh nơi ông ta chứng tỏ nghị lực và quyết tâm phi thường. Điều này nói lên sự tôn trọng lẫn nhau giữa ông ta và Saladin, tài năng đã tạo cầu nối cho sự khác biệt tôn giáo , rằng vị Sultan có thể hiểu được lý do Balian phá bỏ lời thề và tha thứ cho ông ta khi Jerusalem cuối cùng thất thù vào ngày 2 tháng 10 năm 1187.
Bức ‘Exultet Roll’ ở Benevento phía nam Italia vào thế kỷ 12, miêu tả vị Vua trao ấn kiếm cho tướng sĩ, phong cách protospatharius theo thời kì Byzantine-Hy Lạp . Trang phục và vũ khí phản ánh sự pha trộn của người Đông Byzantine và kiểu Hồi giáo, có lẽ phổ biến ở các thành bang La tin tại Trung Đông. (Biblioteca Casanatense, Ms. 724. Bl. 13, Rome; N. Murgioni photograph)
Mảng trang trí bằng vữa cuối TK 12 đầu TK 13 ở Ba tư miêu tả kị sĩ chiến đấu với giáo bằng 2 tay, họ mặc giáp phiến loại jawshan ,người bên phải mang miếng hộ thủ bảo vệ tay.(Museum of Art, Seattle)
LỰC LƯỢNG HAI BÊN
Lực lượng của Saladin: Sự tuyển mộ
Những đạo quân Hồi Giáo trung cổ có sự tổ chức tốt hơn nếu so với các đạo quân Thậo tự chinh và trên một số phương diện như cấu trúc ,chiến thuật, truyền thống thì gần giống với kiểu Romano-Byzantine cổ xưa hoặc đế chế Ba Tư. Chiến tranh bùng nổ khắp nơi yêu cầu những người lính chuyên nghiệp dù những người tình nguyện vẫn đóng vai trò chủ đạo trong việc chống lại quân Thập tự. Việc sở hữu ngựa là một vinh dự trong xã hội Hồi giáo, cũng giống như ở Châu Âu. Mặt khác các thành phần tinh hoa của đạo Hồi tập trung trong các đô thị ít nhất là từ thế kỷ thứ 9 chứ không phân tán khải rác trong các pháo đài như ở giới quý tộc Phương Tây. Những người lính bình thường thì cư sống bên trong các bức tường thành và một số cắm trại bên ngoài. Người Thổ và người Kurd là lực lượng chính trong quân đội thì khá thô lỗ nếu so sánh với xã hội của các Tiểu vương Ả rập trong vương triều Fatimid ,còn cư dân đô thị thì xem họ như người man rợ nhưng cần thiết để bảo vệ các tuyến đường giao thông. Những người này xuất thân từ những gia đình quân nhân lâu đời nơi những người lính trẻ được trau dồi kĩ năng lãnh đạo cũng như các chiến thuật cần thiết từ những người thân trong gia đình. Không giống như những binh lính mamluk chuyên nghiệp có xuất thân nô lệ , những chiến binh tự do thường có các hoạt động khác như buôn bán trong thời bình. Một số leo lên những chức vụ cao trong quân đội, nhưng trong thời của Saladin thì hầu hết các lãnh đạo là nhưng chiến binh tự do hơn là lính nô lệ mamluk.
Các thành phần khác nhau trong quân đội Hồi giáo ở thế kỷ 12 không dễ để đánh giá ,chẳng hạn như nguồn gốc xuất thân của các chỉ huy không nói lên được nhiều. Các đạo quân của Saladin phát triển từ nên móng quân đội của Zangid, và cũng giống như các tiểu quốc phân tán ra từ Đế chế của người Seljuq vào đầu thế kỉ 12 , nó có sự quân sự hóa cao độ và có nền văn hóa, chính trị và tinh thần quân đội mang bản sắc phương đông. Lực lượng mà Nur al Din gửi đến Ai Cập vào năm 1169 , khi ấy Saladin còn giữ chức sĩ quan tham mưu , gồm 6000 người Thổ ,2000 lính Kurd và một phần nhỏ gồm 500 mamluk tinh nhuệ. Dựa vào đội quân này Saladin đã chiếm được Ai cập vài năm sau đó. Lúc đầu ông ta giữ lại một số quan lại dưới triều Fatimid nhưng đã bị thay thế một thời gian ngắn sau đó.
Tại Syria và khu vực Jazira ,Saladin thi hành chính sách tuyển mộ tân binh từ chính các đối thủ bại trận của ông ta . Lòng trung thành của những tân binh này được khuyến khích bởi ý thức về asabiyah (danh dự gia đình) và quân đội của Saladin sớm chứng minh kinh nghiệm cũng như kỹ luật tốt hơn hẳn các đội quân Hồi giáo phương đông tại Antonia hay Ba Tư. Khi chính quyền của Saladin mở rộng, quân đội tại các địa phương tại các tỉnh cũng được nhân lên. Số quân được tuyển mới thường khác với lực lượng riêng của vị Sultan. Aleppo cung cấp các nhánh quân người Thổ chẳng hạn như Yiiriik, Damascus thì tuyển quân từ các nhánh Ả rập ở trung tâm Syria , và người Kurd thì tập trung chủ yếu ở Mosul. Dù vậy nòng cốt của các lực lượng này là các lính nô lệ chuyên nghiệp mamluk. Trung thành tuyệt đối với chủ nhân, người đã mua , giáo dục và giải phóng cho họ, những chiến binh này trở thành cấm quân cho các Calib triều Abbasid hàng thế kỉ . Giờ đây Saladin kết hợp cả truyền thống của triều Abbasid cũ và triều Fatimid chủ yếu mua những nô lệ người Thổ vô thần có gốc Châu Á . Thành phần tinh nhuệ này gia nhập cấm binh của Saladin chuyên trông coi các kho tàng chính, canh gác các đồn bốt quan trọng và thường đóng tại trung quân trong các trận đánh.
Nhóm lớn nhất trong quân đội là thành phần người Thổ , những người đã chi phối các yếu tố quân sự tại Syria từ đầu TK 12. Một số đã di cư đến miền bắc Syria vào năm 1120, nhưng phần lớn lính Thổ là tuyển mộ từ khu vực Diyarbakr. Thành phần quan trọng thứ 2 là người Kurd thường là các kị sỹ hoặc cung thủ dù nhìn từ bên ngoài thì họ không sử dụng chiến thuật cung-kị như các nhánh người Thổ. Saladin tuyển mộ họ rải rác hoặc từ các bộ lạc khác nhau nhưng các kị sĩ này thường tấn công thành một khối trong chiến trận. Thành phần thứ 3 là những người Ả rập . Đã có sự phục hồi trở lại đời sống du mục ở phía bắc Syria tiếp theo sự phục hưng quân sự Byzantine vào thế kỷ 11. Dù người Ả rập du mục sở hữu nhiều ngựa nhưng họ lại có ít cung thủ, chiến đấu chủ yếu dùng giáo hay gươm. Dù vậy nhưng người Ả rập Benduin cũng cung cấp kị binh hỗ trợ thiết yếu cho những lãnh tụ tại Syria vào thế kỷ 12 dù họ bị nghi ngại sâu sắc từ bộ phận người Ả rập định cự hay cư dân đô thị. Những người beduin đóng vai trò đặc biệt như chiến binh qufl , đột kích bộ binh địch đặc biệt là quấy nhiễu thông tin liên lạc của đối phương hoặc trong các đơn vị lisus , kị binh cơ động dùng để cắt đứt nguồn hậu cần của đối phương.
Những muttawiyah hay người sùng đạo tình nguyện chỉ phục vụ trong thời gian ngắn nhưng cũng có thể rất hiệu quả đặc biệt là khi dùng để quấy rối hậu quân đối phương. Không giống như quân ahdath là lính trong các thành thị, những kẻ tình nguyện thật sự rất khó để quản lí . Trong khi lính ahdath dễ dàng tuyển mộ từ tầng lớp dân nghèo trong các đô thị . Vào thế kỷ 12 thì việc kiểm soát an ninh trong các đô thì là rất quan trọng , dù đôi lúc phải sử dụng cả quân đội chính quy trong trường hợp khẩn cấp. Dưới triều Fatimid thì lính ahdath trong các đô thị ở Palestine bao gồm cả người Do Thái lẫn Hồi giáo , còn dưới thời của Saladin thì thành phần của ahdath không rõ. Trong các lính địa phương khác thì thường bao gồm loại lính rajjalah bị khinh miệt. Loại bộ binh đặc biệt là loại chuyên nghiệp, ngay cả khi phục vụ bán thời gian ,và thành phố Aleppo sung túc thì nổi tiếng về các chiến binh có tinh thần hài hước. Vào năm 1170 khi người Thổ Seluq tấn công Aleppo , quân phòng ngự đã quấn những kiện vải lụa sung quanh những tháp canh vững chải nhất và gửi một thông điệp đến người Thổ là các máy bắn đá của họ đang bị đau đầu . Aleppo vẫn rất nổi tiếng vào thời Saladin về các thợ đá và kỹ sư , thậm chí cổng thành của Aleppo còn được chăm sóc riêng bởi các nhân viên được chính phủ trả lương. Công binh đến từ miền Khurasan xa xôi cũng phục vụ dưới trướng Saladin, và vị Sultan cũng cực kì ưu thích những tổ lính hỏa công đến từ triều Calib Abbasid ở Baghdad. Trong khi đó lính Bắc Phi cung cấp các đơn vị lính thủy , lực lượng mà Saladin luôn thiếu, những người Maghribis (Bắc Phi) được xem là những thủy thủ tài giỏi nhất trong thế giới Hồi giáo.
Bên trái : trang bị của một hiệp sĩ nghèo rất khác với hiệp sĩ giàu có, anh ta mang cái nón kiểu cũ che mũi và tấm khiên lớn giành cho các trận đánh bộ binh, có lẽ để công thành. Bên phải: nét mới trong các bộ giáp ở TK 12 là các tấm giáp bảo vệ tay và chân. Một vài nón trụ có các tấm che trùm kín mặt. Bên dưới tấm áo giáp dài hiệp sĩ này còn đeo tấm đệm aketon hay còn gọi là gambeson.
Tranh tường ở Capella Palatina, thành phố Palermo . Gần bên phải là một kị sĩ Ả rập với giáo và khiên thuôn dài. Kị sĩ bên dưới thì đang tận hưởng thú vui đi săn bằng chim ưng đặc trưng của giới quý tộc. Phía trên góc bên phải là hình một kị sĩ Ả rập với giáo và khiên tròn, cưỡi lạc đà có lẽ vào những năm 1140. Những chiến binh như trên có lẽ đã phục vụ như là kị binh hỗ trợ trong các đạo quân của Saladin, nhưng người kị sĩ này dc vẽ bằng tranh tường vào thời kì những người Norman còn cai trị Sicily. Bên dưới góc phải là một kị sĩ Ả rập đội mũ lông thú.
Bên góc trái một tấm gương đồng ở Ba tư vào khoảng thế kỷ 12 miêu tả một kị sĩ sử dụng trường thương để săn thú, anh ta cũng mang một tấm khiên lớn. (Louvre Museum, Paris).
Bên góc phải là một tượng gốm vào cuối TK 12 đầu TK 13 tuyệt đẹp miêu tả kị sĩ đang chiến đấu với một con rắn khổng lồ , tượng cao khoảng 1m được khia quật tại Raqqa phía đông bắc Syria. Anh ta gươm bản rộng và cầm khiên tròn nhỏ qalqan kiểu Thổ được đan bằng sợi mây và vải bông.
Bên dưới ” Trận chiến của Rabi chống lại thân phụ của Warqa”, tranh vẽ trong sách Warqa wa Gulshah cuối TK 12 đầu TK 13. Nó có thể được vẽ ở Azarbayjan và miêu tả vũ khí, áo giáp và trang phục của những người Thổ Saljuq quý tộc giống như ở Trung Đông. (Topkapi Library, Istanbul, Ms. Haz. 841)
Sự tổ chức của lực lượng Saladin
Lực lượng của Saladin được chia thành nhiều đơn vị với các kích cỡ khác nhau theo từng thời kì. Nhỏ nhất là đơn vị jarida (70 lính) và tulb (70-200 lính) sử dụng cờ và kèn hiệu riêng . Đơn vị jama’a là đội hình chiến thuật bao gồm 3 đơn vị jarida (?) . Loại sariya thì là một nhóm ad hoc bao gồm khoảng 20 kị binh thường sử dụng để mai phục, trong khi saqa là nhóm quân tiền phương dùng để trinh sát. Không giống người La tin , người Hồi có hệ thống cấp bậc amir (sĩ quan) , sắp xếp theo cấp bậc từ isfahsalar (chỉ huy quân đội) xuống tới hajib (các sĩ quan). Đó là các chức amir hajib, amir jandar, khazindar ( toàn quyền của một tỉnh quan trọng) amir kabir (đại sĩ quan) và amir . Chức vụ ra’ischỉ huy quân ahdath trong khi chức shihna tương tự cảnh sát trưởng. Binh lính được trả bằng đồng jamakiyah (lương) hoặc thưởng iqta (cấp đất) tương tự như đất phong của các quý tộc Châu Âu. Hệ thống thương được phân phát bởi Diwan al jfaysh (Bộ chiến tranh). Cơ quan Diwan al jfaysh này cũng thống kê danh sách binh lính , nơi họ đồn trú và giữ các bản báo cáo để nắm tình hình huấn luyện cũng như trang bị của quân lính. Binh lính đăng tuyển được cung cấp vũ khí miễn phí từ các xưởng của chính phủ, nhưng nếu để mất họ sẽ phải đền lại bằng cách trừ vào lương. Bất cứ thay đổi nào về cấp bậc, địa vị, hay đơn vị đều phải được đăng kí lại.
Quy định iqta hay đất phong là yếu tố sống còn của hệ thống quân sự này. Nó thực sự là một hệ thống thuế đất mà trong đó người được thưởng sẽ được chia một phần lợi tức để chắc chắn rằng các khoảng thuế đều được thu đầy đủ. Một yếu tố quan trọng hàng đầu để phân biệt iqta với các đất phong ở Châu Âu là khu đất có thể bị thu hồi bất cứ lúc nào. Được sở hữu đất iqta thì muqta (người chủ) phải trang bị và duy trì một số quân lính nhất định. Một số đất iqta rộng lớn được chia cho các dòng họ lãnh đạo, một số là các thành trị , lâu đài , các quận chiến lược ban tặng cho các sĩ quan hàng đầu.
Kế đó là các nông trại hoặc thái ấp phân phát cho các chức quan amir thấp hơn. Các khoảng lương và trợ cấp cũng được gọi là igta. Giá trị của các khu đất phong là rất khác biệt ,thậm chí ngay trong một khu vực. Sau cái chết của Saladin vài chục năm, một thống kê cho thấy các đất iqta có khoảng 250 lính kị ,một số khác gồm cả các khu thành thị như Nablus và Jinin hỗ trợ 120 lính kị, một số khu nhỏ hơn có khoảng 70 lính kị. Các khu đất xấu hơn thì trở thành đất phong cho lính ajnad hay kị binh hỗ trợ người bedouin. Các quan Muqtas sống trên các vùng đất màu mỡ nhất ngoại trừ trường hợp họ bị thất sủng.
Trong số các đơn vị thì lính nô lệ mamluk là loại tinh nhuệ nhất được sử dụng làm đội cận vệ askar. Là kẻ hầu cận trung thành và tự hào về dòng dõi của mình ,đội hình askar cũng được giao quản lí các máy móc công thành, các kho vũ khí và những cơ sở thiết yếu khác. Đội hình halqa thì có quy mô lớn tương tự một trung đoàn. Đội hình tawashiya dưới thời Saladin bao gồm cả lính mamluk lẫn lính kị binh tự do mà mỗi người sẽ có ngựa riêng, lính hầu hoặc mamluk hộ tống, khoảng 10 gia súc chở hành lý và có khoảng trợ cấp riêng để tậu vũ khí. Được xem là trung đoàn hạng nhất có nghĩa là sẽ được ở gần lãnh tụ trong chiến dịch. Mỗi tawashiya được phân công phục vụ trong quân đội một số tháng trong một năm. Lính ajnad hay lính từ các thuộc địa có địa vị thấp hơn tuy nhiên vẫn có khả năng vũ trang thành lính kị binh dù một số thường được huấn luyện thành lính kị bắn cung. Lính bộ binh là loại có địa vị thấp nhất, dù đóng vai trò quan trọng trong việc bao vây. Hầu hết là cung thủ, nỏ thủ hoặc là lính giáo mang khiên. Lính janib có thể sử dụng như một loại bộ binh lưu động cưỡi ngựa , đôi khi cưỡi lừa , nhưng đơn vị thực sự tinh nhuệ nhất trong số các lính bộ là lính nafatin ( lính hỏa công) . Tất cả các bộ binh chuyên nghiệp đều được trả lương, ít nhất là trong các chiến dịch. Tương tự như vậy đối với các lính công binh như naqqabun ( đào hầm hay công binh), hajjarun (thợ xây), and najjarun (thợ mộc).
Lính Jarwajaraya là loại bộ binh hỗ trợ, một lính tình nguyện như trên vũ trang khá đơn giản và trang phục gần như dân thường , đa số các lính tình nguyện đều không có kiếm. Một ngọn lao anh ta cầm là laoị thiết kế để xuyên giáp và cái khiên là loại januwiyah của lính bộ binh (tranh của Angus McBride.)
Một tượng ki binh nhỏ ở Ba tư vào cuối TK 12 đầu Tk 13. Mẫu trên cho thấy người này mang quyền trượng , mang khiên sau lưng, và sư tử nhỏ đi săn phía sau yên ngựa.(Metropolitan Museum of Art, New York)
Hình ảnh hai chiến binh trên gạch đất nung khoảng giữa TK 13 ở Kashan- Ba tư. Người phía trước mang tấm khiên tròn nhỏ, người phía sau nâng cây giáo bằng cả hai tay. (Museum of Oriental Art, Rome, inv. 1056)
Kỵ binh Ả rập bedouin dừng cuộc đấu giữa hai người du hành. Ảnh trên lấy từ sách Maqamat of Al Hariri được làm tại Mosul năm 1256 cho thấy hình ảnh giáo dài đặc trưng của người Ả rập.
Những hình ảnh từ một giá đỡ nến ở Ba tư đầu TK 13, hình trên tả người đàn ông từ phía sau ,hình dưới tả kị binh với đao cong và giáp phiến jawshan, bên phải là lính bộ binh với đao cong và khiên tròn nhỏ ((Victoria & Albert Museum, inv.1593-1888)
Dù đó chỉ là các lực lượng hỗ trợ nhưng đó là phần khác biệt so với quân La tin. Quan trọng hàng đầu là phải có hệ thống liên lạc tốt , hệ thống truyền tin của chính phủ sử dụng bồ câu hoặc lính liên lạc, trong khi lính trinh sát phụ trách việc cảnh báo ở biên giới với tốc độ cực nhanh. Cũng quan trọng không kém là việc phân phát các vũ khí, và đa số các thành thị đều có chợ vũ khí và rất nhiều thành phố như Aleppo, Damascus, Cairo và Mosul có hẳn xưởng đúc vũ khí riêng. Vũ khí được trang bị cho binh lính lấy từ các zardkhanah (kho) trước khi bắt đầu chiến dịch. Khi hành quân thì áo giáp và vũ khí được để tập trung trong các trại thuql . Việc này khiến cho binh lính nhẹ và có thể hành quân nhanh tuy nhiên cũng rất tai hại nếu để lộ tin tức tình báo và bị tấn công bất ngờ. Thông thường thì trại thuql sẽ được giao cho một viên quan amir có kinh nghiệm và đáng tin cậy. Trại thuql cũng kết hợp chung với lính hỏa công, thợ rèn để sửa vũ khí, chiến cụ ,các công binh và các giám sát viên . Bộ phận không chiến đấu trong trại thuql bao gồm người hầu, người giữ ngựa, người chăn dắt la hay lừa , người giữ lạc đà, thủ thư , chức quan tôn giáo và các bác sĩ, y tá. Một kiểu chăm sóc y tế khá chuyên nghiệp tương tự như một bệnh viện dã chiến. Việc phân phát các chiến lợi phẩm luôn được điều chỉnh hết sức cẩn thận trong quân đội Hồi giáo, một phần năm nộp về cho chính quyền và phần cho lại được phát cho binh lính. Phần lớn số này sau đó được thu mua bởi các nhà buôn tại suq al ‘askar (chợ của quân đội) là một phần trong khu trại hàng hóa. Chợ suq al ‘askar này cũng cung cấp vũ khí và các nhu yếu phẩm khác khi cần thiết.
Phục trang, quần áo và các huy hiệu phân biệt các cá nhân và các nhóm bên trong đội quân của Saladin. trong khi vương triều Ayyubid và Thổ để tóc dài, người Ả rập ngoại trừ người bedouin thì cạo đầu. Hầu hết các chiến binh Hồi để râu hoặc ria mép. Các thủy thủ của Saladin thì được lệnh cạo râu khi vượt qua vùng kiểm soát của người La tin. Mũ trụ cao màu vàng sử dụng bởi các thành viên dòng dõi Ayyubid trong khi người Thổ Trung Á mang áo choàng phía ngoài mà đã trở thành phổ biến trong tầng lớp thống trị. Đại lưng hiyasa được kết bằng những chuổi kim loại đặc trưng của bộ phận tinh nhuệ nhất trong khi các sĩ quan khác mang nón sharbush, một loại nón bằng lông cứng nhô lên phía trước. Một đai tiraz bằng vải thêu những câu đề tặng sẽ được các thủ lãnh trao tặng cho người có công như là huy hiệu để ghi nhớ lòng trung thành. Những câu đề tặng đầu tiên xuất hiện trên các tấm khiên vào thế kỉ 11 và dần trở nên phổ biến sau đó. Một số biểu trưng và màu sắc cho thấy ảnh hưởng của Ba Tư, có lẽ là từ sử thi Shahnamah, nhưng có lẽ chưa có các hệ thống huy hiệu cho tới tận vương triều của người Mamluk vào giữa TK 13. Nhưng biểu trưng này để tưởng thưởng cho các cá nhân, không mang tính kế tục và cũng không mang tính biểu tượng thông trị như hệ thống huy hiệu ở Châu Âu.
Lá cờ hiệu của Taqi al Din theo các kị sĩ Thập tự thì trông giống như những cái quần, nhưng thực chất cái mà nhưng người Âu bất lịch sự kia nhìn thấy là những cờ hiệu đã được những người Thổ và Ba Tư sử dụng trong hàng trăm năm ,đó có thể lá cờ mang hai thanh kiếm ” Thanh kiếm của Ali” hay lá cờ biểu trưng của tộc người Thổ tamga. Lính của Taqi al Din cũng thường hành quân với cờ vàng, màu ưa thích của vương triều Ayyubid. Dù vậy , đó không phải là màu đặc trưng của đạo hồi (trắng, xanh lá cây, đen ,đỏ ) vốn hay sử dụng sau này. Trong khi người Ả rập và người Kurd sử dụng nhiều loại cờ hiệu khác nhau thì người Thổ trung thành với kiểu cờ tuq truyền thống hay cờ dạng đuôi ngựa.
Chiến thuật của quân Hồi giáo
Saladin vẫn sử dụng chiến thuật tấn công kiểu razzia xưa cũ tại Ả Rập Trung Cận Đông dù có một ít biến đổi. Những đội hình hỗn hợp kị và bộ binh kiểu cũ được thay bằng các nhóm kị bắn cung mamluk nhỏ tinh nhuệ hơn với kị binh hỗ trợ sử dụng chiến thuật đột kích nhanh của người Thổ , phân tán và tấn công liên tục. Viện huấn luyện trận mạc của Hồi giáo thời trung cổ vốn nặng về lý thuyết hơn thực hành, nhưng việc sắp xếp một trận đánh, cắm trại , tiến hành bao vây hay phản công vốn rất quen thuộc trong các vương triều Fatimid, Ayyubid ,và ngay cả triều đại Mamluk. Chiến lược bao vây của Saladin y hệt như các bậc tiền bối triều Fatimid ,trong đó việc sử dụng kị binh linh hoạt hơn nhiều so với quân Thập tự. Kị binh của Saladin cũng có khả năng chống lại đợt càn quét của kị binh năng Thập tự trong điều kiện thuận lợi. Kỹ năng quan trọng này gần như là bắt buộc trong bối cảnh thế kỷ 12. Những áng văn chương ca ngợi hình ảnh ngọn giáo, vốn có thể sử dụng một hoặc cả hai tay ,có thể đâm thủng giáp đối phương cả phần chân hay người. Một khi thương bị gãy, kị binh sẽ sử dụng thanh gươm của mình. Chỉ có người Thổ là đặc biệt xem trọng cung tên hơn .
Sự vận động của kị binh cho phép mở màn và duy trì một đợt tấn công, giả vờ bỏ chạy, xoay vòng bao vây quân thù, dồn dép và tổ chức đợt tấn công mới. Lính cung kị thì được huấn luyện để cưỡi ngựa, lạc đà và sử dụng cung tên. Lợi thế về việc phát triển nhiều loại cung tên khác nhau hay sử sử dụng găng tay đặc biệt cho phép bắn xa vẫn còn đang được tranh luận. Cũng tương tự như vậy là việc phóng lao trên lưng ngựa. Việc huấn luyện bộ binh ít được chú ý hơn, nhưng cung thủ thì được đào tạo để tham gia trận chiến một cách bài bản. Một số chuyên viên quân sự sau đó nhận thấy việc bộ binh có thể phải tham chiến ở xa , khi đó họ phải nhận biết được sự nguy hiểm từ đội hình quân địch báo hiệu sắp sửa tấn công, hay việc bao vây và truy duổi kị binh địch, cũng như làm thế nào để làm phân tán và hoảng sợ ngựa của quân thù.
Một khi đã vào đất địch bất kì quân đội nào cũng phải chừa cho mình một đường thoái lui. Riêng những đội hình nhỏ cơ động thì được sử dụng để cướp phá quấy rối và làm quân địch hoảng sợ. Kị binh hỗ trợ người Ả Rập beduin đặc biệt xuất sắc trong việc quấy rối, đặc biệt trên những vùng đất quen thuộc của họ. Nếu cuộc đột kích được tiến hành vào ban đêm, khi có bão , nhiều mây hay trời mưa là tốt nhất. Nếu gặp đối thủ mạnh thì tốt nhất là tấn công vào lúc bình minh, khi họ đang mê ngủ và thiếu chuẩn bị. Một trận chiến quyết định thường được tránh nhưng khi họ chọn được địa điểm thích hợp thì rất khó để nói rằng quân đội của Saladin chỉ thiên về lý thuyết.
Cận vệ jandariyah vốn bố trí xung quanh vị thủ lĩnh tuy Saladin thường đặt trung đoàn halqa tốt nhất của mình đóng ở trung quân, quân halqa cũng được triển khai trong các đội hình độc lập. Kị binh nằng thường được dùng để càn quét cũng rất tương tự như kị sĩ Thập tự, và giống như các Hiệp sĩ, họ cũng được chia thành các tiểu đội nhỏ tulb. Tuy vậy cung kị mới là chiến thuật hữu hiệu nhất của kị binh. Nó cho phép phá vỡ đội hình đối phương từ khoảng cách xa bằng cách bắn vào ngựa và bộ binh. Ở cự li gần thì cung kiểu composit của người Ả Rập có thể xuyên thủng hầu hết các áo giáp vào TK 12. Bộ binh Hồi giáo vốn không mấy quan trọng vào cuối TK 11 nhưng họ vẫn được sử dụng trong một trận đánh tổng lực hoặc dùng trong chiến tranh bao vây. Dù bộ binh được các sử gia Ả Rập thường gọi là harafisha (đám lộn xộn), thì chiến thuật của Saladin thường dựa vào việc chia cắt kị binh với bộ binh địch, ngay cả khi đối đầu với các đồng hương Hồi giáo của mình. Việc tận dụng địa hình được sử dụng tối đa . Shirkuh từng lùa kị binh La tin vào vùng cát trũng không thể phản công vào năm 1167, còn Saladin thì sử dụng tal (khu đô thị bỏ hoang, kiểu nhà Trung Đông) để dấu lực lượng mai phục của mình. Nhưng chiến thuật tinh vi nhất trên chiến trường thật sự là thông tin liên lạc, về mặt này người Hồi giáo tốt hơn nhờ các nhạc cụ, cờ hiệu hay sử dụng những tiếng kêu thét kiểu jawush hay munadi.
Lính hỗ trợ kị binh kiểu Thổ. Người này mang áo khoác kiểu hai cổ , đội mũ lông có chỏm dài phía sau đặc trưng của chiến binh. Anh ta đang kéo loại tên majra dùng để băn tầm gần. Ảnh của Angus McBride.
Hình trạm trên cửa sổ giáo đường tại Kubachi, Daghestan vào cuối TK 11 đầu TK 12 . Đặc biệt chỉ có tại những khu vực người Thổ cư trú mới xuất hiện các hình trạm khác trên các công trình tôn giáo. Hình chiến binh trên đặc trưng của người Thổ trung Á với bao đựng tên hình hộp ngay bên hông.(Metropolitan Museum of Art, New York; author’s photograph)
Một đĩa sứ ở Ba tư vào chuối TK 12 đầu TK 13 cho thấy hình ảnh của một chiến binh mang khiên vát nhọn trang trí ca rô. Có lẽ là loại januwiyah, hoặc là loại chuyên giành cho bộ binh. Cái khăn đội đầu và cán của thanh kiếm thằng là kiểu của người Hồi Trung Đông trước rất lâu thời đại của triều đại của người Thổ Saljuq . (Keir College, London, inv. 151)
“Quân đội I ran rời bỏ pháo đài Furua” một hình ảnh trong sử thi Shahnamah tại Ba Tư đầu TK 13 trên một mảnh gạch vỡ. Bốn chiến binh mang nón trụ có phần mở rộng che cổ, kị sĩ dẫn đầu mang áo giáp dài , người thứ hai mang cây quyền trượng gurz rất to , bên góc bên phải một người mang hai cây cờ cuốn lại trong khi một người khác đang đánh cái trống được chở bởi con la.(Museum of Fine Arts,Boston )
Tranh vẽ ” Phòng thủ pháo đài” xuất hiện trong bản viết tay Mozarabic tại Atatolia khoảng 1100, nó cho thấy hình ảnh rõ ràng của loại máy bắn đá nhỏ lu’ab một kiểu của laoị máy bắn mang-onel sử dụng rộng rãi bởi người Hồi lẫn người thiên chúa Tây Ban Nha tại Trung Đông. (Biblioteca Nazionale, Turin, inv. J. II. l, ff. 189v-190r)
Một chiến binh với khăn đội đầu và thanh kiếm thằng. Anh ta có thể là mang dây kiếm chéo qua vai chứ ko phải đai lưng. Hình ảnh xuất hiện trong một văn kiện về y tế tại I rắc vào khoảng 1224. (Freer Gallery of Art, Washing-ton, inv. 575121)
Chiến lược bao vây là mục đích cơ bản của các cuộc hành quân xa. Binh lính vũ trang nhẹ sẽ tiếp cận lãnh thổ địch quân trước tiên và sau đó tiến hành bao vây các pháo đài chính. Bên bao vây sau đó sẽ củng cố vị trí bằng cách lập hàng rào và đào hào xung quanh. Kế đó các tháp canh sẽ được dựng lên và công binh thì tiến hành đào sâu vào chân tường của pháo đài. Việc đào hầm như vậy đòi hỏi tay nghề cao và việc xác định hướng hết sức cẩn thận, và trong thức tế thì thường được người Hồi sử dụng hơn là quân Thập tự. Để bổ sung cho việc phá thành người Hồi sử dụng nhiều loại máy bắn đá khác nhau, một số lớn đến nỗi có thể phá sập các bức tường hoặc các ụ lỗ châu mai . Một số lượng lớn đang kể các máy móc khác thì dùng để bắn vào binh lính thủ thành , quét sạch họ khỏi các vị trí chiến đấu để dọn đường cho cuộc tấn công. Một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của kẻ tấn công là phải bảo vệ được các máy móc làm từ gỗ này và cả những công binh đào hâm khỏi sự chống trả mãnh liệt của quân thủ thành. Khi một lỗ trống được tạo ra hoặc một tường hầm bị đào xuyên qua, lính thủ thành có một cơ hội để đầu hàng. Nếu từ chối, những cuộc đột kích sẽ được tổ chức liên tục . Và ngay cả khi những tấn công vào vị trí bị phá thủng đang tiếp diễn, chúng vẫn có thể được dừng lại nếu bên trong thành cuối cùng thay đổi ý định và tuyên bố đầu hàng. Việc vây hãm có thể kéo dài hàng tháng và trong một số trường hợp trại lính của quân bao vây có thể trở thành một khu đô thị tạm thời. Phía bên ngoài thành Arce vào năm 1190 tại khu vực đóng quân của Saladin đã có đến 7000 cửa hàng gồm 140 tiệm đóng móng ngựa , và được kiểm soát bằng lực lượng cảnh sát riêng. Một số khu chợ buôn bán cả vải vóc lẫn vũ khí cũ hay mới, cộng thêm ít nhất 1000 nhà tắm nhỏ được điều hành bởi những người Bắc Phi. Trái ngược hoàn toàn với tình trạng tồi tệ đầy bệnh tật của quân Thập tự, vốn phải chịu những đợt tấn công liên tục.
Những đạo quân Hồi có kỹ thuật thủ thành khá tinh vi, dựa vào truyền thống lâu đời có từ thời tiền Islamic. Kiến trúc burj hay tháp canh là sản phẩm có nguồn gốc từ kiến trúc quân sự Hồi giáo. Các thành lang chiến đấu trên tường thành dân được mở rộng trong khi các bức tường ngày càng cao hơn so với độ dày. Những thay đổi chính về kiến trúc đầu thế kỷ 13 sẽ sớm xuất hiện như là đối trọng với các máy bắn đá mangonel, nhưng chưa xuất hiện vào thời của Saladin. Quân phòng thủ bao gồm thợ xây, công binh, cung thủ, nỏ thủ ,lính phóng hỏa và quân triển khai các máy bắn đá. Nếu sắp bị tấn công quân lính sẽ tiến hành làm ô nhiễm các nguồn nước xung quanh thậm chí gieo rắc bệnh tật vào không khí theo chiều gió bằng xác súc vật thối rữa. Nếu có thể thì quân tấn công sẽ bị chính binh lính thủ thành tấn công trước khi họ kịp lập trại. Nếu cuộc bao vây đã bắt đầu thì quân phòng thủ phải tiến hành đột kích vào ban đêm để phá hủy khí cụ công thành của quân địch, còn nếu phản công vào ban ngày thì phải tiến hành hết sức bài bản .
Nhiều ý tưởng kể trên cũng được áp dụng trong các cuộc hải chiến. Tuy nhiên vai trò chính của hạm đội của Saladin là vận chuyển binh lính từ Ai Cập sang Syria, và ngan cản sự giao thương giữa các thành bang La tin và Châu Âu. Lính được vận chuyển bằng tàu buôn hay tàu chiến vốn trang bị thêm cung thủ, lính phóng hỏa và cả máy bắn đá. Nếu đối mặt với hạm đội quân địch thì các tàu chiến Hồi giáo sẽ tập hợp thành đội hình lưỡi liềm hay đội hình kết tụ lại, giả vờ thối lui rồi dựa vào địa hình bờ biển để chống trả. Dù sức mạnh hải quân Hồi giáo liên tục xuống dốc trong hơn một thế kỉ, thì vào thế kỷ 13 hải quân Hồi vẫn chiếm thế thượng phong so với quân Byzantine , nhưng cũng không thể so với hạm đội quá mạnh của người Italia lúc ấy. Những con tàu của Saladin đặc biệt giống với tàu của các đối thủ. Tàu chiến tiêu chuẩn là loại shini, nhưng nhiều hàng lớn cũng chạy nhanh nhờ sử dụng tay chèo. Điều này phụ thuộc vào thủy thủ đoàn và như bây giờ chúng ta đã biết rằng những tàu ba cột buồm thật ra đã được đóng bởi những thợ đóng tàu Hồi giáo trước cả một thể kỷ trước khi được người Thiên Chúa sao chép lại. Vào đầu những năm 955 một con tàu lớn có thể dài tới 95 m và rộng 40m . Những con tàu chiến được đóng tại một số nơi tại Ai Cập sau đó được chở bằng lạc đà qua bán đảo Sinai tới vịnh Aqabah vào năm 1170, nhưng đó chỉ là những tàu có kích thước nhỏ. Những con tàu tại Ấn Độ Dương có độ lớn đáng ngạc nhiên. Tàu ở đây thì lại ít cột buồm hơn, một phần vì có gió mùa và chủ yếu là vì nguồn nước khan hiếm nên hạn chế số lượng thủy thủ đoàn. Bánh lái xoay, một phát kiến của người Trung Quốc, được sử dụng bởi các thủy thủ Ả Rập phương đông ít nhất là từ đầu thế kỷ 12.
Cấu trúc cơ bản của thành Aleppo không thay đổi mấy kể từ TK 12 hay thậm chí là từ Tk 10 dù nó đã được gia cố thêm vào thế kỷ 16. Tháp trong hình là một phần của Giáo đường vĩ đại được xây dựng bởi con trai của Saladin là Al Zahir Ghazi.
Bên dưới là một đoạn tường thành Cairo nhìn từ phía Burj al Ramla lên phía the Burj al Imam có lẽ được xây khoảng 1183 đến 1207.
Đoạn tường thành phía bắc của Damacus trải qua 3 thế kỷ phòng ngự của người Roman. Khu vực này nhìn xuống sông Barada giữa Bab Tuma và cổng Bab al Salatn không có tháp canh nào. Các tháp canh thường được bố trí ở phía đông , nam và phía tây của thành phố.
Không gian bên trong hành lang phòng thủ ở Burj al Ramla trong thành Cairo được xây vào cuối triều đại của Saladin.
Vũ khí của quân Hồi Giáo
Saladin thống trị ở trung tâm của thế giới Hồi giáo nơi mà rất hiếm nguồn mỏ và nguyên liệu để chế tạo kim loại. Nguồn cung cấp quặng sắt quan trọng ở gần nhất là phía đông Anatolia, mặt khác đế chế của Saladin cũng nhập thêm phôi quặng từ các mỏ nhỏ ở vùng núi Beirut và xung quanh Ajlun- cả hai vùng này kẹp hai bên phần đất của người Latin. Việc giao thương xa xôi như vậy, chủ yếu là nhập từ Ấn Độ các loại gang và thép là như cầu thiết yếu của cho đội quân của Saladin. Bất chấp những khó khăn kể trên Ai Cập vẫn có 3 xưởng quân giới quốc gia dưới triều Fatimid mà mỗi xưởng có hơn 300 thợ thủ công , các xưởng này giờ là của Saladin. Ngoài các thanh kiếm dc chế tạo từ Damacus thì Mosul và Baghdad cũng có các chợ vũ khí riêng. Saladin bị trỉ trích vì tịch thu toàn bộ ngựa và quân trang của Nur al Din’ sau khi ông này chết, nhưng điều đó thật sự cần thiết đối với một thủ lãnh nhiều tham vọng trong điều kiện khan hiếm khí tài như vậy. Các vũ khí có giá trị như vậy nên kéo theo việc đánh chiếm các kho vũ khí của đối phương , ngay khi một pháo đài La tin đầu hàng, ngay lập tức họ buộc phải giao nộp toàn bộ khí giới lại. Người Hồi cũng đòi hỏi sự cống nạp vũ khí từ các thành bang La tin bao gồm cả giáp cho ngựa, vào tháng giêng năm 1188 đại sứ của byxantine trong một hành động thiện ý đã gửi tặng Saladin 400 giáp lưới dài, 4000 cây thương và 5000 cây kiếm lấy dc từ người Norman-Italy. Kiến cũng được nhập khẩu qua đường thương mãi từ cả Byzantine và Châu Âu – sau này bị cấm hẳn bởi một chiếu chỉ của Giáo hoàng. Nhưng một chiến dịch quy mộ thì đòi hỏi đủ thứ quân nhu khổng lồ.
Vũ khí dc quân Saladin sử dụng bao gồm giáo, kiếm, chùy, rìu , lao, cung hỗn hợp, nỏ và đôi khi cả dây thòng lọng. Che chắn thì có khiên, áo giáp phiến, áo giáp lưới và cả loại giáp độn vải kazaghand, nón trụ. Hình ảnh phổ biến về chiến binh Saracen mang giáp nhẹ cũng như cầm đao cong là rất khác xa thực tế. Rất nhiều hay phần lớn gươm của người Hồi là loại lưỡi thẳng dù loại đao lưỡi cong dài có gốc người Thổ Trung Á đã xuất hiện ở Ba Tư vào khoảng TK 9, 10. Cung hỗn hợp (composite) từ lâu đã là vũ khí tầm xa chính ở Trung Cận Đông nhưng một thay đổi đánh kể vào thời Thập tự Chinh là ở góc còn gọi là Cung kiểu Hun ( người Hung nô) lượn mềm mại hơn kiểu cuốn ngược của người Thổ Nhĩ Kì. Các kiểu ban đầu khi kéo cho phép tăng cường lực căng nhưng lại phí phạm động năng ở 2 đầu cánh. Cánh cung quá dài cũng gây nên nhiều vấn đề cho kị sĩ cho đến khi loại cung cuốn mới trở nên ngắn hơn , gọn đến nỗi có thể bỏ vào thân ngựa mà lại cung cấp nhiều động năng hơn cho mũi tên. Mặt khác cung kiểu Thổ có lực căng dây quá lớn gây khó khăn cho cả những cung thủ lão luyện nhất. Các thông tin cho rằng cung tên của người Hồi vô hiệu trước áo giáp của quân Thập Tự là hoàn toàn sai lầm, có thể bị quy kết từ chiến thuật quấy rối từ xa nhằm làm bị thương các loại ngựa cỡi hơn là nhằm giết lính của người Hồi. Thực nghiệm cho thấy thực sự thì áo giáp không có mấy tác dụng chống lại cung tên, ngay cả khi tên được bắn từ loại cung dài (long bow ) hay dc sử dụng bởi người Tây Âu. Ngoài ra thì loại giáp phiến của người Thồ lại cho thấy khả năng chịu xuyên tốt hơn nhiều (so với giáp lưới Châu Âu).
A/ Các mảnh đồng từ lưỡi gươm và dao găm có xuất sứ I ran thế kể 12-14 ((Metropolitan Museum, New York, )
B/ Chuôi kiếm nạm vào Tk 13-14 ((City Art Museum, St. Louis)
C/ Chuôi kiếm bọc đồng TK thứ 10 ở Ai Cập trang trí Thiên Sura trong Kinh Koran CXII (ex-Storm Rice Collection)
D/ Thanh đao cong với chuôi bằng đồng TK 10 ((Metropolitan Museum, New York, )
Quy mô đội quân của Saladin
Đến tận hôm này thì đa số đều thừa nhận rộng rãi rằng quân đội Hồi có quy mô rất lớn và những đạo quân Thập tự dũng cảm luôn bị lấn áp về quan số. Điều này không phải là không có cơ sở. Dĩ nhiên tiềm năng nhân lực của các vương quốc Hồi giáo vượt xa so với các tiểu bang La tin tại Syria và Palestine , nhưng nếu tính cả Châu Âu thì phần tham chiến chỉ chiếm tỉ lệ nhỏ . Tuy nhiên , các lực lượng hỗ trợ vốn được tập trung rất đông nhưng chỉ trong thời gian ngắn dưới trướng các thủ lãnh Askar. Ai Cập có thể huy động được nhiều quân nhất nhưng ngay cả dưới triều Fatimid nơi nhiều nhất thì tối đa cũng không vượt quá ngưỡng 25.000 quân. Buồi đầu làm thống chế Ai Cập dưới quyền Nur al Din thì Saladin thừa kế nhiều trung đoàn mà một thống kê vào năm 1169 cho thấy vào khoảng 8640 quân gồm cả lính thủy, con số đáng tin nhất thì gia đình Saladin sở hữu khoảng 500 lính tinh nhuệ cộng thêm khoảng 3000 lính Thổ. Một bản báo cáo khác dc ghi nhận vào 11/11/1971 thì Saladin cho triệu tập con số 174 sư đoàn kị binh tulb (khoảng 14.000 kị binh) và khoảng 20 sư kị khác đang làm nhiệm vụ ở các vùng xa cộng thêm 7000 lính Arab bedouin hỗ trợ. Đợt giảm quân trước thời Fatimid vào năm 1174 khiến các đơn vị này bị giải thể và quân hỗ trợ bedouin giảm xuống còn 1300. Một thống kê khác vào năm 1181 liệt kê các lực lượng của Saladin gồm 6,976 lính kị tawashi , cộng thêm 1553 lính qaraghulam mamluk. Đây có thể là tổng số lực lượng của các thành phố tại Syria, dù nó không phải là số quân tham chiến trong cùng một chiến dịch. Damascus icó khoảng 1000 quân , tại Hims là 500, Hama khoảng 1,000 và Aleppo có 1,000 quân. Vùng Jazira có từ 2000 đến 4000 trong đó quân thủ thành Mosul là 1500 vào đầu thế kỷ 12.
“Trận chiến giữa Roland và Faragut ” chạm khắc đá trên mặt tiền nhà thờ San Zeno tại Verona 1138, ý tưởng trận đấu kiểu hiệp sĩ khi “gãy thường” thì dùng cả kiếm đã trở thành những mẩu chuyện hiệp sĩ trong vùng Trung Cận Đông.
Hai hình chạm khắc đầu cột tại nhà Nguyện Monreale Cathedral, đảo Sicilia cuối thế kỷ 12. Nhiều phù điêu tại Monreale miêu tả tỉ mỉ vũ khí và giáp trụ của các chiến binh khác với các vùng miên bắc Châu Âu, điều này phản ánh mối quan hệ mật thiết về quân sự giữa vùng Địa Trung Hải với các vương quốc Hồi giáo, với Byzantine và cả các thành bang Latine.
Lực lượng quân Thập Tự
Hầu hết các dòng tộc ở các Tiểu bang La tin có nguồn gốc bình thường nhưng lại nắm bắt vận mệnh của mình vào đầu TK 12. Dẫu cho không có đủ lính chuyên nghiệp để bảo vệ các lãnh thổ mới chiếm được và các tố chất của tầng lớp hiệp sĩ có vẻ kém xong họ vẫn quyết định cư ngụ tại chỗ. Thậm chí nhưng người Thiên chúa giáo bản địa còn được phong tước hiệp sĩ tại Jerusalem vào TK 12. Điều này cộng với các cuộc hôn nhân giữa các chiến binh Thập tự và phụ nữ Thiên chúa giáo bản địa đã “phương đông hóa ” tầng lớp quý tộc Latin tại đây. Tuy nhiên điều này chưa thật sâu đậm và vì thế nhiều người cho rằng về phục trang thì người Byzantine giống phương đông hơn người Latin ở Trung đông. Cùng lúc đó , một làn sóng xâm nhập của nhưng nhà buôn người Italia đổ vào tạo thành mối đe dọa xã hội với tầng lớp quý tộc mới hình thành ở jerusalem. Những hiệp sĩ tự cho có gốc Pháp xem thường các hiệp sĩ có dòng máu Italia và rồi cả hai đều bị kinh miệt là huyết thống lai bới nhóm mới đến từ Châu Âu.
Mỗi thành bang Latin có lệnh tuyển quân Marechal ,nhưng sức mạnh của nó lại bị giới hạn bởi những luật lệ cổ truyền . Ví dụ như các hiệp sĩ được miễn đánh bộ hoặc ở nơi ngựa của họ không dùng được . Tuy nhiên đàn ông trong các gia đình hiệp sĩ buộc nhập ngũ từ năm 15 tuổi và phục vụ đến 60 tuổi. Mặt khác quyền thừa kế sẽ mất nếu các hiệp sĩ đánh mất thái ấp của mình vào tay kẻ thù. Điều đáng nói là quân đội ở La tin không dựa vào lính đánh thuê như ở Châu Âu. Thay vào đó binh lính được trả tiền hoặc cho thuê đất phong . Quân đội được rút tuyển ra từ các tổ chức phong kiến như Nhà thờ, các chủ đất địa phương, các sĩ quan quân đội. Những nơi này cung cấp hiệp sĩ , kị binh cộng thêm một lực lượng lớn bộ binh. Trong trường hợp khẩn cấp thì một sắc lệnh sẽ được ban bố buộc tất cả các đàn ông phải nhập ngũ. Bộ binh sẽ được tuyển mới từ dân mới nhập cư, phần lớn trong đó là từ Jerusalem. Một số sử liệu không chắc chắn lắm cho rằng các thành bang La tin có sữ dụng lính đánh thuê và phần lớn ki binh Serjeant là thuê từ bên ngoài vùng trung cận đông. Lính đánh thuê phương tây thường phục vụ lâu dài tuy rằng hợp đồng của họ thường được làm mới sau vài tháng. Hình phạt nếu hợp đồng chưa kết thúc là tăng thơi gian phục vụ,hiệp sĩ thì phải bồi thường ngựa và các trang bị khác, một người lính bình thường thì bị xuyên tay bởi thanh sắt nung.
Nhũng chỉ huy của dòng Hiệp sĩ Templar và Hospitaller thường có khuynh hướng hung hăng với những người mới đến hơn các thủ lãnh địa phương cẩn trọng. Động cơ của họ cũng giống với lính tình nguyện mộ đạo muttawiyah bên phía quân Hồi. Trong số lính địa phương và không phải quý tộc thì vai trò lính Turcopoles là rất quan trọng. Cách thức và tên gọi vốn ảnh hưởng từ Byzantine song nó có nhiều nét tương đồng với đội quân nô lệ mamluk của quân Hồi. Không có một người Hồi nào phục vụ trong quân đội La tin dù họ có tuyển dụng những thư lại hồi giáo. Không có lãnh thổ Do thái nào ở các vùng ngày nay là Irac và Iran, người thiên chúa giáo Syria theo chính thống giáo và dòng Jacobite không được quan tâm ngay cả khi cần họ để dẫn đường.
Kị binh Ghulam : bên dưới lớp áo giáo của kị sĩ là lớp áo Tutco của người Iran. Nón trụ được tô điểm hoa văn và gắn miếng che cổ bằng da thuộc và Lớp áo giáp phiến rất nhẹ . Anh ta mang cay trượng đầu thú mang thanh gươm cong bên sườn và thêm một thanh kiếm thẳng bản nặng bên dưới yên ngựa. Ảnh của Rob Chapma.
Bức tranh tường vào khoảng giữa đến cuối TK 12 tại Cressac vùng trung nước Pháp cho thấy các hiệp sĩ Templar giao tranh với quân của Nur al
Din. Phong cách vẽ khác lạ ảnh hưởng Tây ban Nha hoặc do chính các hiệp sĩ templar mang về từ Trung cận đông.(ảnh của tác giả)
” Đội quân của Pharaoh ở Biển Đỏ” điêu khắc chạm đá ở nhà thờ San Frediano, Lucca ,cả hai kị sĩ đều mang giáp lưới dài còn ngựa chiến thì mang giáp bọc chân.
“Quỹ dữ và kẻ tội đồ ” chạm đá trên vách nhà thờ Ste-Foy, Conques, khoảng 1120-30 .Bên trái là kị sĩ vũ trang áo giáp lưới toàn thân, chóp mũ của anh ta thể hiện tội lỗi hay niềm kiêu hãnh chiến tranh. Bên phải là lũ quỹ mang chùy xích , cuốc chim và nỏ.
Tổ chức quân đội Thập tự
Cũng giống hình mẫu nước Pháp phong kiến, các thành bang La tin cũng theo nguyên mẫu với quyền lãnh đạo quân đội tập trung về Vương triều jerusalem. Quyền lực của vị vua là rất lớn vì cấu trúc quân đội thường trực trong hoàn cảnh chiến tranh xảy ra triền miên. Việc không có khả năng vươn ra vùng duyên hải hoặc đánh chiếm các đảo xung quanh nên việc duy trì một đội quân phòng thủ lớn như vậy khiến cho thật sự không đủ lãnh thổ để cung ứng quân lương xét theo một tiêu chuẩn quân đội phong kiến thông thường. Theo lý thuyết thì Vua có quyền yêu cầu các Hiệp sĩ phục vụ lâu dài nhiều hơn thường thấy ở Châu Âu, tuy nhiên trong thực tế thì thời gian phục vụ thường được điều đình tại Hội đồng tối cao cùng với việc lên kế hoạch cho các chiến dịch. Tuy Vua nắm quyền cao nhất nhưng quyền lực được phân phát tùy theo độ khó khi đương đầu với quân địch có kỷ luật. Vương quốc Jerusalem nói cung là yếu vì những vấn đề nghiêm trọng của một đạo quân vụ thuộc vào lính đánh thuê.
Vào đầu TK 12, các hiệp sĩ thập tự có đất phong sống tại các đô thành tương tự như các lãnh chúa Hồi giáo. Các thái ấp này hình thành từ 1130 ,lợi tức thu từ cảng, chợ, phí cầu đường ,sản vật thương mại và thủ công. Đổi lại chủ thái ấp phải có nghĩa vụ duy trì một lượng thường trực các hiệp sĩ hoặc các sĩ quan. Trong trường hợp các sĩ quan cũng là Hiệp sĩ thì sẽ được hỗ trợ thêm bởi lính kị binh hỗ trợ Turcopole .
Cấu trúc chỉ huy quân đội của Jerusalem giống hệt hệ thống ở châu Âu. Ba chức vị quan trọng nhất ở các thành bang lần lượt là Senechal, Connetable và Marecha. Senechal chịu trách nhiệm tất cả các pháo đài ngoại trừ cung điện của Vua, canh gác cũng như tiếp tế. Trong chiến dịch thì Senechal phụ trách ngự lâm quân của Hoàng đế. Connetable là tổng chỉ huy quân đội ngoại trừ khi vua thân chinh, người này cũng tổ chức hàng ngũ các đội bataille , phân loại giao nhiệm vụ từng đội cũng như kiểm tra độ sẵn sàng của các hiệp sĩ, ki binh hỗ trợ hoặc quân tháp tùng. Chỉ những hiệp sĩ mới dc giao chức Connetable ,có trách nhiệm đặc biệt quan trọng. Dưới đó là chức Marechal, thường là vài người người , phụ tá cho vị Connetable . Chức vị này phụ trách việc tuyển lính, kể cả lính đánh thuê , kiếm soát tiền lương , trang thiết bị cũng như tổ chức quân trang, ngựa, vật thồ hàng cho quân đội. Chỉ huy lính Turcoplole , đội lính của Nhà Vua thì nhận lệnh trực tiếp từ quan Marecha , các đội quân turcopole khác mới do các sĩ quan chỉ huy.
Một hiệp sĩ thường chỉ huy 4 hay 5 kị sĩ Serjeant , nhưng nhìn chung thì Serjeant giống quân dự bị , thường không được tập trung trong buổi tập hợp quân đầu tiên. Số quân chiến đấu tập hợp từ các chư hầu dao động rất lớn. Thái ấp của một nam tước tương tự như Jaffa hay Galilee cung cấp 100 hiệp sĩ trong khi các lãnh chúa nhỏ hơn như ” vợ của ngài Gobert Vernier’ ” chỉ cung cấp một hiệp sĩ duy nhất. Số lượng kị binh Serjeant cũng rất khác biệt ,xứ Patriarch thành Jerusalem cấp 500 lính ,còn lãnh chúa Le Herin (Yarin) chỉ cấp 25 quân,tình hình cũng như vậy đối với quân đánh thuê.
Quân hiệu tại Latin còn phong phú hơn ở tại một số phần ở Châu Âu. Vương quốc Jerusalem có quốc kì riêng vào cuối Tk 12. Sử gia Hồi giáo Baha al Din mô tả nó như là ” … cờ trông cao như một tháp Hồi giáo đặt trên một xe kéo bởi những con la, nó có nền trắng và những điểm đỏ chính ở giữa, trên đỉnh của ngọn cờ là chữ thập giá ” . Nó còn được gọi là carroccio , giống như hình ảnh tập hợp các thành bang Italia trung cổ. Điều đó cũng cho thấy sự thiếu vắng hải quân ở các thành bang Latin mặc dù các thành phố tại duyên hải cũng có đội tàu của mình.
Chiến thuật của quân Thập Tự
Đã có “khoa học chiến tranh” tại Châu Âu vào Tk 12 tại Châu Âu, phát triển thêm thành những tư tưởng chiến thuật để phát triển nhiều loại quân khác nhau.Việc lên chiến thuật cho từng trận đánh dẫu vậy cũng không hề dơn giản vì rất khó phản đoán và đầy mạo hiểm. Như thế ,bổ sung cho việc vây hãm, chiến tranh phương Tây xoay quanh việc cướp phá và phục kích mà vốnmang lại rất nhiều kỹ năng chiến thuật. Khi vị trí của một trận đánh lớn được xác định thì nó phụ thuộc rất lớn vào kị binh, làm nổi bật vai trò thống trị của các hiệp sĩ. Truyền thống chiến tranh kiểu này truyền vào các thành bang La tinh ở Syria và Palestine , nơi chỉ diễn ra vài sự thay đổi nhỏ trong tế kỷ 12. Vai trò của bộ binh tháp tùng lính kị vẫn như cũ và điều này mang lại sự lạc hậu không theo kịp các chiến thuật mới ở châu âu chẳng hạn như việc dùng trường thương.
Các thành bang La tin chịu ảnh hường bởi các láng giềng của họ đến mức nào thì không rõ ràng mấy. Ngay cả các hiệp sĩ thì chủ yếu là phục vụ theo thời hạn, do đó việc này hạn chế họ học hỏi từ các chiến binh chuyên nghiệp người Byzantine, trong khi khác biệt văn hóa không cho phép họ tiếp thu kỹ thuật của quân Hồi. Kinh nghiệm chiến đấu của các hiệp sĩ Latin chống lại quân Hồi là rất tốt, điều này bởi vì lúc ấy rất nhiều lính ở la tin chiến đấu đánh thuê cho Sultan dòng Seljug xứ Atatonia. Điều này cung cấp cho họ những chiến thuật hiệu quả chống lại quân Hồi. Tuy nhiên , chúng lại mang nặng tính phòng thủ , chủ yếu bảo vệ sự sinh tồn của các thành bang hơn là chiến thuật tổng lực tấn công tiêu diệt kẻ thù Hồi giáo. Họ tránh những trận đánh lớn vì cho rằng nếu quân đội bị thiệt hại nặng thì sẽ nguy hiểm cho các thị trấn và pháo đài, đặc biệt là khi gom quân lớn thì số lượng quân phòng thủ sẽ ở mức tối thiểu. Việc duy trì đủ số ngựa chiến cũng là vấn đề nan giải của quân la tin. Trong truyền thống âu châu, trong chiến tranh mà làm bị thương hay giết ngựa cỡi của quân thù thì đượcxem là rất tệ hay rất ngu ngốc. Quân Hồi thì khác, họ tấn công ngựa cỡi bằng thương hay cung tên.
Thời tiết có tác động lớn trong chiến tranh ở Trung Đông. Do đó việc gom quân thường bắt đầu vào đầu mùa xuân. Quân lính, vật thồ hàng, vật nuôi được gom lại. Quân đội sau đó cắm trại để theo dõi xem kẻ thù có xâm lấn không hoặc sẽ tung ra những cuộc hành quân mà có tên gốc Ả rập là caravan . Theo lề lối kiểu Pháp của các hiệp sĩ Templar, các hiệp sĩ thường dẫn đầu các nhóm quân hộ tống ,nhưng nhóm này sẽ cung cấp thương, khiên và ngựa cho các hiệp sĩ suốt trận chiến ( ngựa chỉ được cỡi trong trận đánh). Việc cần thiết phải duy trì sự gắn kết là rất thuần thục, cũng như vai trò của lính bộ binh trong việc bảo vệ ngựa của hiệp sĩ khỏi tiền quân đối phương. Trên vùng đất trống trải thì đội hinh bố trí kiểu hình vuông với bộ binh bao xung quanh kị binh còn trong vùng núi hay chật hẹp thì đội hình bố trí hàng dọc.
Các quy định cắm trại được quy định bởi luật cổ Pháp của các hiệp sĩ Templar là rất chuẩn. Các lều của các hiệp sĩ anh em sẽ quây quần xung quanh một lều nguyện lớn. Còn trong các đội quân bình thường thì chính giữa là lều chỉ huy. Lính hầu được cử đi lấy nước và củi đốt và thường không vượt quá tầm nghe của chuông trại. Nếu có báo động thì các lều gần nhất sẽ chống cự còn lại sẽ tập trung về lều chỉ huy để nghe lệnh. Các cuộc cướp phá và trinh sát mang tên gốc Pháp là chevaucher . Khi đó các hiệp sĩ sẽ mang theo giáp cụ phía sau yên, lính hộ tống thỉnh thoảng cũng dc chở phía sau. Lính Turcopole đóng vai trò dẫn đầu trong các cuộc viễn chinh và sẽ thực hiện việc trinh sát nếu quân này gồm cả các hiệp sĩ.
Khi quân La tin lâm trận, bộ binh sẽ được xếp lên trước kị binh, bi kinh tấn công qua những khe giữa các đội hình lính bộ. Vai trò chủ yếu của lính bộ là bảo vệ ngựa chiến hơn là các kị sĩ,việc này rất cần thiết để hỗ trợ lính kị tấn công có hiệu quả. Mặt khác việc phụ thuộc vào bộ binh khiến quân Latin chậm và không cơ động khi so với quân Hồi. Kích thước và cấu trúc của một đoàn kị binh rất khác nhau nhưng tổng thể thì nó rút hơn hơn nhiều so với ở Châu Âu nhằm thích ứng với kẻ thù nhanh và linh động. Khi chia nhỏ ra như vậy tồn ẩn nhiều nguy cơ bị bao vây và tiêu diệt ngay cả khi lính kị được bảo vệ bởi lớp giáp trụ nặng.
Dù kiểu tấn công kiểu hiệp sĩ này mang nặng tính phòng ngự nhưng nó vẫn hiệu quả nếu sử dụng hợp lý, tuy nhiên do nghiên về chống lại việc đối phương tấn công nên chiến thuật này khiến quân La tin kém thế chủ động, ít khi ra tay tấn công trước. Khi quân Hồi phát triển các phương án phản công thì chiến thuật này bắt đầu không còn hiệu quả. Kị binh nhẹ Hồi giáo thì lại có thể dễ dàng gom lại, tản ra hoặc quây vòng xung quanh. Khi những sự vận động như vậy không hiệu quả quân Hồi sử dụng chiến thuật giả thua , khi đó sự gắn kết của đội hình kị binh La tin sẽ bị phá vỡ nếu họ cố đuổi theo. Ngay cả bộ binh Hồi vốn rút ra những bài học cay đắng từ đầu Tk 12 cũng đã cố gắng có thể thoát khỏi những đợt công kích như vậy.
Tương phản hoàn toàn với những thông tin về kị binh, gần như không có mấy thông tin về việc tổ chức bộ binh trong các trận chiến dù các máy móc thì được ghi nhận rộng rãi. Hầu hế những pháo đài thập tự đều không đặt gần biên giới, nhưng cũng rải ra đối mặt với biên giới của người Byxantine và Hồi giáo. Những pháo đài này, vốn được xây rất nhanh có rất nhiều dạng tùy thuộc vào tình huống riêng. Dù TK 12 còn rất ban sơ và chưa phát triển song những pháo đài như vậy vẫn còn tồn tại đến cuối TK 13 hoặc được tái xây dựng bởi các kỹ sư Hồi giáo sau khi nó bị chiếm đóng . Không phải đến tận TK 13, khi mà quân Thập tự đã rơi vào thế phòng ngự , các pháo đài như vậy luôn duy trì khả năng chống lại một cuộc tấn công lâu dài. Mỗi pháo đài như vậy có một chức quan gọi là chatelain cai quản , lính canh bao gồm cả hiệp sĩ và lính Serjeants đảm nhận cả tường thành và cổng chính, trong khi dân trong thành đảm nhận phòng thủ các bờ tường bằng cung hay nỏ.
“Lính canh của các thầy cả” chạm đá đầu cột ở nhà nguyện San Paolo fuori la Mura, Rome. Hai người đội nón thóp cao có rãnh, Một người mang tấm che bảo vệ cằm còn người quỳ gối mang áo lót bông bên duối lớp áo giáp lưới dài. (ảnh của tác giả)
hai người giao chiến không mang giáp trụ , điêu khắc đầu cột tại nhà nguyện Monreale Cathedral, Sicily. (ảnh tác giả)
Điêu khắc đầu cột tại hành lang nhà nguyện Monreale mô tả một cung thủ với bao đựng tên bên hông.
Bộ binh miêu tả trong bức phù điêu ” Kẻ bội phản” tại hầm mộ nhà thờ Pistoia Cathedral . Lính không mang giáp song có nón ,mang giáo và khiên dài bảo vệ từ cằm tới chân.
Vũ khí của quân Thập tự
Các tiểu bang La tinh chưa bao giờ được xem là nơi chuyên về sản xuất vũ khí dù dân trong thành Jerusalem nổi tiếng về nghề chế tạo khiên.Phần lớn vũ khí là được nhập, chủ yếu là từ Italia hay qua các nhà buôn người Ý. Vũ khí thu được của người Hồi cũng được tái sử dụng và Luật dòng đền thậm chí còn nhấn mạnh điều này. Mặt khác vũ khí sử dụng ở thành bang La tin tương tự như vũ khí Tây Âu. Radulfus Niger, khi viết về trận Hattin đã liệt kê thành jerusalem đã được cung cấp như thế nào các loại bàn đạp, dây cương, nón sắt bảo vệ mặt, giáp trụ, kiếm, khiên, thương, ngựa và các máy móc công thành. Luật các của hiệp sĩ dòng đền đầu TK 13 có phản ánh chân thật tình huống đầu TK 12 không vẫn chưa được kiểm chứng. Nhưng theo đó thì một hiệp sĩ sẽ mang giáp lưới dài, nón sắt có vành bên trong có thêm 1 lớp giáp lưới, tấm bọc vai, kiếm, khiên, thương ,chùy, gao găm. Ngựa được phủ tấm bọc, và kị sĩ thường mang thêm 1 túi da đựng bộ giáp lưới của mình . Các lính Serjeant ngược lại với luật dong Đền thường mang giáp lưới ngắn hở tay và không trùm chân để việc di chuyển dễ dàng hơn.
Thông tin chi tiết về trang bị cho bộ binh rất ít, nhưng trong những bài thơ chansons de geste mô tả họ amng giáp lưới dài, mang rìu cán dài gisarme ,rìu kiểu Đan Mạch, chùy, gươm một lưỡi có thể là dạng khởi nguồn cho loại gươm falchion sau này ,giáo, cung, nỏ ,và lao . Thành kiến của các hiệp sĩ Châu Âu đối với cung thủ có lẽ đã được phóng đại quá mức. Tuy nhiên, nỏ đã dân trở thành một khí cụ chiến tranh thật sự thay cho phục vụ việc săn bắn tiêu khiển. Vào năm 1130, hội đồng cơ mật của Giáo hoàng đã cố gắng loại bỏ cung và nỏ trong các trận chiến trừ trường hợp chống lại quân dị giáo. Những cây nỏ thoạt đầu được làm từ cây kim tước và chúng có cánh dài so với các loại nỏ thời trung cổ sau này. Loại cung hỗn hợp, vốn cho lực bắn mạnh hơn, kết hợp với nỏ vào cuối TK 12 nhưng điều này có ở quân latin hay không thì chưa được kiểm chứng. Không có mấy ảnh hưởng trựctiếp từ nỏ hỗn hợp Trung Đông lên nỏ hỗn hợp Châu Âu cho thấy chúng được chế tạo từ những cách hoàn toàn khác nhau.
Yên ngựa cũng là một yếu tố thiết yếu cho các kị sĩ. Ngoài lớp da bọc là khung làm bằng gỗ có thêm 2 miếng đệm 2 bên đển gắn bàn đạp , ngựa còn được mang lớp vải đệm, yếm che ngực và một hoặc 2 đai gắn vòng xung quanh. Phần sau phải thật chắc chắng để chịu được lực khi kị sĩ thúc ngựa bằng chuôi giáo ngang.
Các máy móc chiến cụ của người La tin về cơ bản cũng tương tự người Hồi. Fondifles là gậy ném đá ,một trong số các dụng cụ dùng liệng hay quăng đá, còn máy ném đá lớn thì được chia ra các loại như mangonels và perieres hay petraria. Máy trebuchet là loại bắng đối trọng đáng kinh ngạc. Những thí nghiệm gần đây với trebuchet có đối trọng 200 kg có thể ném quả cầu đá 15 kg ra khoảng cách 180 m, đạng 47kg xa 100m , trúng mục tiêu 6m2. Kiểu periere hay petraria thì dùng hạn chế hơn nhưng thường áp dụng cho các máy dùng lực xoắn tương tự loaị máy của người Roma cổ. Loại máy petraria turquesa ( máy petraia kiểu thổ) được dùng vào năm 1202 là loại dùng lực xoắn điển hình, gần như hoàn toàn tương đồng với loại nỏ bắn tên kiểu qaws ziyar của người Hồi.
Lính kỵ Serjeant . Vũ khí và áo giáp của người này cho thấy kiểu miên nam Italia hay kiểu của người Siculo-Norman và nó khá nhẹ. Anh ta mang lớp mũ ni bên dưới nón sắt hình trụ và mang bao tay. Kiểu trang trí của bộ yên cương cho thấy ảnh hưởng của Hồi giáo và Byzantine .Tranh của Angus McBride.
Kiếm của quân cơ đốc .A : ở nhà thờ Maurice, German, khoảng 1198-1215 (Kunsthistorische Museum, Vienna); B: 12th-century Spanish
sword hilt (Museum Eserjito, Madrid); C: French c. 1157-75 (Royer Collection).
Phần còn lại của pháo đài Krak (Karak) sau khi bị người Hồi tái chiếm và nó là mẫu điển hình của các pháo đài Thập tự. Tường người và các tháp canh có thể được xây dựng trong cuộc viễn chinh của Reynald of Chatillon . (ảnh của tác giả)
Quy mô quân Thập tự
Trái với ngược với những thêu dệt hoang đường, lực lượng tinh nhuệ hay tầng lớp hiệp sĩ tại Thành bang Latin không hề suy yếu hay kém chất lượng. Họ không hề ôn hòa như những người Châu Âu hay tuyên bố, nhưng cũng đã học được cách tiếp cận thực tế hơn khi tiến hành chiến tranh với người Hồi. Dù họ vẫn cố níu kéo phong cách thượng võ kiểu hiệp sĩ Italia hay Pháp.
Cho đến lúc trước khi mất một lượng lớn lãnh thổ sau trận Hattin thì vương quốc Jerusalem đã có một lực lượng quân sự hùng hậu. Dựa vào những sổ sách ghi chép vào triều đại Baldwin IV, tổng cộng có khoảng 675 hiệp sĩ và 5,025 kị binh Serjeants cộng thêm lính Turcopoles và lính đánh thuê. Vào đỉnh điểm Jerusalem có thể tập trung 1000 hiệp sĩ và có thể thêm 200 đến từ tỉnh Tripoli và 1000 nữa từ công quốc Antioch. Và hầu hết thời gian đều có thêm hiệp sĩ và thương gia đến từ Châu Âu ghé thăm.
Cùng lúc đó Dòng đền duy trì một trung đoàn thiện chiến lên đến 300 kị sĩ tại Jerusalem cộng thêm hàng trăm lính Serjeants và Turcopoles. Vào năm 1168 dòng Hospitaller hứa cung cấp 500 hiệp sĩ và 500 lính Turcopole cho cuộc tấn công Ai cậpcho dù thật sự họ chỉ duy trì tối đa một lực lượng chưa đến 300 hiệo sĩ tại Trung Đông. Lính bản xứ địa phương cũng góp phần tăng thêm quân số.
KẾ HOẠCH CỦA 2 BÊN
Vị Sultan cần phải duy trì sức ép mạnh mẽ lên người Latin để tạo uy thế so với các lãnh tụ Hồi giáo khác. Saladin lúc ấy vừa hồi phục sau một cơn bạo bịnh và điều đó khiến ông ta nhận ra cái chết không xa xôi và rằng phải hành động ngay hoặc không bao giờ . Những tháng đầu năm dành cho việc cướp phá và thăm dò thực lực quân địch và làm suy yếu họ. Chỉ một lần lực lượng chính của Saladin vượt giới tuyến và không cướp phá xa hơn nữa. Tất cả nhằm một mục tiêu là dồn ép các lực lượng Thập tự vào một trận chiến quyết định. Nhưng việc ấy cũng phải tiến hành nhanh bởi sẽ rất khó khăn để Saladin duy trì quân đội lâu dài trên mặt trận. Saladin cũng phải tính tới các thủ lãnh thua trận ở trận đánh mùa xuân ở Cresson cách đó một năm, kể từ đó họ là lực lượng hiệu quả nhất bên phía người La tin.
Thất bại trong những đợt tấn công nhằm lùa quân La tin ra khỏi các pháo đài của họ, Saladin cho tập trung quân tại không xa Tiberius. Bằng việc đó, Saladin đã đặt mình vào thế nguy hiểm khi để mình nằm trong phạm vi tấn công của hai lực lượng quân địch . Nhưng cái bẫy đã khởi động , và người Cơ đốc đã hành quân giải vây cho Tibesrius. Vấn đề bây giờ tùy thuộc vào việc ngăn không cho quân Cơ đốc tiếp cận nguồn nước đây đủ một khi họ rời Sephorie (Saffuriyah) và Saladin đặt cược vào một trận đánh lớn trước khi quân Cơ đốc rời khỏi vùng đất bằng khô hạn đến đến vùng hồ Tiberius. Khu vực diễn ra trận đánh như trông đợi dĩ nhiên đã được các trinh sát của Saladin chọn sẵn. Tất cả đã diễn ra theo đúng ké hoạch của Saladin ngoại từ việc nhiều binh lính Cơ đốc đã thoát ra được khỏi trận đánh hơn họ chờ đợi.
Những gì xảy ra sau chiến thắng tại Hattin đơn giản là phá hủy quân đội latin bằng việc chiếm càng nhiều pháo đài Latin càng tốt trước khi có một đợt quân Thập tự khác đổ bộ đến. Saladin mở màn ở phía Tây trước bằng việc chiếm đóng cách thị trấn dọc ven biển, trước khi chiếm lấy nơi quan trọng nhất – vùng đất Thánh Jerusalem.
Về phần mình, sau khi tập trung tất cả lực lượng tại địa điểm đóng quân truyền thống ở Sephorie , Vua Guy đã mắc kẹt với cách đối phó truyền thống chống lại hướng tấn công từ Damacus. Quân đội ở trong các vị trí vững chắc và bằng cách đe dọa các điểm sơ hở của quân đội Saladin họ hy vọng rốt cuộc thì người Hồi sẽ rút lui. Đó là phản ứng để chống lại một cuộc tấn công được báo trước. Thực tế thì sau đó vua Guy đã quyết định giải vây cho Tiberius và giao chiến với quân Saladin trên chiến trường đã được chọn sẵn, một phản ứng đã được tiên liệu trước một cách chính xác. Guy tuy vẫn sợ bị thiệt hại dọc đường bởi quân của Saladin nhưng mặt khác ông ta hy vọng có thể đến kịp tiêu diệt quân Hồi tại vùng phía tây hồ Tiberius, nơi rất khó trốn thoát.
Như vậy Saladin đã có ưu thế so với quân Latin, dù vậy nơi diễn ra trận đánh sẽ rất thiếu nước dù quân Hồi vẫn duy trì khoảng cách tấn công từ những con suối ở làng Hattin. Như vậy khiến cho Guy đã tiến quân về hướng đó, với bộ binh bảo vệ kị binh, cách duy nhất để tổng tấn công lực lượng chính của Saladin. Tuy nhiên sau đó quân Latin đã thoái lui, dù không rõ tại sao, có lẽ họ đã kém nhuệ khí đi rất nhiều và những cơ khát cồn cào khiến đoàn quân không thể rời xa nguồn nước.
Sau thảm họa tại Hattin thì tất cả những gì mà phần còn lại của quân Latin có thể làm là cầm cự chờ đợi cứu viện. Mà quân cứu viện thì còn lâu mới đến được dù các thành phố duyên hải luôn có niềm hy vọng rằng quân cứu viện sẽ đến theo đường biển. Điều này lý giải tại sao mà họ thể hiện nỗ lực cầm cự tuyệt vời ,trong đó pháo đài Tyre (Sur) đã thành công.
“Chedorlaomer bị đánh bại bởi Abraham” tranh tường giữa TK 13 trên trần nhà thờ tại Parma, miêu tả cảnh kị sĩ chiến đấu,dù chỉ người bên trái trong hình là sử dụng cây thương đặt ngang hông .
“Trận chiến giữa Banu Zabba và Banu Shayba'” bản thảo cuối TK 12 đầu TK 13 Warqa wa Gulshah tại Azarbayjan. Chiến binh đang múa gươm đỡ rừng tên bay đến như mưa.(Topkapi Library,Istanbul, Ms. Haz. 841)
DIỄN BIẾN CHÍNH
Thỏa thuận hưu chiến giữa Saladin và vương quốc Jerusalem mang lại tình cảnh bấp bênh vào đầu năm 1187 ở bờ tây sông Jordan trong khi xa hơn về phía nam Reynald xứ Chatillon vẫn tiếp tục thu thuế vào nhưng người hành hương Hồi giáo di chuyển giữa Ai cập và Syria. Đột nhiên ,mùa đông năm đó Reynald tấn công một đoàn lữ hành lớn, bắt giữ đoàn lữ hành và cả quân hộ tống. Có lẽ ông ta chor ằng một đoàn lữ hành lớn như vậy là vi phạm thỏa ước hưu chiến, hoặc ông ta nghĩ Saladin tiếp tế cho hầu tước Raymond trong cuộc tranh chấp với vua Guy, hoặc ông ta đơn giản chỉ là một kẻ cướp như hầu hết các sử gia Hồi giáo đều tin như vậy. Câu chuyện rằng có một người em gái của Saladin và con cô ta có mặt trong đoàn lữ hành là không đúng sự thật nhưng hành động đó của Raynold, cộng thêm việc vua Guy không có hành động gì để trả người cho Saladin một cái cớ hoàn hảo để tái khởi động cuộc chiến.
Vào đầu năm Hồi giáo thứ 583 ( 13/3/1187) vị Sultan điều quân từ Damacus tới vùng nhiều nước gần Ras al Mai’ và gửi thư yêu cầu các vương quốc láng giềng gửi tình nguyện quân đến chuẫn bị cho cuộc thánh chiến . Một tuần sau ,em trai của ông là Al Adil ,thủ hiến Ai cập dẫn quân từ Cairo đến thẳng Syria. Cùng lúc ,Husam al Din Lu’lu mang 15 tàu gallie từ sông Nile xuôi dòng đến Alexandria. Xa hơn về phía bắc, Taqi al Din mang quân từ phòng tuyến Antioch đến Aleppo. Vào lúc này đang là tháng Hồi giáo Muharram khi có nhiều tín đồ trở về nhà từ Mecca. Vì vậy Saladin cho tụ quân lại tại Ras al Mai’ và giao quyền điều khiển cho con trai là Al Afdal và có lẽ e ngại một đợt cướp bóc nữa của Reynold nên ông ta tự mình dẫn quân bản bộ về phía nam Bursa để bảo vệ cho dòng hành hương. Vào ngày 20 tháng tư Taqi al Din tiến quân đến pháo đài Harenc (Harim) , bên phải phòng tuyến Antioch cùng lúc thì một lực lượng nhỏ của Saladin tấn công vùng Oultrejordain . Vào ngày 26 tháng 4, ngày mà đội quân Ai cập của Al Adil dự định đến được Aqabah, Saladin tự mình tấn công thành Krak , bao vây pháo đài để các lực lượng khác tự do tấn công vào các tỉnh lị xung quanh. Saladin cũng lệnh cho Al Afdal tấn công các vùng lân cận phía đông nhưng sau đó hủy mệnh lệnh, bảo Al Afdal đóng quân chờ chỉ thị .
Trong lúc đó các quý tộc latin cố thuyết phục vua Guy giảng hòa với hầu tước Raymond, người vẫn chiếm đóng vùng đất thuộc về vợ mình tại Tiberius. Một đoàn đại biểu được gửi đi bao gồm Balian d’Ibelin, chỉ huy dòng Cứu thế, Archbishop xứ Tyre, Reynald xứ Sidon và Gerard de Ridefort,chỉ huy dòng Đền. Khởi hành ngày 29 tháng 4, đoàn người di chuyển chậm chạp về Tiberius. Nhưng ngay ngày hôm sau đó, sứ giả của Al Afdal đã đến Tiberius với lá thư của Saladin. Thư viết rất lịch sự xin phép “người bạn”, bá tước Raymond cho phép tiền quân của người Hồi băng qua lãnh thổ vào ngày hôm sau. Thư viết , họ mong rằng điều đó không ảnh hưởng đến uy quyền của bá tước ở xứ Galilee , vì họ muốn đến vùng đất của vua Guy ở xung quanh Arce . Không hề biết về đoàn sứ giả đã lên đường kia, Raymond đồng ý với điều kiện người Hồi phải quay lại trong ngày và không được gây tổn hại gì.
Vào sáng mồng 1 tháng 5, một đội quân Hồi băng qua những bức tường thành Tiberius và rẽ về hướng tây. Nhóm quân từ Jazira được chỉ huy bởi Muzaffar al Din Gokbori ,và một trung đội khác từ Damacus dưới quyền vị amir người Thổ Qaymaz al Najmivà toán của Dildirim al Yaruqi với quân từ Aleppo. Al Afdal thì nắm chủ lực quân đóng lại tại phía đông nam hồ Tiberius. Bá tước Raymond lúc này đã nhận được tin đoàn sứ giả của vua Guy sắp đến và gửi lời cảnh báo gấp cho họ. Lúc này phái đoàn sứ giả không có mặt Reynald xứ Sidon hoặc Balian d’Ibelin người hẹn họ gặp nhau tai la Feve (Al Fulah). Đa phần đoàn sứ giả này đã nghe tin về tiên phong quân Hồi vào đêm hôm trước, thông qua lời cảnh báo của Raymond ở Galilee. Gerard de Ridefort cho tập hợp các hiệp sĩ dòng đền trong khu vực vào đêm 30 tháng 4 và vị chỉ huy dòng Đền mượn thêm 90 hiệp sĩ từ lâu đài Caco (Al Qaqun). Sáng hôm sau Gerard mang những hiệp sĩ này cùng quân bản bộ của mình tới thẳng Nazareth nơi họ nhập với các hiệp sĩ thế tục khác rồi tiến về phía đông hướng đến Nhưng con suối ở Cresson (Ayn Juzah) gần khu vực làng Ayn Mahil hiện nay. Vào lúc này Gerard đã có một lực lượng khoảng 130 hiệp sĩ, một lượng không xác định lính Turcopole và khoảng 400 bộ binh. Lực lượng của Gokbori được cho vào khoảng 7000 ngàn quân dù đấy là con số hơi phóng đại ,có lẽ vào khoảng 700 người là hợp lí.
Diễn biến trận đánh được ghi nhận cụ thể dù số quân chưa được chính xác. Ngược lại với ý kiến của Chỉ huy dòng Đền và dòng Cứu thế, Gerrald cương quyết tấn công bất ngờ vào quân Hồi. Đây là hành động tự tin thái quá đến mức tự sát, ngày nay các sử gia Hồi giáo cho rằng một trận chiến xáp la cà chớp nhoáng đã diễn ra trong một khu rừng. Các hiệp sĩ dòng Đền và dòng Cứu thế cùng các kị sĩ tiến nhanh và đuổi kịp đối phương dù rằng như vậy họ đã bỏ bộ binh bảo vệ lại phía sau. Đội quân của Dildirim al Yaruqi nhận lãnh cú tấn công nhưng họ đã cầm cự xuất sắc. Sau đó Gbkbori và Qaymaz al Najmi phản công với giáo và gươm, kị binh La tin nhanh chóng bị bao vây và tràn ngập. Chỉ Gerard de Ridefort và một nhúm kị binh có thể trống thoát hoặc thoát chết. Quân Hồi sau đó càng quét bộ binh Latin rồi tiến hành cướp bóc các vùng xung quanh. Việc quân của Gokbori sau đó quay trở lại đất của Ramond mà không gây tổn hại gì thêm cho thấy kỉ luật rất tốt của quân Hồi.
Trận thua tại Các con suối ở Cresson ngày 1 tháng 5 có tác động mạnh mẽ. Dù nó đã khiến vua Guy và Bá tước Raymond gác bỏ mốt bất hòa sang một bên, nhưng Dòng Cứu Thế mất chỉ huy còn dòng đền cũng chịu tổn thất nặng nề. Có thể nhuệ khí của quân La tin chưa bị ảnh hưởng nhưng bên phía quân Hồi thì tăng lên đáng kể. Cùng thời gian này thì hải đội Byzantine của Hoàng đế tiến hành tấn công đảo Cyprus , lảnh thổ của người tranh chấp vương quyền. Chẳng may kẻ nổi loạn này lại là đồng minh của Công quốc Latin Antioch, thế nên Hoàng đế Issac Angelus bị tố cáo là đứng về phe Saladin. Mối liên hệ giữa những người latin và người Chính thống giáo Hy lạp như vậy đã đóng băng trước khi đòn tấn công của Saladin bắt đầu.
Đỉnh Jabal Tabur (núi Tabor) vươn lên từ những ngọn đồi xứ Galilee, phía xa là làng Ả rập Ayn Mahil gần nơi Các con suối ở Cresson nơi mà quân của Gokbori đánh bại các hiệp sĩ dòng Đền của Gerard de Ridefort vào ngày 1/5/1187.
HỘI QUÂN
Xuôi về phía nam quân của Al Adil gia nhập lực lượng nhỏ của Saladin rồi họ quay sang tàn phá vùng Oultrejordain và khuyến khích nông dân di cư về các vùng đất Hồi giáo. Vào cuối tháng 5 thì tất cả những gì Raymond còn giữ được chỉ là lâu đài Krak và Montreal. Tuy nhiên chiến thắng của Gorbori đã làm thay đổi chiến lược của Saladin vì giờ tây quân la tin sẽ tiến về Damacus thay vì giải cứu vùng Oultrejordan. Vì thế Saladin quay ngược lên phía bắc với vài đội quân Ai cập, trong khi Al Adil quay trở về Cai rô, đồng thời lệnh cho Al Adaf chuẩn bị vùng nhiều cỏ và nguồn nước để tập trung một lực lượng lớn quân đội. Cuối cùng khu vực trại của Nur al Din tại Tal ‘Ashtarah đã được chọn. Tại đó Saladin và Al Adaf tụ quân vào ngày 27 tháng 5. Một quân lệnh khẩn được ban ra để gom quân vùng Syria và Jaria. Lúc này quân đoàn của Taqi al Din đang bị kìm chân bởi công quốc Antioch hoặc những người Armenia xứ Cicilia nhưng vào đầu tháng Sáu ông ta đạt được thỏa thuận ngừng chiến với họ và đưa lực lượng lớn của mình về phía nam để gia nhập với Saladin. Một cách nhanh chóng các cánh quân từ khắp nơi Syria, Mardin, Nisibin, Diyarbakr và cả những khu vực phía nam Thổ Nhĩ Kì ngày nay cộng thêm Mosul and Irbil phía bắc I rắc đã đến cắm trại tại vùng Tal ‘Ashtarah. Đến ngày 24 tháng sáu thì một đại doanh trại Ard tại Tasil đã được thành lập kéo dài vài dặm, quân lực lên đến 12,000 kị binh thiện chiến, cộng thêm các loại quân khác tổng số lên đến 45.000 quân.
Một lâu đài của quân Thập tự tại Saffuriyah (Sephorie) với của vào chặm đá tinh xảo. Phần trên của nó được xây lại bởi những người Ả rập đại phương dưới quyền Tahar al Umar vào năm 1745. Vào tháng 6 1187 thì quân của Saladin đã hội quân tại những con suối xung quanh đây (ảnh của tác giả)
Những con suối tại Muzayrib vào đầu mùa xuân. Đất đai màu mỡ phía bắc thung lũng Yarmuk có nhiều con suối như vậy cung cấp nơi đóng quân cho các lực lượng của Saladin. Nơi này không những cung cấp nước cho người mà còn nhiều cỏ cho ngựa chiến. (ảnh của tác giả)
Các sự kiện kể trên cũng đã đến được vương quốc Jerusalem. Sau trận đại bại tai Suối Cresson bá tước Raymond gởi trả lại toàn bộ lính đã mượn của Saladin và quay sang công khai thần phục vua Guy. Tuy nhiên bên dưới đó vẫn còn âm ỉ những bất mãn, đặc biệt là giữa Raymond và Gerard de Ridefort , chủ soái dòng Temlar. Quân latin bị mất tại Cresson vào khoảng 130 hiệp sĩ và việc Saladin tàn phá Oultrejadan cũng làm suy yếu thêm tiềm lực của họ. Đối diện với tình thế quan trọng này, vua Guy hạ chiếu tuyển mộ toàn bộ người công giáo tòng quân. Cùng lúc Gerard de Ridefort chuyển lượng tiên nhận được từ vua Henry II và ông ta dùng tiên này để tuyển mộ lính đánh thuê, chủ yếu là kị binh Serjeant mà giờ đây chiến đấu như là lực lượng quân đội nước Anh. Đội quân này đóng tại khu vực suối nước xung quanh lâu đài Sephorie (Saffuriyah). Vào cuối tháng sáu, lực lượng này bao gồm 1200 hiệp sĩ, khoảng 4000 kị binh nhẹ Serjeant và Turcopole. Thêm lực lượng bộ binh từ 15.000 đến 18.000 hỗn hợp các loại từ những nỏ thủ thiện xạ đến dân địa phương không có kinh nghiệm tác chiến. Như vậy Saladin đã có lợi thế gấp 2 đến 3 lần về quân số dù quân Hồi kém hơn về quân thiết kị. Các tướng bên phía La tin bao gồm chỉ huy dòng Đền, chỉ huy dòng Cứu thế, Bá tước Tripoli, Reynald de Chatillon, Balian d’Ibelin, Reginald xứ Sidon, và Walter Gamier lãnh chúa vùng Caesarea.
Bên phía đội ngũ của Saladin cũng đã duyệt xong. Taqi al Din nắm phía cánh phải, Gobori bên trái , Saladin ở trung quân kiêm thông lãnh binh tiên phong và hậu quân. Vào ngày 26 họ tiến binh đến Khisfin vùng cao nguyên Golan. Ngày tiếp sau họ tràn đến cực nam cao nguyên ,cắm trại tại Al Qahwani, khu vực đầm lầy nằm giữa hồ Tiberius và 2 con sông Jordan và Yarmouk. Những toán quân nhỏ được tung ra băng qua Jordan để tấn công khắp khu vực Nazareth, Tiberius và núi Tabor. Như vậy cuộc xâm lăng đã bắt đầu.
Vua Guy nắm giữ vị trí thông soái các đạo quân ở Acre cũng đã di chuyển tới Sephorie để chuẩn bị. Thời điểm chính xác quân của Saladin băng qua Jordan có lẽ nhằm ngày 30 tháng 6, họ bao vây Tiberius và cử trinh sát đến Sephorie còn quân chủ lực hạ trại tại Cafarsset (Kafr Sabt). Khu vực này có nhưng con suối nằm giữa, ngăn cách với phía vị trí của quân Latin. Ngày 1 tháng 7, Sladin tự minh tiến quân tới Sephorie, có lẽ hy vọng càn quét lực lượng của vua Guy ra khỏi đây. Cùng này ông tung tiền quân tiến đến Lubia (Lubiyah) vị trí nằm giữa lộ trình giữa Sephorie và Tiberius.
Ngày mồng 2 tháng 7 ,Saladin tấn công Tiberius với một phần lực lượng có sử dụng cả các chiến cụ công thành , như vậy ông ta cũng đặt mình vào thế nằm giữa quân phòng thủ Tiberius và lực lượng chính quân Thập tự nếu nó tấn công từ Sephorie. Với một bên là hồ lớn và một bên là dốc núi dựng đứng thì sẽ khó rút lui và thoát khỏi đây trong trường hợp thất bại nhất là lực lượng của Saladin chủ yếu là ki binh. May mắn là lực lượng phòng thủ tại Tiberius đã bị rút giảm đáng kể và thành bị đạ bị hạ vào lúc đêm xuống. Quân phòng thủ và nữ bá tước Eschiva -vợ của Raymond rút lui về nơi trú ẩn và tiếp tục kháng cự quân Hồi.
Bên trái là kị binh Hồi ,bên phải là lính kị Serjeant với cờ hiệu (tranh vẽ của Angus McBride.)
Phần còn lại của nhà thờ thiên chúa và tường thành góc đông bắc Tiberius nằm về phía nam Tiberius ngày nay. Lực lượng của vị Sultan nằm ở phía xa trên đỉnh đồi.
Trong lúc này thì vua Guy vẫn chỉ huy hội đồng ở Phephorite. Bá tước Raymond không đồng ý tiến quân để giải vây cho Tiberius vì đó rõ ràng là điều Saladin muốn. Nếu họ cố thủ thì khi đó Saladin phải lựa chọn hoặcrút lui hoặc phải tấn công vào vị trí khiên cố của đối phương. Còn nếu họ tiến quân mà lúc này đang giữa mùa hè, họ sẽ thiếu nước trên đường đi vì không có nguồn cung cấp nào trên sa mạc, Raymond cũng nhấn mạnh rằng họ cũng sẽ không kiếm được thức ăn cho ngựa. Nhiều người trong hội đồng vẫn giữ sự nghi ngờ với Raymond như là kẻ phản bội vì quá khứ liên minh với Saladin của ông ta, còn Gerard de Ridefort thì quy kết ông ta là kẻ hèn nhát không hơn. Đến lúc ấy thì Raymond vẫn thành công khi thuyết phục họ án binh bất động. Suốt tối mồng 2 tháng 7, Gerard de Ridefort liên tục nài nỉ vua Guy bằng đủ lý lẽ cả ngoại giao và quân sự, có lẽ ông ta cũng nhấn mạnh rằng tiền của vua Henry đã được dùng hết mà không tham vấn ý kiến của ông ta nên giờ đây nó không thể bị lãng phí.
Cuối cùng vào sáng ngày 3 tháng 7, quân Cơ đốc thức dậy vào rạng sáng và được thông báo rằng họ sẽ hành quân đến Tiberius. Có nhiều lộ trình khả dĩ để khởi hành. Họ có thể vòng qua phía nam về hướng Casal Robert (Kafr Kana) sau đó đi về đông bắc để nhập vào đường lớn đến Tiberius gần Touraan (Tur’an) nơi có một con suối nhỏ, hoặc nó có thể thẳng tiến đến Touraan bằng cách đi thẳng hướng bắc sau đó rẽ sang phía đông. Cách vài kilomet phía đông Touraan thì con đường rẽ nhánh, hướng chính đến thằng vị trí của Saladin ở Cafarsset, trong khi nhánh kia cũng đến Tiberius nhưng lươn lên phía bắc đến Lubia và vịnh Hattin . Cách Tiberius khoảng 2 km thì cả hai nhánh đường nhập lại và xuôi theo triền dốc dẫn thẳng xuống hồ. Con đường phía bắc giữa Touraan và Tiberius rẽ nhánh khoảng cách Lubia khoảng 2km. Ở đây có đường mòn lương lên phía bắc về phía bên kia của vịnh Hattin. Con đường dốc đổ xuống theo hướng các dòng suối và đi qua hẻm núi nổi tiến Wadi Hammam để đến hồ nước tại Magdala (Al Majdal).
Vua Guy chọn hướng đi đến Casal Robert. Đội quân khởi hành vào sáng sớm với với ba quân đoàn trong đó Bá tước Raymond dẫn tiền quân, vua Guy ở trung quân nơi có mang theo vật Thánh tích, cây thập giá được cho là đã đóng đinh chúa Jesus được canh gác bởi các giáo sĩ xứ Acre và Lidde (Lydda). Balian d’Ibelin chỉ huy hậu quân nơi có lực lượng hiệp sĩ dòng Đền. Mỗi quân đoàn đều có kị binh được bảo vệ bởi bộ binh xung quanh. Một vài điềm gở được báo trước xói mòn nhuệ khí của binh sĩ, mà có lẽ họ sẽ còn thất vọng hơn nữa nếu biết mình sẽ tham gia chặng hành quân dài, nóng nực, đầy gió bụi và khát khô cổ họng ngay cả nếu họ không phải gặp địch quân. Khi đoàn quân vừa khởi hành, một phụ nữ Hồi được cho là tâm thần bất định đã hát nguyền rủa họ. Các binh sĩ bức bối bèn cố thiêu cô ta bằng một đống lửa nhưng không thành công nên một binh sĩ đã chẻ cô ta bằng rìu. Còn ngựa chiến thì được kể đã không chịu uống nước trước khi khởi hành, làm trầm trầm trọng thêm vấn đề thiếu nước khi hành quân.
Lúc này Saladin đang ở bên ngoài thành Tiberius được tin quân địch xuất phát ngay lập tức cho quân trở về nơi đóng trại chính ở Cafarsset chỉ để lại một lực lượng nhỏ canh phòng Tiberius. Các biệt đội được phái đi quấy rồi quân địch trong khi lực lượng chính vẫn chờ đợi cho đến khoảng 10h khi vua Guy đến được Touraan. Một vài nhóm quân cơ đốc tách ra để đến uống nước tại suối Tourraan trong khi lực lượng chính vẫn tiến lên phía trước. Việc không nghỉ để uống nước làm xuống tinh thần binh lính. Sự quấy rối càng được tăng cường khi họ tiến gần đến vị trí của Saladin ở Cafarsset, với cái nóng thiêu đốt, cơn khát trong tiếng trống trận thình thịch của quân Hồi và lúc này một phần ngựa chiến liên tục bị triệt hạ bằng tên. Các cuộc tấn công tái diễn vào buổi chiều càng kéo chậm bước tiến của đoàn quân và khi Bá tước Raymond dẫn tiền quân đến được con đường gần Manescalcia (Miskinah) thì được tin báo hậu quân phía sau đã buộc phải tạm nghỉ chân dọc đường. Đây là bước ngoặc quan trọng đã làm thay đổi kế hoạch của họ.
Tin chắc rằng họ không thể xuyên phá quân của Saladin phía trước, bá tước Raymond thuyết phục vua Guy rẽ trái theo dường nhỏ đến khu vực có các con suối ở Hattin cách đó chỉ 6 km. Từ chỗ ấy thì họ thể đến kịp hồ Tiberius vào ngày hôm sau.
Đội quân giờ đây dàn trải ra trên khu vực đất bằng kéo dài chí ít là 2 km với việc Jabal Tur’an kéo dài cánh quân bên sườn trái dọc theo khu vực rừng cây xuôi xuống một ngọn đồi ở làng Nimrin. Bên cánh phải là những khu làng xứ Sejera (Shajarah) và Lubia nằm cạnh khu rừng bên kia sườn đồi. Phía trước là vịnh Hattin mà họ có thể thấy được mặt nước hồ Tinerius bên phải nó. Làn nước mát lạnh trông có vẻ gần đối với những con người tuyệt vọng song sự thật là nó cách xa những 12 km nữa. Quân cơ đốc cố gắng đổi hướng và nhanh chóng rơi vào tình thế bối rối. Saladin chắc chắn luôn có cái nhìn toàn cảnh từ những ngọn đồi phía nam đã nhận ra họ cố làm gì nên đã gởi quân đoàn của Taqi al Din đến để chặn đường đến Hattin. Nếu Taqi al Din vẫn phụ trách cánh trái của Saladin thì quân đoàn này sẽ giao chiến trực diện với quân của Raymond. Raymond cũng biết quân Hồi cố chặn đường đến Hattin nên cố gắng tăng tốc nhưng việc này là không thể. Bối cảnh Taqi al Din tiến công vào cánh trái tiền quân cơ đốc như thế nào chưa được rõ ràng. Có lẽ quân của ông ta bố trí ở nhưng ngọn đồi đông bắc Lubia, khóa con đường chính đến Hattin. Vì nhanh hơn nên họ có lẽ đã tiến sang bên phải ,đâu lưng lại với khu đồi gần làng Nimrin. Như vậy sẽ khóa được con đường từ Manescalcia đến cuối bình nguyên nơi đổ xuống là những con suối ở Hattin. Nhưng đồng thời như vậy cũng lại mở ra lối chính ở phía đông, vì thế Saladin có thể di chuyển trung quân đóng trệch về phía cánh phải. Vị Sultan chắc chắn đã đóng đại bản doanh ở khu đồi gần làng Lubia tối đêm hôm trước.
Ngôi làng Tur’an ,một trong số ít ỏi khu làng của người Ả rập còn tồn tại sau cuộc càng quét của Isarel. Nằm phái trước ngọn đồi Jabal Tur’an và có con suối duy nhất giữa Saffuriyah và Hattin. Nơi đây đoàn quân của vua Guy đã đi qua vào ngày 3/7/1187 nhưng không dừng lại để uống nước (ảnh tác giả)
Gorbori bên cánh quân phía trái của Saladin bố trí quân xung quanh những ngọn đồi gần Sejera có lẽ đã tấn công hậu quân của vua Guy khiến cho ông này phải ra lệnh dừng chân. Các hiệp sĩ dòng Đền cố gắng đột phá vào quân quấy rối để buộc họ rút lui nhưng không thành công. Lúc này Bá tước Raymond thốt lên ” Lạy chúa, trận đánh như thế đã định đoạt, chúng ta đã bị phản bội, đất đai đã bị mất rồi !” và cố gắng thuyết phục vua Guy rút quân và đóng trại xung quanh Manescalcia dù nhưng những khác vẫn cố gắng thử tấn công vào vị trí của Saladin như là cơ hội cuối cùng để chiến thắng. Lúc này vị vua đồng ý nghe theo Raymond, có lẽ hy vọng sẽ tấn công về suối Hattin vào ngày hôm sau khi đã sắp xếp lại đội hình. Nhưng quân Hồi tiếp tục quấy phá họ mãi cho đến tận khi đêm xuống.
Khu vực đồi chỗ quân cơ đốc hạ trại có nhiều cây cối . Quân đoàn của Taqi al Din đóng tại khu bình nguyên giữa Nimrin và vinh Hattin, còn quân của Saladin đóng xung quanh đồi Lubia. Không rõ Gorbori đóng trại ở đâu nhưng có lẽ cũng gần thung lũng nơi họ giao tranh với quân cô đốc. Trong đêm đó thì hai bên ở gần nhau đến nỗi quân canh hai bên có thể nghe thấy nhau. Khát khô và chán nản quân La tin lại phải nghe tiếng trống trận, tiếng cầu nguyên , tiếng hát của quân Hồi trong khi đó điều kiện bên trại quân Hồi hoàn toàn khác hẳn. Đêm đó Saladin cho quân nghỉ tại Cafarsset, bao gồm cả bộ binh. Hơn bốn trăm bao tên đã được phân phát và quân lính cũng được cung cấp quân lương đầy đủ. Bảy mươi con lạc đà chở bao đựng tên đã sẵn sàng chuyên chở cho trận chiến hôm sau. Trong khi quân cơ đốc lả đi vì khát thì quân Hồi lại có từng đoàn lạc đà thồ bao chở nước da dê đến từ Hồ Tiberius. Những túi này được đổ vào hồ chứa trong các trại của quân Hồi. Quân của Saladin cũng thu thập nhiều bụi cây xung quanh khu đồi vốn có nhiều cây kế khô héo (một loại cây dại có hoa màu đỏ hoặc vàng) vào thời điểm đó trong năm. Họ dùng chất đống cây bụi này tung theo chiều gió về phía trại của quân cơ đốc để cản tầm nhìn khi giao chiến.
ĐẠI CHIẾN TẠI HATTIN
Bình minh ngày 4/7 đoàn quân cơ đốc thức dậy chuẩn bị khởi hành. Bá tước Raymond lại nắm tiền quân, bổ sung thêm quân từ Antioch. Quân Latin đã nhụt chí xong Saladin không cản trở quá trình chuẩn bị của họ, có lẽ ông ta không chắc họ sẽ cố gắng tiến về làng Hattin hay là tấn công liều chết về phái đóng quân của mình. Không rõ khi nào thì quân Hồi đốt khói của các đám cây bụi, có thể lúc trước khi quân địch chuẩn bị đội hình hoặc lúc bắt đầu giao tranh hoặc khi các đạo quân cơ đốc rút lui về vịnh Hattin. Những đống lửa này đã được Saladin cho chuẩn bị cẩn thận từ trước sắp xếp theo thứ tự khi quân địch tiến đến. Những đống lửa cuối cùng được đốt bởi quân tình nguyện, còn thay phiên nhau chuẩn bị đống củi là nhóm quân đặc biệt của Saladin muttarpiya, tuy đông nhưng không trải qua huấn luyện. Quân Hồi cũng đầu độc nguồn nước ngầm từ nước hố đào từ đêm hôm trước.
Vài hiệp sĩ có kinh nghiệm phục vụ cho quân Hồi thúc dục vua GUy phải tấn công ngay vào vị trí của Saladin nhưng bị gạt bỏ, đoàn quân tiến thẳng về Hattin cách đó vài dặm đường. Tình hình xấu đến nỗi sáu hiệp sĩ và vài lính serjeant đã từ bỏ hàng ngũ và đầu quân cho Saladin đồng thời báo cho ông ta biết đấy là thời cơ thuận lợi để tấn công. trong số này có Baldwin de Fotina, Raulfus Bructus và Laudoicus de Tabaria. Lúc này Saladin tung quân trung tâm và có thể cả quân cánh trái của Gorbori tấn công. Quân dòng Đền chống trả và cánh quân tiên phong của Raymond cũng giao chiến với quân bên mạn phải của Taqi al Din đang chận đường. Sử gia duy nhất miêu tả cảnh quân thập tự sắp sửa phá được vòng vây là Ibn Khallikan khi viết trong tiểu sử về Gokbori và Taqi al Din “cả hai vị tướng, ông ta viết, đều cố gắng giữ trận địa trong lúc quân đội đang tan tác và rút lui. Binh lính sau đó biết rằng hai vị chỉ huy vẫn cố bám trụ quyết chiến bèn quay lại tấn công và cuối cùng người Hồi đã chiến thắng “. Saladin cũng mất một tướng trẻ yêu của mình, một vị amir tên là Manguras ngay lúc bắt đầu giao tranh, ông này tham chiến bên cánh phải là thống chế xứ Hama dưới quyền Taqi al Din. Manguras vượt lên trước và giao chiến tay đôi với một hiệp sĩ vô địch nên ngã ngựa và bị chặt đầu. Các nguồn khác thì nói anh này bị bao vây và bị hạ bởi số đông.
Quân cơ đốc tấn công theo đội hình tiêu chuẩn với những hàng bộ binh gồm cả cung thủ nỏ thủ để bảo vệ kị binh. Kị binh đã đầy lùi đợt tấn công đầu tiên của Saladin nhưng lại mất nhiều ngựa chiến. Tệ hơn là bộ binh đã bị phá vỡ và một số chạy dạt về phía đông. Các nguồn Hồi giáo cũng đồng tình rằng các binh sĩ khát nước đã bỏ chạy về phía hồ Tiberius dù nơi này xa hơn nhiều so với suối Hattin. Các sử gia Cơ đốc lại viết rằng binh lính tìm nơi trú ẩn tại vịnh Hattin nhưng các nhà nghiên cứu hiện đại cho rằng họ không thể làm điều đó khi phải vượt qua đội quân của Saladin. Joshua Prawer ,một chuyên gia về trận đánh thì cho rằng Saladin đã dùng toàn bộ lực lượng bao vây quân cơ đốc với cả cánh quân của Taqi al Din bên cánh trái và Gorbori bên cảnh phải còn lực lượng trung tâm của Saladin tấn công vào phía trái quân cơ đốc. Nhưng Saladin đóng trại ban đêm tại Lubia ở phía nam , và mục tiêu tối thượng của ông ta là ngăn quân cơ đốc tiếp cận với nguồn nước cả ở làng Hattin phía đông bắc hay về phía hồ Tiberius phía đông.
Lý giải hợp lý sẽ là Taqi al Din khóa đường đến Hattin bằng cách chốt tại cửa vịnh cho đến đồi Nimrin còn quân trung tâm của Saladin sẽ trải từ cửa vinh đến đồi Lubia để chận đường đến Tiberius trong khi quân đoàn của Gorbori sẽ đóng giữa đồi Lubia và núi Jabal Tur’an để chận đường rút lui về phía tây đến làng Touraan. Dựa lựng vào phía núi là chiến thuật phổ biến trong kỵ binh Thổ. Ngược lại thì đóng xung quanh một ngọn đồi trung tâm mới là chiến thuật đặc trưng của bộ binh. Rõ ràng Saladin lo ngại việc quân latin có thể thoát về Tiberius nên ông ta ra quân lệnh bằng mọi giá phải chặn họ lại. Thế nên đợt tấn công đầu tiên của Raymond đã làm lỏng mối liên kết giữa Saladin và cánh quân của Taqi al Din. Nếu điều này xảy ra thì bọ binh đang bỏ chạy về phía đông có thể đến được hồ Tiberius vốn có thể nhìn thấy được phía bên phải của vịnh. Nếu muốn chặn đường đó Saladin sẽ cho quân tràn qua cánh phải. Trong cố gắng để lập tường phòng thủ vua GUy đã ra lệnh dừng quân hạ trại tuy nhiên tình cảnh quá rối loạn nên chỉ có 3 lều được lập gần chân núi đâu đó phía tây ,tây nam gần Vịnh. Khói từ các đống cây bụi cũng phát huy hiệu quả, làm cay mắt quân cơ đốc và làm cơn khát nước thêm khô khát. Mùa này gió thổi từ hướng tây và quân muttawiya lợi dụng khi họ đốt lửa từ các khu đồi giữa Jabal Tur’an và Nimrin.Số quân Hồi xung quanh vịnh Hattin cũng phải chịu đựng khói này, nếu không lẽ tạo khoảng trống giữa Saladin và Taqi al Din.
Cùng lúc này Bá tước Raymond xứ Tripoli thực hiện cuộc tấn công mở đường máu để chạy về phía bắc và thoát được cảnh bị tiêu diệt hoàn toàn. Đây cũng không hẳn là hành động phản bội mà đúng hơn là ý định phá vỡ vòng vây và cố chạy về phía nguồn nước ở làng Hattin. Cuộc tấn công này có thể là mệnh lệnh của vua Guy. Một điều chắc chắn là Taqi al Din và đoàn quân thiên chiến của ông ta thay vì ngăn cản Raymond đã vòng sang một bên và cho phép người của Raymon chạy thoát qua khe núi. Một vài nhà nghiên cứu lại cho rằng những bộ giáp quá nặng của các hiệp sĩ TK 12 có thể đã khiến họ bị động lực di chuyển kéo trượt xuống làng Hattin, điều này thật kì cục. Quân của Taqi al Din ngay lập tức vòng lại vị trí cũ và bịt ngay đỉnh khe núi khiến Raymond không thể quay ngược và tấn công ngược lên đỉnh dốc chật hẹp. Như vậy là Raymond không con đường nào khác là chạy thoát xuống các cánh đồng bên dưới về phía Wadi Hammam để đến hồ Tiberius hoặc chạy lên phía bắc thành Tyre.
Trận địa của quân Cơ đốc giờ đây rối loạn hàng ngũ và phần lớn bộ binh đã chạy về phía vịnh Hattin và cho cụm lại ở khu vực phía bắc. Đây là điểm đáng chú ý vì khi Taqi al Din cho quân di chuyển lên đồi Nimrin để mở lối thoát cho Raymond thì ông ta đã nới lỏng hoặc để trống một ngõ phía nam vịnh Hattin giữa lực lượng của mình và Saladin. Có lẽ quân lính đã di chuyển theo hướng đông bắc để giúp cuộc đột kích của Ryamond hoặc đơn giản là họ chạy theo vì hy vọng có đường thoát thân. Nhưng lần này lối thoát đã bị bít lại nên họ đã bị dạt về phía mỏm phía bắc vịnh. Sĩ khí đã phá sản hoàn toàn và bộ binh tại mỏm phía bắc không chịu đến chiến đấu bên cạnh lực lượng kị binh lúc này vẫn còn đánh nhau dữ dội tại khu vực ba bãi cắm trại ở chân đồi. Vua Guy cũng ra lệnh, thậm chí các giáo trưởng van nài họ rằng họ phải bảo vệ Thánh Giá nhưng bộ binh trả lời ” Chúng tôi không xuống đó đâu vì chúng tôi quá khát, và chúng tôi sẽ không chiến đấu nữa “. Khi đó thì đám ngựa chiến không được bảo vệ bị hạ bởi cung tên của quân địch và các hiệp sĩ phải chiến đấu trên mặt đất.
Đến nước này thì vu Guy chẳng thể làm gì ngoại việc ra lệnh cho các hiệp sĩ cố giữ vị trí ở khu vực phía nam vịnh. Lều trại của hoàng gia vốn đỏ chói dễ dàng nhìn thấy từ rất xa từ phía nam Vịnh. Thánh Giá thì bị mất trong đám loạn quân, có thể là bị chiếm bởi quân của Taqi al Din. Có nguồn nói rằng Taqi al Din sau khi cho Raymon thoát qua đã quay lại tấn công dữ dội, giáo trưởng xứ Acre người bảo vệ Thánh Giá bị giết, Thánh Giá sau đó được giáo trưởng xứ Lidde mang đi rồi cuối cùng lọt vào tay Taqi al Din. Vài nhà nghiên cứu lại cho rằng Thánh Giá được khi giáo trưởng xứ Lidde mang chạy về phía nam Hattin và bị mất khi Taqi al Din tấn công. Dù như thế nào thì việc để mất thánh tích cũng làm sụp đổ tinh thần.
Người Hồi giờ đây tấn công vinh Hattin từ mọi hướng, khu vực đồi dốc phía bắc và phía đông quá dốc cho kị binh dù có đường nhỏ lên từ phía bên kia mỏm phía bắc. Bộ binh Hồi tấn công vào bộ binh latin ở phía bắc hatiin vào đầu buổi chiều và số này nếu không chết, hoặc bị hất xuống vực buộc phải đầu hàng. Saladin lệnh cho Taqi al Din tấn công vào vị trí phòng thủ cuối cùng của các hiệp sĩ ở phía nam Vịnh. Việc này quá khó khăn dù không phải là không thể để ki binh tấn công lên các triền dốc phía nam và Saladin tự mình đảm đương luôn khu vực này. Vì vậy , có vẻ là trong khi bộ binh Hồi tấn công ở mỏm phía bắc thì Taqi al Din dẫn quân leo dọc theo sườn dốc thoai thoải ở phía tây để di chuyển vào trung tâm. Vì sự vận động này nên các hiệp sĩ vẫn còn ngựa đã tái lập nhóm, có lẽ ở khu vực bình nguyên rộng và thực hiện được những đợt phản kích mãnh liệt. Một trong số họ thúc ngựa đến được gần vị trí của Saladin và thét lên ” cút đi với quỷ dữ ” . Có lẽ các hiệp sĩ cơ đốc vẫn hy vọng cố giết được Saladin để nắm lấy chiến thắng trong giây phút cuối cùng. Nếu quân cơ đốc đến được gần như vậy thì có lẽ lúc này trung tâm lực lượng Hồi đã di chuyển về phía tây nam khu vịnh. Hai lần quân Hồi tấn công ngược sườn đồi và cuối cùng giành được quyền kiểm soát khu vực yên ngựa giữa các mỏm đèo. Al Afdal trẻ tuổi đi bên cánh phải cha mình hét lên ” chúng ta đã chinh phục được họ”. Nhưng Saladin trả lời ” Im lặng. Chúng ta sẽ chưa đánh bại họ cho đến khi trại cuối cùng bị phá vỡ “. Ngay khi ông quay sang thúc kị binh tìm đường lên đỉnh phía nam thì người nào đó đã cắt được dây thừng và trại chính của vua Guy sụp đổ .
Điều đó, đúng như lời Saladin dự kiến, là dấu hiệu kết thúc trận đánh. Quân cơ đốc kiệt sức quăng mình nằm trên đất và để bị bắt giữ không chống cự. Một số lớn hiệp sĩ trang bị tốt bị giết hoặc bị thương còn số ngựa bị mất và tổn thất của bộ binh còn cao hơn nữa. Không có thông tin về diễn biến canh quân bên trái của Gorbori vào giai đoạn cuối trận đánh. Quân đoàn này có lẽ không tham dự trận đánh khi quân Cơ đốc bị bao vây hoàn toàn bởi cánh quân của Saladinv và Taqi al Din. Bên cạnh đó thì một số hiệp sĩ ở hậu quân bao gồm cả Balian d’Ibelin, thoát được ở cuối trận đánh. Reginald xứ Siddon cũng thoát được vào lúc ấy. Điều này có thể cho thấy một số điểm bất cẩn trong cách dùng quân của Gorbori nhưng các sử gia Hồi giáo thường lờ đi vì không muốn phủ bóng mờ lên chiến thắng huy hoàng.
Thế trận Hattin khoảng từ trưa đến đầu buổi chiều
Khung cảnh từ phía bắc vịnh Hattin nhìn về hướng tây, ngọn đồi ở gần nhất có lẽ là nơi xác binh sĩ Hồi được hỏa táng. Ở phía bên kia ngọn đồi là hẻm núi nơi Bá tước Raymond dẫn quân chạy thoát thân sau khi quân đoàn của Taqi a I Din chuyển dịch sang một bên mở lối cho họ . Ở phía xa nữa có thêm một khe núi và những khu rừng cây xung quanh tàn tích của ngôi làng Nimrim.(ảnh tác giả)
Hẻm núi nhìn về hướng các dòng suối ở Hattin nơi mà kị binh của Bá tước Raymond chạy thoát. Ngôi mộ của Nabi Shu’ayb (Jethro) ngày nay là chốn linh thiên của người Ả rập Druze
Thế trận Hattin vào buổi chiều
Trong số những người bị bắt giữ có cả vua Guy, em của ông ta Geoffrey de Lusignan,đại quan Connetable là Amalric de Lusignan, Marquis William de Montferrat, Reynald xứ Chatillon, Humphrey de Toron, chỉ huy dòng Đền, chỉ huy dòng Cứu Thế, giáo trưởng xứ Lidde và nhiều lãnh chúa địa phương khác. Hầu hết các chỉ huy của vương quốc ngoại trừ bá tước Raymond, Balian d’Ibelin và Joscelyn de Courtnay đã rơi vào tay Saladin. Rộng lượng tỏ ra hào hiệp sau chiến thắng oai hùng, vị Sultan sai mang cho vua Huy một li nước ngọt mát lạnh. Nhưng sau khi uống vua Guy lại chuyển ly cho Reynald xứ Chatillon, người mà Saladin đã thề lấy mạng. Theo phong tục của người Ả rập thì nếu một người được nhận thức ăn và nước uống từ người bắt giữ mình thì anh ta sẽ được vô hại. “Nước uống được chuyển cho tên tội phạm này mà chưa có sự đồng ý của ta” ,vị Sultan quan sát thấy ” như vậy phép miễn tội của ta cũng không giành cho hắn”. Reynald biết ngày tàn của mình đã tới nên trả lời các câu hỏi của Saladin với thái độ kiêu căng khiến vị Sulatan không còn giữ được sự kiên nhẫn. Hoặc đích thân Saladin giết chết Reynold tại chỗ hoặc ông ta đã ra lệnh cắt đầu lãnh chúa vùng Oultrejordain . Saladin sau đó dùng tay nhúng máu kẻ thù rồi quét lên mặt mình như là dấu hiệu ông ta đã thực hiện việc báo thù. Không ngạc nhiên gì là những kẻ bị bắt còn lại hết sức kinh hoảng nhưng sau các hành động mang tính biểu trưng như thế của Saladin ,họ biết họ đã được an toàn. kẻ thắng và kẻ chiến bại nghĩ đêm tại chiến trường và sáng hôm sau ngày 5 tháng 7, Saladin chuyển quân về thành Tiberius nơi mà nữ bá tước Eschiva cũng đã đầu hàng.
Tất cả các lính Turcopoles bị giết hay tại trận vì phản bội niềm tin của đạo Hồi. Phần còn lại của tù nhân được chuyển đến Damacus vào ngày 6 tháng 7 nơi mà Saladin ra một quyết định gây ảnh hưởng đến danh tiếng nhân đạo của mình. Các hiệp sĩ dòng Đền và cứu thế được lựa chọn hoặc cải sang đạo Hồi hoặc bị xẻo thịt. Cải đạo dưới sự đe dọa là ngược lại với luật Hồi giáo nhưng Saladin có vẻ thấy rằng để nhưng thủ lãnh quân sự này, vốn sùng đạo và lập thệ bằng máu này tồn tại là quá nguy hiểm, hơn 230 người đã bị giết chết. Một số thì chấp nhận cải đạo và một người thuộc dòng Đền gốc Tây Ban Nha sau này đã trở thành chỉ huy pháo đài tại Damacus vào năm 1229. Nếu sống sót sau trận Hattin thì ông này quả là người rất cao tuổi. Một số hiệp sĩ và chỉ huy được nộp tiền chuộc thân còn hầu hết bộ binh phải trở thành nô lệ.
Có lẽ khoảng 3000 quân lattin thoát được ở trận Hattin và chạy dạt vào các pháo đài hay khu làng xung quanh đó. Một thời gian sau Saladin cho xây dựng phía nam mỏm Hattin một đài ghi công Qubbat al Nasr – Vòm Chiến Thắng nhưng ngày nay không còn lại gì dù phần móng của nó gần đây đã được khai quật. Lính Hồi tử trận được hỏa thiêu trong dnah dự nhưng không rõ địa điểm ở đâu. Một vị trí có khả năng là khu mộ táng Hồi giáo Shaykh al Lika (Trận chiến của người xưa) ở phía tây bắc Vịnh nhìn về suối Hattin.
Dốc thoải đầy đá cuội ở sườn tây của khu vực võng hình yên ngựa ở mỏm Hattin, nơi mà có lẽ quân Cơ đốc dùng như rào chắn để chốn lại kị binh Hồi
phía nam mỏm Hattin nhìn từ phía bắc, nơi các hiệp sĩ cơ đốc chiến đấu khi mất hết ngựa do tên của quân Hồi. Trại của vua Guy lập ở phía bắc khu đồi hoặc ở khoảng yên ngựa chính giữa.
Sườn dốc dựng đứng phía tây nhìn từ khu vực trũng yên ngựa giữa mỏm Hattin. Ngay cả kị binh nhẹ của Saladin cũng không thể vận động được và nơi đây có lẻ bộ binh Hồi đã tấn công. Ở phía xa là núi Wadi Hammam mọc lên từ hồ Tiberius
Đỉnh cao nhất của mỏm Hattin nhìn từ phía nam, nơi mà vua Guy cùng các hiệp sĩ đã kháng cự lần cuối cùng, xa ở phía bắc là nơi bộ binh latin bỏ chạy.
Con đường mòn quanh co dẫn từ đỉnh phía nam vào khu vực uyên ngựa giữa hai đỉnh đồi. Nơi đây quân đoàn của Taqi al Din bên cảnh phải và quân của Saladin tổng tấn công lần cuối khiến toàn bộ quân địch đầu hàng.
CHINH PHỤC VƯƠNG QUỐC CƠ ĐỐC
Các sự kiện giờ đây diễn ra với tốc độ nhanh chóng và chuẩn xác. Ngày 7 tháng 7 Saladin gửi Taqi al Din tấn công Arce nhưng gặp phải sự kháng cự bất ngờ. Saladin tự mình đến ngoài tường thành ngay khi các cư dân Hồi giáo trong thành cử đại diện ra ngoài để thương thuyết . Tất cả đều được chấp thuận mặc dù có một số rối loạn xảy ra trong thành khi các cư dân nghe tin. Saladin cũng mời các thương gia Phương tây và các quý tộc ở lại dưới trướng mình nếu họ chấp thuận. Sự thất thủ của thành phố Arce cũng giải thoát cho em trai hoàng đế Byzantine đang bị giam giữ bởi người La tin. Saladin nhanh chóng phóng thích luôn ông này về nhà và qua đó cũng cố mối quan hệ tốt đẹp của mình với Byzantine. Cùng lúc Al Adil được lệnh xâm lăng Palestin với đạo quân Ai cập thần tốc đánh chiếm pháo đài Mirabel (Majdalyabah) . Việc hạ được thành Arce cũng làm thay đổi tình hình hải quân khi nó cung cấp căn cứ mới ở vịnh Palestine cho hạm đội Ai cập kể từ năm 1153 và một đội 10 chiến thuyền Galilee nhanh chóng được gửi đến từ Alexandria. Saladin lúc này tung lực lượng ra mọi hướng mà không có sự kháng cự nào đáng kể , can quét các tỉnh lị của vương quốc Jerusalem. Ở một vài khu vực thì nông dân Hồi và Do Thái nổi dậy bắt giữ các lãnh chúa Latin và chiếm đóng các lâu đài cho đến khi quân của Saladin ập đến. Sự cướp bóc khủng khiếp và số lượng tù nhân cũng đáng kinh ngạc, chỉ riêng tại Arce đã có hơn 4000 tù nhân Hồi được phóng thích, còn đến khi kết thúc chiến dịch hơn 20.000 quân Hồi được giải phóng và quân của Saladin đã bắt giữ hơn 100.000 ngàn quân latin.
Đến lúc này lại nảy sinh ra vấn đề. Taqi al Din cố gắng tấn công nhưng thất bại tại Tyre (Sur). Reginald xứ Sidon sau lúckhi trốn thoát ở trận Hattin khi đến được nơi này đã tụ tập tàn quân và quy tụ quân Latin trốn chạy từ khắp các khu vực miền bắc vương quốc. Ông ta biết rằng lâu đài của mình tại Belfort (Al Shaqif Arnun) vẫn đứng vững. Dù vậy đường như Reynold cố đàm phán hòa bình khi Taqi al Din hành quân bao vây pháo đài Toron (Tibnin) cực kì kiên cố. Sau đó Conrad xứ Montferrat dường như đoạt được vị trí lãnh đạo của thành Tyre. Câu chuyện về cuộc hành trình trở về của ông này từ Constantinople vào ngày 14 tháng 7 để chiếm lại quyền lãnh đạo được xem như cuộc hồi hương nhưng dường như ông này không trở vào vào lúc cuộc thương thuyết đầu hàng diễn ra mà khoảng một tháng sau đó. Nhưng dù Reginald xứ Sidon có giúp giữ vững cờ hiệu của người Latin tung bay trên tường thành Tyre vài tháng trước đó thì sự trở về của Conrad cũng có tác động tinh thần mạnh mẽ và Tyre sau đó đã trở thành điểm tập trung của tàn quân từ khắp vương quốc.
Rời thành Arce vào ngày 17 tháng 7 , Saladin mở một chiến dịch hành quân nhanh lên vùng duyên hải Lebanon ngày nay sau đó vòng lại về Tyre vốn vẫn đang bị bao vây còn Reginald thì rút về Belfort. Tại đây ông này vẫn thương thuyết với Saladin, đề nghị đổi Belfort lấy một khoảng đất phong và trợ cấp ở Damacus trong khi âm thầm gia cố phòng thủ pháo đài. Lúc này nhiều lính của Saladin muốn trở về nhà. Mùa gặt đã tới và những người có đất phong iqta muốn kiểm tra lợi tức thu hoạch của mình. Việc bỏ mặc vợ hơn bốn tháng cũng cho phép những người vợ có quyền li di theo luật ila của đạo Hồi. Saladin thật sự lo ngại đội quân lớn của mình tan rã trước khi đạt được mục tiêu tối thượng- Jerusalem. Nhưng trước khi tấn công Jerusalem ông phải quét sạch kẻ thù ở các cảng miền duyên hải để làm thông tuyến hải trình từ phía tây. Đạo quân Ai cập của Al Adil đã mở nhiều chiến dịch tại đây và chiếm được Jaffa, cửa ngỏ ra biển của Jerusalem vào tháng 7. Khi Saladin đến hội quân với Al Adil vào 23 tháng 8 thì vương quốc Jerusalem chỉ còn lại dải Gaza vài phải pháo đài riêng rẽ ở miền nam, Ascalon, Tyre, Safad và có lẽ thêm Belfort ở phía bắc, pháo đài Oultrejordain hầu như bị bỏ quên ở miền đông, và dĩ nhiên là thành Jerusalem. Tuy nhiên đường đến miền nam Palestine vẫn còn pháo đài Ascalon (Asqalan) cho đến khi hải đội Ai cập của Husam al Din Lu’lu đến bao vây xóa sổ nó.
Việc tấn công thành Ascalon bắt đầu vào ngày 25 tháng 8 và ngày hôm sau người Hồi đã chiếm được vòng ngoài. Việc tấn công không hề dễ dàng và hao tổn thêm hai vị amir bao gồm thủ lãnh của bộ lạc bedouin Banu Mihran. Đàm phán bắt đầu vào ngày 5 tháng 9 và sau đó Ascalon chấp nhận đầu hàng với sự khoan hồng rỗng rãi tương tự như tại Arce khi lính canh được phép rời đi cùng gia đình. Su đó họ sẽ được hộ tống về Ai cập nơi họ được chu cấp nhà ở đàng hoàng trước khi hồi hương về châu âu. Cùng ngày một phái đoàn đến từ Jerusalem xin gặp nhưng họ không đến với đề nghị đầu hàng. Các pháo đài và thị trấn còn lại ở miền nam Palestine thất thủ nhanh chóng và Saladin lên kế hoạch tổng tấn công vào jerusalem vào 20 tháng 9.
Không ngạc nhiên gì khi quân đội của Saladin có sĩ khí rất cao khi họ đến Jerusalem. Tinh thần chỉ dao động một lần lúc công pháo đài tu viện Bethany (Al Azariyah) ,một vị amir đã bị lính canh phản công giết chết mà theo Ibn al Athir thì do ông nàyham tấn công mà không có đề phòng cẩn thận. Bất mãn vì những thảm họa lên tiếp xảy ra đến vương quốc Jerusalem nhiều lính canh còn sức chiến đấu đã bỏ đi tìm nguồn tiếp tế trước khi Saladin đến. Trọng trách đặt lên vai Patriarch Heraclius nhưng ông này vốn không phải là một chiến binh cộng thêm nhật thực xảy ra càng làm tăng cảm giác u ám khắp nơi. Đúng lúc này thì Balian d’Ibelin đặt chân đến. Ông này vừa trở về từ Tyre khi nhận được đặc ân phóng thích của Sladin và cho phép trở về Jerudalem để tìm gia đình. Vừa khi trở về thành phố thánh ông đã được mọi người vây quanh thúc dục nhận lấy trọng trách phòng thủ thành phố. Heraclius còn tuyên bố xóa bỏ ràng buộc lời hứa mà ông này đã hứa với Saladin. Giằng xé giữa danh dự và bổn phận tôn giáo Balian sau đó viết một lá thư cho Saladin giải thích rằng không có sự lựa chọn nào khác ngoài việc nắm quyền chỉ huy và đối đầu với người đã ban cho mình ân huệ tha mạng. Saladin cũng trả lời rằng ông ta chấp thuận người mà bản thân xem như là bạn dù là kẻ thù trên chiến trường. Balian d’Ibelin bắt tay ngay vào việc tổ chức phòng thủ cho thành phố với nhưng biện pháp hiệu quả và nhà thờ cũng được thu gom của cải để trả cho lính chiến đấu. Saladin cũng còn nhiều quân ham hở muốn chiến đấu . Ngược lại thì số lính không được đào tạo cũng không phải là ít.
Phía trên : Hải đội chiến thuyền của Saladin đã đóng dấu số phận của pháo đài Ascalon. Một chiến thuyền galilee vào giữa thế kỷ 12 ở địa trung hải, điểm phân biệt nó là chiến thuyền Hồi giáo là cờ hiệu có tua viền và đường vong lượng phía trước mũi tàu.
Bên dưới : một thuyền buôn Hồi giáo lớn ở địa trung hải, loại thuyền có 3 cột buồm này có từ thế kỷ thứ 5, 6 nhưng được dùng bởi người Hồi một hai thế kỷ trước khi xuất hiện ở Italia vào Tk 13.
Đến Jerusalem vào trước 20 tháng 9 , Saladin và các công binh có thời gian nghiên cứu tường thành ở đây trong lúc quân đội lập trại. Bình minh ngày hôm sau họ tấn công góc tây bắc của tường thành khoảng giữa hai cổng Bab Yafa (David Gate) and the Bab Dimashq (St. Stephen Gate). Cả hai bên đều hò reo xông trận và tên bắn xối xả về phía quân thủ thành. Tất cả các thầy y trong thành phố được trưng dụng để nhổ tên từ những người chết hay bị thương. Tác giả khuyết danh của cuốn De Expugnationae Terrae Sanctae kể lại rằng mình bị tên bắn trúng ngay sống mũi và rằng “đầu kim loại của nó còn ở đó mãi về sau ” . Nhiều laoị máy bắn đá Mangonels thi nhau bắn phá công, tường và tháp canh trong khi công binh của quân Cơ đốc ở hai tháp David và Tancred cố gắng bắn trả. Quân phòng ngự cũng chiến đấu điên cuồng và đôi lần xông ra phản kích phá khí khí tài và đẩy lính của Saladin về vị trí doanh trại. Một số phần phòng thủ bị bắn phá dữ dội bởi các máy bắn đá nhưng vẫn chưa đủ để mở một lỗ thủng. Hai bên giằng co nhau suốt năm ngày trời. Ánh nắng buổi sáng ngược về phía quân tấn công mang lại chút lợi thế cho phe phòng ngự nhưng vào buổi chiều tình thế ngược lại. Công binh Hồi thậm chí còn dùng máy mangonels bắn cát theo chiều gió để thổi vào mắt quân phòng ngự giúp cho các đội tấn công chiếm tường thành. Quân Hồi chịu tổn thất lớn, mất vị amir Izz al Din Isa, người sở hữu lâu đài tuyệt đẹp Jabar nhìn xuống dòn sông Euphrates ở phía bắc Syria.
Đến ngày 25, Saladin nhận thấy quân mình không đạt được tiến triển gì ở bức tường phía tây nên cho cuộc tấn công dừng lại. Các máy mangonels được tháo dỡ, lều bạt được căng lên và quân đội rút về bên kia khu đồi. Có lúc quân phòng thủ tưởng cuộc vây hãm đã kết thúc xong vào ngày 26 quân Hồi tái xuất hiện ở phía bắc thành phố. Vì trông tầm cảnh giác của quân canh nên lính Hồi lập tức dựng hàng rào zaribas từ những cây oliu đốn gần đó để bảo vệ vị trí của mình. Từ đây họ tấn công khu vực tường thành phía bắc cũng như một số vị trí phía bắc của tường phía đông. Nỗ lực chính nhằm vào khu vực Bab Dimashq ,một điểm yếu cố hữu của tường thành ở đây nhưng một phần vị trí này lại có hai lớp tường thành kéo dài từ phía đông cửa Bab Sahirah (Herod’s Gate). Vẫn còn có một lối nhỏ để thâm nhập ở khu vực phía đông bắc dọc theo các bức tường đủ chỗ cho một đội đột kích nhưng quá khó khăn vì kẹp giữa tường thành đôi.
Khoảng 40 máy mangonels dựng dựng lên để bắn đá và đạn naft (cầu lửa Hy Lạp) . Có ít nhất một máy Chebuchet đời mới mạnh hơn dùng đối trọng mà theo cận vệ của Balian d’Ibelin’s là Ernoul thì nó bắn tường thành ba lần mỗi ngày đến nỗi công binh Hồi phải làm cái mới khác. Ngày hôm sau Saladin tung ra ba tiểu đoàn công binh được trang bị giáp , họ dùng khiên để che chắn và được cung thủ bắn tên lửa hỗ trợ. Khi đến được hào thành họ bắt đầu phá hủy chân đế của tường thành. Những khí tài phức tạp được dựng lên tại chỗ, một số được che bằng tấp lợp gỗ chắc chắn, bên dưới đó các thợ công binh Hồi đào đứt phần móng tường. Một đường hầm đào trong hai ngày dài hơn 30m được chống bằng gỗ sau đó được đốt bỏ đã làm sập một mảng lớn tường thành vào ngày 29 tháng 9. Để đề phòng những cuộc phản kích từ cổng Bab Dimashq Saladin để một lực lượng lớn quân thiết kị túc trực sẵn sàng. Quân thủ thành thì bị mưa tên lửa ngăn cản việc họ bắn hạ công binh đối phương còn đạn từ các máy bắn đá rơi xuống khiến họ không thể gia cố chống lại đường hầm. Như vậy là không tồn tại cái gọi là mỏ đá của Solomon ở khu tường phía bắc giữa cổng Bab Dimashq và Bab Sahirah vì nếu công binh Hồi có thể đào hầm bên dưới thành phố thì họ đã làm việc mà chẳng bị trừng phạt gì.
Một cuộc phản công tuyệt vọng của tất cả quân Jerusalem với những ai còn ngựa và khí giới qua cổng Bab Ariha (Jehosaphat Gate) nhưng cũng không rõ tại sao họ lại chọn cổng này vì nó dẫn ra lối đi dốc xuống thung lũng Kidron. Có lẽ họ hy vọng băng được qua thung lũng để tấn công vào vị trí chỉ huy của Saladin ở núi Olives đối diện. Cũng có thể họ cố theo lối vòng dưới tường thành để đến tháp Laqlaq để đánh vào sườn quân Hồi. Dù ý định là gì thì nó cũng bị nghiền nát bởi quân thiết kị của Saladin.
Về phía 60.000 dân trong thành, kể cả người lánh nạn lẫn người Latin, người Syriac-Jacobite, dân Chính thống giáo có nhiều ý kiến khác nhau nên và không nên làm gì lúc này. Giáo trưởng Heraclius và các lãnh chúa hứa thưởng 5000 đồng ‘bezants’ , một số tiền khổng lồ và cấp khí giới cho mỗi đội 50 lính kị serjeant để phòng thủ lỗ hổng ở tường thành chỉ trong một đêm. Không ai chịu đồng ý vì rõ ràng là cuộc tấn công quyết định của Saladin đã đến gần. Mặc khác, một số đại diện công dân muốn tiến hành cuộc tấn công tự sát vào ban đêm thà chết trên chiến trận còn hơn chịu thảm sát trong các bức tường thành. Nhưng Heraclius khuyên cản họ, nhấn mạnh rằng việc hy sinh như vậy giúp họ được lên thiên đường nhưng cũng sẽ bỏ mặc phụ nữ và trẻ em ngược lại truyền thống Cơ đốc giáo.
Vào ngày 30 tháng 9 Balian d’Ibelin với tư cách cá nhân là bạn của Saladin được cử đến để gặp Saladin lúc ông này đang tiếp kiến các cộng đồng Thiên chúa không phải người Latin ở thành Jerusalem. Mối quan hệ giữa người La tin và người Syriac-Jacobite chưa bao giờ tốt đẹp và giờ đây đối với người Chính thống giáo cũng thế. Joseph Batit, một phụ tá thân cận của Saladin là người Chính thống giáo sinh ra tại Jerusalem đang thương thuyết với các đạo hữu để mở một công ra ở phía đông bắc nơi có đông cộng đồng này sinh sống.
Cuộc thương thuyết của Baliant khó khăn nhưng không kéo dài. Hai lần ông này xin tiếp kiến đều bị từ chối trong khi đó một cuộc tấn công của quân Hồi vào lỗ hổng bị đẩy lùi. Ngày hôm sau Balian trở lại thì được tin Saladin đang bàn bạc với các quan amir và cố vấn tôn giáo của mình. Có nên vùi dập thành phố Thánh và tàn sát những người phòng thủ như chính họ đã làm với người Hồi và Do Thái vào năm 1099 ? Saladin nhắc nhở Balian cách để đầu hàng trong danh dự tránh như cách mà phái đoàn của Jerusalem đã bị từ chối trong kinh miệt bên ngoài thành Ascalon. Ông ta cũng nhấn mạnh đã thề sẽ đoạt cho kì được Jerusalem và mình luôn là người biết giữ lời.
Có lẽ tin rằng nếu tỏ ra yếu đuối sẽ làm tình hình tệ hơn nên Balian cũng dọa rằng nếu cần thiết quân trong thành có thể tự tay giết chết gia đình mình, giết gia súc và cả 5000 tù nhân Hồi vẫn năm trong tay họ, phá hủy vật báu, hủy luôn Đền Đá và Giáo đường Aqsa – một trong những công trình thiên liêng của đạo Hồi – và sẽ liều chết tấn công ” như thế chúng tôi sẽ chết vinh quang hay chiến đấu như hiệp sĩ” . Dù lời đe dọa này nói lên sự cuồng tín của những hiệp sĩ thập tự chinh thứ nhất còn ở trong thành hay là một canh bạc tuyệt vọng thì cũng không ai biết được. Nhưng có vẻ như cả Saladin và thuộc cấp không ai muôn tiến hành thảm sát như vào năm 1099 . Thay vào đó đề nghị đầu hàng trong hòa bình được chấp thuận vào ngày 2 tháng 10, ngày mà cờ hiệu của Saladin tung bay trên thành Jerusalem và các vị quan amir tin cẩn chốt đóng ở từng cổng thành.
“Tháp David” một phần tường thành Jerusalem nhìn từ bên trong thành phố. Phần dưới là công trình của dân Thập tự còn phần trên có lẽ xuất hiện từ thời Ottoman gia cố phòng thủ cho Jerusalem vào TK 16.
Tháp Laqlaq ở góc phía đông của khu tường phía bắc Jerusalem. Cuộc Thập tự chinh thứ nhất năm 1099 và Quân Saladin vào 1187 đều phá vỡ phòng thủ của Jerusalem ở vị trí gần bên phía phải nơi này.
Không giống như Asqalan và các thành phố duyên hải khác ,Jerusalem nhét đầy các con phố chật hẹp và các khu nhà. vào tháng 9 năm 1187 nơi đây tập trung đông đảo những con người hoảng loạn. Khi thành phố đầu hàng vào 2 tháng 10, người Hồi đã quay trở lại để cải đạo cho các công trình vốn bị người Cơ đốc La tin chiếm đóng gần 1 thế kỷ. Công trình quan trong nhất là Thánh đường Aqsa ở cuối bức ảnh, và bên phải là đền Dome of Rock nhìn xuống con đường Bab al Qattan-ayn (ảnh của tác giả)
Người Cơ đốc không phải La tin có thể ở lại nhưng những kẻ xâm lăng Thập tự phải ra đi. Mỗi người phải nộp 10 đồng dinar, phụ nữ 5 đồng và trẻ em 1 đồng. Tổng số 30.000 bezant được phân phát cho 7000 người nghèo không thể tự nộp tiền chuộc thân. Các chỉ huy quân đội rõ ràng không vui vì việc đem của cải của mình cấp cho người nghèo chuộc thân nên cũng có nghi ngờ rằng làm thế nào Heraclius có thể thuyết phục bọn họ. Người latin cố mang tất cả tài sản có thể mang đi nhưng phần nhiều được bán trong các chợ suq al askar vốn luôn đi theo đội quân của Saladin. Đến ngày thứ 40 vẫn còn nhiều người nghèo mắc kẹt vì không có tiền chuộc thân. Trong khi những người Cơ đốc giàu có chất đầy của cải lên đường đi đến bờ biển. Saladin tự mình trả tiền chuộc thân cho rất nhiều người nghèo. Các vị amir của Saladin phẫn nộ vì tư cách của bọn Cơ đốc giàu có nên thuyết phục Saladin tịch thu toàn bộ của cải bên ngoài cổng Bab Yafa (Jaffa Gate). Saladin từ chối phá vỡ hiệp ước nhưng vẫn còn tới hơn 15.000 người mắc kẹt khi thời hạn chết đến.
Vài quý bà của Vương quốc cũng được tìm thấy trong thành phố. Sibylla, vợ của vua Guy bị bắt giữ và bị chuyển về gặp ông này ở thành phố Neapolis (Nablus). Stephanie, vợ góa của Reynald de Chatillon, được đề nghị nhận lại con trai bị bắt trong trận Hattin đổi lấy sự đầu hàng của hai pháo đài Krak và Montreal. Khi Hai nơi này từ chối bà ta đã gửi con trai lại cho Saladin và như tự ái với hành động này Saladin cho phép bà ta nhận lại con mình. Trước khi các khoảng chuộc được trả hết thì người Hồi đã trở lại thành phố Thánh để cải đạo cho nó. Nhiệm vụ đầu tiên của họ là phải làm sạch rất nhiều công trình để thích hợp cho việc thờ phụng trở lại. Vào ngày 9 tháng 10 năm 1187 , Saladin và nhiều sức sắc tôn giáo tiến vào Jerusalem để làm lễ cầu nguyện salat tại Thánh đường Al Aqsa. Các công trình lớn được tái phân phát trong khi phần lâu đài từng được sử dụng bởi giáo trưởng Heraclius được giao cho các sufis để làm nhà nguyện. Trụ sở của dòng Cứu Thế được dùng làm trường đại học tôn giáo trong khi phần lớn các nhà thờ được chuyển sang các khu vực cơ đốc.
Việc Jerusalem thất thủ chưa có nghĩa là cuộc chiến đã kết thúc. Một chiến dịch không được miêu tả lại được tiến hành phía đông Jordan và khu vực chiếm đóng của người Cơ đốc xung quanh thung lũng Yarmuk bị tái chiếm. Ở xa về phía nam tại Oultrejordain hai pháo đài Montreal và Krak chưa bị hạ cho mãi tới năm 1188 và 1189. Trong khi đó quân phòng thủ ở Tyre cũng củng cố và cố thủ bên trong tường thành được xây dựng trên một bãi đá vốn chỉ có lối tiếp cận chật hẹp qua một eo nhỏ đầy cát. Họ cũng được tiếp tế bởi các tàu từ ngoài biển vào. Saladin lên kế hoạch mở lại cuộc tấn công thành Tyre và quay trở lại đây với một lựv lượng nhỏ vào 12 tháng 11. Phần còn lại của đạo quân đến để bao vây pháo đài vào 30 ngày sau đó. Đó là một trận đánh khó khăn, phe tấn công được trang bị nhiều máy móc đã dùng để tấn công kẻ địch khi trước . Dải đất quá hẹp nên các thuyền cơ đốc mang đầy tên, nỏ, máy bắn đá tập trung hai bên để tấn công vào sườn quân Hồi. Cuộc vây hãm thất bại và kéo dài với việc quân Hồi thỉnh thoảng tấn công và quân phòng thủ thường xông ra phá vây, trong số này có cả các hiệp sĩ Tây Ban Nha, mặc phục trang màu xanh lá với cặp sừng hươu trên nón vốn nhận được lời tán dương từ cả Saladin.
Giờ đây chỉ còn cách khống chế mặt biển để khuất phục được thành Tyre, vì vậy một đội 10 tàu galley và một số tàu hộ tống xuất phát từ Acre dưới quyền chỉ huy của Abd al Salam al Maghribi, một thủy thủ dày dặn xứ Bắc Phi. Đây là một điều mạo hiểm tại mùa đông vào thời điểm này,khi mà thơi gian đi biển trên Địa Trung Hải thường vào khoảng từ tháng 4 đến cuối tháng 10, nhưng hải đội của người Hồi đã buộc được các tàu galley phải thu hết vào cảng. Lúc này mùa đông ập đến và trại của bên tấn công biến thành bài bùn lầy lội khiến bệnh dịch bùng phát.
Rồi một thảm họa trên biển lại xảy đến. Một đội 5 tàu galley, đang trong phiên canh gác đêm 29/30 tháng 12, đang lơ là khi hoàng hôn buông xuống thì bị tập kích và bắt giữ bởi 17 tàu galley và khoảng 10 tàu nhỏ của người Cơ đốc phóng ra từ Tyre. 5 tàu galley và số tàu hộ tống lập tức rút về Beirut vì không còn đủ sức để đối đầu. Những tàu này sau đó bị truy kích đến cuối cùng các thủy thủ phải thoát lên bờ và đánh chìm tàu theo lệnh của Saladin, chỉ duy nhất chiếc lớn nhất , được tả là ” như ngọn núi nhỏ” , vốn được điều khiển bởi các thủy thủ kinh nghiệm là trốn thoát được. Kéo theo đó là thêm một đợt tấn công thất bại nữa vào pháo đài khiến Saladin mở một hội nghị triệu tập tất cả các quan amir của mình. Một số muốn tiếp tục còn một số cho rằng quân đội đã mỏi mệt và binh lính muốn về nhà. Ngày hôm sau, ngày đầu năm mới 1188, Saladin giải tán các đội quân và dẫn quân bản bộ của mình trở về Acre.
KẾT QUẢ VÀ ĐÁNH GIÁ
Các sự kiện của năm 1187 làm shốc cả tây Âu, việc để mất Jerusalem trở thành nỗi hỗ thẹn đối với toàn thể người Cơ đốc. Vào ngày 20/10 Giáo hoàng Urban III qua đời, 9 ngày sau người kế nhiệm là Gregory VIII viết thư thúc dục tín đồ giành lại vùng đất bị mất và làm phát sinh đợt Thập tự chinh lần thứ 3.Nhưng vào 19/12 giáo hoàng Gregory lại qua đời. Trong lúc này thì việc thất bại tại Tyre là một thảm họa đối với Saladin, nó cung cấp căn cứ tuyệt vời cho đợt Thập tự chinh lần 3 để chiếm lại một phần Vương quốc vào năm 1191. Dù được khôi phục thì Vương quốc cũng không thể như trước được nữa. Trận Hattin đã phá hủy cấu trúc phong kiến và nền móng vương triều của nó mãi mãi. Ảnh người của người Tây Âu vào vương quyền cũng tăng mau chóng.
Về phía người Hồi thì việc giải phóng Jerusalem đã nâng cao uy thế của Saladin lên tột bật. Trong cơn phấn khích nhiệt tình một đoàn bôn đã thực hiện lộ trình đầu tiên đến Cairo theo tuyến đường duyên hải, lần đầu tiên sau 78 năm mà không phải chịu đóng lê phí.
Đánh giá quân Hồi Giáo
Trận Hattin là trận phản công điển hình mà Saladin bố trí dựa vào nhiều chiến thuật thiết lập liên hoàn khác nhau. Sĩ khí của quân Hồi vượt trội là do quân Cơ đốc quyết định dân thân vào cuộc hành quân dài, mệt mỏi, đói khát nhưng dù đó là sai lầm của quân Cơ đốc thì Saladin vẫn luôn có ưu thế về chiến thật. Trận đánh ngã ngũ khi hai đội quân đánh giáp mặt, với hậu cần tốt hơn, trinh sát nhanh hơn, khả năng thay đổi vị trí và sự gắn kết đội hình và có thể cả thông tin liên lạc tốt hơn người ta có thể nghĩ rằng quân Hồi chắc chắn giành thắng lợi nhưng trong nhiều trận đánh khác họ lại không thường như vậy. Năng lực đánh xáp la cà của quân Hồi bị bôi xấu nhiều vì cho rằng họ mang giáp nhẹ, sử dụng vũ khí nhẹ và ngựa nhỏ hơn kẻ thù. Hai ý đầu quá ư đơn giản còn ý thứ 3 thì hoàn toàn sai lầm. Kết quả của trận Hattin là vì lẽ Saladin đã khiên quân thù phải giao chiến nơi ông ta muốn, vào lúc ông ta muốn và bằng cách ông ta muốn.
Đánh giá quân Cơ đốc
Nhuệ khí và quân lực của quân Cơ đốc đã bị hao hụt đáng kể trong trận đánh ở suối Cresson. Và nhưng sự kiện xung quanh trận đánh nhỏ hơn này cũng chôn vùi uy tín của Bá tước Raymond xứ Tripoli. Ý kiến của Sir Charles Oman cho rằng quân La tin có thể đến được nguồn nước ở Wadi al Hammam, nhiều km phía bắc Hattin là hoàn toàn sai lầm. Thực tế sai lầm lớn nhất của vua Guy là chọn hành quân về phía đông Shephorite. Nếu đã quyết định như vậy thì bằng mọi giá họ phải đón đánh cho được quân Saladin ở vị trí bất lới mà họ sẽ xử dụng các chiến thuật truyền thống hiệu quả. Sự thất bại không phải quân Hồi được cải tiến mà là do sự mệt mỏi của bộ binh, họ ko theo kịp và không thể bảo vệ ngựa cho các hiệp sĩ. Giáp cho ngựa cũng được sữ dụng nhưng cũng rất hiếm vào năm 1187.Việc đó mặt khác cũng cũng hạn chế vũ khí mang theo của kị binh . Vẫn có một số người cho rằng hiệp sĩ có nhiều ưu thế trong trận đánh. Đặt giả sử ta phải chiến đấu ở vùng Trung Đông thì theo Baha al Din , bạn và là người viết tiểu sử của Saladin thì ” một hiệp sĩ trong điều kiện có ngựa tốt thì không thể bị đánh hạ…mặc áo giáp lưới từ đầu đến chân, có vẻ như không mũi tên nào là bị thương anh ta… nhưng khi ngựa bị giết , anh ta sẽ bị trói tay và bị bắt làm tù binh”.
—HẾT—
Nếu bạn Hà Khánh là người có nickname là macay bên lichsuvn.net hay ttvnol.com thì bài dịch này mới của Hà Khánh. Còn không thì đây là bài dịch của người khác, đề nghị dẫn nguồn chính xác khi đăng bài. Nguồn ở dưới đây
http://lichsuvn.net/forum/showthread.php?t=9377
ThíchThích