Suy ngẫm lại về “Hệ thống triều cống”: mở rộng biên độ khái niệm về chính trị Đông Á lịch sử

1213

Các sứ đoàn các nước trong triều đinh trung Hoa

Tác giả: Zhang Feng

Phó giáo sư khoa Quan hệ quốc tế , đại học Tsinghua.

Người dịch: Nguyễn Quốc Vương

Một đặc điểm đáng chú ý của việc nghiên cứu chính trị Đông Á lịch sử là sự vắng bóng của các học thuyết mang tính gốc rễ chính xác giải thích các mối quan hệ giữa đế chế Trung Hoa và các quốc gia láng giềng và giải thích chúng hoạt động như thế nào. Thứ nổi tiếng một thời gian dài trong lĩnh vực này là tư tưởng về “hệ thống triều cống” và tầm quan trọng của nó đối với việc tổ chức nên ý nghĩ (tư tưởng) của chúng ta về chính trị Đông Á lịch sử. Nhưng cái gì là “hệ thống triều cống” khi nó được sử dụng bởi vô số các học giả? Viễn cảnh và mô hình hệ thống triều cống hữu ích như thế nào trong việc soi sáng chính trị Đông Á lịch sử? Trong bài báo này, tôi sẽ đánh giá một cách phê phán các tác phẩm đáng kính về “hệ thống triều cống” trong nỗ lực làm rõ các khái niệm và mở rộng các chủ đề chính về các mối quan hệ đối ngoại của Trung Quốc truyền thống và động cơ chính trị rộng lớn hơn giữa Trung Quốc và láng giềng. Tôi viết từ cái nhìn khoa học chính trị nhưng có dựa nhiều vào thành tựu của các học giả nổi tiếng trước đó bàn về chủ đề này.

Ngoại trừ một vài ngoại lệ đáng chú ý trong những năm gần đây, “quan hệ quốc tế” của Đông Á lịch sử hầu như là lĩnh vực chủ yếu của các nhà sử học. Lịch sử ngoại giao Đông Á chứng kiến một thời kì ấn tượng của sự sáng tạo tri thức từ những năm 1930 tới những năm 1960, nhờ chủ yếu vào tác phẩm tiên phong của John King Fairbank (1) sau nó mối quan tâm của các nhà sử học mờ dần (2). Các nghiên cứu trong “thời kỳ cổ điển” 30 năm về quan hệ đối ngoại của Trung Quốc đã tạo ra những hiểu biết và đặt nền tảng cho sự hiểu biết về chính trị Đông Á lịch sử. Nhưng sự nhầm lẫn khi phân tích và sự bỏ sót mang tính thực tiễn là rất rõ ràng trong phần lớn nghiên cứu. Vào những năm 1980, các nhà sử học bắt đầu tái kiểm tra “hệ thống triều cống” của Fairbank và  cái khung “Trật tự thế giới Trung Hoa”, làm bộc lộ các giả thuyết bị che giấu và đem ra ánh sáng  các bằng chứng lịch sử mới mâu thuẫn với sự diễn giải. Nhưng mặc dù nghiên cứu này phê phán Fairbank, nhìn chung nó đã không cố gắng thay thế mô hình hệ thống triều cống của ông bằng bất cứ cái khung giải thích nào khác.

Các nhà khoa học chính trị và đặc biệt là các học giả quan hệ quốc tế (IR) nên có mối quan tâm đối với chính trị Đông Á lịch sử. Nó là lĩnh vực màu mỡ cho sự đổi mới học thuyết như là lịch sử châu Âu đã được dùng để phát triển các học thuyết quan hệ quốc tế hiện đại. Nhưng mặc dù tiềm năng xây dựng học thuyết của nó được công nhận, có tương đối ít các học giả bước vào lĩnh vực được trang bị bởi các nghiên cứu học thuyết và lịch sử sâu sắc. Bất cứ nghiên cứu nào tiến hành với chủ đề này thường đều dựa trên nguồn tư liệu thứ cấp,thứ đã cản trở sự đổi mới học thuyết và phân tích ở nơi đầu tiên (3). Một vài tác phẩm đã cố gắng một cách có ý thức khai thác Châu Á lịch sử cho sự phát triển học thuyết và đã tạo ra sự tiếp cận và hiểu biết tươi mới. Hai tác phẩm mới mẻ nhất là Cultural  Realism của Johnston và War and State Formation in Ancient China and Early Modern Europe (4)

Nhưng mặc dù cả hai cuốn sách đã tạo ra cái nhìn quan trọng về văn hóa chiến lược của Trung Quốc và quá trình hình thành nhà nước ở Trung Quốc cổ đại nhưng không tác phẩm nào trình bày nhiều về bản thân hệ thống triều cống. Và ngoại trừ tác phẩm gần đây của Bantly Womack (5), hầu như không có học giả IR nào thẩm tra một cách có hệ thống hệ thống triều cống. Khuynh hướng “lấy Trung Quốc làm trung tâm” mở rộng trong cả các nhà sử học và học giả IR-rõ ràng trong xu hướng tập trung vào các mối quan hệ đối ngoại của Trung Quốc đối với sự ngăn ngừa của nó trong việc đối phó với các chính thể khác trong vùng-bao gồm sự thiếu sót về sự chú ý này.

Mặt khác nhiều học giả IR Trung Quốc tìm kiếm sự hấp dẫn của hệ thống triều cống. Một vài người nghĩ nó như thể là một nguồn phát triển “trường phái Trung Hoa về quan hệ quốc tế” (6).

Điều này có thể đúng nhưng trước hết chúng ta cần biết nguồn gốc và sự tiến hóa của tư tưởng về “hệ thống triều cống”, các đặc điểm chính của nó như là một thể chế lịch sử và sự mạnh, yếu của các mô hình tồn tại của nó trước khi chúng ta có thể sử dụng “hệ thống triều cống” trong các học thuyết Trung Hoa. Các học giả nhất định đã  coi “hệ thống triều cống” như là một thực thể lịch sử được đưa đến,  không thay đổi và coi sự diễn giải về nó của Fairbank là không có vấn đề gì. Tôi cho rằng luận văn của Fairbank không phải là nền tảng đầy đủ đối với sự phát triển các học thuyết mới. Quan trọng hơn, thay vì dùng “hệ thống triều cống” như là một khái niệm qua đó phát triển các học thuyết Trung Hoa, chúng ta nên trước hết nghĩ về làm thế nào để phát triển các học thuyết về bất cứ loại nào (gì) mà có thể giải thích “hệ thống triều cống” như là một thực thể lịch sử.

Mục đích của bài báo này khiêm tốn hơn. Nó không cố gắng tạo ra khung học thuyết mới để giải thích chính trị Đông Á lịch sử. Suy cho cùng các học thuyết mới là sản phẩm tích lũy của quá trình nghiên cứu theo thời gian. Nhưng tôi sẽ đưa ra một cơ cấu mang tính lựa chọn ở phần cuối bài báo giải thích sự rắc rối trong chính trị triều cống giữa Trung Quốc và láng giềng. Tuy nhiên mục đích chính của tôi là tập trung vào bản thân khái niệm “triều cống” và đánh giá lợi ích mang tính phân tích của các mô hình và cách nhìn mà khái niệm này đã sinh ra để hiểu về các đặc điểm nhất định của chính trị Đông Á lịch sử.

Có ba cách thức có liên quan với nhau ở đó khái niệm “hệ thống triều cống” được dùng trong các tác phẩm tương ứng. Tôi sẽ trao đổi lại từng cái một nhưng tập trung vào các mô hình diễn giải của Fairbank như thể rằng nó là thứ có ảnh hưởng nhất trong việc tạo ra mẫu (sự biến hóa) trong nghiên cứu lịch sử ngoại giao Đông Á (7). Tôi xây dựng nên sự phê phán đối với mô hình này vốn đã  tồn tại qua nhiều năm (8) và đưa ra một sự đánh giá mang tính hệ thống mới. Việc những thiếu sót được tìm thấy sẽ không có gì là ngạc nhiên, bởi vì Fairbank viết trong bối cảnh chính trị và xã hội những năm 1930 (9). Nhưng sự phê phán  nên có sự đáp trả tích cực.

Tôi sử dụng sự đánh giá này đối với nghiên cứu nền tảng của Fairbank về hệ thống triều cống như là phương tiện tìm tòi qua đó làm rõ các khái niệm mới có thể về chính trị Đông Á lịch sử. Faribank tin rằng “mỗi chủ đề chính sẽ phải được làm lại cho từng thế hệ (10), và  thất vọng rằng không có ai nỗ lực thanh lọc hay thậm chí là phá hủy chương trình nghiên cứu của ông (11). 50 năm sau khi các tác phẩm chủ yếu của ông được công bố, thời gian dường như đã chín muồi để đánh giá. Lý luận chung của tôi là từng cái nhìn trong số 3 cái nhìn về hệ thống triều cống mà bài báo này thảo luận đều có hạn chế trong việc giải thích chính trị Đông Á lịch sử. Do đó nó tạo cho tôi cảm giác đề xuất các cơ cấu học thuyết mang tính lựa chọn thứ có thể tạo ra sức mạnh giải thích tốt hơn. Tất nhiên, “hệ thống triều cống” là một khái niệm trước khi nó là một sự thực, nó trước hết là “một phát minh phương tây phục vụ cho mục đích mô tả” (12).Và như vậy người ta có quyền chính đáng hỏi rằng sự phát minh này hữu dụng như thế nào. Mặc dù khái niệm rõ ràng nắm bắt một đặc điểm nổi bật của chính trị Đông Á lịch sử-rằng các mối quan hệ triều cống xét bề ngoài là biểu tượng cho phong tục  nghi lễ giữa Trung Quốc và láng giềng-quá nhấn mạnh nó qua nhiều năm đã tạo ra xu hướng trong các câu hỏi mang tính khái niệm và kinh nghiệm. Do đó cái nhìn hệ thống triều cống một cách độc nhất trái lại đã phát triển tốt, cuối cùng đã mâu thuẫn bởi vì chính trị Đông Á lịch sử không bị hạn chế là “triều cống” và các tập tục đi kèm của nó.

Hệ thống triều cống: Ba quan điểm (ba cái nhìn)

“Hệ thống triều cống” gắn bó mới các mối quan hệ đối ngoại của Trung Quốc truyền thống đã trở thành một phong tục quy chuẩn kể từ thế kỉ 19, khi nó lần đầu tiên được thể hiện rằng các khái niệm khác thường của Trung Quốc về các mối quan hệ đối ngoại bao gồm một trong số những nguyên nhân cơ bản gây ra sự thất bại trong việc đối phó một cách thích hợp với các thách thức phương Tây. Sự phức tạp mang tính cấu tạo và văn bản độc đáo mà chính sách đối ngoại Trung Hoa có được tạo ra gắn bó và có liên quan đến “hệ thống triều cống”. Nhưng phải đợi tới khi có sự bàn thảo kĩ lưỡng của Fairbank về nó, từ những năm 1940 đến những năm 1960, rằng “hệ thống triều cống” đã trở thành khái niệm cấu thành chủ yếu trong nghiên cứu về lịch sử ngoại giao Đông Á. Nhưng cho dù mô hình của Fairbank là nổi tiếng nhất thì nó cũng không phải là ý tưởng duy nhất về hệ thống triều cống. Xét một cách rộng rãi có ba quan điểm có liên quan với nhau về hệ thống triều cống trong các tác phẩm học thuật nổi bật.

 Quan điểm thứ nhất.

Sẽ là thích hợp nếu bắt đầu bằng mô hình diễn giải của Fairbank, bởi vì nó đã có ảnh hưởng tới một thế hệ học giả và vẫn đóng vai trò là điểm tham khảo cơ bản đối với những sự bàn luận về mối quan hệ đối ngoại của Trung Quốc truyền thống. Mặc dù sau nhiều năm bị chỉ trích ảnh hưởng của nó đã yếu đi, nhưng bất cứ học giả nào viết về hệ thống triều cống cũng sẽ thấy nó là cần thiết để nắm bắt luận điểm của Fairbank. Một sự đánh giá kĩ lưỡng về mô hình này do đó là cần thiết để đánh giá sự hữu ích của cái nhìn hệ thống triều cống đối với việc hiểu biết về chính trị Đông Á lịch sử. Điều này tôi sẽ làm trong hai phần chính sau một đoạn khái quát ngắn về các đặc điểm chính của mô hình này.

Fairbank và Teng đã nhìn hệ thống triều cống như là “Một phương tiện dành cho các mối quan hệ ngoại giao và quốc tế” và “một cái khung cho toàn thể…cơ cấu ở đó các khu vực dã man phi Trung Hoa được đặt vị trí trong cơ cấu bao gồm tất cả chính trị và đạo đức Trung Hoa” (13). Chỉ ra định nghĩa này, Fairbank đã phát triển một mô hình sau đó khi viết rằng có một trật tự Đông Á trong các mối quan hệ triều cống mà trung tâm là Trung Quốc-“Trật tự thế giới Trung hoa”. Mô hình được xây dựng dựa trên giả thuyết về thuyết lấy Trung Hoa làm trung tâm-một khái niệm giả định sự trung tâm và ưu việt của Trung Hoa (14). Thuyết Trung Hoa là trung tâm đã dẫn người Trung Quốc đặt ra cơ cấu đòi hỏi người nước ngoài thừa nhận sự ưu việt của họ. Từ sự giả định này,  người ta cho rằng các mối quan hệ của Trung Quốc với các nhà nước khác là có tôn ti trật tự và bất bình đẳng như bản thân xã hội Trung Quốc (15).  Trật tự Đông Á lịch sử được “thống nhất và trung tâm hóa trong học thuyết bởi sự ưu việt của Thiên tử. Nó không phải được tổ chức bởi sự phân chia lãnh thổ giữa các vua có địa vị bình đẳng mà là bởi các chư hầu của tất cả các chính thể địa phương đối với hoàng đế có quyền lực ở trung tâm (16).

Tôn ti trật tự của mối quan hệ được xác nhận trên sự ưu việt của Trung Quốc và sự bá chủ đối với nước ngoài và sự phục tùng của họ. Tôn trọng trật tự này và thừa nhận sự ưu việt Trung Hoa là đòi hỏi tuyệt đối đối với các quan hệ mở với Trung Quốc. Do đó, “Nước ngoài, nếu giao thiệp với Trung Quốc được chờ đợi và chỉ có thể giao thiệp khi làm điều đó như là một quốc gia triều cống” (17).  Khi phân tích các động cơ  riêng rẽ, mô hình thừa nhận rằng các vị vua Trung Quốc khởi xướng quan hệ triều cống bởi vì họ coi trọng thanh thế mà các đoàn triều cống nước ngoài sẽ đem đến cho họ, các vị vua nước ngoài tham gia triều cống bởi vì họ đánh giá cao lợi ích thương mại với Trung Quốc. Do đó, “thương mại và triều cống là các khía cạnh có cùng nguồn gốc của một hệ thống đơn lẻ về quan hệ đối ngoại, giá trị đạo đức của triều cống trở nên quan trọng hơn trong tâm trí của các ông vua Trung Quốc và giá trị vật chất của thương mại trong tâm trí các ông vua dã man (18). “Giá trị đạo đức của triều cống” ngụ ý rằng đối với các vua Trung Hoa, chức năng của triều cống là để chứng thực tính chính thống của các vua. Đối với các vua nước ngoài, thì trái lại, thương mại là động cơ quan trọng nhất, “phần lớn toàn bộ thực thể (hệ thống triều cống), được nhìn từ bên ngoài như là một phương tiện khéo léo của thương mại (19) và “các đoàn sứ triều cống đóng chức năng chủ yếu như là đoàn buôn” (20).

Thêm nữa, sự hấp dẫn văn hóa và “đức trị” là các phương tiện chính qua đó Trung Quốc thực thi ảnh hưởng của mình và “các vị vua phi Trung Hoa tham dự vào trật tự Trung Hoa bằng việc tuân thủ các dạng thức và lễ nghi thích hợp trong mối quan hệ của họ với thiên tử (21). “Trật tự thế giới Trung Hoa” do đó là một hệ thống văn hóa có tính nổi trội dựa trên cả hai phía chủ yếu thông qua giáo huấn và tập tục văn hóa, và quan trọng nhất trong đó là sự tuân thủ lễ nghi. Rõ ràng rằng mô hình này đã miêu tả và diễn giải mối quan hệ chính thức giữa Trung Quốc và láng giềng và trải qua thời kì bao gồm lịch sử Đông Á từ buổi bình minh của nền văn minh Trung Hoa cho tới tận thế kỉ 19. Nhưng cũng nên nhớ rằng Fairbank, trong vai trò là nhà sử học, đã không có ý muốn áp dụng khái niệm “hệ thống triều cống” của ông đối với “chính trị học quốc tế” của Đông Á trong cái cách tương tự như các nhà khoa học chính trị thường làm. Fairbank “đã không hề kì vọng gì về việc thiết lập một học thuyết chung về lịch sử Trung Hoa và đã diễn đạt sự không bằng lòng đối với việc học thuyết hóa trừu tượng ở nhiều nơi” (22). Câu hỏi lớn cho ông là làm thế nào để hiểu và định nghĩa “Trật tự thế giới Trung Hoa” và bản chất của nó, và chính vì lý do này mà ông đã nhấn mạnh cái nhìn lấy Trung Quốc làm trung tâm được nắm giữ bởi các vị vua Trung Quốc và giới elite. Fairbank có lẽ chưa bao giờ chủ định dấn thân vào công việc cung cấp một cái khung toàn diện để qua đó diễn giải các mối quan hệ quốc tế Đông Á (23). Sự tiếp cận của ông đưa ra các ý tưởng chính nhất định như là tổ chức nên các khái niệm mà nghiên cứu xa hơn sẽ thanh lọc và phát triển. Do vậy, mô hình của ông được đánh giá thích hợp theo khái niệm “hệ thống triều cống” và “cơ cấu trật tự Trung Hoa” đã nắm bắt bản chất của trật tự Đông Á lịch sử chính xác như thế nào. Các thiếu sót của nó có thể sau đó chỉ ra các vùng cần phải tiếp tục cải thiện để chúng ta có sự hiểu biết cao hơn về chính trị Đông Á lịch sử.

Quan điểm thứ hai

Quan điểm thứ hai, thường thấy ở các nhà sử học Trung Quốc với nền tảng khác nhau trong các bài viết học thuật của người Trung Quốc, xem hệ thống triều cống như là một sự quản lý quan liêu đối với các mối quan hệ đối ngoại (24).

Nó tập trung vào sự phát triển mang tính tổ chức và chức năng của một hệ thống phức tạp các quy tắc và quy trình mà các quan chức-trí thức của Trung Quốc bày ra cho việc giao thiệp với người nước ngoài.

Truyền thống nghiên cứu này tập trung chủ yếu với sự phát triển lịch sử của các phong tục lễ nghi và các cơ quan quan liêu và giả định văn hóa đằng sau sự biểu hiện mang tính nghi lễ về các mối quan hệ đối ngoại. Ví dụ như trong một nghiên cứu về hệ thống triều cống của nhà Minh, sự tiếp cận này sẽ hầu như bao gồm  tổ chức quan liêu của triểu Minh giải quyết đảm nhận mối quan hệ đối ngoại, các nghi lễ tỉ mỉ mà các sứ thần nước ngoài được yêu cầu phải tuân thủ khi tới kinh đô của Trung Quốc, chi tiết về các món đồ triều cống của nước ngoài và quà tặng của Trung Quốc, sự thường xuyên của triều cống, con đường của nó…Nhưng bởi vì hệ thống triều cống được  diễn đạt như là sự đổi mới quan liêu của Trung Quốc đối với việc giải quyết các sự kiện đối ngoại từ quan điểm của người Trung Hoa, nó không làm sáng rõ động cơ của Trung Quốc với các nước láng giềng.  Hệ thống triều cống được đưa ra bởi người Trung Quốc và từ cái nhìn của người Trung Quốc. Bị hạn chế trong khía cạnh quan liêu về chính sách đối ngoại Trung Hoa và không phải là trật tự Đông Á rộng hơn, nó không đóng vai trò là nền tảng thích hợp cho việc hiểu biết về mối quan hệ toàn diện giữa Trung Quốc và láng giềng. Các học giả viết về chính sách ngoại giao Trung Hoa từ cái nhìn nay có xu hướng tập trung vào các yếu tố nghi lễ và biểu tượng đi kèm với mối quan hệ triều cống. Ví dụ như, trong sự điều tra kĩ lưỡng của ông về sự phát triển mang tính quan liêu của hệ thống triều cống trong lịch sử Trung Quốc, Li Yunquan cho rằng các vua Trung Quốc không đánh giá cao lắm của cải triều cống như là sự xuất hiện của chúng và chức năng của  chúng trong việc thể hiện sự ưu việt của Trung Hoa (25). Mặc dù điều này thường đúng với khía cạnh triều cống của các mối quan hệ đối ngoại của Trung Quốc, nó không phải là một sự khái quát hóa  đối với chính sách đối ngoại của Trung Hoa truyền thống nhìn tổng thể.

Cái nhìn về hệ thống triều cống như là một sự quản lý mang tính quan liêu đối với các quan hệ đối ngoại rõ ràng là quan trọng đối với việc hiểu biết sự phát triển lịch sử của chính sách đối ngoại Trung Quốc và đặc biệt là sự quan liêu hóa qua các triều đại nhưng nó không giải thích được động cơ chính trị rộng lớn hơn giữa Trung Quốc và láng giềng. Thêm nữa, sự tập trung của nó vào các khía cạnh mang tính quan liêu của hệ thống triều cống đã đặt sự nhấn mạnh quá mức vào chủ nghĩa biểu tượng, do vậy đã lướt qua tầm quan trọng của chính sách đối ngoại Trung Hoa thứ có đặc trưng là sự uyển chuyển và thực dụng.

 Quan điểm thứ ba.

Quan điểm thứ ba, được tìm thấy giữa các học giả IR viết từ cái nhìn của trường phái Anh, coi hệ thống triều cống như là một thể chế  của xã hội quốc tế Đông Á lịch sử. Trường phái Anh cổ điển định nghĩa  thể chế là “một hệ thống thói quen và tập tục được định hình hướng tới sự ghi nhận các mục đích chung” (26). Các nhà học giả theo trường phái tân tự do đã định nghĩa thể chế như là “Sự khẳng định và hệ thống được kết nối của các luật lệ (chính thức và không chính thức) định ra vai trò đối xử, bắt buộc các hành động, và định hình nên sự trông đợi (27). Tuy nhiên các  định nghĩa này chồng gối lên nhau, cả hai nhìn nhận các thể chế như là các hệ thống gắn liền với các quy tắc và tập tục cấu trúc và tổ chức nên các mối quan hệ (28).

Yongjin Zhang cho rằng, theo cách nhìn này, hệ thống triều cống là thể chế nền tảng của trật tự Đông Á lịch sử. Theo cách diễn đạt của ông, “Hệ thống triều cống là thể chế nền tảng bao gồm cả giả thuyết triết học và tập tục mang tính thể chế bên trong trật tự thế giới Trung Hoa và thứ tạo nên các mối quan hệ và đảm bảo sự hợp tác giữa Trung Quốc và các thành viên tham dự khác trong Pax Sinica (30).   Chính thông qua hệ thống triều cống mà Trung Quốc và các quốc gia khác tiến hành các quan hệ có ý nghĩa với nhau. Hệ thống triều cống trong ngữ cảnh này bao gồm các giả thuyết văn hóa như lấy Trung Hoa làm trung tâm và miêu tả các quy tắc và tập tục, như người nước ngoài thực thi triều cống đối với triều đình Trung Hoa và triều đình Trung Hoa thì tặng lại quà và sắc phong.

Được diễn đạt như là một thể chế trong ngữ cảnh này, hệ thống triều cống trở nên một nhân tố diễn giải trung tâm đối với chính trị Đông Á lịch sử. Tuy nhiên xem xét hệ thống triều cống như một thể chế, mặc dù là rõ ràng thích hợp từ lập trường lý luận cũng đưa đến các vấn đề thuộc về phân tích nào đó. Đầu tiên là việc hệ thống triều cống là thứ duy nhất-mặc dù có lẽ là nổi trội nhất- trong số các thể chế trong hệ thống Đông Á lịch sử.

Nó không thể một mình nắm bắt toàn bộ hình dạng của các mối quan hệ đối ngoại của Trung Quốc bởi vì nó chỉ diễn tả một phần trong các tập tục mang tính thể chế của hệ thống triều cống. Các thể chế khác được định ra bởi trường phái Anh, như chiến tranh và thậm chí là cán cân quyền lực, cũng có thể được tìm thấy trong lịch sử Đông Á. Nhiều nhà phân tích có xu hướng quá nhấn mạnh ấn tượng của hệ thống triều cống trong khi các thể chế khác cũng đóng vai trò quan trọng.Vấn đề thứ hai với cái nhìn mang tính thể chế là việc bản thân các thể chế thường đòi hỏi sự giải thích (30).

Nếu vậy, chúng ta phải hiểu các động cơ, chiến lược và lợi ích đằng sau cấu trúc của Trung Hoa và của các nước khác khi họ tham dự vào hệ thống triều cống, chúng ta cần phải mổ xẻ và giải thích hệ thống triều cống ở chỗ thứ nhất. Câu hỏi không phải là liệu hệ thống triều cống có thể được nhìn nhận như là một thể chế, như là nó chắn chắn như vậy, mà là sức mạnh giải thích và diễn giải của cách nhìn có thể tạo ra.

Thứ ba, xem xét hệ thống triều cống như là một thể chế mà không có sự chú ý thích hợp tới sự đánh giá lịch sử sẽ đưa đến ấn tượng sai lầm rằng nó là thứ gì đó ổn định và không thay đổi suốt trong lịch sử. Tuy nhiên trên thực tế, đặc điểm và bản chất của hệ thống triều cống thay đổi rất ấn tượng trong các thời kì lịch sử khác nhau.

Do đó chúng ta nên nói về các hệ thống triều cống khác nhau hơn là một thứ đơn lẻ trong lịch sử. Việc không thẩm tra các đặc điểm của hệ thống triều cống khi chúng thay đổi qua thời gian có nghĩa rằng đã nhìn lướt qua bản chất thay đổi của chính trị châu Á lịch sử, mặc dù hệ thống triều cống  khác xa với chính trị quốc tế trong vùng xét ở tổng thể. Điểm này gợi ý rằng sự không tương thích của cái nhìn mang tính thể chế về hệ thống triều cống phục vụ việc hiểu biết về chính trị Đông Á lịch sử.

Ba quan điểm về hệ thống triều cống rõ ràng có sự liên quan trong các cách thức thú vị, bởi đức hạnh của lý luận chủ yếu của họ và sự tiến triển tri thức. Ví dụ như, quan điểm của Fairbank về hệ thống triều cống như là phương tiện dành cho ngoại giao Trung Hoa chỉ là một bước từ quan điểm thứ ba-trường phái Anh, cái nhìn về hệ thống triều cống như là một thể chế. Khi được hỏi về sự hữu ích của quan điểm thứ hai và thứ ba đối với việc hiểu biết chính trị Đông Á lịch sử, tôi đã tập trung đánh giá về mô hình của Fairbank đồng thời vẫn phát triển những sự phê bình này.

Điểm yếu cố hữu của mô hình.

Phần này đánh giá mô hình của Fairbank về chính bản thân khái niệm của nó.

Câu hỏi đặt ra không phải là nó chống chọi như thế nào trước các bằng chứng lịch sử-phần công việc cho phần tiếp theo- mà là bản thân mô hình đó logic như thế nào. Ba câu hỏi được đặt ra khi đánh giá sức mạnh diễn giải. Thứ nhất: các giả thuyết ẩn dưới mô hình có ích như thế nào? Các mệnh đề diễn giải thường nổi lên từ các giả thuyết và các giả thuyết càng hữu ích thì các mệnh đề sẽ càng tốt hơn.  Thứ hai, logic nội tại của nó gắn kết và rõ ràng như thế nào? Các mô hình mập mờ với logic mâu thuẫn gây  hoang mang hơn việc chúng làm cho rõ ràng. Thứ ba, sức mạnh giải thích mà nó mang đến nhiều đến mức nào?

 Các giả thuyết

Như đã bàn luận ở phần trên, giả thuyết nằm dưới mô hình là thứ thuộc về thuyết lấy Trung Hoa làm trung tâm, ý tưởng rằng các hoàng đế Trung Hoa cho rằng bản thân họ là trung tâm và ưu việt hơn những người khác trong thế giới mà họ biết. Điều này dẫn tới rằng họ sẽ sai khiến các vua nước ngoài thừa nhận sự ưu việt của họ bằng việc thực thi triều cống và chấp nhận địa vị chư hầu. Tuy nhiên cần chú ý rằng tuyên bố của Trung Hoa là “vua của Tianxia” không ngụ ý rằng họ muốn thống trị thế giới mà họ biết (31).

Tianxia được giới hạn tới những vùng xung quanh đế chế Trung Hoa, nơi mà chủ yếu tương ứng với những gì mà ngày nay chúng ta gọi là Đông bắc và Đông Nam Á mà vài phần của Trung Á. Gao Mingshi gần đây đã đề xướng rằng, theo nhận thức của Trung Hoa cổ đại, thế giới sẽ được phân chia làm ba vùng chịu ảnh hưởng của Trung Hoa: vùng chư hầu nội bộ, vùng chư hầu bên ngoài và vùng không phải là chư hầu tạm thời (32).

Trung Hoa không trông đợi mở rộng lãnh thổ của mình đối với các nhà nước thuộc danh sách cuối cùng ở trên và thường đối xử với họ bình đẳng. Ví dụ như, các triều Đường và Tống duy trì quan hệ “anh em” với Turkic, Uighur và nhà nước Tây Tạng trước khi Trung Hoa cuối cùng đã chinh phục họ như Hán đã làm với Xiongnu. Khi các nhà nước bộ lạc này nổi lên và thể hiện sự đe dọa an ninh họ bị đối xử như là kẻ thù hơn là quốc gia triều cống như giả thuyết lấy Trung Hoa làm trung tâm gợi ý.

Vấn đề đầu tiên nổi lên từ giả thuyết lấy Trung Hoa làm trung tâm là việc hữu dụng của nó thay đổi theo thời điểm lịch sử được thẩm tra (33).

Các vị vua Trung Hoa, theo như nghệ thuật tu từ được ghi lại trong các tư liệu lịch sử Trung Hoa, quả thật đã có quan niệm mình là ưu việt kể từ thời tiền Tần. Nhưng sự kiên định rõ ràng về sự ưu việt do họ tự nhận là dối trá đặc biệt khi  đưa vào tài liệu “truyền thống tôn trọng trong việc giải quyết tách rời khỏi thực tiễn vì vậy không cần thiết để thay đổi thuật tu từ (34) nên các quan chức-trí thức Trung Quốc phát triển như thể họ lặng ngắm chính sách đối ngoại của đế chế họ.

Liệu các vua của Trung Quốc có thực sự đưa ra các quyết định chính sách đối ngoại chủ yếu dựa vào nền tảng thuộc về sự ưu việt Trung Hoa thông qua lịch sử vương triều suốt  hai ngàn năm? Một sự khác biệt ít nhất nên được tạo ra giữa các thời kỳ khi Trung Quốc không thống nhất và yếu bị chia cắt, sức mạnh vật chất và môi trường bên ngoài thường định hình một cách quyết định nhận của các vị vua và đưa ra quyết định. Như Wang Gungwu chỉ ra, nghệ thuật tu từ của sự ưu việt “được dựa trên sức mạnh và vô nghĩa trong các thời kỳ yếu và hỗn loạn” (35).  Ông tiếp tục: “Đôi khi nó (tư tưởng về ưu việt) rõ ràng là huyền thoại, một huyền thoại thoải mái và có thể chấp nhận, nhưng cũng như thế ở thời điểm khác nó là một thực tế, một thực tế nuôi dưỡng sự tự hào văn hóa nhưng cũng đòi hỏi giới hạn đạo đức” (36) . Ảnh hưởng của thuyết Trung Hoa là trung tâm đối với việc làm chính sách thực tế do vậy được quy định bởi thực tế sức mạnh. CÁc chính sách và hành động của các vị vua Trung Quốc có thể được định hình nhiều hơn bởi logic của tình huống hơn là các thế giới quan khác nhau và giá trị về tư tưởng triều cống lấy Trung Hoa làm trung tâm (37). Ví dụ như người sáng lập triều Nam Tống nhận thấy bản thân mình buộc phải chấp nhận địa vị như là một chư hầu của triều JIn-địch thủ của ông ta ở phái bắc- vào năm 1138 (38).

Ít gay cấn hơn, các vua của các triều đại Trung Quốc như Hán, Tùy và Đường đã phải ban hành “anh em” hay quan hệ cân bằng khác với các quốc gia láng giềng du mục đầy sức mạnh ở phía tây và phía bắc.  Thuyết lấy Trung Quốc làm trung tâm có thể là thuyết hữu ích ở vào các thời điểm khi Trung Quốc mạnh khi thực tế ít nhiều thích hợp với niềm tin vào sự ưu việt. Nhưng thậm chí ở đây người ta phải kiểm tra ảnh hưởng chính xác của nó đối với việc tạo ra chính sách. Nhiều người tin rằng thuyết lấy Trung Quốc làm trung tâm  đã dẫn tới sự cứng rắn và thiếu linh hoạt. Nhưng đây không phải là trường hợp cần thiết. Hán, Đường, Minh và Thanh trong các thời kì khác nhau đã thể hiện mô hình mềm dẻo, linh hoạt trong quan hệ đối ngoại (39).  Hơn nữa, thuyết lấy Trung Hoa làm trung tâm không luôn đòi hỏi sự thần phục của các vua nước ngoài như là một chư hầu, thậm chí trong cả các thời kì Trung Quốc hùng mạnh. Ví dụ như Đường không khăng khăng đòi hỏi lời tuyên bố của Nhật là chư hầu (40).  Từ cái nhìn khác, nếu việc lấy Trung Quốc làm trung tâm quả thật là động lực quan trọng, “sự thúc đẩy chinh phục và cai trị những tộc người “bên dưới” là “rắc rối”(41).

Rõ ràng là thuyết lấy Trung Hoa làm trung tâm đơn thuần không soi sáng nhiều nỗ lực của Trung Quốc trong việc thống trị. Mặc dù những ví dụ này diễn tả rằng tầm quan trọng của thuyết lấy Trung Hòa làm trung tâm trong việc tiến hành chính sách đối ngoại của Trung Quốc không thể bị cường điệu, họ cũng chỉ ra rằng ảnh hưởng của thuyết lấy Trung Hoa làm trung tâm đối với chính sách thay đổi trong các trường hợp khác nhau và cần phải được xác định một cách kinh nghiệm.

Sự hữu dụng mập mờ của thuyết lấy Trung Hoa làm trung tâm trong các thời kỳ Trung Quốc suy yếu gợi ý rằng thuyết về sự ưu việt của Trung Hoa đơn nhất là không đủ và dẫn tới lầm lẫn bởi vì một Trung Quốc suy yếu cũng phải lo lắng về sự sống sót của nó. Điều này ít nhất là những gì nhà Tống trải nghiệm với các địch thủ đầy sức mạnh của nó ở phía Bắc. Đối với những thời kỳ này chúng ta cần một giả thuyết về động cơ của các vua Trung Quốc đối với an  ninh của triều đại họ.

John E. Wills, Jr. đã phản ánh tư duy này khi ông nhấn mạnh khái niệm “phòng thủ” (42). Fairbank công nhận rằng đối với các vua Trung Hoa “vấn đề chính trị chủ yếu là làm thế nào để duy trì sự ưu việt của Trung Quốc trong tình thế yếu kém của quân đội”. Sau đó ông đã vạch ra “mục đích và phương tiện trong các mối quan hệ đối ngoại của Trung Quốc” (43).

Tuy nhiên ông đã không hợp nhất các tư duy này trong mô hình của ông. Kết quả là mô hình đã phản chiếu mô hình tư duy về cái nhìn Trung Quốc chính thống, mặc dù Fairbank nhận thức được về các ngoại lệ lịch sử đối với thuyết coi Trung Hoa là trung tâm như đã được thể hiện bởi các vua Trung Quốc (44). Mô hình dường như đem lại một cái nhìn cần thiết về văn hóa Trung Quốc và sự tiếp cận của nó đối với quan hệ đối ngoại, để lại ấn tượng rằng người Trung Quốc đã không thể xem xét dựa trên sự ưu việt của họ.

Các học thuyết chỉ hữu ích  đối với sự mở rộng rằng họ có thể thuận tiện trong việc xây dựng mô hình. Mặc dù thuyết lấy Trung Hoa làm trung tâm dường như là một khía cạnh  hữu ích và không thể thiếu được của các học thuyết này, nó không thể là duy nhất thậm chí là cái chủ yếu. Will tin tưởng rằng thuyết lấy Trung Hoa làm trung tâm có thể là “nơi sai lầm để bắt đầu” phân tích chính sách đối ngoại của TRung Quốc bởi vì nó tạo nên  “vòng tuần hoàn ngắn”, sự cần thiết của việc chú ý đến tất cả các bằng chứng, đối với  tất cả các thể chế và mô hình hành động và rút ngắn quá trình diễn giải nên được bắt đầu bằng việc giả định những sự tương tự rộng rãi về nhu cầu và động cơ của con người (45).

Thiếu sót thứ hai trong giả định về sự ưu việt của Trung Hoa là sự phiến diện của nó hay là sự bất hoàn thiện của nó. Nhớ lại rằng mặc dù mô hình có xu hướng hướng tới phía Trung Quốc trong câu chuyện, nhưng nó cũng được giả đinh bao gồm cả động cơ của các vua nước ngoài đối với việc chấp nhận quan hệ triều cống.

Nhưng giả định được tạo ra dựa toàn bộ vào phía Trung Hoa rõ ràng được xem xét rằng các quốc gia nước ngoài có xu hướng bị động khi đáp lại sự khởi xướng của Trung Hoa. Liệu chúng ta có hiểu rằng vua của các chính thể khác nhau tin vào sự ưu việt của Trung Hoa trong việc tiến hành các mối quan hệ đối ngoại một cách đơn giản giống như các vị hoàng đế Trung Hoa nghĩ?  Làm thế nào chúng ta biết được  nhận thức của chính họ trong mối quan hệ với Trung Hoa nói chung? Tất cả những gì được ban từ mô hình là việc chúng  tuân theo cái nhìn Trung Hoa (46).

Cuối cùng, thuyết lấy Trung Hoa làm trung tâm về cơ bản là một giả định văn hóa. Điều này được phản ánh trong  xu hướng trong giới học giả lịch sử Mĩ của những năm 1950 và 1960 để đầu tư sức mạnh giải thích khổng lồ trong  văn hóa và xã hội truyền thống Trung Quốc (47). Nhưng như đã chỉ ra trước đó, các giả định văn hóa đơn thuần không thể là thứ thích hợp thậm chí đối với chính sách đối ngoại của Trung Quốc trong các thời kì Trung Quốc hùng mạnh. Sự giải thích văn hóa-xã hội bản thân nó không có vấn đề gì, chúng chỉ cần được hỗ trợ bởi sự giải thích đưa ra các nhân tố khác và ở những mức độ khác.

Một giả định tiềm ẩn khác đôi khi được tìm thấy trong sự phân tích văn hóa là việc “các quan hệ đối ngoại của Trung Hoa truyền thống là những gì  khác căn bản với chính sách đối ngoại của các quyền lực lớn khác trong lịch sử và việc một hệ thống độc đáo của ngôn ngữ và công cụ do đó là cần thiết để diễn giải nó. Điều này không cần phải là trường hợp. Ví dụ như sự quan tâm tới quyền lực và lợi ích cùng với văn hóa liệu có quan trọng trong việc tiến hành chính sách đối ngoại của bất cứ quốc gia bên ngoài nào không?

Phải thừa nhận rằng các khái niệm như “sức mạnh”, “an ninh” và “lợi ích” có thể cần được xác định và áp dụng với các không gian và thời gian khác nhau nhưng chúng không phải luôn luôn lúc nào cũng xung khắc với văn hóa. Quá trình trong học thuyết hóa chính trị Đông Á lịch sử đòi hỏi thoát khỏi giả định về sự độc đáo của Trung Hoa hay châu Á và tìm kiếm thay vào đó các mô hình hoặc là sự tương đồng cũng như là sự khác biệt trong các động cơ chính trị qua các khu vực khác nhau.

Tóm lại, Ba vấn đề này để giải quyết với các giả thuyết đằng sau mô hình-sự thất bại trong việc phá hủy thuyết lấy Trung Hoa làm trung tâm, để giải quyết dứt khoát với các giả thuyết chính sách đối ngoại của quốc gia khác và chuyển khỏi mô hình rập khuôn văn hóa-hứa hẹn giá trị của sự đề xuất mang tính diễn giải.

Logic

Logic của mô hình là không rõ ràng. Fairbank nhấn mạnh rằng các vua Trung Quốc sử dụng các mối quan hệ triều cống chủ yếu cho mục đích phòng vệ.

Nhưng ông cũng nói rằng chúng có thể được dùng cho sự hiếu chiến.

“Nói một cách tổng quát dưới triều Tống triều cống được dùng chủ yếu để phòng vệ trong khi dưới triều Mogol  nó đóng vai trò bành trướng và dưới thời Thanh nó thúc đẩy sự ổn định trong các sự kiện đối ngoại” (48).

Động cơ nào đối với những sự khác biệt lớn lao này?

Thêm nữa, giả định về sự ưu việt của Trung Hoa liên quan với  việc các hoàng đế Trung Hoa sử dụng triều cống cho phòng thủ, gây chiến và ổn định như thế nào?

Những ẩn số này thể hiện một vấn đề cốt lõi trong tư duy của Fairbank về hệ thống triều cống. Có lẽ người ta tin rằng mô hình có thể được khái quát hóa qua lịch sử Trung Quốc nhưng sức mạnh của nó không đáp ứng được mục đích tham vọng này. Fairbank lẽ ra nên giải quyết từng hệ thống triều cống riêng rẽ theo từng vương triều và áp dụng vào từng thời kì cụ thể (ví dụ như cuối triều Thanh). Mô hình nói rằng mối quan hệ giữa Trung Quốc và các nhà nước khác là có thứ bậc. Mặc dù thứ bậc này rất dễ hiểu từ cái nhìn của Trung Quốc bởi vì các vua Trung Quốc tin vào sự ưu việt của họ, người ta vẫn tự hỏi các vua nước ngoài đã tới thần phục thứ bậc này như thế nào?

Liệu văn hóa Nho giáo có hấp dẫn như là được nhấn mạnh bởi mô hình? Liệu động cơ buôn bán với Trung Quốc mà mô hình xác nhận có đủ mạnh để khiến các nước ngoài chấp nhận địa vị thấp hơn? Cần phải ghi nhớ rằng các vua của các quốc gia gần Trung Quốc từ Việt Nam tới Nhật Bản tất cả đều có nhận thức tự coi mình là trung tâm trong trật tự thế giới và cái nhìn tự coi mình là trung tâm là ưu việt do đó chỉ tồn tại đơn phương (49).

Cũng không rõ liệu rằng, khi nào và như thế nào thuyết lấy Trung Hoa làm trung tâm chinh phục được nhận thức tự coi mình là trung tâm của các vua khác. Chúng tôi không có phương pháp phân tích nào để giải thích thuyết lấy Trung Hoa làm trung tâm có thể tạo ra trật tự xác thực giữa Trung Quốc và các láng giềng. Và nữa sự mập mờ là việc Fairbank không đề cập các mục đích khác nhau và các phương tiện khác nhau trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc trong bảng “Mục đích và phương tiện” của ông (50). Nhưng chúng tương thích với mô hình như thế nào? Việc mô hình chưa hoàn thiện do đó là rất rõ ràng.

 Quyền lực (sức mạnh)

Trên bề mặt, mô hình tuyên bố giải thích mọi thứ về các mối quan hệ đối ngoại của Trung Quốc như định nghĩa hệ thống triều cống như là “một cơ cấu cho toàn bộ mọi thứ”.  Trong nội dung nó nói chủ yếu về các khía cạnh nghi lễ của mối quan hệ triều cống giữa Trung Quốc và láng giềng.

Mô hình cũng tập trung chủ yếu vào mối quan hệ với thứ gọi là vùng Trung Hoa (Khu vực Trung Hoa) đó là các vùng thuộc Trung Quốc, Triều Tiên, Việt Nam, Nhật Bản và Lưu Cầu (Okinawa-ND).

 

Như chúng ta đã biết về mối quan hệ của Trung Quốc với các quốc gia ở phía bắc nhiều hoặc ít bao gồm hạt nhân của lịch sử chính trị của nó, chúng ta cũng biết rằng các mối quan hệ này thường mang tính bạo lực nhưng sự giao thiệp triều cống hòa bình không phải là thiếu vắng.

Hơn nữa, những sự bàn luận về các mối quan hệ triều cống hiếm khi đi xa hơn ấn tượng về “triều cống” và mối quan hệ giữa “triều cống” và thương mại.   Nhưng triều cống và thương mại không cái nào là quan trọng nhất đối với sự giao thiệp giữa Trung Quốc và các nước khác. Mô hình thất bại trong việc đưa ra sự giải thích đối với vô số các mối quan hệ này. Các động cơ nằm sau chính sách, các phương tiện và chiến thuật được dùng và mô hình giao thiệp giữa Trung Quốc và các nước láng giềng. Mô hình đưa ra hệ thống triểu cống như là bản thân trật tự thế giới nhưng câu hỏi trung tâm của nó bị giới hạn trong một phạm vi hẹp là các vấn đề quan hệ triều cống.

Mô hình cũng bị định hướng nặng nề. Sự chú ý không thích hợp mà nó đặt vào phía Trung Quốc trong câu chuyện liên quan đến các chính thể khác đã giới hạn sức mạnh giải thích của nó về lập trường (51).

Thêm nữa, như nó bị ảnh hưởng nặng nề bởi cái nhìn lấy Trung Quốc làm trung tâm, mô hình có xu hướng vẽ chính trị Đông Á lịch sử từ cái nhìn mang tư tưởng Trung Hoa. Điều này không còn nghi ngờ gì nữa đã diễn ra bởi vì Fairbank dựa quá nhiều vào nguồn tư liệu Trung Quốc, thứ mô tả hệ thống triều cống, bởi vì chúng hầu như miêu tả chung chung nhiệm vụ của từng sứ thần nước ngoài tới kinh đô Trung Quốc như là người triều cống hoàng đế.

Được nhìn nhận như là tổng thể, vấn đề lớn nhất của mô hình là việc trở thành “cơ cấu tĩnh thứ thiếu bất cứ cảm quan nào về sự thay đổi và phản ánh chủ yếu trật tự thế giới triều đình Trung Hoa muốn nhận thức” (52).

Bên trong sự xây dựng này nó đem đến sự quan trọng nhất đối với các khía cạnh nghi lễ của các mối quan hệ triều cống, biểu lộ trong việc đưa ra mô hình của việc sắc phong và con dấu chính thống, thực thi các nghi lễ triều cống và dâng sản vật địa phương, thực hiện Khấu đầu (koutou), nhận các quà tặng của hoàng đế và đặc quyền thương mại tại biên giới hoặc tại kinh đô.

Sự nhấn mạnh mô hình dựa trên các vấn đề tạo nên nghi ngờ liệu rằng Trung Quốc và các láng giềng của họ có khả năng giao thiêp đối ngoại chút nào đó hơn là thể hiện các nghi lễ theo thói quen. Nó không thích hợp với tính mềm dẻo của các mối quan hệ, sự thay đổi trong thái độ và chính sách đối với nước khác hoặc sự đa dạng trong các động cơ và chiến lược tiềm ẩn. Sự phê phán của các nhà sử học đối với mô hình như “monochromatic” (đơn sắc) (53) “monolithic” (rắn)  và “không thay đổi” do đó là hoàn toàn đúng.

Mô hình và đầu triều Minh

Hệ thống triều cống, cho dù được nhìn nhận như là sự quản lý mang tính quan liêu các mối quan hệ đối ngoại hay được như là một thể chế quan hệ liên bang, đã tiến tới đỉnh điểm về sự phức tạp và sự mở rộng dưới triều Minh, đặc biệt là dưới triều Hồng Vũ (1368-1398) và Vĩnh Lạc (1403-1424) (55). Do đó nó đã tạo ra cảm quan tốt để nhìn nhận xem mô hình của Fairbank hoạt động như thế nào chống lại các sự kiện trong thời kì đầu Minh. Từ lập trường khoa học chính trị, thời kì này là một “phép thử dễ dàng” đối với mô hình của Fairbank.  Sự thất bại ở đây đã ném đi giá trị của nó trong câu hỏi. Trong phần này tôi sử dụng các ví dụ từ các mối quan hệ Trung Quốc-Triều Tiên, Trung Quốc-Nhật Bản, và Trung Quốc-Mông Cổ trong thời Hồng Vũ và Vĩnh Lạc để đánh giá giá trị giải thích của mô hình.

Tôi đặt ra ba câu hỏi sau: thuyết lấy Trung Hoa làm trung tâm hữu ích như thế nào khi nó tương thích với thời kì này của Trung Quốc? Mô hình này nắm bắt các mô hình giao thiệp của các nước láng giềng của Trung Quốc gần gũi đến mức độ nào? Và nó nắm bắt các động cơ, chiến lược, mục đích nằm sau các chính sách đối với các nước khác như thế nào, và cái gì tạo nên bản chất của chính trị Đông Á trong giai đoạn này?

Thuyết lấy Trung Hoa làm trung tâm.

Thuyết lấy Trung Hoa làm trung tâm là một thuyết hữu dụng đối với các giai đoạn khi Trung Quốc thống nhất mà hùng mạnh như đầu Minh. Các hoàng đế đầu thời Minh thường  đóng vai trò ưu việt khi tiếp đón các vua nước ngoài điều mà họ trông đợi các vua nước ngoài thừa nhận bằng việc chấp nhận địa vị triều cống (56).

Tuy nhiên có những ngoại lệ đáng chú ý. Joseph Fletcher trước đó rất lâu đã dẫn ra một ví dụ về lá thư của hoàng đế Vĩnh Lạc năm 1418 gửi cho vua của đế chế Timurid trong đó ông đã gọi ông  vua này như là một vương triều ngang bằng và trên thực tế đã không tuyên bố mình là ưu việt hơn (57).

Ví dụ chỉ ra rằng thuyết lấy Trung Hoa làm trung tâm không ngăn cản các hoàng đế Trung Quốc thực thi chính sách thực dụng đối với các đối tượng cụ thể. Thậm chí   cũng không nhất thiết phải nói rằng “các quốc gia bên ngoài nếu muốn giao thiệp với Trung Quốc thì được mong chờ và cần phải thực thi triều cống” .

Hệ thống cứng nhắc của thái độ Trung Hoa đối với người nước ngoài mà mô hình quy định đã không cho phép sự thực dụng này. Ngầm ẩn trong sự yếu kém này là thất bại giải thích rằng đế chế Trung Quốc giống như mọi quốc gia khác, cũng phải giải quyết vô số vấn đề an ninh có thể tác động tới sự tồn vong của nó. Do đó, dưới những điều kiện cụ thể, sự thực dụng đã lấn át chủ thuyết lấy Trung Hoa làm trung tâm. Trung Quốc không thể trông đợi đảm bảo an ninh ở mọi thời điểm trong khi vẫn duy trì khăng khăng sự ưu việt của minh mà không có có sự mềm dẻo và thực dụng trong chính sách đối ngoại như vào đầu thời Minh (58).

 

Tính chính xác mang tính miêu tả.

Mô hình khẳng định rằng các vua nước ngoài những người muốn thiết lập quan hệ với Trung Quốc chỉ có thể làm được điều đó khi thực thi triều cống và miêu tả chi tiết các phong tục nghi lễ mà nó tuyên bố là thuộc về mối quan hệ triều cống. Nhưng liệu đây có phải là một sự mô tả chính xác về chính trị Đông Á vào đầu thời Minh?

Sự mô tả có thể áp dụng vào mối quan hệ Trung Quốc-Triều Tiên nhưng không hề thích hợp với các khía cạnh chính của quan hệ Trung Quốc-Nhật Bản và Trung Quốc-Mông Cổ. Có những giai đoạn dài trong đó cả Nhật và Mông Cổ đều không đồng ý triều cống nhà Minh. Tướng quân Yoshimochi đã cô lập Nhật Bản khỏi Trung Quốc từ năm 1411 đến năm 1424.

Bốn thập kỉ trước Hoàng tử Kanenaga đã xử tử các sứ thần Trung Quốc và thử thách thuyết lấy Trung Quốc làm trung tâm trong lá thứ gửi tới hoàng đế Hồng Vũ . Trong thời Hồng Vũ  hoàng gia Mông Cổ  đã từ chối các đồ triều cống nhà MInh và dưới triều đại Vĩnh Lạc, Mahmud, tù trưởng của người Mông Cổ Oirat và Arughtai, tù trưởng của người Mông Cổ  phía đông đã không thực thi triều cống thường xuyên (59). Cả người Nhật và người Mông Cổ đều không tham gia triều cống Trung Quốc một thời gian dài đầu thời Minh.  Có thể nói rằng sự không nhất quán trong hệ thống triều cống nhà Minh như được mô tả trong mô hình không gây hại chút nào, logic của việc từ chối địa vị triều cống bởi người Nhật và người Mông Cổ là chỉ dấu cho rằng họ không có mối quan hệ nào với Trung Quốc.

Một sự phòng thủ như thế có thể được biện hộ bằng tiền đề rằng tất cả các mối quan hệ đối ngoại là “chính thống” và được phê chuẩn bởi vua Trung Quốc (60). Nhưng sự giải thích này đã thể hiện mô hình ở giá trị giải thích của nó, cần ghi nhớ rằng thậm chí vào các thời điểm khi người Nhật Bản và người Triều Tiên tách khỏi hệ thống triều cống đầu Minh, họ vẫn duy trì-thường là thú vị hơn-các khía cạnh quan hệ với nhà Minh Trung Quốc.

Ví dụ như liệu chúng ta có thể nói rằng lá thư của Yoshimochi gửi Vĩnh Lạc năm 1418  phủ nhận trách nhiệm về những tên cướp biển người Nhật (61) như là một ví dụ của việc giao thiệp giữa Nhật Bản và Trung Quốc hay việc Kanenaga xử tử các sứ thần Trung Quốc và lá thư ương ngạnh của ông ta gửi tới triều MInh (62) không có ngụ ý nói tới mối quan hệ lớn hơn giữa Trung Quốc và Nhật Bản hay quả thật rằng sự kháng cự của người Mông Cổ chống lại các thách thức của nhà MInh Trung Quốc thường có đặc trưng là các cuộc chiến tranh (63) là tượng trưng cho mối quan hệ Trung Quốc-Mông Cổ trong đầu thời Minh? Mối quan hệ giữa Trung Quốc và các quốc gia khác phải được nhận thức như là sự mở rộng bản chất triều cống, bởi vì không phải tất cả các mối quan hệ ở Đông Á lịch sử đều là triều cống.

Fairbank chắc chắc sẽ không phủ nhận thực thế này nhưng sự tập trung của ông và nhiều người khác là vào “triều cống” đã đưa đến ấn tượng rằng các mối quan hệ triều cống là có ở khắp mọi nơi và quan trọng đối với phạm vi thứ ngăn chặn tất cả các khía cạnh khác của mối quan hệ đối ngoại. Như thế, mô hình đã nhìn lướt qua một khía cạnh quan trọng của các động cơ của mối quan hệ đối ngoại của Trung Quốc, bởi vì hệ thống triều cống không phải là phương tiện hay thể chế duy nhất của mối quan hệ quốc tế ít nhiều kiểu “một cơ cấu cho toàn bộ”.

 

Như Will đã chỉ ra “hệ thống triều cống không phải là tất cả các mối quan hệ truyền thống của Trung Quốc và có lẽ cũng không phải là chìa khóa tốt nhất để hiểu toàn diện về những mối quan hệ này. Các tác phẩm phương tây về mối quan hệ Trung Quốc-Phương tây có thể  đã đưa ra sự nhấn mạnh quá mức đối với các đoàn sứ triều cống (64).

Hệ thống triều cống đầu thời Minh, từ cái nhìn thuộc về cơ cấu hay thể chế quan hệ đối ngoại của Trung Quốc, chỉ chứa đựng mối quan hệ Trung Quốc-Triều Tiên và một phần quan hệ Nhật-Trung và quan hệ Trung Quốc-Mông Cổ.

Phần lớn các mối giao thiệp thú vị giữa Trung Quốc và các láng giềng diễn ra bên ngoài hệ thống triều cống. Làm sao có thể nói rằng từ năm 1368 tới năm 1842 các mối quan hệ đối ngoại về văn hóa, chính trị, kinh tế của Trung Quốc lại được tiến hành trong một thế giới được sắp xếp và trải nghiệm thông qua hệ thống triều cống?  (65).

 Sức mạnh diễn giải.

Chính sức mạnh diễn giải của mô hình là sự để ngỏ lớn nhất đối với câu hỏi. Nó giả định rằng các hoàng đế TQ xây dựng quan hệ có tôn ti với các nước ngoài vì lý do uy danh và phòng vệ chính trị và các vua nước ngoài triều cống Trung Quốc vì họ muốn có thương mại và lợi nhuận. Tư tưởng bao gồm một yếu tố chính của mối quan hệ đối ngoại của họ, các hoàng đế TQ dựa vào chủ yếu văn hóa Khổng giáo và đức hạnh cai trị để chiến thắng vua nước ngoài. Trong khi đó các vua nước ngoài tiếp cận nhu cầu của Trung Quốc và tuân theo các nghi lễ được miêu tả vì lý do rằng họ muốn buôn bán.

Nhưng bài báo này là về việc chỉ ra rằng các vua đầu triều Minh thường xuyên yêu cầu các mối quan hệ triều cống vì các lý do khác hơn ví dụ như sự thừa nhận chính thống và đảm bảo an ninh biên giới.

Cũng vậy, các vua nước ngoài triều cống Trung Quốc vì mục đích thương mại cũng vượt xa hơn với các lý do như sống sót, tìm kiếm chính thống, lợi ích kinh tế và bảo hộ về quân sự và hơn nữa việc Trung Quốc không hoàn toàn dựa vào Nho giáo để mở rộng ảnh hưởng nhưng đã sử dụng cả “sức mạnh cứng” và “sức mạnh mềm” để đạt được sự chấp thuận từ các quốc gia khác.

Các vua nước ngoài trong khi đó không phải lúc nào cũng tuân phục các quy định của Trung Quốc và đôi khi vi phạm các điều khoản vì mục đích cá nhân. Mô hình do vậy không có khả năng nắm bắt sự phức hợp của các mối quan hệ giữa Trung Quốc và các nước láng giềng.

Để hiểu chính trị Đông Á lịch sử, người ta phải biết về động cơ, mục đích và chiến lược ẩn dưới các mối quan hệ giữa Trung Quốc và các chính thể khác.  Mô hình dẫn ra động cơ của Trung Quốc chủ yếu bao gồm uy tín, mục đích của TQ chủ yếu là phòng thủ, thuyết phục như là một phần chính của chiến lược TQ.

Nhưng có những sự phong phú ở trong ba cái nói trên. Hãy chú ý đến ví dụ về mối quan hệ của TQ với Triều Tiên, quốc gia thường  được coi như là “hình mẫu triều cống” của TQ.  Vào tháng 1 năm 1369, hoàng đế Hồng Vũ đã phái một sứ giả đến Triều Tiên để khởi đầu quan hệ triều cống.

Chiếm đoạt quyền lực từ Nguyên, công việc khẩn cấp của ông ta là thiết lập tính hợp pháp cho uy lực của mình (66).

Do đó mối quan tâm chính của Hồng Vũ là có được sự công nhận có tính biểu tượng từ các vua nước ngoài trong hệ thống mà Trung Quốc coi mình là trung tâm và sự chính thống của ông ta đối với vương triều (67). Mối quan hệ triều cống loại này không hề chứa đựng sự kiểm soát đối với các sự kiện bên trong Triều Tiên mà biểu thị xu hướng Trung Quốc muốn cao tay ấn trong việc quyết định chính sách đối với Triều Tiên.

Mặc dù tính hợp pháp là động cơ chính đằng sau sứ đoàn đầu tiên của ông, Hồng Vũ cũng có mối quan tâm về an ninh ở Mãn Châu. Vốn không được bình định cho đến năm 1387, nơi đây là một vùng chiến lược do sự có mặt của người Mông Cổ và người Jurchen ở biên giới, Triều Tiên cũng có mối quan tâm đến sự ổn định an ninh.

Từ năm 1369 đến 1731, Hồng Vũ cố gắng thuyết phục Triều Tiên- bằng việc phái đi sứ giả, tặng quà để thần phục. Sau các chiến dịch Triều Tiên từ năm 1370 đến 1371 ở Liaodong, hoàng đế nhà Minh bắt đầu nhận thức rằng các láng giềng như là mối đe dọa an ninh và do đó đã áp dụng các phương pháp quyết liệt hơn để ép buộc sự phục tùng của triều đình Koryo bao gồm cả hăm dọa.

Ví dụ như vào năm 1374, Hồng Vũ đã giảm mức độ thường xuyên của các đoàn sứ đến Trung Quốc thành 3 năm một lần, có lẽ nằm trong cố gắng nhằm có được sự nhượng bộ và hợp tác trong việc duy trì an ninh ở vùng đông bắc (68). Ông ta cũng từ chối sắc phong cho Sǒng-gye (vua T’aejo, khoảng 1392–98), người sáng lập vương triều Choson mới ở Triều Tiên trong một nỗ lực để đảm bảo cho an ninh của Minh ở vùng biên giới phía Đông bắc. Ông ta trên thực tế đã yêu cầu sự chứng tỏ không có mối đe dọa nào đến từ Triều Tiên (69).   Hoàng đế Hồng vũ do đó đã sử dụng chiến lược thuyết phục và đe dọa để đối phó với Triều Tiên. Trong hầu hết ba thập kỉ sau, hoàng đế Vĩnh Lạc đã cố gắng tương tự. Ông ta đã cho phép các sứ Triều Tiên bị giữ lại trong thời Hồng Vũ được trở về, ban thưởng các món quà xa xỉ và thậm chí đề nghị hôn nhân giũa hai vương triều (70).

Trong mối quan hệ với Mông Cổ, cả hai hoàng đế nhà Minh đều thường xuyên tiến hành các chiến dịch quân sự chống lại họ, Vĩnh Lạc đã nổi tiếng khi thân chinh tiến hành 5 cuộc chinh phục vào thảo nguyên của người Mông Cổ (71)  Sự phong phú của chiến lược mà các hoàng đế đầu thời Minh sử dụng do vậy đã đối lập gay gắt với sự cứng rắn và thống nhất trong chính sách đối ngoại của TQ được chỉ ra trong mô hình của Fairbank. Mô hình nói về động cơ của các vua nước ngoài như là chủ yếu là vì thương mại và chiến lược của họ chủ yếu như là sự dàn xếp.

Nhưng động cơ của các ông vua Triều Tiên, Nhật Bản và Mông Cổ trong đầu thời Minh thực sự đã bao gồm từ sống sót, tự trị và lợi ích kinh tế đến bá chủ thảo nguyên và chiến lược của họ là đối ứng với sự  luân phiên giữa hòa dịu (khi họ triều cống) và kháng cự (khi họ từ chối thiết lập mối quan hệ triều cống chính thức).

Sự hòa giải không phải là sự phản ứng chủ yếu của Triều Tiên đối với sự thương lượng của Trung Quốc đầu thời Minh. Các vua Triều Tiên chống lại các yêu cầu của Trung Quốc khi họ coi chúng như là quá đáng hoặc như là sự xói mòn tiềm ẩn đối với lợi ích hạt nhân của họ đặc biệt là an ninh.

Ví dụ như các vua Triều Tiên đã làm thất bại yêu cầu lặp đi lặp lại của Hồng Vũ đòi bán ngựa cho quân đội nhà Minh, có lẽ vì Triều Tiên cho rằng số ngựa này có khả năng được sử dụng trong cuộc xung đột với Minh trong tương lai ở Mãn Châu (72).  Triều Tiên cũng thử thách Minh khi nó cho rằng yêu cầu sau của Minh đe dọa mạnh mẽ đến sự tồn vong và độc lập.

Một ví dụ là cuộc chiến mà Triều Tiên tiến hành chống lại Minh năm 1388, khi họ cho rằng hoàng đế Hồng Vũ đã có ý xâm phạm lãnh thổ Triều Tiên và lập kế hoạch xâm lược (73).

Dưới thời vua Vĩnh Lạc, Triều Tiên cũng đã tiến hành một cuốn chiến chống lại sự xâm nhập của TQ vào đất người Jurchen, nơi thuộc phạm vi ảnh hưởng của Triều Tiên và có ảnh hưởng quan trọng tới lợi ích an ninh của Triều Tiên (74)

Người Mông Cổ mặt khác cũng lợi dụng các mối quan hệ triều cống với nhà Minh để  tìm kiếm lợi ích kinh tế, uy tín chính trị và bảo vệ bằng quân sự.

Họ đã gắng tối đa để tận dụng lợi thế của nhà Minh trong nỗ lực làm giàu, tăng cường và bảo vệ chính họ trong khi đồng thời tìm kiếm các mục đích của bản thân là tiêu diệt các bộ lạc đối địch và thiết lập bá quyền đối với thảo nguyên.

Lợi ích do đó là động cơ quyết định đằng sau các đoàn sứ Mông Cổ tới triều Minh. Cần chú ý rằng sau sự thất bại của họ trong các cuộc chiến tranh với nhà Minh trong thời vua Vĩnh Lạc, người Mông Cổ đã tới trực tiếp triều Minh để triều cống. Một sự giải thích tốt hơn cho điều này hơn tham vọng cho các lợi ích chính trị và kinh tế cùng với đảm bảo sống sót sau khi thất bại là rất khó tìm kiếm.  Người Mông Cổ đã trực tiếp thách thức nhà Minh bằng việc tranh chấp quân sự và chính trị.

Được tăng cường sau khi lợi dụng các lợi ích trong việc triều cống nhà Minh, Mông Cổ cố gắng mở rộng sức mạnh gây bất lợi cho nhà Minh. Mahmud bắt đầu thử thách Minh vào năm 1413 (75) và Arughtai cho phép tấn công vào biên giới Minh từ năm 1422 đến 1424 (76).

Các nhà lãnh đạo này do đó đã thử thách ưu thế của Minh trong vùng bởi vì nó thể hiện xu hướng người Mông Cổ muốn làm bá chủ thảo nguyên.  Mô hình của Fairbank không nắm bắt được các động cơ và chiến lược phong phú trong mối quan hệ giữa Trung Quốc và các láng giềng bởi vì nó tập trung vào các khía cạnh nghi lễ của quan hệ triều cống.

Nhưng tất nhiên Fairbank nhận ra sự phức tạp của các mối quan hệ này. Như Millward đã chỉ ra, Fairbank thừa nhận trực tiếp ở nhiều nơi đặc biệt trong bảng “Mục đích và phương tiện”, rằng các mối quan hệ của nhà Thanh với châu Á lục địa đã giải quyết nhiều vấn đề hơn so với hệ thống triều cống (77).

Nhưng mặc dù ông xác nhận vô số các kiểu quan hệ, bao gồm xâm chiếm bằng quân đội, kiểm soát hành chính, lôi kéo ngoại giao và thu hút bằng văn hóa-tư tưởng, chỉ có cái cuối cùng (văn hóa tư tưởng) là thích hợp với mô hình của ông.

Fairbank đã không tiến thêm bước tiếp theo trong việc tái định hình mô hình dựa trên nền tảng của sự phức tạp này. Và mặc dù ông đã chỉ ra rằng “trật tự thế giới Trung Hoa là khái niệm thống nhất chỉ trong mục đích của TQ và chỉ nằm ở mức độ tiêu chuẩn như là một mô hình lý tưởng” (78), nhưng ông đã không khám phá ra ngụ ý của chính mình.  Mancall cũng nhấn mạnh vào “sự phong phú khác thường của chiến lược chính trị Trung Quốc”. Nhưng ông gán những sự phong phú này cho “sự tài tình” của hệ thống triều cống (79).

Tuy nhiên người ta sẽ phải hỏi “sự tài tình” đến từ đâu. “Sự tài tình” của hệ thống triều cống đặc biệt trong lịch sử quả thật là thứ gì đó đã được giải thích. Xu hướng gán sự phong phú trong quan hệ của TQ với các quốc gia khác thành hệ thống triều cống nguyên khối và tuyệt đối đã ngăn cản hơn là tạo điều kiện cho sự đòi hỏi sâu hơn về chính trị Đông Á lịch sử.

“Triều cống” và các nghi lễ đi kèm phần lớn là sự tập trung chủ yếu của mô hình của Fairbank. Nhưng liệu nó có nắm bắt được ý nghĩa phong phú của triều cống?

Nếu “giá trị đạo đức của triều cống” và “giá trị vật chất của thương mại” là tất cả những gì mô hình này trả lời cho câu hỏi thì sau đó nó sẽ thất bại trước sự kiểm nghiệm mang tính phê phán này. Các hoàng đế TQ đòi hỏi các mối quan hệ triều cống vì mục đích cần sự chính thống hợp pháp trong chính trị nội bộ (80) cũng như an ninh ở biên giới.

Kiểu triều cống thay đổi tùy theo người triều cống. Các đoàn sứ triều cống không phải lúc nào cũng ngụ ý thần phục hoàng đế TQ và không phải đoàn nào cũng có thể giải thích bằng động cơ thương mại. Một số các học giả gần đây khi nói về triều Thanh cho rằng “triều cống” bao gồm nhiều kiểu buôn bán và quan hệ  sức mạnh (81).

Peter Perdue chỉ ra rằng các mối quan hệ với Hà Lan, Nga, Kazakhs, Mông Cổ, Triều Tiên, Lưu Cầu và sau đó là Anh tất cả đều thích hợp với hệ thống triều cống mặc dù mỗi mối quan hệ có quan hệ chính trị và thương mại tách biệt với đế chế Thanh (82).

Mô hình như đã chỉ ra không thể nào thích hợp với các mối quan hệ phong phú này. Việc sử dụng nó bị giới hạn thậm chí trong cả các lĩnh vực mà nó được hiểu là thích hợp nhất. Sự không thích hợp của mô hình vào đầu thời Minh đã đưa ra mối nghi ngờ về sự hữu dụng của nó đối với lịch sử Đông Á rộng lớn hơn.

Việc mô hình không thích hợp với các sự kiện chính được diễn giải vào đầu thời Minh, khi Trung Quốc thống nhất và đầy sức mạnh và khi thuyết lấy TQ làm trung tâm tìm thấy một sự biểu đạt mạnh mẽ, đã làm người ta băn khoăn về việc nó sẽ thể hiện như thế nào trong các thời kì khi Trung Quốc bị chia cắt và suy yếu.

 

Có lẽ không có gì đáng ngạc nhiên, Rossabi và các cộng sự của ông đã nhận ra rằng “Trật tự thế giới Trung Hoa” không khăng khăng cho toàn bộ thời kì từ thế kỉ 2 trước công nguyên tới Chiến tranh thuốc phiện lần thứ nhất. Trong thời này Tống suy yếu (9960-1279), chính sách đối ngoại của TQ đã biểu thị một sự giải quyết khá mềm dẻo và thực dụng bởi vì các hoàng đế TQ không ở vị trí có thể đòi hỏi người nước ngoài gia nhập vào cơ cấu “hệ thống triều cống” để tiến hành các mối quan hệ đối ngoại. Sự yếu kém của quân đội nhà Tống đã ép các quan chức của nó đối xử với các nước láng giềng một cách bình đẳng và một hệ thống liên bang đã được tiến hành trong suốt thời gian này (83). Như Wang Gungwu chỉ ra “Khi tất cả những gì anh có thể làm là cố gắng giữ yên, sẽ không hề có trật tự thế giới Trung Hoa” (84).  Khó khăn mà mô hình đối mặt trong việc diễn giải các sự kiện chính trong lịch sử Đông Á được giải thích rất đơn giản; nó chủ yếu được dựa trên những gì diễn ra vào cuối thời Thanh, và được tin rằng có khả năng giải thích sự thất bại của nhà Thanh trước những thử thách đến từ phương Tây.

Nhưng không có giả thuyết nào độc đáo đối với thời cuối Thanh đằng sau mô hình thứ đã có thể không áp dụng được đối với các thời kì khác trong lịch sử TQ. Như Will quan sát, chính sách của nhà Thanh đối với những người châu Âu đi biển hướng tới sự đương đầu vĩ đại của chủ nghĩa cô lập thế kỉ 19, bận tâm với các vấn đề về địa vị ưu việt trong tài liệu và nghi lễ, dường như không thể tập trung vào sự thực  về sự xâm nhập vào thế giới của nó bằng sức mạnh lớn mà nó không chấp nhận hay thậm chí khoan dung các tập tục TQ trong mối quan hệ đối ngoại.

Chủ nghĩa đóng cửa, chủ nghĩa nghi lễ và sự tập trung vào bề ngoài hơn là sự thực bên ngoài TQ cũng là đặc điểm của các thể chế và quy định của hệ thống triều cống. Hạt nhân nghi lễ của hệ thống triều cống đó bị tấn công bởi McCartney trong  sự tranh cãi về khấu đầu và đòi hỏi về một vị thượng thư lưu trú thậm chí được bảo vệ mãnh liệt sau năm 1842. Bởi vì  không khó để biết tại sao, đặc biệt khi nhìn lại từ thế kỉ 19, nó đã dường như chỉ toàn bộ mô hình của chính sách cô lập, chính sách đối ngoại lấy TQ làm trung tâm như “hệ thống triều cống” (85). Nhưng không phải tất cả các “mối quan hệ đối ngoại của TQ truyền thống” đều là cô lập, trọng hình thức và lấy TQ làm trung tâm (86).

Phần đó của mô hình, thứ có thể đã tạo ra cảm giác khi áp dụng cho các chính sách cuối thời Thanh đối với người châu Âu, có lẽ đã không đưa ra bức tranh đúng đắn về chính sách đối ngoại của Trung Quốc trong các thời kì khác. Tiếp theo cũng không có gì là ngạc nhiên khi mô hình đối mặt với các khó khăn khi áp dụng tới các thời kì khác.

Xa hơn hệ thống triều cống.

Nhiều vấn đề được thảo luận ở trên gợi ý cần có sự  dịch chuyển ít nhất đi xa hơn cơ cấu ban đầu được lập nên bởi Fairbank.

. Mặc dù nhiều học giả đã làm điều này nhiều lần, sự chỉ trích của họ mặc dù sâu sắc về sự không thích hợp của mô hình nhưng đã không gợi ý từ bỏ “hệ thống triều cống” như là một phạm trù phân tích.  Chỉ có James Hevia đã chỉ ra một cách vòng vo và xây dựng sự phân tích của mình từ cái nhìn hậu hiện đại (87).

Nhưng các tác phẩm gần đây về hệ thống triều cống đã chỉ ra sự cần thiết phải tái cấu trúc hệ thống triều cống như là một thực thể nguyên khối. Ví dụ như  sự quan sát kín đáo rằng “hệ thống triều cống này luôn đặt dưới những thử thách, bị sụp đổ, bị tái cấu trúc và tái xây dựng. Nó không bao giờ ổn định, cố định hoặc đồng nhất. Đối với vài vùng như Triều Tiên, các mối quan hệ là tương đối ổn định, các nơi khác đặc biệt ở phía đông bắc, sự thay đổi bất thường hay xẩy ra” (88). Điều này rõ ràng ngụ ý rằng sự cần thiết phải phá hủy hệ thống triều cống và giải thích vô số mức độ của sự ổn định trong các mối quan hệ đối ngoại của Trung Quốc.

Mọi hệ thống triều cống đều có nội dung và đặc trưng của mình. Hãy coi Hán là thời kì lịch sử đầu tiên ở đó hệ thống triều cống bắt đầu định hình (89), hệ thống triều cống chỉ có thể tiến triển tùy theo các đặc trưng đang thay đổi của triều đình và phản ánh sự thay đổi trong các mối quan hệ của Trung Quốc với các quốc gia khác. Không thể có một hệ thống triều cống đơn nhất, bất biến trong suốt lịch sử Trung Quốc. Các tập tục nghi lễ đi kèm các sứ đoàn triều cống trên thực tế đã thay đổi bởi vì các triều đại khác nhau có các quy định về nghi lễ khác nhau.

 

Người ta do đó cần công nhận khía cạnh thay đổi của hệ thống triều cống như là một thể chế lịch sử, thứ “được xác định bởi truyền thống quá khứ cũng như bởi tình hình hiện thời” mà các hoàng đế Trung Quốc nhận thức và đương đầu (90).

Ví dụ như hệ thống triều cống của nhà Hán, phải được công nhận là khác biệt với hệ thống triều cống của nhà Minh và nhà Thanh. Những hệ thống triều cống này nên được phân biệt tùy theo thực tế lịch sử, thực tế sức mạnh bị thay đổi, động cơ và mục đích ẩn dưới các mối quan hệ giữa Trung Quốc và các quốc gia khác ở các thời kỳ khác nhau.

 

Thể chế của hệ thống triều cống, do đó là sự phụ thuộc phong phú được giải thích. Việc sử dụng nó như là một  thứ có thể thay đổi phụ thuộc trong sự giải thích mang tính thể chế đã chỉ ra TQ và láng giềng đáp trả sự  đè nén và khích lệ mà một thể chế như thế tạo ra, và các động cơ của các con đường độc lập thực thi sự giao thiệp trong một thời gian dài (91).  Nhưng nếu trong sự phân tích cuối cùng chính các nguồn tư liệu và văn hóa TQ thứ tạo ra sự đè nén và khuyến khích này, một hồ sơ mang tính thể chế được dựa trên hệ thống triều cống dường như vô dụng. Nếu các hoàng đế TQ xây dựng hệ thống triều cống và nếu các vua nước ngoài tham dự vào một hệ thống như vậy bởi vì các mối lợi ích tồn tại trừ trước, thì sau đó không có sự cần thiết phải sử dụng hệ thống triều cống để giải thích tại sao sự giao thiệp của họ lại theo sau một mô hình “được thể chế hóa”.

Chúng ta chỉ cần giải thích nguồn gốc của mối quan tâm của họ và họ đã xây dựng mô hình giao thiệp như thế nào. Hệ thống triều cống sau đó xuất hiện như là một sản phẩm phụ của các mối quan tâm và hành động đó, đó chính là thứ có thể giải thích. Nếu các chiến lược và mối quan tâm của Trung Quốc và láng giềng thay đổi, nội dung và đặc điểm của hệ thống triều cống cũng thế, như là một sản phẩm phụ của sự giao thiệp chiến lược. Đây là một thực tế rõ ràng ở trong lịch sử Đông Á và là những gì mà bài báo này cố gắng chỉ ra.

Nhưng có một vấn đề sâu hơn khi thảo luận về hệ thống triều cống và ảnh hưởng của nó đối với chính trị Đông Á lịch sử. Sự giải thích hệ thống triều cống trong một giai đoạn lịch sử nào đó khó có thể giải thích toàn bộ phạm vi của chính trị Đông Á thời đó. Như trước đó tôi đã chỉ ra, hệ thống triều cống nếu được nhìn nhận như là một thể chế thì nó sẽ là một trong số nhiều thể chế trong lịch sử Đông Á.

Một sự phân tích đóng khung xung quanh hệ thống triều cống do đó là không hoàn hảo khi giải thích động cơ chính trị rộng lớn hơn giữa Trung Quốc và các nước láng giềng.

Điều này là rõ ràng từ các ví dụ vào đầu thời Minh đã được thảo luận. Mặc dù các chiến lược nhất định được sử dụng bởi nhà Minh Trung Quốc và các láng giềng, như thuyết phục, có thể được xem xét từ cái nhìn triều cống hay những thứ khác như chiến tranh, đe dọa, gây trở ngại và thử thách không hề tương thích lắm với hệ thống triều cống.

Tất nhiên, không có học giả nào từng tuyên bố rằng hệ thống triều cống là tất cả mọi thứ trong các mối quan hệ quốc tế Đông Á. Nhưng sự nhấn mạnh quá mức vào nó đã làm nhẹ đi tầm quan trọng của các thể chế khác và động cơ chính trị khác.

Có hai điểm khiến cần thiết phải phát triển các khái niệm và cơ cấu giải thích cả khía cạnh thuộc về hệ thống triều cống và phi triều cống của chính trị Đông Á lịch sử.

 

Ví dụ như chúng ta cần tiến xa hơn các khái niệm truyền thống như “thứ bậc” để hiểu các mối quan hệ đối ngoại của TQ. Như Wang Gungwu chỉ ra trước đó một thời gian dài: sự đối phó của TQ truyền thống với những người không phải là người Trung Quốc thường được mô tả như là dựa trên các nguyên tắc có tính thứ bậc. Điều này tôi tin là không thích hợp cho việc hiểu hệ thống triều cống. Quan trọng hơn là nguyên tắc về sự ưu việt cùng với nguyên tắc về an ninh và sự không vi phạm. Từ đó, rõ ràng rằng các thể chế của Trung Quốc không hề mềm dẻo như là nó thường được tạo ra bởi các nho sinh của lịch sử thế kỉ 19 (92).

Chuyển đến sự thực dụng của hệ thống triều cống, người ta có thể đưa ra một loạt các câu hỏi xuất phát từ sự thảo luận trước đó. Thuyết lấy Trung Hoa làm trung tâm hữu ích như thế nào khi nó là một giả thuyết phân tích đối với việc tạo nên chính sách đối ngoại ở đế chế Trung Hoa?

 

Chúng ta cần tới các giả thuyết nào? Tại sao chính sách đối ngoại của Trung Quốc được định ra đặc điểm bởi sự cứng nhắc tại các thời điểm nhất định và bởi sự thực dụng và mềm dẻo ở các thời điểm khác? Người ta có thể giải thích như thế nào biên độ khác thường của sự phong phú trong động cơ, chiến lược và mức độ ổn định trong các mối quan hệ của TQ? Người ta có thể nói rằng trật tự giữa TQ và các quốc gia đó được thiết lập trong cảm quan như thế nào? Cái gì là ấn tượng của sự thực thi triều cống và theo sau nó là các nghi thức nào? Cái gì ẩn sau triều cống và nghi lễ? Cuối cùng và tổng quát hơn, cái gì là mô hình của sự giao thiệp giữa Trung Quốc và các nước láng giềng?

Câu hỏi hài lòng đối với các câu hỏi này bao gồm một bước lớn tới việc nhận dạng sự phức hợp của các mối quan hệ giữa Trung Quốc và các láng giềng, và mở rộng biên độ khái niệm của chúng ta về chính trị Đông Á lịch sử. Một khi sự phức hợp này được chỉ ra, sự không thích hợp của mô hình coi triều cống là trung tâm sẽ trở nên rõ ràng. Từ cái nhìn khoa học chính trị, chúng ta cần nhiều khái niệm  lâu dài về chính trị quốc tế hơn thứ giả định mang tính vô hạn “hệ thống triều cống”. Như trước đó tôi đã nhấn mạnh, bản thân hệ thống triều cống cần được giải thích thông qua các khái niệm cơ bản hơn thứ có thể dẫn đến các mức độ sâu hơn trong giải thích về chính trị Đông Á lịch sử. Những khái niệm này, cho dù là sức mạnh, an ninh hay văn hóa hay là thứ gì đó hoàn toàn mới tùy theo thời điểm nên có liên quan đến sự hiểu biết về cả chính trị triều cống và không triều cống giữa Trung Quốc và hàng xóm và có khả năng vược qua sự chia cắt mang tính phân tích được tạo ra bởi sự thực dụng của hệ thống triều cống.

Từ cái nhìn triều cống, chúng ta cũng cần xây dựng một cái khung bổ sung của các mối quan hệ phi triều cống thứ giải thích các mối quan hệ toàn diện giữa TQ và láng giềng. Một mô hình có khả năng giải thích cho cả khía cạnh triều cống và phi triều cống của các mối quan hệ đối ngoại của TQ rõ ràng là ưu việt hơn so với thứ chỉ có thể đảm nhận một vế.   Dựa trên những sự thảo luận trước đó, tôi sẽ gợi ý một số khái niệm sơ đẳng về một cái khung như thế như là điểm khởi đầu của một câu đố chính trị triều cống chủ yếu. hệ thống triều cống nên được nhìn nhận ở hai cấp độ (93).

Ở một mức độ nhất định nó là sự trình bày hay  nghệ thuật tu từ về sự trung tâm và ưu việt của Trung Quốc. Sự trình bày mang tính lấy Trung Quốc làm trung tâm như thế duy trì gần như suốt các triều đại Trung Quốc. Các hoàng đế TQ sử dụng ngôn ngữ thuộc về chủ thuyết lấy TQ làm trung tâm, thậm chí ở vào thời điểm khi các chính thể khác thử thách đế chế, để che dậy các mối quan hệ quyền lực đã thay đổi. Prasenjit Duara đã định ra đặc điểm các nỗ lực của TQ để che phủ các quan điểm lựa chọn về trật tự thế giới với thuật tu từ về vũ trụ luận như chiến lược phòng thủ của TQ (94). Ở một mức độ khác, hệ thống triều cống có thể được nhìn nhận như là mô hình về sự giao thiệp trong mối quan hệ giữa Trung Quốc và các nước láng giềng. Nhưng đối lập với hệ thống triều cống như là một sự diễn giải phong kiến, đó là mô hình về mối quan hệ đối ngoại thể hiện sự phong phú lịch sử vĩ đại. Chúng rõ ràng là trái ngược trong những sự tiếp cận quan hệ đối ngoại trong suốt triều Đường hùng mạnh và triều Tống  suy yếu sau đó. Sự khác biệt cũng đáng chú ý trong mô hình các mối quan hệ đối ngoại trong các thời kì hùng mạnh tương đương như đầu Minh, Thanh.

Công việc phân tích ở đây là để giải thích sự khác biệt trong hệ thống triều cống dựa trên mức độ chức năng của nó như là một mô hình về các mối quan hệ đối ngoạihệ thống triều cống. Sự mập mờ của hệ thống triều cống do đó bao gồm sự giải thích tại sao sự trình bày duy trì một sự thường xuyên nhưng  sự biểu thị  thuộc về cách cư xử đã thể hiện sự khác biệt. Nó đưa ra sự thử thách mang tính phân tích về việc nghĩ ra một cái khung có thể đảm nhận cả bất biến mang tính tu từ và cả sự biểu thị mang tính cư xử.  Một cách để bắt đầu việc xây dựng một cái khung như thế là ấn định hai động cơ dành cho các hoàng đế TQ: tính chính thống và an ninh. Động cơ chính thống nảy sinh từ sự tự nhận mình là Thiên tử của các hoàng đế TQ, thứ được thông báo sâu hơn bởi khái niệm Trung Hoa Tianxia (nghĩa đen là “tất cả những gì dưới hạ giới-Thiên Hạ) và truyền thống lịch sử trong việc nhận thức TQ như là đến chế vũ trụ bao gồm cả thiên hạ này.

Sự cần thiết cho tính chính thống đã buộc các hoàng đế TQ tìm kiếm triều cống từ các vua nước ngoài để thể hiện địa vị của họ như là Thiên tử. Điều này giải thích tại sao thuật tu từ lấy Trung Hoa làm trung tâm duy trì bất biến trong lịch sử, thay đổi trong sự nhấn mạnh băng qua thời gian tùy theo sự cần thiết phải khẳng định tính chính thống. Động cơ chính thống cũng giải thích sự bất biến mang tính tu từ  bất chấp thực tế quyền lực ở một thời điểm được đưa ra bởi vì sự cần thiết cho tính chính thống là sự bất biến cho dù TQ mạnh hay yếu.

Nhưng động cơ chính thống nói cho chúng ta rất ít về chuyện TQ coi mình là trung tâm đối xử như thế nào hơn là việc nó sẽ thúc đẩy luận giải sự ưu việt của Trung Hoa. Liệu sự cần thiết tính chính thống dựa trên thuyết lấy TQ làm trung tâm có dẫn tới một chiến lược xúc phạm của sự chiếm đóng để chinh phục tất cả những nước không muốn thừa nhận sự ưu việt của TQ, hay thay vào đó là tinh thần  tự dối mình và hài lòng, thờ ơ hay thậm chí cô lập? .

 

Bởi chính nó sự chính thống lấy TQ làm trung tâm là vô hạn về các vấn đề này; chúng ta cần ít nhất động cơ an ninh như là một giả thuyết động cơ phù trợ, và kết nối hai giả thuyết này với sự thay đổi tình huống để đạt được sự ngụ ý mang tính cư xử. Động cơ an ninh được dựa trên giả thuyết rằng đế chế Trung Hoa, giống như các nước khác, phải lo lắng về an ninh của nó, và bị đe dọa trong suốt lịch sử bởi sự xâm lược của người du mục từ phía bắc hay cướp biển Nhật Bản trong thời Minh. Những  sự ngụ ý đối xử  có thể được suy ra khi động cơ an ninh được đi kèm với tình hình thực tế của TQ ở bất cứ thời điểm nào được đưa ra. Một TQ hùng mạnh (như đầu thời Minh) đã tạo ra một sự ứng phó với các mối đe dọa an ninh khác với sự ứng phó của một TQ yếu ớt (như nhà Tống). Cùng với tăng cường sự diễn giải triều cống thông thường, đầu triều Minh cũng trông đợi triều cống từ các vua nước ngoài, và sử dụng đến việc đe dọa nếu yêu cầu bị từ chối. Nó có chiến lược sử dụng từ xâm chiếm  hoàn toàn tới thuyết phục khéo léo, đối với các thử thách an ninh ở Mãn Châu, Mông Cổ và vùng duyên hải phía đông.

Trái lại Nam Tống, có thể làm rất ít để đeo bám triều cống như là nghệ thuật tu từ giữ thể diện hơn là thực thi triều cống đối với Jin để đảm bảo sự tồn vong. Tình hình thực tế khác nhau- hay cấu trúc của chính trị quốc tế- do vậy đã giúp giải thích các chiến lược khác nhau mà Trung Quốc sử dụng đối với láng giềng trong lợi ích đảm bảo an ninh. Bằng việc ấn định hai động cơ cho các hoàng đế Trung Quốc và suy luận các ngụ ý cư xử dưới tình hình thực tế của một thời kì được đưa ra, cơ cấu này có thể giúp giải thích cả sự bất biến và sự thay đổi trong chính trị triều cống ở phía TQ.  Tương tự việc đưa ra lý do và ấn định các động cơ thích hợp có thể được áp dụng đối với việc suy luận các mô hình cư xử củ các vua láng giềng TQ.

Một cơ cấu mang tính hệ thống có thể chỉ ra các mô hình của sự giao thiệp giữa Trung Quốc và láng giềng và các động cơ và chiến lược ẩn dưới của họ có thể được phát triển sau đó. Hơn nữa, một cái khung như thế, bằng việc giải quyết vấn đề an ninh cũng như động cơ chính thống, có thể giải thích các khía cạnh của chính trị Đông Á lịch sử thứ không phải là “triều cống”.

Điều này bao gồm cả cách thức thuộc về khái niệm hóa chính trị Đông Á lịch sử và một sự lựa chọn đối với sự thực dụng của hệ thống triều cống, thứ tôi đã nhận được không gì hơn ngoài một đề cương sơ sài. Các cơ cấu khác chắc chắn phải là có thể khi các bí ẩn mang tính phân tích chủ yếu được  xử lý và các phân tích nghiêm ngặt được áp dụng.

Kết luận

Mục đích của bài báo này là thẩm tra các nghiên cứu học thuật hiện có về hệ thống triều cống và đưa ra câu hỏi về cái nhìn lấy hệ thống triều cống làm trung tâm soi sáng chính trị Đông Á lịch sử như thế nào.

Ba cách thức ở đó khái niệm “hệ thống triều cống” đã được sử dụng trong các tác phẩm có liên quan- như sự quản lý quan liêu về các mối quan hệ đối ngoại ở phía Trung Quốc; như là một thể chế xã hội quốc tế từ cái nhìn của các học giả trường phái Anh, và như là một phương tiện của các mối quan hệ đối ngoại của TQ như được phát triển trong mô hình diễn giải của Fairbank- đã được nhận dạng. Tôi đã tập trung vào mô hình của Fairbank và đánh giá nó như là một phương sách tự khám phá dành cho tư duy sâu hơn về một số vấn đề thuộc về khái niệm và thực tiễn liên quan tới sự hiểu biết của chúng ta về chính trị Đông Á lịch sử.

Mô hình Fairbank có vấn đề vì một số lý do. Nó không hoàn bị từ bên trong và cũng không thích hợp đối với việc diễn giải các sự kiện chính trong lịch sử Đông Á. Nó đã cố gắng giải thích sự tiếp tục lâu dài trong các mối quan hệ  giữa TQ và các nước láng giềng nhưng nó đã không quan tâm bình đẳng tới sự phong phú ấn tượng và sự thay đổi trong các mối quan hệ này. Việc sử dụng mô hình này bị giới hạn và chúng ta phải đồng ý với Will rằng “chúng ta không thể tập trung vào tất cả các khía cạnh của truyền thống ngoại giao TQ, tất cả các nguồn gốc của xung đột, nếu chúng ta bắt đầu bằng việc gọi tất cả truyền thống ngoại giao TQ  là “hệ thống triều cống” (95). Người ta sẽ thêm rằng mô hình thậm chí thiếu hữu dụng khi đối mặt với chính trị vùng như là tổng thể, bởi vì nó chủ yếu có xu hướng hướng vào TQ.

Fairbank, điều này cần phải được nhấn mạnh, đã công nhận sự khác biệt phong phú và đưa ra sự báo trước liên quan đến cơ cấu của ông. Tuy nhiên ông đã không thanh lọc một cách có hệ thống mô hình của mình theo những sự khác biệt này. Rõ ràng rằng mô hình, như Fairbank đưa ra, là một “cơ cấu sơ bộ”, chỉ ra các ý tưởng và chủ đề trung tâm nhất định dành cho sự phát triển sâu hơn có thể. Không phải tôi có ý quá coi nhẹ nó hay châm biếm nó mà là nhận dạng nó như là một sự  không thích hợp và gợi ý các cách thức đưa nó đi xa hơn khỏi sự sơ bộ đến việc khái niệm hóa chính trị Đông Á lịch sử.

 

Mối quan tâm trọng tâm của tôi là việc các học giả IR có thể tạo ra các tác phẩm mang tính học thuyết và thực tế tốt như thế nào về chính trị Đông Á lịch sử bằng việc vẽ ra một cách phê phán dựa trên nền tảng nổi bật mà Fairbank và những người khác đã tạo ra. Chúng ta cần, ít nhất trong lĩnh vực của chính trị Đông Á lịch sử, một sự đối thoại màu mỡ giữa các nhà khoa học chính trị và các nhà sử học. Sau tư tưởng về “hệ thống triều cống” sẽ là gì? Will gợi ý rằng “Nó sẽ rõ ràng hơn về mặt khái niệm nếu từ “hệ thống triều cống” chỉ được sử dụng cho sự phức tạp mang tính hệ thống của quy định quan liệu được phát triển khoảng năm 1400 sau công nguyên” (96).

Khái niệm về hệ thống triều cống này có thể quá nghiêm ngặt. Nhưng các học giả  ít nhất cần làm rõ hệ thống triều cống nào đang được thảo luận. Nó sẽ tạo ra chút ít cảm quan để nói về toàn bộ hệ thống triều cống nhà Minh hoặc toàn bộ hệ thống triều cống nhà Thanh, bởi vì chúng ta biết rằng chính sách đối ngoại của đầu thời Minh khác với cuối thời Minh cũng như chính sách đối ngoại đầu Thanh khác cuối thời Thanh.

Từ “hệ thống triều cống” có thể vẫn sẽ là tốc kí miêu tả hữu ích chừng nào chúng ta làm rõ những gì nó muốn nói. Tuy nhiên để tránh minh họa, chúng ta phải coi hệ thống triều cống của một thời kỳ lịch sử như là một vật hơn là một đơn vị phân tích. Công việc quan trọng nhất là giải thích những sự biểu thị phong phú về hệ thống triều cống bằng việc phát triển hệ thống khác của cái khung khái  niệm. Sự đòi hỏi đối với chính trị Đông Á lịch sử không thể chỉ dừng lại ở hệ thống triều cống. Nhưng việc coi hệ thống triều cống có tính lịch sử như là một đối tượng phân tích để hiểu biết về các mối quan hệ giữa Trung Quốc và các quốc gia khác trong một giai đoạn đặc biệt cũng là không thỏa đáng bởi vì nó lờ đi các mối quan hệ bên ngoài chính trị triều cống bình thường. Có thể miêu tả và phân tích các mối quan hệ giữa Trung Quốc và các láng giềng của nó mà không cần trung thành với ngôn ngữ “hệ thống triều cống”. Từ “hệ thống triều cống” là một sự phát minh của phương Tây ra đời trước thế kỉ XIX và được dịch trở lại tiếng Trung Quốc là chaogong tixi (Triều cống thể hệ). Từ chao và gong xuất hiện trong các nguồn sử liệu Trung Quốc nhưng người TQ không hề có khái niệm hay nhận thức coi nó là một hệ thống.

Hệ thống triều cống là một sự xây dựng trí tuệ mà chúng ta thanh lọc hoặc từ bỏ, phụ thuộc vào phần thưởng mà chúng ta nhận được. Điểm quan trọng là việc người ta có thể nói về các mối quan hệ triều cống mà không cảm thấy tò mò trí tuệ khi phải gắn chặt vào hệ thống triều cống. Công việc phân tích là để hiểu những gì thực sự nằm sau những mối quan hệ này. Nó cũng đóng chức năng nhắc nhở rằng   “hệ thống quốc tế” thực tế  của chính trị Đông Á lịch sử rộng lớn hơn nhiều “hệ thống triều cống”

Bởi vì sự thực dụng của hệ thống triều cống của Fairbank có vấn đề và bởi vì hệ thống triều cống như đã được nhận thức chỉ là một phần của toàn bộ bức tranh chính trị Đông Á lịch sử, chúng ta nên làm tiếp tục phát triển các khái niệm mới mà có thể sửa chữa một vài vấn đề được thảo luận trong bài báo này.

Cuối cùng chúng ta có thể hỏi một câu hỏi tương tự đối với những gì Hevia đã đưa ra: Nếu “hệ thống triều cống” bị bỏ đi, thì các mối quan hệ giữa Trung Quốc và các quốc gia khác sẽ như thế nào? (97).

Sự bàn luận về các mối quan hệ quốc tế Đông Á đã quá dài và quá thường xuyên đối với sự thảo luận về hệ thống triều cống. Đã đến lúc nghĩ về các cách thức để chuyển tới sự thực dụng.


 

Chú thích

Tác giả cảm ơn Chen Jian, Prasenjit Duara, Paul Evans, Wang Gungwu, Lin Chun, Tang Shiping, Brantly Womack, Zheng Yongnian, và các biên tạp viên của tạp chí này. Tác giả cũng đặc biệt cám ơn R.Hughes và Victoria Hui đã cho tác giả lời khuyên và sự hỗ trợ. Bài báo này được công bố trong một hội thảo quốc tế tổ chức để vinh danh giáo sư Wang Gungwu, tổ chức vào tháng 6 năm 2009 ở Singapore. Tác giả cũng cảm ơn những người đã tham dự hội thảo.

1. Bao gồm J.K. Fairbank và S.Y. Teng ‘On the Ch’ing Tributary System’, Harvard Journal of Asiatic Studies, Vol. 6, No. 2, 1941, pp. 135–246; J. K. Fairbank, ‘Tributary Trade and China’s Relations with the West’, The Far Eastern Quarterly, Vol. 1, No. 2, 1942, pp. 129–49; J. K. Fairbank, Trade and Diplomacy on the China Coast: The Opening of the Treaty Ports, 1842–1854(Cambridge: Harvard University Press, 1953), esp. chapter 2; and J. K. Fairbank, ed., The Chinese World Order: Traditional China’s Foreign Relations (Cambridge, Mass.: Harvard University Press, 1968), esp. chapter 1.

2. John E. Wills, Jr., ‘Tribute, Defensiveness, and Dependency: Uses and Limits of Some Basic Ideas About Mid-Qing Dynasty Foreign Relations’, American Neptune, Vol. 48, 1988, pp. 225–9, at p. 229. Holding a similar view is Michael Hunt, who wrote in the early 1980s that ‘little fresh work [on historical Chinese foreign relations] is appearing and … the pool of specialists in the field has not been sustained.’ Michael H. Hunt, ‘Chinese Foreign Relations in Historical Perspective,’ in Harry Harding, ed., China‘s Foreign Relations in the 1980s (New Haven: Yale University Press, 1984), pp. 1–42, at p. 37, fn. 14.

 

↵3. Ví dụ xem Michael D. Swaine and Ashley J. Tellis, Interpreting China’s Grand Strategy: Past, Present, and Future (Santa Monica: RAND, 2000).

  • 4 Alastair Iain Johnston, Cultural Realism: Strategic Culture and Grand Strategy in Chinese History (Princeton: Princeton University Press, 1995); Victoria Tin-bor Hui, War and State Formation in Ancient China and Early Modern Europe (Cambridge: Cambridge University Press, 2005).
  • 5 Brantly Womack, China and Vietnam: the Politics of Asymmetry (New York: Cambridge University Press, 2006).
  • 6 Qin Yaqing, ‘Quanqiu shiye zhong de guoji zhixu’ (‘International Order in a Global View’) in Qin Yaqing, ed., Zhongguo xuezhe kan shijie: guoji zhixu juan (World Politics—Views from China: International Order) (Beijing: Xin shijie chubanshe, 2007), pp. 11–25; and Qin Yaqing, ‘A Chinese School of International Relations Theory: Possibility and Inevitability’, Shijie jingji yu zhengzhi (World Economics and Politics), No. 3, 2006, pp. 7–13.
  • 7 Bằng “ Sự thực dụng của hệ thống triều cống” tôi muốn nói tới truyền thống nghiên cứu mà đã coi “hệ thống triều cống” như là một khái niệm tổ chức trung tâm cho sự phân tích khái niệm và mang tính kinh nghiệm.
  • 8 These include Joseph F. Fletcher, ‘China and Central Asia, 1368–1884’ in J. K. Fairbank, ed., The Chinese World Order, pp. 206–24; Morris Rossabi, ed., China among Equals: The Middle Kingdom and Its Neighbors, 10th-14th Centuries (Berkeley: University of California Press, 1983); John E. Wills, Jr., Pepper, Guns, and Parleys: The Dutch East India Company and China, 1662–1681 (Cambridge: Council on East Asian Studies, Harvard University, 1974); John E. Wills, Jr., Embassies and Illusions: Dutch and Portuguese Envoys to K’ang-hsi, 1666–1687 (Cambridge: Council on East Asian Studies, Harvard University, 1984); John E. Wills, Jr., ‘Tribute, Defensiveness, and Dependency’, pp. 225–9; Arthur Waldron, The Great Wall of China: From History to Myth (Cambridge: Cambridge University Press, 1990), p. 31; James L. Hevia, Cherishing Men from Afar: Qing Guest Ritual and the McCartney Embassy of 1793(Durham and London: Duke University Press, 1995); James A. Millward, ‘Qing Silk-Horse Trade with the Qazaqs in Yili and Tarbaghatai, 1758–1853,’ Central and Inner Asian Studies, Vol. 7, 1992, pp. 1–42; James A. Millward, Beyond the Pass: Economy, Ethnicity, and Empire in Qing Central Asia, 1759–1864 (Stanford: Stanford University Press, 1998); Peter C. Perdue, ‘A Frontier View of Chineseness,’ in Giovanni Arrighi et al., eds., The Resurgence of East Asia: 500, 150 and 50 Year Perspective (London: Routledge, 2003), pp. 51–77; Peter C. Perdue, China Marches West: The Qing Conquest of Central Eurasia (Cambridge: The Belknap Press of Harvard University Press, 2005); Nicola Di Cosmo, ‘Kirghiz Nomads on the Qing Frontier: Tribute, Trade, or Gift-Exchange?’ in Nicola Di Cosmo and Don J. Wyatt, eds., Political Frontiers, Ethnic Boundaries, and Human Geographies in Chinese History (London: Curzon Press, 2003), pp. 351–72.
  • 9 Paul M. Evans, John Fairbank and the American Understanding of Modern China (New York: Basil Blackwell, 1988).
  • 10 Ibid., p. 56.
  • 11 Cảm ơn Paul Evans về thông tin này trong cuộc trao đổi vào tháng 6 năm 2009 tại Singapore.
  • 12 Mark Mancall, ‘The Ch’ing Tribute System: An Interpretive Essay’ in J. K. Fairbank, ed., The Chinese World Order, pp. 63–89, at p. 63.
  • 13 J. K. Fairbank and S. Y. Teng, ‘On the Ch’ing Tributary System’, pp. 137, 139.
  • 14 Xem  J. K. Fairbank, ‘A preliminary Framework’, pp. 1–2. Đồng thời xem  C. P. Fitzgerald, The Chinese View of Their Place in the World (London: Oxford University Press, 1964); and John Cranmer-Byng, ‘The Chinese View of Their Place in the World: An Historical Perspective’, The China Quarterly, No. 53, 1973, pp. 67–79, at p. 68.
  • 15 J. K. Fairbank, ‘A preliminary Framework’, p. 2.
  • 16 Ibid., p. 9.
  • 17 Ibid., p. 4.
  • 18 J. K. Fairbank and S. Y. Teng, ‘On the Ch’ing Tributary System’, pp. 140–1.
  • 19 J. K. Fairbank, ‘Tributary Trade’, p. 137.
  • 20 Ibid., p. 145.
  • 21 J. K. Fairbank, ‘A preliminary Framework’, p. 10.
  • 22 Evans, John Fairbank, p. 5.
  • 23 Cảm ơn Chen Jian về luận điểm này.
  • 24 Điều này rõ ràng nhất trong tác phẩm của  Li Yunquan, Chaogong zhidu shilun: Zhongguo gudai duiwai guanxi tizhi yanjiu (A History of the Tribute System: Research on China’s Premodern Foreign Relation Institution) (Beijing: Xinhua chubanshe, 2004).
  • 25 Li Yunquan, A History of the Tribute System.
  • 26 Hedley Bull, The Anarchical Society: A Study of Order in World Politics (London: Macmillan, 1977), p. 74.
  • 27 Robert O. Keohane, International Institutions and State Power (Boulder: Westview, 1989), p. 3.
  • 28 Các học giả  của trường phái Anh tuyên bố rằng định nghĩa của họ “sâu hơn” định nghĩa của phái Tân tự do chủ nghĩa. Barry Buzan, The United States and the Great Powers: World Politics in the Twenty-First Century (Cambridge: Polity, 2004), p. 79.  29 Yongjin Zhang, ‘System, Empire and State in Chinese International Relations,’ in Michael Cox et al., eds., Empires, Systems and States: Great Transformation in International Politics (Cambridge: Cambridge University Press, 2001), pp. 43–63, at p. 57.
  • 30 Về nỗ lực trông các văn bản Châu Âu xem Christian Reus-Smit he Moral Purpose of the State: Culture, Social Identity, and Institutional Rationality in International Relations(Princeton: Princeton University Press, 1999).
  • 31 Gan Huaizhen, Huangquan, liyi yu jingdian quanshi: Zhongguo gudai zhengzhishi yanjiu(Imperial Power, Etiquette and Interpretation of Classics: the Study on the History of Politics in Ancient China) (Taipei: Himalaya Foundation, 2003), p. 508.
  • 32 Gao Mingshi, Dongya gudai de zhengzhi yu jiaoyu (The Politics and Education in Ancient East Asia) (Taipei: Himalaya Foundation, 2003).
  • 33 Về sự thảo luận chủ yếu về sự phát triển của tư tưởng Trung Quốc ưu việt xem Wang Gungwu, ‘Early Ming Relations with Southeast Asia: A Background Essay’, in J. K. Fairbank, ed., The Chinese World Order, pp. 34–62.
  • 34 Wang Gungwu, ‘The Rhetoric of a Lesser Empire: Early Sung relations with Its Neighbors’, in Morris Rossabi, ed., China among Equals, pp. 47–65, at p. 62.
  • 35 Ibid., p. 57.
  • 36 Wang Gungwu, ‘Early Ming Relations with Southeast Asia’, p. 36.
  • 37 John E. Wills, ‘Tribute, Defensiveness, and Dependency’, p. 226.
  • 38 Lien-sheng Yang, ‘Historical Notes on the Chinese World Order’, in J. K. Fairbank, ed., The Chinese World Order, pp. 20–33, at p. 20. See also Morris Rossabi, ed., China among Equals.
  • 39 Michael H. Hunt, ‘Chinese Foreign Relations in Historical Perspective’, pp. 1–42, at pp. 6–7.
  • 40 Song Chengyou, Dongbeiya chuantong guoji tixi de bianqian: chuantong Zhongguo yu zhoubian guojia ji minzu de hudong guanxi lunshu (The Evolution of the Traditional Northeast Asian International System: Interactions between Traditional China and Its Neighboring Countries and Ethnicities) (Taipei: Academia Sinica, 2002), p. 41.
  • 41 John E. Wills, ‘Tribute, Defensiveness, and Dependency’, p. 226.
  • 42 John E. Wills, Embassies and Illusions; John E. Wills, ‘Tribute, Defensiveness, and Dependency’.
  • 43 J. K. Fairbank, ‘A preliminary Framework’, p. 11.
  • 44 John K. Fairbank, ‘China’s Foreign Policy in Historical Perspective’, Foreign Affairs, Vol. 47, No. 3, 1969, pp. 449–63, at p. 459.
  • 45 John E. Wills, ‘Tribute, Defensiveness, and Dependency’, p. 226.
  • 46  Như Fairbank nói, vẽ lại lần nữa về thuyết lấy Trung Quốc làm trung tâm, rằng “những người chưa được khai hóa, còn dã man và ngu độn, sẽ ngưỡng mộ sự ưu việt của nền văn minh Trung Hoa và sẽ tự tìm kiếm để “đến và bị đồng hóa” và tham gia vào vì lợi ích của nó” J. K. Fairbank, ‘Tributary Trade’, p. 132.
  • 47 Paul A. Cohen, Discovering History in China: American Historical Writing on the Recent Chinese Past (New York: Columbia University Press, 1984), p. 189.
  • 48 J. K. Fairbank, ‘Tributary Trade’, p. 137.
  • 49 Wang Gungwu, ‘Early Ming Relations with Southeast Asia’, p. 60.
  • 50 J. K. Fairbank, ‘A preliminary Framework’, p. 13.
  • 51 This ‘China bias’, however, is a common problem in the literature.
  • 52 Wang Gungwu and Zheng Yongnian, eds., Sino-Japanese Relations: Interaction, Logic, and Transformation (London: Routledge, 2008), p. 15. See also Peter C. Perdue, ‘A Frontier View of Chineseness’, p. 66.
  • 53 Nicola Di Cosmo, ‘Kirghiz Nomads on the Qing Frontier’.
  • 54 James A. Millward, Beyond the Pass, p. 158.
  • 55 J. K. Fairbank and S. Y. Teng, ‘On the Ch’ing Tributary System’, p. 137; Mark Mancall, China at the Center: 300 Years of Foreign Policy (New York: The Free Press, 1984), p. 13; John E. Wills, Embassies and Illusions, p. 14.
  • 56 Để biết các phát biểu chính thức về thời kỳ này xem Li Guoxiang  (biên soạn), Ming Shilu Leizuan: Shewai Shiliao Juan (MSLLZ) (A Compilation of Materials on Foreign Affairs from the Veritable Records of the Ming Dynasty) (Wuhan: Wuhan chubanshe, 1991).
  • 57 Joseph F. Fletcher, ‘China and Central Asia, 1368–1884’.
  • 58 Trong nhiều giai đoạn của lịch sử Trung Quốc có “một sự  tiếp cận thực dụng và linh hoạt hoàn hảo đối với các nước ngoài”. Wang Gungwu, ‘Early Ming Relations with Southeast Asia’, p. 43.
  • 59 For these events, see Wang Yi-T’ung, Official Relations Between China and Japan, 1368–1549 (Cambridge: Harvard University Press, 1953); and Edward L. Dreyer, Early Ming China: A Political History, 1355–1435 (Stanford: Stanford University Press, 1982).
  •  Tuy nhiên cần phải chú ý rằng có các ngoại lệ quan trọng đối với sự khẳng định rằng tất cả các quan hệ chính thống phải dựa trên triều cống. Ví dụ như Triều cống không phải là phương thức duy nhất cho triều Mãn Thanh sắp xếp các quan hệ chính thống với những người du mục ở châu Á lục địa.
  • Ning Chia, ‘The Lifanyuan and the Inner Asian Rituals in the Early Qing (1644–1795)’, Late Imperial China, Vol. 14, No. 1, June 1993, pp. 60–92, at p. 80.  61 Wang Yi-T’ung, Official Relations Between China and Japan, pp. 52–3.
  • 62 Zhang Peiheng and Yu Suisheng, eds., Ershisishi quanyi: Ming Shi (The Full Translation of the Twenty-Four Histories—History of Ming) (Shanghai: Hanyu dacidian chubanshe, 2004), p. 6727.
  • 63 Edward L. Dreyer, Early Ming China.
  • 64 John E. Wills, Embassies and Illusions, p. 4.
  • 65 Mark Mancall, China at the Center, p. 13.
  • 66 Huang Chih Lien, Dongya de liyi shijie: Zhongguo fengjian wangchao yu Chaoxian bandao guanxi xingtai lun (The Ritual and Justice World in East Asia: the Relations between Chinese Feudal Dynasties and Korea Pennsular) (Beijing: Renmin daxue chubanshe, 1994), p. 185.
  • 67 Wang Gungwu, China and the Chinese Overseas (Singapore: Times Academic Press, 1991), p. 112.
  • 68 John D. Langlois, Jr., ‘The Hung-wu Reign, 1368–1398’, in Frederick W. Mote and Denis Twitchett, eds., The Cambridge History of China, Volume 7: The Ming Dynasty, 1368-1644, Part I (Cambridge: Cambridge University Press, 1988), p. 166.
  • 69 Donald Neil Clark, Autonomy, Legitimacy, and Tributary Politics: Sino-Korean Relations in the Fall of Koryǒ and the Founding of the Yi, Ph.D. dissertation, Harvard University, 1978, p. 136.
  • 70 Huang Chih Lien, The Ritual and Justice World in East Asia, p. 280.
  • 71 Edward L. Dreyer, Early Ming China.
  • 72 Huang Chih Lien, The Ritual and Justice World in East Asia, pp. 373–5.
  • 73 L. Carrington Goodrich and Chaoying Fang, eds., Dictionary of Ming Biography: 1368–1644 (New York: Columbia University Press, 1976), pp. 1600–1.
  • 74 Henry Serruys, Sino-Jurchen Relations during the Yong-lo Period (1403–1424)(Wiesbaden: Otto Harrssowitz, 1955).
  • 75 Li Guoxiang et al., A Compilation of Materials on Foreign Affairs from the Veritable Records of the Ming Dynasty, p. 19; and Zhang Peiheng and Yu Suisheng, eds., The Full Translation of the Twenty-Four Histories—History of Ming, p. 6862.
  • 76 Zhang Peiheng and Yu Suisheng, eds., The Full Translation of the Twenty-Four Histories—History of Ming, pp. 6836–7.
  • 77 James A. Millward, Beyond the Pass, p. 9.
  • 78 J. K. Fairbank, ‘A Preliminary Framework’, p. 12.
  • 79 Mark Mancall, China at the Center, p. 30.
  • 80 Về vấn đề này xem thêm  John E. Wills, Embassies and Illusions, pp. 177–8, trong đó Will viết ‘primacy of domestic audience’.
  • 81 Peter C. Perdue, China Marches West; James A. Millward, ‘Qing Silk-Horse Trade’; James A. Millward, Beyond the Pass; Nicola Di Cosmo, ‘Kirghiz Nomads on the Qing Frontier’.
  • 82 Peter C. Perdue, ‘A Frontier View of Chineseness’, p. 66.
  • 83 Morris Rossabi, ed., China among Equals.
  • 84 Wang Gungwu, ‘The Rhetoric of a Lesser Empire’, p. 62.
  • 85 John E. Wills, Embassies and Illusions, p. 187.
  • 86 Sự rút ra đặc điểm này có thể  không chính xác với giữa và cuối triều Thanh. Chính sách của Thanh trong thời kì này không phải luôn luôn cứng rắn và lấy TQ làm trung tâm. Ví dụ như Michael H. Hunt là một ví dụ, ông đã rút ra đặc điểm của việc làm chính sách nhà Thanh là linh hoạt thậm chí là cơ hội.
  • Xem  Michael Hunt, The Genesis of Chinese Communist Foreign Policy (New York: Columbia University Press, 1996), p. 31.
  • 87 James L. Hevia, Cherishing Men from Afar.
  • 88 Peter C. Perdue, ‘A Frontier View of Chineseness’, p. 67.
  • 89 Ying-shih Yü, Trade and Expansion in Han China: A Study in the Structure of Sino-Barbarian Economic Relations (Berkeley and Los Angeles: University of California Press, 1967).
  • 90 Wang Gungwu, ‘Early Ming Relations with Southeast Asia’, p. 62.
  • 91 For a recent work that explicates the logic of institutional explanation, see Craig Parsons, How to Map Arguments in Political Science (Oxford: Oxford University Press, 2007), chapter 3.
  • 92 Wang Gungwu, ‘Early Ming Relations with Southeast Asia’, p. 61.
  • 93 Phương cách tìm kiếm hệ thống triều cống này  được gợi ý bởi Brant Womack, mặc dù các yếu tố của nó đã được đề cập trước đó trong bài báo này.
  • 94 Prasenjit Duara, The Global and Regional in China’s Nation-Formation (London and New York: Routledge, 2009), p. 99.
  • 95 John E. Wills, Embassies and Illusions, p. 172.
  • 96 John E. Wills, ‘Tribute, Defensiveness, and Dependency’, p. 225.
  • 97 James L. Hevia, Cherishing Men from Afar, p. xi.
  • © The Author 2009.
  • Chinese Journal of International Politics (2009) 2 (4): 545-574. doi: 10.1093/cjip/pop010

 

Nguồn bài đăng

 

Bình luận về bài viết này