Những dữ kiện Địa Chính Trị của Việt Nam

 Những mối quan hệ hai mặt giữa Nhà Nước- Đảng trị Việt Nam và Người Việt  Hải Ngoại

Tác giả:  Pierre Journoud*  

Người dịch:  Phan Tấn Khôi**

             Đảng cộng sản việt-nam  {PCV, Parti communiste vietnamien}  đã từ lâu đặt nển tảng cho sự hiện hữu chính đáng của họ trên sự chiến đấu thắng lợi dành độc lập và sự thống nhất của Việt Nam,  có  được một số cảm tình viên việt-nam ở hải ngoại ủng hộ, họ áp dụng trong nước một hình thức chủ nghĩa cộng sản chính thống. 

Cái đáng lẽ là một chính sách hòa giải tòan quốc,  đã đưa đến việc hàng trăm ngàn người rời bỏ quê hương xứ sở cho một cuộc lưu đầy dài hạn và đôi khi ở lại luôn – cuộc lưu đầy lớn lao nhất trong lịch sử cận đại của Việt Nam.  Một vết thương sâu đậm và không thể xóa nhòa,  đối với một số đông đã phải chịu đựng âm thầm sự nhục nhã hay trái lại,  đối với một thiểu số đặc biệt ồn ào,  trong  một hình thức tranh đấu chống cộng kịch liệt.  Đã lựa chọn phương thức áp đặt nhanh chóng và tàn bạo chủ thuyết cộng sản tại miền Nam Việt Nam,  Đảng,  dù đã rất cẩn thận để đạt được sự hậu thuẫn của họ trong khung cảnh một nền ngoại giao tích cực “bình dân” ,  đã đưa đến việc cắt đứt mọi liên hệ với cộng đồng  Việt kiều  {người Việt -nam sống tại hải ngoại}  trong hơn  một thập kỷ.

            75% của khoảng 4 triệu người Việt-nam hiện đang sinh sống trong khoảng hơn một trăm quốc gia xa lạ,  trên một dân số hiện tại khoảng 90 triệu người,  đã rời khỏi quốc gia họ sau 1975.  Những thống kê của HCR, Cao-ủy Tị nạn Liên hợp quốc, về số người tị nạn cho thấy giữa năm 1975 và 1996, 1,4 triệu người Việt-nam đã rời bỏ Việt Nam để tị nạn tại Hoa-kỳ {64%},  tại Canada (11,9%),  tại Úc-đại-lợi (11,5%)  tại Pháp (3,4%),  tại Đức (2,1%),  tại Anh (1,8%),  và những nơi khác[1].  Ngược lại với Trung-quốc mà đám dân lưu lạc là một trong số cổ xưa và đông đảo nhất thế giới,  Việt Nam là một xứ có di dân tương đối mới đây.  Nguyên nhân chính của những đợt khởi hành trong thế kỷ XX,  những cuộc chiến tranh sau cùng dần dần cũng đã rời xa.  Đặt lại vị trí tại trung tâm những dữ kiện địa chính trị quan trọng,  những “kẻ phản bội” hôm qua – những  Việt kiều liên quan tới chế độ Saigon cũ – ngày càng được Đảng cộng sản Việt-nam o bế.  Thời gian,  nhưng cũng và nhất là những đòi hỏi của sự phát triển kinh tế và sự sung túc đã làm dịu lại những ký ức và sự sáp lại gần nhau giữa những kẻ thù cũ,  mà sự tái hiện những mối căng thẳng giữa Việt Nam và Trung-quốc dường như,  ít ra là bề ngoài,  đã gắn chặt với nhau.  Dù sao,  những vết rạn nứt còn lâu mới lấp lại được.  Giữa sự đồng lõa tích cực của số người này và sự đối kháng liên tục của số người kia,  thống kê những thái độ của  Việt kiều  đối với Đảng còn rất rộng lớn.  Nạn nhân của chính những chia cách của chính họ, Đảng cộng sản tiếp tục giao động giữa một thái độ nghi ngờ và đàn áp,  tái kích động bởi sự “ứng dụng đối lập”,  và một quyết tâm về sự kết hợp rộng lớn hơn để  đáp ứng những thách thức to lớn xã hội-kinh tế và chiến lược của thế kỷ XXI.

 

 

Những cộng dồng bị giám sát;  những chống đối- hậu chiến tranh lạnh và sự thích nghi chính sách đàn áp

Những hình thức đấu tranh mới đối với Đảng cộng sản việt-nam

            Sự chấm dứt chiến tranh Việt Nam,  ngày 30 tháng tư 1975,  đã không đặt dấu chấm cuối cùng cho những hoạt động quân sự của những người thuộc chế độ cũ miền Nam-việt nam.  “Mặt trận quốc gia để giải phóng Việt Nam” do Hoàng Cơ Minh thiết lập,  một thiếu-tướng hải quân của quân đội Nam-việt nam tị nạn tại Hoa-Kỳ,  tiếp tục chiến đấu trong rừng,  dọc theo biên giới lào-thái.  Với hy vọng bắc cầu giữa cộng đồng  Việt kiều  và những người đấu tranh còn kẹt lại Việt Nam,  ông thành lập tại chỗ năm 1982,  “Đảng để canh tân Việt Nam” – gọi tắt tiếng việt là Việt Tân – mà ông được bầu làm Chủ tịch.  Cái chết của ông và 200 cảm tình viên đến từ Thái-lan trong một cuộc phục kích, năm 1987, đã kết thúc cuộc chiến đấu vũ trang cuối cùng. 

Sự sụp đổ của URSS, Union des Républiques Socialistes Sovietiques,  Liên bang Sô-viết,  năm 1991,  đã thổi một làn gió trẻ trung cho phong trào đó,  mặc dù nhiều biến đổi nội bộ,  đã dần dần mở rộng mạng lưới của họ,  nhất là giữa Âu-châu hậu-cộng sản,  và từ bỏ mọi hình thức quân sự cố thử  lật đổ một cách vô hiệu quả chế độ cộng sản đã bám rễ sâu đậm ở Việt Nam.  Năm 2004,  tại Bá-linh  Việt Tân loan báo từ nay  họ đã dấn thân vào một cuộc đấu tranh hòa bình để thiết lập chủ nghĩa đa nguyên dân chủ cho Việt Nam.  Không ngạc nhiên,  số đông của tám thành viên hiện nay trong  ủy ban trung ương của đảng đó đã được đào tạo và sinh sống tại Hoa-kỳ,  giống như người chủ tịch,  Do Hoang Diem (MBA đại học Houston);  và người phát ngôn Hoang Tu Duy (MBA đại học Chicago).  Tổ chức sử dụng tối đa báo chí,  truyền thanh và Internet (hệ thống truyền tin toàn cầu),  Việt Tân làm công việc cảm hóa những  Việt kiều , và gây sức ép chính trị tạo ra sự tự do hóa thể chế việt-nam và một sự tôn trọng nhân quyền lớn hơn, điều mà Washington rất quan tâm.

            Không đợi tới trình độ chính trị hóa như vậy,  khá đông  Việt kiều  đã dần dần thoát ra khỏi sự giám hộ của Đảng cộng sản việt-nam.  Những điều thái quá và sự thờ ơ của họ đối với những “Việt kiều yêu nước”, những cảm tình viên mà họ đã rất lệ thuộc vào trong chiến tranh, tìm ra lý do về sự trung thành của họ.  Đỉnh điểm của sư thất vọng đó,  hàng chục ngàn người lao động và chuyên viên do đảng cộng sản việt-nam tạm thời gửi ra ngoại quốc,  đã quyết định ở lại quốc gia đã tiếp đón họ.  Đó là trường hợp của một phần trong số 240 000 người lao động trẻ gửi đi để tăng cường tiềm năng người lao động và chuyên viên các nước “anh em” của miền Trung và Đông Âu-châu.  Đạt tới thời hạn chấm dứt hợp đồng , họ đã quyết tâm ở lại,  sau những cuộc cách mạng 1989-1991 và sự sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản[2].

            Đơn vị của một số hội liên quan tới Đảng cộng sản việt-nam cũng không thể chống lại được sự sụp đổ của bức tường Bá-linh và sự tan rã của chủ nghĩa cộng sản âu-châu : nhiều sự phân tán đã xẩy ra , như tại Canada và Bỉ-quốc,  và it lâu sau đó tại Pháp, nhóm trẻ của Tổng hội người Việt tại Pháp (thành lập năm 1976) phê bình tính chất bảo thủ của đàn anh,  sau cùng đã tách riêng ra kể từ năm 1994.

            Ngoài sự tranh đấu về mặt chính trị hay thuộc các hội hè,  nghệ thuật cũng tỏ ra cùng trong số đó,  trong số  những Việt kiều , những người trung gian ưu đãi đã phản kháng Nhà nước-đảng trị việt-nam, từ những lựa chọn quá khứ và hiện tại của họ.  Nối lại với những điều lưỡng lự không có quyết định rõ ràng của một số nhà trí thức hay nghệ sỹ việt-nam đã phát biểu  sau cuộc kháng chiến chống Pháp,  trước khi bị đàn áp,  nhiều văn sỹ việt-nam đã sống trong chiến tranh việt-nam đã có chủ ý ly khai với cái “hiện thực xã hội chủ nghĩa” và sự từ bỏ tính cách chủ quan để hướng về sự hào hứng tán dương chủ nghĩa anh hùng của dân tộc  {Doan Cam Thi, 2010}.  Nhưng đôi khi phải trả bằng cái giá một cuộc lưu đầy thương tâm,  như nữ văn sỹ Dương Thu Huong đã trải qua,  trước tiên là giam lỏng tại nhà,  tại Việt Nam,  kế đó tại Pháp nơi bà sống kể từ 2006.  Rất đông tại Hoa-kỳ và tại Âu-châu,  những văn sỹ gốc việt-nam đó đã mô tả những nỗi thống khổ,  những điều tỉnh ngộ,  những điều kỳ vọng của họ vào một thế giới công bằng hơn,  ít tham nhũng và dân chủ hơn.  Nhờ vào sự thành công của những tác phẩm của họ,  được bán ra hàng trăm ngàn , và những bản dịch ra tiếng ngoại quốc,  chúng đã trở thành những bài tham khảo quan trọng đối với nhiều nhà chống đối trong và ngoài nươc.

            Biến thức tân tiến và từ nay không thể tránh được, cái “blogosphere”, cộng đồng những người viết và người đọc “blogs” (những lời bình luận tùy theo tâm trạng cá nhân trên internet) đã cung cấp những khả năng diễn tả,  trao đổi,  tranh cãi và gây áp lực,  nhanh nhất và quan trọng nhất.  Những blogs phê bình Nhà nước-đảng trị việtnam – tham nhũng, những tranh chấp hải phận với Trung-quốc… – tăng lên rất nhiều,  ở ngoại quốc cũng như tại Việt Nam.  Bắt chước theo một số blogs Mỹ ( viet-studies hay alanphan),  Úc (tuanvannguyen)  hay Nhật (nguoilotgach) , một số khác đề nghị những bài phân tích rất được tham khảo về thời sự quốc nội và quốc tế,  kinh tế,  lịch sử,  nhưng cũng còn những tạp chí và sách bị ngăn cấm tại Việt Nam.  Mỗi năm, ngày càng đông người Việt quốc nội kết nối với những blogs đó.  Kể từ đó, tỷ lệ gia tăng con số những cương lĩnh thông tin bằng tiếng Anh  (Việt Nam Path Movement, Defend the Defenders, Việt Nam Human Rights Committee, FVPoC, Vietmeme…)  diễn tả ý chí những người làm blogs động viên hơn nữa nhóm Việt kiều và cộng đồng quốc tế.

            Kể từ giữa những năm 2000,  sự kết nối được xác nhận giữa Internet (mạng lưới thông tin tòan cầu),  cho tới lúc đó được cởi mở và tư do tại Việt Nam hơn là tại Trung-quốc,  và sự ly khai chính trị,  những tác động qua lại như ma quỷ giữa những blogs của nhóm ly khai hải ngoại và blogs của nhóm ly khai quốc nội,  đã làm thay đổi cái nhìn của nhà cầm quyền.  Nếu người ta có thể giả sử là loại phản đối kiểu văn hóa qua giới truyền thông mới đó được phục vụ một cách đều đặn những ích lợi của sự rình rập nào đó của Đảng,  sự thâm sâu ngày càng lớn những mối liên hệ giữa những nhóm đối lập quốc nội và hải ngoại tạo ra một đường đỏ mà Đảng không thể dung thứ sự vượt qua  [Passicousset và Papin, 2010][3] . Cũng vậy họ đã áp đặt dần dần,  với sự trợ giúp đích xác của Tầu,  những hình thức đàn áp mới.

Sự đàn áp qua mạng lưới Internet

            Ngay sau cuộc chiến,  trong khi hàng trăm ngàn công chức và cảm tình viên của chế độ Saigon bị đưa vào các trại cải tạo cưỡng bức lao động,  những người đã chọn hình thức lưu vong đã bị kết án biệt xứ trong ít ra một thập niên  [Pomonti và Tertrais, 1994 ; Dovert và Lambert, 2009].  Nhưng sự gia tăng hoạt động của  Việt kiều chống cộng do sự sụp đổ của khối URSS gây ra đã đưa đến việc các quan chức việt-nam phản ứng mạnh mẽ.  Quyết tâm củng cố lâu dài việc kiểm soát của họ đối với việc xác nhận có sự đối kháng qua mạng lưới Internet, họ đã thiết lập một nền pháp chế đặc biệt trấn áp và trừng phạt.  Kể từ những năm 2000,  sự gia tăng mạnh mẽ việc kiểm soát và kiểm duyệt  trên Internet được hiểu như là sự nâng cấp những sắc lệnh và luật lệ chuyên biệt,  và tạo ra một đội cảnh sát trên mạng lưới Internet ngay tại bộ An ninh công cộng ( MSP, Ministere de la Sécurite Publique).

            Kèm theo nhũng điều khoản của bộ luật hình sự số 79, 88, và 258,  những điều khoản được sử dụng nhiều nhất để bỏ tù người bất đồng chính kiến trên Internet,  đã được thêm vào nhiều luật lệ và một loạt sắc lệnh được bộ có quyền lực Thông tin và Giao tiếp (MIC, Ministere de l’Information et des Communications),  để kiểm soát hữu hiệu hơn thông tin trên mạng và những hoạt động của các người manh động trên mạng lưới Internet của Việt Nam và ngoài nước [4].  Có hiệu lực ngày 1 tháng chín 2013,  thí dụ “sắc lệnh 72” đã coi như bất hợp pháp mọi bài phát tán trên mạng tất cả những gì có thể “làm hại đến nền an ninh quốc gia” hay chính quyền.  Nhất là nó đã làm giảm thiểu việc sử dụng những blogs và mạng lưới xã hội cho việc “phát tán” hay “chia sẻ” thông tin “cá nhân”,  như vậy cấm đề cập tới những đề tài tin tức mới mẻ hay có lợi ích tổng quát,  và kể lại hay chia sẻ những thông tin đến từ các  hãng thông tấn và cả những mạng lưới thông tin chính thức [5]

Kể từ nay,  những mạng lưới thông tin bị suy xét là “có ác ý” ( báo chí,  blogs,  bài có nội dung do nguồn chống đối chính trị đăng tải hay về nhân quyền,  đã hợp thành một phương tiện lẩn tránh sự cấm đoán mọi hình thức báo chí tư nhân)  đều bị  những bức tường lửa ngăn chặn.  Việc kiểm duyệt còn hữu hiệu hơn khi mà mọi doanh nghiệp về Internet và những nhà cung cấp phương tiện kết nối đều nằm dưới sự kiểm soát hầu như hoàn toàn của Nhà-nước – chính thức là Nha Bưu điện và Viễn thông Việt Nam (VNPT, Việt Nam Posts and Télecommunications} và Viettel,  cơ sở của Quân đội nhân dân Viẽt Nam — , trong khi ba nhà điều hành điện thoại di động chánh do Nhà nước kiểm soát chỉ riêng họ đã chiếm 90% thị trường.  Hơn nữa, chủ nhân của những blogs đó có thể chuốc lấy những cuộc tấn công của “cyberarmee”, đội quân trên mạng lưới của Nhà nước-đảng trị việt nam.  T

hật vậy, kể từ 2004,  một đơn vị đặc biệt của bộ An-ninh công cộng được giao trọng trách truy lùng những “tội phạm điện tử” bao gồm lẫn lộn những người ăn cắp lậu các thẻ tín dụng,  đánh cắp dữ liệu điện tử,  trò chơi lậu trên mạng…nhưng còn cả sự phát tán những thông tin bị cấm.  Trước cơn phản đối của những người sử dụng Internet và các ONG (Organisation Non Gouvernementale, Tổ chức Phi Chính phủ),  họ bị coi như là một “sự tác hại chưa từng có đối với sự tự do ngôn luận tại Việt Nam [6] “,  nhà cầm quyền việt-nam đã nhắc lại là cái sắc lệnh 72 đó không có mục tiêu nào khác la để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ… Vậy mà những nhà báo và người đấu tranh chính trị việt-nam tại hải ngoại cũng không được tha,  như là tổ chức ONG Electronic Frontiers Foundation (EFF) thường báo cáo trên mạng lưới của họ kể từ cuối những năm 2000.  Tại Việt Nam, rất nhiều blogs bị coi như ly khai như vậy đã bị vô hiệu hóa,  nhất là tại Hoa-kỳ và tại Pháp,  và một số người sử dụng blogs việt-nam thành viên của Việt Tân hay có liên quan đến tổ chức đó đều đã bị giam cầm tại Việt Nam.  Theo Ủy ban bảo vệ các nhà báo (CPJ, Comite pour la Protection des Journalistes) và Phóng viên không biên giới,  Việt Nam đã là,  với 18 nhà báo và 34  người đấu tranh chính trị trên mạng bị cầm tù, cuối năm 2013,  quốc gia thứ năm trên thế giới có số nhà báo bị cầm tù,  và thứ hai của vùng Á-châu – Thái-bình-dương sau Trung-quốc mà dân số đông gấp 16 lần dân số của Việt Nam[7].  Sự thật là,  số đông những blogs hay trang mạng lưới của nhiều ONG cổ võ nhân quyền không còn truy cập được tại Việt Nam,  cũng vậy, một cách tổng quát,  những trang Mạng của ngoại quốc chứa đựng những tin liệu bằng tiếng việt ít hay nhiều phê phán đảng cộng sản việt-nam  (Việt Tan,  Việt Nam Daily News trụ sở tại Californie,  Huong Duong trụ sở tại Úc-châu, v.v.).  Sắc lệnh 174,  có hiệu lực từ ngày 15 tháng giêng 2014, tiên đoán nhiều hình phạt cho những người sủ dụng Internet để đăng tải trên các mạng xã hội như là Facebook nhũng bài có nội dung “tuyên truyền chống Nhà nước” hay những “lý tưởng phản động”.  Vậy mà Việt Nam,  với hơn 22 triệu người sử dụng Facebook,  được kể là ở trong số những quốc gia mà cái mạng xã hội đó có con số tăng trưởng lớn nhất trên thế giới [8].      

            Trong một quốc gia mà hơn 40 triệu người đã từ nay truy cập được vào các trang Mạng lưới,  mà 73% dưới 35 tuổi và một tỷ lệ luôn gia tăng kết nối qua Internet với 4 triệu người Việt sinh sống tại ngoại quốc  [Bui Hai Thiem, 2004],  sự đàn áp cái nhóm ly khai đó,  và những hình thức vượt ra ngoài biên giới đất đai của nó phản ảnh sự quan trọng mà cái blogosphere (cộng đồng người viết và người đọc blogs) và những mạng xã hội đã ứng xử trong phong trào lưu thông những tin tức,  tư tưởng và phản đối.  Không thế nào kiểm soát hết được vì sự kiện có vô số những cách tránh né sự kiểm duyệt,  những blogs và mạng xã hội là những vũ khí mới của một cuộc tranh đấu chính trị đã nằm sâu trong nhũng chia rẽ mà việc chấm dứt chế độ thuộc địa và chiến tranh lạnh và nóng đã tạo ra trong quần chúng việt-nam.  Chúng góp phần vào việc viết ra một câu chuyện xen kẽ với câu chuyện mà Đảng đã đề ra vào lúc đó.  Một tình trạng theo bản chất rất tiến hóa,  nhưng mặt trận mới đó tạo thành một thách thức quan trọng đối với Nhà nước-đảng trị việt-nam,  mà số đông,  sự độc quyền và tính hợp pháp,  được hệ thống hóa qua Hiến-pháp,  bị tranh cãi bởi một phần khiêm nhượng nhưng tích cực của giới trẻ việt-nam và  Việt kiều.  Sẵn sàng hy sinh sự tự do của chính họ,  người thành phố trẻ và học thức dường như có khả năng thúc dục một số cộng đồng gồm người có tư tưởng hành động.  

            Không chối bỏ sự thực hiển nhiên của sự đàn áp do Đảng dàn dựng để bảo đảm việc nắm giữ quyền lực của họ và tình trạng ổn định chính trị của quốc gia,  tuy nhiên, những cuộc điều tra tại chỗ đưa tới việc thực hiện tinh tế một cách đặc biệt nhũng kết luận của các ONG về cường độ của sự đàn áp đó.  B. Kerkvliet đã nghiên cứu một mẫu gồm 62 người Việt đã công khai chỉ trích Đảng trong mười hay mười lăm năm vừa qua  (hối lộ,  thiếu dân chủ,  nền kinh tế phát triển trì trệ và sự yếu đuối quá mức đối với Trung-quốc).  Kết quả cho thấy rõ ràng những khoảng trống cho sự dung thứ,  đối thoại và sự thích nghi mà chính phủ cũng nhân nhượng đối với những người tại  Việt Nam cũng như tại ngoại quốc chỉ trích hệ thống chính trị hiện tại và kêu gọi cải tổ. Hơn nữa, họ nhấn mạnh tính không đồng nhất lớn lao của những hình thức đàn áp mà không còn có thể tìm được một lời giải đáp thuần lý  [Kerkvliet. 2014].  Dù có quan trọng và dễ thấy đến đâu,  sự đàn áp những người chống đối ít hay nhiều lộ diện đối với chế độ cộng sản việt-nam thật ra cũng không thể tóm lược chính sách của Nhà nước-đảng trị đối với bốn triệu  Việt kiều  mà hơn 300000  người trở về Việt Nam mỗi năm để làm việc và tìm cơ hội đầu tư [9] .

Những cộng đồng được tán tỉnh :  cuộc đi tìm nguồn “thống nhất quốc gia”  như giải pháp cho những thách thức xã hội-kinh tế và chiến lược của thế kỷ XXI

Những  Việt kiều,  người thụ hưởng và vai chính của công cuộc Đổi Mới kinh tế và văn hóa

            Kết nối lại với chủ thuyết duy ý chí mà họ đã chứng tỏ trong thời kỳ kháng chiến,  Đảng đã quyết định,  năm 1986,  chấm dứt sau hơn mười năm loại bỏ cộng đồng  Việt kiều ,  cho sự thuận lợi của việc tung ra  chính sách  Đổi Mới.  Trong kỳ Đại hội lần thứ VI,  Hoang Bich Son,  chủ tịch ủy ban trung ương nhóm  Việt kiều  và thành viên của ủy ban trung ương Đảng cộng sản việt-nam,  đã nhắc lại là nhóm này hợp thành “thành phần hòa nhập hoàn toàn của dân tộc việt-nam”,  tự tán tụng tinh thấn yêu nước và nhấn mạnh đến tiềm năng kinh tế văn hóa của họ  [Vigne, 2012] Mặc dù những thiên kiến,  những trở ngại và thái độ ngập ngừng hậu quả cuộc nội chiến và chính sách an ninh của những năm 1980,  những quyết định thiên về một chính sách chú ý lớn hơn đến lợi ích của cộng đồng  Việt kiều và sự trở về nơi “ quê cha đất tổ” ngày càng nhiều hơn.  Ủy Ban người Việt hải ngoại[10]  được giao trọng trách,  vào năm 1994 (năm bãi bỏ lệnh cắm vận của Mỹ),  đề nghị những dự luật nhằm động viên người Việt hải ngoại : năm đó, lần đầu tiên,  một số loại  Việt kiều nào đó được phép về sống thật sự tại Việt Nam ;  kế đó vào năm 1996,  tất cả mọi công dân  Việt kiều  sở hữu một sổ thông hành hợp pháp.  Năm 1999,  tất cả những người này đều nhận được một cách chính thức mọi quyền lợi tại Việt Nam như những người Việt Nam quốc nội.  Hơn nữa,  họ đều được miễn thị thực trên hộ chiếu – một phương thức trải rộng cho tất cả  Việt kiều năm 2007.  Vào tháng ba 2004,  chỉ thị số 36-NQ/TW,  sau khi đưa ra bảng tổng kết tiêu cực về những chính sách trước đây đã không khai thông được những chướng ngại vật hãy còn đầy rẫy trong thực tế,  đưa ra lời khuyên trong chương II : “Tất cả người Việt,  bất kể nguồn gốc dân tộc nào,  tôn giáo nào,  gia đình nào,  xã hội nào và lý do nào họ đã phải ly hương, nếu họ muốn góp phần  vào việc thực hiện mục tiêu trên,  đều được đón nhận vào khối Thống nhất quốc gia Lớn lao.”

             Những cuộc trở về của các nhân vật nổi tiếng có dấu ấn đậm nét của chế độ Nam việt-nam trong chiến tranh Việt Nam,  như là sự trở về trong năm 2004 của cựu phó tổng thông Việt Nam Cộng Hòa miền Nam Việt Nam  Nguyễn Cao Kỳ [11] đã được quảng bá rộng rãi qua các phương tiện truyền thông, những chỉ dấu tượng trưng đó cũng không đủ để gây ấn tượng. Vì vậy ngay sau đó nhà cầm quyền đã lựa chọn phương thức mở rộng nền kinh tế và đặt Việt Nam trên con đường tăng trưởng bền vững,  không còn gì bắt họ phải xa lánh một cộng đồng đông đảo,  với mức độ học thức tương đối cao,  mà hơn 80% đang sinh sống trong những quốc gia kỹ nghệ hóa và giầu có.  Vào thời  Đổi Mới  và sự phát triển liên tục những mối quan hệ giữa Hoa-kỳ và Việt Nam,  đặc biệt sau vụ ký kết thỏa ước mậu dịch song phương vào tháng mười hai 2011,  tiềm năng văn hóa, kinh tế và tài chánh của nhóm  Việt kiều không còn có thể làm ngơ.  Đó là tại sao nhịp độ nhũng phương thức  nhằm tăng gia sự dễ dàng trở về,  phục chế một không khí tin tưởng và ưu đãi sự đầu tư,  đã rõ ràng gia tăng :  việc mua bán các bất động sản  (sắc lệnh 2001, được thay đổi  năm 2010) ;  việc gia nhập quốc tịch Việt Nam và song quốc tịch  (luật 2008 được thay đổi qua sắc lệnh 2009) ;  sự công nhận có giới hạn quyền công dân của các Việt kiều  [Vigne,  2012 ;  Pham, 2010].

            Song song với việc canh tân nền pháp luật,  chính quyền đã có những quyết định quan trọng trong mọi lãnh vực,  ngoại giao,  phương tiện truyền thông,  kinh tế và văn hóa.

            Họ đã cẩn trọng phát triển hệ thống ngoại giao trong những quốc gia có đông người Việt Nam lưu lạc.  Thí dụ, tại Hoa-Kỳ nơi mà dân số nguồn gốc Việt-nam không ngừng tăng gia cho tới hợp thành với 1 860 069 cá nhân tự nhận là người Việt trong năm 2012,  cộng đồng á-châu đông thứ 4 của xứ đó [12],  ba tòa lãnh sự chính đã được thiết lập : năm 1997 tại San Francisco,  tại Californie (40% dân số người việt-nam tại Hoa-Kỳ, cộng đồng người Việt quan trọng nhất tại hải ngoại),  kế đó năm 2010 tại Houston,  tại Texas (12%),  sau cùng tại New York năm 2011.  Trong khung cảnh của sự sáp lại gần nhau giữa Việt Nam và kẻ thù xưa kể từ đầu thập niên 1990,  hành động của họ đã góp phần làm thay đổi cái nhìn của một phần trong số những người lưu lạc đối với Việt Nam, mà cho tới thời điểm đó chống cộng cực đoan. Mới đây,  nhờ sự gia tăng nguồn tài chánh,  chính quyền đã cho mở nhiều trung tâm văn hóa – như năm 2009 trong quận XIII Paris – mà một trong những sinh hoạt là động viên cộng đồng  Việt kiều qua chính sách văn hóa.

            Hơn nữa,  Nhà nước-đảng trị đã canh tân rộng rãi hệ thống phương tiện truyền thông tuyên truyền của họ.  Ngoài hai nguyệt san lớn do, theo thứ tự,  Ủy Ban người Việt hải ngoại của Thành phố Hồ Chí Minh và Hanoi phát hành,  việc thiết lập đài phát thanh VOV5 năm 1998,  kế đó đài truyền hình VTV4 năm 2000, nhưng cũng còn nhiều mục đặc biệt dành cho Việt kiều trên các mạng Internet của những người này,  chính thức và bán chính thức,  giống như trong báo chí chính thức của việt-nam  [Anh Ngoc Hoang, 2010],  báo hiệu một sự củng cố rõ ràng những phương tiện truyền thông nhắm vào cộng đồng Việt kiều . Sau cùng,  chính quyền đã cố gắng ưu đãi những đầu tư của họ tại Việt Nam,  bằng cách thực thi thiết lập tại chỗ,  kể từ cuối thập niên 1980, khoảng hai mươi hội nhằm liên lạc với cộng đồng  Việt kiêu,  và góp sức việc mở ra nhiều hội yêu nước ở hải ngoại  [Vigne, 2012].

            Ngày nay, sự thành công của công cuộc  Đổi Mới và của những biện pháp nhằm đúng mục tiêu đó thật là tốt đẹp.  Thường dựa vào tình tương trợ gia đình,  những  Việt kiều đã chuyển về Việt Nam một số tiền tương đương với 12 tỷ đô-la trong năm 2014,  khoảng 1/10 của PIB (Produit Interieur Brut, Tông sản lượng quốc gia} ngược lại với 135 triệu đô-la năm 1991.  Với sự tăng trưởng đều đặn khoảng 10% -15% kể từ vài năm nay, những cuộc nhập tiền đó,  chưa kể những cuộc chuyển tiền lậu,  làm quốc gia trở thành một trong số mười quốc gia nhận được ngoại tệ của nhóm “người lưu vong” nhiều nhất thế giới,  và là nước Đông-Nam-Á thứ hai sau Phi-luật-tân.  Kể từ 1991,  Việt Nam đã thu được 90 tỷ đô-la mà nhà cầm quyền đã miễn trừ thuế kể từ nắm 1999.  Đối với giai đoạn 2010-2012,  57% ngoại tệ được gửi từ Hoa-Kỳ ;  9% từ Úc,  8,4% từ Canada,  4% từ Pháp và 4% từ Căm-pu-chia.  Hơn nữa,  nhờ hàng loạt những đạo luật nhằm khuyến khích việc chuyển tiền,  và mặc dù còn những chướng ngại vật dai dẳng tại địa phương, cộng đồng  Việt kiều đã đầu tư  trên 2000 dự án dành cho không chỉ  những đầu tư vào bất động sản, giao dịch chứng khoán hay tiết kiệm,  mà còn vào việc sản xuất,  làm ăn và những lý do xã hội và nhân đạo ( nhà cho người hưu trí,  cô nhi viện…).  Số tiền tổng quát hàng năm,  mà khoảng một nửa do Việt kiều tại Hoa-Kỳ đóng góp,  lên tới 20 tỷ đô-la và chủ yếu dành cho miền Nam xứ sở [13]

            Từ lâu chỉ chú tâm đặc biệt đến khối kượng tài chánh do các cuộc chuyển tiền mang lại,  mối quan tâm mới đây của nhà cầm quyền và dư luận nhằm vào việc chuyển tải nhũng khả năng trí tuệ và nghề nghiệp mà họ cố gắng làm dễ dàng qua các văn kiện tư pháp và những cuộc hợp tác đều đặn,  bởi vì vốn tiền của  Việt kiều đặc biệt to lớn  [Le Huu Khoa, 2009].  Nhiều nhà trung gian thật sự liên-văn hóa,  hàng trăm chuyên viên và nhà trí thức trở về Việt Nam mỗi năm với thời hạn khác nhau.  Nhiều nhà khoa học uyên thâm  Việt kiều đã trở về giảng dậy,  như giáo sư Vo Van Toi vào năm 2007 đã từ bỏ một sự nghiệp huy hoàng tại Hoa-Kỳ để nắm chức vụ giám đốc khoa nghệ thuật chế tạo thiết bị sử dụng trong sinh y học của Đại học quốc tế Thành phố Ho Chi Minh mà ông đã tự mình sáng lập.  Tuy nhiên những trường hợp này hãy còn tương đối lẻ tẻ. Nhiều người hãy còn chán ghét việc dấn thân,  chính là bởi vì sự yếu kém tiền lương và cơ sở kỹ thuật hạ tầng  và thiếu sót sự trong sáng và  sự công bằng trong việc quản lý.  Nhầm mục đích đào sâu sự quan tâm đến việc cần thiết phải canh tân nên giáo dục và nghiên cứu,  chính quyến đã lập ra,  vào năm 2013,  một nhóm đối thoại về giáo dục gồm nhiều chuyên viên và giáo sư  Việt kiều đến từ các đại học và viện nghiên cứu âu-châu, Nhật bản,  Úc-đại-lợi và Mỹ.  Như vậy, hội nghị về việc cải cách giáo dục đại học tại thành phố Ho Chi Minh,  vào mùa hè 2014, đã diễn ra với sự có mặt của giáo sư Ngô Bảo Châu, giáo sư toán pháp-việt đầu tiên nhận được huân chương Fields năm 2010,  năm ông được nhập quốc tịch Pháp [14].

            Dù là chậm trễ,  ý thức mà cộng đồng  Việt kiều đã là thành phần của quốc gia và sự góp phần của họ vào sự phát triển quốc gia phải được nhấn mạnh về giá trị,  đúng là hiện thực.  Sự thách thức của việc trở lại những căng thẳng quan trọng giữa Việt Nam và Trung-quốc củng cố cũng như thử thách cái ý chí hội nhập không cần phải bàn cãi .

Sự trở lại của “mối đe dọa Tầu” nguồn gốc một tinh thần quốc gia xuyên quốc gia có tính cách hàm hồ 

            Một cách nào đó,  sự gia tăng quyền lực của Trung-quốc và một chính sách khẳng định trong hải phận mà họ tranh cãi chủ quyền tại Việt Nam,  đã đặt ưu tiên cho việc tập trung quyền lợi giữa Nhà nước- đảng trị việt-nam và những người Việt ở hải ngoại.  Cùng chung một cái nhìn về sự trở lại của mối đe dọa Tầu tại biển Nam hải/ biển Đông hải đã gắn chắc như xi-măng một tinh thần yêu nước tích cực,  mặc dù những điểm dị đồng rất rõ ràng về các giải pháp cho những khiêu khích của nước láng giềng khổng lồ.  Ngay cả những người chống đối mãnh liệt nhất thể chế cộng sản,  như phong trào Việt Tân mà nhà cầm quyền việt-nam chỉ coi như còn một nắm thiểu số người quá khích,  đã coi việc phục hưng nền độc lập đối với Trung-quốc một điều kiện để trở lại với “nền tự hào dân tộc”…Vậy không có gì ngạc nhiên khi thấy cộng đông Việt kiều  đã gia tăng những sáng kiến để bảo vệ các quần đảo Hoang Sa và Trường Sa,  kéo theo những phản ứng rất tích cực về phần nhà cầm quyền việt-nam [15] : triển lãm về các quần đảo;  gửi đi, phát hành hay đưa lên mạng những bản đồ và tài liệu trình bầy quan điểm của Việt Nam trong cuộc tranh chấp hải phận  (như là 170 bản đồ do giám đốc Viện giáo dục và văn hóa việt-nam tại Hoa-Kỳ chuyển đạt tới nhà cầm quyền Đà-Nẵng trong tháng giêng 2014);  quyên góp và chuyển tải những món quà tài chánh để ủng hộ các chiến sỹ đóng quân trên quần đảo;  với Hiệp hội người Việt tại Nhật-bản,  hội Đoàn kết người Việt tại Bỉ-quốc và Hiệp hội Bỉ-Việt  Nam trong năm 2008,  mà mọi đóng góp đều dành tài trợ những đơn vị  thanh lọc nước biển tại Trường Sa ; v.v.  Vào lúc cơn khủng hoảng Tầu-Việt vừa qua trong mùa xuân 2014,  nhiều  Việt kiều, ủng hộ hay chống đối cộng sản,  đã biểu tình bầy tỏ quyết tâm chung bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ của tổ tiên,  trong một những khoảng khắc hiếm hoi hợp quần quốc gia mà có lẽ chỉ có sự kiện chống đối việc lấn đất thật sự hay giả định của Trung-quốc khơi dậy tại Việt Nam.

            Chính quyền mới đây đã ý thức được tiềm năng quốc gia đó,  cố gắng thuyết phục cộng đồng   Việt kiều  và đăc biệt nhóm trẻ,  về sự quan trọng của hệ thống xếp theo đề tài trong hải phận và sự gìn giữ những đảo nhỏ đang tranh cãi.  Kể từ 2012,  mỗi năm họ có thể chở người ra quần đảo Trường Sa trên một tầu vận chuyển quân sự.  Cuộc du hành ba tuần lễ đó,  cho tới lúc đó dành cho người Việt quốc nội,  nhằm ba mục tiêu : giảm thiểu những lời phê phán của người Việt trong và ngoài nước đối với một chính quyền việt-nam bị tố cáo bán rẻ gia tài tổ tiên;  chọn lựa giải pháp quốc tế hóa cuộc xung đột hải phận với Trung-quốc;  củng cố tinh thần quân sỹ sinh sống trong các doanh trại trên các hòn đảo nhỏ xa vời,  trong nhũng diều kiện thường khó khăn[16] Năm 2013, Ủy Ban Quốc gia phụ trách người Việt hải ngoại và bộ Ngoại Giao đã tổ chức trại hè đầu tiên cho giới trẻ  Việt kiều.  Vào tháng bẩy 2014,  vài tuần sau cuộc khủng hoảng với Trung-quốc,  170 thanh thiếu niên đã được đón tiếp tại Việt Nam trong một trại hè dành cho đề tài …”biển và đảo của quê hương tôi”.  Vừa băng qua các tỉnh lỵ ven biển,  chúng đã có thể gặp dân chài và lính tuần duyên.  Sau cùng,  Ủy Ban cũng đã đón tiếp tại TPHo Chi Minh một ngàn  Việt kiều trong khuôn khổ  của chương trình “Mùa Xuân trong quê hương 2015”,  trong tháng hai 2015,  theo đề tài “Tổ quốc vinh quang”.  Những mục tiêu chính trị rất rõ ràng : đó là củng cố tinh thần yêu nước của Việt kiều và gia tăng sự yểm trợ vị trí của Việt Nam   trong cuộc tranh cãi hải phận với Trung quốc[17]

            Như vậy nếu một cộng đồng nhậy cảm với việc gìn giữ sự toàn vẹn lãnh thổ việt-nam thì là một yếu tố để thành công đối với Hanoi,  trạng thái nhiều sơ hở ở biên giới giữa sự soi bói của Trung-quốc và của chính quyền Việt Nam làm cho việc quản lý đó đặc biệt nhẩy cảm và tế nhị.  Thật vậy, thông thường chính quyền việt-nam bị tố cáo là quá yếu đuối bởi một chính sách quá  nhân nhượng đối với người láng giềng Tầu to lớn.  Vậy mà,  nếu người ta chấp nhận cảm tính với những việc truất hữu nông dân, sự tham nhũng của công chức hay là những bài toán của khu giáo dục,  vấn đề Tầu trở thành điều cấm kỵ,  bởi vì nó mang tính chất một quyền lực động viên mãnh liệt hơn bất cứ cái gì trong toàn thể  cộng đồng việt-nam,  trong khi chính quyền đã phán đoán họ không thể liều lĩnh làm mất cảm tình một cách lâu dài của Trung-quốc,  hiện tại là đối tác quan trọng kinh tế và tài chánh  [Passicousset và Papin,  2010,  361-365].  Đó là lý do tại sao nhà cầm quyền tỏ ra nghiêm khắc hơn đối với những người viết blogs quá ác liệt trong lời chỉ trích những tham vọng đất đai của Tầu.  Vào tháng hai 2015,  ba người viết blogs đã bị kết án từ mười hai đến mười tám tháng tù,  chiếu điều 258 của luật hình sự phạt tù những “lạm dụng quyền tự do dân chủ”,  vì đã phát tán trên trương mục Facebook của họ những thông tin liên quan tới những cuộc biểu tình chống Tầu trong tháng năm 2014,  có tính cách súi dục các cuộc hội họp “chống chủ nghĩa kinh tế và xã hội Nhà nước [18]”…Đối với một Nhà nước-đảng trị đã ghi và hợp thức hóa hành động và thành công chính trị- quân sự trong một câu chuyện kể lại sự kháng chiến ngàn năm và vinh quang chống lại quân xâm lăng ngoại quốc và nhất là Tầu,  điều nghịch lý đó đáng được quan tâm.  Nó cũng gây ra nhiều điều hội tụ vô số kể,  Vào mùa xuân 2009,  sự nhượng quyền khai thác những mỏ bauxite lộ thiên trên cao nguyên Trung phần, do chính phủ việt-nam trao cho hãng Tầu Chinalco sẽ cho nhập cảnh thợ của họ trên đất việt-nam,  đã gây ra một làn sóng phản đối tại Việt Nam cũng như tại ngoại quốc.  Một liên minh chống lại hình thức đã kết hợp,  trong cùng một chiến dịch tố giác những điều nguy hiểm về môi trường của sự khai thác đó,  đại tướng Vo Nguyen Giap – 98 tuổi –,  cựu phó chủ tịch  Nguyen Thi Binh với nhiều người có chức vụ cũ khác của chính phủ và của Đảng,  nhiều cấp cao của quân đội,  nhiều nhà trí thức, bác học  Việt kiều như Ngo Bao Chau…và những chiến sỹ chống cộng của Việt Tân !  Uy lực của  một sự vinh quang và một sự ưu ái của quần chúng còn nguyên vẹn,  Giap đã còn đả kích mạnh hơn cả những chiến sỹ Việt Tân.  Trong một loạt thư ngỏ gửi chính quyền,  ông đã cả gan tố giác,  một “sai lầm to lớn”,  một “sai trái cho quốc gia và môi trường”,  với hậu quả xã hội và an ninh nghiêm trọng,  của việc nhượng quyền cho Trung-quốc khai thác một vùng chiến lược của Việt Nam [19].  Những lời chỉ trích của ông,  mặc dù được sự tiếp tay rộng rãi của nhiều blogs và trên các mạng xã hội,  chỉ có thể ép buộc chính quyền, như vậy bị tràn ngập trong lãnh vực tinh thần quốc gia cho tới nay là vấn đề của họ,  làm vài nhượng bộ tượng trưng.  Nhưng nhiều liên minh mới,  vừa chống Tầu và chống chính quyền,  có thể lại được thành lập,  giữa người Việt và  Việt kiêu ,  giữa nhóm ôn hòa/canh tân của Đảng và những chiến sỹ chống-Đảng.     

Kết luận  

            Những mối liên hệ ngày càng gia tăng mà nhà cầm quyền hiện tại giao tiếp với những quốc gia dân chủ,  và với cộng đồng Việt kiều  đang sống tại đó,  đã là nền móng quan trọng trong việc lựa chọn sách lược đối với Trung-quốc.  Sự xáp lại gần qua đường lối ngoại giao với ba nền dân chủ lớn – đầu tiên là Hoa-Kỳ,  Nhật-bản  và Ấn-độ — dường như là, mặc dù còn vài bất đồng chánh kiến,  một khuynh hướng nặng về tính cách chiến lược của Việt Nam muốn cân bằng hóa đối với Trung-quốc.  Nhưng càng ngày càng có nhiều sinh viên du học ngành cao học tại ngoại quốc,  đặc biệt tại Hoa-Kỳ,  Úc-đại-lợi,  Tân-gia-ba (Singapore), và tại Anh-quốc  (cộng thêm Trung-quốc [20] ),  thay vì Liên bang Nga,  nơi nhiều nhà lãnh đạo hiện thời được đào tạo.  Giới ưu tú trẻ kết nối ngày càng nhiều,  vừa là cá nhân và nghề nghiệp, cả hôn nhân,  với cộng đồng  Việt kiều rất thành công trong xứ sở của họ,  theo cách Nguyen Thanh Phuong.  Con gái của Thủ tướng Nguyen Tan Dung,  người đàn bà kinh doanh đó được đào tạo tại Thụy Sỹ đã kết hôn với Nguyen Bao Hoang năm 2008,  một người đàn ông kinh doanh Mỹ gốc Việt.  Và theo đó,  chủ thuyết chống cộng của thế hệ di dân việt-nam đầu tiên tiêu hao dần.  Bằng cách bỏ phiếu cho nhóm dân chủ trong những cuộc bầu cử tại Hoa-Kỳ,  thế hệ thứ hai không ngần ngại vi phạm cái phiếu cộng hòa bất khả xâm phạm của người trưởng bối cúa họ [21]

            Thay vì sẽ bị thúc đẩy bởi Hội nghị Đảng lần tới năm 2016,  những thay đổi lớn kế tiếp đối với Việt Nam có thể xuất hiện từ những mối liên hệ ngày càng gia tăng mà họ kết nối với những nền dân chủ lớn tây phương và á-châu,  trong đó những mối liên hệ gia đình và “mạng lưới việt nam hóa” kết hợp một cách luôn luôn chặt chẽ hơn người Việt quốc nội và người Việt lưu vong [Anh Ngoc Hoang, 2009 và 2010 ;  Valverde, 2012]  sự kiện này ngay từ bây giờ đã đóng một vai trò căn bản quan trọng.


Ghi chú

Những tên người trong ngoặc,  thí dụ : [Anh Ngoc Hoang,  2009 và 2010] là những tác phẩm mà tác giả đã tham khảo và lấy ý từ đó.

* Pierre Journoud,   Nhà nghiên cứu tại Viện nghiên cứu chiến lược của Trường quân sự (IRSEM, Institut de Recherche Strategique de l’ Ecole Militaire)  và phụ trách chương trình Đông Nam Á-châu ;  thành viên của Trung-tâm lịch sử cận đại Á-châu  (CHAC,  Centre d’ Histoire de l’ Asie Contemporaine) của đại học Paris-1-Pantheon-Sorbonne.  Những phân tích trình bầy ở đây là của tác giả và không liên quan gì tới quan điểm của IRSEM hay của bộ Quốc phòng.

Bài này  “Les relations ambivalentes entre l’État-parti vietnamien et les Vietnamiens de l’étranger”, đề tài thứ bẩy trong số 12 đề tài in trong tạp chí Hérodote số đặc biệt về Les Enjeux Géopolitiques  du Việt Nam, số 157/2015.


** Phan Tấn Khôi,      Tốt nghiệp Đại học Sư phạm Saigon,  ban Pháp văn,  niên khóa 1960-1963.       Cao học Nghiên cứu giáo dục,  ĐHSP Saigon,  niên khóa 1970-1972

           

                

,

[1] HCR,  Les Réfugies dans le monde.  Năm mươi năm hoạt động nhân đạo,  2000, chương 3/.

[2] N. Le Mong,  “Cộng đồng người Việt tại Pháp.  Từ cuộc di dân hội nhập tới quốc tịch”,  thông tin từ Viện khoa học Hải Ngoại,  3 thảng ba 2000.

[3] Time ,  27 tháng mười hai 2012

[4] Người ta sẽ tìm thấy một bản tóm lược tổng hợp những biện pháp pháp chế quan trọng trong  một báo cáo của OpenNet Initiative,  7 tháng tám 2012.

[5] Time ,  2 tháng chín 2013

[6] . Reporteurs sans frontieres, (Phóng viên không biên giới),  “Việt Nam : Quan hệ quốc tế của những người sử dụng blogs”,  10 tháng ba 2014

[7] Voice of America,  18 tháng mười hai 2013

[8] B.  Valentine,  “Sự Kiểm duyệt và giám sát các trang  Mạng lưới tại Việt nam : một cuộc phỏng vấn với Vietmeme”,  thecivicbeat.com,  15 tháng giêng 2014.

[9] .Le Courrier du Việt Nam,  2 tháng tám 2010 ;  7 tháng sáu 2014.

[10] Trước kia là Ủy Ban trung ương những  Việt kiều , ngày nay trở thành,  năm 2008,  Ủy Ban Quốc gia người Việt hải ngoại,  Tổ chức cố vấn chính của Quốc gia và Đảng trong việc thiết lập và áp dụng chính sách đối với  Việt kiều

[11] .Le Courrier du Việt Nam,  10 tháng hai 2004

[12] .U.S. Census Bureau,  “Dân số Việt Nam tại Hoa-kỳ ; 2010”;  “Di dân Việt Nam tại Hoa-kỳ”,  Migration Policy Institute,  25 tháng tám 2014

[13]  VOV5,  11 tháng hai 2015 ;  tin nhanh AVI,  20 tháng chạp 2014;  Phương Nga, bài đã được đăng.

[14]  Le Courrier du Việt Nam,  20 tháng chạp 2014

[15]  Rất nhiều tin nhanh của báo chí chính thức đã làm chứng  trên các mạng lưới Internet thông tin việt-nam  (như tờ Nhân Dân trên mạng,  Vietnamplus , Courrier du Việt Nam , Talk Việt Nam , v.v.)  hay trên mạng  của những hội đồng tình.

[16]  “Cuộc nói chuyện [của Pierre Journoud] với M. Vinh về chuyến du hành của ông trong quần đảo Trường Sa” ,7 tháng hai 2013,  Lettre de l’ Irsem  số 2,  2013.

[17]  Le Courrier du Việt Nam,  10 tháng bẩy 2014 ;  Vietnamplus ,  31 tháng giêng 2015

[18]  Églises d’ Asie,  20 tháng hai 2015.

[19]  La Croix ,  23 tháng bẩy 2009 ;  Le Figaro ,  24 tháng bẩy 2009

[20]  Theo một cuộc khảo sát của tổ chức Organisation internationale pour les migrations,  6 tháng giêng 2012.

[21]  Los Angeles Times ,  29 tháng hai 2008

1 thoughts on “Những dữ kiện Địa Chính Trị của Việt Nam

Bình luận về bài viết này