Tổ chức xã hội cổ truyền và bộ máy quản lí nhà nước tại tỉnh Sơn La dưới các chế độ cũ

 

LSQSVNT4-DaiVietthoiTran

Đại Việt thời Trần

Khổng Đức Thiêm.

I. TỔ CHỨC XÃ HỘI CỔ TRUYỀN

  1. Khu vực người Thái

Từ thế kỷ XI, người Thái sinh tụ ở Việt Nam trong một cộng đồng được sử sách cũ gọi là nước Ngưu Hống. Thực thể này đãđược Đại Việt Sử ký Toàn Thư (Bảnkỷ, Q.4a) ghi nhận: “Đinh Mùi/Long Chương Thiên Tự/năm thứ 2 [1067]. Mùa  xuân, tháng 2, các nước Ngưu Hống, Ai Lao dâng vàng bạc, trầm hương, sừng tê, ngà voi và các thứ sản vật địa phương”.

Ngưu Hống được phiên âm từ Ngu Hấu trong tiếng Thái, có nghĩa là Rắn Hổ Mang, một biểu trưng của lá cờ trận thời cổđại của người Thái Đen. Theo Quăm Tô Mương (Chuyện kể bản Mường), Ngu Hấu còn là tên hiệu của chúa Lò Lẹt ở Muờng Muổi hồi thế kỷ XIV, một người nổi tiếng về khéo xếp đặt công việc của châu mường, chăm chút công việc thờ cúng tổ tiên, đặt ra chữđể dạy cho dân. Có lẽ vì thế, tên hiệu của ông cũng là  biểu trưng cho cả khu vực Tây Bắc Việt Nam khi đó. Cầm Trọng, một nhà Thái học nổi tiếng trong công trình Những hiểu biết về Người Thái ở Việt đã có lý khi chỉ ra rằng: “Nói đến Mường Muổi, người hiểu biết thường suy tư tới các bậc tiên tổ như Ngu Hấu-Lò Lẹt, Ta Cầm, Ta Ngần đã có công dẫn dắt miền Tây Bắc phát triển đạt tới cực thịnh trong các thế kỷ XIII-XIV. Và chính thức đưa miền quê hương trở thành đất phên dậu án ngữ phía tây Tổ quốc được triều đình thời Trần-Lêđặt cho cái tên Thuận Châu với nghĩa châu mường thuận kỷ cương của đất nước”[1].

Ngưu Hống khi đóđược coi là cảMười sáu châu Thái (Xíp hốc châu Táy) mặc dù trong thực tế Ngưu Hống chỉ trông coi một châu mường lớn mà tiếng Thái gọi làmường luông. Châu mường lớn – mường luông trong xã hội người Thái được các mường bái hầu- mường vảy giao phó trọng trách thừa hành mệnh lệnh của nhà nước trung ương đối với toàn khu vực. Đứng đầu châu mường lớn, vì thếđược gọi làcụ chủ-pú chảu hoặc cụ trời-pú phạ, hàng năm được các mường bái hầu cống lễ. Cụ chủ-cụ trời được triều đình coi là viên đại tri châu. Sự thăng trầm, trồi sụt về quyền lực đối với địa phương, uy tín đối với nhà nước trung ương của các cụ chủ-cụtrời tạo ra những đổi thay về vị trí châu mường lớn-mường luông, theo Cầm Trọng, diễn tiến như sau:

– Thế kỷ X-XI. Hai cha con Tạo Xuông-Tạo Lò xây dựng mường luông Mường Lò.

– Thế kỷ XI-XII. Lạng Chượng chuyển vị trímường luông lên Mường Thanh (Then).

– Thế kỷ XIII-XIV, Mường luông Mường Muổi phát triển vàđạt tới cực thịnh dưới thời Lò Lẹt (Ngu Hấu), Ta Cầm vàđặc biệt là Ta Ngần.

– Thế kỷ XV-XVII. Vị trímường luông chuyểnvề Mường Xang.

– Thế kỷ XVIII. Mường La (Sơn La) giữ vị trímường luông.

– Thế kỷ XIX, nhà Nguyễn bãi bỏ chếđộmường luông; đặt các châu mường trực thuộc tỉnh Hưng Hoá. Mất 6 châu mường vì nhập vào bản đồ Trung Quốc theo hiệp ước Thiên Tân 1884. Đổi tên Mười sáu châu Thái thành Thập châu (mười châu).

– Cuối thế kỷ XIX, đầu XX, chính quyền thực dân xâm lược Pháp mặc dù còn trứng nước, nhưng đã dần chia các châu mường Thái thành các đơn vị tỉnh: Lai Châu, Sơn La, Lào Cai, Yên Bái. Người Pháp vẫn coi Mường Mụa (Mai Sơn) như một mường luông và duy trì tên truyền thống gọi là Mười hai châu Thái (Xíp xong châu Tay). Mười hai châu Thái thực chất chỉ tồn tại như một danh xưng, không phảiđơn vị tổ chức mường như khu vực Mười sáu châu Thái trước đây. Và xét cho cùng danh xưng này cũng chỉ tồn tại thời cụ Cầm Văn Oai làm người đứng đầu châu Mường Mụa. Năm 1934, sau khi cụ mất danh xưng ấy cũng chẳng còn nữa1.

Thế kỷ XIV là thời kỳ phát triển toàn thịnh nhất của khu vực Tây Bắc Việt Nam với sự hiện diện của Mười sáu châu mường như sau:

Các châu mường hiện tại nằm hoàn toàn trong lãnh địa hoặc một phần lãnh địa của tỉnh Sơn La:

  – Mường Vạt, nay là huyện Yên Châu

  – Mường Mụa, nay là huyện Mai Sơn, một phần các huyện Sông Mã và Sốp Cộp.

  – Mường Muổi, nay là huyện Thuận Châu, một phần của huyện Sông Mã và Sốp Cộp. Huyện Tuần Giáo (Điện Biên), xưa gọi là Mường Quài, theo truyền thống cũng thuộc Mường Muổi.

  – Mường La, nay là thành phố Sơn La và huyện Mường La.

  – Mường Tấc, nay là hai huyện Phù Yên và Bắc Yên. Ngoài ra còn bao gồm cả khu vực Thu Cúc, Lai Đồng, Xuân Đài (Phú Thọ).

  – Mường Xang, nay là huyện Mộc Châu. Ngoài ra còn Đà Bắc, Mai Châu (Hoà Bình).

  – Mường Thanh, chủ yếu thuộc tỉnh Điện Biên (thành phốĐiện Biên, hai huyện Điện Biên vàĐiện Biên Đông). Một phần châu mường thuộc vào Sông Mã và Sốp Cộp.

  – Mường Chiến, ngoại trừ huyện Quỳnh Nhai thuộc Sơn La còn lại các huyện thuộc về Lai Châu, Lào Cai.

Như vậy có tới một nửa trong tổng sốMười sáu châu Thái đóng góp hoàn toàn hoặc một phần lãnh địa để cấu thành tỉnh Sơn La ngày nay,ngoại trừ 6 châu mường đã bị sáp nhập vào tỉnh Vân Nam (Trung Quốc)[2], chỉ còn 2 châu mường nằm ngoài Sơn La:

Mường Lò, nay gồm thị xã Nghĩa Lộ và các huyện Văn Chấn, Trạm  Tấu, Mù Cang Chải (Yên Bái), Than Uyên (Lai Châu), Văn Bàn (Lào Cai).

Mường Lay, nay gồm thị xã Lai Châu và các huyện Mường Lay, Mường Tè, Mường Nhé, Sình Hồ, Tủa Chùa (Lai Châu).

Đơn vị tụ cư nhỏ nhất của người Thái làbản (riêng người Thái Đen còn cóđơn vị tụ cư trung gian làxổng) rồi đến mường phìa. Bản ởđây được hiểu là tương đương với thôn xóm, mường phìa tương đương với xã hoặc tổng ở khu vực người Kinh. Nhiều mường phìa hợp thành một chu, một nha– tức châu mường, tương đương cấp huyện.

Một khi châu mường trở thành trung tâm của Mười sáu châu Thái thìđược gọi làmường lớn-mường luông.

Bộ máy quản lý xã hội của người Tháiở châu mường ra đời khá sớm. Ngay từ thế kỷ XI, tại Mường Lòđã có sự phân định: họ Lường làm mo, họ Lò làm tạo. Mỗi châu mường Thái là một lãnh địa thuộc một dòng quý tộc Thái cai quản, hoặc nói như Cầm Trọng, châu mường làđơn vị tổ chức chính trị, kinh tế và văn hoá lớn nhất bao trùm toàn bộ mường trong tổng thể xã hội bản mường của người Thái ở Tây Bắc trong thời gian trước năm 1954. Mỗi một châu mường do một dòng quý tộc cai quản, theo lệ thế tập hoặc anh em trưởng thứ thay nhau giữ ngôi vị người đứng đầu. Các dòng quý tộc có họ gốc là Lò Cầm (Cầm có nghĩa là Kim) sau đổi thành: Cầm, Bạc Cầm, Điêu (Đèo, Dao hay Tao) Hoàng hoặc Hà hay Vi Cầm sau đổi là Sa Văn[3].

Ngoài cụ chủ-pú chẩu hoặc cụ trời-púphạ trông coi mường lớn- mường luông,đứng đầu các châu mường khác làchủ mường-chẩu mường. Cũng có tài liệu gọi làán nhá hoặc phìa, cả hai đều có nghĩa là thủ lĩnh, người đứng đầu. Chủ mường có nhiệm vụ thu đủ thuế và lương, là người đi đầu trong việc phá hoang, lập bản và phải là người giỏi văn, mạnh võ.

Trước hết, để trở thành chủ mường, người đó phải thuộc dòng quý tộc, đã nhiều đời thế tập, được tập đoàn quý tộc đó coi là người đứng đầu họ tạo. Vì thế, chủ mường trở thành người đại diện cao nhất của dòng quý tộc trong châu mường, qua đó mà bảo tồn đặc quyền, đặc lợi theo luật tục của châu mường và ngược lại châu mường thông qua Hội đồng bô lão toàn mường (thấu ké háng mướng) thực thi quyền tiến cử, bãi miễn, bắt phạt, xử tội và giám sát đối với chủ mường.

Việc tiến cử các chủ mường thường chỉđược diễn ra khi chủ mường đương nhiệm già yếu. Người được tiến cử rơi vào người con trai cả của chủ mường. Các cụ chủ-cụ trời của mường lớn chỉ dừng lại trong trách nhiệm tư vấn, nhận lễ tạơn, dẫn đầu đoàn đi nhận ấn tín, sắc phong của nhà nước trung ương.

Chủ mường còn có nhiệm vụ chọn trong giới quý tộc người làm phìaở các mường phìa để Hội đồng bô lão toàn mường xét duyệt. Giúp việc chủ mường cóđội ngũphìa lý, phìa phó, phìa thổ, phìa thông.

Hội đồng bô lão toàn mường là một tập hợp các chức dịch cơ sở sau đây:

– Các chức vịông, quan(Thái Đen), quảng (Thái Trắng), quan bản (xuất thân bình dân), tạo bản (xuất thân quý tộc).

Ở những mường phìa lớn của người Thái Đen còn cótạo lộng, tạo ken; của người Thái Trắng cótạophủ nhấu, người Thái ở Mộc Châu cótần tổng.

Đội ngũ chức dịch này khá phức tạp, sự xếp sắp, tên gọi, số lượng mỗi nơi mỗi khác nhưng tựu chung các chức dịch cơ sở này đều có nhiệm vụ về các công  việc trị an, thực thi và giám sát thực thi luật tục, tạp dịch.

– Các chức dịch quan cuông, quan ná, xự linh, xam linh, chá hướn luông, chá hướn nọi, căm tang, lam pọng… chuyên trách các việc phục dịch cho chủ mường, phìa về các vấn đề lao dịch trên đồng ruộng, gìn giữ và bảo vệ sự tôn linh của bản mường.

-Đội ngũ các mo, chang chăm lo củng cố và giữ vững thần quyền. Đây là một tập hợp những người hiểu biết một cách tinh tường các tập tục thờ cúng ở bản mường, ghi chép lịch sử của các dòng qúy tộc, thông thuộc nhiều áng văn thơ cổ, nắm bắt được nhiều thâm cung bí sử. Trong xã hội người Thái, họ Lường được quyền thế tập giữ chức mo mường.

Như vậy, từ cuối thế kỷ XIX trở về trước, hệ thống tổ chức hành chính cổ truyền trong xã hội người Thái,đã tồn tại song song với hệ thống tổ chức của chính quyền trung ương. Đặc điểm nổi bật nhất của tổ chức hành chính cổ truyền đó là, ở bất kỳđịa phương châu mường nào, chức vị chủ mường đều thuộc về một dòng họ quý tộc nhất định, cha truyền con nối. Các cuốn sử biên niên chép tay của người Thái ghi lại kháđậm nét dòng họ Lò Cầm (Lò Vàng) theo Tạo Ngần, Tạo Xuông và Lạng Chượng khai phá và chinh phục các cư dân và những thành phần dân tộc khác nhau,ở khắp khu vực Tây Bắc Việt Nam. Đây là hiện tượng phổ biến, có nguồn gốc từ xã hội bộ lạc cổđại. Qua tiến trình lịch sử và sự sàng lọc của thời gian,đãđể lại trong xã hội người Thái nhiều loại chủ mường khác nhau, quyền hạn to nhỏ tuỳ theo địa vực phụ trách, đại để như sau:

– Nắm giữ một vùng rộng lớn nhưMười sáu châu Thái, Mười châu Thái, những cụ chủ-cụ trời còn được gọi làchâu phen đin, điều này chỉ diễn ra trong lịch sử của người Thái Đen vào các thời kỳ Lạng Chượng, Ta Ngần và Bun Phanh. Riêng ở Mộc Châu, vào thời Lê họ Xa cũng được tôn vinh như vậy.

– Các chủ mường còn lại, về danh nghĩa phải chịu thần phục châu phen đin. Lớp chức dịch giúp việc chủ mường, hầu nhưđều có nguồn gốc xuất thân từ lớp quý tộc, cũng cha truyền con nối, hợp với dòng họ chủ mường thành tầng lớp thống trị.

– Đông đảo hơn cả làđội ngũphìa, tạo cai quản các mường nhỏ hoặc một bản.

Chủ mường, dòng họ chủ mường có nhiều quyền lợi về kinh tế. Họđược hưởng chiếm những khu rừng có nhiều sản vật và cầm thú, những khúc sông nhiều cá, những hang don, những tổ ong lớn, những bộ phận quý hiếm  của thú săn, một số ruộng không phải đóng thuế, lấy cuông làm người nhà, lấy pụa làm người lệ thuộc.

Lương của chủ mường và các chức dịch chính là số ruộng và số lao động được hưởng thông qua chếđộcuông, pụa. Quan hệ xã hội kể trên dẫn tới sự phân hoá  nội tại trong xã hội người Thái với nhiều đẳng cấp khác nhau:

Đẳng cấp quý tộc bao gồm các chủ mường, dòng họ quý tộc, các loại chức dịch thượng đẳng. Đẳng cấp này nắm quyền cai trị.

Đẳng cấp bình dân gồm những nông dân tự do, những người trở thành cuông, pụa, nhốc, côn hươn (gia nô) và những gia đình chức dịch hạđẳng.

Rõ ràng châu mường ở khu vực người Thái, có nhiều nét dị biệt với đơn vị hành chính phủ, huyện của người Kinh. Trước hết, ngoài ranh giới rõ ràng, mỗi châu mường phải có một lịch sử tạo thành được ghi chép trong các bộ biên niên sử hoặc tộc phả của dòng họ quý tộc. Trung tâm của châu mường phải trở thành chiềng với hàm ý là nơi đặt bộ máy cai quản, đầu não về kinh tế, chính trị, văn hoá của toàn khu vực.

Nhiều khảo sát cho thấy, trong các châu mường của người Thái, chiềng bao giờ cũng nằm ở vị thế trung tâm, đất đai màu mỡ nhất, gần sông suối, do đó chỉ có gia đình các phìa, tạo được cư trú. Ngày nay, một sốđịa danh mang tên chiềngở Sơn Lađã thoát li ý nghĩa ban đầu của nó[4].

  1. Khu vực người Mường, người Mông, người Khơ Mú

Người Mường tụ cư trong các chòm, xóm rồi hợp nhau lại thành mường, do các langđứng đầu, chi phối. Lang là chếđộ thế tập, cha truyền con nối nhưng lại phân biệt: chỉ có con trưởng của chi trưởng mới được làm lang cun (đại thủ quan)đứng đầu mường, được cai quản xóm chiềng là xóm lớn nhất, ruộng đất nhiều; con thứ ngành trưởng hoặc con trưởng ngành thứ thì cai quản các xóm nhỏ, gọi làlang đạo. Cách thức phân chia quyền lực, phạm vi cai quản trên của người Mường tạo ra chếđộnhà lang kháđặc trưng.

Những người được đứng trong hàng ngũ nhà lang được các ậuthổ lang giúp việc. Nhà lang tự mình chọn ra hoặc phế truất các ậu trong những người không thuộc dòng họ của mình. Người trở thành ậu phải làm cỗ khao chòm xóm, bảo vệ trị an, quản lý ruộng đất cũng như tài sản của toàn mường và của nhà lang, đôn đốc phu phen, thu tô hoặc đồ biếu xén cho nhà lang.

Lang cun có nhiều đặc quyền, đặc lợi.

Về ruộng đất, họđộc quyền chiếm hữu phần lớn các khoảnh ruộng lang trong mường, lại tìm mọi cách mở rộng thêm thông qua việc phạt vạ, thu lụt (tịch thu ruộng đất của những người không có con trai kế nghiệp), cho vay nặng lãi. Ruộng lang của lang cun bao giờ cũng vào loại thượng đẳng điền, tiện nguồn nước, gần thôn xóm, khi mùa đến được dân toàn mường chia nhau đến làm xâu (làm kiểu tập đoàn), làm nõ (làm kiểu đơn lẻ). Ai không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ sẽ bị phạt lợn, rượu.

Về bổng lộc, nếu họ có việc cưới xin, các ậu phải xuất tiền nộp lễ cưới; lang đạo lo việc nuôi tiếp tân khách và chia bổ phần tốn phí. Nếu họ có việc làm nhà thì dân toàn mường phải tân xuất để vào rừng đốn vật liệu (gỗ, tre, nứa, cỏ gianh), làm rào gỗ, phên thưa, nghi môn và chia nhau canh giữ quanh nhà. Khi họ sắp có giỗ chạp thì dân toàn mường phải cắt cửđi săn thú, đánh bắt cá, còn lang đạo phải nộp lợn, rượu và tề tựu đến lễ bái, ai thiếu sẽ phạm vào tội bất kính lang đạo và còn bị tước đoạt mất dân. Khi họ có việc tang lớn báo hiếu, dân toàn mường mỗi nhà phải lo nộp trâu, lụa, vải trắng, rượu để tiếp đãi quan khách; nhà nào cũng phải cắt tóc để tang như tang cha mẹđẻ của mình.

Ngoài ra, đối với lang đạo và dân trong mường, nếu nhà có tang lớn và việc cầu đảo hoặc việc gì phải mổ trâu, bò, dê, lợn thì phải nộp một số vật phẩm của con vật, một mâm cỗ chín. Mỗi năm, mỗi nhà dân còn phải nộp một số bông tơ sống, gai, thầu dầu và rượu. Người nào phạm vào điều gì của lệ mường phải tạ lệ, nếu thiếu sẽ bị bắt làm nô tỳ hoặc nộp trâu, mất ruộng.

Người Mông cư trú trong các giồng, giao gồm vài ba nhàđến hàng trăm gia đình. Đơn vị tụ cư này có thểở trên cùng một địa điểm cũng có thể trảira thành nhiều khu vực khác nhau, gần giống với thôn xóm của người Kinh, bản của người Thái, có một đến hai người đứng đầu theo chếđộ luân phiên, gọi làlèng thầu, xeo phải hoặc mã phải, tuỳ theo sự rộng hẹp của địa bàn cư trú. ởđịa vị cao hơn nữa là các chức vụtrống truổ-coi một xã, thống lýphó thống lý – coi một vùng.

Đội ngũ lý dịch của người Môngđều thuộc tầng lớp trên hoặc những người đứng đầu dòng họ lớn có uy tín đứng ra điều hành công việc ởđịa phương (thu thuế, bắt phu, giữ gìn trị an). Tuỳ theo địa vị của từng chức dịch mà họđược hưởng đất riêng thu về từ những gia đình tuyệt tự, chuyển cư hoặc mắc lỗi để làm khơ cù (đất tiếp khách) hoàn toàn do dân canh tác, thu hoạch. Họ còn được cấp tỷ súngđể làm tạp dịch (liên lạc, nước nôi, chăn ngựa), thú dung (thổ dõng) để bảo vệ. Xì trángđược giao nhiệm vụđiều khiển tỷ súng, thú dung.

Người Khơ Múở những khu vực cư trú thành những bản riêng, không phụ thuộc vào người Thái, có bộ máy cai quản riêng. ở mỗi bản như thế, trưởng bản làngười đứng đầu không phải chịu lệ cống nạp, làm lao dịch vàđược quyền sai khiến một vài người đồng tộc.

Tuy nhiên, phần lớn người Khơ Mú bị lệ thuộc hẳn vào xã hội Thái, sống rải rác thành từng bản trong các châu mường vì thế hầu hết họ phải làm pụa, làm cuông cho các chủ mường.

Rõ ràng, hệ thống quản lý xã hội cổ truyền của người Thái, người Mường, người Mông, người Khơ Mú chỉ mới dừng lại ở các buổi sơ kỳ chếđộ phong kiến Việt Nam, còn giữđược nhiều dáng vẻ nhẹ nhàng, thanh thoát và tính dân chủ của nó còn kháđậm đà.

II.BỘ MÁY QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH THỜI LÊ

Muộn nhất, vào thời Lê, nhà nước trung ương đã can thiệp và chi phối mạnh mẽ vào bộ máy quản lý hành chính ở khu vực Tây Bắc Việt Nam. Phạm Thận Duật trong Hưng Hoá ký lược, viết năm 1856 khi đang làm Tri châu Tuần Giáo kiêm Tri châu Châu Luân cho biết: “Năm Quang Thuận thứ 7 đời [Lê]  Thánh Tông [1466] (Trương Quốc Dụng trong sách Thoái thực ký văn chép là năm thứ 10-đợi khảo) lập ra 13 đạo Thừa tuyên, trong đó có 1 đạo [Thừa tuyên] Hưng Hoá… Năm Quang Thuận thứ 9 [1468] định Thiên hạ bản đồ (xem Quốc sử, Trương Quốc Dụng chép năm Hồng Đức thứ 2-đợi khảo), [theo đó nước ta] gồm 52 phủ, 178 huyện, 50 châu. Trong trấn [đạo Thừa tuyên] Hưng Hoá có 3 phủ, 4 huyện, 17 châu (sách Thiên Nam dư hạ tập nói, vốn có 3 phủ, 4 huyện, 16 châu. ởđây căn cứ theo sách Trương Quốc Dụng)[5].

Những điều Phạm Thận Duật miêu tảđều trùng khớp với những sử liệu được nêu trong Đại Việt sử ký toàn thư[6], Khâm định Việt sử thông giám cương mục[7]. Căn cứ vào những chú giải của Quốc sử quán triều Nguyễn thì khi đó hầu hết tỉnh Sơn La ngày nay nằm trong phủ Gia Hưng (châu Phù Hoa, châu Mộc, châu Việt, châu Thuận)- chỉ trừ châu Mai và huyện Thanh Xuyên. Ngoài ra còn châu Quỳnh Nhai thuộc phủ Yên Tây được nhập vềđịa phương từ sau cách mạng tháng Tám (1945).

Như vậy, đã có nhữngsự biến thiên, thay đổi khá lớn về các đơn vị hành chính cấp châu, huyện cũng như tước vị của những người đứng đầu các đơn vị hành chính ấy.

Đạo Thừa tuyên Hưng Hoá thời Lê Thánh Tông có tới 16 hoặc 17 khu vực người Thái cư trúđược gọi là châu. Đứng đầu và là châu lớn (mường luông) khi đó là châu Mộc, người thủ lĩnh thuộc dòng họ Xa được gọi làĐại tri châu cònđứng đầu các châu khác thìđược gọi làTri châu hoặc Phụđạođược thực thi quyền hành trực tiếp trong khu vực mà họ quản lý. Ngoài ra còn có 4 huyện phần lớn là khu vực cư trú của người Mường,đứng đầu là lang cun được gọi làĐại thủ quan, lang đạo được gọi làPhụđạo, dưới quyền của các Tri huyện người Kinh đến thực thi nhiệm vụ theo chếđộ lưu quan.

Trong số 16 hoặc 17 châu Thái, phủ Yên Tây chiếm tới 10 châu, thời đó rất rộng lớn. Theo Đại Nam nhất thống chí: “Phủ này trước lãnh 10 châu, đến đời Lê Cảnh Hưng, 6 châu Tung Lăng, Hoàng Nham, Hợp Phì, Lễ Tuyền, Tuy Phụ và Khiêm bị mất về nhà Thanh, chỉ còn 4 châu Chiêu Tấn, Quỳnh Nhai, Lai và Luân”[8]. Ngoài ra, còn phải kểđến châu Mộc có tới 23 động, vào năm ất Mùiđời Lê Cảnh Hưng thứ 36 (1775) chia ra châu Mã Nam ở phía nam sông Mã và châu Đà Bắc ở phía bắc sông Đà. Sau châu Mã Nam nhập vào Thanh Hoá, rồi thành vùng Trấn Ninh bên Lào.

Để hiểu thêm về  bộ máy quản lý hành chính trong các châu Thái nằm trong địa vực vàđã bị phong kiến hoá theo thời gian ra sao, xin dẫn ra một vài tài liệu do người xưa để lại như sau:

  1. Châu Phù Hoa, tên gọi vào thời Lê của khu vực Mường Tấc. Cầm Trọng trong Người Thái ở Tây Bắc Việt Namviết[9]: “Cho đến nay vẫn chưa có một lý giải nào về sự xuất hiện châu Mường Tấc. Song có thể biết chắc chắn rằng trước khi ngành người Thái Đen tới Mường Lò thì tập sử thi Táypú xớcđã có câu Mường Tấc là mường của nàng người Kinh sống bên tạo (Mường Tấc, mướng náng Keo ma dú. Ma dú ma phong tạo). Mường Tấc là mường của người Thái Trắng. Nếu lấy mốc thời gian phù hợp với sự có mặt với ngành Thái Trắng ở miền Bắc Tây Bắc, có lẽ sự có mặt họởđây ít nhất cũng phải từ thế kỷ thứ VIII công nguyên. Trung tâm mường đặt ở lòng chảo gọi là Mường Tấc hay Viềng Tấc (nay là bản Viềng)”.

Theo Lê QuýĐôn, vào thời ông biên soạn Kiến văn tiểu lục châu Phù Hoa thuộc quyền của phụđạo Cầm Nhân Đôi, tiếp đó là trong tay con trai là Cầm Nhân Cai, vì phong tục của châu này, phụđạo chỉ nuôi một con trai, còn lại thì không nuôi nấng gì cả và cho rằng làm như vậy sẽ ngăn được mối tranh giành lẫn nhau. Dân ở châu đông đúc, ruộng đất màu mỡ. Sách Đại Nam nhất thống chí cũng chép rằng thổ tù phụđạo ở châu này là họ Cầm thế tập; năm Minh Mệnh thứ 19 (1838) đổi làm châu Phù Yên, đặt lưu quan, đổi động làm xã; năm TựĐức thứ 6 (1854) lại đặt thổTri châu. Sách Đồng Khánh dưđịa chí, phần chú giải cho rằng, phải đến đầu niên hiệu Thiệu Trị (1841) vì kiêng tên huý của mẹ vua nên đổi Hoa thành Yên. Nguyễn Văn Siêu trongPhương Đình dưđịa chí cũng cho rằng năm đầu niên hiệu Thiện Trị mới có sự thay đổi như trên, tức là Phù Hoa đổi thành Phù Yên.

  1. Châu Mộc, tên gọi thời Lê của khu vực mà người Thái gọi là Mường Móc hoặc Mường Xang. Mường Móc trong tiếng Thái có nghĩa làmường có mây bao phủ, mường sương mù. Cầm Trọng còn cho rằng, mộc không phải là lối ghi âm của người Kinh mà là lối định danh của người Kinh về một vùng có nhiều gỗ quý. Ngoài ra, ông còn cho biết tên Mường Xang xuất hiện trong truyền thuyết về cuộc di dân lớn của người Thái Trắng từ Lào vào khu vực này. Đó là tên phát âm chệch của Mường Khang- có nghĩa làmường gang thép, gắn bó với truyền thuyết Nhọt Cằm, thủ lĩnh của cuộc di dân. Trung tâm của Mường Xang có núi Pha KhỉSút (sáp ong) và chùa Vặt Hồng mang phong cách kiến trúc Lào[10]. Đại Nam nhất thống chícho biết: “Tương truyền tiên tổ họ Xa là con thứ của Quốc trưởng Ai Lao. Quốc trưởng ban cho đất nước đểăn lộc. Người con thứ này tự xin đi tìm chỗđất tốt đểở, khi qua sông Nậu lấy cục đá cầu khấn trời rằng: – Đi tìm khắp núi sông, hễ chỗ nào đá có thể nói được sẽở chỗấy! Khi đi đến châu Mộc, người ấy bỗng tự nói: – Ta nên ở chỗ này! Bèn đỗ lại đấy. Người ấy bảo thổ tù cũ rằng: – Thần núi có nói trên đỉnh núi cao có tảng đá, hễ ai bắn trúng tảng đáấy mà mũi tên không rơi xuống đất thì cho làm tù trưởng! Sau đó họ Xa dùng nhựa trám dính vào đầu tên, quả nhiên bắn trúng mà mũi tên không rơi xuốngđất. Rồi lại sai người lên núi cao giả thác làm lời của thần núi nói: – Nay cho họ Xa làm thổ tù! Thổ tù cũ sợ thần bèn nhường. Sau quyền đến đời con cháu là Xa Khả Tham, giúp Lê Thái Tổ bình định đất nước, vì có công được cho Quốc tính, chức Tư không, cho đất châu Mộc làm thái ấp, con cháu được thế tập”[11].

Về sự kiện Xa Khả Tham, trong Đại Việt sử ký toàn thư cũng ghi nhận:

“Bọn phụđao Mường Mộc, trấn Gia Hưng là Xa Khả Tham quy thuận.

  Trao cho Khả Tham chức Nhập nội Tư không Đồng bình chương sự tri Đà Giang trấn thượng bạn; ban cho túi Kim ngư, tước Trụ quốc Quan phục hầu.

Cho Xa Lộc làm Kim ngô vệ Thượng tướng quân, tước Đại tri tự; Xa Bàn, Xa Điền [con trai của Xa Khả Tham] đều đươc làm Ngọc kiểm Vệđại tướng quân, tước Ninh tự, đều được ban Quốc tính [họ Lê của nhàvua]”[12].

Đến cuối thế kỷ thứ XVIII, theo Lê QuýĐôn, phụđạo châu Mộc là Xa Khả Phấn, sau khi Phấn mất, các chi tranh nhau. Năm Bínhthân (1776) viên lưu thủ là Lý Trần Thản giữ chức Hiệp đốc, mới chia làm 3 châu: đem Chính Trình vàĐàn Tổng, Hạ Tổng đặt làm châu Mộc cho Xa Văn Mang cai quản; đem động Hàm Bằng đặt làm châu Mã Nam cho Xa Văn Ôn cai quản; đem động Trình Sàng đặt làm châu Đà Bắc cho Xa Văn Khoa cai quản. Cả 3 đều làm Phụđạo, quản suất dân trong châu[13].

  1. Châu Yên, theo Quắm tố mướng, hồi thế kỷ XIII, địa phương xuất hiện với cái tên là Mường Vạt còn Đại Việt sử ký toàn thư ghi là Mường Việt nhân sự kiện Trần Minh Tông đóng quân trên đường đi đánh Ngưu Hống (1329). Sách Đại Nam nhất thống chícho biết, đầu đời Lêđặt làm châu Việt, thổ tù họ Hoàng được thế tập. Năm Minh Mệnh thứ 3 (1822) đổi làm châu Yên. Năm Minh Mệnh thứ 9 (1826) đổi động làm xã, vẫn đặt thổTri châu như cũ.

Theo Lê QuýĐôn, hồi cuối thế kỷ XVIII, Phụđạo châu Yên là Hoàng Nhân Sinh, có 3 động.

  1. Châu Thuận, tên gọi thời Lê vùng đất Mường Muổi của người Thái. Thời Trần gọi khu vực này là châu Mỗi. Cầm Trọng cho biết, hiện nay tuy chưa biết ý nghĩa tại sao có tên Mường Muổi nhưng có thể nói chắc chắn rằng đó là một mường xuất hiện vàđồng thời nổi tiếng từ khi Lạng Chượng dẫn người Thái di cư từ Mường Lòđến (thế kỷ XII). Nó trở thành châu mường từ thế kỷ XIII lúc dòng quý tộc Thái Đen rời trung tâm Mường Thanh xuống. Thế kỷ XIV Mường Muổi đã trở thành trung tâm thống nhất các vùng cư trú của người Thái ở miền Tây nói chung[14].

Lê QuýĐôn ghi nhận: Châu Thuận-thổâm là Mường Muổi, Phụđạo Bạc Cầm Châu là chi chính, viên Trấn thủ trước đãđổi bổ cho Bạc Cầm Chính làm chi thứ, em là Bạc Cầm Ngôi cũng làm Phụđạo[15]. Đại Nam nhất thống chí cho biết: nguyên trước châu Thuận có 9 động, sau vìđất đai quá rộng mới tách lấy 3 động Mai Sơn, Sơn La và Tuần Giáo đặt làm 3 châu, còn lại 6 động, sau hợp lại thành 5 động. Năm Minh Mệnh thứ 15 (1834) đổi động làm xã, vẫn đặt thổTri châu như cũ[16]. Hưng Hoá phong thổ lục của Hoàng Trọng Chính viết rằng, Châu Thuậnnguyên thổâm là Mường Ly, khi Châu trưởng chết thì hoả táng rồi đúc hộp bằng bạc đểđựng tro, tìm nơi rất hiểm trong núi để mai táng, không cho người khác biết.

Sở dĩChâu Thuận còn có tên là Mường Ly vì trung tâm  của châu đặt ở Chiềng Ly, còn gọi là Chiềng Pha.

  1. Châu Mai Sơn, tên này xuất hiện vào gần cuối thế kỷ XVIII. Theo Hưng Hoá phong thổ lục của Hoàng Trọng Chính, vào đầu đời Lê Cảnh Hưng, chúa Trịnh Sâm thấy đất quá rộng của Châu Thuận khó bề khống chếmới tách Mai Sơn, Sơn La, Tuần Giáo ra lập thành châu. Dân chúng trong châu khoẻ mạnh, dũng hãn, khi có chinh chiến nên dùng họ làm hướng đạo. Dao dịch và thuếđiệu đều thuộc vềđây. Phụđạo cũng thuộc một biệt chi họ Cầm.

Người Thái gọi châu Mai Sơn là Mường Mụa. Tên gọi này xuất hiện trong bộ sử thi Táy pú xớc, thời kỳ Lạng Chượng dẫn người Thái Đen từ Mường Lò lên Mường Thanh (thế kỷ XII). Theo một số nhà Thái học, Mường Mụa là biến âm của Mường Pụa – tức mường của người Xinh Mưn, một tộc người có mặt khá sớm ở Tây Bắc.

Thời Lê QuýĐôn, Phụđạo châu Mai Sơn là Cầm Nhân Tuần rồi đến Cầm Nhân Hồng, Cầm Danh Quý kế tập.

  1. Châu Sơn La, tiếng Thái gọi là Mường La, thời Lê QuýĐôn, Phụđạo là Cầm Nhân Mang và họ Cầm chia nhau quản trị việc mường. Năm Minh Mệnh thứ 19 (1838) các động trong châu được đổi làm xã.
  2. Châu Quỳnh Nhai theo Lê QuýĐôn, người Thái gọi châu này là Mường Chăn, Phụđạo làĐèo Chính Chăn. Trong châu có 5 động, người nhiều đất tốt, khi đi lại phần nhiều dùng thuyền, con trai con gái đều giỏi bơi lội, nghề nghiệp chính là nghềđánh cá, không cứ nhà giầu nhà nghèo đều có vó lưới. Sách Hưng Hoá phong thổ lục của Hoàng Trọng Chính cho rằng Quỳnh Nhai có thổâm là Mường Cậy, họĐèo đời đời làm Phụđạo.

Theo Phạm Thận Duật, đại khái việc thay đổi chức quan ởđịa phương diễn ra như sau:

“ Huyện Tam Nông trước thuộc về Sơn Tây, vốn đặt lưu quan, có 16 châu, 4 huyện, từđời Lê trở về trước đều cho thế tập. Nhưng chức tước ban cho họ thì hoặc là Tri châu, Cai châu, Phó châu. Đồng Tri châu hoặc là Tuyên uý sứ, Chiêuthảo sứ, Phòng ngự sứ. Thổ dân đều gọi các quan chức ấy là Phụđạo. Triều ta phần nhiều theo lệ nhà Lê.

– Châu Mộc vàĐà Bắc                                          cho họ Xa thế tập

– Huyện Thanh Xuyên                                          cho họĐinh thế tập

– Châu Mai                                                 cho họ Hà thế tập

– Châu Yên                                                 cho họ Hoàng thế tập

– Châu Thuận                                                         cho họ Bạc thế tập

– Mai Sơn, Sơn La, Tuần Giáo                             cho họ Cầm thế tập

– Châu Thủy Vĩ                                                      cho họ Nguyễn thế tập

– Châu Phù Yên                                                     cho họ Cầm thế tập

– Quỳnh Nhai, Lai, Luân, Chiêu Tấn                  cho họĐèo thế tập

   Gồm 14 châu, huyện có Phuđạo

– Sách Thạch Lương, Hạ Lộở Văn Chấn, họ Lê cũng cho thế tập.

Còn 4 châu huyện: Văn Bàn, Ninh Biên, Trấn Yên, Yên Lập, và các sách Đại Lịch, Hương Sơn thì tuỳ nghi mà lập tù trưởng, chứ không cho thế tập”[17].

Thế kỷ XVII, Hưng Hóa có nhiều biến động về tổ chức vàđội ngũ quản lý các đơn vị hành chính sở tại

Tháng 9/1723, dưới triều Bảo Thái, phủ liêu được lệnh chiếu theo núi sông, đồng bằng và thung lũng ở các xứ mà vạch chia địa giới, cắt chỗ nọ sáp nhập vào chỗ kia, dứt khoát định rõ bờ cõi. Từ kết quả thực địa, phủ liêu đãđưa 7 sách Lăng Xương, Quan Đức, Phương Mao, Hoằng Nhuệ, Võ Song, Mông Hóa, Thái Hoà và xã Thư Pháp thuộc huyện Thanh Xuyên trấn Hưng Hoá sáp nhập vào huyện Hạ Hoa trấn Sơn Tây; sách Xuân úng trước thuộc huyện Yên Lập trấn Hưng Hoá sáp nhập vào huyện Hoa Khê trấn Hưng Hoá.

Tháng 6/1724, cũng dưới triều Bảo Thái, phủ liêu vâng lệnh truyền cho các trấn Tuyên Quang, Hưng Hoá, Lạng Sơn, Yên Quảng và Cao Bằng: phàm nơi nào khuyết viên quan quản mục lính thổ và người thổ thì cho phép phiên thần và phụđạo bảo cử lấy người xứng đáng để làm quản mục và chia làm 2 hạng: xảo khả(hạng khá) vàthứ xảo khả (hơi khá), kê khai họ tên và nộp ở nha môn lưu thủ và trấn thủđểđiều tra, làm tờ khải tấu lên xin lệnh thi hành.

Tháng 5/1739, dưới triều Vĩnh Hựu, triều Lê bàn luận về việc thi hành 6 điều để xử trí phiên trấn ngoài biên giới. Các phủ liêu cho rằng các trấn Thái Nguyên, Cao Bằng, Lạng Sơn, Tuyên Quang và Hưng Hoácũng như cái phên cái dậu của nhà nước, nên tuỳ tình hình mà xử tríđể nơi biên cảnh được yên. Sáu điều đó là:

  1. Phụđạo trong hàng phiên thần phần nhiều cầu cạnh để quản lãnh quân và dân. Nay nên giao cho viên quan ở trấn xét chọn, nếu người nào xứng đáng sẽ trao cho chức trách ấy.
  2. Các trưởng mỏ, nên theo chếđộ cũ, hạ lệnh cho phụđạo quản cố trông coi, để lính mỏ có thống thuộc.
  3. Người Nùng áo xanh đều nên có phương pháp khu xử.
  4. Gỗ lạt ở thượng lưu, có hạng người thường mua bằng lối đặt tiền trước, hoặc lối cho vay tiền, như thế có hại cho dân, tệ tục ấy nên trừ bỏđi.
  5. Các sở tuần ti thiện tiện đặt chi nhánh để thu thuế người buôn bán một cách ngang trái, cần phải nghiêm cấm để tỏ rõ lòng khoan hồng đối với lái buôn.
  6. Các trấn bịđiêu tàn, nên tha cho những thuế còn thiếu, để yên ủi dân ngoài biên giới.

Chúa Trịnh Giang cho thi hành bốn điều, còn hai điều phiên thần (điều 1) và trưởng mỏ (điều 2) vẫn để như cũ.

Về việc Hưng Hoá mất 6 hoặc 7 châu về tỉnh Vân Nam (Trung Quốc), các ghi chép xưa đều khá thống nhất về thời điểm, nguyên nhân và quá trình đấu tranh với mong muốn giành lại chủ quyền diễn ra vào thời Tây Sơn vàđầu thời Nguyễn.

Lịch triều hiến chương – Dưđịa chí của Phan Huy Chú, phần viết về tỉnh Hưng Hoá cho biết:

“Sau Công Toản [con trai của Hoàng Công Chất] thì dân 7 châu lấy cớđường đất xa xôi, cứ cầu cạnh phụ thuộc về Trung Quốc, thế rồi huyện quan ở Trung Quốc cứ việc đánh thuế và lập sổ sách của họ. Cuối đời Lê, vào khoảng vài mươi năm dùng dằng không biện bạch xong, rồi đểđến mất”[18].

Phạm Thận Duật dẫn sách Địa dư chí của ông họ Bùi ở Hải
Thiên thì cho rằng: “Mười châu phủ Yên Tây, khoảng đời Vĩnh Hựu [1735-1740], Cảnh Hưng [1740-1786] nhà Lê, nghịch Chất tức Hoàng Công Thư chiếm cứđộng Mãnh Thiên trải trên mười năm. Thư chết, con y là Công Toản theo hàng Trung Quốc. Các châu Tung Lăng, Hoàng Nham, Hợp Phì, Lễ Tuyền, Tuy Phụ, Khiêm, đều dâng cho Trung Quốc, họ lập làm 6 “mãnh”. Năm Cảnh Hưng thứ 36 [vua] sai Đoàn Nguyễn Thục dẫn đầu sứđoàn sang cống Trung Quốc, trình bày với vua nhà Thanh. Vua Thanh đểđó không hỏi đến. Đời Tây Sơn, khi Nguyễn Quang Bình [tức Quang Trung] mới lấy Bắc Hà, dâng biểu xin xét về cương giới Hưng Hoá, lại bị Phúc Khang An  là Tổng đốc Quảng Tây bắtđi.

Bản triều, đầu đời Gia  Long vẫn để y như thế. Các châu trưởng châu Lai, Văn Bàn là bọn Điêu Chính Ngọc, Điêu Quốc Uy đem dân các động thuộc châu đó cùng dân các châu Tung Lăng, Hoàng Nham, Tuy Phụ, Hợp Phìđã tản mác từ trước trở về và xin được quan trấn chiêu hồi. Lúc đó quan trấn là Vũ Cẩn tựý bằng lòng. Thế là dân các động Mường Tế, Mường Phù…Na Hoà (tức là Lai Châu), Mường Am (thuộc châu Hoàng Nham), động Bình Lư (thuộc châu Tuy Phụ) dẫn nhau quay về. Tổng đốc Văn Qúy nhà Thanh đưa thư nói rằng: “6 mãnh, trại của họ là Mãnh Thích, Mãnh Lại, Mãnh Bang, Mãnh Lộng, Mãnh Đình, Mãnh Thoa, đều thuộc huyện Kiến Thuỷ, từđời Khang Hy [1662-1722] nhà Thanh, đã thuộc vào địa đồ Trung Quốc rồi. Từ bấy đến nay đã trải hơn một trăm năm, nay không có duyên cớ gì, quan trấn thủ Hưng Hoá lại dụ dỗ họ theo mình, thật là quái gở. Nay cần thông sức cho họ không được làm thế nữa”[19].

Nguyễn Văn Siêu trong Phương Đình dưđịa chí xác nhận điều này: “Ngày ấy Lai Châu còn cùng với châu Chiêu Tấn, châu Quỳnh Nhai nộp thuế. Còn 6 châu Hoàng Nham, Hợp Phì, Tung Lăng, Lễ Tuyền. Tuy Phụ, Khiêm Châu vẫn mất vào bên Tàu. Nhà Tây Sơn mới lên đưa thư xin thân chính ngay cũng không sao được. Sau này hai động Phong Thu, Bình Lưu thuộc châu Chiêu tấn, động Hoài Lai thuộc Lai Châu lại đặt làm huyện Kiên Thủy thuộc phủ Lâm An bắt hiếp dân phải đóng thuế mỏ bạc, lại đổi Mường Thu thuôc châu Chiêu Tấn làm Mãnh Thoa, Mường Thích thuộc Lai Châu lâm Mãnh Lai, liệt làm biên dân.Quốc triều lúc mới trung hưng cõi Bắc Hà;quan Tổng trấn Bắc Thành là Nguyễn Văn Thành xét kỹđầu cuối dâng sớ xin đưa thư thân chính bờ cõi hai châu Lai, Tấn nhân lại hỏi đến bờ cõi 6 châu Tung Lăng. Nhưng vì việc quân mới định chưa vộiđểýđến việc biên cương, sớ dânglên cũng bỏ không thi hành. Việc này vào năm thứ 5 niên hiệu Gia Long, ngang năm thứ 22 niên hiệu Gia Khánh nhà Thanh vậy”[20].

III. BỘ MÁY QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH THỜI NGUYỄN

Cùng với việc lập ra Trấn Bắc Thành, giao cho Nguyễn Văn Thành cương vị “Phó vương”, Gia Long còn cho rằng, đời Lê cũ các trấn đều đặt phủ, huyện nhưng sang thời Tây Sơn không đặt phủ, chỉđặt văn thì phân chi, võ thì phân suất, chia làm việc huyện. Nay đất Bắc Hàđãđịnh, cần đặt lại phủ, huyện và quan chức. ở những khu vực vùng núi Yên Quảng, Thái Nguyên, Hưng Hoá, Tuyên Quang, Lạng Sơn, Cao Bằng và Thanh Nghệ thì cho đặt thổ quanđể quản lĩnh. Trấn Hưng Hoá vẫn gồm 3 phủ là Quy Hóa, Gia Hưng, Yên Tây với 4 huyện là Văn Chấn, Yên Lập, Trấn Yên, Thanh Xuyên; 16 châu là Thủy Vĩ, Văn Bàn, Sơn La, Thuận Châu, Mai Châu, Phù Hoa, Chiêu Tấn, Luân Châu, Tuần Giáo, Mai Sơn, Việt Châu, Ninh Biên, Mộc Châu, Đà Bắc, Lai Châu, Quỳnh Nhai. Trấn Hưng Hoáđặt một Trấn thủ (Nguyễn Văn Kiên), một Hiệp trấn (Lê Nguyên) và một Tham trấn (Nguyễn Thế Trung).

Ngoài ra, Gia Long còn sai tuyên bố lời dụ báo cho những điều họa phúc khiến cho thổ tùở Tuyên Quang, Hưng Hoá và Thái Nguyên kế nhau kéo đến hành tại triều kiến; lại cho xây dựng các đội thổ binh, lấy các thổ mục chia cho cai quản. Cuối năm 1802, triều đình ban chức tước cho các thổ tù phiên thần làĐinh Công Vượng, Đinh Công Vinh làm Tuyên uý sứ; Đinh Công Kiên làm Chiêu thảo sứ, Cầm Nhân Nguyện làm Phòng ngựđồng tri.

Để có những số liệu bước đầu sử dụng trong quá trình điều hành đất nước, trong năm Đinh Mão (1807), Gia Long cho tiến hành làm sổ hộ tịch ở Bắc Thành. Đến tháng 12 năm ấy [khoảng tháng 1/1808] hộ tịch của 23 phủ, 100 huyện, 848 tổng, 6280 xã, thôn, phường, vạn, trại, sách hoàn thành, cho  số liệu về sốđinh thực nạp là 193.389 nhân đinh- so với sốđinh trong sổ thường hành của triều Lê là 268.990 nhân đinh. Khi dâng lên, nhà vua thấy nhân đinh hao hụt so với thời trước, tỏ ra buồn phiền nhưng nghĩđất nước mới qua binhlửa, chính trị nênkhoan dung cho tạm gác lại.

Theo đề nghị của quan Bắc Thành: “Trước đây chức Quản phủở các phủ, đều lấy Quản cơở các trấn sung làm, quân lính đều làm binh thổ trước cả, rất có thể có kẻ cùng bọn thổ phỉ thông đồng nên việc bắt giặc bất lực. Xin đổi chỗ mà thay bổ, cho mang theo cả số quân họ vẫn cai quản”, tháng 2/1808, Gia Long đồng ý cho phép cải bổ Quản phủở Bắc Thành. Trong tháng, triềuđình còn ấn định số nhân viên cho Tả,Hữu thừa ty, Chiêm hậu ty, Lương y ty của các thành dinh trấn cùng thuộc lại ty các đạo.

Về Tả thừa ty gồm có: Lại phòng coi phòng việc văn từ thư trát; Hộ phòng giữ việc sổ sách, tiền lương, thuế lệ, thu phát, vận tải; Lễ phòng giữ việc tế lễ, tán xướng, nghi chế, tàu khách, xem thời tiết, ghi chép mưa gió hàng ngày.

Về Hữu thừa ty gồm có: Binh phòng giữ việc sổ sách, kiểm điểm binh số, đốc thúc công việc, kén chọn cấp phát binh lính, kiểm xét bến đò cửa ải, chạy trạm dịch; Hình phòng giữ việc kiện tụng tra khám; Công phòng giữ việc gỗ lạt, thợ thuyền, xây dựng cầu cống, đường sá, sông ngòi đêđiều.

Các chức nghiệp ở các ty kể trên, kể các Chiêm hậu ty đều được gọi chung làCâu kê, Cai hợp, Thủ hợp vàđông đảo nhất là Ty lại- các nhân viên văn phòng, còn ở Lương y ty thì gọi là Huấn khoa, Y sinh.

Đối với Hưng Hoá, toàn bộ số người giữ chức nghiệp ở 4 ty kể trên có chừng 150 người -160 người.

Do việc đào tạo thông qua con đường cử nghiệp bị gián đoạn nhiều năm, nhất làở Bắc Thành, triều đình phải cho phép lấy những người mới có học vịHương cống (Tú tài sau này) cho làm Tri huyện. Lại sai khắc chế triện gỗ cấp cho các Tổng trưởng và Xã trưởng để dùng làm tin khi thừa hành việc công.

Cũng nằm trong tính toán về sự nhất thể hoá kể trên là quyết định bãi bỏ lệ thổ ty thế tập ở Hưng Hoá và một số tỉnh miền biên viễn khác được Minh Mệnh ban hành vào tháng 7/1829.

Đại Nam thực lục,Chính biên (Đệ nhị kỷ, Q.LX) cho biết quá trình ra đời của chính sách đó như sau: “Thành thần tâu rằng: Lai Châu và châu Đà Bắc ở Hưng Hoá, châu Phổ Yên ở Thái Nguyên, châu Hàm Yên  ở Tuyên Quang, các thổTri châu, Tri huyện, Huyện thừa, Lại mục hãy còn khuyết xin cho bổ thí sai. Thổ ty ở các châu Lục Yên, Thu Châu, Đại Man, Vị Xuyên, Bảo Lạc thuộc Tuyên Quang đều già yếu; xin cho người thế tập cai quản.

Vua dụ rằng: -Đặt quan phân chức, nên có chương trình nhất định mà coi dân như một mới tỏđược ý nghĩa vương giả không để ai ra ngoài. Các trấn Tuyên – Hưng ở hạt thành, nên đặt thổTri châu, Tri huyện không những ở bốn châu ấy mà thôi, sao lại chỉ xin cho bốn châu ấy mà nơi khác không nói đến? Và những nơi ấy cóthổTri châu, Tri huyện, Lại mục là tạm thời cải bổ, chưa từng ấn định cho hạt ấy bao nhiêu chức quan, sao lại cho là thiếu được? Đến như việc xin cho tập quản thì lại hoá ra tạm bợ quá. Vì bọn ấy tuy là dân biên thùy, nhưng cũng đều là con của triều đình, há lại cứ noi theo thói tệ, không bàn đến kẻ hay người dở, cứ cho nhận làm của riêng anh em, con cháu thiện tiện nối nhau, lỡ có người không tốt, được thể làm càn thì có thêm lụy cho dân ta không? Thậm chí Nông Văn Vân ở Bảo Lạc đã cho làm thí sai thổTri châu, có chức hàm rồi, mà lại xin thế tập, chả hoá ra phức tạp quá dư! Nay cứ các châu huyện thuộc các trấn Tuyên Quang, Thái Nguyên, Quảng Yên, Cao Bằng, Lạng Sơn, Hưng Hoá trong thành hạt, theo công việc ít nhiều, dân sốđông thưa, nên đặt thổTri châu, Tri huyện, Huyện thừa, Lại mục thì nghĩđịnh rõ ràng; không cứ thổ ty, hào mục, cứ trong hạt ai là thanh liêm, tài năng cần cán vốn được dân tin phục thì chọn cử tâu lên không được theo trước xưng là tập quản.

Thành thần bàn xin: Đinh từ 5.000 người, ruộng từ 500 mẫu trở lên, thì châu đặt 1 thổTri châu, huyện đặt 1 thổTri huyện cùng thổLại mục đều 1 người; đinh từ 100 người, ruộng từ 100 mẫu trở lên, thì châu đặt 1 thổTri châu, huyện đặt 1 thổHuyện thừa; đinh điền không đủ 100, thì chỉđặt 1 thổ lại mục. Vua y cho”[21].

– Tháng 9/1836 trên cơ sở lời thỉnh an của Tổng đốc Sơn Hưng Tuyên là Lê Văn Đức, triều đình cho sắp xếp lại Huyện thừa, Tri sự, Lai mục ở các châu huyện. Chưa yên tâm với lệnh bãi bỏ chếđộ thổ ty, Minh Mệnh còn mật dụ cho Tạ Quang Cựđi kinh lý miền núi vì nhà vua cho rằng:

“Bấy nay thổ ty, thổ mục nối đời thế tập, noi theo cái nếp làm thông gia với nhau. Tập quán này lâu ngày đã trởthành phong tục. Nay nên một phen chỉnh đốn sửa lại, để bỏ thói hủ lậu. Vậy trong các thổ ty, ai là người lòng kính thuận, lập công vì triều đình, thì tâu xin để liệu cất nhắc thăng lên, bổ cho làm việc ở các tỉnh Hà Nội, Hưng Yên; còn người nào tầm thường cũng tâu lên đểđổi đi Hưng Hoá, Lạng Sơn hoặc các tỉnh khác. Và lập rõđiều cấm: các đầu mục đều phải kết hôn ở trong xã, thôn mình, không được kết thông gia ở xã, thôn khác để kéo bè kết đảng với nhau”[22].

Tháng 8/1838, đặt lưu quan tại các châu Phù Hoa, Thủy Vĩ, Quỳnh Nhai, Ninh Biên, Mai Sơn, Mộc Châu, Luân Châu, Lai Châu; cho phép các lỵ sởđều tuỳ tiện dựng nên. Mỗi châu đều đặt 4 Thông lại, 20 lính lệ, mỗi năm cấp cho 20 quan tiền công, còn như các châu Sơn La, Chiêu Tấn, Tuần Giáo, Văn Bàn, Đà Bắc, Thuận Châu, Mai Châu, Yên Châu khi nào đặt lưu quan người Kinh thì cứ chiểu theo lệấy thi hành.

Nhằm tập trung quyền lực về nhà nước trung ương, từ thực tiễn không thành công của hai mô hình Bắc Thành và Gia Định thành suốt mấy chục năm qua tháng 11/1831 [Minh Mệnh năm thứ 12], triều đình cho giải thểđơn vị hành chính cấp Bắc Thành, lập ra đơn vị hành chính cấp tỉnh.

Với mong muốn chếđộ lưu quan phát huy được hiệu quả và nhất là có thể dùng người tại chỗ có trình độ như lưu quan, Minh Mệnh ban dụ cho các tỉnh miền núi tìm người khôi ngô, tuấn túđể nhà nước đào tạo thành tài.

Qua thực tế thực hiện chếđộ lưu quan, một số quan lại cho rằng: 8 châu: Thủy Vĩ, Văn Bàn, Phù Hoa, Mai Sơn, Quỳnh Nhai, Ninh Biên, Mộc Châu, Lai Châu mới đặt quan Kinh, đường đất thì xa, lam chướng thì nặng, lại là những nơi công việc rất ít, so với các huyện đường xuôi sự thể không giống nhau. Khi khuyết Tri châu, nếu theo lệ phái mới lại tiếp đến luôn; việc đón rước tần phiền, chỉ làm khổ cho dân. Xin từ nay châu nào có khuyết Tri châu, thì tỉnh một mặt tâu lên, một mặt thu lấy ấn tạm giữ phàm những việc quan trọng đều do tỉnh làm, việc thông thường thì uỷ cho lại mục người Thổ trước thừa hành, chờ khi quan mới đến sẽ tuân lệ thi hành. Vua y lời tâu[23].

– Tháng 8/1855, trước những áp lực kể trên, TựĐức phải cho bãi bỏ chếđộ lưu quan, đặt lại thổ quan ở 2 châu Mai Sơn, Phù Yên với lý do vì 2 châu ấy khíđộc rất nặng.

III. BỘ MÁY QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH THỜI THỰC DÂN PHÁP THỐNG TRỊ

  1. Thời kỳ trước cách mạng tháng Tám 1945

Ngay sau khi chiếm được thành Hưng Hoá, người Pháp tạm thời giao cho viên quan tư Duchesne quyền hành điều khiển địa phương. Ngày 15/4/1884, hai phương án cai trịđịa phương ra đời:

– Thành lập khu vực hành chính sông Đà, bao gồm cả 3 tỉnh Sơn-Hưng-Tuyên, giao cho Ressigneux làm Công sứ, lâm thời đặt Toà Công sứở Hưng Hoá. Đến ngày 28/10/1884 lỵ sở hành chính chuyển về Sơn Tây. Ngày 5/3/1886 lập thêm Toà Phó công sứở Tuyên Quang, có nhiệm vụ bao quát toàn bộ vùng Hưng-Tuyên.

– Thành lập tỉnh Mường gồm tất cả các địa hạt có người Mường cư trú tại các tỉnh Hưng Hoá, Sơn Tây, Hà Nội và Ninh Bình, tỉnh lỵđặt tại Chợ Bờ (do đó còn có tên là tỉnhChợ Bờ). Ngoài các phủ Vàng An (vốn thuộc Sơn Tây), Lạc Thủy (vốn thuộc Ninh Bình), Lương Sơn (vốn thuộc Hà Nội) còn có phủ Chợ Bờ gồm có 5 châu (Đà Bắc, Mai, Mộc, Yên và Phù Yên) vốn thuộc Hưng Hoá.

Tuy hình hài có từ giữa năm 1884 nhưng phải chờđến những diễn biến diễn ra liên tục từđầu năm đến giữa năm 1886 như các Nghịđịnh về bãi bỏ tình trạng phong toả về quân sự toàn xứ Bắc Kỳ (27/1), bố trí lại lực lượng quân sự,  theo đó Hưng Hoá thuộc địa bàn kiểm soát của Lữđoàn I (22/4), tỉnh Mường được chấp thuận quyền tự quyết về quân sự (24/5) thì tỉnh Mường mới thực sựđi vào hoạt động bởi Nghịđịnh của Kinh lược sử Bắc Kỳ (22/6/1886) và Nghịđịnh chuẩn y của Tổng Trú sứ Trung-Bắc Kỳ (27/7/1886).

Pierre Grossin trong Tỉnh Mường Hoà Bình cho biết:

“Được thành lập từ năm 1884, nhưng vì cho đến lúc bấy giờ, tỉnh Mường không có cuộc sống riêng biệt nênngày 3/5/1886 đã có một văn bản nói về vấn đề này, và dẫn đến một quyết định mới của quan toàn quyền Paul Bert, đề ngày 27/7/1886. Quyết định này đưa đến việc thực thi chiếu dụ ngày 22/6/1886 của quan kinh lược Bắc Kỳ Nguyễn Trọng Hợp và tổ chức nên tỉnh Mường, nhằm duy trì xứ Mường ở vùng núi phía tây đồng bằng và các tỉnh phía tây nam xứ Bắc Kỳ, thường xuyên đặt dưới một chếđộđặc biệt, chếđộ tự trị rõ ràng. Tỉnh Mường bao gồm các vùng đất Mường thuộc các tỉnh Hưng Hoá, Sơn Tây, Hà Nội và Ninh Bình. Các quan của tỉnh, được lựa chọn trong các gia đình quyền qúi của xứ Mường, giữ các chức Tuần phủ, quan án sát, quan Bố chánh, Lãnh binh hay Đềđốc.

Lỵ sở là Chợ Bờ, nơi đóng dinh của quan Tuần phủ Mường và các nhà chức trách chính của tỉnh.

Các phong tục, tập quán của người Mường đã chi phối việc thu thuế.

Tỉnh này cóToàPhó sứ và quyết định ngày 29/11/1886 chuyển lỵ sở từ  Chợ Bờ về Phương Lâm. Ông Moulie, Phó sứ hạng 2, được chỉđịnh nắm quyền chỉđạo tỉnh này ngày 29/11/1886.

Ngày 15/12, ông Laure, quan một chỉ huy lính khốđỏ An Nam được cử giữ chức chỉ huy đại đội lính Mường danh dự của tỉnh. Tiếp đó (Quyết định ngày 18-8-1887), một viên Tham tá của Toà Phó sứđược cử ra trông coi sở giây thép.

Ngày 15/-12/1886, ông Moulié lên ở Phương Lâm (thời hậu Lê gọi là Hoa Lâm). Cho đến lúc bấy giờ, đồn binh do một viên quan ba lính khố xanh chỉ huy. Các quan An Nam chẳng hề muốn truyền đạt chiếu dụ của quan kinh lược cho những người đứng đầu dân Mường. Người Mường ở Hà Nội là dòng dõi của quan đạo MỹĐức, người Mường ở Ninh Bình là dòng dõi của quan đạo Nho Quan. Các quan An Nam lo ngại thấy mình không có quyền hạn ở các vùng này, còn người Mường thì muốn né tránh chức quyền của các quan, mà chức quyền đó lại chính là cái tham vọng luôn luôn bộc lộ rangoài. Năm 1893, những người cầm đầu các quan đã quở trách dữ dội phái viên của Chính phủ vì người ta đã không áp dụng chiếu dụ thống nhất xứ Mường.

Ông Phó sứ, bước đầu có quan tâmđến việc thành lập một cơ lính Mường mà những người được phong cấp bậc sau một thời gian ngắn huấn luyện về quân sự, được lấy từ trong gia đình các quan lang nghèo. Kết quả tương đối đạt nên đến tháng 5/1887, các quan chức nhà binh rút khỏi Phương Lâm. Bốn trung đoàn lính Mường còn lại trước đây thì: 2 trung đoàn thuộc quan đạo MỹĐức, do một viên Chánh lãnh binh An Nam, quêở Huế, chỉ huy, đóng ở MỹĐức, cạnh quan đạo 2 trung đoàn kia thuộc phủ Nho Quan, đặt dưới quyền chỉ huy của một viên Chánh lãnh binh Mường. Một viên quan trưởng Mường thì trông coi công việc dân sự”[24].

Tháng 6/1885, Hưng Hoáđược đặt trong địa hạt của Quân khu miền Tây, thuộc phạm vi Lữđoàn 1 phụ trách. Ngày 24/5/1886, Tổng trú sứ Trung -Bắc Kỳ ra Nghịđịnh chuyển châu Sơn La thành một đơn vị hành chính tương đương cấp tỉnh, do một viên Công sứ người Pháp điều hành mọi công việc. Ngày 20/3/1888, để các hoạt động quân sựđược độc lập hơn nữa và không bị lệ thuộc vào viên Công sứ dân sự, nhà cầm quyền Pháp cho phép thực hiện ở Sơn La chếđộtài phán quân sự(Soumis à la Juridiection Militaire), cử thiếu táĐờ Satôrôsê vốn là Chỉ huy trưởng quân sự Sơn La- thượng lưu sông Đà làm Phó Công sứ.

Xét thấy tổng Mộc Thượng thuộc châu Mộc và các châu Yên, Phù Yên cư dân Mường chiếm tỷ lệ không lớn, cư dân Thái có số lượng đông đảo nên tháng 7/1888 người Pháp lại đưa các vùng này trở lại Hưng Hoá. Tháng 1/1890, vùng Mộc Hạđược tái hợp châu Mộc.

Về mặt quân sự, đầu tháng 4/1890 người Pháp chia khu vực Sơn-Hưng-Tuyên và Ninh Bình thành 6 Quân khu, giao cho Lữđoàn I Sơn Tây phụ trách. Trên địa bàn còn lại của tỉnh Hưng Hoá xuất hiện 3 Quân khu: Hưng Hoá, Sơn La vàYên Bái. Quân khu Sơn La gồm: Tiểu quân khu Sơn La (với các đồn binh Sơn La, Tạ Chan, Bảo Yên), Tiểu quân khu Lai Châu (với các đồn binh Lai Châu, Điện Biên, Tuần Giáo) vàTiểu quân khu Nghĩa Lộ(với các đồn binh Nghĩa Lộ, Đại Lịch).

Theo sựđiều chỉnh của giới quân sự Pháp, từ tháng 4/1890, Sơn La thuộc Tiểu quân khu Sơn La với các đồn binh Sơn La, Tạ Chan, Vạn Yên, cùng các Tiểu quân khu Lai Châu, Tiểu quân khu Nghĩa Lộ hợp thành Quân khu Sơn La.

Để giới quân sự có nhiều quyền lực hơn nữa trong việc đàn áp các cuộc nổi dậy của nhân dân miền núi các tỉnh Bắc Kỳ, ngày 20/8/1891, Toàn  quyền Đông Dương ra Nghịđịnh thành lập 4Đạo quan binh (Territore Militaire) ở Tây Bắc, Việt Bắc vàđến ngày 4/9/1891 ra tiếp Nghịđịnh quy định địa bàn của Đạo quan binh Sơn La (còn gọi làĐạo Quan binh thứ tư) bao gồm địa hạt Sơn La và các tổng Yên Lũng, Kiệt Sơn, Xuân Đài (tách từ huyện  Thanh Sơn, phủ Gia Hưng, tỉnh Hưng Hoá) và tổng Cự Thắng (tách ra từ huyện Thanh Thủy, phủ Gia Hưng, tỉnh Hưng Hoá); thủ phủđặt tại Sơn La, do một Trung tá làm Tư lệnh.

Ngày 272-1892,Toàn quyền Đông Dương ra Nghịđịnh chia Đạoquan binh Sơn La thành:

Tiểu quân khu Vạn Bú bao gồm phủ Vạn Yên (châu Mộc, châu Phù Yên), phủ Sơn La (châu Sơn La, châu Yên, châu Mai Sơn, châu Thuận, châu Tuần Giáo, châu Điện Biên).

Tiểu quân khu phụ Lai Châu  gồm châu Lai, châu Luân, châu Quỳnh Nhai và Phong Thổ.

Đểđàn áp phong trào kháng chiến của nghĩa quân Đề Kiều-Đốc Ngữ, ngày 10/3/1892 nhà cầm quyền Pháp đã cho chuyển giao toàn bộ quyền hành động về quân sự và chính trịở các khu vực dân sự của tỉnh Hưng Hoá- tức là tại các khu vực chưa đưa vào Đạo quan binh, vào tay Tư lệnh Đạo quan binh Sơn La.

Ba năm sau, vào ngày 10/10/1895, Toàn quyền Đông Dương ra Nghịđịnh chuyển Tiểu quân khu Vạn Bú (cercle de Van Bu) thuộc Đạo quan binh 4 (4è Territoire militaire) là vùng đất quân quản sang chếđộ dân sự (Autoritécivile). Tên thực dân Caya (M.Caillat) thay thiếu tá Noócminô (Norminot) làm Phái viên Chính phủ bảo bộ tại Vạn Bú (Commissaire de Gouvernement à Vạn Bú) với cương vị là quan Chưởng ấn (Chamcelier), tức là quan Chủ tỉnh (chef de Province).Đầu tiên lỵ sở của tỉnh vẫn đặt tại Pá Giang, tổng Hiếu Trai-thủ phủ của Tiểu quân khu Vạn Bú.

Với việc chuyển Vạn Bú sang chếđộ dân sự, chính quyền thuộc địa cho rằng địa bàn này đãđược bình định. Ngày 10/10/1895 trở thành thời điểm ra đời của tỉnh Sơn La.

Đồng thời với việc thiết lập chếđộ dân sựở Vạn Bú, chính quyền thuộc địa nhập toàn bộ Tiểu quân khu phụ Lai Châu (được thành lập theo Nghịđịnh ngày 5/6/1893 của Toàn quyền Đông Dương) vào địa hạt này. Do đó, địa bàn của tỉnh Vạn Bú bao gồm phủ Vạn Yên với các châu Mộc, châu Phù Yên; phủ Sơn La với các châu Sơn La, châu Yên, châu Mai Sơn, châu Thuận, châu Tuần Giáo, châu Điện Biên (thuộc Tiểu quân khu Vạn Bú cũ), châu Lai, châu Luân, châu Quỳnh Nhai, Phong Thổ (thuộc Tiểu quân khu phụ Lai Châu cũ).

Theo Pierre Grossin trong Tỉnh Mường Hoà Bình thì:

“Việc sáp nhập tỉnh Mường vào tỉnh Vạn Búđược người ta xét đến vào tháng 2/1898. Ông Morel, Phó Công sứ tỉnh Mường thì phản đối phương án này. Ông nói rằng nếu như giữa người Mường và người An Nam có những nét giống nhau nào đó thì giữa người Mường và người Thái lại không như thế. Ông nhắc đến kế hoạch của vua Minh Mệnh và vua TựĐức về việc hình thành một tỉnh Mường thống nhất. Tất cả các quan lang cũng đều phản đối việc này và tuyên bố mong muốn cho tỉnh của họđược xây dựng thành một tỉnh độc lập. Việc sáp nhập tỉnh không thành, song nó cũng làm dân chúng xôn xao”[25].

Đểổn định và tạo điều kiện tốt nhất cho chính quyền địa phương hoạt động, ngày 7/4/1904, theo đề nghị của Thống sứ Bắc Kỳ, được Hội đồng bảo hộ chấp nhận, được sựđồng ý của Hội đồng tối cao Đông Dương, Toàn quyền Đông Dương ra Nghịđịnh chuyển trụ sở hành chính (siêge administratif) của Phái bộ Chính phủ từ Vạn Búđến Sơn La, nơi an toàn, có khí hậu mát mẻ, nhiệt độ không bao giờ vượt quá 30oC. Sơn La trở thành lỵ sở (chef lieu) của tỉnh Vạn Bú.

Do việc chuyển bộ máy chính quyền đến Sơn La, nên vào ngày 23/8/1904 theo yêu cầu của Phái bộ Chính phủ bảo hộ tại Sơn La, theo đề nghị của Thống sứ Bắc Kỳ, được sựđồng ý của Hội đồng tối cao Đông Dương, Toàn quyền Đông Dương ra Nghịđịnh đổi tên Phái bộ Vạn Bú thành Phái bộ Sơn La (Commissriat de Gouvernement de Sonla). Từđây têntỉnh Vạn Búđược thay bằng tên tỉnh Sơn La.

Vìđịa bàn Sơn La quá rộng, địa hình lại phức tạp, khó khăn cho việc quản lý, chính quyền thuộc địa chủ trương thu hẹp phạm vi của tỉnh. Theo đó, ngày 28/6/1909, Toàn quyền Đông Dương ra Nghịđịnh tách các châu Quỳnh Nhai, Điện Biên, Tuần Giáo, Châu Lai, Châu Luân thành lập một tỉnh mới lấy tên là Lai Châu (thuộc đạo Quan binh 4); tách tổng Nghĩa Lộ nhập vào địa bàn tỉnh Yên Bái. Địa hạt Sơn La còn lại 6 châu: Sơn La (hay Mường La), Thuận Châu, Mai Sơn, Châu Yên, Châu Mộc, Phù Yên (gồm cả Bắc Yên ngày nay). Năm 1932, Sơn La vẫn gồm 6 châu, 29 mường, 1.180 bản và Trung tâm hành chính Vạn Yên. Các đơn vị hành chính trên tồn tại đến hết thời kỳ Pháp thuộc.

Louis René, Công sứ Sơn La, trong một bản báo cáo đề ngày 12/7/1921 đã viết:

“Thiếu tá Pennequin đã hoàn tất việc tiễu trừ những toán quân Trung Quốc và những toán quân thuộc đủ mọi loại cờ. Đèo văn Trì, sau khi cam kết lòng tận tâm trung thành, đãđược bổ nhiệm là Quản đạo Lai Châu và phụ trách đội quân cảnh vệ biên giới giữa Trung Hoa và Síp Song Châu Thái.

Thiếu tá Pennequin là vị chỉ huy người Pháp đầu tiên của một xứ mới được dựng lên thành Đạo quan binh, với Vạn Bú làm lỵ sở (1892).Bằng lối cai trị thân tình theo kiểu gia trưởng nhưng không mềm yếu, ông đã biết chiếm được lòng tin và cảm tình của những người do ông cai trị. Kỷ niệm vềông được để lại rất sống động trong người dân Thái và những ai đặc biệt đã biết vềông nhiều hơn đã nói vềông với lòng kính trọng chân thành và sự cảmđộng thực sự.

Từ 1893 đến 1895, người kế nhiệm ông làĐại uý Diguet đã tiếp tục sự nghiệp và chính sách của ông bắng cách cố gắng tôn trọng những tập quán và tổ chức hành chính của xứ sở. Diguet đãđể lại những nghiên cứu rất chi tiết và chính xác qua những điều ông quan sát được trong thời gian ông sống trong vùng. Những nghiên cứu, quan sát của Diguet về xứ Thái cho đến ngày nay vẫn tỏ ra vô cùng thú vị.

Thiếu tá Noirmot là người thay thếông Diguet, nhưng chẳng bao lâu sau (theo Nghịđịnh ngày 10/10/1895) Đạo quan binh Vạn Búđã bị bãi bỏ và Sip Song Châu Thái chuyển sang chính quyền dân sự. Ông Gaillat, Chưởng lý toà Công sứ trở thành vị thủ trưởng dân sựđầu tiên, với chức danh Phái bộ Chính phủ. Ông tích cực giám sát toàn bộ xứ Thái. Đèo Văn Trìđược để gần nhưđộc lập, bảo đảm đội quân biên phòng và nắm quyền cai trị trực tiếp Đạo Lai, bao gồm lãnh thổ của các châu Lai, châu Luân và châu Quỳnh Nhai. Một vịđại diện ở Vạn Yên phụ trách các châu Mộc và châu Phù Yên. Quyền lực của vị Phái bộ Chính phủđặc biệt các châu Điện Biên, châu Than Uyên, châu Thuận, châu Sơn La, châu Mai Sơn và châu Yên.

Năm 1904, lỵ sở của tỉnh được chuyển từ Vạn Bú về Sơn La (Nghịđịnh ngày 7/41904).

Như người ta có thể thấy, sự thống nhất về hành chính vàđịa lý của Sip Song Châu Thái đãđược duy trì toàn bộ. Nó vẫn được thực hiện cho đến khi Đèo Văn Trì chết năm 1908.

Theo Nghịđịnh ngày 28-6-1909, tỉnh Lai Châu được thành lập, bao gồm đạo Lai nhưđãđược nói dến bên trên, châu Điện Biên và tổng Tuần Giáo.

Đó là sự bắt đầu của quá trình phân tách nhóm người Thái, một sự phântách mà chỉ có thể giải thích bằng sự cần thiết phải giám sát rất sít sao những tham vọng của những người thừa kếĐèo Văn Trì, những người mà chúng ta không có lý do gìđể tiếp tục duy trì lòng tin cậy nhưđã cóđối với ông ta. Phải cần thiết loại bỏđi những hoạt động chính trị không phải là vừa của những người trẻ tuổi, mà công trạng duy nhất chỉ là do có họ hàng gần gũi với vị Quân đạo đã mất.

Tuy nhiên, như chúng ta sẽ thấy sau đây, có thểđã không đạt được kết quảđó. Hơn nữa, điều quan trọng là cần phải gắn kết lại một xứ sở trên thực tếđược trải ra qúa rộng và qúa thiếu những tuyến đường giao thông để có thểđược cai trị một cách tiện ích bởi một thủ lĩnh duy nhất. Nhưng đó không phải là một giải pháp hợp lý: đó chỉ nên coi là một phương tiện tạm thời mà không thể lưu giữ qúa trễ. Đến lúc này, mặc dù hệ thống này đãđược vận hành từ 12 năm nay, người ta vẫn cảm thấy sự chia cắt đó có một cái gì giả tạo, và nó chỉ là một thủđoạn dùng đểđối phó với những yêu cầu nhất thời.

Bản thân sự phân chia này cũng có một điều gìđó giả tạo. Nếu có một địa phương nào mà bản thân chủng tộc Thái còn tồn tại, thìđó là trong những châu Thuận vàĐiện Biên. Họđã cùng chịu đựng những cuộc xâm lấn của người Lủ, người Miến và người Xiêm. Những kýức về sự tàn bạo do những kẻ xâm lược gây nên vẫn làđầu đề trong những câu chuyện hãi hùng do các cụ già trong xứ kể lại. Giữa những gia đình quyền quý của hai địa khu này, đã có những mối liên hệ họ hàng bà con rất mật thiết. Nếu hợp lý ra thì tại sao họ lại phải chia lìa? Điều này khó mà giải thích được khi ngày nay, người ta lại đi tìm chính một người họ Bạc, cùng với gia đình họ Bạc đểđi làm tri châu ởĐiện Biên Phủ.

Vàđó chưa phải là tất cả. Hai năm sau, một châu mới được thành lập với cái tên là châu Than. Chẳng bao lâu sau nóđược chuyển qua tỉnh Lai Châu, trừ tổng Hiếu Trai thì vẫn nằm trong tỉnh Sơn La.

Cuối cùng đến năm 1917, tổng Ngọc Chiến (người Thái Trắng) lại được tách ra khỏi chính châu Than này để trở về sáp nhập vào tỉnh Sơn La (người Thái Đen).

Đó là tình hình của chúng ta vào thời điểm hiện nay. Hình như trong khoảng thời gian hai năm gần đây, tất cả các châu đang bị lợi dụng để phá hoại sự thống nhất của Sip Song Châu Thái. Người ta biện minh cho sự phân rã này bằng những lý do về những chuyển tiếp của tỉnh Lai Châu dưới chếđộ của Đạo quan binh. Người ta đã dùng chính sách “chia để trị”, thậm chí gây chống đối giữa người Thái trắng và người Thái đen. Một sĩ quan cao cấp từng sống nhiều tháng trong Đạo quan binh số 4 khi qua Sơn La có dịp trò chuyện với tôi, đã phàn nàn rằng toàn thể bộ phận hành chính của toàn bộ xứ Thái đã không đặt trong tay chính quyền dân sự, và chỉ có thể bảo đảm thành công khi theo đuổi một chính sách với một chếđộ hành chính đồng đều.

Theo ý tôi, điều đầu tiên mà chúng ta cần thực hiện là cố gắng tái lập lại sự thống nhất hành chính và xã hội của Sip Song Châu Thái. Chúng ta đã thấy rằng sự thống nhất đó không phải là một từ ngữ suông, một công thức mơ hồ, mà chính là một điều thực tế.

Chính là nhờ sự thống nhất đó mà những mệnh lệnh đầu tiên của chính quyền An Nam, Đèo Văn Sanh rồi Đèo Văn Trì, đã huy động được trong Sip Song Châu Thái một lực lượng đội ngũ quân đội đểđánh đuổi những quân xâm lược. Cũng chính dựa vào sự thống nhất đó mà có thể cai trịđược một vùng đất chiếm đóng rộng mênh mông, mà không cần dùng tới một lực lượng lớn. Sự tôn trọng truyền thống, và cũng cần phải nói rõ là, một tổ chức làng bản dựa trên những nguyên tắc duy lý nhất của chủ nghĩa cộng sản đã làm chấp nhận một hệ thống tựa hồ như chếđộ phong kiến (simili féodal) gây ra những điều sách nhiễu, đó làđặc trưng của tổ chức xã hội Thái. Một cơ chế cai trị, một tập quán pháp được đúc rút ra từ cùng một nguồn gốc đã quy định số phận của những người dân Thái, dù cho họ cư trúở Mường Lai, ở Mường La hoặc ở Vạn Yên.

Có một điều gây ngạc nhiên cho vị quan cai trị mà sự nghiệp run rủi đãđưa ông ta đến phục vụở xứ Mường và xứ Thái (chính là trường hợp của tác giả những dòng chữ này). Chính là do nhu cầu mà Nhà nước Bảo hộđã lập thành quy chế những nguyên tắc cai trị cho xứ Mường, trong khi người ta không nghĩ rằng phải làm điều đó cho xứ Thái. Những nguyên tắc cần phải in dấu ấn của một chủ nghĩa tự do mà người ta không gặp ở xứ Mường. Xứ Thái rộng lớn hơn xứ Mường, người Thái thú vị hơn người Mường. Tổ chức xã hội của họ cao hơn và luật tục của họ cũng rất đáng quan tâm. Đó là lý do vì sao cần phải có một quy chế chiếu cốđến người Thái, phù hợp với quá khứ của họ và những khát vọng của họ.

Thay vìđiều đó, tất cảđể mặc cho các địa phương. Người ta cai trịở Lai Châu ra sao?. Vị công sứ Sơn La không biết. Người ta cai trịở Sơn La ra sao? Vị chỉ huy Đạo quan binh số 4 cũng không biết.

Sự thiếu vắng chương trình chính trịđược ấn định rõđã làm cho mỗi người cai trị theo cách màông ta tin là tốt, không quan tâm đến những điều khác ngoài việc ngày lại ngày làm tốt hơn chút ít mà không bận tâm đến ngày mai, bởi vìông ta chẳng biết mình phải làm gì, do người ta không nói cho ông ta biết.

Thật là nguy hiểm khi giao phó cho một viên quan cai trị không được biết trước mọi điều trong xứ và không có những chỉ dẫn rõ ràng về việc cần cẩn thận khi tiếp tục giải quyết cái mà người ta gọi là vấn đề “những kẻ kế nghiệp Đèo Văn Trì”. Những sự thèm khát tiềm ẩn nào đang diễn ra trong bóng tối và dưới cái vỏ bọc của thái độ khúm núm hèn hạ mà người ta thường dễ chấp nhận, để chờ cơ hội thuận lợi sẽđược thoả mãn? Người ta có nguy cơ sẽ phạm phải những sai lầm gì nếu khi đến Sơn La mà không cẩn thận, thí dụ như lại đi phá tan những nguyên tắc hành chính chung mà người ta đã có thểđã dành được trong những tỉnh khác?

Hãy quay trở lại Sip Song Châu Thái, vấn đềđó vẫn có thể còn khả năng. Hãy làm cho Sơn La trở thànhlỵ sở của toàn xứ, lỵ sở mà từđó sẽ xuất phát ra mọi công thức hành chính và những công thức khác, bởi vì chúng sẽđược đệ trình dưới hình thức các chỉ thị rõ ràng và chính xác, kết quả của một chương trình nghiên cứu lâu dài, một lỵ sở là nơi cũng sẽ tập trung và bình luận về những điều áp dụng những nguyên tắc hành chính đó.

Về vấn đề công việc cai trị toàn xứ phải nên đặc quyền giao cho những quan chức dân sự hay quân sự, hoặc thậm chí có thể là hỗn hợp, đó là một vấn đề vượt ngoài thẩm quyền của tôi rút ra từ chương trình mà tôi đã vạch ra: chứng tỏ sự cần thiết phải lập lại sự thống nhất về những phương pháp cai trịáp dụng trong Sip Song Châu Thái.

Không được suy diễn từ những điều xảy ra từ trước để tuỳ tiện một cách vô phương hại đặt một người Thái đen đứng đầu một bản làng Thái trắng hoặc ngược lại. Kinh nghiệm từ các nơi khác chứng tỏ rằng nên có sự phối hợp trong những công việc loại này. Đèo Văn Thào tức Cầm Sang, emcủa Đèo Văn Trì, đã phải rời bỏ chức tri phủ Vạn Yên được giao phó trước đó, và bố vợ của người này là Cầm Đôi cũng đã từ bỏ không luyến tiếc chức tri châu Tuần Giáo. Bản thân Đèo Văn Trì, lúc khi là quan phủĐiện Biên (tháng tư 1890) cũng chưa bao giờđược dân chúng ưa thích, và tấm văn bằng năm 1983 đưa ông ta lên làm quản đạo Mường Lai đã chấm dứt tốt đẹp một tình hình mà nếu kéo dài thêm sẽ có thể dẫn đến những phức tạp chính trị[26].

Sự ra đời của tỉnh Vạn Bú (từ năm 1904 đổi thành tỉnh Sơn La) xuất phát từý thức chủ quan của chính quyền thuộc địa, gắn liền với chính sách xâm lược, bình định, khai thác và bóc lột của thực dân Pháp. Tuy nhiên, sự ra đời của đơn vị hành chính Sơn La cũng thể hiện rõ vị trí chiến lược quan trọng về chính trị-kinh tế-xã hội-quốc phòng-an ninh của vùng đất này; nó cũng là kết quả của sự hội tụ và phát triển của các yếu tố tự nhiên, chính trị, kinh tế, xã hội và con người nơi đây, hoàn toàn không phải như viên Công sứ Sơn La Xanh Pulốp (Saint Poulof) viết năm 1932: “Việc đặt ra nền bảo hộ xứ Bắc Kỳ và thành lập tỉnh Sơn La đã lấy lại cho Thái Đen cùng Thái Vạt[27]nền tự trị của họ, giúp họ xây dựng lại bản mường, sống yên vui từ nay cũng đều nhờở sự che chở của nước Pháp mới có”[28].

Sau khi chuyển Sơn La sang chếđộ dân sự, chính quyền thuộc địa đã xức tiến ngay việc thành lập và hoàn chỉnh bộ máy cai trị từ tỉnh xuống các mường, bản, phục vụ cho việc áp bức về chính trị, khai thác, bóc lột về kinh tế.

Chính quyền thuộc địa cấp tỉnh lúc đầu là Phái bộChính phủ rồi Toà công sứ (Rðsidence)đặt tại tỉnh lỵ. Đứng đầu ToàCông sứ là viên công sứ người Pháp (Administrateur-Resident). Viên Công sứ nắm cả quyền hành pháp lẫn tư pháp. Các viên tham biện sau đây đã lần lượt đảm trách chức vụCông sứở Sơn La: Caya (M.Caillat), Giang Môngpêra (Jean Monpéra). Philiông (Fillion) Bôngnêmanh (Bonnermain), Lui (Louis), Grốtxanhpiê (Grossin Pierre), Năng Pông (Nempont), Rômanétti (Romanetti), Xanh Pulốp (Saint Poulof), Cútxô (Cousseau) Gabông (Gabon); Rôbe (Rober)[29]. Giúp việc trực tiếp cho Công sứ là một PhóCông sứ người Pháp.Ngoài ra, còn có một số viên chức người Pháp làm đại diện choCông sứ Sơn La ở Trung tâm hành chính Vạn Yên vàở Tạ Bú.

Chính quyềnđịa phương đã sửdụng những nhân viên giúp việc người bản xứ, gồm các Thư ký, các Tuỳphái làm các công việc văn thư, chạygiấy tờ, phiên dịch tiếng Thái, tiếng Hoa, làm kế toán… Cùng với sự hoàn thiện dần bộ máy tổ chức của ToàCông sứ, sựđa dạng trong công việc ngày càng tăng lên, số nhân viên giúp việc cũng tăng dần và biến đổi theo từng thời điểm, ngoài những nhân viên chuyên nghiệp còn có cả những người làm việc theo mùa vụ. Phần lớn các nhân viên giúp việc làm việc tại ToàCông sứở tỉnh lỵ, chỉ có 1 hoặc 2 người trợ giúp cho các đại diện của Công sứở Vạn Yên hoặc Tạ Bú. Vào năm 1914, ToàCông sứ Sơn La chưa có kế toán và lục sự, chỉ cóThư ký người bản xứ làm việc dưới sự chỉđạo của Công sứ và PhóCông sứ. Những nhân viên người Kinh làm việc tại Sơn La đều muốn rời bỏ việc, nên chính quyền thuộc địa ở Sơn La phải đề nghị tăng thêm lương cho họ. Từ những năm 1920, số nhân viên người bản xứ giúp việc ởTòa Công sứ thường dao động trên dưới chục người. Theo báo cáo của TòaCông sứ Sơn La, năm 1928, với nhân viên người bản sứ giúp việc tại Toà sứ gồm: 1 Thư ký cấp 1 làm phiên dịch tiếng Hoa, 1Thư ký cấp 4 kiêm kế toán, 1 Thư ký cấp 5 (ở Vạn Yên), 1 Thư ký cấp 7 (ở Tạ Bú), 1 Thư ký cấp 8 làm việc tại Toà sứ, 1 Thư ký tập sự, 1 Thư ký phiên dịch tiếng Thái, 1 Tuỳphái cấp 4, 1 Tuỳ phái tạm  thời[30].

Cho tới năm 1914, ở Sơn La chưa có các cơ quan chuyên trách giúp việc cho Toà sứ. Viên Giám binh chỉ huy lực lượng quân đội ở Sơn La vừa là người đại diện của Sở thuế vàđộc quyền, đồng thời phụ trách thêm phần việc của Sở Công chính. Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện cai trị và khai thác, chính quyền thuộc địa thiết lập những cơ quan chuyên trách về các vấn đề kinh tế, xã hội… giúp việc cho Tòa sứ như SởThương chính, SởCông chính, Ngân khố, Thuế. Đứng đầu các cơ quan này là các viên cai trị, các công chức người Pháp, ngoài ra còn có các nhân viên người bản xứ làm phụ tá. Hai cơ quan Thương chính vàNgân khố thường do viên Giám binh cơ khố xanh và viên PhóCông sứ kiêm làm Chủ sự. Một số lĩnh vực như y tế, giáo dục… không lập cơ quan chuyên trách mà do một quan chức người Pháp phụ trách, chịu trách nhiệm trước viên Công sứ.

Chính quyền thuộc địa tiếp tục duy trì bộ máy hành chính quản lýđịa phương rất phức tạp, thông qua đóđể thực thi các chính sách cai trị bằng cách biến các quan lại bản xứ từ cấp tỉnh xuống cấp châu, phủ thành những quan chức ăn lương, được hưởng đặc quyền đặc lợi.

Tại tỉnh lỵ, có một quan Kinh lược Bắc Kỳ người bản xứ. Tuy danh nghĩa là người thay quyền vua để trông coi việc binh và việc dân trong địa hạt, song viên quan này trên thực tế chỉ là người thừa hành các chỉ thị của viên Công sứ người Pháp.

Ở các châu có các Tri châuđứng đầu. Tất cả các Tri châu đều hoạt động dưới sựđiều khiển và giám sát của viên Công sứ. Giúp việc cho mỗi quan chức này là 1 Châu uý (Giám uý) cùng 1 Thừa phái quán xuyến việc trông coi và giữ gìn an ninh trên sông Đà[31].

Ngoài các Châu uý vàThừa phái, trợ giúp cho các Tri châu còn có các kỳ mục đặc trách về các bản Mông và Xá; 1 lam pọng được dân bầu lên để xem xét các phìa mỗi khi dân có yêu cầu; 1 mo chuyên trách việc cúng lễ.

Cấp hành chính dưới châu là mường, bản. Đứng đầu một mường làPhìa lý, giúp việc có 1 Phìa phó; 4 Đại kỳ mục (Păn, Pọng, Ho luông, Lam ho)đều do Quan bản vàChá bầu ra: 4 Tiểu kỳ mục: quan sư Păn, quan sư Pọng, quan sư Ho Luông, quan sư Lam Ho. ở những vùng xa lỵ sở của mường thì cứ 10 bản bầu ra 1 tạo để cai trị. Giúp việc cho tạo cũng có các kỳ mục:Păn, Pọng, Ho Luông, Lam Ho. Đứng đầu mỗi bản có 1 Quan bản; giúp việc và hỗ trợ có 1 Chá và các Tiểu kỳ mục do dân bầu. Các quan chức từ mường xuống bản đều được hưởng chếđộ “cuông”, “nhốc”.

Ngoài bộ máy hành chính phức tạp trên, chính quyền thuộc địa vẫn sử dụng hệ thống chính quyền có tính chất tự trị của các dân tộc Mông, Xá, Dao.

Đứng đầu người Mông là một Thống lý, chúa tể cai quản 75 bản người Mông. Dưới Thống lý có các Sùng quán (Chánh tổng), Quan sư (Phó tổng) do các Xéo phải (Trưởng bản) vàMù lao (Phó bản) bầu lên. Một số bản gộp lại thành một khối do 1 chá thào đứng đầu.

Đối với 115 bản người Xá: Chúa tể Sen cầm đầu dân Xá Ten (ở Sơn La); Quan sít đứng đầu dân Xá Puộc (ở Mộc Châu); Khum đứng đầu dân Xá Cẩu (ở Mai Sơn).

Đối với 59 bản của người Dao đứng đầu là1 Quan bản.

Với sự thiếtlập và sử dụng hệ thống chính quyền cai trị như trên, thực dân Pháp vừa có thể nắm cư dân các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh để dễ bề bóc lột, vừa thực hiện chính sách chia để trị rất thâm độc của chúng.

Tuy đã tốn nhiều công sức để xây dựng, song thời kỳđầu hiệu quả hoạt động của bộ máy chính quyền tay sai rất thấp, mà nguyên nhân chính là chất lượng của đội ngũ quan chức. Các  báo cáo về tình hình chính trị trong địa hạt của Công sứ Sơn La (tháng 1 và tháng 5/1914) viết: “Quan lại hương chức là những người lười nhác, kém thông minh và không có chí tiến thủ”, “tại các châu phủ Châu Yên, Phù Yên, Châu Mộc các vị quan đứng đầu đều là những người không có năng lực”[32].

Trong một báo cáo khác viết năm 1920, Công sứ Sơn La Louis René cho biết:

“Tôi tiếp tục nói rằng tôi ít hài lòng với cung cách cai trị của phần lớn các quan lại. Cũng có thể là tôi sai lầm và tôi chưa thực hoàn toàn hiểu kỹ những con người ấy. Sau khi nhận chức, tôi đã cố gắng thích ứng với tình hình trong xứ, và sau khi tìm hiểu nghiên cứu, những ấn tượng của tôi có phần nào bớt xấu đi so với ban đầu. Tôi đã không quản công sưu tầm tư liệu về tổ chức xã hội Thái và cẩn thận quan sát các phương pháp cai trị của họ. Từđó, tôi muốn rút ra một vài kết luận và trình bày quan điểm của tôi về vấn đề này.

Hệ thống tựa hồ như chếđộ phong kiến (simili-féodal) đượccoi như cơ sởđể tổ chức xã hội và các bản làng Thái không thể không gây sốc đối với những người của thế hệ chúng ta. Tính chất lạc hậu và gây phiền hà của chếđộđó tất nhiên làđiều đầu tiên làm chúng ta chúý, và sẽ là nhân đạo và hợp lý khi mọi người quan tâm đến vấn đề này cố gắng tìm cách để loại trừđi cho người bản xứ những nghĩa vụ của thời trung cổ do giới quý tộc của họđòi hỏi. Vì vậy, người ta đã bắt đầu bằng cách giảm thiểu những đặc quyền của tầng lớp quyền quý vàđề cao nhân cách của người nông dân. Nói một cách khác, người ta tấn công từ hai đầu: hạ thấp kẻ quyền thế bên trên và nâng cao người yếu mọn bên dưới.

Phải chăng đó là một điều tốt? Tôi cũng không chắc chắn lắm. Tôi cho rằng hình như người ta đã qúa coi rẻ những giai tầng trung gian, mà trong đó họ có thể hy vọng tìm ra một thái độ trung dung đánh giáđúng đắn các giá trị trí tuệ vàđạo đức của người trong xứ.

Chúng ta đã thừa nhận các tri châu và các phìa với một mục đích đáng khen là làm giảm nhẹ cho dân chúng những nghĩa vụ quá nặng nề mà họ bắt dân phải gánh cả quyền hành của họ. Rồi chúng ta gần gũi dân, chúng ta nói với những Quan-bản giảđò không biết gì mọi điều đã tồn tại giữa hai thái cực đó. Tôi cho rằng bước nhảy hơi đột ngột và chúng ta vẫn hãy còn quá xa dân để nghĩđến việc có thể bỏ qua đi không dùng đến những người trung gian. ởđây đã có một sự thiếu cân bằng bộc lộ ra nhanh chóng, ít nhất là mang tính chất cảnh báo. Và tôi sẽ cố gắng nêu lên điều đó bằng cách trình bày những điều chúng tôi đã làm về phương diện thuế khoáđối với thí dụ như xã Mường La. Đối với nhân vật phìa, con người nắm những vận mệnh của Mường này, chúng tôi không thừa nhận là những viên thuộc lại như những Quan-bản. Mà xã này bao gồm 103 bản vàđếm được 1148 gia đình người Thái. Số 103 bản này đãđăng ký vào sổ thuế năm 1920 trong tình trạng rất lộn xộn, thậm chí cũng không tuân theo cả trật tựđịa lý. Vậy chúng ta muốn một phìa, dù cho người đó tích cực đến đâu, phải làm gì khi đứng giữa tất cả những trưởng bản? Chúng ta muốn ông ta phải làm thế nào, thí dụ nhưđể chứng thực một cách hợp thức căn cước cho một người bản địa cư ngụ tại một trong số 103 bản, cách xa nơi ông ta đến 3, 4 ngày đường đi bộ? Người ta sẽ nói rằng đã có các quan-bản bù vào, nhưng những người này lại dốt nát và thô lỗ thật là vô bổ khi người ta muốn dùng những kẻ này làm đại diện cho hệ thống hành chính trong những bản làng của tỉnh, nơi cóđến hơn 1000 quan-bản mà 99% đã không ký nổi cái tên của mình.

Tuy nhiên, ýđịnh là tốt, sự thiếu sót chính làở chỗ tính không hợp thời khi đưa vào thực hiện. Cần phải quy trình theo từng bước, từ Phìa xuống dần tới các quan-bản, việc đó có thể dễ dàng khi sử dụng những hào mục lớn. Cho đến nay không một ai chính thức thừa nhận. Lý do là chính bọn “hào mục đỉa đói” (bitables sangsues) đãđòi hỏi, bòn rút người dân đến kiệt quệ, và người ta muốn loại bỏ chúng. Nhưng dù có thừa nhận hay không, chúng vẫn tồn tại, cũng như những sách nhiễu của chúng. Vậy phải chăng hãy nên lợi dụng chúng? Tôi không dám cóý kiến quyết định chắc chắn về vấn đề này. Tuy nhiên, có vẻ làm việc đó làđiều hợp lý. Bởi vì trong một số Mường, những chức vụ của phìa và phìa phó chủ yếu chỉ có tính chất vinh dự theo truyền thống, và viên Tri châu đôi khi cai trị cùng với các ông pọng, ông pằn, ông ho luông, quan cuông và những tạo.

Đây là sổ thuế cho năm 1920 của xã Mường La:

Một phìa, 103 bản, 1067 gia đình Thái.

Vàđây là sổ thuế cho năm 1921, sau khi được làm lại, căn cứ theo những đơn vị hành chính:

Một phìa                             toàn bộ Mường        

Ông pằn                              17 bản                        231 gia đình

Ông pọng                            15 bản                        214 gia đình

Ông ho luông                     12 bản                        159 gia đình

Lam ho                                17 bản                        167 gia đình

Quan cuông                                   27 bản                        215 gia đình

Tạo                                      15 bản                          15 gia đình

                                       ___________          ___________

                                    103 bản                   1148 gia đình

Vậy là tôi chỉ phân loại các bản theo xổng hay giáp tức như xổng pằn, xổng pọng, xổng ho luông, xổng lam ho và giáp Mường Bằng. Tôi tiến hành theo cách đóđối với tất cả các mường trong tỉnh. Theo tôi, cách đó có lợi thế lớn là bảo đảm sự trung thành của những hào mục lớn. Còn nếu chúng ta chỉ nắm người đứng đầu, có thể chúng ta sẽđể tuột khỏi tay toàn bộ. Đó là một biện pháp tản quyền đáng khuyến khích chừng nào mà các quan-bản vẫn chưa có khả năng trợ giúp phìa của họ mà không có người trung gian.

Trên kia tôi đã nói rằng việc giảm bớt một cách có hệ thống quyền hành của các hào mục bản xứ là một phương cách chỉ nên dùng một cách hết sức thận trọng. Từ khi tôi nhận chức, tôi mới chỉ xử lý hơn 20 vụ việc trong đó người dân đã buộc tội chính quyền vềđủ các loại sai phạm. Vạn bất đắc dĩ tôi mới phải dùng đến sự trừng phạt. Tôi cảm thấy chúng ta vẫn rất cần nâng đỡ họđể họ gắn bó với chúng ta. Nếu tôi muốn, tôi đã có thể kết tội tất cả bọn họ, nhưng điều đó chỉ dẫn đến việc thay những kẻ này bằng những kẻ khác, mà thường là cũng chẳng có giá trị gì hơn.

Tôi không tin vào lòng trung thành đối với chúng ta của đám dân thường người Thái, đó là một tình cảm vượt ngoài ý thức quần tụđi theo các thủ lĩnh của họ. Tôi cũng không tin vào lòng trungthành của tầng lớp thượng lưu quý tộc cầm quyền. Số lượng những phìa, tri châu và quý tộc bị xử bắn hoặc bịđi đầy sau những sự kiện trong vụ bạo loạn năm 1915 đã quáđủđể minh chứng điều đó. Vậy không nên làm phật ý tầng lớp quyền quý này một cách thường xuyên vôích bằng cách giảm bớt những đặc quyền của họ do cơ chếđãđể lại. Cần phải sưu tập tài liệu kỹ lưỡng trước khi tiến hành việc cắt giảm theo kiểu đó, và khi những đặc quyền đó tỏ ra đúng đắn, thì chúng ta nên chấp nhận.

Cần phải thừa nhận không giấu diếm rằng sẽđến một ngày nào đó, người Thái sẽ nổi dậy hoàn toàn chống lại chếđộ hiện hành, nhưng nếu chúng ta không ngăn được điều đó, thì phải là cho ngày đó lùi xa lâu chừng nào càng tốt. Điều cần làm là phổ biến rộng rãi giáo dục và nhất là dần dần dắt dẫn những chính quyền bản xứđến chỗ bản thân họ chịu từ bỏ mọi điều hà lạm quáđáng. Có thể nói thêm rằng việc làm đó khá dễ dàng, và cóđiều ngạc nhiên là một vài viên Tri châu đã tỏ ra cóđầu óc tự do phóng khoáng khi bản thân và gia đình mình tự nguyện từ chối các đặc lợi đã có từ lâu đời. Nhất là trong châu Thuận, người ta thấy có những lời từ chối thực sự gây ngạc nhiên cho những người Thái ít hiểu biết nói chung. Tôi vui sướng được trích ra đây một vài dòng trong báo cáo của một viên tri-châu.

Tôi tin là cần phải nói cho ngài biết rằng cho tới hiện nay tôi không còn bị ai thù ghét. Tôi đã giảm bớt những đặc lợi nhượng cho các hào lý, đểđem lại lợi ích cho dân chúng, làm họđược sống sung sướng hơn thời trước. Tôi đã huỷ bỏ hoàn toàn những tục lệ bắt dân phải biếu xén. Tôi đã trả lại cho dân tất cả số ruộng đất đã bị các cường hào hoặc quan-bản cưỡng chiếm, ngoài số ruộng mà những người này được hưởng theo tiêu chuẩn chức vụ. Tôi còn tước bỏđịa vị chủ cuông (các làng hoặc các gia đình nông nô) nhượng cho các hào mục.

Trong thời gian gần đây, những gia đình và họ hàng của các tri châu hoặc các phìa không còn bắt dân phải làm lao dịch hành chính. Từ hai năm nay, tôi đãđưa vào chếđộ chung.

Trước đây, người dân đều phải gánh chịu những phí tổn (bằng hiện vật hoặc bằng tiền) mỗi khi các quan Tri châu, phìa hoặc lýđến lỵ sở là công vụ. Nhưng từ khi tôi giữ chức vụ làm quyền Tri châu Thuận, tôi không bao giờ bắt dân phải gánh chịu những phí tổn thuộc loại này. Hơn nữa, tôi nuôi ăn những người phu phục vụ tôi.

Điều làm chúng ta ngạc nhiên hơn nữa là nếu những điều kể trên làđúng, nhưng phải chăng đó mới chỉ là sự việc duy nhất gợi ra những ý tưởng thuộc loại này đáng được ghi nhận?

Kết luận về tất cả những điều đã nói trên đây là tỉnh Sơn La, trong những tháng gần đây, đã có một vụ mùa khá tốt, mọi người được sống trong một cảnh nhàn hạêm dịu và rằng con người ta mơ tưởng đến điều đó trong thanh bình.

Những người bị công kích nhiều nhất là những người đang nắm một chút quyền hành, địa vị của họđã tạo nên những kẻ ghen ghét. Có lý do đểủng hộ họ, tất nhiên, trừ trong một số trường hợp đặc biệt nghiêm trọng. Bởi vì chúng ta sẽ chẳng có lợi gì khi thay thế họ bằng những người khác, những người này thường không muốn họ nhưng cũng sẽ phạm phải những tội lỗi như họ, và bởi vì chúng ta chỉ sẽ có quyền hành đối với những thuộc hạ tiểu tốt bên dưới chừng nào mà bản thân họ cũng có những quyền hành ấy.

Những thuộc hạ tiểu tốt đóở cách khá xa chúng ta và vịđại diện của chúng: các quan-bản thường là những kẻ dốt nát và thô lỗ, trong khi đó cần nên trao chức vụ cho những người tháo vát và hiểu biết. Nhưng điều đó sẽ không đến sớm. Vì vậy, trong khi chờđợi, để lấp đầy khoảng trống lớn tồn tại giữa phìa, thủ lĩnh của Mường, và những quan bản vô tích sự làm trưởng thôn xóm, sẽ là hợp lýđể cần dến những thân hào lớn vàđể thừa nhận một cách hiệu quả những công việc mà họ làm tròn với tư cách đứng đầu các xổng hay các giáp. Còn vềđông đảo các hào mục nhỏ, nếu cóít đi thì sẽ tốt hơn”[33].

Năm 1921, khi nhận định về hệ thống chính quyền địa phương, Công sứ Sơn La viết những dòng rất bi quan: “Quan lại và hương chức luôn đặt lên trên tất cả, họ chỉ quan tâm đến lợi ích cá nhân(…). Tại Châu Yên có một băng tộiphạm hoạt động nhưng chính quyền sở tại không dám làm gìđể ngăn chặn”[34].

Đến năm 1923, khi báo cáo về tình hình chính trị trong địa hạt, Công sứ Sơn La vẫn than phiền: “Các quan chức người bản xứ phần lớn không có năng lực”[35]. Nhận thấy đội ngũ quản lý hành chính không có năng lực, ảnh hưởng đến sự vận hành của các cấp chính quyền, chính quyền thuộc địa ở Sơn La đã chúýđào tạo đội ngũ nhân sự hành chính, đặc biệt cho các châu. Trước năm 1922, Toà Công sứ Sơn La đã mở các lớp đào tạo một số lượng rất hạn chế con em các quan chức ở mường, bản, cho các nhàphìa. Đến năm 1922, được sựđồng ý của chính quyền thuộc địa, Công sứ Sơn La Grốtxanh (Grossin) mở trường Thừa phái ở Sơn La đểđào tạo Thư ký, Lục sự cho bộ máy chính quyền bản xứ, chủ yếu là cho các châu ở Sơn La, sau đó cho cả Lai Châu. Chương trình học của trường gồm các môn về quản lý hành chính bản xứĐông Dương, đặc biệt là quản lý hành chính Bắc Kỳ, về bộ luật của triều đình nhà Nguyễn đang áp dụng ở các Tòaán Nam, học tiếng Thái… Ngoài học các môn chính, học sinh trường Thừa phái còn được học thêm tiếng Pháp, toán… Tất cả các kiến thức trang bịđều nhằm đào tạo nên một công chức mẫn cán phục vụđắc lực cho chính quyền thực dân. Số lượng học sinh của trường hàng năm khoảng trên dưới 10 người, phân bổ cho các châu; thời gian đầu chủ yếu là người Kinh, sau tăng dần các học sinh người Tháiđể phục vụ cho chính sách dùng người dân tộc thiểu số cai trị người dân tộc thiểu số[36].

Tháng 1/1936, Thanh tra về các vấn đề chính trị-hành chính là Chapoulart gửi Thống sứ Bắc Kỳ cũng cho biết, đại để như sau:

– Sự cải cách vàđiển chế hoá các luật tục trong các bản làng xứ Thái là một công việc quan trọng và khó khăn, vì số những hào mục nhỏ thìđông vô kể.

– Tất cả ruộng đất đều là công điền được phân chia. Người dân còn phải nộp một số thứ tô, cày ruộng và lao động phu dịch cho các hào mục, tầng lớp này đã dựa vào đóđểăn bám.

– Trong bản làng, đã có rất nhiều hạng chức sắc, hoàn toàn mang tính chất danh vọng và thực chất là loại vô tích sự. Ta có thể kể: các chức phó phìa, pằn, pọng, ho luông, quan-bản, quan cuông, pèo, chá và ngay cả viên phù thủy, thầy mo cũng có quyền hành.

– Tất cả mọi hào mục đều rất gắn bó với chức tước, đặc quyền vì việc chia ruộng đất công phụ thuộc vào địa vị của các chức sắc được hưởng lợi. Các quan châu, châu uỷ, phìa và những hào mục hàng đầu lại được chia phần trong  các lợi tức về săn bắn và chài lưới của dân chúng. Ngoài ra, họ còn bố tríđể thành lập những “bản cuông”, nghĩa là những làng nông nô.

– Một số các vị Công sứ Sơn La cũng đã có những cố gắng trong việc điển chế hoá các luật tục, để làm giảm nhẹ một số tệ hà lạm, theo hướng giải phóng dần dần những nghĩa vụ mà người dân phải gánh chịu. Nhưng trên thực tế, việc làm đó chưa được thực hiện. Mặt khác, lại có nhiều quy chế của các quan đầu tỉnh ấn định cụ thể các đặc quyền của các hào mục chính yếu, như việc cho thu tô hiện vật đối với các bản-cuông, giống như quyền của các lãnh chúa phong kiến, trong chếđộ nông nô.

– Cần phải giảm nhẹ những nghĩa vụ mà người dân phải gánh nộp, không loại trừ trong tương lai có thể xét đến việc cử ra những thủ lĩnh địa phương đứng đầu trong xứ mà không nhất thiết phải tuân theo chếđộ thế tập cha truyền con nối.

– Ông Bonamy có kể lại trường hợp một viên quan cũ của Yên Châu có nhiều hành động nhũng lạm, đến mức làm cho dân chúng giận dữ, buộc ông ra phải rời khỏi lỵ sở vàđịa hạt cai trị, cho phu phen mang đồđạc về Sơn La.

– Cần phải huỷ bỏ một số thứ thuế mà làng bản bắt các dân đinh phải đóng nộp. Thí dụ nhưở xã Mường Trai, ngoài thuế chính họ còn phải đóng 0$17 để trả lương các Tổng sư, 0$10 cho việc thờ cúng, 0$04 cho khoản chi phí giấy tờ của phìa, 0$31 cho việc tuyển lính và 0$25 cho chi phíđi lại của chính quyền.

– Ở Mường La, người ta thu 360$ để chi cho 5 lính hầu của quan châu (72$ cho mỗi suất một năm). Các loại dân vệ, lính cơ, lính khốđỏ mỗi người được trợ cấp từ 25$ đến 45$ hàng năm. Tiền trợ cấp cho các học sinh trường dạy nghề Sơn La được phân bổ thu từ các xã, lên đến 72$ mỗi người một năm trong một số châu và 33$50 ở những châu khác.

– Các phìa đứng ra thu các khoản tiền đó và tập trung về Văn phòng Tri châu. Người ta không biết là mọi bản làng có nộp đến đủ không. Có một thực tế là, trong các bản làng đó, người ta đã lập nên một bản quyết toán giấu diếm, lén lút để chỉ ghi vào sổ sách tổng số tiền đã thu nộp[37].

Đồng thời với xây dựng, củng cố bộ máy hành chính các cấp, thực dân Pháp xây dựng các cơ quan và lực lượng quân sự phục vụ cho việc trấn áp phong trào đấu tranh, bảo vệ công cuộc khai thác và bóc lột của chúng tại Sơn La.

Lực lượng trấn áp chủ yếu ở Sơn La là Cơ lính khố xanh (garde indigène), gồm cả người Kinh và người Thái, do một viên Giám binh (commissaire de garde indigène) người Pháp chỉ huy. Dưới quyền viên Giám binh có 2 Chánh quản binh người Pháp (1 làm Đồn trưởng ở Vạn Yên), các viên Đội, Cai.

Số lượng lính bản xứở Sơn La thường ít có sự biến động lớn. Năm 1922, ở Sơn La có 119 lính khố xanh; đến những năm 1926-1928, số binh lính là 120, đến năm 1931 là 131. Mặc dù cho rằng binh lính người Thái “không biết phục tùng ý muốn của chỉ huy cũngnhư tuân theo các quy định, quy tắc”, song thực dân Pháp ngày càng chúý tăng số binh lính người Thái trong lực lượng lính khố xanh. Nếu như các năm 1926, 1927, tổng số binh lính khố xanh là 120 người, trong đó người Kinh là 95 người, người Thái là 25 người thìđến 1931, trong số 131 binh lính khố xanh thì có tới 87 người Thái, 44 người Kinh. Sự biến chuyển thành phần dân tộc trong binh lính trên đây không nằm ngoài âm mưu dùng người Thái trị người Thái của thực dân Pháp[38].

Trước năm 1922, binh lính được phân bố chủ yếu ở tỉnh lỵ, ở mỗi châu có từ 5 đến 6 lính làm nhiệm vụ. Riêng Trung tâm hành chính Vạn Yên được phân bố10 lính khố xanh. Đến 1932, số lượng lính khố xanh đóng tập trung chủ yếu tại tỉnh lỵ Sơn La và Vạn Yên.

Nhiệm vụ hàng ngày của binh lính bản xứ là canh gác các công sở (mỗi lính phải gác 3 ngày liên tục trong 1 tuần), canh giữ tù nhân ở nhà tù Sơn La, hộ tống các đoàn xe, chăm sóc cho ngựa của chính quyền…

Ở Sơn La không có lực lượng cảnh sát chuyên nghiệp, do đó, lực lượng lính bản xứ kiêm luôn công việc của cảnh sát. Viên Giám binh chỉ huy lực lượng quân đội ở Sơn La trên thực tế làm cả nhiệm vụ của cảnh sát trưởng, mặc dù không được bổ nhiệm. Ban ngày lính gác được giao nhiệm vụđi tuần ở khu chợ và các khu vực sinh sống của người Hoa. Hàng đêm, lực lượng binh lính bản xứ tổ chức đi tuần tra trong khu vực tỉnh lỵ. Tất cả các binh lính người bản xứđều phải học tiếng Pháp.

Ngoài ra, tại các châu có lực lượng lính dõng (garde montagnarde) do các tri châu trực tiếp quản lý. Lực lượng này đã phục vụđắc lực cho việc thao túng quyền lực của các quan lại địa phương, lùng bắt những người chống lại chếđộ thuộc địa.

Cũng như những địa phương khác trong xứ Bắc Kỳở Sơn La tồn tại hai loại toàán: Toàán Tây vàToàán Nam. Toàán Tây, tức là Toà hoà giải rộng quyền (Tribunal de paix à compétence étandue) đóng ở tỉnh lỵ, do viên Công sứ Sơn La làm chủ toà, Phó công sứ làm dự thẩm, có 1 lục sự văn khế và thừa phái (cả 2 đều là chức sự cơ khố xanh) giúp việc. Toàán Tây lúc đầu chỉ chuyên xét xử theo luật pháp những người Pháp phạm tội. Đến ngày 1/12/1902, theo Sắc lệnh của Tổng thống Pháp, Toàán Tây được quyền xét xử cả người bản xứ. Toàán Tây ở Sơn La xét xử hàng năm trên dưới 10 vụán[39].

Toàán Nam có 2 cấp: Toàđệ nhị cấp vàToàđệ nhất cấp.Toàđệ nhị cấp (tribunal du deuxième degré) đặt tại tỉnh lỵ Sơn La, Công sứ Sơn La (có thời gian là PhóCông sứ) làm Chủ toà. Toàđệ nhị cấp mở cửa vào thứ 3 và thứ 6 hàng tuần. Mặc dù ngày 16/7/1917, vua Khải Định đã ra dụ về chếđộ tư pháp đối với người Việt ở Bắc Kỳ không thuộc phạm vi xét xử của Toàán Tây, trong đó có quy định về tổ chức Toàán Nam gồm 2 cấp, cùng các luật về tố tụng dân sự, hình sự, thương mại. Song, cho đến năm 1921, Toàđệ nhị cấp ở Sơn La vẫn còn yếu kém về mọi mặt, vì “các quan lại phụ trách không cóđủ năng lực”[40]. Từ năm 1922 trởđi, Toà có thêm một Thẩm phán người bản xứ là Tri châu Sơn La trợ giúp, hoạt động đi vào ổn định hơn. Đến 1932, Toàđệ nhị cấp Sơn La có 1 Chánh án là viên Công sứ, 1 bồi thẩm và 1 lục sự trợ giúp.

Toàđệ nhất cấp còn gọi là toà sơ thẩm (tribunal du premier degré) đặt  ở các châu lỵ, do tri châu phụ trách. Theo Hiến pháp của nước cộng hoà Pháp và Nghịđịnh ngày 28/12/1907 của Toàn quyền Đông Dương thì Toàđệ nhất cấp ở châu Sơn La và Mai Sơn cóLục sự do Thống sứ Bắc Kỳ chỉđịnh. Tuy nhiên, cho đến năm 1921, hệ thống Toàđệ nhất cấp ở Sơn La hầu như không hoạt động. Báo cáo tình hình chính trị-kinh tế trong địa hạt Sơn La từ 1/10/1920 đến 1/6/1921 viết: “Toàđệ nhất cấp có thể nói hầu như không tồn tại, các quan lại phụ trách là người Thái phần lớn đều mù chữ, họ chỉ biết một chút ít chữ quốc ngữ và một ít tiếng Kinh”[41].

Từ năm 1923, chính quyền thuộc địa có chấn chỉnh chút ít về tổ chức và hoạt động của toàđệ nhất cấp ở các châu. Cùng với các toàđệ nhất cấp ở Sơn La, Mai Sơn, toàđệ nhất cấp ở Phù Yên, Mộc Châu, Thuận Châu cũng được bổ sung lục sự. Tuy vậy, Toàđệ nhất cấp ở Sơn La rất ít xét xử. Đối với những vụ việc có tính chất dân sự, các Tri châu (chủ toà) thường giải quyết bằng cách hoà giải, dàn xếp giữa các bên liên quan; về hình sự thìToàđệ nhất cấp chỉ xét xử những vụán đơn giản, chủ yếu là phạt vi cảnh. Người vi phạm sẽ phải nộp một khoản tiền phạt nhất định khi tuyên án.

Trong hơn 10 năm từ 1921 đến 1931. Toàán đệ nhị cấp xét xử khoảng 180 vụ, trong đó chủ yếu là những bản án hình sự. Cũng trong thời gian trên, toàđệ nhất cấp ở Sơn La chỉ xét khoảng gần 80 vụ, chủ yếu là những vụ dân sự và hình sựđơn giản, trong đó chỉ có 1 vụ có người bị phạt tù[42].

Trên cơ sở bộ máy chính quyền và bộ máy đàn áp được thiết lập, chính quyền thực dân ở Sơn La đã thi hành các chính sách cai trị thâm độc, nhằm vào mục đích khai thác và bóc lột. Chúng thi hành chính sách chia để trị, gây thù hằn, chia rẽ và khoét sâu sự kỳ thị giữa các dân tộc, chia rẽ người Kinh với người các dân tộc thiểu số, chia rẽ giữa các dân tộc thiểu số với nhau. Chúng thừa nhận sựáp bức của người Thái, người Mường đối với các dân tộc thiểu số khác. Chúng duy trì chếđộđẳng cấp để giữ nguyên những bất bình đẳng về lợi ích kinh tế, chính trịđể ngăn chặn sựđoàn kết thống nhất của nhân dân trong tỉnh. Sự duy trì chếđộ chiếm hữu ruộng đất của các thế lực phong kiến tay sai, duy trì chếđộ “cuông”, “nhốc”, duy trì hệ thống chính quyền phức tạp, chồng chéo kể trên thể hiện rõđiều đó.

Chính sách khai thác chủ yếu được áp dụng là duy trì phương thức bóc lột truyền thống của quý tộc phìa, tạo kết hợp với phương thức bóc lột mới là tô, thuế, đi phu, đi lính, qua đó vơ vét các sản vật, lâm thổ sản quý (sừng hươu, săng kiến, cánh kiến trắng, các loại gỗ…), vơ vét sức người, sức của ở Sơn La. Quắm tố mương của Mường Piềng-Thuận Châu cho biết: “Hàng năm người nông dân phải có nghĩa vụ cống nạp của ngon vật lạ trên rừng dưới ruộng và phu phen tạp dịch từ 1-3 tháng cho phìa, tạo, thống lý[43]. Quắm tố mương của Mường La phản ánh: “Ngay chánh sứ Pháp ở Sơn La cũng lấy một mường là Mường Chiến (Mường La) để làm cuông, nhốc phục dịch cho chúng”[44].

Chính sách khai thác tàn bạo nhất, mang lại lợi ích nhiều nhất mà không phải đầu tư là thi hành chếđộ thuế khoá nặng nề. Ngày 17/11/1904, Toàn quyền Bô (Beau) ra Nghịđịnh số 3122, quyết định: kể từ ngày 1/1/1905 tỉnh Sơn La được đặt dưới chếđộ của Nghịđịnh ngày 30/1/1895, thuộc ngân  sách hàng tỉnh; nguồn thu ngân sách chủ yếu từ các loại thuế theo điều 2 Nghịđịnh ngày 8/11/1892, từ 5% khoản phụ thu thuế ruộng đất và từ ngân sách địa phương Bắc Kỳ[45]. Kế hoạch ngân sách hàng năm của tỉnh cho Công sứ Sơn La dự thảo và thực hiện sau khi được Thống sứ Bắc Kỳ chuẩn y. Nguồn thu nhập chủ yếu của ngân sách là từ các loại thuế: thuế thân, thuế ruộng nương, thuế nóc nhà… Ngoài những mức quy định chung, chúng còn thu thêm một số phần trăm cộng vào thuế. Năm 1932, số phần trăm thu thêm cộng vào của thuế thân là 10% mức qui định chung; của thuế ruộng nương là 15%; của thuế nóc nhà là 3% cho người Thái, 6% cho người Xá, 10% cho người Dao và Mông. Thực dân Pháp đặt điều kiện: ai nhận suất ruộng công (ná háp pé) đều phải đóng thuế, đi phu, đi lính cho chính quyền thuộc địa. Nhân dân các dân tộc ở Sơn La buộc phải đóng góp để nuôi bộ máy cai trị thực dân và tay sai ởđịa phương. Nhiều gia đình phải bán cả con đểđóng thuế cho chính quyền thực dân. Các dân tộc vùng cao phải nộp thuế bằng bạc trắng và thuốc phiện.

Do yêu cầu khách quan của việc khai thác, chính quyền thuộc địa cũng đầu tư vào xây dựng cơ sở hạ tầng, chủ yếu là vào mở mang, nâng cấp các tuyến giao thông nội tỉnh, các cơ quan công sở, trại lính… Tuy nhiên, ngân sách đầu tư vào cơ sở hạ tầng ít ỏi, không thường xuyên và nặng về vụ lợi.

Để huy động sức dân và tạo ra sựđồng thuận, nhà cầm quyền Pháp còn tổ chức cuộc họp với các thân hào ởđịa phương. Theo báo cáo của Công sứ Sơn La Grossin diễn biến cuộc họp đó như sau:

“ Ngày 15/7/1922, vào lúc 9h sáng tại Toà Công sứ Sơn La, đã diễn ra cuộc họp của nghị viện các Phìa và Tri châu tỉnh Sơn La, đểđạt các ý kiến và kiến nghị của họ lên Công sứ Pháp. Biên bản đãđược dịch ra chữ Thái.

Nội dung chủ yếu của những ý kiến vàđề nghịđược tóm tắt như sau:

– Các phìa đồng ý thực hiện chính sách của nhà cầm quyền về việc cho chuộc tiền đối với chếđộ lao dịch, bắt đầu kể từ năm tài khoá 1923. Chếđộ lao dịch sẽđược chuyển sang chếđộ huy động dân phu có trả tiền. Các Tri châu cho rằng họ không thể loại bỏ ngay hệ thống nông nôở các bản làng do các phìa đặt ra trước đây. Việc loại bỏđó cần phải có thời gian và cơ hội, thí dụ như khi bổ nhiệm lớp những tri châu mới.

– Các phìa cam kết sẽ trông nom, bảo dưỡng các tuyến đường giao thông huyết mạch. Kinh phí làm các con đường ấy là từ phía chính quyền. Chương trình làm đường bao gồm:

Tuyến đường Tạ Bú-Sơn La-Thuận Châu

– Tạ Bú-Tú Lê (Nghĩa Lộ-Yên Bái)

– Vạn Yên-Ngã ba (Đồng Văn-Phú Thọ-Hưng Hoa)

Tuyến Sơn La-Mộc Châu, đi tới Suyut [Suối Rút]

      – Các phìa yêu cầu phát triển các lớp học dạy nghề

      – Họ yêu cầu mở các trường tiểu học ở những bản quan trọng. Họ sẽ trả lương cho các hương sư, cũng như cho các trường hàng tổng. Những nhà trường ở Sơn La và Vạn Yên sẽ cung cấp những hương sưđầu tiên.

     – Họ yêu cầu phát triển cứu trợ y tế, thành lập các bệnh viện[46].

Cùng với chính sách kinh tế nặng về khai thác, bóc lột, thực dân Pháp thi hành chính sách văn hoá-xã hội nô dịch, ngu dân ở Sơn La. Chúng khuyến khích các hủ tục lạc hậu như cờ bạc, rượu chè, nghiện hút,du nhập văn hoá lai căng, huỷ hoại những thuần phong, mỹ tục của nhân dân các dân tộc trong tỉnh; ru ngủ thanh niên, hòng tách họ ra khỏi các phong trào đấu tranh yêu nước.

Những chính sách chính quyền thuộc địa thực thi ở Sơn La đã kìm hãm sự phát triển về kinh tế, lạc hậu về văn hoá, xã hội. Dưới tác động của những chính sách đó, bộmặt kinh tế, xã hội của Sơn La có thay đổi song không thực sự tiến bộ.

Hệ thống chính quyền và các chính sách của thực dân Pháp thiết lập và thi hành như trên tồn tại đến tháng 3/1945 thì bị thay thế bởi chính quyền và các chính sách của phát xít Nhật.

Sau khi đảo chính Pháp, quân đội Nhật giữ nguyên bộ máy hành chính cũ của Pháp, chỉđổi chức danh Tuần phủ thành Tỉnh trưởng, thay lực lượng lính khố xanh bằng lực lượng Bảo an binh; giữ nguyên lực lượng lính dõng làm nhiệm vụ bảo vệ châu lỵ và tri châu. Phát xít Nhật điều 1 đại đội lính Nhật lên đóng tại đồi Khau Cả.

Cũng như trong các địa phương khác, tại Sơn La cùng với việc lật đổ chính quyền Pháp, lập chính quyền bù nhìn, phát xít Nhật đã thực hiện chính sách cướp bóc, vơ vét tàn bạo để phục vụ cho quân đội Nhật kéo dài chiến tranh, đẩy nhân dân Sơn La vào cảnh điêu đứng khốn cùng.

Quắm tố mương ghi lại giai đoạn lịch sử hàng ngũ chúa mường ởđịa phương dần dần thay đổi để thích ứng với lối cai trị của người Pháp tóm lược như sau:

Mường Mụa: Cầm Văn Thanh làm chủđược sáu năm. Khi Tây vào chiếm đất Thái, Thanh xin nghỉ cho Cầm Văn Oai lên thay. Năm đó, là năm khốt nhì (canh dần) Thành Thái thứ hai, năm 1890, Cầm Văn Oai lấy bà Cầm Phá, con gái cả bun Hoan sinh con là Cầm Văn Dung, Cầm Văn Vinh và Cầm Văn Dong, Tây thấy Oai gan góc cho làm quảnbinh.

ở Mường La: ở Mường Bú, có hai người là Bô và Khụt nổi dậy phá phách bản mường bắt giết phìa Phanh vàông Xổng tên là Chom. Chức dịch ởđó lên báo Hoan, Hoan báo Tây kéo binh xuống bắt được Bô và Khụt giết ở Dua Cá (Bản Cá-Mường La).

Sau việc này, Tây rời đồn ra Pá Giạng ven sông Đà gần bến Tạ Bú. Chỗđó gọi là Vạn Bú.

Thời đó, Cầm Văn Hoan làm Tuần phủ trông coi chín châu Thái Đen vào năm Tấn xi (Nhâm Thìn-1892), Cầm Văn An lên làm tri châu Mường La, Cầm Văn Chính được làm Thư lại. ở Mường Mụa, Cầm Văn Oai làm Tri châu kiêm chức quản đạo Thái Đen. Điêu Văn Tri giữ chức Quản đạo Thái Trắng trông coi các châu Thái Trắng. Bạc Cầm Châu thay Bạc Cầm Hặc làm Tri châu Mường Muổi. Hoàng Văn Cấp tri châu Mường Vạt, Xa Văn Cả tri châu Mường Xang.

Mường La: Khi vừa tròn sáu mươi tuổi, bun Hoan về hưu. Tây cho con là Cầm Văn Quế tức bun Đơn lên thay. Đó là năm Tấu chẩu (Nhâm Tị)- Duy Tân thứ sáu, ngày 21/7/1912, Quế nhận được ấn, khánh của écnăngđê cấp cho.

Mường Quài: Bạc Cầm Đôi được Công sứ tỉnh Sơn La và quan ba Tây ở Mường Quài cho làm Tri châu. Bạc Cầm Yên con thứ của Bạc Cầm Hặc nguyên tri châu Mường Muổi bất mãn muốn tranh chức của Đôi. Yên bèn cùng các tạo Mường Báng, Mường Húa, Mường ẳng đi kiện tận Thống sứở Hà Nội. Nhưng Thống sứ không cho Yên làm.

 Mường Muổi: Bạc Cầm Châu làm Tri châu được mười hai năm. Đến năm Cáp nhì (Giáp Dần) Thành Thái thứ bảy năm 1914, mượn cớ Châu ăn tiền dân quá nhiều, Bạc Cầm An cùng bô lão triệu tập hai trăm người đi kiệnTây. Bạc Cầm Châu bị cách chức. Dựa vào thế bố vợ là Cầm Văn Hoan, An nói lót với chánh sứ Busê nên được làm tri châu Mường Muổi. Sáu tháng sau, An bị Lường Xám giết ở sông Mã.

Ngày 1/2/1917, Chánh sứ Lômétti mở trường dậy chữ quốc ngữ và chữ Tây ở Sơn La.

Cũng năm đó, sau khi làm chủ Mường La được 33 năm, Hoanchết. Khi làm ma, mổ 32 trâu và trồng 36 cây heo ở mộ. Cầm Văn Quế là con cả lên thay.

Năm 1919, Quế làm nhà ngói. Mỗi xổng phải nộp quế một trăm đồng bạc trắng.

Năm 1922, Tây báo bắt dân đổi tiền “cống chảy” lấy tiền “hua cỏm”[47] hẹn một năm thì xong. Cứ ba đồng “cống chảy” được một đồng “hua cỏm”. Dân mường thời đó túng tiền lắm. Họ phải bán gạo, trâu bò với giá rẻ mạt (một trâu mộng bán 12 đồng) và mua các thứ như sợi, thuốc lào, muối với giá cắt cổ (một cân muối giá năm hào).

Năm 1927, ở Mường Chai và vùng tả ngạn sông Đà thuộc Sơn La bị lụt lớn, 49 người Thái, 6 người Mèo, 4 người Xá bị chết. Ruộng mất 286 mẫu.

Năm 1928, có bọ xít nhiều. Bọ xít lan từ bản Tin Tốc ở Mai Sơn ra mọi nơi, gây thiệt hại lớn cho mùa màng.

Năm 1931, Tây xây dựng [thực ra là mở rộng] nhà tù Sơn La; mởđường cái ô tôđi Tạ Khoa. Năm 1932, Tây lại mởđường đi Thượng Lào và từ Mộc Châu về Suối Rút. Con đường này người Thái gọi làđường Pha lỉ, Pha tổ[48]. Biết bao người Thái chết trên con đường này. Con trai bịđi phu, con gái phải gả bán sớm, bản mường không yên vui[49].

3.2. Thời kỳ kháng chiến

Đầu tháng 11/1945, hai tiểu đoàn quân Pháp từ Vân Nam (Trung Quốc) qua Lào chiếm tỉnh lỵ Lai Châu, toả ra chiếm Phong Thổ, Luân Châu, Điện Biên với yêu sách đòi qua Lai Châu, Sơn La để xuống Hải Phòng rút về nước.Thực chất, đi đến đâu chúng cũng dựng dậy chính quyền tay sai đến đấy, tạo điều kiện cho Đèo Văn Long, Bạc Cầm Quý ngóc đầu dậy.

Tháng 4/1946, quân Pháp đánh xuốngThuận Châu rồi tập trung khoảng 7000 quân đánh chiếm Sơn La.

Đầu tháng 1/1947 từ Thuận Châu và Chiềng Pấc, địch đánh xuống Mường Chanh, Mường La, Mường Bú; ném bom khu vực Hát Lót, cho bộ binh đánh vào cơ quan đầu não tỉnh, chiếm Yên Châu và Mai Sơn, tấn công Mộc Châu, Phù Yên.

Đến cuối năm 1947, địch kiểm soát hầu hết tỉnh Sơn La, ra sức tập hợp tay sai và những người thuộc tầng lớp trên để lập ra chính quyền cấp tỉnh do Bạc Cầm Quý là Tỉnh trưởng, Cầm Ngọc Hoa làm Phó Tỉnh trưởng, Exclat làm cố vấn; tổ chức dựng lại bộ máy gồm Tri châu, Châu uý vàBang táở các châu; phìa tạo và kỳ mục ở các xã.

Nhằm cô lập Tây Bắc với Việt Bắc, bảo vệ các cứđiểm ở Thượng Lào, lên dây cót cho lũ tay sai và gây chia rẽ trong nội bộ nhân dân, thực dân Pháp hối hả bắt tay vào việc lập ra Liên bang Thái tự trị.

Đầu tháng 2/1948, sau tết Mậu Tí, tại nhàĐèo Văn Long ở Lai Châu, địch đã tiến hành Hội nghị xứ Thái lần thứ nhất kéo dài 2 tuần lễ với chương trình ngày họp đêm xoè hoặc nhảy nhót, ăn uống. Đến dự có Deligne- cố vấn người Pháp; Đèo Văn Long-Tỉnh trưởng Lai Châu; Bạc Cầm Quý-Tỉnh trưởng Sơn La; Đèo Văn Ân-Tỉnh trưởng Phong Thổ, Sề Cồ Tỉn- Tri châu Cốc Lếu và nhiều nhân vật khác nhưng thời gian phần lớn giành cho việc giải quyết mâu  thuẫn giữa Đèo Văn Long với Bạc Cầm Quý, Đèo Văn Ân với Sề Cồ Tỉn về vấn đề tiến tới thành lập xứ Thái tự trị không đạt được kết quả trong khi vấn đề lập Quận Nhắngđể tách khỏi tỉnh Phong Thổ lại được đặt ra.

Tháng 4/1948, Digo-Uỷ viên Cộng hoà miền Bắc Đông Dương cho triệu tập Hội nghị Chúa tể (Chiao phen khăm, Cheo mường) các tỉnh và châu để trình bày ýđịnh lập một hệ thống tổ chức chính quyền xứ Thái. Tuy nhiên, tại Hội nghị này, mâu thuẫn về quyền lợi giữa Bạc Cầm Quý vàĐèo Văn Long trở nên trầm trọng hơn.Sơn La và Lai Châu vẫn thuộc quyền riêng của từng chúa tể, mối quan hệ bị cắt rời.

Từ ngày 1 đến ngày 5/7/1948 Hội nghị Xứ Thái lần thứ hai được xúc tiến, tụ tập được chúa tể các tỉnh Lai Châu, Sơn La, Phong Thổ (mỗi tỉnh 2 đại biểu) và viên chánh án Lai Châu. Tại Hội nghị này, cố vấn Pháp đã khôn khéo chia đất đai cho Bạc Cầm Quý vàĐèo Văn Long bằng cách cắt châu Mai Châu (Mường Mun) thuộc tỉnh Hoà Bình để thay thế cho châu Phù Yên từ Sơn La đã nhập vào Lai Châu nên đã tiến đến sự nhất trí sau:

– Đèo Văn Long, chiao phen khăm Lai Châu kiêm chức chiao phen đin (chúa tể toàn dân Thái), chỉ huy chiao các tỉnh.

– Tán thành tổ chức Phòng Dân biểu toàn xứ Thái

Hội nghị xứ Thái lần thứ hai còn vạch ra kế hoạch thi hành chương trình làm việc 6 tháng cuối năm 1948. Đối với Phòng Dân biểu, cũng đãấn định được số nghị viên cho từng châu, từng tỉnh.

Sau Hội nghị, một sốSắc lệnh, Chỉ thịấn định thể lệ bầu cửđược in hoặc viết tay để phổ biến xuống cấp dưới.

Sắc lệnh 003/CT-AC dưới tiêu đề Khối Liên hiệp Pháp – Liên bang Thái có nội dung như sau:

“ Tôi, Đèo Văn Long, Giám đốc Chính phủ chấp hành của Liên bang Thái, Thượng thưĐệ ngũ hạng Bắc đẩu Bội tinh.

Chiểu theo quyền hạn của Chủ toạ Chính phủ

Chiểu theo Quyết nghị của Đại hội nghị Thái, phiên họp tháng 7/1948.

Chiểu Sắc lệnh số 005/CT-AG ngày ngày 15/7/1948 định đoạt những điều kiện về việc bầu cử nghị viên Phòng Dân biểu,

Nay truyền:

Điều thứ 1. – Kỳ bầu cử Phòng Dân biểu đầu tiên (thứ nhất) của dân Thái ấn định vào ngày mồng 1 tháng 10 năm 1948.

Điều thứ 2. – Đơn của những người ứng cử nghị viên phải nộp tại bàn giấy các quan chiao mường trước ngày 1/9/1948.

Điều thứ 3. – Các chiao mường phải chuyển từ ngày [nhận] những đơn ấy lên quan chiao phen khăm rồi quan chiao phen khăm đệ lên Chủ tịch Chính phủ. Chủ tịch soạn thành danh sách những đơn hợp lệ, [ngày] 15/9/48 thì khoá sổ (không nhận đơn nữa).

Điều thứ 4. – Sắc lệnh này truyền ra thì các quan chiao mường đệ lên quan chiao phen khăm danh sách các làng dự vào bầu cử.

Điều thứ 5. – Danh sách những người đi bầu phải soạn theo đúng kỷ luật nói trong những điều lệ 12 và 13 bản Hiến pháp về việc bầu nghị viên, khi Sắc lệnh này truyền ra phải đệ lên thượng cấp.

Điều thứ 6. – Các quan chiao phen khăm (tỉnh trưởng) chiểu Sắc lệnh thi hành.

                         Faità [Làm tại] Mường Lai 15 Juillet [tháng 7] 1948

                                     Signé [Đã ký] Đèo Văn Long”1

Thể lệ bầu cử nghị viên Phòng Dân biểu toàn xứ Thái có một sốđiểm đáng lưu ý sau đây:

– Cử  tri được chia làm 2 hạng: a) Trừ những người bị can án còn toàn dân thường trong xã từ 16 tuổi trở lên đều có quyền bầu lấy 1 đại biểu hàng xã; b) Những người có quyền bầu cử nghị viên Liên bang Thái (phải qua 25 tuổi chưa bị can án, phải là các đại biểu hàng xã, phải là chức dịch các cấp từ phó phìa [phó tổng] trở lên, phải là cựu binh sĩ Thái từ hạ sĩ quan trở lên).

– Quyền ứng cử: a) Những người chưa can án và cóđủđiều kiện ứng cửđại biểu hàng xã (các chức dịch cấp dưới như tạo bản [trưởng thôn], kỳ mục xãđương làm việc hoặc đã nghỉ nhưng không phải do cách chức, thải hồi; thường dân Thái từ 20 tuổi trở lên có bằng sơ học hoặc phẩm hàm của Chính phủ Thái hoặc Pháp); b) Những người cóđủđiều kiện ứng cử nghị viên Liên bang Thái (trên 25 tuổi chưa can án, không phải là quan lại hoặc chức dịch tại chức, đại biểu các xã hay Liên bang Thái, cố cựu quan lại từ phó phìa trở lên, các cựu hạ sĩ quan); c) Trường hợp đặc biệt đối với các dân tộc thiểu số khác ngoài Thái thì nghị viên sẽ chỉđịnh bởi chiao phen khăm mỗi tỉnh sau khi đã thoả thuận với tù trưởng của  dân tộc đó.

Thể lệ còn nêu ra việc tổ chức bầu cử như bổn phận người đi bầu, bản thân người ứng cử nghị viên, bổn phận các nhà chức trách (làm danh sách người ứng cử, lập danh sách cử tri, niêm yết danh sách cử tri), hòm phiếu, ngày bầu cử, ấn định số lượng nghị viên toàn xứ …

Ngoài các văn bản kể trên, ngày 8/8/1948, chiao phen khăm Sơn La là Bạc Cầm Quýđã ra Thông sức gửi toàn thể chiao mường trong tỉnh với nội dung:

“Theo như kỳ Hội đồng xứ Thái kỳ thứ hai họp tại Lai Châu ngày 1/7/1948 vừa rồi, bản chức thông sức các quý chức biết rằng:

Hiện giờ vì quân đội Pháp vừa cứu thoát được dải đất xip xoỏng châu Thái này, dân tộc Thái hiện công nhận bằng lòng những lời của các nghị viên chính thức, công bốsự toàn vẹn đất đai và sự tự trị của xứ Thái. Xipxoỏng châu Thái công khai đã thành lập một xứ Thái tự trị trong Liên hiệp Pháp quốc. Xứ Thái nhận những quyền lợi cốt yếu của công dân. Sự tự do cá nhân,tự do nghỉ ngơi, tự do của cải, tự do đoán xét, tự do học chính, tự do xum họp vào hội hè, tự do công nghệ, sự ngang hàng trước pháp luật, sự an ninh trong cách sinh nhai.

Chính phủ Thái thi hành bởi Nghị viện của các nghị viên, Hội đồng, ông Chánh Hội đồng.

Vậy theo Sắc lệnh số 005/CT-AC ngày 15/7/1948 của Chủ tịch Chính phủ thì kỳ bầu Phòng Dân biểu đầu tiên (thứ nhất) của dân Thái ấn định vào ngày 1/10/1948. Bản chức xin đính theo đây bản dịch ra chữ Việt và mỗi châu một ít bản dịch bằng chữ Thái tờ Sắc lệnh đóđể các quý chức thi hành và niêm yết cho dân sự mỗi nơi thuộc quý hạt đều biết.

Những điều lệ về việc bầu cửđại biểu của Phòng Dân biểu cũng xin  đính gửi theo đây bản dịch chữ Việt và chữ Thái để các quý chức theo đây mà thi hành cho đúng. Những bản dịch chữ Thái này nếu thiếu các quý chức có thể thêm ra để phát đi mọi nơi cho mọi người biết[…].

Sau nữa, bản chức nhắc các quý chức xem cho kỹ lưỡng các điều lệ và thể thức việc bầu cử này mà thi hành cho chu đáo, hợp lệ. Nếu quý chức không hiểu thì lên bản đường mà hỏi[50]”.

Mặc dù cóđầy đủ Sắc lệnh, Điều lệ bầu cử, Thông sức nhưng cuộc bầu cử diễn ra khá tuỳ tiện. Tại những khu vực nằm sát vùng tự do của ta, việc bầu cửđã bị bẻ gãy, hầu hết các nghị viên trúng cửđều do chỉđịnh. Kết quả cuộc bầu cử Phòng Dân biểu toàn xứ Thái đã bầu và cử ra được 75 nghị viên (61 nghị viên Thái, 14 nghị viên dân tộc thiểu số) phân bố cho các tỉnh và khu vực  như sau:

 – Lai Châu: 19 nghị viên Thái (Mường Lay 4, Điện Biên 5, Quỳnh Nhai 4, Phù Yên 5), 5 nghị viên bộ lạc (Tả Xìn Cang 1, Xình Hồ 2, Huổi Le 1, Chiềng Luông 1).

Sơn La: 25 nghị viên Thái (Mường La 4, Thuận Châu 5, Mai Sơn 5, Yên Châu 6, Mường Mun 1), 4 nghị viên bộ lạc (Long Hẹ 2, Long Nuông 1, Mai Sơn 1).

Phong Thổ: 16 nghị viên Thái (Mường Xo 4, Cốc Lếu 4, Sa Pa 1, Mường Chàm 3, Mường Chan 4), 4 nghị viên bộ lạc (Sa Pa 1, Khia Nọi 1, Dào San 2).

Nghĩa Lộ (Yên Bái): 1 nghị viên Thái (Mường Lò), 1 nghị viên bộ lạc (Tú Lệ)[51].

Từ 21 đến 24/12/1948 Phòng Dân biểu – còn gọi làHội đồng dân biểu toàn xứ Tháiđã họp tại tỉnh lỵ Lai Châu dưới quyền chủ toạ của tướng Salan mới từ Hà Nội lên vàcác cố vấn chính trị hàng tỉnh người Pháp như Deligne (toàn xứ), Riner (Sơn La), Dubois (Lai Châu), Delavel (Phong Thổ) và Touchard Phó cố vấn chính trị Phong Thổ. Các chiao phen khăm   Bạc Cầm Quý (Sơn La), Đèo Văn Ân (Phong Thổ), Đèo Văn Long (Lai Châu kiêm Chủ tịch Chính phủ xứ Thái tự trị) cùng Đèo Văn Mun (tri châu Mường Lay), Hà Công Tô (tri châu Mai Châu) và hơn 70 chiao mường, nghị viện trong toàn xứ.

Cuộc họp đầu tiên này, Hội đồng đãđề ra và quyết nghị:

Cải tổ bộ máy quản lý toàn xứ, tỉnh, châu trong xứ  Thái tự trị: a) về mặt hành chính, Đèo Văn Long được bầu làm Chủ tịch Chính phủ kiêm chiao phen khăm Lai Châu, Bạc Cầm Quý làm chiao phen khăm Sơn La, Đèo Văn Ân làm chiao phen khăm Phong Thổ; b) Về Toàán Thượng thẩm giao cho Đèo Văn Mun làm Chánhán.

Bầu Thượng nghị viên toàn xứ: Đèo Văn Long là Nghị viên trưởng  toàn xứ Thái tự trị; Ban Thường vụ của Phòng Dân biểu các tỉnh Lai Châu (Lò Văn Khon là thượng Nghị trưởng, Đèo Văn Eng là Hạ Nghị trưởng, Đèo Văn Muôn là Thư ký) Sơn La (Bạc Cầm Súc là Thượng nghị trưởng, Lò Văn Puôn là Hạ nghị trưởng, Lò Văn Trục là Thư ký), Phong Thổ (Đèo Văn Ân là Thượng nghị trưởng, Đèo Văn No là Hạ nghị trưởng, Đèo Văn Chung là Thư ký).

Thượng nghị trưởng giữ việc triệu tập, khai hội thường lệ 3 tháng/lần. Ngoài ra còn có quyền triệu tập Hội nghị khi xét thấy cần kíp quan hệđến xứ Thái tự trị.

Nghị viên được mang danh làchẩu tang (chúa thay mặt dân), được hưởng 1 mẫu ruộng công và 2 nhà làm cuông, miễn phu phen tạp dịch.

Đối với thuếđiền, Hội đồng quyết định đánh thuếđiền (180 đồng/mẫu ruộng, 45 đồng/mẫu nương-riêng Lai Châu được giảm một nửa). Đối với chiao mường Mộc Châu  là Lù Bum Đôi, chiao mường Tuần Giáo làĐèo Văn Kệt bị buộc từ nhiệm và chịu án treo 5 năm. Ngoài ra, trong buổi kết thúc, tướng Salan còn làm lễ gắn Huy chương danh dự cho chiao Mường Mok(chúa tể châu Mộc) Sa Đức Hiền do tận tuỵ thi hành mệnh lệnh của quan trên có kết qủa[52].

Nguyễn Tuân, trong tuỳ bút Sông Đà cho biết thêm:

“ Trong hồi Tây Bắc hậu dịch, thực dân Pháp âm mưu thành lập xứ Thái tự trị vào ngày 14/41948. Liền sau đó, cố vấn chính trị Pháp là Digot và Ecarlat họp với các Tỉnh trưởng phen kăm Lai Châu, Sơn La, Phòng Tôđể chia khu vực cho từng người. Từ bờ phải sông Đà tới bờ trái sông Mã, từ Mộc Châu lên tới Tuần Giáo làđất riêng của Bạc Cầm Quý; từ Nghĩa Lộ, Văn Bàn, Than Uyên đến Phòng Tô làđất của Đèo Văn Ân; bờ trái sông Đà từ Phù Yên kéo lên Lai Châu qua Quỳnh Nhai là giang sơn của Đèo Văn Long. Giấy bạc xứ Thái thì in hình Đèo Văn Ân; Bạc Cầm Quý làm Phó vương, còn Đèo Văn Long thì là vua chính. Quân đội xứ Thái tự trị cả quần cảáo đều đen thui. Và cờ thì xanh lè, có sao đỏ mười sáu tua giải. Và nhiều kiểu cờ khác như cờ Sơn La nền đen hằn lên những hình vẽ như thêu ở các mặt đệm. Lính biệt kích thì cờ vuông, lòng cờđỏ vàng cũng hình vuông gọi là Nàng Han.

Đèo Văn Long được phong vua chưa bao lâu đã phá cả quan hệ tổ chức với Phó vương Bạc Cầm Quý, trái với điều lệ Tây đã quy định cho. Vuachính đã cử lu bù các quan bang tá Thái Trắng xuống cai trị Thái Đen trong khu vực của vua phó Bạc Cầm Qúy. Bạc Cầm Quý liền định cất quân lính Thái Đen lên hỏi tội vua chính Đèo Văn Long. Tây thấy hai vua lục đục lại bày mưu. Nó mới xui Đèo Văn Long thông gia với Bạc Cầm Quý, để hai họ Thái Trắng, Thái Đen ấy thành một nhà cho xứ Thái tự trị bền vững đời đời cùng  với nước Pháp thực dân. Ba Phát xuống Sơn La làm rể, cảđại đội lính Ba Phát cũng xuống Sơn La ở gửi rể lấy vợ Thái Đen. Cái trò này là một dịp để nông dân khổ, cả nông dân Thái Đen Sơn La cũng khổ, cả nông dân Thái Trắng cũng khổ. Lúc Phò mã Ba Phát đưa công chúa về Lai Châu, Phó vương Bạc Cầm Quý sức toàn tỉnh mỗi bản xã phải nộp một chăn một đệm bông gạo. Cũng như trên phía Lai Châu, Quốc vương Đèo Văn Long xuống chiếu cho mỗi thần dân Thái Trắng phải triều cống 50 bạc Đông Dương, một chai rượu, một đôi gà thiến và cũng một chăn một đệm, đểHoàng tử Ba Phát được thấy mình là một hoàng tử có hạnh phúc vàđược thần dân quý yêu. Và cũng từ cuộc cưới xin gả bán chính trị này, việc quan lại Thái Trắng, Thái Đen muốn cử muốn bổ lên bổ xuống giữa hai vương quốc, đều từđó dễ dàng thuận lợi vì nó hai chiều, quan đen lên nhậm vùng trắng và ngược lại[53].

Như vậy, xứ Thái tự trịđược tổ chức như một nhà nước thu nhỏ với các cơ quan hành chính, lập pháp, tư pháp, ngân hàng, Hội đồng dân biểu toàn xứ Thái với 75 nghị viên đại diện cho các sắc tộc xuất thân từ tri châu, phìa tạo. Tuy được bày vẽ ra như thế nhưng thực chất bên trong, mọi quyền hành vẫn thuộc về người Pháp. Các chiao phen khăm, chiao mường đều làđám tay sai được nặn ra để thi hành mọi chính sách do quan thầy bầy đặt. Sau chiến thắng Tây Bắc tháng 12/1952, phần lớn Sơn La được giải phóng. Xứ Thái tự trị tan rã vàđi vào sự lãng quên của lịch sử.

Nhìn lại chặng đường chừng 600 năm, kể từ khi Lê Thái Tổ lên ngôi, khu vực Tây Bắc Việt Nam đã bắt đầu hoà nhập vào các đơn vị hành chính của nhà nước trung ương. Với lời cẩn án của Nguyễn Thiên Tích trong công trình Dưđịa chí của Nguyễn Trãi, toàn bộ các mường phìa của hệ thống châu mường Thái đều được chuyển gọi làđộng, ví như châu Phù Hoa có 3 động, châu Mộc có 20 động, 3 sách, châu Việt có 3 động, châu Thuận có 10 động, châu Quỳnh Nhai có 5 động…Đi cùng với thay đổi và thống nhất dần cách gọi các đơn vị hành chính là thay đổi và thống nhất tên gọi chức danh hành chính với đại tri châu, tri châu hoặc phụđạo. Thời Nguyễn, dưới triều Minh Mệnh, chếđộđại tri châu được bãi bỏ, các châu đặt trực thuộc tỉnh Hưng Hoá hoặc thực thi chếđộ lưu quan với đội ngũ quan lại người Việt bên cạnh các chủ mường.

Giữ lại các đơn vị hành chính kiểu châu mường Thái với một đội ngũ các thổ quan, nhà nước trung ương triều Lê-Nguyễn không những bảo lưu và kế thừa được những luật tục khá chặt chẽ, quen thuộc với cư dân địa phương mà còn tạo ra được một bảo đảm chắc chắn cho mối đoàn kết keo sơn giữa các tộc người trong một quốc gia thống nhất. Giới cầm quyền Pháp khi đặt chân tới đây, sau những cải tiến nhỏ lẻở tỉnh Mường Hoà Bình cũng sớm nhận ra sức mạnh của sự cố kết bản mường vàđãđưa ra được những phương thức cai trị thích hợp, không gây xáo trộn những trật tựđã cóở tất cả các châu mường. Tiến xa hơn, họ còn lợi dụng tính cố kết bền vững của châu mường trong việc lập ra Xứ Thái tự trị trong những năm đầu của cuộc kháng chiến của dân tộc ta để chống lại đường lối đại đoàn kết dân tộc của nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà vàđã gây ra không ít khó khăn cho công cuộc kháng chiến của toàn dân tộc Việt Nam. Những năm sau hoà bình lập lại nhà nước ta thi hành chính sách Khu tự trị, lập ra Khu tự trị Thái Mèo-sau đổi là Khu Tựtrị Tây Bắc. Đơn vị hành chính cấp tỉnh lúc đầu được giải thể, các huyện trở thành châu trực thuộc Khu. Tuy nhiên, cách bầu cử, phương thức tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban hành chính chẳng khác biệt là bao so với ở vùng xuôi, do đó cấp tỉnh dần trở lại, châu lại được gọi là huyện, Khu Tự trị giải tán, lãng phí bao sức người, sức của và thời gian. Phải chăng, những gì mà lịch sửđể lại chưa được đúc kết thành những bài học lớn để có một đường hướng đúng đắn trong việc tổ chức quản lý hành chính trên địa bàn Tây Bắc Việt Nam trong thời đại mới của chúng ta.Đây làđiều mà nhiều thế hệ chúng ta còn trăn trở và bắt tay vào để bộ máy quản lý hành chính ngày càng trở nên tốt đẹp hơn.

Chú thích:

[1] Cầm Trọng. Những hiểu biết về người  Thái ở Việt Nam, Nxb CTQG, 2005, tr.179.

 Cầm Trọng. Những hiểu biết về người Thái ở Việt Nam, Sđd, tr.189-190.

[2]Theo Cầm Trọng. Những hiểu biết về người Thái ở Việt Nam, Sđd, tr.179 thì “ Sáu châu mường đã chính thức sáp nhập vào tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) từ sau hiệp ước Thiên Tân ký kết giữa chính quyền Pháp ở Đông Dương với triều đình Mãn Thanh năm 1884. Đó là các châu: 1. Mường Tung còn gọi là Mường Ai (tiếng Việt gọi là Tùng Lăng); 2. Mường Hoàng còn gọi là  Mường Ôm (tiếngViệt gọi là Mường ãm Hoàng Nham); 3. Mường Chúp (tiếng Việt gọi là Tuy Phụ); 4.Mường Mi (tiếng Việt: Hợp Phì); 5. Mường Tiêng (tiếng Việt: Lễ Tuyền); 6. Mường Chiềng Khem (tiếng Việt: Châu Khiêm)”.

Tuy nhiên, Lê Quý Đôn trong Kiến văn tiểu lục (Nxb VHTT, H.2007, tr.363) lại cung cấp những chứng lý khác về thời điểm và tên gọi các châu mường đã bị mất: “Từ châu Quảng Lăng trở lên, có châu Tuy Phụ, thổ âm gọi Mường Tè, Châu Hoàng Nham, thổ âm gọi Mường Tông, châu Trung Lăng, thổ âm gọi Phù Phang, Châu Khiêm, thổ âm gọi Mường Tinh, châu Lễ Tuyền, thổ âm gọi Mường Bẩm, châu Hợp Phì, thổ âm gọi Mường Mày, đều bị mất vào Trung Quốc không biết từ đời nào…(Quỳnh Vũ kê khai: châu Hoàng Nham thổ âm gọi Mường Tông có hai động, một là động Ngà có mỏ vàng và một là động Mỏ Sạch có mỏ sắt; châu Tuy Phụ thổ âm gọi Mường Tè có hai động là Nậm Mạ và Nậm Lận; châu Tung Lăng thổ âm gọi Phù Phang có ba động là Cống Võng,  Nậm Cảm và Suối Vàng).

[3]Cầm Trọng. Những hiểu biết về người Thái ở Việt Nam, Sđd, tr.179.

[4]Cầm Trọng. Những hiểu biết về người Thái ở Việt Nam, nhắc nhở các bậc hậu thế: “Năm 1955, chính quyền cách mạng thành lập khu tự trị Tây Bắc, lần đầu tiên đặt tên cấp hành chính cơ sở là xã. Một số trí thức người tham chính thời bấy giớ cũng nghiên cứu và theo nếp sẵn ở Thuận Châu mà ngộ nhận cho xã là chiềng. Xuất phát từ sự kiện đó nên vùng Tây Bắc mới có phong trào đặt tên xã  là chiềng và trở thành hiện tượng tràn lan ở mọi nơi. Tuy nhiên do chiềng không thể thay thế được xã nên chỉ trở thành tên riêng ở dạng kép. Chẳng hạn, xã Chiềng An (thị xã Sơn La, tỉnh Sơn La), xã Chiềng Sinh (huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên)… Từ thực tế đó đã có người nghiên cứu sau tôi cho rằng chiềng không nhất thiết là bản trung tâm của mường trong-châu mường mà là địa danh phổ biến. Vậy tôi xin chú thích ở đây, mong các bạn trẻ không nhầm lẫn trong nghiên cứu của mình về xã hội truyền thống Thái”.

[5] Phạm Thận Duật. Toàn tập. Nxb VHTT, H.2000, tr.123. Nguyễn Trãi, trong Dư địa chí cho biết Hưng Hoá khi đó chỉ có 2 phủ gồm 4 huyện, 17 châu, 311 xã, 155 động, 137 sách, 8 trang. Sau đây là bản phân định các “châu mường” Thái trong Thừa tuyên Hưng Hoá:

–  Một huyện thuộc phủ Quy Hoá: huyện Văn Chấn có 80 sách.

– Các châu thuộc phủ Gia Hưng: châu Phù Hoa có 3 động; Mộc Châu có 20 động, 3 sách; Việt Châu: có 3 động; Thuận Châu: có 10 động;

– Các châu thuộc phủ Yên Tây: Lai Châu: 11 động, Luân Châu: 10 động, Quỳnh Nhai: 5 động, Chiêu Tấn: 12 động, Tung Lăng: 4 động, Hoàng Nham: 4 động, Khiêm Châu: 3 động, Tuy Phụ: 3 động, Hợp Phì: 4 động, Lễ Tuyền: 4 động. Sách Đại Nam nhất thống chí của Quốc sử quán triều Nguyễn ghi nhận số liệu như Phạm Thận Duật công bố nhưng cho biết Hoàng Bình Chính trong Hưng Hoá phong thổ lục cho biết, Hưng Hoá vào thời Cảnh Hưng có 3 phủ, 4 huyện, 24 châu.

[6]Đại Việt sử ký toàn thư, tập II, Nxb VHTT, H.2000, tr.645 và 683.

[7]Khâm định Việt sử thông giám cương mục, tập 1, Nxb GD, H.2007, tr.990 và 1035

[8]Đại Nam nhất thống chí, Sđd, tr.332.

[9]Cầm Trọng. Người Thái ở Tây Bắc Việt Nam, Sđd, tr.318

[10]. Cầm Trọng. Người Thái ở Tây Bắc Việt Nam, Sđd, tr.318.

[11]Đại Nam nhất thống chí, Sđd, tr.317.

[12]Đại Việt sử ký toàn thư, Sđd, tr.424.

[13]Lê Quý Đôn. Kiến văn tiểu học, Sđd, tr.358-359. Theo Hưng Hoá phong thổ lục của Hoàng Trọng Chính thì khi ấy châu Mộc gồm 5 động Xuân Nha, Hương Đàn, Túc Mục, Mộc Thượng và Mộc Hạ còn châu Mã Nam là động Trình Thường (trước gọi là động Hằng), thổ tù gọi là quan phìa cai quản dân chúng, thu tô thuế như phụ đạo ở các châu. Châu Đà Bắc lúc chia gồm 5 động Hiền Lương, Đức Nhân, Hào Tráng, Tân An và Di Lý. Có lẽ số liệu do Hoàng Trọng Chính đưa ra chính xác hơn. Trong Hưng Hoá ký lược, Phạm Thận Duật cũng ghi tương tự.

[14]Cầm Trọng. Người Thái ở Tây Bắc Việt Nam, Sđd, tr.323

[15]Lê Quý Đôn. Kiến văn tiiểu lục, Sđd, tr.360.

[16]Đại Nam nhất thống chí, Sđd, tr.322.

[17]Phạm Thận Duật. Toàn tập, Sđd, tr.142.

[18]Phan Huy Chú. Lịch triều hiến chương loại chí, tập 1 (Dư địa chí, Nhân vật chí), Nxb Sử học, H.1960, tr.118.

[19]Phạm Thận Duật. Toàn tập, Sđd, tr.158-159

[20]Nguyễn Văn Siêu. Phương Đình dư địa chí, Nxb VHTT, H.2001, tr.119-120.

[21]Đại Nam thực lục, Chính biên, tập 2, Sđd, tr.862.

[22]Đại Nam thực lục, Chính biên, tập 4, Sđd, tr.1027. Theo Phạm Thận Duật (Toàn tập, tr.142) thì: “Sự khác nhau giữa thổ quan và lưu quan là ở chỗ: thổ quan là dùng người địa phương ở đó; còn lưu quan là dùng quan lại của triều đình bổ dụng theo kiểu luân chuyển.

     Đời Trần Trùng Quang, năm thứ 2, Canh Dần [1410], người Minh là Hoàng Phúc xin cấp đất đai cho thổ quan tuỳ theo phẩm trật của họ, để họ chiêu tập dân đến canh tác thu tô, thay cho việc cấp bổng lộc cho lưu quan.

     Năm Kỷ Hợi [1419], Tri phủ Nghệ An là Phan Liên làm phản, vì làm quan Trung Quốc cậy thế  nhà Minh mà cướp bạc vàng, liền đem quân đến giết lưu quan, [Sách] chú rằng: chức lưu quan mà nhà Minh đặt thì do bộ lại tuyển lựa bằng thi cử, và thuyên chuyển. Còn thổ quan thì dùng người thổ hào ở địa phương. Các nhân viên nha lại cũng dùng người địa phương (xem quốc sử).

     Thế thì sự phân biệt giữa lưu quan và thổ quan ở nước ta có lẽ bắt đầu từ thời Vĩnh Lạc [1403-1413] nhà Minh đã có.

     Từ  năm Minh Mệnh 14 [1833], viên thổ Tri huyện là Đinh Công Tiến; năm 15, viên thổ Tri châu Bảo Lạc thuộc Tuyên Quang là Nùng Văn Vân làm loạn. Sau đó, 19 châu huyện dưới đây lần lượt cải đặt lưu quan chứ không dùng thổ quan nữa: Thanh Sơn, Thanh Thủy, Yên Lập, Ninh Biên, Tuần Giáo, Lai, Phù Yên, Mộc, Đà Bắc, Mai, Mai Sơn, Yên, Văn Chấn, Trấn Yên, Văn Đàn, Thủy Vĩ, Chiêu Tấn, Quỳnh Nhai, Mộc.

     Có lẽ triều đình muốn để họ kiềm chế lẫn nhau và cũng muốn “biến nơi lạc hậu thành văn minh”, không nỡ coi họ là dân chưa thuần giáo mãi. Vả lại, miền biên viễn lam chướng độc hại, trước nay các lưu quan đưa lên bị ốm chết đến quá nửa. Năm Tự Đức thứ 8 [1855], các châu Phù Yên, Mai Sơn lại đặt thổ quan. Triều đình lại cũng không nỡ đày ải các sĩ phu vô tội tới những nơi thập tử nhất sinh như thế”.

      Thực ra, như đã dẫn ở trên, việc đặt chế độ lưu quan trở lại diễn ra sớm hơn những điều Phạm Thận Duật dẫn ra tới 4 năm và không phải do sự kiện nổi dậy của Đinh Công Tiến, Nùng Văn Vân là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến việc thực thi chủ trương này.

[23]Đại Nam thực lục-Chính biên, tập 5, Sđd, tr.542.

[24]Pierre Grossin: Tỉnh Mường Hoà Bình (Hoa Binh Muong province). Nxb Lao động, H.1994, tr.36, 37.      

[25]Pierre Grossin. Tỉnh Mường Hoà Bình, Sđd, tr.47. 

[26]Báo cáo tình hình kinh tế-chính trị năm 1921 của Công sứ Sơn La. Lưu tại Trung tâm lưu trữ quốc gia I (Hà Nội). Phông R.ST, Hồ sơ số 68798.

[27]Thái Vạt là bộ phận dân tộc Thái định cư ở Mường Vạt, nay là huyện Yên Hâu, tỉnh Sơn La.

[28]Xanh Pulốp, Tiểu dẫn về tỉnh Sơn La. 1932, bản dịch từ tiếng Pháp, lưu tại Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Sơn La.

[29]. Số lượng các Công sứ chưa thống kê đầy đủ.

[30]Báo cáo tình hình kinh tế- chính trị năm 1928 của Công sứ Sơn La (bản  tiếng Pháp), lưu tại Trung tâm lưu trữ quốc gia I (Hà Nội). Phông RST. Hồ sơ số: 365704.

[31]. Báo cáo của Công sứ Sơn La về tình hình kinh tế-chính trị ở Sơn La từ 1- 1926-30-6-1927 (bản tiếng Pháp), lưu tại Trung tâm Lưu trữ I (Hà Nội), Phông RST, Hồ sơ số: 36567-21. Vào những năm 1926-1927, bộ máy chính quyền bản xứ cấp châu như sau:

     Châu Mai Sơn và châu Yên :      1 Quản đạo cấp 2; 1 Châu uý; 1 Thừa phái cấp 5.

     Sơn La:                                             1 Chánh Tri châu cấp 2; 1 Châu uý; 1 Thừa phái cấp 4.

     Châu Thuận:                                   1 Tri châu cấp 2; 1 Châu uý; 1  Thừa phái cấp 3.

     Châu Phù Yên:                               1 Tri châu cấp 3; 1 Châu uý; 1  Thừa phái cấp 5.       

     Châu Mộc:                                      1 Tri châu cấp 3; 1 Châu uý; 1  Thừa phái cấp 4.

 

[32]Báo cáo tình hình chính trị trong địa hạt tháng 1 và tháng 5-1914 của Công sứ Sơn La (bản tiếng Pháp), lưu tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia I (Hà Nội). Phông RST, Hồ sơ: 81545.

[33]Báo cáo tình hình chính trị trong địa hạt năm 1920 của Công sứ Sơn La lưu tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia I (Hà Nội). Phông RST, Hồ sơ số: 68798.

[34]Báo cáo tình hình chính trị trong địa hạt từ ngày 1/10/1920 đến ngày 1/6/1921 của Công sứ Sơn La (bản tiếng Pháp), lưu tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia I (Hà Nội). Phông RST, Hồ sơ: 36542

[35]Báo cáo tình hình chính trị trong địa hạt năm 1923 của Công sứ Sơn La (bản tiếng Pháp), lưu tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia I (Hà Nội). Phông RST, Hồ sơ số: 33745.

[36]Khoá đầu tiên đào tạo Thừa phái có 12 học sinh thì chỉ có 1 người Thái; đến năm 1926, số học sinh người Thái là 14 người.

[37]Hồ sơ số 68981, phông R.ST, lưu tại Trung tâm lưu trữ quốc gia I (Hà Nội).

[38]Báo cáo tình hình kinh tế-chính trị ở Sơn La từ ngày 1/7/1926 đến ngày 30/6/1927 của Công sứ Sơn La (bản tiếng Pháp), lưu tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia I. Hà Nội. Phông RST, hồ sơ số: 36567-21.

1. Thống kê sơ bộ

[39]Thống kê sơ bộ cho thấy:

Thời gian Số vụ xét xử
Từ 1-10-1920 đến 1-6-1921 6
Từ 1-7-1921 đến 30-6-1922 Không rõ
Từ 30-6-1922 đến 30-6-1923 8
Từ 10-1923 đến 6-1924 4

[40]Báo cáo tình hình chính trị – kinh tế Sơn La (1-10-1920 đến 1-6-1921 của Công sứ Sơn La (bản tiếng Pháp), lưu tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia I (Hà Nội). Phông RST, Hồ sơ: 36542.

[41]Báo cáo tình hình chính trị – kinh tế Sơn La (1-10-1920 đến 1-6-1921 của Công sứ Sơn La (bản tiếng Pháp), lưu tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia I (Hà Nội). Phông RST, Hồ sơ: 36542.

[42]Các số liệu trên đây thống kê chưa đầy đủ; lấy từ các Báo cáo tình hình chính trị-kinh tế ở Sơn La trong các năm 1921 đến 1928 (bản tiếng Pháp), lưu tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia I (Hà Nội). Phông RST. 

[43]Quắm tố mương của Mường Piềng-Thuận Châu (Tài liệu lưu tại Bảo tàng Sơn La).

[44]Quắm tố mương của Mường La (Tài liệu lưu tại Bảo tàng Sơn La).

[45]Nghị định số 3122 (ngày 17/11/1904) của Toàn quyền Đông Dương (bản tiếng Pháp), lưu tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia I (Hà Nội), Phông RST . Hồ sơ 29213.

[46]Báo cáo của Công sứ Sơn La về cuộc họp của thân hào năm 1922. Lưu tại Trung tâm lưu trữ quốc gia I (Hà Nội), phông RST, số hồ sơ 33817

[47]Cống chảy: bạc Hoa xoè; Hua Cổm: Bạc Đông Dương ra đời sau năm 1930.

[48]Pha lỉ, Pha tổ: đường rắn như gỗ lim.

[49]Đặng Nghiêm Vạn (Chủ biên). Tư liệu về…Sđd, tr.159-174.

1. Bản sao kèm theo Báo cáo số 337/CT ngày 1/4/1949 về sự tổ chức Phòng Dân biểu Liên bang Thái tự trị do Trưởng ty Công an Liên tỉnh Sơn La Bùi Đức Chinh ký.

    Bên cạnh chữ ký của Đèo Văn Long, trong Sắc lệnh này còn có chữ ký của Dellgne- Cố vấn chính trị toàn xứ Thái tự trị.

[50]Bản sao kèm theo Báo cáo số 337/CT ngày 1-4-1949 về sự tổ chức Phòng Dân biểu Liên bang Thái tự trị do Trưởng ty Công an Liên tỉnh Sơn Lai Bùi Đức Chinh ký.

[51]Trên thực tế, các tỉnh trên còn được gọi là Mường Lay, Mường La, Mường Xo, Mường Lò.

[52]Báo cáo số 327-CT ngày 18/4/1949 về sự hoạt động của nguỵ quyền xứ Thái do Trưởng ty Công an Liên tỉnh Sơn Lai Bùi Đức Chinh ký

[53]Tuyển tập Nguyễn Tuân, tập I, Nxb Văn học, H. 2003, tr.676-677.

 

Bình luận về bài viết này