Bài 2 : VỀ CÁI TÊN CỦA LUẬN ÁN
Nguyễn Ngọc Lanh
Học sinh cấp II khi học môn Giáo dục Công dân đã được Thầy, Cô dạy về Quyền Con Người (nhân quyền). Bài này tự đặt mục tiêu góp phần giúp các cháu nhận thức tốt hơn những điều đã được học. Kính mong bạn đọc cùng chia sẻ mục tiêu này để thế hệ trẻ trở thành những Con Người đúng nghĩa.
I- GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC LUẬN ÁN
– Tên đầy đủ của luận án
“Nghĩa vụ con người trong Pháp luật Quốc tế và Pháp luật Việt Nam”.
Có thể tải về toàn văn PDF của luận án (Việt và Anh) trên mạng internet.
– Tác giả luận án:
Nghiên cứu sinh Vương Tấn Việt, tức nhà sư Thích Chân Quang.
– Nơi thực hiện luận án: Trường Đại học Luật Hà nội
– Chuyên ngành: Luật Hiến pháp và Luật Hành chính. Mã số: 9380102
– Người hướng dẫn:
– GS. TS. Nguyễn Minh Đoan,
– TS. Thái Kim Liễu.
Hai câu hỏi được đặt ra từ cái tên của luận án
1- Bốn từ đầu tiên ở tên của luận án: Nghĩa vụ con người: Câu hỏi: Tuyên Ngôn Quôc tế về Quyền Con Người (1948) do Đại Hội Đồng Liên Hợp Quốc ban hành trên phạm vi toàn cầu đã khẳng định: “Con người” có những quyền bẩm sinh, tất yếu. Vậy, để được hưởng những quyền bẩm sinh này, “con người” có phải thực hiện những nghĩa vụ (nào đó) để đền đáp hay không? 2- Các từ tiếp theo: trong Pháp luật Quốc tế và Pháp luật Việt Nam Câu hỏi: Pháp luật có thể đưa ra những “nghĩa vụ công dân”, nhưng có quyền đưa ra những “nghĩa vụ con người” hay không? |
– Lần đầu tiên, kể từ khi đất nước chủ trương hội nhập quốc tế, có một luận án tiến sĩ đưa ra khái niệm “nghĩa vụ con người”, với nội hàm rất lạ lẫm. Thật ra, đã có nhiều văn bản quốc tế cũng chứa 4 từ “nghĩa vụ con người” ở cái tên, nhưng khi đọc nội dung văn bản, ta thấy nội hàm của bốn từ này rất khác, thậm chí trái ngược với những gì được tác giả Vương Tấn Việt đưa ra ở Việt Nam. Do vậy, đây là điều cần làm rõ.
Dàn ý bài này dự định như sau:
1- Trước hết, xin sưu tầm trên internet một số định nghĩa phổ cập về Quyền Con Người (thích hợp với trình độ học sinh cấp II), nhằm đối chiếu với quan điểm của tác giả Vương Tấn Việt nêu trong luận án. Đáng lo nhất là nếu hai quan điểm trái ngược nhau, làm sao hội nhập?
2- Tiếp theo, xin bàn về 4 chữ đầu tiên của luận án: “Nghĩa vụ con người”.
3- Tiếp nữa, bàn 10 chữ cuối: “trong Pháp luật Quốc tế và Pháp luật Việt Nam”
4- Nếu cần, xin gộp cả (4+10=) 14 chữ để bàn nốt.
II . VÀI ĐỊNH NGHĨA PHỔ THÔNG VỀ QUYỀN CON NGƯỜI
Trên internet có rất nhiều định nghĩa phổ cập về Quyền Con Người. Dù cách trình bày khác nhau, các định nghĩa này vẫn nhất quán về nội dung. Ví dụ, a) đó là những quyền đương nhiên; b) hễ là “con người” đều được hưởng một cách bình đằng; c) có quyền ngay khi sinh ra tới hết đời; d) mà không kèm bất cứ điều kiện nào… v.v.
- Một số định nghĩa làm ví dụ
a- What are Human Rights? Quyền con người là gì?
(Địa chỉ tải về (link): nhân quyền Liên Hiệp Quốc (un.org) https://www.un.org/en/global-issues/human-rights
Quyền con người là quyền vốn có của tất cả mọi người, bất kể chủng tộc, giới tính, quốc tịch, dân tộc, ngôn ngữ, tôn giáo hay bất kỳ địa vị nào khác. Quyền này bao gồm quyền sống và tự do, tự do khỏi chế độ nô lệ và tra tấn, tự do về quan điểm và ngôn luận, quyền làm việc và giáo dục, và nhiều quyền khác. Mọi người đều được hưởng các quyền này, không phân biệt đối xử.
b- What are Human Rights?
What are Human Rights? | Your Rights | Our Site (wwda.org.au)
Human rights are the basic rights and freedoms that belong to every person in the world, from birth until death.
Quyền con người là những quyền cơ bản và sự tự do thuộc về mỗi người trên thế giới, từ khi sinh ra cho đến khi chết
c- What is the main definition of human rights?
Human rights are the basic rights and freedoms that belong to every person in the world, from birth until death. They apply regardless of where you are from, what you believe or how you choose to live your life.19 thg 6, 2019
Định nghĩa chính của quyền con người là gì?
Nhân quyền là những quyền và sự tự do cơ bản thuộc về mọi người trên thế giới, từ khi sinh ra cho đến khi chết. Chúng được áp dụng bất kể bạn đến từ đâu, bạn tin gì hay bạn chọn cách sống như thế nào.19 thg 6, 2019
d- ,What are human rights? – ohchr
https://www.ohchr.org › what-are-huma…
Human rights are rights we have simply because we exist as human beings – they are not granted by any state. These universal rights are inherent to us all, …
Quyền con người là những quyền mà chúng ta có, đơn giản vì chúng ta tồn tại với tư cách là những thực thể (mang tính) người – chúng không được ban phát bởi bất kỳ nhà nước nào. Những quyền phổ quát này là vốn có đối với tất cả chúng ta, …
e- What is human rights in short words?
Human rights are rights we have simply because we exist as human beings – they are not granted by any state. These universal rights are inherent to us all, regardless of nationality, sex, national or ethnic origin, color, religion, language, or any other status.
Nói ngắn gọn, quyền con người là gì?
Nhân quyền là những quyền mà chúng ta có, đơn giản vì chúng ta tồn tại với tư cách là những thực thể người – chúng không được cấp phát bởi bất kỳ nhà nước nào. Tất cả chúng ta đều có những quyền phổ quát này, bất kể quốc tịch, giới tính, nguồn gốc quốc gia hay sắc tộc, màu da, tôn giáo, ngôn ngữ hay bất kỳ địa vị nào khác.
- Một câu trong Luận Án đã bác bỏ các định nghĩa nói trên
Câu đó là: “Quyền con người không phải tự nhiên sinh ra là đã có, mà phải cần có điều kiện” (trang 38 của “luận án”, tác giả: Vương Tấn Việt).
Nếu câu trên giúp tác giả luận án nhận tấm bằng tiến sĩ do trường đại học Pháp Luật Hà Nội cấp cho, nhưng cũng câu đó lại tước bỏ “quyền làm người” của 100 triệu dân Việt.
Liệu câu này đã đủ tiêu chuẩn một danh ngôn?
III. VỀ BỐN CHỮ “NGHĨA VỤ CON NGƯỜI” (trong tên luận án)
- Trở lại điều sơ đẳng
Khi tranh luận một vấn đề, các bên tham gia phải thống nhất những khái niệm và định nghĩa liên quan tới vấn đề đang được tranh luận. Nếu không, cuộc tranh luận sẽ vô bổ, lãng phí thời gian và công sức.
Luận án của nhà sư đã nằng nặc đòi chúng ta – nếu muốn hưởng những quyền bẩm sinh của mình – cần phải có điều kiện. Điều nay trái ngược với mọi khái niệm và định nghĩa chính thức đang lưu hành phổ cập trên toàn cầu.
Do cách tư duy này, khiến ở trang 43 Luận Án, tác giả có thêm danh ngôn ở “tầm cao mới” – để minh họa hai chữ “điều kiện” nói trên.
Đó là: Nghĩa vụ con người là nền tảng của Quyền con người (được in đậm).
Nghĩa là, chúng ta (những “con người”) muốn hưởng quyền làm người phải thực thi nghĩa vụ cái đã, Nếu điều này là chân lý, thì Tuyên Ngôn Nhân Quyền 1948 phút chốc thành ngụy lý. Kinh chưa?.
- Cùng là bốn chữ “nghĩa vụ con người”, nhưng giữa Ta và Tây khác nhau như Đen và Trắng.
– Nếu có những hiểu biết cần thiết về Quyền Con Người (đã nêu rõ trong nội dung Tuyên Ngôn Nhân Quyền), nhiều người sẽ rất nản sau khi đọc bốn chữ đầu tiên trong cái tên của luận án nói trên: “Nghĩa Vụ Con Người”… Có người không còn hứng thú để đọc tiếp. Chẳng thà… vứt.
– Tuy nhiên, trong luận án này, ở phần Tổng Quan, tác giả đã đưa ra vài-ba chục tài liệu (tiếng Anh) cũng có 4 chữ “nghĩa vụ con người” trong tiêu đề. Chúng gồm sách, bài viết, tham luận… và có cả Tuyên Ngôn nữa. Hiện nay, đang có hai Tuyên Ngôn đang được phổ cập toàn cầu (để thảo luận). Nếu vậy, tài liệu tiếng Việt (cụ thể là luận án nói trên) cũng sử dụng 4 chữ này, có sao đâu?
– Tuy nhiên, chỉ cần thử đọc nội dung vài văn bản, thì… té ra, có sự khác nhau rất căn bản. Bên này nói rằng “nghĩa vụ của con người” là giữ vững nội dung và thực thi rộng khắp bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền 1948, để ai cũng thật sự sử dụng quyền vốn có của mình. Còn bên kia, đòi hỏi phải thi hành nghĩa vụ trước khi hưởng những quyền bẩm sinh đó.
3- Sau 50 năm thực thi bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền (1948-1998)
Thành tựu trong 50 năm là rất lớn. Ví dụ, chính quyền những nước vi phạm nặng nề quyền con người đã sụp đổ đồng loạt, nhiều nước khác phải đối phó bằng cách đưa quyền con người vào Hiến Pháp (dù chỉ là hình thức), nhân quyền được mở rộng đáng kể, “con người” ý thức rõ hơn về các quyền của mình… Tuy nhiên vẫn có những “thế lực thù địch” đã cản trở sự thực thi quyền con người, trong đó cách dễ nhất là làm thay đổi cách hiểu của mọi người. Do vậy, rất nhiều “Con Người” (đúng nghĩa) đã lên tiếng cảnh báo và đề nghị: “Nghĩa vụ con người” lúc này là phải bảo vệ và làm cho các quyền ghi trong Tuyên Ngôn 1948 được thực thi rộng khắp. Xin chớ hiểu sai (hoặc lợi dụng) bốn chữ “nghĩa vụ con người” trong những văn bản này.
- Xin nêu làm ví dụ 2 văn bản đang lưu hành rộng rãi toàn cầu
Ở đây, xin chọn 2 văn bản làm dẫn chứng, bởi vì chúng được viết dưới dạng Tuyên Ngôn và lưu hành rộng rãi. Là Tuyên Ngôn, nên chúng có các Chương, trong mỗi Chương lại có các Điều khoản. Văn phong Luật, do vậy rất cô đọng, chính xác, không dễ xuyên tạc. Xin cung cấp link để mọi người đọc toàn bộ. Sẽ dễ nhận ra ý tưởng xuyên suốt: Nghĩa vụ con người hiện nay là phải thực thi mạnh mẽ và rộng rãi bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền 1948, bên cạnh những nghĩa vụ mới: Môi trường, khí hậu, năng lượng…
Thực ra, chỉ cần đọc điều khoản cuối cùng, cũng đủ.
a) Declaration of Human Duties and Responsibilities (viết tắt: DHDR)
Tuyên ngôn Nghĩa vụ và Trách nhiệm con người
Tuyên Ngôn này gồm 12 chương, 41 điều, được viết năm 1998 (kỷ niệm 50 năm ra đời Tuyên Ngôn Nhân Quyền) nhằm thúc đẩy mạnh hơn việc thực hiện các quyền con người. Tuyên ngôn ra đời ở thành phố Valencia, dưới sự bảo trợ của UNESCO và Văn phòng Cao ủy Nhân quyền Liên Hợp Quốc.
Đáng quan tâm là Điều cuối (41) của Tuyên Ngôn này. Nội dung (ý): Không được lợi dụng Tuyên Ngôn này để làm suy yếu hoặc hạn chế các quyền ghi trong Tuyên ngôn Quốc tế về Nhân quyền 1948.
b) A Universal Declaration of Human Responsibilities (Tuyên ngôn phổ quát về trách nhiệm của con người). Có 19 điều, do những nhân vật lỗi lạc nhất trên thế giới soạn thảo và công bố bằng 40 thứ tiếng. Mời đọc toàn văn; trong đó, điều 19 (điều cuối cùng) khẳng định rằng (ý): Không được lợi dụng Tuyên Ngôn này để phá hoại các quyền được ghi trong Tuyên Ngôn Nhân Quyền 1948.
c) Tuyên Ngôn ở Việt Nam (của Vương Tấn Việt)
Mời đọc để so sánh với hai bản Tuyên Ngôn nói trên, cả lời văn và nội dung.
Bản Tuyên ngôn Toàn cầu về Nghĩa vụ con người (16-12-2021)
http://daophatmuonmau.com/tac-gia/tt-thich-chan-quang/ban-tuyen-ngon-toan-cau-ve-nghia-vu-con-nguoi/
❖ Điều 31 (cuối): Tất cả mọi người đều có Nghĩa vụ phổ biến, giải thích, áp dụng bản tuyên ngôn Nghĩa vụ toàn cầu này cho tất cả. Từng con người, từng gia đình, từng đơn vị, từng cơ quan, từng quốc gia, và cả tổ chức lớn nhất của thế giới đều có Nghĩa vụ công nhận và phổ biến bản tuyên ngôn này cho nhân loại.
IV. ĐỌC NỐT 10 CHỮ CUỐI
Đó là các chữ trong câu ”trong Pháp luật Quốc tế và Pháp luật Việt Nam”.
- Pháp luật mỗi nước được phép ghi những gì về “nghĩa vụ con người”?
Như đã nêu rõ ở các phần trên, khái niệm “nghĩa vụ con người” – như trong luận án của tác giả Vương Tấn Việt là vô nghĩa, trái logic. Vậy “luật pháp” nào dám chứa đựng nó?
Xin các nhà làm luật ở nước ta chớ có luật hóa những câu “danh ngôn” (dưới đây) thành những Điều Luật để đưa vào pháp luật nước nhà:
– “Quyền con người không phải tự nhiên sinh ra là đã có, mà phải cần có điều kiện” (trang 38 của “luận án”, tác giả: Vương Tấn Việt).
– Nghĩa vụ con người là nền tảng của Quyền con người (trang 43 của “luận án”, tác giả: Vương Tấn Việt).
– Và nhiều câu khác.
- Một ví dụ “vận dụng” hai câu trên để đưa vào Luật
Giả sử, nếu trong Luật có điều khoản vừa hài, vừa bi như sau: Trẻ sơ sinh muốn được hưởng “quyền sống” phải thi hành nghĩa vụ con người và tuân theo điều kiện sau đây: Ỉa, đái, bú mẹ phải đúng giờ; trước khi quấy khóc phải trình bày lý do chính đáng…
Đúng là khóc dở, cười dở…
“Luận Án” này cần có chỗ đứng xứng đáng trong Lịch Sử luật học của nước ta.
ThíchThích