Ngạc nhiên là có 1 lượng khá nhiều tư liệu về chủ đề này mà hiện nay rất ít được biết đến. Đó là các tư liệu 1 phần từ các nhân chứng, 1 phần đến từ giải mật lưu trữ Liên xô.
Sa hoàng sử dụng 1 số đội quân người Latvia, Armenia, Mông cổ và Trung Quốc trong WW-I. Riêng với người TQ họ còn đến từ các nhân công được thuê làm đường sắt, khai mỏ và hạ tầng kỹ thuật ở Viễn Đông, hay tuyến đường sắt Petrograd – Murmansk, cũng như 1 số là dân di cư tự do, 1 số thủ lĩnh đánh thuê là thành viên QTCS… CMt10, đế chế sụp đổ và những đội quân này bị bỏ lại bơ vơ không tiền, không lương thực trên đất Nga. Họ trở thành những toán cướp và Bolsheviks đã tuyển dụng những toán cướp này vào việc giết chóc trong cuộc nội chiến. Vào đầu năm 1917, ước lượng có đến 200 nghìn dân TQ trên đất Nga, số lượng đánh thuê cho Bolsheviks ước tính ít nhất cũng trên 60 nghìn.
Do ngoại hình khác biệt nên không thể bỏ trốn, không có gì ăn hay tiền bạc, không biết tiếng, bản tính hoang dã và khác chủng tộc nên sẵn sàng hành động tàn nhẫn theo mệnh lệnh… nên ai đó trong giới Bolsheviks đã sớm chú ý đến số người TQ bơ vơ này, gọi họ là “những anh em cùng giai cấp vô sản” và tuyển dụng vào CHON – bộ phận có “chức năng đặc biệt” của Hồng quân. Bộ phận CHON với chức năng đặc biệt nghĩa là thực hiện hầu hết những “công việc bẩn thỉu – aka bắn giết” mà đôi khi Bolsheviks không tiện ra mặt.
Việc buộc phải tra tấn, bắn giết, không phải ai cũng sẵn sàng. Một phần họ làm lính đánh thuê cho Bolshevik cũng là để khỏi chết đói. Nhà ngoại giao TQ viết trong 1 báo cáo: Bí thư Li mời các công nhân đăng lính đến sứ quán và nói chuyện thẳng thắn. Họ bật khóc và nói, làm sao quên được tổ quốc? Nhưng ở Nga rất khó tìm được việc làm, cũng không có tiền để về. Chúng tôi chẳng có lối thoát nào, do đó phải đăng ký làm binh lính.
Thậm chí là Lenin tin dùng lính TQ, ông ta sử dụng 1 nhóm làm bảo vệ riêng cho mình và mang theo về Kremlin! Ông ta hẳn có lý do để không tin dùng đồng hương của mình, như sau này minh chứng Lenin đã đúng, điển hình là cô ả đồng hương đồng tộc Fanny Kaplan đã ám sát ông ta cũng như nhiều vụ ám sát hụt khác mà rất khó để đổ tội cho Bạch vệ hay Bảo hoàng. Nhóm binh lính bảo vệ TQ khi đó được mở rộng, đổi tên thành “Quân đoàn lê dương quốc tế số 1 của Hồng quân” và lãnh nhiệm vụ bảo vệ các nhân vật cao cấp hàng đầu trong bộ máy Cộng sản-Bolsheviks. Đội bảo vệ người TQ của Lenin ở điện Kremlin gồm 70 người, một số lượng khác cho Trotsky, Bukharin và nhiều lãnh tụ khác!
Kẻ thành lập tiểu đoàn chiến đấu của đội quân China đầu tiên vào khoảng thời gian sau CM tháng 2 là Ion Yakir – con trai 1 thầy thuốc DT giàu có.
Trong “Hồi ký nội chiến”, Yakir viết: “Người China rất thèm khát tiền, dễ dàng đổi mạng sống nếu trả lương kịp thời và nuôi ăn tốt. Vâng, đúng là như thế, đại diện của họ tìm đến tôi và và nói họ có 530 người làm thuê và, nghĩa là tôi phải trả lương cho tất cả. Còn họ có bao nhiêu người không rõ, chẳng ai có chút tiền nào, họ muốn có tiền chia nhau. Tôi phải giải thích cho họ rất lâu, thuyết phục rằng như thế không tốt, không phải cách của chúng tôi. Tất cả họ đã nhận được tiền của mình. Họ đưa ra lý do khác – nói rằng họ, ai bị chết cần được đưa về gia đình ở TQ. Chúng tôi có nhiều việc tốt cùng nhau trên con đường dài đau khổ qua cả Ukraine, sông Don, tỉnh Voronezh”.
Vì những tội lỗi cướp bóc và tàn sát thường dân đến mức kinh tởm, đồng chí tướng Hồng quân, Komandarm số 1 – Ion Yakir bị Stalin đem xử bắn năm 1937 (có điều kiện, sẽ có 1 bài riêng về tên vô lại Mác xít này).
Điều tra năm 1919 của Kutepov về đạo quân tình nguyện số 1 nước ngoài cho thấy, rất nhiều trường hợp người Nga trong Hồng quân từ chối thực hiện các mệnh lệnh tàn bạo đối với thường dân trong các vùng đóng quân, ngay cả khi được cho uống vodka 1 cách hào phóng hay cho quần áo ấm để thực hiện hành quyết cũng không giúp thay đổi tình hình. Còn để bắn, hay chặt chân tay, chọc mù mắt và mổ bụng phụ nữ mang thai… thì lính China Tàu Khựa không mảy may xúc cảm con người.
Chính cuốn thiểu thuyết nổi tiếng mà đám HVB quê ta vẫn lấy làm sách gối đầu giường cũng viết về lính China, họ gối mà chưa bao giờ đọc, bởi đọc đã thấy trong đấy. Cuốn “Thép đã tôi thế đấy” của Nikolai Ostrovsky cũng kể về đóng góp lớn của lính China vào việc “giải phóng” Ukraine khỏi ai đó người Ukraine: “Quân Pết-lu-ra có chiếc xe bọc sắt yểm hộ chạy trốn theo con đường về phía ga Tây-nam. Đường vào phố vắng ngắt. Bỗng có một vệ quân đỏ nhảy ra đường cái nằm rạp xuống đất bắn. Theo sau anh là người thứ hai rồi người thứ ba… Xéc-gây nhìn thấy họ rõ lắm: họ khom mình vừa chạy vừa bắn. Một vệ quân đỏ, người Trung Quốc, nghe đại bác nổ vẫn cứ đuổi địch không thèm nằm xuống. Anh ta nước da xạm màu sương gió, hai mắt sáng rực, phong phanh manh áo cụt tay, thắt lưng đeo băng đạn súng máy, hai tay lăm lăm lựu đạn. Chạy như bay tiến trước tất cả mọi người là một đội viên trẻ măng vác súng liên thanh. Đấy là mũi thứ nhất của quân đỏ đột nhập vào thị xã. Lòng Xéc-gây rộn lên vui sướng”.
Tại tiểu đoàn đặc biệt Kiev (gubcheka) cũng sớm thành lập nhóm binh lính China do li Xiu-Liang chỉ huy. Đóng vai trò lớn trong công việc kiểu này là 2 nhân vật TQ trong bolsheviks, San Fuyan và Shen Chenkho. Shen Chenkho thậm chí còn được ủy nhiệm thành lập các nhóm China trên toàn Nga: ở Moskva, Petrograd, Luhansk, Kharkov, Perm, Kazan và các vùng khác.
Lính TQ bắn giết ra sao, ghi chép của Anastasia Khudozhina, một phụ nữ ở Vladikavkaz: “Tàn sát thật khủng khiếp bởi toán quân China, từ đâu đó đến chiếm lấy thành phố chúng tôi, họ đem súng máy lên gác chuông Nhà thờ Alexander Nevsky và bắt đầu tưới lửa vào mọi thứ xung quanh. “Những con quỷ sát”, bà mẹ thì thào và liên hồi cầu nguyện. Còn những kẻ China này đông đặc, có đến 300 tên, không ít hơn…
Sau đó rõ ràng trước khi bỏ đi, lính TQ đã bắn rất nhiều người. Có vẻ, chúng đã đến từng nhà vào ban đêm – ở Vladikavkaz có rất nhiều cựu chiến binh Sa hoàng đã nghỉ hưu, chúng bắt tất cả họ, những ai từng phục vụ Bạch quân hay những ai mà tìm thấy tặng phẩm vũ khí hoặc hình ảnh con cái trong quân phục sĩ quan. Chúng bắt họ dường như là để tra khảo và bắn hết tất cả sau nghĩa trang bệnh viện ở cánh đồng ngô”.
Nhóm China độc lập của Cheka hoạt động ở CH Tersky là băng đảng khát máu nhất trong số các nhóm binh lính đánh thuê. Chúng do Pau Ti-San cầm đầu, cùng 1 số tên Mác xít ngoại quốc khác.
Đàn áp phản kháng Astrakhan ngày 10 tháng 3 năm 1919 biến thành cuộc giết chóc đẫm máu do đội quân lê dương China thực hiện. Cuộc “khủng bố đỏ” hay “hành quyết Astrakhan” diễn ra mau lẹ, không có dự báo nào trước và như điên dại. Mọi thứ bắt đầu từ việc 1 toán binh lính China bao vây cuộc mít tinh phản đối hòa bình của công nhân và dân chúng trước cổng 1 nhà máy ở đây. Nguyên do không có gì đặc biệt: họ không có cái gì để ăn trong khi vẫn phải làm lụng nặng nhọc đã quá lâu mà không được trả công, còn tem phiếu được phát thì không đổi được lương thực trong các cửa hàng luôn luôn trống rỗng. Sau khi cự tuyệt quay lại làm việc, binh lính China bất ngờ vãi đạn vào họ bằng súng trường, súng máy và lựu đạn. Hàng chục người chết tại chỗ, số còn lại sợ hãi bỏ chạy. Nhưng cuộc tàn sát mới chỉ bắt đầu, binh lính China truy lùng những người bỏ trốn trong cả ngày hôm đó, bắn chết những ai bị bắt ngay tại chỗ. Khi đạn dược đã cạn và để tiết kiệm, chúng trói họ thành từng sâu cho tên tàu và đẩy xuống sông Volga trước mắt rất nhiều nhân chứng. Một công nhân tham gia biểu tình và sống sót sau cuộc truy lùng kể lại, trong đêm hôm đó, chúng bắt 180 người, đưa lên tàu Gogol và đẩy họ xuống sông. Còn trong thành phố, có quá nhiều người bị bắn đến nỗi không thể đưa tất cả ra nghĩa địa ngay, chỉ để vùi lập trong những ngôi mộ tập thể vô danh cắm cái biển gỗ sơ xài “bệnh sốt phát ban”.
Cho đến 5 ngày sau, cuộc tàn sát mới dừng lại, tang tóc bao trùm cả thành phố. Hầu như không có gia đình nào còn nguyên vẹn, mất cha, mất chồng, mất con. Nhiều nhà mất đến 2, 3 người. Số công nhân còn sống sót hay chưa kịp bỏ trốn bị lùa đi làm trở lại trước mũi súng, còn nhà máy bị canh gác nghiêm ngặt không khác gì nhà tù. Cuộc đàn áp Astrakhan còn được biểu dương trên báo và lấy làm hình mẫu tiếp tục các cuộc đàn áp giết chóc khác ở Tula, Bryansk và Petrograd.
Tác giả Evgeny Norin, người có nhiều nghiên cứu lịch sử đã để tâm đến vấn đề binh lính ngoại quốc trong đội quân Bolsheviks. Cũng như Vladimir Tikhomirov với cuốn “Sự thật lịch sử”, “Cuộc chiến kỳ lạ” của Norin đề cập đến lính đánh thuê TQ và Litvia.
Theo ông Norin, nổi loạn và cướp bóc của binh lính TQ trong Hồng quân sớm diễn ra, như cuộc nổi loạn Izhevsk-Votkinsk vào mùa hè 1918 nên để đề phòng, Bolsheviks không lập các đơn vị lính Lê dương TQ thực sự lớn, mà ghép lẫn với Hồng quân, với lính Lavia, Hung, Czech. Ví dụ, sư đoàn Chapayevsk chiến đấu ở Odessa có 200 lính Czechs, Ba Lan, Hung và vài trăm lính TQ, còn tướng Yakir trực tiếp chỉ huy 5500 lính China.
Lính TQ thường được giao trấn áp các cuộc nổi loạn như nổi loạn Kulak ở Maykop, Kurgan, hay làng Labinsk. Ông Evgeny Norin cho biết có một số trường hợp lính TQ bị xét xử nhưng không rõ lý do và chỉ đề cập chung chung vì “hành động phản cách mạng” hay đấu tranh chính trị trong nội bộ.
Tuy nhiên, vị thủ lĩnh tình báo Xô viết nổi tiếng P. Sudoplatov lại đồng ý với tướng Hồng quân Yakir, và lặp lại những gì Yakir viết: “Lính China rất vô kỷ luật nhưng chiến đấu đến giọt máu cuối cùng. China kiên cường, không sợ gì cả. Nếu có người anh em bị chết trong trận đánh mà không nhắm mắt, thì tiến lên, vuốt mắt cho anh ta, tất cả chỉ có thế. Anh ta ngồi cạnh 1 lần cuối, lấy đạn bỏ vào mũ… China sẽ chiến đấu đến tận cùng.” Cuộc tấn công mùa hè 1919 vào Kiev chống quân Bạch vệ Denikin, lính China đã “tiến hành 60-70 vụ đánh bom tự sát hàng ngày”. Cánh quân lớn nhất tấn công Kiev có 5500 binh lính Hồng quân, trong đó có 1000 lính China.
Sách báo Bolsheviks thời đó chỉ đề cập đến lính đánh thuê nước ngoài, đám trộm cướp đói khát được tuyển vào Hồng quân bằng danh từ chung chung “chiến sĩ CS quốc tế” để khỏi bị mất mặt. Trong khi đó, binh lính đánh thuê đóng vai trò lớn trong cả Nội chiến, đàn áp và cướp bóc thời kỳ hậu CM tháng 10.
Sau Nội chiến, hầu hết đội quân đánh thuê TQ hoặc là giải tán hay gia nhập các đơn vị khác ít tai tiếng, hoặc một phần trở về quê hương, nhưng một phần lớn khác đổ về Moscow sinh sống. Một cộng đồng TQ đông đảo bắt đầu xuất hiện ở đây, cuộc điều tra dân số năm 1926 cho thấy có hơn 100 nghìn người TQ ở Liên xô.
Theo nhà sử học Maria Bakhareva, xuất xứ của “China-town” ở Moscow bắt đầu thời gian này- tức là sau Nội chiến. Đó là khu gần nhà ga Bauman, còn gần đó trên đường mang tên nhà Mác xít Engels, như 1 sự trớ trêu là trụ sở Hội đồng hương China, cũng không xa là China Hotel, các nhà hàng ăn uống và khu chợ bán các mặt hàng TQ, đồ gia vị, vải vóc và đồ thủ công lặt vặt rồi thì xưởng giặt là kiểu TQ. Theo đúng tên gọi China-town, là nơi quần cư, tập trung của dân di cư TQ hay Hoa kiều. Đáng chú ý, một số tên cầm đầu cướp bóc trong đội quân Lê dương China vẫn tiếp tục làm việc cho Cheka (mật vụ Liên xô) cũng như tiếp tục làm thủ lĩnh trong QTCS. Nhưng ngạc nhiên hơn cả là bổ đẻ Tưởng Giới Thạch (Chiang Kai-shek) sau là nhà lãnh đạo Quốc dân đảng, từng là một Hoa kiều tá túc ở China-town Moscow, ở đó, ông ta có cái tên rất Nga: Nikolay Yelizarov. Còn Đặng Tiểu Bình, nhà độc tài cai trị TQ sau này cũng có 1 thời gian từng du học ở Moscow và cũng mang 1 cái tên Nga Drozdov, nghĩa là Giọt nước.
Thời kỳ đó, dân Hoa kiều mở rất nhiều các xưởng giặt là, ở Skatertny là xưởng giặt Shanghai, ở Pokrovka và Meshansky là xưởng Nam kinh, ở Pechatnikovy là xưởng Jean-Li-Chin. Nhà văn Nga Sergey Golitsyn viết trong “Bút ký sống còn”: cũng như dân Roma (di gan), Hoa kiều đổ về Moscow với số lượng lớn. Họ không chỉ bày táo bán ở chợ, mà còn nắm các xưởng giặt là khắp Moscow và các hàng hóa thủ công : cúc áo, lược, dây lưng, đai da và các mặt hàng khác. Tuy nhiên, nghề nghiệp yên ổn cũng như buôn bán như thế chỉ là thủ đoạn bề ngoài, là vỏ bọc của các hoạt động và kinh doanh khác lợi nhuận cao hơn nhiều. China-town ở Moscow là nơi buôn bán rượu bị cấm, thuộc phiện, cocaine và morphine.”
Ông Sergey Golitsyn viết tiếp: “Tuy nhiên, thời kỳ China-town ở Moscow khá ngắn ngủi khi Mãn châu cần 1 lượng lớn nhân công và tiền bạc để xây dựng tuyến đường sắt. Tướng TQ Zhang Dzolin (Trương Đàm) công khai kêu gọi Hoa kiều về nước, chúng ta nuốt hận không báo thù để hầu hết Hoa kiều ở Moscow và khắp cả nước ra đi.”
Có 1 báo cáo từ tỉnh Heihe giáp biên giới Liên xô gửi Ngoại trưởng TQ viết rằng, cần phải điều tra và yêu cầu người Nga chấm dứt cho những kẻ trộm cướp vượt biên vào TQ. Sau nguồn tin khác báo cáo: “Vị lãnh đạo cực đoan Trotsky, đã đưa những kẻ người TQ phục vụ trong Hồng quân tới Cáp Nhĩ Tân, ở đó chúng bị giải tán và kích động dân chúng. Theo tin đồn, bạo loạn sẽ bắt đầu trong mùa xuân. Những kẻ này mang theo số tiền khổng lồ và vũ khí, giấu trong những chiếc vali hai đáy, trong hành lý và thậm chí được may vào quần áo hoặc mũ.”
Phía TQ gọi những kẻ như vậy là Honghuzi nghĩa là thổ phỉ, trộm cướp biên giới. Nhưng Liên xô lại gọi chúng là “chiến sĩ cách mạng quốc tế”. Nhưng do tình hình TQ thời kỳ đó rất lộn xộn, sự phản đối ngoại giao hay hành động ngăn chặn chỉ là hình thức.
Dù vậy, có 1 số trường hợp hy hữu, ví như tên đồ tể “nhiều công trạng” – chiến sĩ CS quốc tế Pau Ti-San từng đề cập ở P1, kẻ cầm đầu vụ hành quyết Astrakhan thì gặp hạn. Sau vụ thảm sát, hắn còn tham gia vào nhiều vụ chém giết khác khắp nơi rồi về Kiev làm phiên dịch cho 1 trường quân sự đào tạo Hoa kiều. Năm 1923, hắn về Moscow nhận Huân chương Sao đỏ. Tuy nhiên, ngày 10 tháng 11 năm 1925, hắn bị OGPU (tiền thân của KGB) bắt và xử bắn ngày 19 tháng 4 năm 1926 vì tội hoạt động khủng bố phản cách mạng.
Điều hài hước là đến thập kỷ 1960, tên đồ tể Hoa kiều này lại được vinh danh là “anh hùng Nội chiến” và dựng tượng ở Vladikavkaz. Còn năm 1991, hắn được khôi phục danh dự như 1 nạn nhân bị đàn áp chính trị.
Khá nhiều lính Lê dương của đ/c Lenin sau này tiếp tục đầu quân cho Mao trong Hồng quân China kháng Nhật và cuộc nội chiến chống Tưởng Giới Thạch. Thật là nhất cử lưỡng tiện, 1 mũi tên bắn 2 con thỏ. Đến cuối thập kỷ 1930 đầu WW-II, do tình hình Liên xô bất ổn, hầu hết Hoa kiều đã trở về TQ.
Ngày nay, Cách mạng tháng 10 vẫn được coi là biểu tượng chói lọi, ít ai biết được người Nga đã phải trả 1 cái giá quá đỗi khủng khiếp cho nó chỉ để học được bài học lịch sử cay đắng.
————–
Trần Vinh / ncls group