Hải quân Genoa và quá khứ huy hoàng của Cộng Hoà hàng hải nổi tiếng khu vực

Genoa 1400s

Bán đảo Italy khoảng cuối những năm 1400s

Hikigaya Ramu

 Vốn chỉ là một thành phố nhỏ nhưng sức mạnh hải quân Genoa đã đưa quốc gia này thành một thế lực mạnh mẽ ở Địa Trung Hải. (kể cả việc gieo rắc Cái Chết Đen cũng nhờ 1 phần hữu ích của đội tàu Genoa)

I . NHỮNG NGÀY ĐẦU

genoa corssbow men

Mô phỏng cách tác chiến của quân đội Genoa

Hải quân Genoa được phát triển đầu tiên dựa vào vị thế của thành phố.

 Cộng hòa Genoa khởi nguyên từ thành phố biển Genoa vốn tồn tại từ thời Đế quốc La Mã. Thành phố tồn tại và phát triển nhờ thu nhập từ việc vận chuyển và buôn bán của các thương gia. Tuy nhiên để được buôn bán và neo đậu tàu thuyền tại cảng thì các thương nhân phải trả phí và dịch vụ bảo vệ đội tàu buôn của họ.

 Tuy nhiên thành phố lại dễ bị tấn công vì không có lực lượng phòng thủ đủ mạnh. Sự bành trướng của các thế lực Hồi Giáo phía bên kia Địa Trung Hải đã tiến về bán đảo Italia. Đặc biệt là khi người Hồi giáo xâm chiếm Sicilia năm 652. Tương tự vậy thành phố Genoa đã chịu một cuộc tấn công vào năm 935 bởi Hạm đội của nhà nước hồi giáo Fatimids. Sự đe dọa này đã khiến thành phố buộc phải cải thiện khả năng phòng thủ và từ đó cũng tiến hành xây dựng lực lượng hải quân của mình.

 Sau khi Cộng Hòa Genoa thành lập (1005) chính quyền Dân chủ mới của nó đã bầu ra 1 Đô đốc để điều phối lực lượng hải quân non trẻ của mình. Genoa sau khi thành lập được xem là 1 trong 4 Quốc Gia cộng hòa hàng hải của Bán đảo Ý (với Venice, Pisa và Amalfi). Hạm đội non trẻ của Genoa lúc này chỉ là vài tàu trưng dụng của các nhà buôn tặng cho nhà nước và được tái vũ trang cho mục đích đảm bảo an ninh hàng hải khu vực.

 Tuy nhiên lực lượng hải quân đã dần phát triển kinh nghiệm trong tác chiến từ các trận đánh chống lại các tàu chiến cướp phá của người Hồi giáo Aghlabid Bắc Phi. Các trận chiến chống quân đội Vikings chinh phục miền Nam Italy. Và Đặc biệt là tham gia chiến dịch chiếm thành phố cảng Mahdi (Bắc Phi).

Galley

SỰ THỊNH VƯỢNG CỦA HẢI QUÂN CỘNG HÒA GENOA

 Thứ mang lại sự phát triển mạnh mẽ cho lực lượng hải quân Genoa chính là các chiến dịch thập tự chinh. Khi mà các thánh địa Thập tự quân được thành lập không thể nhận được sự hỗ trợ trên lục địa do sự vô trách nhiệm của Byzantine và sự đoàn kết chống lại Thập Tự Quân của người hồi giáo. Vì vậy một tuyến đường cung cấp trên biển là cực kì cần thiết cho các chiến dịch thập tự mới và sự tồn tại của các Công quốc thập tự quân.

 Genoa đã tận dụng tốt điều này, họ tham gia vào vận chuyển quân đội cho các quý tộc tham gia thập tự chinh. Và chuyên chở lương thực nhu yếu phẩm từ quê nhà sang Thánh Địa. Trong cuộc Thập tự chinh Đầu tiên (1095) Cộng hoà Genoa đã cử đội tàu 12 chiếc để giải vây thập tự quân khỏi hạm đội của hải quân Fatimid đang đe dọa. Hạm đội Genoa đã chặn đội tàu của Fatimid xuất phát và kìm chân nó tại cảng Beirut. Tham gia vào cuộc tấn công trên biển trong trận chiến Tripoli. Thành lập nhiều thuộc địa thương mại của mình trên biển Đen. Được chia phần trong các chiến lợi phầm từ đất thánh của các công quốc thập tự.

 Giai đoạn này Genoa có hai loại tàu chiến mạnh. Là loại dromon nặng tương tự hải quân Byzantine đương thời và 1 loại nhẹ cơ động hơn từ bán đảo Ý.

— THỜI KỲ CỦA CÁC CUỘC XUNG ĐỘT TRỌNG THƯƠNG —

800px-Fleet_of_Genoese_galleys,_13th-14th_centuries

 Ngoài việc tham gia vào Các cuộc Thập tự chinh, Genoa còn cạnh tranh quyền lực với các Vương Quốc hàng hải. Điển hình là với Cộng Hòa Pisa. Hai quốc gia muốn ảnh hưởng quyền lực lên hai hòn đảo là Corsica và Sardinia. Năm 1119, cuộc chiến tranh Genoa-Pisa nổ ra sau khi 1 phi đội Genoa đánh úp 1 đoàn tàu buôn Pisa. Sau đó là gần 1 thế kỷ bất ổn hàng hải trong khu vực khi hai Quốc gia liên tục đột kích và cướp phá các tàu buôn của nhau trong vùng biển này. Cuộc xung đột chứng kiến sự đứng về phía Pisa của các Hoàng đế Thánh Chế La Mã trong khi Genoa phải nhờ vào ảnh hưởng của Giáo hoàng và các đồng minh nước ngoài. Trận chiến giữa hai nhà nước Cộng hòa hàng hải kết thúc bằng 1 hiệp ướp hòa bình năm 1243 mà không bên nào chiếm rõ lợi thế

 Ở phía Đông Địa Trung Hải, Genoa bước vào xung đột với Cộng Hòa Venice. Cuộc chiến Saint Sabas nổ ra (1256 – 1270) và kết thúc với sự bất lợi thuộc về Genoa. Họ mất nhiều tàu chiến và quyền lợi khu vực sau khi tham gia vào hai cuộc xung đột liên tục với hai cường quốc hàng hải khu vực. Giai đoạn này chứng kiến sự thay đổi về các loại tàu chiến của Hải quân cộng hòa bằng việc sử dụng các tàu tấn công thay vì thế hệ tàu chiến cũ.

 Sau hai cuộc chiến lớn Genoa đã chú ý đào tạo 1 lực lượng hải quân chuyên dụng hơn. Cải cách hành chính đen lại nhiều quyền hạn hơn cho văn phòng đô đốc thay vì bị chi phối Quyết định nhiều bởi các thị trưởng. Các loại tàu chiến được nâng cấp lớn hơn và tối đa khả năng cận chiến. Đồng thời đào tạo lực lượng bắn nỏ nổi tiếng của Genoa với cách chiến đấu tối ưu nhất lúc bấy giờ.

 Sau đó cuộc chiến thứ ba trong hệ thống các cuộc xung đột trọng thương nổ ra giữa Genoa với Pisa. Hải quân Genoa giành chiến thắng tuyệt đối với chiến thắng Meloria (1284) đánh chìm 3 tàu chiến Pisa và bắt giữ 9000 thủy thủ. Trận Meloria đưa hải quân Genoa trở thành lực lượng mạnh nhất Địa Trung Hải trong 1 thế kỷ tiếp theo…..

 

II SỰ PHÁT TRIỂN TIẾP THEO CỦA SỨC MẠNH CỘNG HÒA GENOA

 Cộng hòa hàng hải Pisa. Đối thủ liền kề của Genoa lúc bấy giờ đã suy tàn. Vì vậy Genoa nhanh chóng kiểm soát được Corsica và Bắc Sardinia. Năm 1266, Genoa đánh dấu sự phát triển sang Phía Đông Địa Trung Hải bằng việc mua lại thành phố Kaffa. Phát triển con đường hàng hải và thuộc địa sang Biển Đen và các lãnh thổ nhượng từ Byzantine. Sự Phát triển này đã dẫn tới xung đột trọng thương với Cộng Hòa Venice. Xung đột dẫn đến chiến tranh sau khi Venice tấn công thành đô Genoa và gây nhiều thiệt hại lên đội tàu 125 chiến thuyền (1296)

 Năm 1298, Genoa đánh tan 95 tàu Venice trong trận chiến Curzola. Tuy Nhiên chiến thằng này đổi bằng sự thiệt hại của 75 tàu chiến Genoa. Hai cường quốc này phải huy động đáng kể các nguồn lực để tái trang bị các tàu chiến mới và mất nhiều nguồn lực. Vì vậy cuộc xung đột với người Venice của Genoa kết thúc trong bế tắc.

 Sau cuộc chiến. Genoa thống trị việc buôn bán nô lệ tại Địa Trung Hải. Và họ có thể Duy trì đội tàu hùng mạnh của mình với ít chi phí hơn từ việc lợi dụng sức lao động của nô lệ.

 Năm 1340, Genoa hỗ trợ Pháp trong Cuộc chiến trăm năm với trận Sluys.

 Năm 1347. Từ Thuộc Địa Biển Đen Kaffa, các thuyền viên Genoa mang Cái Chết Đen lần đầu tiên đến Châu Âu. Việc này ảnh hưởng sự phát triển hàng hải của Genoa cách cực kì tiêu cực. Việc hơn 40.000 công dân Genoa thiệt mạng trong đại dịch khiến quân đội quốc gia này giảm đi tiềm lực của nó. Chưa kể các thủy thủ chất lượng của Cộng Hòa cũng thiệt mạng trong đại dịch. Đó là chưa kể các biện Pháp cách ly sau này ảnh hưởng đến năng suất trung chuyển của người Genoa.

 Genoa bước vào cuộc xung đột trọng thương lần thứ 3 với Venice. Nguyên nhân vẫn là do tranh chấp thương mại ở khu vực biển Đen năm 1350. Venice lúc này liên minh với vương quốc Aragon và Đế quốc Byzantine. Trong trận chiến Bosporus tháng 2 năm 1352, Genoa đánh bại người Byzantium và buộc Đế quốc Byzantine rời khỏi liên minh với Venice. Năm 1353, hải quân hùng mạnh của Genoa đại bại tại trận Alghero, Genoa mất đi sức mạnh đáng kể và buộc phải giải thể nền Cộng Hòa. Sát nhập vào sự thống trị của Công tước Milan, việc sát nhập này giúp Venice chấp nhận 1 hiệp định hòa bình với Milan (lúc này đang kiểm soát Genova). Nhưng trước khi hai bên ký kết hiệp ước hòa bình, Đô đốc Paganino Doria vẫn chỉ huy 1 cuộc đột kích tiêu diệt 35 thuyền buồm Venice trong trận Pylos. Cuối cùng thì hiệp ước hòa bình vẫn được ký kết giữa Venice và Milan. Sự kiện này đánh dấu Genoa mất vai trò độc tôn ở Địa Trung Hải. Thay vào đó là sự nổi lên của Aragon.

 Tuy nhiên Aragon vẫn chưa thể khẳng định sức mạnh cho tới khi Genoa tuyên chiến 1 lần nữa với Venice (1378), hai bên đã xung đột đến năm 1380 mà không có ưu thế rõ rệt. Trận chiến gây cạn kiệt hoàn toàn các nguồn lực của Venice lẫn Genoa. Họ mất nhiều tàu chiến tốt và hạm đội có kinh nghiệm. Cùng nhiều thủy thủ giỏi và các thuộc địa bị tàn phá nặng nề đến mức không tự phục hồi được. Lúc này Aragon mới thực sự trở thành kẻ thống trị Địa Trung Hải.

SUY TÀN

 Hải quân Genoa – Vốn đã kiệt quệ từ các cuộc xung đột trước đó với bị tàn phá bởi dịch bệnh. Nay đã giảm đáng kể sức mạnh

 Năm 1390, Genoa nhận sự hỗ trợ từ Pháp trong cuộc Thập Tự Chinh chiếm đóng Tunisia. Tuy nhiên điều này đã làm thành phố phụ thuộc hoàn toàn vào Pháp. Thành phố bị áp lực Phải tuyên bố sát nhập vào Pháp năm 1396, Hải quân chịu sự kiểm soát của người Pháp.

 7/10/1403, Genoa đánh bại người Venice trong trận Modon. Nền Cộng Hòa sau đó giành độc lập từ Pháp năm 1409. Lúc này Milan và Aragon đang trong cuộc chiến tranh dành Sicilia (1435) Genoa hỗ trợ Milan trong trận giải vây Gaeta, ở đây họ đánh tan hạm đội đông đúc của Quốc Vương Aragon và bắt giữ Vua Alfonso V. Tuy vậy Aragon vẫn kiểm soát được Sicilia và gây khó khăn cho sự hồi phục hàng hải của Genoa.

 SAU VENICE VÀ ARAGON. GENOA PHẢI CHẠM TRÁN 1 KẺ THÙ MẠNH HƠN: OTTOMAN.

 Thế kỷ XV, Đế quốc Ottoman trỗi dậy và đánh bại Byzantine, vốn là bạn hàng của Genoa. Cũng như chiếm cái Công quốc Thập tự như Sip, Trebizond….. Nơi vốn là nguồn thu nhập cho Cộng Hòa Genoa và trực tiếp đánh chiếm các lãnh thổ hàng hải của Genoa. Điều này gây ra sự suy thoái kinh tế nặng nề cho Genoa đồng thời chất lượng hải quân của nền Cộng Hòa cũng đi xuống.

 Sau sự kiện Constantinople thất thủ (1453), Ottoman cắt đứt đường đi từ Địa Trung Hải đến Biển Đen. Cô lập các thuộc địa Biển Đen của Genoa, buộc phải giải thể các hạm đội ở Biển Đen. Từ bỏ các thuộc địa và phá hủy nhà xưởng, kho tàng. Hạm đội huy hoàng của Genoa không thể đánh bại lực lượng hùng hậu của Ottoman.

III . GENOA THỜI PHỤC HƯNG

1024px-Guardi,Francesco_-_The_Departure_of_Bucentaur_for_the_Lido_on_Ascension_Day

▪ Sự Thất thủ của Constantinople (1453) đánh dấu mốc cho sự khởi Đầu của thời kỳ Phục Hưng ở Châu Âu. Cũng là sự phục hồi trở lại của Genoa.

▪ Sự hồi sinh của Genoa gắn liền với các chiến công của lực lượng hải quân. Đặc biệt là dưới thời đô đốc Andrea Doria. Người đã lãnh đạo 1 cuộc đảo chính chống lại người Pháp ở trong thành phố Genova (1503) nhưng thất bại. Sau đó ông chỉ huy 1 hạm đội Genoa tại Địa Trung Hải tham gia các chiến dịch tập kích hải đội Đế quốc Ottoman. Năm 1522, người Pháp rơi vào xung đột với Thánh Chế La Mã và Andrea Doria được người Pháp ủy nhiệm hạm đội thành phố tham gia chiến đấu bên cạnh người Pháp. Sau đó vào năm 1528, cũng từ sự lãnh đạo hải quân ông tuyên bố độc lập và trục xuất người Pháp khỏi thành phố. Andrea tuyên bố phục tùng Hoàng đế Charles V của Thánh Chế La Mã, hợp nhất hải quân Genoa với hải quân của Thánh Chế. Tham gia trận chiến Koromi chống lại Ottoman và chiếm đóng Patras.

▪ Sau quãng đời chinh chiến ông quay về phục vụ cho việc đưa Genoa tái lập nền Cộng Hòa và trở thành 1 quốc gia tự trị trong Thánh Chế La Mã. Lợi ích của việc này là học được Phương pháp sản xuất của các quốc gia hàng hải nổi tiếng bấy giờ là Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha. Nhận được sự bảo vệ của quân đội Đế quốc và được hỗ trợ tài chính cho việc xây dựng quân đội. Lúc này học thuyết quân sự của Genoa đã thay đổi mạnh mẽ: Trước đây họ tranh thủ cạch tranh với các quốc gia Kitô giáo thì bây giờ là hợp lực cùng phát triển ôn hòa và đồng thời bảo vệ lẫn nhau khỏi sự xâm lấn của người Hồi Giáo. Cũng như chia sẽ các nguồn lực chiếm được từ người Hồi cho các quốc gia trong Thánh Chế, từ đó tạo môi trường ổn định gần gũi giữa các quốc gia Kitô với Genoa.

▪ Sự phục hưng của nền Cộng Hòa kết thúc sau khi Genoa bị đánh bại trong cuộc chiến Preveza năm 1538 với người Ottoman. Đồng thời là 1 loạt các sự kiện tốn kém như trận chiến Ponza (1552), mất Corsica vào tay Pháp năm 1553. Và hơn hết là sự cống hiến gần như nguồn lực còn lại (53 tàu chiến) trong trận Đại Hải Chiến Lepanto (1571) đánh bại hạm đội khổng lồ của người Thổ. Sau trận chiến nổi tiếng này Ottoman Mất đi vị thế độc chiếm Địa Trung Hải.

SUY TÀN VÀ TAN RÃ

▪ Genoa trong hai thế kỷ 17 và 18 đã suy yếu dần đến mức lãnh thổ chỉ còn là một thành phố nhỏ. Nền kinh tế từ sản xuất và thương mại biển chuyển sang ngân hàng. Và những người chủ ngân hàng trở thành lực lượng kinh tế chính của nền Cộng Hòa.

▪ Cho đến khi Chiến Tranh Ba Mươi Năm nổ ra. Đội tàu Genoa chỉ còn 10 tàu chiến. Người Genoa đứng bên Tây Ban Nha tham gia chống lại Pháp. Và họ bị người Pháp bao vây thành phố (1625) buộc người Tây Ban Nha phải mở cuộc giải vây. Năm 1684, hải quân Pháp đã bắn phá thành phố khiến nó hư hại nghiêm trọng các Kho tàng và cơ sở vật chất thiết yếu cho nền kinh tế. Năm 1762, pháo đài cuối cùng của người Genoa Tarbaka rơi vào tay Tunis.

CHIẾN TRANH NAPOLEON

▪ Người Genoa trung lập trong cuộc chiến tuy nhiên họ vẫn bị Hải quân Hoàng Gia phong tỏa hải cảng, Ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế Cộng Hòa.

▪ 1797, Cộng Hòa Genoa bị giải thể và thành phố bị quân Pháp chiếm đóng. Năm 1804, Hoàng đế Napoleon trưng dụng hạm đội còn lại của Genoa cùng các cơ sở đóng tàu của nó cho cuộc chiến với Anh.

▪ Kết thúc chiến tranh, thành phố bị sát nhập vào Sardinia. Năm 1815, hải quân bị giải tán. Cuộc đời của 1 nền văn minh kết thúc.


 

Bình luận về bài viết này