Mười hai con giáp, nói hoài chưa hết – Phần 2

Đỗ Ngọc Giao 

2.   Chuyện mới

2.1.   Là mèo hay là thỏ?

Thiền uyển tập anh được cho là tài liệu xưa nhứt (nửa đầu thế kỷ 11) có nhắc tới 12 con giáp,[1] với bài sấm như sau:

Đại sơn, đầu rồng ngước

Đuôi dài, náu Chu Minh

Thập bát tử dấy nghiệp*

Gốc gạo hiện long hình

Thỏ gà trong tháng chuột*

Ắt thấy mặt trời lên.[2]

* ám chỉ vua Lý Công Uẩn lên ngôi ngày thỏ (Mẹo), tháng chuột (Tý), năm (Dậu) 1009.

Tới thế kỷ 17, người Việt ở Đàng Trong gọi giờ Mẹo là giờ mèo chớ không phải thỏ, theo tự điển Việt-Bồ-La của Alexandre de Rhodes (1593–1660).[3]

Nhưng tới thế kỷ 19, ở Nam Kỳ lục tỉnh, thì con giáp thứ tư vẫn là thỏ, như ta đọc trong truyện thơ Lục Vân Tiên của danh sỹ Nguyễn Đình Chiểu (1822–1888), mô tả Vân Tiên khi xuống núi được thầy dặn như sau.

Số con hai chữ khoa kỳ

Khuê tinh đã rạng, Tử vi thêm loà

Hiềm vì ngựa chạy còn xa

Thỏ vừa ló bóng gà đà gáy tan

Bao giờ cho tới Bắc phang

Gặp chuột ra đàng con mới nên danh.[4]

Nguyễn Thanh Tâm chú thích:

Con ngựa là biểu hiệu của năm Ngọ, thỏ là năm Mão, gà là Dậu, chuột năm Tý. Ý nói: Vân Tiên tuổi Ngọ, đến năm Mão ắt rạng danh lần, nhưng danh tiếng vừa mới nhóm dậy thì đến năm Dậu đã phải chịu tai nàn. Cho đến năm Tý thì mới nên danh trọn vẹn.

Về đoạn này, các nhà viết tiểu sử cụ Đồ Chiểu có để lời bàn rằng: Vân Tiên là hình ảnh của Đồ Chiểu. Cụ Đồ sanh năm Ngọ (1822) tức hạp với câu ngựa chạy đường xa, thi đỗ tú tài vào năm Quý Mão (1843) tức ứng vào câu thỏ vừa ló bóng, nhưng đến khi sắm sửa thi Hội, xảy gặp tin mẹ chết vào năm Dậu mà lỡ dở công danh, ứng vào câu gà đà gáy tan.4

Đầu thế kỷ 20, các học giả người Pháp, nói chung, cũng ghi nhận con giáp thứ tư ở Nam Kỳ là thỏ, thí dụ Pierre-Gabriel Vallot (1866–19..),[5] Edouard Chavannes (1865–1918),[6] Paul Giran (1875–19..).[7] Dưới đây là cái ‘list’ của Vallot.5

12 năm                                                12 giờ

  1. , le rat , heure du rat, thử (chuột)
  2. Sửu, le buffle Sửu, heure du buffle, ngưu (trâu)
  3. Dần, le tigre Dần, heure du tigre hổ (hùm)
  4. Mẹo ou Mão, le lièvre Mão, heure du lièvre, thố (thỏ)
  5. Thìn, le dragon Thìn, heure du dragon, long (rồng)
  6. Tị, le serpent Tị, heure du serpent, (rắn)
  7. Ngọ, le cheval Ngọ, heure du cheval, (ngựa)
  8. Mùi ou Vị, la chèvre Mùi, heure de la chèvre, dương ()
  9. Thân, le singe Thân, heure du singe, khởi (khỉ)
  10. Dậu, la poule Dậu, heure de la poule, ()
  11. Tuất, le chien Tuất, heure du chien, khuyển (chó)
  12. Hợi, le porc Hợi, heure du porc, trư (lợn)

Ngược lại, cùng thời gian đó, ở miền Bắc, con giáp thứ tư vẫn là mèo, như ta thấy trong đoạn văn dưới đây của Phan Kế Bính (1875–1921), mô tả tục ăn tết Đoan Ngọ mồng 5 tháng 5.

… Lại nhiều người đi lấy lá ngải cứu, tùy năm nào thì kết hình con thú năm ấy (theo mười hai tiểu hình); như năm Tý thì kết con chuột, năm Sửu thì kết con trâu, năm Dần thì kết con hùm, năm Mão thì kết con mèo, v.v… Kết đoạn treo giữa cửa, để trừ sự bất tường, và để về sau ai có bệnh đau bụng thì dùng làm thuốc tốt lắm…[8]

Chót hết, tự điển tiếng Việt nửa sau thế kỷ 20 giải thích 12 con chuột, trâu, cọp, mèo,… là ‘biểu hiệu’ của 12 tuổi Tý, Sửu, Dần, Mẹo,…[9]

Tài liệu bói toán thì có khi lấy mèo mà có khi cũng lấy thỏ dùng thay Mẹo để dễ nhớ. Bài thơ sau lấy mèo, cho biết 6 cặp tuổi kỵ cưới nhau (câu thứ hai: tuổi Mẹo kỵ tuổi Tý).[10]

Hùm mong bắt Rắn chẳngđặng về

Mèo mong bắt Chuột chỉn rất ghê

Rồng bay hướng Bắc, Mùi hương nực

Ngựa chạy đường dài, Gà gáy khuya,

Khỉ nọ bồng con chờ Lợn đến

Chó kia cậy mạnh đuổi Trâu về.

Bài thơ sau lấy thỏ, cho biết những ngày kỵ xây nhà trong mỗi mùa (câu thứ hai: mùa thu kỵ ngày Mẹo).[11]

Xuân Hầu, Hạ Hổ thị gia không

Thu Thố, Đông Dương nhơn tử vong

Nhược nhơn bất tín lâm tai hại

Ngụ thứ phùng hung mạng bất chung.

Tóm lại, con giáp thứ tư của người Việt thiệt là rắc rối: có nơi có lúc nó là thỏ, mà có nơi có lúc  cũng là mèo. Nhưng ban đầu nó ắt là thỏ. Đó là một dấu hiệu chỉ lối đi tìm cái gốc của hệ thống 12 con giáp ở Việt Nam. Dù vậy, bấy nhiêu dấu hiệu là chưa đủ, nên ta cần mở rộng ‘phạm vi điều tra’ sang hai xứ láng giềng là Cao Miên và Thái Lan.

2.2.   Con giáp trong minh văn

‘Minh văn’ (inscription) nói đại khái là những tài liệu xưa được khắc lên trụ/bia đá; ở Việt Nam nổi tiếng hơn hết là minh văn Võ Cạnh khắc trên trụ đá 4 mặt của vương quốc Champa, tìm thấy ở Nha Trang hồi đầu thế kỷ 20. Bên xứ Thái, nổi tiếng hơn hết là minh văn Ramkhamhaeng, tìm thấy năm 1883, cũng khắc trên một trụ đá 4 mặt, bằng thứ chữ Thái được cho là sớm nhứt của vua Ramkhamhaeng (1277–1317) ở vương quốc Sukhothai (1238–1584) đặt ra. Điều mà ta chú ý là minh văn đó có nêu 3 năm theo kỷ nguyên Mahasakkaraja (viết tắt ‘MS’, MS 1 = năm 79 Tây lịch) và gọi tên 3 năm đó theo 3 con vật khác nhau:

  1. MS 1205, năm con dê: nhà vua đặt ra chữ Thái để viết [minh văn này]…[12]
  2. MS 1214, năm con rồng: nhà vua cho đặt bệ ngai bằng đá giữa vườn thốt nốt…12 (cái bệ này cũng được tìm thấy cùng với trụ đá)
  3. MS 1209, năm con heo (kun): nhà vua cho đào thánh tích lên để mọi người chiêm ngưỡng…[13]

(MS 1205 = năm 1283 Quý Mùi, MS 1214 = năm 1292 Nhâm Thìn, MS 1209 = năm 1287 Đinh Hợi).

Miền nam Thái Lan, thị trấn Chaiya, có chùa Wat Hua Wiang, trong đó có một tượng Phật bằng đồng điếu (bronze) mà trên bệ có minh văn bằng chữ Khmer cho biết năm đúc tượng là MS 11006 (sic), năm con thỏ (thoḥ).[14] Coedes (1886–1969), học giả người Pháp,[15] giải thích MS 11006 là MS 1105, tức là năm 1183 Quý Mẹo, còn Casparis (1916– 2002), học giả Hòa Lan,14 thì nói đó có thể là năm 1279 Kỷ Mẹo hoặc năm 1291 Tân Mẹo.

Bây giờ ta sang Cao Miên. Bên đó, tỉnh Siem Reap, có đền Vat Prasat, còn gọi bằng những tên khác thí dụ Sek Ta Tuy.[16] Năm 1928, Finot (1864–1935), nhà khảo cổ học người Pháp, cho biết trên vách đền cũng có minh văn bằng chữ Khmer, ghi ‘MS 961, ngày rằm tháng 1, ngày thứ năm [trong tuần], năm con cọp (khâl)’.[17] Lưu ý rằng MS 961 là năm 1039 Kỷ Mẹo, con thỏ chớ không phải con cọp – đó có lẽ là vì năm MS 961 không phải bắt đầu từ ngày 1 tháng 1 mà có thể bắt đầu từ ngày 20 tháng 1, nên ngày rằm tháng 1 vẫn là năm con cọp trước đó.

Tóm lại, dù còn đôi chỗ chưa rõ, 3 minh văn nêu trên vẫn cho biết mấy điều lý thú:

  1. Từ đầu thế kỷ 11, người Khmer đã gọi 12 năm theo tên 12 con giáp.
  2. Tới cuối thế kỷ 13, người Thái cũng gọi 12 năm theo những tên con giáp giống như tiếng Khmer, và Coedes15 cho rằng đó là người Thái học theo người Khmer.
  3. Tên gọi 12 con giáp của người Khmer và Thái thì không phải là tên gọi 12 con vật tương ứng trong tiếng Khmer hoặc tiếng Thái, mà là một thứ tiếng lạ (bảng 1).

Bảng 1.1.

tên con giáp                    tên con giáp                  tên con vật                  tên con vật

tiếng Khmer15                tiếng Thái15                 Old Khmer[18]          proto-Chuang-Tai18

jut                               jvat                            kǝntur                          *nhu

chlu                             chlu                             krǝpi                          *gwa:i

khal                             khal                              kla:                              *sɨa

thoh                             thoh                                –                                  –

ron                           mahron                              –                                  –

msan                          mahsen                           was                             *ŋu

mami                         mahmia                             –                               *ma

mame                          mahme                          wǝwe                              –

vok                              vok                              swa:                            *liŋ

raka                            rahka                            man                              *kai

ca                                 co                              chke                           *hma

kur                              kun                            ʒrwak                           *hmu

Một điều bất ngờ là tên gọi 10/12 con giáp trong thứ ‘tiếng lạ’ đó thì giống với tiếng Việt và tiếng Mường nói chung (bảng 2).

Bảng 2.2.

tên con giáp          tên con giáp           tên con giáp           tên con vật               ghi chú

tiếng Khmer15         tiếng Thái15              tiếng Việt          tiếng Mường[19]

jut                        jvat                       chuột                     cuot

chlu                       chlu                        trâu                       kluː

khal                       khal                        khái                      kʰaːl                        cọp

thoh                      thoh                         thỏ                          –

ron                     mahron                     rồng                       rɔŋ

msan                   mahsen                      rắn                        saɲ

mami                   mahmia                     ngựa                       ŋɨa

mame                   mahme                       dê                         teː

vok                       vok                         vọc                       vɔːk                        khỉ

raka                      rahka                        gàː                         kaː

ca                          co                          chó                        cɔː

kur                        kun                          cúi                        kuːj                        heo

Tóm lại, ta có dữ liệu như sau:

  • từ thế kỷ 11, người Việt đã gọi 12 năm theo tên 12 con giáp, trong đó con thứ tư là thỏ;
  • từ thế kỷ 11, người Khmer cũng gọi 12 năm theo tên 12 con giáp, trong đó con thứ tư là thỏ;
  • tên gọi 10/12 con giáp trong tiếng Khmer/Thái thì giống như tiếng Việt/Mường.

Cũng cần nói thêm, tới cuối thế kỷ 13, người Khmer không gọi tên 12 con giáp theo ‘tiếng lạ’ nữa mà gọi theo tiếng Khmer mới, thí dụ ngựa là ‘sek’,  gà là ‘moan’, heo là ‘cruuk’,… theo tài liệu của Châu Đạt Quan (1266–1346).[20]

2.3.   Cái gốc của 12 con giáp Việt-Khmer-Thái

Từ dữ liệu nêu trên, ta suy ra 3 ý:

  1. người Khmer học 12 con giáp của người Việt,
  2. người Việt học 12 con giáp của người Khmer,
  3. cả người Việt và người Khmer đều học 12 con giáp của người khác.

Ở đây chúng tôi chọn ý ’3’ để tránh mâu thuẫn giữa ’1’ với ’2’.

Vậy người Việt và người Khmer học 12 con giáp của ai?

Ở phần 1, ta đã nhắc qua một thứ tiếng Sinitic ở xứ An Nam thời Đường (618–907), gọi là Annamese Middle Chinese (viết tắt ‘AMC’), lai với tiếng proto-Việt-Mường (viết tắt ‘pVM’) của người bổn xứ cho tới đầu trào Lý (1009–1225) thì trở thành một thứ tiếng mà từ đó nảy ra tiếng Việt ta nói ngày nay (Phan[21]). AMC là một trong những thứ tiếng Sinitic ở phía tây nam lãnh thổ của trào Đường (hình dưới, vùng màu nâu, Phan & deSousa[22]).

Vậy, có lẽ nhóm người nói tiếng AMC đã chuyển giao 12 con giáp cho nhóm người nói tiếng pVM.

Cùng lúc, bên phía tây, người Khmer đã lập nên đế quốc Angkor (802–1431) mà họ gọi là Kambujadesa.[23]

Hình trên, vùng màu đỏ,[24] cho thấy phạm vi đế quốc Angkor dưới trào vua Yasovarman I (889–910). Theo hình thì có lẽ người Khmer thời đó đã tiếp xúc với nhóm người nói tiếng AMC bên phía An Nam và nhờ vậy cũng biết được 12 con giáp.

Tóm lại:

Có lẽ người Việt và người Khmer đều nhận lấy 12 con giáp từ nhóm người nói tiếng AMC ở miền bắc Việt Nam hồi thế kỷ 10.

Giả thiết trên ngụ ý rằng những tên gọi chuột, trâu, khái, thỏ,… trong tiếng Việt và jut, chlukhal, thoh,… trong tiếng Khmer chính là tên gọi những con vật đó trong tiếng AMC.

2.4.   Thảo luận

Nếu những chuột, trâu, khái, thỏ,… là từ ngữ của tiếng AMC, thì những chữ đó ắt không có trong bất kỳ thứ tiếng Austroasiatic nào và vì vậy cũng không thể ‘phục hồi’ (reconstructed) trong proto-Austroasiatic. (Tất nhiên, những chữ đó hẳn là có thể phục hồi trong proto-Vietic, vì nhóm người Việt-Mường đã lỡ mượn những chữ đó xài và có thể truyền cho các nhóm khác nữa thí dụ Chứt.)

Dưới đây, thay vì ‘check’ hết thảy 12 nhánh của Austroasiatic (không kể Vietic), ta check 3 nhánh thôi: Monic, Bahnaric và Katuic. (Katuic có cùng gốc với Vietic, tách ra cùng thời với Vietic, tức là quãng 500 năm trước công nguyên, như đã nêu ở phần 1.) Ngoài ra, bảng 1 bên trên cũng check jut, chlukhal, thoh,,… trong tiếng Old Khmer rồi.

Bảng 3.3.

proto-Austroasiatic18   proto-Monic18     proto-Bahnaric18     proto-Katuic18

chuột                      *nɛj                        *ni:ʔ                      *ne                    *naj V?

trâu                      *ra:k                          –                            –                      *riak V?

khái                        *la                         *la:ʔ                        *la                         *la

thỏ                          –                              –                            –                             –

rồng                         –                              –                            –                            –

rắn                       *gi:ŋ                          –                            –                         *gi:ŋ

ngựa                      *seh                        *sɛh                      *seh                       *seh

dê                           –                              –                            –                             –

vọc                       *wa                           –                         *wa                          –

gà                           –                              –                            –                             –

chó                       *cɔ ̃                           –                          *cɔ                         *cɔ

cúi                       *li:k                        *li:k                         –                          *li:k

Bảng 3 cho thấy:

  1. Chuột: mượn của AMC. Cà-nhen (một thứ sóc) có gốc là *nɛj trong proto-Austroasiatic.
  2. Trâu: mượn của AMC.
  3. Khái: mượn của AMC. Cọp có thể cũng mượn bên ngoài.
  4. Thỏ: mượn của AMC. Không có chữ nào gọi con thỏ trong proto-Austroasiatic.
  5. Rồng: mượn của AMC. Không có chữ nào gọi con rồng trong proto-Austroasiatic.
  6. Rắn: mượn của AMC.
  7. Ngựa: mượn của AMC.
  8. : mượn của AMC. Không có chữ nào gọi con dê trong proto-Austroasiatic.
  9. Vọc: mượn của AMC. KhỉMai có thể cũng mượn bên ngoài. Khọnkhol của Old Khmer.18
  10. : mượn của AMC. Không có chữ nào gọi con gà trong proto-Austroasiatic.
  11. Chó: trường hợp duy nhứt giống như AMC, chưa rõ lý do.
  12. Cúi: mượn của AMC. HeoLợn có thể cũng mượn bên ngoài.

Vậy, trong khi chưa có dữ liệu nào mới hơn, ta cho rằng người Việt và người Khmer đều nhận lấy 12 con giáp từ nhóm người nói tiếng AMC ở miền bắc Việt Nam hồi thế kỷ 10.

Tới đây hết phần 2. Ở phần 3 chót hết, ta sẽ tìm hiểu cái gốc xưa nhứt của 12 con giáp.


[1] Đinh văn Tuấn, Biểu tượng khởi thủy của địa chi Mão là tên gọi con thỏ hay tên gọi con mèo? Ngôn ngữ, 03 (2012).

[2] Thiền uyển tập anh, trans Ngô Đức Thọ (1990), mục ‘Trưởng lão La Quý An’.

[3] Dictionarium Annamiticum, Lucitanum et Latinum ope Sacrae Congregationis de Propaganda Fide, Alexandre de Rhodes (1651), cột 286-287-288.

[4] Nguyễn Đình Chiểu, Lục Vân Tiên, Trương Vĩnh Ký dịch quốc ngữ (1889).

[5] Pierre Gabriel Vallot (1905) Grammaire Annamite à l’usage des Francais de l’Annam et du Tonkin.

[6] Edouard Chavannes  (1906)  Le Cycle Turc des Douze Animaux.

[7] Paul Giran (1912) Magie & religion Annamites : Introduction à une philosophie de la civilisation du peuple d’Annam.

[8] Phan Kế Bính (1915) Viêt Nam phong tục.

[9] Việt Nam tự điển, Lê văn Đức et al biên soạn, Lê Ngọc Trụ hiệu đính (1970).

[10] Đại Diệc toàn bộ.

[11] Ngọc Hạp chánh tông.

[12] Barend Jan Terwiel (2010) The Ram Khamhaeng Inscription, the fake that did not come true.

[13] Piriya Krairiksh, A historiography of Sukhothai art, https://thesiamsociety.org/wp-content/uploads/1993/03/JSS_081_1b_PiriyaKrairiksh_HistoriographyOfSukhothaiArt.pdf

[14] Johannes Gijsbertus de Casparis (1967) The date of the Grahi Buddha.

[15] George Coedes (1935) L’origine du cycle de douze animaux au Cambodge.

[16] https://helloangkor.com/attractions/vat-prasat-pr/

[17] Louis Finot, Nouvelles inscriptions du Cambodge, Bulletin de l’Ecole française d’Extrême-Orient (1928).

[18] StarLing database server, https://starling.rinet.ru/

[19] http://sealang.net/monkhmer/dictionary/

[20] Châu Đạt Quan (sau 1297) Chân Lạp phong thổ ký, trans Lê Hương (1973).

[21] John Duong Phan (2013) Lacquered words: the evolution of Vietnamese under Sinitic influences from the 1st century BCE through the 17th century CE.

[22] John D. Phan, Hilário de Sousa (2016). A preliminary investigation into *Southwestern Middle Chinese.

[23] Lawrence Palmer Briggs (1951) The Ancient Khmer Empire, p 112.

[24] Javierfv1212, CC0, via Wikimedia Commons

1 thoughts on “Mười hai con giáp, nói hoài chưa hết – Phần 2

Bình luận về bài viết này