Văn minh phương Tây: Đế chế La Mã

ForumRomanum.jpg

GS. Eugen Weber

Lê Quỳnh Ba biên tập

Một thành nhỏ ở Ý trỗi lên trở thành một trong những đế chế vĩ đại nhất và lực lượng có ảnh hưởng nhất của Văn minh Phương Tây

Thông qua Quân đội và Chiến tranh, người La Mã đã xây dựng nên một đế chế để lại ảnh hưởng sâu sắc lên văn minh phương Tây. Các quân đoàn La Mã đã hành quân, chinh phạt khắp các lãnh thổ xung quanh Địa Trung Hải mang vinh quang và của cải về cho La Mã.

Làm thế nào để 1 nền văn hóa có tính kỷ luật cao và đầu óc thực dụng lại trở thành 1 biểu tượng cho sự xa hoa lãng phí, khoe khoang và phô trương bề thế?

I . Bình minh La Mã: (Đế chế thứ 3 sau Ba Tư 529 BC, Macedon 332 BC)

Biên niên:

– 753 BC – 509 BC: thành lập thành phố.

– 509 BC: Cộng hòa La Mã sớm, sau 200 năm, bá chủ đảo Ý.

– 509 đánh Etrusca

– 387 BC: bị người Gaul (mạnh nhất châu Âu lúc này) tấn công. đánh bại quân đội và thiêu hủy La Mã

– 350 BC, Rome hồi phục, làm chủ 1 số thành phố khác.

– 338 BC: thống nhất khối Latin.

– 298 – 290 : bắt đầu và kết thúc chiến tranh Samnites lần 3. (Năm 298 BC, La Mã bắt đầu cuộc chiến chống lại sự nổi loạn của những người Samnites sống trên dãy núi Apennine, có thêm sự tham gia của những người Etruscan, người Gaul sót lại và một vài thành phố Italia khác)

– 280 BC: La Mã giành quyền kiểm soát toàn bộ trung tâm Italia. 

– 272 BC: kết thúc Pyrrhic war, thống nhất đảo Ý, (khuất phục hết các thành bang Hy Lạp trên đảo Ý ), vươn ra Địa Trung Hải.

– Đế chế: 2 BC

rome empire.jpg

Người La Mã dần dần đánh bại những dân tộc khác trên bán đảo Ý, chủ yếu liên quan đến những bộ tộc Ý khác (thuộc dòng Ấn-Âu) như người Samnite và Sabine, nhưng cũng có cả người Etrusca. Mối đe doạ cuối cùng cho đế chế La Mã đến khi Tarentum, một thuộc địa lớn của Hy Lạp, nhận được sự giúp đỡ của vua xứ Ipiros là Pyrros vào năm 282 TCN.

Trong nửa sau của thế kỉ thứ 3 TCN, Roma xung đột với Carthage trong 2 cuộc Chiến tranh Punic, xâm chiếm Sicilia và Iberia. Sau khi đánh bại Vương quốc Macedonia và Đế chế Seleucid vào thế kỉ thứ 2 BC, người La Mã trở thành những người chủ không thể chối cãi của vùng Địa Trung Hải.

Một thành nhỏ ở Ý trỗi lên trở thành một trong những đế chế vĩ đại nhất và lực lượng có ảnh hưởng nhất của Văn minh Phương Tây

Thông qua Quân đội và Chiến tranh, người La Mã đã xây dựng nên một đế chế để lại ảnh hưởng sâu sắc lên văn minh phương Tây

Các quân đoàn La Mã đã hành quân, chinh phạt khắp các lãnh thổ xung quanh Địa Trung Hải mang vinh quang và của cải về cho La Mã. Làm thế nào để 1 nền văn hóa có tính kỷ luật cao và đầu óc thực dụng lại trở thành 1 biểu tượng cho sự xa hoa lãng phí, khoe khoang và phô trương bề thế?

  1. Sức mạnh kinh tế và văn hóa của Cộng hòa La Mã sớm. (TK 6 BC –

Vào đầu TK 5 TCN, khi Hy Lạp đang bận rộn với việc lật đổ Ba Tư, thì 1 thành phố tự trị nhỏ bé, kém văn minh nằm ở phía Tây Hy Lạp đang phải đấu tranh để sinh tồn. Nằm trên 1 bán đảo bị các bộ tộc Gaul thống trị ở phía Bắc, những chiến binh Etruscan (1200 BC – 550 BC) chiếm đóng khu vực trung tâm, phía Nam thuộc Hy Lạp. Chỉ trong vòng 200 năm (509 – 396 BC(?) 270 BC), Rome, TP không tên tuổi này đã thành bá chủ đảo Ý, và trên đà thôn tính cả thế giới Địa Trung Hải.

Rome là biểu tượng thành công quyền lực rực rỡ, tồn tại đến 2000 năm sau, chưa có thành công nào qua mặt. Alexander to lớn, nhưng tan rã nhanh chóng:

Rome đã thành công rực rỡ đến mức những huyền thoại về Rome còn tồn tại sau 2000 năm lịch sử.

Vào năm 800 AD, Charlemagne được phong làm “Hoàng đế La mã”, nhiều TK sau khi đế chế La Mã hoàn toàn sụp đổ. Vào 1784, Napoleon cũng được tôn lên ngôi vị đó, tự gọi là dòng dõi “Vua La Mã”. Ngay cả Nga hoàng như Peter, cũng tuyên bố đang cai trị “thành Rome thứ 2” (Moscow). Vào TK 20, chính ở Rome, nhà độc tài Mussolini gọi hệ thống chính trị của mình là “phát xít” theo biểu tượng quyền lực của các quan tòa La Mã cổ đại.

Xuất phát của Rome: Huyền thoại phi thường này bắt đầu từ 1 cách rất bình thường. La Mã là 1 trung tâm của văn minh cổ đại, có nhiều thuận lợi về địa lý, cánh đồng màu mỡ, phì nhiêu, có thể nuôi 1 lượng lớn dân cư, với ngũ cốc, hoa màu, và rau quả. Nằm ngã ba sông 2 bên bờ sông Tiber, cách biển 15 dặm. Lúc đầu là 1 vùng nước nông, sau mọc lên cây cầu, 1 phần của tuyến giao thông huyết mạch Bắc – Nam; kéo theo phát triển hoạt động giao thương. Cây cầu quan trọng đến mức, được coi là vật linh thiêng. Và người bảo trì cầu, cũng được tôn thờ. Ông được gọi là Thepontifex – tước vị Giáo hoàng La Mã, Pontiff – Giáo chủ.

 Như vậy, La Mã khởi đầu là 1 thị trấn buôn bán nhỏ và 1 cộng đồng nông nghiệp. Cửa hàng rau quả, chủ quyết đoán, thực dụng và bảo thủ. Tính cách Rome nghiêm khắc, kỷ luật: Những phẩm chất người La Mã tôn sùng đều liên quan đến tính kỷ luật và sự tự giác, họ tin vào “pietas” – sự tôn trọng chính quyền và truyền thống. Họ tin vào “Fides” – thực hiện đúng bổn phận của mình. Vào “Religio” – những niềm tin chung gắn kết mọi người với nhau. Trên hết là In “Gravitas”, điềm đạm, đúng mực làm nên 1 người đàn ông đich thực. “Virtus” – nam tính.

Xã hội Rome cổ đại hà khắc, gia trưởng. Nhà sử học Dyonysius ở Halicarnassus ở trung đông Hy Lạp: Luật pháp Rome cho đàn ông tất cả quyền hành đối với con trai, thậm chí suốt cuộc đời. Cả khi cầm tù, trừng phạt, xiềng xích và bắt con trai làm việc trên cánh đồng, hay bắt con chết ngay khi con đã có địa vị xã hội hay là 1 trong những quan tòa có quyền lực cao nhất hay được ca tụng vì những cống hiến cho cộng đồng.

Còn đối với phụ nữ họ không mấy bận tâm. 1 lá thư TK 1 TCN: “mong là cô may mắn biết sinh con, nếu nó là con trai hãy để nó sống, nếu là con gái, hãy bỏ đi”.

Có 1 điều đáng chú ý, người La Mã cổ đại không thích mấy bông đùa, họ ghét sự lộn xộn, sự xa hoa, có nghĩa dư thừa quá mức. Truyền thuyết về sự hình thành La Mã là 1 ví dụ điển hình. Có 2 anh em sinh đôi là Romulus và Remus, được 1 con sói cái nuôi dưỡng. Remus không chịu tuân theo những nguyên tắc ứng xử nghiêm khắc của Romulus. Lúc đó lãnh địa thiêng liêng của Rome đang được đánh dấu, Remus cố tình vượt qua biên giới và Romulus đã giết em trai mình.

Bài học từ câu chuyện này là: những điều quan trọng không thể xem thường. Đức hạnh chân chính là đặt cá nhân dưới cộng đồng, đặt bản thân dưới đất nước. Nền tảng hà khắc “Gravitas” hay “đạo đức chân chính”. Chế độ cộng hòa của La Mã được thành lập TK 6 TCN (509 BC), người La Mã là 1 dân tộc thủ cựu, vì thế họ muốn có những nhà lãnh đạo cứng rắn, nhưng đừng quá cứng rắn. Cho nên, những kẻ thuộc tầng lớp quý tộc giàu có, các quý tộc La Mã, luôn giữ thế độc tôn trong các cơ quan chính quyền, sẽ bầu 2 đại diện từ họ ra làm quan Chấp chính Tối cao nắm quyền hành pháp, song mỗi nhiệm kỳ chỉ kéo dài 1 năm. Các quan Chấp chính có quyền hành rất lớn. Tuy nhiên họ bị hạn chế bởi luật lệ, tập tục và bởi Viện Nguyên lão, cơ quan lập pháp chính của nhà nước. Khi các quan Chấp chính rời cương vị, sẽ làm quan trong Viện Nguyên lão suốt quãng đời còn lại. Các quan Chấp chính này chỉ là những tên hề hoàn toàn phớt lờ hoặc chống lại nguyện vọng của Viện Nguyên lão.

Quân đội Rome cũng thể hiện những nguyên tắc, tiêu chuẩn của xã hội nghiêm khắc này. Mọi chiến binh tự trang bị quân trang cho mình, có nghĩa anh ta phải có trang trại, hoặc 1 loại tài sản nào khác, mua khiên, mũ và áo giáp, kiếm thương và túi đựng hành lý. Cho nên những người nghèo không có ruộng đất không thể trở thành chiến binh. Họ là “Proletariat”, tầng lớp thấp, vô sản. Bởi vì họ chỉ đóng góp cho quốc gia con cái họ, cũng vô sản. Những người này không đóng thuế, và tiếng nói không trọng lựơng. Những người bình dân chiếm số đông trong xã hội được gọi là “Plebeians”. Họ có thể là nông dân, thợ thủ công, người phục vụ cho tầng lớp quý tộc. Trong suốt 2 thế kỷ, những người khá giả nhất trong số họ đã đấu tranh đòi quyền lợi chính trị và xã hội. Đã có thành công lẫn thất bại. Tuy nhiên, chính việc phục vụ trong quân đội mới mang lại ưu thế quyền lực lớn nhất. Lợi ích đầu tiên khi tham gia quân đội là chiến lợi phẩm. Vào sau cuộc chiến tranh TK 4 TCN, chiến lợi phẩm rất nhiều, cuộc chiến với người Samnites (295 BC – ?), dân vùng núi đông nam Rome. (338 BC: thống nhất khối Latin). Tổ chức quân đội: Vào đầu cuộc chiến, quân đội La Mã chiến đấu dạng hình nêm. Sau đó theo hình khối chặt. Sau đó chuyển thành nhóm nhỏ độc lập 120 người, gọi Trung đội. 3 trung đội thành đại đội gồm 360 chiến binh. 10 đại đội thành 1 Quân đoàn, 3600 chiến binh. Những đơn vị nhỏ có thể triển khai theo thế bàn cờ, nên linh hoạt. Tuy nhiên, đòi hỏi khả năng cao hơn, chỉ trở nên tinh nhuệ nhờ chế độ tập luyện nghiêm khắc và kỷ luật. Bộ binh Rome huấn luyện tốt hơn. Các quân đoàn chứng tỏ sự vượt trội về kỷ luật và quyết đoán, hơn hẳn quân đội vô dụng của các nước lân bang tới mức vào giữa TK 3 TCN (509 – 272 BC), TP nằm trên bờ sông Tiber hầu như thống trị toàn bộ bán đảo.

Ưu điểm của La mã – Viện nguyên lão – dân chủ – tập trung trí tuệ

– Quân đội tổ chức rất kỷ luật, chặt chẽ

– đối xử với kẻ bại trận bớt dã man, dàn xếp cực kì rộng rãi, tiến bộ

– “Chia để trị” chính cách rất thành công, khôn ngoan

– Mở rộng cư trú dân Rome ra bán đảo Ý

  1. Sự thay đổi về Chính sách của Rome để giữ gìn những quốc gia đã chinh phục

steamworkshop_webupload_previewfile_297407184_preview.jpg

Chiến lược: Sau đó, người Rome còn tận dụng thế mạnh về quân đội để củng cố lợi thế chính trị. Thay vì tàn sát hay nô lệ hóa kẻ bại trận như những kẻ thắng trận thường làm, người Rome biến họ thành đồng minh. Họ đưa người Rome đến định cư vài vùng chiếm đóng. Đối xử với người Rome và bản xứ khác nhau. Phương châm của Viện nguyên lão là “Chia để trị”. Nhưng nhìn chung các bang thuộc địa của Ý cổ được hoạt động theo chính sách xã hội riêng của họ. Rome chỉ đòi hỏi điều hành các chính sách ngoại giao và sự chi viện quân đội khi có chiến tranh. Vào thời đó, thì đây là sự dàn xếp cực kì rộng rãi. Và cuối cùng điều này đã kéo theo sự di cư mở rộng lãnh thổ của dân Rome ra suốt phần còn lại của lãnh thổ Ý cổ. Do vậy Rome đã liên kết với các thành bang lân cận, theo cách mà không thành bang Hy Lạp nào từng làm được.

Tình đoàn kết sau này được thắt chặt bằng việc xây dựng những con đường loại 1, mang lại những liên kết “bê tông”, ở nơi mà liên kết bằng tư tưởng chưa đủ. Những thí dụ về kỹ năng xây dựng của người Rome, có thể thấy khắp nơi ở Ý ngày nay: 1 cống thoát nước cổ xưa, di tích 1 hệ thống dẫn nước của người La Mã cổ đại. Chúng cho ta biết kỹ thuật có thể đem lại lợi ích chính trị, cũng như giá trị thực tiễn lâu dài. Vào khoảng 270 BC (thống nhất bán đảo Ý), kẻ địch cuối cùng trên bán đảo, là các thành bang Hy Lạp ở phía Nam đã cúi đầu khuất phục.

Vươn ra Địa Trung Hải:

5c37a7f6c418ef40872bda1440e4e96c.jpg

Khi Rome thống trị vùng này, họ phải đối mặt với thử thách mới ở Địa Trung Hải rộng lớn hơn và xung đột với người Carthage, đối thủ chính của Hy Lạp về kinh tế lẫn chính trị. Vào khoảng TK 3 BC, xứ Carthage là thành phố sầm uất, khi bắt đầu xung đột với La Mã, cuộc chiến bắt đầu 500 trước đó, khi 1 thuộc địa Phoenix ở Bắc Phi, trở thành lực lượng hải quân mạnh nhất, ở phía Tây Địa Trung Hải. Còn ở Rome, Hội đồng Nhà nước, phải chịu ngày càng nhiều áp lực để bảo vệ các thành phố phía Nam khỏi sự xâm lược của Carthage. Sau khi người Carthage vướng vào cuộc chiến tranh cục bộ ở Sicily. Điều này dẫn tới sự mất cân bằng quyền lực. Hội đồng Nhà nước ban đầu còn miễn cưỡng, nhưng sau theo nguyện vọng dân chúng, 264 BC, cuộc chiến Punic đầu tiên nổ ra. Punic ám chỉ Phoenix. Các cuộc chiến với xứ Carthage, giúp La Mã đạt 2 điều tối quan trọng:

– Một là có thể đánh bại 1 lực lượng Hải quân mạnh. Hải quân La Mã phải và đã trở nên mạnh nhất. Những người thợ đóng tàu La Mã, đã giúp tàu họ chế ngự những con sóng. Điều mà tất cả các đế chế khác ở Địa Trung Hải phải làm được. Từ Athen, 2 thế kỷ trước đó đến Thổ Nhĩ Kỳ sau đó 1700 năm. Tương tự như mọi thủy thủ Địa Trung Hải thời cổ đại, người La Mã dùng tàu ga lê, di chuyển bằng mái chèo. Thuyền ga lê do người Ai Cập sáng chế ra, vì họ có thể xuôi buồm theo dòng sông Nin, song cần chèo để ngược dòng trở về. (ở biển có thể dùng buồm mọi nơi).

 Khi cuộc chiến Punic kết thúc sau 24 năm, Rome đã biến Sicily thành 1 tỉnh trong đế chế và sắp chiếm thêm 2 tỉnh Sardinia và Corsica. Mục tiêu kế tiếp là Tây Ban Nha, thành trì của người Carthage.

* Điều này đưa chúng ta đến kết quả thứ 2 của cuộc chiến tranh Punic. Tất cả các vùng đất này đều thất bại dưới tay hải quân La Mã – đội quân vốn chỉ xây dựng để đánh thắng 1 cuộc chiến (Carthage) nhưng cuối cùng mang lại cả 1 đế chế.

Thật ra người La Mã chưa bao giờ có ý định chinh chiến quá xa khỏi vùng đất của họ. Tuy nhiên, hải quân họ cho phép họ làm điều đó. Sau khi đánh bại Carthage, quân La Mã lại tiếp tục đánh thắng Macedon, Hy Lạp – là dòng dõi Á châu của Alexander Đại đế, và cuối cùng chinh phục cả Hy Lạp. Song còn có những mục tiêu gần hơn, cuộc chiến tranh Punic lần 2 bắt đầu 218 BC, khi Hannibal, 1 tướng lĩnh của Carthage xua quân từ Tây Ban Nha sang xâm lược bán đảo Ý. Vì lúc này quân La mã đã ngự trị hoàn toàn vùng biển, Hannibal phải di chuyển theo đường bộ, xuyên qua 1000 dặm lãnh thổ của kẻ thù. Khi ông vượt qua cửa ải đầu tiên, Pyrene, vị tướng này có khoảng 40.000 quân và 37 con voi chiến châu Phi, với ý định sẽ dùng lực lượng này gieo rắc nổi khiếp sợ tại trung tâm thành La Mã. Khi vượt qua dãy Alp, gần ½ binh sĩ đã tử trận và hầu như không con voi nào sống sót. Nhưng Hannibal quả là 1 vị tướng tài ba, ông đã đánh cho quân La Mã tan tác. Ông khôn ngoan hơn, đánh trận giỏi hơn. Năm 216 BC, Hannibal đã đóng quân dưới chân thành Rome.

 Nếu các sách lược chính trị của Hannibal cũng thành công như chiến lược quân sự của ông, thì lịch sử văn minh Phương Tây có lẽ đã khác rất nhiều. Tuy nhiên, khi ông kêu gọi các thành phố khác trên bán đảo Ý, cùng chống lại Rome, thì không TP nào hưởng ứng. Những chính sách tự do của Rome đối với các thành bang trước đây đã mang lại hiệu quả. Trong khi Hannibal đang loay hoay tìm kiếm đồng minh, hải quân Rome đã cắt đường tiếp viện của ông. Và sau đó cho tiến quân vào Spain, kế đến là Bắc Phi, gần Carthage, Hannibal buột phải quay về bảo vệ đất nước mình và Rome đã thoát nguy.

 Khi Carthage điên rồ bước vào cuộc chiến, thì 1 lần nữa 2 thế hệ sau đó, quân đội Rome đã thịnh nộ xóa tên TP Carthage khỏi bản đồ. Theo đúng nghĩa đen là xé nhỏ Đế chế ra. Đế chế Punic không còn tồn tại nữa.

Rome đã có thay đổi sâu sắc trong mọi đường lối. Chẳng hạn như lực lượng bộ binh trước đây, chiêu mộ binh lính hàng năm, nay thay thế bằng bộ binh chuyên nghiệp, đăng ký nhập ngũ cho những cuộc viễn chinh lâu dài, được trả lương Nhà nước hoặc chiến lợi phẩm từ các tướng lĩnh. Chiến tranh giờ đây có sức hút, quân đội có thể tự trả lương, thậm chí mang lại nguồn lợi cho quốc gia. Chiến tranh ban đầu chỉ nhằm bảo vệ lãnh thổ Rome khỏi Carthage và các quốc gia thù địch khác rốt cuộc trở thành cuộc săn lùng đất đai và của cải hung bạo.

8b53868a075aa40e09cc18ee3a362cbf.jpg

  1. Những thành công và thất bại của tiểu bang Rome trong việc thích nghi với những điều kiện xã hội mới

Plutarch miêu tả: Lễ ăn mừng chiến thắng của người La Mã hay còn gọi là Lễ Khải hoàn kéo dài 3 ngày. Những tranh vẽ, ảnh khồng lồ, bức tượng được chở về Rome trên 250 chiến xa. Dân Rome mất suốt ngày đầu tiên để xem qua loa chúng. Vào ngày thứ 2, trên các xe ngựa lớn là những bộ áo giáp đẹp nhất, tinh xảo nhất của người Macedonia đúc bằng đồng và thép. Vào ngày thứ 3, đi đầu đoàn quân là các nhạc công thổi kèn trumpet. Song tiếng kèn khác với thường ngày khi họ thổi trong đám rước hay lúc trịnh trọng tiến qua cổng thành, mà giống như hiệu lệnh người Rome dùng để cổ súy ra trận. Theo sau là các chàng trai trẻ mặc áo choàng lễ với các đường viền trang trí đẹp mắt dẫn theo 120 con bò đực dùng hiến tế.

*Dĩ nhiên càng đánh thắng nhiều kẻ thù thì càng có nhiều việc cho quân đội và giới quý tộc và những kẻ ăn theo. Đám này sẽ tới các vùng thuộc địa để quản lý, thu thuế và bóc lột những tỉnh đó. Điều này đã trở thành cơ bản trong chính sách đối ngoại của La Mã. Một tinh thần hoàn toàn khác với chính sách liên bang khôn khéo mà họ áp dụng tại chính nước Ý.

* Kết quả khác: đa dạng văn hóa, xa xỉ, phô trương: Việc mở rộng đế chế còn mang lại các hiệu ứng khác: nó giúp Rome tiếp cận với những nền văn hóa nhiều màu sắc hơn. Nó mang đến những thị hiếu mới, phong cách mới và sự xa hoa vốn dĩ lạ lẫm với các thế hệ trước vốn sống thanh đạm, khiêm tốn. Chiến lợi phẩm cưỡng chiếm được từ khắp nơi tuôn về La Mã, các thanh niên trẻ biết cách tôn sùng những thứ có giá trị thẩm mỹ, sưu tầm và bàn tán về chúng. Trong khi những ngừơi lớn tuổi thì phàn nàn về những biểu hiện suy đồi – phô trương, xa xỉ quá trớn.

* Có rất nhiều người La Mã kiếm được nhiều tiền ở TK II và I BC. Và lẽ tự nhiên, họ muốn khoe khoang. Đây là thời điểm, các nhà giàu trang bị thêm phòng nôn (vomitorium), để nôn thức ăn rồi ăn tiếp.

Sự khoe khoang cũng trở thành 1 phần của chính trị. Vào năm 65 BC, hoàng đế Julius Ceasar đã trả tiền để 400 con sư tử và 320 cặp đấu sĩ đánh giết lẫn nhau trong 1 cuộc trình diễn chỉ để mua vui cho công chúng và giành ủng hộ về chính trị. Và dọc theo con đường Appian nổi tiếng, bạn có thể thấy 6.000 cây thập tự, treo xác những nô lệ khởi nghĩa.Đây là điều mà quan “Bảo dân” Sallust phải thốt ra khi bàn về đạo đức, phẩm hạnh thời bấy giờ: Một khi giàu có trở thành thước đo và phương tiện đơn giản để có đựơc tiếng tăm để có quyền chỉ huy quân đội, để nắm quyền lực chính trị thì đạo đức bắt đầu xuống cấp. Nghèo khổ bị coi là điều nhục nhã, thanh liêm bị coi là dấu hiệu bệnh hoạn. Sự giàu sang biến thế hệ trẻ thành nạn nhân của lối sống xa hoa, hám lợi, hãnh tiến. Họ vừa tiêu xài hoang phí, xem nhẹ giá trị tài sản của mình, song vẫn thèm khát tài sản của người khác. Danh dự và sự khiêm tốn, luật lệ của cả con người lẫn thần thánh đều bị bất chấp bởi những kẻ liều lĩnh và trác táng.

Thú vui phô bày trước công chúng cũng ảnh hưởng tới nghệ thuật: những bức tượng để vinh danh, các bức chân dung, những bức họa mô tả lịch sử, yết thị về chính trị có khắp mọi nơi. Cái đẹp giờ đây còn phải thực hiện nhiệm vụ trần tục nặng về tuyên truyền và quảng cáo. Sự chú trọng tới việc gây ấn tượng tới công chúng giải thích vì sao kiến trúc Rome lại đạt trình độ tuyệt mỹ như vậy. Quan điểm của đế chế La Mã được thể hiện rõ ràng, trong những tòa kiến trúc đồ sộ, nguy nga, lộng lẫy; những đền thờ, cung điện, các khải hoàn môn và các cột trụ phản ánh vẻ huy hoàng và tôn nghiêm hoặc đôi khi chỉ là những ảo tưởng về vẻ trang nghiêm lộng lẫy. Niềm hãnh diện lớn lao đã tạo nên những kích thước khổng lồ như Đại hý trường. Kích thước càng lớn, quyền lực Rome càng nhiều. Càng trang trí huy hoàng bao nhiêu càng thấy càng sung túc.

 Cho nên nếu anh là 1 kẻ nghèo khó ở Rome anh vẫn có cảm giác tận hưởng, thỏa mãn lây sự xa hoa khoe mẽ vô độ này. Và tự chúc mừng mình, như vậy đã đủ chưa? Một chốc lát thì đủ. Nhưng cuối cùng sức ép từ việc giành được và giữ vững một lãnh thổ bao la như vậy, sẽ khiến nền cộng hòa Rome sẽ phải trả giá, đặc biệt là những người nghèo hơn trong xã hội. (?)(Nội chiến, Quân đội giành quyền lực của VN Lão ) 

II.  Đế chế La Mã cổ đại: (Cuối TK 2 BC – TK 1)

IMG_340282.jpg

Sự đóng góp của các công nghệ trong lĩnh vực dân sự cho đế chế La Mã cũng quan trọng như vũ khí và quân đội.

Vào thế kỷ 1 trước Công nguyên, sau khi thành Đế chế quyền lực và kinh tế vùng Địa Trung Hải, Cộng hòa La Mã cổ bị lôi vào nội chiến. Những tướng quân đầy quyền lực và tư quân của họ đã chiến đấu để kiểm soát Chính Phủ. Cho đến khi 1 tướng quân chiến thắng trở thành chủ nhân tuyệt đối của Thế giới Địa Trung Hải.

  1. Cách thức mà những lực lượng xã hội đối phó quân đội Rome.

Cuối TK 2 BC, tai họa khủng khiếp cho trung nông tự do: Khi chúng ta rời Rome vào cuối TK 2 BC, đó là thắng lợi trong việc phát triển kinh tế và quyền lực. Nhưng nếu bạn là 1 thường dân Rome thì cũng có nhiều thứ phải lo lắng. Các cuộc chiến tranh bành trướng vào Hy Lạp và châu Á đã đem lại tai họa khủng khiếp cho trung nông tự do, giai cấp trụ cột của chính quyền Rome. Những người ra khỏi cuộc chiến, thấy nông trại của mình đã tiêu tan. Nhưng họ còn may mắn, vì có nhiều người ra đi không quay về.

 Những người còn sống gặp khó khăn khi thiết lập lại tài sản, ruộng đất của mình. Ngũ cốc rẻ đang đổ từ các tỉnh về. Nghịch lý thay, những tỉnh này, được chính những người lính – nông dân tới xâm lược. Có quá nhiều ngũ cốc nên bị rớt giá. Nhiều mảnh đất của những người nông dân thích hợp hơn cho những mục đích khác: chăn nuôi gia súc, trồng nho hay ôliu và nhiều thứ được trao đổi rẻ hơn trên diện rộng bởi dồi dào nô lệ, những người lao động vất vả đổi lấy sự tồn tại lay lắt. Gia đình những người nông dân không thể cạnh tranh được. Bọn nhà giàu có vốn mua những nông trại nhỏ. Nhà giàu càng giàu, nông dân càng nghèo đi, phải bán đất đi. Chuyển vào thành phố, trở thành dân vô gia cư, sống dựa vào trợ cấp của Nhà nước và bị các chính trị gia lôi kéo.

 Chính trị ở Đế chế La Mã, Viện Nguyên lão quyền lực: Cicero, một triết gia, một chính khách, được 1 người anh em khuyên “sự tâng bốc vô hạn”. Đây là sự sai lầm và lăng nhục trong đời sống bình thường, nhưng cần thiết khi đeo đuổi chính trị. Hãy để cho những cử tri nói và nghĩ rằng bạn hiểu biết về họ. Rằng bạn chào họ bằng tên, rằng bạn hào hiệp và hào phóng. Nếu có thể thì tố cáo những đối thủ của bạn có tai tiếng về gây tội ác, đồi bại hay hối lộ. Vì thế cuối TK 2 BC, xã hội bất ổn là vấn đề nghiêm trọng, quần chúng nghèo khổ bị giới giàu có đè nén, cố gắng tối đa để thoát ra. Bao gồm Viện Nguyên Lão bảo thủ cũng cùng cảnh ngộ của họ.

 Người nghèo ở Rome có vài quyền lựa chọn chính trị. Theo Hiến pháp, quyền lực nằm trong tay Viện Nguyên Lão và nhân dân. Nhưng trên thực tế, chính quyền hoàn toàn bị Viện Nguyên Lão chi phối. Với quyền lực và trách nhiệm lớn lao của nó, thật sự chỉ là 1 hội đồng thành phố được đưa lên để quản lý 1 nữa thế giới. Đơn giản nó chưa trang bị đủ để thực hiện nhiệm vụ này. Hầu hết các vị nguyên lão chỉ muốn thế giới bình yên, nhưng nó không đứng yên.

Khi các vị nguyên lão có thể giải quyết các vấn đề ngoại giao, đơn giản tung quân ra. Những vấn đề kinh tế và xã hội thì ngoài khả năng họ. Ý tưởng chia đất cho người nghèo bị chặn đứng: Vào năm 133 BC, Tiberius Gracchus, 1 quý tộc nổi tiếng, cháu trai của người đã đánh bại Hannibal đã tìm ra nguyên nhân của cái nghèo. Ông đề nghị giới hạn quyền sở hữu đất đai, chia cho dân nghèo. Nhưng ông đã bị ám sát bởi 1 nhóm các nghị sĩ bảo thủ và đồng bọn, ông bị phang bằng ghế cho đến chết. Em trai, Caius nối tiếp sự nghiệp, nhưng rồi cũng bị ám sát.

 Dường như Viện Nguyên Lão quyết tâm giữ nguyên mọi thứ đã chiến thắng. Nhưng trên thực tế bức tranh chính trị đã thay đổi, Bởi anh em nhà Gracchi và đồng minh của họ, lần đầu tiên trong lịch sử La Mã, Đảng Bình Dân đã được tổ chức để thách thức quyền lực của Viện Nguyên Lão. Nhưng đây không phải là tai họa cho nền dân chủ như 1 vài người mong đợi. Mà ngược lại, tình huống này cần đưa vào khuôn khổ với những người như Julius Ceasar, người biết cách dùng và khéo léo điều khiển lòng căm hờn của giai cấp, để đạt sự nghiệp riêng của mình. Ceasar là 1 trong những vị tướng thiên tài, đồng thời là chính trị gia, người kết hợp mật thiết chính trị với quân đội. Vào TK 1 BC, Marius, Sulla, Pompey và Ceasar lần lượt trở thành nhà lãnh đạo độc tài. Nhân danh người dân, hay nhân danh Viện Nguyên Lão và cái được gọi “Truyền thống” có vẻ không quan trọng lắm.

  1. Cách thức quân đội ảnh hưởng đến chính trị Rome

Quân đội đòi quyền lực: TK 1 BC là 1 thời kỳ đẫm máu, của những âm mưu và cuộc nổi loạn giữa những người nhiều quyền lực đến nỗi không thể dừng lại được. Nhưng chưa đủ quyền lực để ngăn người khác. Theo sau những bước chân của họ, lực lượng quân đội, sẽ hành binh vào Rome trong thời kỳ khủng hoảng, ép buột VNL đề cử cho họ quyền lực tối cao để mang lại trật tự và ổn định cho nền Cộng Hòa. Sau đó, họ tìm mọi cách loại bỏ đối thủ của mình, mở ra 1 thời kỳ ám sát chính trị, kéo dài trong vài thế kỷ.

Những vị tướng cũng trở nên rất giàu có. Plutarch mô tả về Lucius Licinius Lucullus, 1 vị tướng cực kỳ thành công, đã nghỉ hưu vào 63 BC: “dự luật chính trị và hành động quân sự, những tiệc rượu và chiêu đãi, những cuộc truy hoan, đua ngọn đuốc, khẩu ngữ chuyện tầm phào. Những tòa nhà, cổng và bồn tắm xa hoa. Tranh và tượng của ông ta. Thích đề cao danh phẩm. Một khi ăn tối 1 mình thì trở nên giận dữ. chỉ vì 1 bữa ăn bình thường, khi người phục vụ nói không cần thiết nấu những món đắt tiền vì không có vị khách nào cả. Nhà ngươi có biết rằng hôm nay Lucullus ăn tối với Lucullus không? Người đầy lòng ham muốn. Không những xa xỉ về đồ ăn mà còn về quyền lực nữa.

Đổi mới trong gia nhập quân đội: được tình nguyện gia nhập quân đội thay yêu cầu tài chính. Sức mạnh này phụ thuộc vào những quân đoàn của họ, như sức mạnh tạo nên bởi Marius. Vị tướng này, vào năm 107 BC, đã đưa ra sự đổi mới hoàn toàn định hình lại quân đội, và cuối cùng lật đổ sự cân bằng của sức mạnh trong nền Cộng Hòa, bằng cách hủy bỏ những yêu cầu tài chính để được tòng quân, và chấp nhận người tình nguyện từ toàn thể dân chúng. Những người nghèo vô sản đổ xô gia nhập quân đội, được huấn luyện, được Nhà nước trả lương. Trong khi các giai cấp khác không nhiệt tình tòng quân, vì có việc tốt để làm ở nhà. Lương quân đội thấp, nhưng 1 vị tướng tài ba, cung cấp cho lính những của cướp bóc hay 1 miếng đất, những phần thưởng này, có thể cải thiện đáng kể. Dưới sự kiểm soát của vị tướng, vì vậy các quân đoàn không còn trung thành với VNL nữa mà chỉ trung thành với tướng của họ.

Hãy xem vị tướng La Mã Pompey (106 – 48BC), 28 tuổi được giao quyền tụ binh, để bảo vệ VNL.

Ông đã dập tắt 1 cuộc nổi loạn lớn, nhưng trong quá trình đó, đội quân của ông trở thành tư quân. Binh sĩ của ông ta trực tiếp thề trung thành với ông ta, không phải với La Mã. Một vị tướng như vậy với đội quân đằng sau, có thể chiếm được hay đe dọa VNL, sẽ mang lại tiếng tăm và quyền hành. Chỉ còn bước ngắn, dùng thế lực của mình để quét sạch VNL, và hợp pháp hóa vị thế của ông ta. Điều đó xảy ra với Pompey và nhiều người khác. Cho đến khi nó rõ ràng với những người Rome biết suy nghĩ. Ngày tháng của nền Cộng hòa chẳng còn bao lâu nữa. Nó trở thành chính quyền không phải của luật pháp mà là của những người tàn nhẫn, đầy quyền lực.

  1. Sự khác nhau chính giữa cộng hòa Rome và những nền tảng mới thiết lập của Augustus

IMG_340279.jpg

Những vị tướng độc tài và quân đoàn của họ đã chứng tỏ là quá thành công rằng Rome đã kiểm soát 1 vùng lãnh thổ rộng mênh mông. Vào giữa TK 1 BC, sự lan rộng này mang lại những hiểm họa mới. Phía Đông sự phát triển của đế chế Parthia, đã chiếm lãnh thổ của Ba Tư. Phía Bắc, có 1 đám mây đen của dân tộc Đức thù địch. Phía Nam thì có nổi loạn Ả rập ở Nam Á. Và người Numidia ở châu Phi. Ngay bên trong Rome, nhiều tỉnh là ngọn núi lửa âm thầm. Các thống đốc được Rome bổ nhiệm được thay đổi mỗi năm, hiệu quả công việc phụ thuộc vào cá tính của họ. Nền Cộng hòa bị thay bằng nhà độc tài, Hoàng đế: Không có các ngành hành chính dân sự lâu dài để phát triển ổn định. Những tá điền đang trả thuế của họ. Tiền thu thuế từ các tỉnh là nguồn thu nhập chủ yếu của Rome. Việc thu thuế được đem đi thuê qua những công ty cổ phần của các nhà tư bản Rome. Những người chỉ trả cho Nhà nước 1 phần nhỏ trong khoản thu từ dân bản địa.

Một vài thứ phải thay đổi, nhưng là cái gì? Những cải cách cần thiết không thể đến từ VNL, bởi vì quá bảo thủ và không có hiệu lực. Những cải cách cũng không thể đến từ những người cấp tiến, vì hầu hết họ khát khao quyền lực cực kỳ nguy hiểm. Vì thế, nhiều người bắt đầu nghĩ rằng: nền Cộng hòa phải được thay thế. Có lẽ bởi 1 nhà thống trị duy nhất. Ai là người cai trị duy nhất trong điều kiện hỗn độn. Một số người thống trị hùng mạnh chống đối nhau. Mỗi người với tư quân của họ, tuyên bố mình là người đại diện cho dân La Mã, đều cố gắng kiểm soát người dân trong quyền lực của mình.

Cuối cùng nhà độc tài Julius Ceasar đại thắng. Ông giữ quyền hành vào năm 46 BC, ông được VNL cấp cho 1 số đặc quyền. Quyền ông thích nhất là quyền đội vòng nguyệt quế chiến thắng mọi lúc. Nhưng cũng có những thuận lợi quan trọng. Ông được bầu làm quan Chấp chính tối cao, và là nhà độc tài suốt đời đầu tiên. Tháng sinh của ông được gọi bằng tên của ông – July, được đặt là danh hiệu hoàng đế, đơn giản là vị tướng Toàn thắng, nhưng giờ ý nghĩa của nó quan trọng hơn: Hoàng đế, người trị vì Đế chế. Chỉ sau 2 năm của chế độ độc tài, ông đã bị ám sát ở VNL. Bởi những người không muốn thấy nền Cộng hòa chết dễ dàng như vậy. Dù VNL có nhiều cố gắng, nhưng Cộng hòa vẫn chết.

Thời đại Hoàng đế Augustus:

2286.jpg

Trước khi cháu trai của Julius Ceasar, Octavian chế ngự đội quân của chú mình và của riêng ông ta, có 1 thời kỳ khác của cuộc chiến đẫm máu và hỗn loạn. Vào năm 31 BC, ở trận Actium, ông đã đánh bại địch thủ nguy hiểm cuối cùng người đã liên kết, (Cleopatra và Marc Antony). Vì thế Octavian bây giờ là nhà lãnh đạo chuyên chế của đế chế. Ông thừa hửơng tất cả quyền hành của Ceasar và tăng thêm quyền hành hơn nữa. Trong vòng 4 năm hoạt động VNL đã ban cho ông ta 1 danh hiệu kết hợp giữa quân đội và tôn giáo, Hoàng đế Augustus. Mốc lịch sử của triều đại này là thời kỳ  dài nhất của hòa bình và ổn định ở thế giới Địa Trung Hải.

 2 trụ cột chính là: hệ thống hành chính đế quốc và lực lượng quân sự đều nằm trong tay ông. Về nguyên tắc ông thống trị VNL thì thành viên VNL đều là người của ông, và công chức Đế quốc, về nguyên tắc dưới sự kiểm soát phiếu bầu của VNL cũng do ông lựa chọn. Thực tế ông ta thống trị mọi thứ.

Công chức: Những công chức này chứng tỏ là không thể thay thế được. Đối với đế chế còn ngổn ngang, số lượng người quản trị ngày càng tăng. Phản ánh 1 mức độ mới của cơ hội và tính dễ biến đổi xã hội. Bởi vì những người này đang được tuyển mộ từ những tầng lớp chung, không chỉ con từ quý tộc, thậm chí cựu nô lệ hay người tự do. Cùng lúc Augustus đánh thức thị dân làm nhiệm vụ công dân, để họ trung thành với Nhà nước. Ông cố gắng hết sức phục hồi những giá trị văn hóa La Mã. Dùng những huyền thoại và lịch sử La Mã cũng nhiều như là lịch sử Mỹ cũng từng được sử dụng, khuyến khích người lớn tinh thần yêu nước và tính dám làm. Tướng Quân đội là công chức,(nên tập trung quyền lực về vua, quyền lực không còn tập trung về tướng quân): Tất cả điều này phụ thuộc vào quân đội chứ không phải là an ninh và ổn định nền tảng, chỉ quân đội có thể cung cấp. Dưới thời Augustus và đôi khi sau đó, mỗi vị tướng đều nghe theo lệnh trực tiếp của Hoàng đế, không nghe theo VNL hay nhân dân. Một vị tướng không còn là 1 nhà tuyển quân khôn lõi đánh liều với những khả năng riêng của mình. Mà vị tướng phải như người làm thuê cho đế quốc, có thể được di chuyển từ đội quân này đến đội quân khác giống như vị tướng ngày nay, ngoại trừ vị tướng phục vụ hầu cận cho hoàng đế.

Ảnh hưởng quân đội La Mã vùng biên giới rộng lớn phía Bắc: biên giới dài, kẻ thù ít đáng giá,  không cần mở rộng biên giới Lính phòng vệ, phần lớn quân chốt dọc theo biên giới, đóng quân thành những đơn vị nhỏ và củng cố doanh trại dọc theo hàng ngàn dặm đường biên đế chế. Trong lúc đó, sự thù địch cũ đang biến mất, hầu hết mọi người đang mệt mỏi vì đấu tranh. Chiến tranh thì tốn kém, mà rất ít kẻ thù đáng giá để thống trị. Xung quanh biên giới, những lân bang La Mã rất khó nhằn. Từ bây giờ trở đi, hiểm họa lớn nhất, sẽ là đám dân man rợ nghèo khổ và thiếu đói, đang cố gắng xâm nhập vào lãnh thổ. Vì thế quân đội phải phòng thủ, tăng tính chuyên môn trong việc củng cố đường biên. Ở sông Danube, không còn hào hứng trong việc mở rộng biên giới nữa, vì mở rộng chỉ tốn tiền, làm căng thẳng giới quan lại, mà không mang lại lợi ích rõ ràng. Có ít châu báu ở đất người man rợ, chỉ là những rắc rối. Nhưng đội quân đế chế không là bức tường nhỏ kéo quanh đế chế. Những doanh trại cố định vùng biên giới thành trung tâm để đô thị phát triển. Nhiều thành phố lớn của châu Âu được sinh ra từ những doanh trại quân đội. Từ Vienna, Budapest tới York, từ Lisbon, Bordeaux tới Cologne.

Hàng thế kỷ an ninh mà quân đội La Mã đảm bảo, con đừơng mà nó xây, các khu định cư nó tạo ra cho phép nền văn hóa Hy La cổ in đậm vào dân chúng. Thậm chí khi người man rợ xâm chiếm họ không thể loại trừ được. Nhiều thứ trong nền văn hóa chúng ta hiện nay là thừa hưởng rất nhiều từ những quân đoàn này.

Mỗi đơn vị quân đội đều mang theo đặc trưng cuộc sống La Mã: từ những ngôi đền, những tòa nhà công cộng, tới sân khấu, bể bơi. Trước đây, sự tác động của triết học và kiến thức học hỏi được từ người Hy Lạp. Bây giờ, ở Phương Tây dấu ấn La Mã ở khắp mọi nơi. Nền giáo dục bằng tiếng La tinh đã trở thành cổ xe quan trọng. Đối với sự biến đổi xã hội, đặc biệt đối với những công chức. Cũng là 1 cổ xe cho xã hội hóa để dạy những đức tính bảo thủ của tầng lớp thống trị La Mã.

Kiến trúc, nghệ thuật La Mã: Trong kiến trúc, người La Mã đã phát triển mái vòm và mái vòm có vảy lớn. Và khái niệm chung, gây ấn tượng sâu sắc với không gian bên trong thật mênh mông, mà không được thích thú ở Hy Lạp. Những tiến bộ kiến trúc gây chú ý. Đối với 1 thường dân, đóng góp chủ yếu của người La Mã là biến những thiết kế Hy Lạp trở nên to lớn và uy nghi hơn. Kiến trúc La Mã cũng tạo ra những tiến bộ vượt bậc trong nghành cơ khí.

Nghệ thuật điêu khắc phản ánh tính thực tế của người La Mã. Nó đã mang lại 1 chủ nghĩa hiện thực mới cho những kết cấu Hy Lạp, mà người La Mã sao chép qua hàng thế kỷ. Có thể thấy nó thật đặc biệt trong các tượng bán thân của các vị Hoàng đế, tìm thấy ở mỗi góc Đế chế.

Thời đại Augustus và thời kỳ hòa bình của ông đã giữ gìn truyền thống La Mã, hay truyền thống Hy Lạp – La Mã cổ. Không có ông, La Mã sẽ dần mất đi sự chinh phục, và thấy chúng rơi vào tay các bộ tộc man rợ, hay thoái hóa vào sự chuyên chế vụn vặt. Những người man rợ phía Đông và phía Bắc, sẽ xâm chiếm lãnh thổ của La Mã, như trước đây vài thế kỷ. Một xứ La Mã chắc chắn sẽ bị phá hủy bởi nội chiến, và những luật lệ lớn của Hellas, hẳn sẽ bị bóp nghẹt bởi Debris, chứ không được chuyển giao bởi những sinh viên La Mã chăm chỉ. Và khi tín lý Cơ Đốc xuất hiện, trong suốt TK 1 BC, nền văn minh La Mã cổ này xuất hiện với sự cải cách và sức mạnh ý chí của Augustus sẽ ảnh hưởng sâu sắc tới sự tổ chức và triết lý của Nhà thờ. Truyền thống đế chế sẽ “La Mã hóa” Cơ đốc giáo sẽ giúp nó tạo ra tổ chức quan liêu tập quyền sẽ hình thành sau đó mà dần dần trở thành Nhà thờ La Mã

Nguồn : 52 tập phim Văn Minh Phương Tây

Hiệp Hội Bảo tàng Nghệ thuật Đô Thị.

GS Eugen Weber, Giảng viên môn Lịch sử, U.C.L.A., Los Angeles

1 thoughts on “Văn minh phương Tây: Đế chế La Mã

  1. Pingback: Văn minh phương Tây: Ai cập cổ đại | Nghiên Cứu Lịch Sử

Bình luận về bài viết này