Bước đầu tìm hiểu tác động của Tân văn, Tân Thư đối với sĩ phu, trí thức Việt Nam đầu thế kỉ XX

phan chu trinh.jpg

Võ Hoàng Phong

Khi tìm hiểu về Tân văn, Tân thư đối với Việt Nam, chúng ta dễ dàng nhận ra rằng, nó không chỉ gây ấn tượng sâu sắc mà con tạo nên bước ngoặc to lớn trong nhận thức của các nhân vật trí thức, sĩ phu trưởng thành vào đầu thế kỉ XX.  Qua đó, khi nói Tân văn, Tân thư có ảnh hưởng sâu sắc đối với sự mở mang tri thức, làm chuyển dịch tư tưởng của giới sĩ phu, trí thức nước ta đầu thế kỉ XX quả không có gì là quá cả. Trong bài viết này chúng tôi chỉ làm động tác bước đầu nêu lên tác động của Tân văn, Tân thư đối với sĩ phu, trí thức nước ta đầu thế kỉ XX.Mang tính chất kế thừa những tài liệu cảu các học giả đi trước.

Vào đầu thế kỉ XIX, hệ tư tưởng chính yếu thống trị ở nước ta là Nho giáo. Biểu hiện cho điều này chúng ta có thể kể ra “mười điều huấn dụ” của Minh Mạng hay Thập điều diễn ca do Tự Đức diễn Nôm. Có nguồn gốc từ Trung Hoa nhưng Nho Giáo đã thâm nhập vào nước ta qua hàng ngàn năm. Nó đã giữ một vị trí rất quan trọng trong đời sống tư tưởng và tinh thần của nhân dân ta và trở thành nồng cốt cho hệ tư tưởng phong kiến nước ta. Nguyễn Khắc Thuần trong quyển Đại cương văn hóa Việt Nam tập 3 viết “Nho giáo đi từ chỗ chiếm lĩnh địa hạt giáo dục tới chỗ chiếm lĩnh địa hạt chính trị tư tưởng”. Trong tiến trình lịch sử phong kiến Việt Nam bước chuyển từ các triều đại Lý – Trần – Lê sơ là “một bước ngoặt lịch sử, một sự chuyển biến mô hình từ nền quân chủ quý tộc mang đậm nét phật giáo Đông Nam Á sang nền quân chủ quan liêu Nho Giáo Đông Á” (Theo Nguyễn Thanh Bình trong quyển Học thuyết chính trị xã hội của Nho giáo và sự ảnh hưởng nó ở Việt Nam từ thế kỉ XI đến XIX). Đến thời Lê sơ Nho giáo ở nước ta đã chiếm vị trí độc tôn trong hệ tư tưởng của nhà nước và đạt đỉnh cao vào thời Lê Thánh Tông (1460 – 1497). Trải qua các biến cố của lịch sử, tư tưởng Nho giáo được phục dựng dưới sự trị vì của vương triều Nguyễn 1802. Tuy nhiên cái thế độc tôn tư tưởng Nho Giáo qua các triều đại phong kiến nước ta không hẵn là điều kiện thõa mãn cho sự phát triển của xã hội đất nước ta so với sự phát triển của thời đại. Sự bảo thủ hệ tư tưởng Nho giáo của nhà nước đa dẫn đến những định hướng giáo dục học thuật, lý luận sai lầm, qua thời gian nó đã đẩy nền tảng tư tưởng nước ta  trượt dài trên một con đường Nho học tệ hại. Ở thời Nguyễn tư tưởng Nho giáo đã bất lực và suy yếu, hình thái tư tưởng này chỉ còn tồn tại dựa trên một triều đại phong kiến hết sức lạc hậu và thủ cựu dẫn đến kìm hãm sự phát triển của xã hội nước ta đầu thế kỉ XX. Đến khi thực dân Pháp xâm lược nước ta năm 1858, ý thức hệ phong kiến Nho giáo bắt đầu gồng gánh nhiệm vụ bảo vệ đất nước trước sự lớn mạnh của nền văn minh phương Tây. Tuy nhiên như chúng ta đã biết, khi tiếng súng trên núi Vụ Quang tắt đi, tức là vài trò của ý thức hệ tư tưởng Nho giáo đã thất bại và không thể hoàn thành nhiệm vụ của nó. Cần có những luồng tư tưởng mới để thay đổi khuynh hướng cứu nước trong giai đoạn đầu thế kỉ XX, và Tân văn, Tân thư đã đáp ứng được như cầu này.

Đầu thế kỷ XX, sau khi phong trào Cần Vương thất bại, những người yêu nước Việt Nam, trước hết là các sĩ phu đều cảm thấy bế tắc, họ tự biết các hình thức đấu tranh cũ đều không phù hợp trong tình hình ách thống trị của thực dân Pháp đã được thiết lập cứng rắn.Tình hình Việt Nam lúc đó, sách báo mới chưa nhiều, sách chủ yếu là chữ Hán viết về Nho, Y, Lý, Số với những quan niệm, tư tưởng phong kiến cũ kỹ, còn báo thì mới có một số tờ như Gia Đinh báo (ra đời 1865), Nông Cổ mím đàm (ra đời năm 1901), Nam Kỳ địa phận (ra đời năm 1908 ), Đăng cổ tùng báo (chuyển từ tờ Đại Nam đồng văn nhật báo năm 1907 )… Các tờ báo Việt Nam thời đó mới ở giai đoạn hình thành, chưa có những chuyên mục đều và chuyên nghiệp về chính trị và xã hội tư tưởng mà dừng ở chức năng đơn giản ban đầu. Sau này xuất hiện thêm các tạp chí lớn có dịch những chuyện Âu, Trung Quốc, truyền bá văn hóa các nước… Đại đa số nhân dân thất học, quá nửa trí thức nông thôn vẫn chỉ quan tâm tới sách Khổng, Mạnh, Kinh điển, cần thiết cho văn chương, khoa cử học theo “tầm chương trích cứ’ lối cũ. Nhưng ở kinh đô Huế và các thành phố lớn như Hà Nội, Sài Gòn… những trí thức, sĩ phu tiến bộ, năng động dã tiếp cận với Tân Thư Trung Quốc qua nhiều con đường.Trước năm 1880, Việt Nam coi Trung Quốc là tôn chủ nên theo lệ vẫn thông hiếu, đi sứ với nhiều lễ vật, các sứ thần Việt Nam có dịp được sĩ phu Trung Hoa tặng sách báo, thư tịch: Từ sau 1880, Trung Quốc từ bỏ quyền tôn chủ nên khi Tân Thư xuất hiện, nhất là vào thời Quang Tự và sau đó nhiều tư tưởng ưu thời mẫn thế, muốn chấn hưng quốc gia được bày tỏ trong các Tân thư thì con đường truyền bá của Tân thư đã theo cách khác: chủ yếu thông qua Hoa kiều và thương nhân Hoa Nam mang đến Việt Nam. Bên cạnh đó còn có những Tân văn, Tân thư đến từ Nhật Bản sau cải cách Minh Trị… thành công

Một trong những người Việt Nam đầu tiên tiếp cận với Tân văn, Tân thư là Nguyễn Trường Tộ cùng với đó là Nguyễn Lộ Trạch. Từ những nhân vât đầu tiên tiếp cận với Tân văn, Tân thư việc đọc được Tân văn, Tân thư cũng có sự chuyển tiếp từ thế kỉ XIX sang thế kỉ XX, bằng chứng là khi những tác phẩm của Nguyễn Lộ Trạch ví dụ như “Thiên hạ đại thế luận” năm 1892 được phổ biên thì một người bạn thân của Nguyễn Lộ Trạch là nhà Nho cấp tiến Nguyễn Thượng Hiền đã đem những tác phẩm này cùng những Tân văn, Tân thư khác cho Phan Bội Châu và nhiều nhà Nho khác đọc, từ đó Tân Văn, Tân thu bắt đầu bén rễ với các nhà Nho nước ta thời đó.

Qua Tân văn, Tân thư các nhà Nho nước ta bắt đầu tiếp cận với các tác phẩm và những tác giả với những tư tưởng mới như “Dân ước luận” của Lư Thoa (Jean Jacques Rousseau); “Vạn pháp tinh lý” của Mạnh Đức Tư Cưu (Montesquieu), “Trung Đông chiến kỷ, Pháp phổ chiến kỷ” của Lương Khải Siêu….cùng với đó là những cải cách thành công ở Nhật Bản, chính biến Mậu Tuất ở Trung Quốc, tất cả đã tác động sâu sắc đến sự các nhân vật sĩ phu trí thức Việt Nam.

Tân văn, Tân thư đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến tư tưởng và thái độ của sĩ phu và trí thức Việt Nam đầu thế kỉ XX, bằng chứng là trong “Tự Phán” Phan Bội Châu viết “ Khi ông gặp gỡ Nguyễn Thượng Hiền ở Huế năm 1897, qua đây ông đã tiếp cận và đọc được các Tân văn, Tân thư và có những sự thay đổi sâu sắc trong nhận thức của mính, ông viết “Tiên sinh cho tôi mượn mấy bộ sách như, Trung Đông chiến kỷ, Pháp phổ chiến kỷ, Doanh hoàn chí lược, tôi vì xem những pho sách ấy mới hiểu được tình trạng cạnh tranh ở trong hoàn hải, thảm trạng quốc vong chủng diệt càng kích thích trong óc sâu lắm”

Phan Châu Trinh cũng hồ hỡi đón nhân và có sự thay đổi nhận thức của mình sau khi đọc Tân văn, Tân thư. Huỳnh Thúc Kháng, trong “Phan Tây Hồ Tiên Sinh lịch sử” đã nói “ Sách mới, báo mới xuất hiện đã tràn qua nước ta mà ảnh hưởng nhiều nhất là sách của Khang Hữu Vi và Lương Khải Siêu, vì sách ấy nói về dân quyền, tự do, phát minh được chân tướng văn minh Âu Tây nhiều”.  Ông còn viết sau khi Phan Châu Trinh đọc được những pho Tân văn, Tân thư thì “trong lòng ham thích quên ăn, quên ngủ, từ đó trong tư tưởng đổi hẳn ra một cách mới mẻ”.

Từ khi tiếp cận với Tân văn, Tân thư tư tưởng của sĩ phu, trí thức nước ta đã có những chuyển biến mạnh mẽ, đối với họ “ Tân văn, tân thư nói về cách mạng Pháp, lịch sử thống nhất nước Đức, nước Ý….Duy tân ở Nhật, đã mở rộng tầm mắt của những con người lâu nay vẫn thừa nhận đạo Khổng thừa nhận tư tưởng Nho giáo làm địa nghĩa, thiên kinh”. Họ say mê nghiền ngẫm các tác phẩm của Rousseau, Voltaire……từ đó đa có những chuyển biến và hình thành như tư tưởng mới tạo thành một trào lưu cứu nước mới đầu thế kỉ XX với 2 đại diện tiêu biểu là Phan Châu Trinh và Phan Bội Châu.

Với sự xuất hiện của Tân văn, Tân thư đã làm chuyển biến ý thức tư tưởng các các sĩ phu, trí thức Việt Nam từ ý thức tôn sùng Khổng giáo, mang nặng ý thức hệ phong kiến Nho giao sang các giá trị dân chủ Tư sản, các giá trị tư tưởng tự do của văn minh phương Tây, từ đó đẩy lịch sử nước ta sang một trang mới với sự thoái lui của ý thức hệ phong kiến, và khuynh hướng cứu nước phong kiến, nhường chỗ cho các sĩ phu, trí thức cấp tiên với nhưng tư tưởng cứu nước mới tiến bộ. Bài viết chỉ là nêu lên những ý phát họa những tác động của Tân văn, Tân thư đến sĩ phu, trí thức nước ta, trên nền tảng các nghiên cứu của các học giả đi trước. Thiết nghĩ việc tìm hiểu Tân văn , Tân thư có vai trò như thế nào trong tiến trình cứu nước đầu thế kỉ XX là một hướng nghiên cứu khá hay và hấp dẫn, hy vọng trong một thời gian không xa sẽ đọc được các nghiên cứu như vậy.

 

 

Tài Liệu Tham khảo

  1. Trần Viết Nghĩa, Trí thức Việt Nam đối diện văn minh phương Tây thời Pháp Thuộc, NXB Chính trị Quốc gia, 2012
  2. Trần Thuân, Thái độ của Sĩ Phu Việt Nam thời tiếp xúc Đông – Tây (từ thế kỷ XVII đến đầu thế kỷ XX, NXB Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh, 2014
  3. http://www.chungta.com/nd/tu-lieu-tra-cuu/tan_van-tan_thu_va_anh_huong_cua_no.html

 

 

 

 

 

Bình luận về bài viết này