Chiến tranh giành độc lập chống Liên Xô xâm lược của Ukraine 1917-1921

Nguyễn Trần Khánh Duy

Chiến tranh Ukraina-Liên Xô, 1917–21. Một cuộc chiến để giành quyền kiểm soát Ukraine đã diễn ra liên tục trong từ năm 1917 đến 21 giữa các lực lượng quốc gia chủ nghĩa Ukraine và các phần tử ủng hộ Bolshevik đang tìm cách thiết lập quyền thống trị của Liên Xô. Cuộc chiến bắt đầu ngay sau Cách mạng Tháng Mười năm 1917. Bất chấp việc thành lập Ukraine Quốc Dân Cộng hòa (UNR) vào ngày 20 tháng 11 năm 1917, những người Bolshevik đã lên kế hoạch giành chính quyền ở Ukraine với sự trợ giúp của các phần tử thị dân Nga hoặc người Nga, các đơn vị đồn trú và các đơn vị quân đội Nga đóng quân gần mặt trận. Tuy nhiên, cuộc nổi dậy vũ trang của họ ở Kyiv vào ngày 11 tháng 12 năm 1917 đã không thành công, và các đơn vị quân đội Bolshevik dần dần bị trục xuất khỏi Ukraine. Một lực lượng ủng hộ Bolshevik dưới quyền Yevheniia Bosh tiến vào Kyiv cũng bị quân đội Ukraine dưới quyền của Pavlo Skoropadsky giải giáp gần Zhmerynka và sau đó bị đuổi về Nga.

Tháng 12 năm 1917 đến tháng 4 năm 1918. Xung đột bùng nổ ở Ukraine sau một loạt các động thái ngoại giao. Vào ngày 17 tháng 12 năm 1917, Hội đồng ủy viên nhân dân có trụ sở tại Petrograd đã ra tối hậu thư yêu cầu quân đội Bolshevik được cấp quyền hợp pháp để đóng quân trên đất Ukraine. Tối hậu thư đã bị UNR bác bỏ. Những người Bolshevik phản công bằng cách tuyên bố chính phủ Ukraine của riêng họ (xem thêm People’s Secretariat) có trụ sở tại Kharkiv vào ngày 25 tháng 12, và sau đó tiến hành chiến dịch thiết lập quyền kiểm soát quân sự đối với Ukraine. Lực lượng Ukraine vào thời điểm đó bao gồm một nhóm nhỏ quân tình nguyện và một số tiểu đoàn của Tự do Cossacks. Các lực lượng thân Liên Xô ở Ukraine bao gồm các lực lượng chính quy của quân đội Nga đóng tại mặt trận, một số đơn vị đồn trú và các đội Cận vệ Đỏ bao gồm những người lao động từ vùng Kharkiv và Donbas. Tuy nhiên, sức mạnh chính của họ lại nằm ở một lực lượng lớn Hồng vệ binh từ Nga, vốn đã đóng quân dọc theo biên giới Ukraine. Vào ngày 25 tháng 12, đội quân 3 vạn lính, do Volodymyr Antonov-Ovsiienko chỉ huy, xuất quân theo bốn đạo từ Homel và Briansk đến Chernihiv – Bakhmach, Hlukhiv – Konotop, và Kharkiv – Poltava – Lozova.

Cuộc xâm lược của các lực lượng thân Liên Xô đi kèm với các cuộc nổi loạn do những các phần tử Bolshevik kích động địa phương khởi nghĩa ở các thành phố trên khắp Bờ đông Ukraine. Lực lượng Bolshevik chiếm Kharkiv (ngày 26 tháng 12), Lozova và Katerynoslav (nay là Dnipro, ngày 9 tháng 1 năm 1918), Oleksandrivske (nay là Zaporizhia, ngày 15 tháng 1) và Poltava (ngày 20 tháng 1). Đạo Briansk chiếm Konotop (16 tháng 1) và Hlukhiv (19 tháng 1). Vào ngày 27 tháng 1, các nhóm quân Bolshevik tập trung về Bakhmach và sau đó xuất quân dưới sự chỉ huy của Mikhail Muravev để đánh chiếm Kyiv.

Ụkraine Trung ương Nghị hội Rada đã chuẩn bị cho việc bảo vệ thủ đô bằng cách gửi các chí nguyện quân tiến tới Poltava và Bakhmach. Một trong số đó, Sinh viên Tiểu đoàn – Sich Trường súng quân, đã bị tiêu diệt bởi lực lượng Bolshevik (4.000 quân) lớn hơn rất nhiều trong trận Kruty, cách Kyiv 130 km về phía đông bắc, vào ngày 29 tháng 1. Khi cuộc tiến công của Liên Xô tiếp tục, một cuộc nổi dậy được tổ chức bởi các công nhân không phải là người Ukraine có trụ sở tại xưởng vũ khíkhí Arsenal được thực hiện để chiếm Kyiv mà không cần nổ súng. Giao tranh nổ ra vào ngày 29 tháng 1 và tiếp tục cho đến ngày 4 tháng 2, khi quân nổi dậy bị đánh tan bởi một đội Sich trường súng quân và Tự do Cossacks mới thành lập. Trong khi đó lực lượng viễn chinh Bolshevik tiếp tục tiến về thủ đô từ Bakhmach và Lubny. Ngày 8 tháng 2, chính phủ Ukraine buộc phải di tản khỏi thành phố. Liên Xô quân dưới sự chỉ huy của Mikhail Muravev tiến vào Kyiv vào ngày 9 tháng 2 và sau đó thực hiện các cuộc trả thù tắm máu tàn bạo đối với thường dân Ukraine.

Sau khi chiếm được Kyiv, những người Bolshevik đã mở một cuộc tấn công ở Cánh Tây Ukraine, nơi họ chủ yếu giao chiến với lực lượng Tự do Cossack. Họ tiến vào Volhynia (do Tập đoàn quân số 7 của Nga trước đây chỉ huy), nơi họ chiếm Proskuriv (nay là Khmelnytskyi), Zhmerynka, Koziatyn, Berdychiv, Rivne và Shepetivka và buộc người Ukraine trở lại tuyến phòng thủ Zhytomyr – Korosten – Sarny.

Tình hình thay đổi sau khi Ukraine ký Hòa bình Hiệp ước Brest-Litovsk và quân đội Đức và Áo tham chiến vào cuối tháng 2 với tư cách là đồng minh của Ukraine Trung ương Nghị hội Rada. Với sự chỉ huy của Tướng K. Prisovsky và Symon Petliura người Ukraine, liên hợp lực lượng đã đánh bay quân Bolshevik ra khỏi các vùng trung tâm tây Ukraine, chẳng hạn như Zhytomyr, Berdychiv, Koziatyn và Bucha, trước khi giành lại Kyiv vào ngày 1 tháng 3. Trong suốt tháng 3 và tháng 4, quân đội Đức và Áo đã giành quyền kiểm soát Đông Ukraine, còn quân đội của Petro Bolbochan và Volodymyr Sikevych chiếm Crimea và lưu vực Donets. Được cảnh báo trước tình hình quân sự đã thay đổi, Vladimir Lenin đã ra lệnh cho đại diện của mình ở Ukraine, Grigorii Ordzhonikidze, đến Ukraine hóa (ít nhất là bề ngoài) lực lượng chủ yếu là Nga của Volodymyr Antonov-Ovsiienko và Mikhail Muravev để giành được sự ủng hộ của nhiều người địa phương hơn. Nhưng đã không thành công. Tiếp tục thất bại về quân sự khiến nước Nga Xô Viết không có nhiều lựa chọn ngoài việc tuân thủ các điều khoản của Hiệp ước Brest-Litovsk và ký một hòa bình sơ bộ với chánh phủ Ukraine vào ngày 12 tháng 6 năm 1918.

Tháng 12 năm 1918 đến tháng 12 năm 1919. Giai đoạn thứ hai của Chiến tranh Liên Xô-Ukraina bắt đầu với sự sụp đổ của chánh phủ Hetman bù nhìn do Đức dựng lên về tay các lực lượng của Ukraina Quốc Dân Cộng hòa Chỉ huy bộ. Những người Bolshevik đã tận dụng tình hình bất ổn bằng cách thành lập Ukraine Lâm thời Công Nông Chính phủ vào ngày 20 tháng 11 năm 1918 và bắt đầu tiến quân vào Ukraine vào tháng 12 với đạo quân do Volodymyr Antonov-Ovsiienko, Joseph Stalin và Volodymyr Zatonsky chỉ huy. Chỉ huy bộ phản đối hành động xâm lược, với các công hàm gửi chính phủ Liên Xô vào ngày 31 tháng 12 năm 1918 và vào các ngày 3, 4 và 9 tháng 1 năm 1919. Không nhận được hồi âm, Chỉ huy bộ buộc phải tuyên chiến với Nga vào ngày 16 tháng 1. Lực lượng Ukraine vào thời điểm đó bao gồm hai chính quy quân đoàn, Quân đoàn Zaporozhian và Sich trường súng quân, cũng như các nhóm du kích quân (xem Partisan movement in Ukraine, 1918–22) do những người Thổ lãnh đạo, chẳng hạn như Nestor Makhno, Nykyfor Hryhoriv, ​​và Danylo Zeleny. Tuy nhiên, những người Thổ không đáng tin cậy về mặt chính trị và đôi khi đứng về phía những người Bolshevik.

Vào tháng 12 năm 1918 và tháng 1 năm 1919, Bolshevik viễn chinh quân, với sự hỗ trợ của một số người Thổ, đã chiếm được Đông Ukraine, và vào ngày 5 tháng 2, lực lượng này đã vây chặt Kyiv, buộc Ukraine chánh phủ một lần nữa phải tháo chạy khỏi thủ đô. Một nhóm Bolshevik phía bắc di chuyển dọc theo tuyến Mozyr – Korosten và Lunynets – Sarny – Rivne trong một nỗ lực nhằm cắt đứt Ukraine Quốc Dân Cộng Hòa khỏi Galicia Ukraine Quân (UHA) ở phía tây. Một nhóm phía nam tiến từ vùng Kremenchuk-Katerynoslav qua Znamianka về phía phòng tuyến Birzula – Koziatyn – Zhmerynka trong nỗ lực cắt đứt quân UNR khỏi lực lượng bên phe Liên minh có thể tăng viện. Vào thời điểm nguy cấp, Nykyfor Hryhoriv người Thổ đã hỗ trợ họ phía sau. Bolshevik Tập đoàn quân thứ ba tiến từ Kyiv đến phòng tuyến Berdychiv – Koziatyn – Zhmerynka trong một nỗ lực nhằm giữ cho cánh phía bắc và phía nam của UNR quân tiếp tục chia cắt.

UNR Quân đã phát động phản công vào tháng 3, trong đó họ đã đánh bại lực lượng Liên Xô dọc theo phòng tuyến Berdychiv – Koziatyn và tiến gần đến Kyiv, do đó ngăn chặn hiệu quả mọi khả năng Liên Xô có thể hành quân qua Romania đến Hungary để hỗ trợ Béla Kun Chế độ. Các lực lượng Bolshevik đã trả đũa vào tháng 4 (sau khi quân phe Liên hiệp rút lui) bằng cách hành quân lên Zhmerynka và chia cắt sườn phía nam của UNR quân khỏi trung quân. Hậu quân sau đó mất sự hỗ trợ của Omelian Volokh người Thổ và buộc phải rút lui vào Romania, nơi họ bị tước khí giới (cuối cùng quay trở lại qua Galicia để đến Volhynia). Đồng thời, UNR quân đã bị đẩy lùi về một vùng lãnh thổ nhỏ rộng khoảng 40–50 km trong vùng Dubno-Brody của tây nam Volhynia. Vị thế của UNR còn bị suy yếu hơn nữa với một âm mưu đảo chánh của một trong những sĩ quan chỉ huy tên Volodymyr Oskilko.

Vận may của UNR đã được cải thiện khi những nông dân người Ukraine, bất mãn bởi chính sách chống Ukraine của Bolsheviks và sưu cao thuế nặng, bắt đầu sung vào hàng ngũ nổi dậy. Nhưng trước khi quân đội có thể tập hợp lại, nó phải đối mặt với một cuộc tấn công của các lực lượng Ba Lan trong khu vực Lutsk và những cuộc tiến công của Hồng quân ở phía bắc và Đông Nam đã chiếm được Rivne, Shepetivka, Proskuriv và thậm chí là Kamianets-Podilskyi. UNR sau đó đạt được thỏa thuận hòa bình với người Ba Lan và tái tổ chức quân đội của mình thành bốn nhóm, Sich trường súng quân và Zaporozhian Quân đoàn, Volhynian Quân đoàn và Tây Nam Quân đoàn với tổng cộng khoảng 15.000 binh sĩ. Vào đầu tháng 6, UNR đã phát động một cuộc tấn công tái chiếm Podilia và Kamianets-Podilskyi. Hồng quân đã phản công vào cuối tháng và lấy lại được Proskuriv (5 tháng 7) và tiếp cận Kamianets-Podilskyi, lâm thời thủ đô của UNK. UNR sau đó được củng cố bởi sự xuất hiện của Yurii Tiutiunnyk với quân đội trước đây dưới trướng Nykyfor Hryhoriv, ​​người đã tìm được cách đi qua sườn phía nam của Hồng quân. UNR đã phát động chiến dịch đẩy các lực lượng Bolshevik trở lại phòng tuyến Horodok -Yarmolyntsi-Sharhorod-Dunaivtsi-Nova Ushytsia-Vapniarka trước khi có thêm UHA quân tham gia đã vượt qua sông Zbruch vào 16- 17 tháng 7; Sự xuất hiện của họ đã tập hợp một lực lượng Ukraine với gần 85.000 chính quy quân và 15.000 du kích quân.

Chiến dịch kế tiếp để chiếm Kyiv được tiến hành với các chiến thắng tại Vinnytsia (12 tháng 8, Khmilnyk, Yaniv, Kalynivka, và Starokostiantinov (14 tháng 8, Berdychiv (ngày 19 tháng 8, và Zhytomyr (21 tháng Tám). Ngày 31 tháng Tám, quân đội của Ukraine vào Kyiv, chỉ để nhận ra rằng những người lính từ chí nguyện quân của Anton Denikin đã đến cùng một lúc. Tình trạng thù địch giữa hai lực lượng đã được ngăn lại trong gang tấc khi liên quân Ukraine rút ra khỏi thành phố. Những người Bolshevik đã tận dụng bế tắc của Ukraine với quân Denikin để di chuyển một số lực lượng của họ từ vùng Katerynoslav đến Zhytomyr. Trong khi đó dàn lãnh đạo của UNR và UHA chia rẽ về cách đối phó với Denikin, tình hình càng trầm trọng thêm bởi một ổ dịch sốt phát ban lan ra trong quân đội. Ban lãnh đạo của UHA cuối cùng đã nghị hòa với chí nguyện quân vào ngày 6 Tháng Mười Một. Tình hình quân sự đã trở nên tồi tệ khi lực lượng của Bolshevik, vốn đã làm chiếm được đáng kể khu vực bờ đông của Ukraine trước đây được kiểm soát bởi quân của Denikin, và người Ba Lan lại tiến quân vào phía tây của Ukraine . Tính đến hết tháng 11, chánh phủ và quân đội của UNR bị vây chặt bởi Liên Xô, Ba Lan, và chí nguyện quân. Tại một cuộc họp vào ngày 04 Tháng 12 quân đội quyết định đình chỉ các chiến dịch đánh quy ước và chuyển sang đánh du kích.

Tháng 12 năm 1919 đến tháng 11 năm 1920. UNR quân dưới sự chỉ huy của Mykhailo Omelianovych-Pavlenko đã thực hiện một chiến dịch ngầm được gọi là Chiến dịch Mùa đông Đầu tiên tại khu vực Yelysavethrad (nay là Kropyvnytskyi) chống lại Tập đoàn quân 14 của Liên Xô từ ngày 6 tháng 12 năm 1919 đến ngày 6 tháng 5 năm 1920. Ngoài chiến dịch đó, UNR chánh phủ đã ký kết Warsaw Hiệp ước vào ngày 22 tháng 4, và sau đó tiến hành liên hợp tấn công cùng Ba Lan quân chống lại những người Bolshevik. Đến ngày 7 tháng 5, một sư đoàn của Ukraine dưới sự chỉ huy của Marko Bezruchko tiến vào Kyiv, nhưng không được bao lâu. Một cuộc phản công của Hồng quân do Semen Budenny chỉ huy đã đẩy lùi liên quân qua sông Zbruch và qua Zamość về phía Warsaw. Sau chiến thắng quyết định ngày 15 tháng 9, lực lượng Ba Lan-Ukraine đã đẩy lực lượng Bolshevik trở lại đến tận phòng tuyến Sharhorod – Bar – Lityn ở Podilia. Người Ba Lan đã nghị hòa riêng với Liên Xô vào ngày 18 tháng 10. Lực lượng UNR gồm 23.000 người tiếp tục chiến đấu cho đến ngày 21 tháng 10, khi vị trí đó không thể giữ được nữa. Quân đội của UNR vượt sông Zbruch vào Galicia do Ba Lan kiểm soát, nơi họ bị tước vũ khí và bị đưa vào các trại tập trung.

Tháng 11 năm 1921. Quân sự chiến dịch cuối cùng của UNR chống lại Liên Xô là một cuộc đột kích vào tháng 11 năm 1921 được gọi là Chiến dịch mùa đông thứ hai. Mục tiêu của chiến dịch là cung cấp chất xúc tác cho việc hình thành các nhóm du kích dẫn đến nổ ra một cuộc tổng nổi dậy chống lại những người Bolshevik ở Ukraine. Người chỉ huy chiến dịch là Yurii Tiutiunnyk. Hai lực lượng viễn chinh được thành lập là Podilia (400 người) và Volhynia (800 người). Nhóm Podilia tiến xa nhất là đến làng Vakhnivka, trong vùng Kyiv, trước khi quay trở lại lãnh thổ Ba Lan qua Volhynia vào ngày 29 tháng 11. Nhóm Volhynia chiếm Korosten và tiến được đến đến làng Leonivka ở vùng Kyiv. Tuy nhiên, trong cuộc hành quân trở lại, đơn vị đã bị chặn đánh bởi một lực lượng kỵ binh của Bolshevik dưới sự chỉ huy của Hryhorii Kotovsky, và đuổi đánh trong trận chiến gần Mali Mynky vào ngày 17 tháng 11. Trong số 443 binh sĩ bị Liên Xô bắt giữ, 359 người đã bị xử bắn vào ngày 23 tháng 11 gần thị trấn Bazar, vùng Zhytomyr, và 84 người đã được chuyển giao cho lực lượng an ninh Liên Xô.

Chiến dịch Mùa đông thứ hai đã đưa Chiến tranh Ukraine-Liên Xô đến một hồi kết. Phong trào du kích ở Ukraine, những năm 1918–22 vẫn tiếp tục hoạt động cho đến giữa năm 1922, nhưng các chiến dịch đánh quy ước của chánh quy quân đội đã hoàn toàn chấm dứt.

-Màu xanh lá 1922 Ukraine Sô Viết Xã hội Chủ Nghĩa Cộng Hòa
-Màu vàng 1939 Lãnh thổ Ba Lan sáp nhập vào Ukraine
-Màu nâu cam 1940 Lãnh thổ Romania sáp nhập vào Ukraine
-Màu hồng 1945 Lãnh thổ Tiệp Khắc sáp nhập vào Ukraine
-Màu tím 1954 Vùng Crimea được sáp nhập vào Ukraine


Tài liệu tham khảo:

http://www.encyclopediaofukraine.com/display.asp…

https://www.19fortyfive.com/…/ukraines-history-is…/

https://vi.wikipedia.org/…/Chi%E1%BA%BFn_tranh_Nga-Ba…

https://youtu.be/zk0IZsshET0

Có được cảm hứng từ

https://youtu.be/vp3sXDQanKk

Bình luận về bài viết này