các đời tổng thống Hàn Quốc từ 1945 tới nay

Nhân sự kiện Nữ tổng thống đầu tiên của Hàn Quốc nhậm chức nghiencuulichsu.com xin giới thiệu các bài viết điểm qua tình hình chính trị các đời tổng thống Hàn Quốc từ 1945 tới nay

han-quoc4

các đời tổng thống Hàn Quốc từ 1945 tới nay – Đào Như :

1-Syngman Rhee hay là Yi Seungman Việt Nam có thời gọi ông ta là Lý Thừa Vãn

1875-1965
1919-1925-Syngman Rhee,Tổng thống đầu tiên của chính phủ lưu vong lâm thời của Đại Hàn chống Nhật tại ThượngHải
1948-1960- Tổng thống Cộng hoà Hàn Quốc của 3 nhiệm kỳ
1960-1965- Bị truất phế sống lưu vong ở Hawai, chết tại Honululu 1965 vì stroke
Cuộc đời của Syng Man Rhee- 
Thuộc gia đình quí tộc Hàn Quốc, Rhee chống đối dữ dội sự đô hộ tàn bạo của Nhật.
1897-Tổ chức biểu tình chống đối sự thống trị của Nhật, bị bắt bỏ tù
1904-Được tha bổng, sang Mỹ. Tốt nghiệp BA ở George Washington- MA ở Harvard và PhD.ở Princeton.
1910-Hồi hương. Tổ chức kháng chiến chống Nhật
1919-Tham gia hội Những Người Đại Hàn Yêu Nước Lưu Vong chống Nhật tại Thượng hải- Được bầu làm Tổng thống của Chính phủ Lâm Thời của Đại hàn lưu vong.

1925- Bị cách chức vì lạm dụng quyền lực

1945-Nhật thất trận, ông trở về Seoul sớm hơn những nhà chính trị Nam Hàn khác. Cùng năm ấy ông được chỉ định thành lập chính phủ với sự yểm trợ của Mỹ (With strong backing by the United States) Ông liền tổ chức càng quét truy lung tiệu diệt Cộng Sản ác liệt.

20-7-1948- Rhee được quốc hội Nam Hàn bầu lên làm Tổng thống-Cộng Hòa Nam Hàn với số phiếu 184/13. Ông liền thâu tóm quyền hành, tỏ ra một nhà độc tài đẳng cấp trước khi cuộc chiến Korean War bùng nổ-1950. Rhee truy diệt tàn bạo ngay cả những người Đại hàn chỉ bị nghi ngờ là công sản, và các cán bộ cộng sản Nam và bắc Triều Tiên.Tổng số người bị giết trong vòng 2-3 năm lên đến 200.000 người. Rhee tỏ vẻ phẫn uất khi yêu cầu Mỹ dội bom TQ mà Chính Phủ Mỹ không chịu làm theo ý kiến của Rhee. (he expressed annoyance at the reluctance of the United States  to bomb China)

28-4-1960- Rhee bị truất phế sau khi âm mưu thất bại tìm cách ngồi thêm một nhiệm kỳ thứ tư nữa. Chiếc phi cơ DC-4 chuyên cơ của CIA-Mỹ- đưa Rhee ra khỏi Nam hàn buộc ông sống lưu vong tại Hawai-Honululu. Rhee mang theo trên 20M usd với người vợ gốc người Áo, châu Âu, Franciska Donner, và người con nuôi (con trai)

July-19-1965- Rhee chết vì stroke, đem về Hàn Quốc chôn tại nghĩa trang Quốc Gia-Hán thành- Seoul.

2-    Yun Bo seon hay là Yoon -Po-son- 1897-1990
 Tổng thống Nam Hàn 1960-1962

1931- MA đại học Edinburgh
1945- Tham gia chính trị sau khi người Nhật rút khỏi Nam Hàn
1948- Yun được Rhee chỉ định làm bộ trưởng thương mại
Sau vì chống Rhee, đổi sang làm chủ tịch Red Cross
1954- Đắc cử Hội Đồng Quốc Gia-(Nationnal Assembly)
1955- Thành lập đảng Dân Chủ. đối lập với Rhee.
Aug-13-1960- được bầu làm Tổng thống, sau khi Rhee bị lật đổ do sinh viên biểu tình phản đối chính sách độc tài của Rhee và đòi dân chủ dân quyền. 
Việc cải tạo lớn nhất của Yun là là chuyển đổi Nam hàn từ chế độ độc tài của Rhee sang chế độ Dân chủ Đại nghị (Parlimentary  System)
1961- Tướng Park Chung hee đảo chánh
March-13-1962- Yun từ nhiệm  
1963-1967- Chống đối chính sách độc tài của Park Chung hee. Ông bị án treo nhiều lần
1980- Rời bỏ chính trường, lui về đời sống văn hóa
1990- Yun chết vì bịnh tiểu đường và cao áp huyết
Tất cả con cháu của Yun hiện đang sống tại Hoa kỳ.

3- Park Chung hee-   1917-1979
Tổng thống Nam hàn 1961-1979.

Sanh tại Nam hàn thuộc vùng Gyeongsang. Gia dình di tản sang Nhật trong thời gian Nhật chiếm đóng Đại hàn. Tốt nghiệp trường quân sự Nhật, Từng làm sĩ quan Huấn luyện tại trường võ bị của Nhật,

1942- là Trung Úy phục vụ trong Quân Đội Nhật. Có tên Nhật là Masao Takagi.

1945- Sau khi Nhật thua trận, ông trở về Nam Hàn, phục vụ quân đội Nam Hàn lên đến cấp tướng lãnh.

Chaebol System- Khi lên nắm chính quyền ông lật đổ Chính phủ Dân Chủ tạm bợ và yếu kém của bậc tiền nhiệm, Yun Bo seon. Park Chung hee quốc hữu hóa tất cả các ngân hàng và đưa đất nước Korea và hệ thống kinh tế mà ông gọi là Chaebol System: Ưu tiên dành cho một số doanh nhân sở hữu những công nghệ lớn được độc quyền thay thế nhà nước Korea lãnh đạo và phát triển kinh tế. Park Chung hee tạo nên một bộ luật mới về kinh tế mà ông gọi là Khuyến khích TậpTrung Tài Sản. (Illicit Wealth Accumulation Law). Ông tập trung tất cả vốn và tài sản của nghững doanh nhân nhỏ, công nghệ nhỏ thành một số Doanh nghiệp lớn, công nghệ lớn. Những doanh nghiệp lớn này, cũng có trọn quyền phát triển kinh tế đất nước và hưởng lợi nhuận họ làm ra, độc lập với nhà nước. Những ai phản đối việc tập trung này, chắc chắn sẽ gặp khó khăn có thể bị bỏ tù. Ông cũng tịch thu những tài sản của chế độ trước, của những ngưoi làm giàu từ chế độ trước, bổ sung vào nguồn vốn quốc gia đầu tư phát triển kinh tế. Nhờ chính sách này, Tổng thống Park Chung hee đã đưa đất nước Nạm Hàn về sau này thành một cường quốc kinh tế thứ 11 của thế giới.

1965- Park Chung hee nâng tầm ban giao với Nhật ở cấp bậc đại sứ. Ngay sau đó Nhật cho Đại hàn vay $800 triệu usd để xây dựng đường cao tốc Pusan-Seoul và nhà máy luyện thép ở Pohang.Nhà máy luyện thép này sau này đóng vai trò quan trọng trong xây dựng công nghệ sản xuất xe hơi Hyunhdai và nhà máy đóng tàu tầm cở quốc tế, Samsun. Park Chung hee là người quyết định gửi quân đội Nam Hàn qua chiến đấu tại Việt Nam bên cạnh quân đội Mỹ, và quân đội Đồng minh Mỹ, theo lời yêu cầu của chính phủ Mỹ, để đổi lấy chế độ của ông sẽ được chính phủ MỸ triệt để ủng hộ, và một nguồn viện trợ kinh tế rất lớn để xây dựng và phát triển doanh nghiệp và công nghệ Nam Hàn và hiện đại hóa võ trang quân đội Nam Hàn.

Jan 18-1968- Park Chung hee phá vỡ cuộc xâm nhập của du kích BTT nhầm vào giết ông. Có 30 du kích BTT chết, 68 người nam Hàn chết và 60 ngưởi bị thương và có 3 người Mỹ chết trong cuộc đụng độ này.

Jan 23-1968- Chiếc USS PUEBLO bị BTT chận bắt trên lãnh hải của BTT.

1963-1971- Trong thòi gian này Park Chung hee lãnh đạo Nam Hàn như một vị Tổng thống Dân sự. Nhưng đến năm 1971 ông đã vất vã và thắng cử trong gang tấc với Kim Dae jung (a rigged election), ông cảm thấy vị trí của ông bị hâm dọa. Ông thiết lập tình trạng khẩn trương và giới nghiêm toàn cỏi NamHàn. Ông bắt đầu lãnh đạo Nam Hàn mạnh hơn, gần giống như quân phiệt độc tài. Ông  hủy bỏ hiến pháp cũ, soạn thảo tân hiến pháp gọi Yushi.

1970- Park Chung hee bắt đầu canh tân và cơ giới hóa nông nghiệp nam Hàn đẩy mạnh xứ này sản xuất nông phẩm, gạo lúa, cây trái hoa quả chẳng những đủ dùng trong nước còn dư để xuất cảng ra ngọai quốc nhất là trái cây.

Aug 15-1974- Park Chung hee đọc bài diễn văn để tưởng nhớ sự đô hộ tàn bạo của Nhật 29 năm về trước. Một đặc công của bắc Triều Tiên, Meun Segwang, đứng ngay hàng đầu của các quan khách, đã xã súng bắn vào ông, nhưng đạn đã đi lạc không trúng Park Chung hee, trúng vào vợ ông. Park Chung hee vẫn tiếp tục đọc bài diễn văn cho đến hết. Trong lúc đó đội cứu thương cố đem vợ ông thoát khỏi hiện trường và bà đã chết sau đó. Park Chung hê là người chấp nhận đưa quân đội Đại Hàn tham chiến tại ViệtNam bên cạnh quân đội Mỹ để đổi lấy những quyền lợi to lớn phát triển và hiện đại hóa Kinh tế và Quân lực Đại Hàn.

October-26-1979: Park Chung Hee bị ám sát bởi Kim Jaegyu, giám đốc cơ quan mật vụ tinh baó nam Hàn –KCIA-, lý do là Park Chung hee cản trở việc Dân chủ hóa Hàn quốc. Lý do này vẫn được xem còn mờ ám.

Park Chung hee có đời sống giản dị, khắc hẳn với lãnh tụ Bắc Triều Tiên, Kim Ill Sung. Park Chinh hee không tham nhũng, không làm giàu cho chính bản thân mình, không làm giàu cho gia đình. Ông là vị tổng thống duy nhất của thế giới ăn cơm độn (lúa mạch), ăn mặc giản dị, đời sống thanh bạch. Ông cho xây một bồn chứa nước bắng gạch ngay trong phòng ông để ông múc nước ông tắm, tiết kiệm nước. Về đời sống tình cảm ông, hai lần lấy vợ. Người vợ thứ nhất, ông ly dị. Người vợ thứ hai có được một cô con gái. Bà vợ thứ hai đã chết trong sự cố Aug 15-1974 vừa trình bày ở trên. Con gái ông, Park Geun Hye, lớn lên và là lãnh tụ đảng Đại Quốc Gia- ra ứng cử TT Nạm hàn năm 2008, bị người cùng đảng Lee Myung Bak, loại.

Sau khi Park Chung hee chết, một loạt tứơng lãnh Nam hàn nối tiếp nhau làm Tổng thống và theo đuổi đường lối cải tổ quốc gia gần giống như ông. Chế độ Chính Phủ Quân Phiệt này kéo dài mãi đến năm 1993, Kim Yeong Sam, vị tổng thống dân sư, được bầu lên làm tổng thống Nam hàn, nhưng vẫn còn độc tài. Ảnh hưởng chính trị của Park Chung hee thật sự hoàn toàn chấm dứt vào 1998, khi Kim Dae jung đắc cử tồng thống, ông này xóa sạch chính sạch độc tài còn sót lại từ thời Park Chính hee.

4- Choi Kyu Hah  hay ha- 1919-2006
Tổng thống Nam Hàn 1979-1980
 
Lúc Park Chung Hee bị ám sát thì Choi Kyu hah là thủ tướng, do đó Choi Kyu Hah lên thay thế làm Tổng thống Nam hàn. Lập tức Tổng thống Choi đề xuất bầu cử dân chủ và viết lại Hiến Pháp Mới. Ông chính thức đắc cử qua bầu cử dân chủ vào tháng 12-1979. Ngay sau đó, Tướng Chun Doo hwan dung quân đội đảo chánh chính phủ dân sự. Dưới áp lực của Chun, ông phải chấp nhận Chun làm giám đốc cơ quan tình báo quốc gia Nam hàn-KCIA vào tháng 5-1980. Chun liền ban bố tình trạng khẩn trương .Sinh viên và dân chúng ở Seoul và ờ Gwangju-(Kwangju), quê hương của Choi, nỗi lên biểu tình. Chun ra lệnh quân đội dàn áp, chỉ trong 5 ngày có 987 người chết. Cuộc tàn sát nỗi tiếng nhất là cuộc tán sát tại tỉnh Gwangju- (Kwangju-massacre).

Choi bị bắt buộc từ chức vào cuối tháng 8 1980.

Sau khi từ nhiêm, T T Choi sống ẩn dật, xa cách quần chúng – Choi lived quietly out of the public eye.He died in Oct-22-2006./.

5- Chun Doo hwan 1931-
Tổng thống Nam hàn: 1980-1988

1955- Là Thiếu úy quân đội Nam hàn
1961- Chun ủng hộ cuộc đảo chánh của Park Chung Hee 16-May-1961
1962- Tổng thu ký Chương trình Tái thiết Quốc gia Nam Hàn
1963- Giám đốc Cô Quan Tình Báo Trung Ương Quốc Gia Nam Hàn -KCIA
1969- Cố vấn quân sự cho Park Chinh Hee
1970- Chỉ huy trưởng Trung Đoàn 29, thuộc sư đoàn 9-Bộ binh- Chun tham chiến tại Việt Nam
1971- Chỉ huy trưởng lực lượng đặc biệt 
1972- Thăng chuẩn tướng
1976- Chỉ huy an ninh quân đội lên Trung tướng
1978- Chỉ huy sư đoàn 1-Bộ binh
1979- Chỉ huy lực lượng an ninh Nam hàn

26-Oct-1979- Kim Jae Kyu, giám đốc co quan tình báo Nam hàn, ám sát Park Chinh Hee nhưng Kim không bị bắt liền sau đó. Không ai hiểu lý do tại sao Kim ám sát và tại sao Kim không bị bắt liền sau khi ám sát Park Chung Hee

Tháng 2-1981- Được chính thức bầu lên làm tổng thống với số phiếu 90.6%. Liền sau đó, chính phủ Renald Reagan nhìn nhận chính phù quân nhân của Chun sau khi Chun hứa là Nam hàn sẽ không triển khai hỏa tiển mang đầu đạn 453 kg và có tầm xa 180km. TT thống Chun có công lớn chuẩn bị chu toàn cho Nam Hàn trong việc đăng cai ThếVậnHội-1988.

Kế Hoạch Chế Tạo Vũ Khí Hạt Nhân Của Nam Hàn

Năm 1982-83 Nam hàn kín đáo chế tạo vũ khí hạt nhân Plutonium. Đó là sư phát hiện của do báo chí Nhật, tờ Asahi Shimbun. Năm 1983, TT Reagan liền bay đến Seoul, yêu cầu Tổng thống Chun  Doo hwan ngưng ngay lập tức chương trình này.

Chun Doo hwan chống cộng mãnh liệt, không những cộng sản Bắc Triều Tiên, chống cả Liên Xô và Trung Cộng.

Quan hệ Với Bắc Triều Tiên

1982- tổng thống Chun Doo hwan đề nghị với BTT  hợp tác thống nhất Triều tiên nhưng bị BTT bác bỏ.

Chun Doo hwan rời chức vụ năm 1988 như ông đã hứa và chính ông đã chỉ định Roh Tae Woo là ứng cử viên Tổng thống cho nhiệm kỳ 88-93.

Ngày 11 tháng 11-1988 –Nguyên TT Chun xin toàn dân Nam hàn tha thứ cho ông trong vụ tàn sát Gwangju năm 1980. Ông vào chùa Baekdamsa để tu và sấm hối. Năm 1990 ông rời chùa trở về gia đình. Tuy nhiên quá khứ tội ác của ông quá nhiều. Ông bị T T Kim Young Sam sau này kêu án tù chung thân…Nhưng sau đó, Tổng thống Kim Dae Jung tha bổng ông.

6- Roh Tae woo- 1932-
Tổng thống NamHàn: 1988-1993

Nguyên là cựu tướng lãnh, bạn thân của Chun Doo hwan

1979- Roh Được thăng Đại tướng. Đã âm mưu cùng Chun trong vụ đảo chánh Choi, để cho Chu Doo hwan lên làm Tổng thống. Chính Roh đã đàn áp đẩm máu vụ biểu tình Kwangju -1980

1987- Chun đề cử Roh làm Ứng cử viên Tổng thống cho nhiệm kỳ 88-93. Roh đắc cử tổng thống, đánh bại hai đối thủ Kim Young sam và Kim Dae jung. Hai người này sau đều là Tổng thống Nam hàn. Roh đã tổ chức thành công Thế Vận Hội 1988 tại Hán Thành.

1993- Roh bị tổng thống Kim Young Sam, người kế nhiệm của Roh, cáo buộc Roh và và Chun Doo hwan đồng lõa âm mưu ám sát cố Tổng thống Park Chung hee, và có nhúng tay vào vào sự cố đẩm máu Cuộc tàn sát tại Gwangju-1980.

Chun bị án tù chung thân
Roh bị án tù ở 17 năm

Có điều khôi hài chính Roh là người giúp cho Kim Young Sam trong quá khứ được thăng tiến trên đường chính trị.

Nhưng tất cả Roh và Chun đều được lệnh tha ra tù vào tháng 12-1997 do đương nhiệm tổng thống Kim Dae jung.

7-Kim Yeong sam : 1927-
Tổng thống Nam hàn:1993-1998

BA in Philosophy tại Dai học Hán thành 1952. Kim Young Sam là người chấm dứt chế độ quân phiệt từ đời Park Chung Hee.

1952- BA Triết- tại đại học Hán thành. Có một thời phục vụ Quân đội Nam hàn, sau đó xuất ngũ, trở về dân sự hoạt động chính trị.

1954- Người trẻ nhất trong hội đồng quốc gia Nam hàn…Kim Yeong Sam đã từng hợp tác với Kim Dae jung, Park Chung hee, Chun Doo hwan, trong âm mưu chống lại Rhee. Ông bị Rhee trục xuất ra khỏi Hội Đồng Quốc Gia vì những hoạt động đòi tự do dân chủ của ông từ 1980. Kim Yeong sam đã từng cộng tác với Kim Dae Jung, Park Chung hee, Chun Doo hwan trong âm mưu lật đổ Choi.

1983- Kim Yeong sam tuyệt thực 21 ngày để phản đối chế độ chuyên chính độc tài của Chun Doo hwan

1993- Khi lên làm tổng thống 1993, Kim Young sam ra lệnh bỏ tù Roh Tae woo (người đã từng nâng đỡ ông lên làm Tổng thống) – và Chun Doo hwan vì :

1-Tội tham nhủng
2- Có liên quan đến việc ám sát Park chung Hee.
2- Tội ác trong vụ tàn sát tại Gwangju 1980
Bản tuyên án 1996: Chu bị tù chung thân
Roh bị tù 17 năm

Kim Yeong sam ra lịnh phóng thích hàng ngàn tù nhân chính trị và tha bổng nhữ người xách động biểu tình tại Gwangju-1980.

1996- Kinh tế suy thoái. Hãng xe hơi KiA bị sụp đổ lôi theo sư suy thoái kinh tề tài chánh tại châu Á-Asian Financial Crisis.vào năm 1997.

1998- Sau khi rời chức vụ, Kim Yeong sam đi chu du thiên hạ diễn thuyết về Dân chủ…

8-Kim Dae Jung – Dec 1925- Aug 2009
– Tổng thống: 2-1998 – 2-2003
– Nobel Hòa bình 2000

Kim Dae Jung sinh tại vùng nghèo khó: Jeolla-Namhàn

Trong khi đó Park Chung hee- Chun Doo hwan- Roh Tae woo- Kim Yeong sam đều sinh tại Gyeongsang.

Từng là nhân viên của hãng đóng tàu của Nhật tại Nam Hàn trong thời Nhật chiếm đóng Nam Hàn. Sau khi Nhật thua trận, rút khỏi Nam Hàn, Kim Dae Jung trở thành sở hữu chủ của hãng đó, và trở nên giàu có..

1950-Trong chiến tranh Korean War ông suýt bị Cộng sản bắt
1954- Kim Dae Jung bắt đầu hoạt động chính trị
1961- Ông có tham dự vào âm mưu đảo chánh của Park Chung hee
1963- 67: Đại biểu quốc hội
1971- Tranh cử Tổng thống, KimDae Jung suýt đánh bại Park Chung Hee trong cuộc bầu cử này. Nhưng việc tranh cử này trở thành thảm họa cho ông.

1973- Sau cuộc thất cử ông trốn sang Nhật và ông mật vụ nam Hàn-KCIA-bắt cóc tại Nhật. Họ chở KDj ra ngoài khơi định thủ tiêu ông ta theo lịnh của Park Chung hee. Nhưng nhờ sự can thiệp mạnh mẽ của Đại sứ Mỹ tại Seoul, Philip Habib, yêu cầu Park Chung hee phải thả KDj. Nếu KDj có mệnh hệ nào, thì chánh quyền của Park Chinh hee và chính Park Chung hee phải nhận những hậu quả nghiêm trọng. Sau đó KDj được thả cách nhà ông vài blocks tại Seoul. Sau đó KDj di tản (thoát) sang Mỹ. KDj thành một nhân vật gắng bó với Mỹ từ đó.

1976- Ở Mỹ sau một thời gian lại trở về NamHàn, dưới sự bảo trợ của Mỹ, ông chống Park Chung Hee, bị bỏ tù kêu án 5 năm. Nhưng sau chỉ còn quản thúc tại gia 1978.

1979- Park Chung Hee bị giết, Kim Dae Jung được phục hồi quyền lợi công dân

1980- Kim Dae Jung lại bị Chun Doo hwan kêu án tù chung thân vì tội xách động biểu tình trong sự cố Gwangju1980 và âm mưu lật đổ Chun Doo hwan. Được chính phủ Mỹ can thiệp, giảm án còn tù ở 20 năm, sau đó ông được phóng thích (do Mỹ can thiệp), và sống lưu vong bên Hoa Kỳ. Ông định cư tại Boston, Học đại học Harvard tốt nghiệp PhD. Tại Mỹ, ông cải đạo, theo Cơ Đốc giáo có tên thánh là Thomas More Kim Dae Jung..

1987- Ứng cử Tổng thống, thất bại, vì phải chia phiếu chia phiếu với Kim Yeong sam nên phải thua Roh Tae woo.

1992- Tranh cử TT một lần nữa-Lại một lần nữa thất bại. Sau lần thất bại này, Kim Dae jung di tản sang Anh ẩn thân.

1995- Kim Dae jung trở về Seoul, tranh cử Tổng thống. Vào lúc này là thời kỳ suy thoái kinh tế. Kim Dae jung thắng cử khá dễ dàng vào ngày 18-12-1997. Lễ đăng quan tổng thống được tổ chức vào ngày 25-2-1998. Đó là lễ đăng quan tổng thống duy nhất của Nam hàn từ trước thời điểm đó, được tổ chức trọng thể, trong hòa bình. Nam hàn thật sự chuyển sang chế độ Dân chủ, chấm dứt chế độ độc tài qua 7 đời tổng thống trước KimDae jung.

Chúng ta nhớ rằng Kim Dae jung có nhiều quan hệ với chế độ độc tài quân phiệt của Nam hàn:

1998- Kim Dae jung ân xá cho Chun Doo hwan và Roh Tae woo (hai người này bị Kim Yeong sam kêu án tù chung thân (Chun) và tù giam 17 năm (Roh))

2000- Sau hơn nửa thế kỷ, sau những khát khao chờ đợi của người dân trên bán đảo Triều Tiên qua hai bên bờ vĩ tuyến, bất chấp mọi nguy hiểm, nhiều phản ứng từ nhiều phía khác nhau, Tổng thống Kim Dae jung đề xuất với Bắc Triều Tiên tổ chức một buổi họp mặt giữa hai lãnh đạo của Bắc Triều Tiên và Nam hàn tại Bình Nhưỡng. Đề xuất này được lãnh đạo BTT chấp nhận. Sau đó, hai nhà lãnh đạo Kim Dae jung-Nam hàn và Kim Chung il-BTT đã thật sự gặp nhau tại Bình nhuỡng để thúc đẩy tiến trình thống nhất bán đảo Triều Tiên. Đó là cột mốc lịch sử mở ra một thời đại hòa đàm giữa hai miền Nam và Bắc triều tiên vì hòa bình, vì thống nhất vì tương lai dân tộc Triều Tiên.

Cùng năm 2000- Kim Dae jung được Hoàng Gia Thụy Điển trao tặng giả Nobel Hòa bình-2000.

2002- Hợp tác với Nhật, Nam hàn đăng cai và tổ chức thành công giải Túc Cầu Thế Giới-FIFA-2002.

Sau 5 năm làm Tổng thống, Kim Dae jung đã tỏ ra xứng đáng nhà lãnh đạo của Nam Triều Tiên trong thời đại Toàn Cầu Hóa. Ông mở rộng bang giao với thế thế giới. Giao hảo và than thiện với Nhật, hợp tác chặt chẽ với Hoa Kỳ, mở rộng cửa bang giao kinh tế, giao lưu văn hóa, đối tác kinh tế rộng khắp toàn cầu. Ông là nhà lãnh đạo đã xây dựng nền dân chủ thật sư bền vững cho Nam hàn; giải phóng người dân Nam hàn ra khỏi chế độ độc tài. Kim Dae Jung đẩy mạnh phát triển nền công nghệ của Nam hàng, đẩy mạnh tiến trình thống nhất đất nước Triều Tiên, người thật sự đưa Nam hàn thành một cường quốc kinh tế, quân đội và văn hóa.

9-Roh Moo hyun-1946 – May 2009
Tổng thống: 2-2003 – 2-2008

Tư tưởng chính yếu của Roh Moo hyun là tranh đấu cho nhân quyền. Ông cương quyết đấu tranh phá vỡ tinh thần cục bộ, cảm tình địa phương, trong những cuộc đấu tranh chính trị tại Nam hàn.

Ông cũng là ứng cử viên Tổng thống Nam hàn lần đầu tiên biết vận dụng mạng lưới toàn cầu, internet, trên computer cho công cuộc tranh cử. Đường lối tranh cử của ông và cũng là cương lĩnh lãnh đạo của ông sau này là bảo vệ nhân quyền cho mỗi mái nhà, cho mỗi con người, hòa giải với Bắc Triều Tiên, tiến tới thống nhất, ban giao với Nhật và Hoa kỳ với tinh thần bình đẳng giữa cá quốc gia, trong tinh thần Toàn-cầu-hóa

Tuy vậy, chính phủ của ông cũng bị mang tiếng tham nhũng rất sớm. Trong suốt nhiệm kỳ tổng thống của ông, ông gặp nhiều sức đối kháng, Chính phủ Mỹ và Nhật, cũng thật sự rất dè dặt khi tiếp cận với ông. Vì đường lối ngoại giao bình đẳng giữa các quốc gia, theo tinh thần ToànCầu hóa, ông có nhiều va siết đụng chạm với Nhật và Hoa Kỳ.

Sau khi rời chức vụ những tai tiếng tham nhũng vẫn theo đuổi và ám ánh ông. Cuối cùng ông bí tố cáo có nhúng tay vào tham nhũng. Muốn biện minh cho mình và để thóat khỏi nỗi nhục ông gieo mình từ một mõm núi cao và chết vào ngày 23 tháng 5, năm 2009.

Nhưng vượt lên trên mọi nhầm lẫn và cũng là điểm nổi bật của đời ông là cố gắng hóa giải với Bắc Triều Tiên, thúc đẩy tiến độ thống nhất đất nước Triều Tiên càng sớm càng tốt:

Thứ ba, ngày 2 tháng 10, năm 2007, nhân dân Triều Tiên chứng kiến một sư kiện lịch sử là cuộc gặp gỡ giữa hai nhà lãnh đạo Nam và Bắc Triều Tiên, Roh Moo hyun và Kim Chung il tại Bình Nhưỡng, do đề xuất của Tổng thống Roh Moo.hyun để thúc đẩy tiến độ thống nhất Triều Tiên. Để thực hiện cuộc gặp gỡ này Tổng thống Roh Moo hyun tình nguyện đi bộ qua vùng giới tuyến và phi quân sự. Sau đó ông lên xe đi tiép đến Bình Nhưỡng để hội đàm với lãnh tụ Bắc Triều Tiên, Kim Chung il. Cuộc đi bộ qua vùng giới tuyến và phi quân sự của nhà lãnh đạo Nam Triều Tiên, Roh Moo hyun, được trực tiếp truyền hình cho mọi nguời cùng theo dõi. Là người Triều Tiên hàng trăm năm sau chưa chắc có ai quên được hình ảnh của Tổng thống Roh Moo hyun với sự kiện lịch sử vô cùng ấn tượng và xúc động này.

10- Lee Myung bak:12-1941-sanh tại Nhật-Osaka- Có tên Nhật: Akihiro Tsukiyama
Tổng thống Nam Hàn 2008-2012

1945- Nhật thua trận, gia đình trở về nam Hàn, quê hương là vùng Pohang thuộc Gyeongsangbuk-do
1964- Năm thứ 3 đại học, đắc cử chủ tịch tổng hội sinh viên Hán thành.Tổ chức biểu tình chống đối độc tài Park Chung hee. Bị bỏ tù 3 tháng
1968- Kỹ sư, làm việc hãng Hyundai. Năm 35 tuổi trở thành Giám Đốc Điều Hành CEO. CEO trẻ tuổi nhất của các hãng xe hơi tầm cỡ của thế giới.
1988- Chủ tịch Công trình xây đựng của hãng Hyundai.
Sau 27 năm làm việc cho Hyundai, Lee dấn thân vào chính trị
1992- Thành viên của Hội Đồng Quốc gia Thống Nhất
1995- Ứng cử viên Đô trưởng Seoul, thất bại ngay trong đảng, không được đảng chỉ định
1996- Thành viên Hội Đồng Quốc gia
1998- Tranh cử tổng thống, thất bại vì bất hợp lệ-tranh cử quá sớm bị phạt 4 triệu Won
2002- Đắc cử Đô trưởng Seoul

Lee là người có nhiều tham vọng tái cấu trúc lại Thủ đô HánThành, biến khu Cheogzealeon thành một Central park của New york, và tạo nhiều khoảng xanh công viên cho du khách và dân chúng du ngoạn, thư giãn. Về điểm này Lee rất thành công và nỗi danh khắp thế giới nhất là vùng Bắc Đông Á.

May -2007- Quyết định ra tranh cử Tổng thống
Aug- 2007- Đánh bại người cùng đảng, ái nữ của cố tổng thống Park Chung Hee, Park Geun hye.

Kế hoach tranh cử là tiêu đề 747:
7% tăng trưởng kinh tế
$40,000USD/ GDP per capita
7 =Nam hàn là quốc gia hùng mạnh về kinh tế vào hàng thứ 7 trên thế giới.

Sẽ thúc đẩy Bắc Triều Tiên mở rộng qua hệ kinh tế, giáo dục, tài chánh và phúc lợi dân sinh. Trao đổi quan điểm về vũ khí hạt nhân với Bắc Triều Tiên. Ngân quỹ cụ bị cho việc nối lại quan hệ với Bắc Triều Tiên được biết là 40 tỷ usd.

17-Fev-2008- Lễ nhậm chức Tổng thống sau khi thắng cử với 48, 7%.

TT Lee Myung bak mở rộng bao giao với Nga, với Trung Quốc, thắt chặt ban giao với Hoa kỳ, thân thiện với Nhật. Dưới thời của T.T.Lee Myung bak, Nam Hàn là đối tác kinh tế rộng khắp toàn cầu./.

Tôi tìm hiểu và tham khảo để viết bài này trong tháng 11-2009, sơ lược qua 10 đời Tổng thống Nam hàn 1948-2009, tôi thấy còn nhiều thiếu sót lắm, cần được bổ túc. Nhất là sự hiện diện thường trực 20,000 quân đội Mỹ tại Nam Hàn từ sau đại-chiến-thế-giới II đến nay và chiều dày ảnh hưởng của Mỹ trên đời sống chính tri kinh tế và quân đội Nam Hàn chưa được nhắc đến và đánh giá đúng mức. Về bắc Triều Tiên, mong rằng sẽ có người viết lại trung thực những gì xảy ra tại vùng đất nhiêu khê này kể từ thế hệ của Chủ tịch Kim Nhật Thành cho đốn hôm nay.

Trong hơn 60 năm qua toàn thể người dân của Bán Đảo Triều Tiên đau đáu nhìn về ngày thống nhất đất nước trong hòa bình. Niềm đau chia cắt Bắc Nam ngày ngày vẫn cháy lên, ngày ngày nóng bỏng hơn. Mong rằng niềm khao khát lớn lao và chính đáng này sẽ được thực hiện do chính dân tộc Triều Tiên anh hùng này trong tương lai gần đây…/.

Đào Như

21-December -2012 

Chú Thích

(1)- Đây là lối gọi theo Bộ Ngoại giao Mỹ sau chuyến viếng thăm Bắc Triều Tiên bất ngờ của nguyên Tổng thống Bill Clinton năm 2009. Từ ngữ: Nam Hàn-Bắc Hàn đã chuyển thành Nam Triều Tiên-Bắc Triều Tiên và Bán đảo Triều Tiên thay vì Hàn Quốc.

 

các đời tổng thống Hàn Quốc

Có một sự tình cờ hy hữu là, người đầu tiên lên cầm quyền ở Hàn Quốc lại là hậu duệ đời thứ 25 của hoàng tử Lý Long Tường, con trai thứ bảy của vua Lý Anh Tông (1136-1175). Đó là Lý Thừa Vãn (Lee Seung-man).

Ông này sinh tháng 3/1875 tại tỉnh Hwanghae. Khi đó, gia đình quý tộc cũ này (từng có người ngự trên ngai vàng trong triều đại Choson) đã không còn ở trong nhung lụa nữa mà phải sống trong những điều kiện khá tùng tiệm. Vị Tổng thống tương lai là con út trong số 5 anh chị em (trừ ông ra, còn lại đều bị chết yểu). Khi cậu bé mới hai tuổi, gia đình chuyển đến Seoul sinh sống. Thuở nhỏ, vị tổng thống tương lai đã được học theo những quy chiếu Hán học cổ.

Và lớn lên trong buổi giao thời, Lý Thừa Vãn đã liên tiếp bị trượt trong các kỳ thi tuyển công chức. Khi hệ thống giáo dục truyền thống trong tinh thần Hán học bị bãi bỏ, Lý Thừa Vãn đã ghi danh vào học ở Trường Paejae, được lập ra bởi một nhà truyền giáo từ Mỹ sang. Tại đó, chàng thanh niên sáng dạ này đã được học tiếng Anh và sớm tham gia viết bài cho một tờ báo nội bộ trong trường.

Ngay từ trẻ, Lý Thừa Vãn đã có xu hướng thích tham gia vào các hoạt động chính trị, đặc biệt là phong trào chống ách đô hộ của Nhật Bản trên bán đảo Triều Tiên. Nhưng cũng chính vì thế nên Lý Thừa Vãn bị chính quyền quân phiệt Nhật Bản bắt giữ và ngày 9/1/1896 đã bị buộc tội xúi giục nổi loạn phải vào tù. Trong tù, vị tổng thống tương lai đã tự trau dồi kiến thức thông qua các loại sách vở do bạn bè gửi vào, đồng thời cũng cải đạo sang theo Thiên chúa giáo.

Ông cũng viết bài thường xuyên cho một tờ báo nội bộ của tù nhân và sưu tập một thư viện cho các bạn tù đọc với số đầu sách cuối cùng cũng lên tới 500 cuốn. Cũng ở trong tù, Lý Thừa Vãn đã hoàn tất một bản tuyên ngôn chính trị đầu tiên của đời mình.

Sau khi bùng nổ chiến tranh Nga – Nhật và tình hình chính trị trên bán đảo Triều Tiên đã đổi chiều phát triển, Lý Thừa Vãn đã được ra tù vào năm 1904 rồi đi sang Mỹ vào tháng 12 năm đó. Và ông đã ở lại đó du học, cho tới năm 1910 đã có học vị tiến sĩ bảo vệ ở Đại học Princeton rồi trở về tổ quốc là Thư ký trưởng của Trung tâm Young Men Christian Association (YMCA), ở Seoul.

Tuy nhiên, chỉ sau đó ít lâu, ông đã phải bỏ quê hương sang Mỹ lại do Tokyo gia tăng đàn áp các lực lượng chống đối ở Hàn Quốc. Trong một thời gian dài, ông đã tham gia rất nhiều hoạt động chính trị ở hải ngoại, lúc thì sống tại New York, lúc ở Washington DC, lúc lại tới Hawaii, những nơi có các cộng đồng người Triều Tiên lưu vong đông đảo.

Và ông chỉ về lại Seoul sau khi Nhật Bản bị thất bại ê chề trong Chiến tranh thế giới thứ hai. Là nhà hoạt động chính trị độc lập từ hải ngoại trở về bán đảo Triều Tiên sớm nhất, Lý Thừa Vãn với sự hậu thuẫn mạnh mẽ của người Mỹ đã lên làm người đứng đầu chính quyền ở Hàn Quốc. Tiếp đó, giành được chiến thắng qua bầu cử (cũng với sự hỗ trợ của Washington), ngày 15/8/1945, Lý Thừa Vãn nhậm chức tổng thống.

Phải nói thẳng rằng, mặc dù đã trưởng thành ở Mỹ nhưng Lý Thừa Vãn lại chỉ tiếp thu những nét tiêu cực điển hình của nền chính trị phương Tây và một tư tưởng chống Cộng đến mù quáng. Và trên cương vị tổng thống, ông này đã ngay lập tức thực thi một chính sách cai trị độc tài và tàn bạo, đàn áp rất thẳng tay những người cánh tả, thậm chí còn sát hại dã man không ít nhân vật bất đồng chính kiến. Lý Thừa Vãn cũng bị coi là đã có nhiều hành động tàn bạo trong chiến tranh giữa hai miền nam bắc trên bán đảo Triều Tiên…

Đồng thời, bộ máy quản lý đất nước do ông xây dựng lại dính líu quá nặng nề tới nạn tham nhũng. Chính vì thế nên năm 1960, ở tuổi hơn bát thập, Lý Thừa Vãn mặc dầu đã tái đắc cử nhiệm kỳ thứ tư với 90% số phiếu ủng hộ nhưng dư luận Hàn Quốc vẫn quyết liệt chống lại ông vì coi cuộc bầu cử đó không minh bạch. Rốt cuộc, ngày 25/4 cùng năm, Lý Thừa Vãn đã phải rời nhiệm sở và tới ngày 3/5, lên một máy bay của quân đội Mỹ sang sống lưu vong ở Honolulu (Hawaii) cho tới cuối đời…

Sau khi Lý Thừa Vãn bỏ của chạy lấy người, chức tổng thống ngày 13/8/1960 đã được chuyển giao cho ông Yun Bo-seon (Doãn Phổ Thiện), người từng làm Bộ trưởng Bộ Thương mại và Công nghiệp nhưng lại sớm nhận ra những bất đồng quan điểm với vị tổng thống đầu tiên nên năm 1956 đã đứng ra lập đảng Dân chủ Hàn Quốc đối lập.

Tuy nhiên, thực quyền lúc đó lại thuộc về Thủ tướng Chang Myon (Trương Mẫn). Tình trạng ông chẳng bà chuộc như thế đã làm sâu sắc hơn những bất đồng giữa Yun Bo-seon và Chang Myon khiến hai nhân vật chóp bu của chính quyền, vốn không có được sự ủng hộ của đa số lực lượng dân chủ trong xã hội, mãi vẫn không đạt được thỏa thuận về thành phần nội các mới và phải ba lần liên tục thay đổi đội hình trong vòng 5 tháng.

Tình hình đó càng làm cho phong trào biểu tình phản đối của các tầng lớp nhân dân Hàn Quốc gia tăng. Lợi dụng tình hình nước đục này, tướng Park Chung-hee đã tiến hành thành công cuộc đảo chính ngày 16/5/1961 nhằm chấm dứt hỗn loạn chính trị và lập ra chế độ cộng hòa thứ ba ở Hàn Quốc.

Ngày 19/7/1965, Lý Thừa Vãn đã chết trong một cơn đột quị. Phải tới một tuần sau xác của ông mới được mang về lại Seoul mai táng. Nhìn chung, cho tới nay dư luận ở Hàn Quốc vẫn đánh giá về Lý Thừa Vãn rất tiêu cực.

Cũng phải nói rằng, tương tự như trong trường hợp Lý Thừa Vãn, trong một giai đoạn tương đối dài, số phận phần lớn các đời Tổng thống tiếp theo ở Hàn Quốc cũng thường có những kết cục không mấy vui vẻ.

Sóng trước đổ đâu…

Tướng Park Chung-hee, cha của nữ tân Tổng thống mới Park Geun-hye, là một trong những chính trị gia gây nên nhiều ý kiến mâu thuẫn nhất trong lịch sử Hàn Quốc.

Nhà độc tài ẩn chứa những năng lực kỹ trị cao thủ sinh ngày 30/9/1917 tại Gumi (Gyeongsangbuk), trong một gia đình bình dân có tới 7 người con. Park Chung-hee là con út nên đã được tạo điều kiện để tháng 4/1932 vào tu nghiệp ở Trường Cao đẳng Sư phạm Daegu.

Sau khi tốt nghiệp, Park Chung-hee đã đi dạy ở Trường Tiểu học Mungyeong. Quá trình trưởng thành của nhà độc tài tương lai trùng với thời gian Nhật Bản bắt đầu xâm chiếm Trung Quốc, bắt đầu từ vụ Mãn Châu Lý năm 1931 và gia tăng căng thẳng lên đỉnh điểm dẫn tới bùng nỗ chiến tranh Trung-Nhật lần thứ hai năm 1937.

Tháng 4/1940, Park Chung-hee đã vào học tại Học viện Quân sự Hoàng gia của Mãn Châu quốc, được lập ra bởi sự hậu thuẫn của đạo quân Quan Đông Nhật Bản. Năm 1942, tốt nghiệp vào loại xuất sắc ở đây, nhà độc tài tương lai đã được đưa sang “hòn đảo Mặt trời mọc” để tu nghiệp sĩ quan tại Học viện Quân sự Hoàng gia. Sau khi tốt nghiệp đứng thứ ba trong lớp học của mình, Park Chung-hee nhận quân hàm trung úy trong Sư đoàn Bộ binh thứ 8 của quân đội Mãn Châu.

Và ông đã phục vụ trong đội hình này cho tới giai đoạn cuối của Chiến tranh thế giới thứ hai rồi về đầu quân cho lực lượng vũ trang của miền nam Triều Tiên. Tuy nhiên, chỉ tới năm 1948, Park Chung-hee đã bị loại khỏi quân đội Nam Triều Tiên do những nghi ngờ rằng ông tham gia một tổ chức cánh tả (?!). Nghi ngờ này về sau chưa từng bao giờ được chứng minh…

Khi cuộc chiến tranh giữa hai miền nam bắc bùng nổ trên bán đảo Triều Tiên, Park Chung-hee lại gia nhập quân đội Hàn Quốc và trở thành một chuyên gia về hậu cần. Là một sĩ quan có khả năng nên ông ta đã được chọn đưa đi sang Mỹ để tham dự một khóa huấn luyện đặc biệt tại Fort Sill (Oklahoma). Khi chiến tranh kết thúc, Park Chung-hee mang quân hàm thiếu tướng.

Bằng cuộc đảo chính ngày 16/5/1962, Park Chung-hee đã xóa bỏ chế độ dân chủ đại nghị ở Hàn Quốc và đặt cơ sở cho quá trình xác lập một mô hình quản lý xã hội mới. Bất chấp sự phản đối quyết liệt của Thủ tướng Chang Myon, Tổng thống Yun Bo-seon đã đứng ngay về phía lực lượng quân sự đã làm đảo chính và thuyết phục được phía Mỹ không can thiệp vào công việc nội bộ của Seoul.

Để tạo thuận lợi cho những thủ lĩnh mới, ông Yun Bo-seon đã chấp nhận làm tổng thống bù nhìn thêm một thời gian và chỉ từ nhiệm vào ngày 24/3/1962. Chẳng bao lâu sau đó, Park Chung-hee đã được thăng quân hàm Trung tướng rồi trở thành Quyền Tổng thống từ tháng 3/1962. Đồng thời, ông này cũng nắm chức Chủ tịch “Hiệp hội kêu gọi tái thiết quốc gia” từ tháng 7/1961 tới tháng 12/1963 và được thăng cấp Đại tướng.

Một trong những việc làm đầu tiên của giới quân sự Hàn Quốc sau khi đã thâu tóm được quyền lực là ngày 19/6/1961, lập ra Cục Tình báo Trung ương Hàn Quốc (KCIA) để trấn áp trước tất cả những kẻ thù tiềm tàng của chế độ cả ở trong lẫn ngoài lãnh thổ quốc gia. Giám đốc đầu tiên của KCIA Hàn Quốc là Đại tá về hưu Kim Jong-pil, một người bà con của Park Chung-hee và cũng là một trong những nhân vật cầm đầu cuộc đảo chính ngày 16/5/1961.

Dưới sức ép của “đại ca” Washington, tướng Park Chung-hee đã bắt buộc phải khôi phục lại xã hội dân sự và ngày 17/12/1962, Hàn Quốc đã tổ chức trưng cầu dân ý với 78,9% số phiếu ủng hộ chế độ tổng thống. Ngay sau đó chính quyền đã phải thông báo về việc tổ chức bầu cử tổng thống vào năm 1963.

Thoạt tiên, Park Chung-hee đã tỏ như thể ông ta không muốn ra ứng cử tổng thống nhưng ngày 10/3/1963, KCIA đưa ra thông báo về việc phát hiện âm mưu đảo chính của một số sĩ quan cao cấp trong quân đội Hàn Quốc nhằm loại bỏ Park Chung-hee để cướp lấy chính quyền. Đồng thời với sự việc này, ngày 14/3/1963, một nhóm các sĩ quan khác, trong đó có tốp gọi là “các đại tá trẻ”, lại tới trụ sở của lực lượng Park Chung-hee, đưa ra yêu cầu ông này không rời khỏi vai trò người cầm chịch.

Mượn cớ đó, Park Chung-hee đã quyết định ra tranh cử tổng thống: ngày 30/3/1963, ông xin phục viên và nộp hồ sơ làm ứng cử viên trong cuộc bầu cử tổng thống sắp tới với danh nghĩa đại diện cho đảng Dân chủ Cộng hòa (DRP) mà ông ta đã lập ra. Những cuộc tranh luận trước bầu cử đã mang thêm lợi thế cho Park Chung-hee vì các chính trị gia thế hệ trước không có được một chương trình kinh tế xã hội cụ thể và thực chất chỉ kêu gọi quay trở về với cung cách quản lý như dưới thời Tổng thống Lý Thừa Vãn.

Trong bối cảnh đó, chương trình kinh tế cụ thể chứa đựng nhiều nét mới của Park Chung-hee đã giúp ông ta có thêm sự ủng hộ của các cử tri… Rốt cuộc thì Park Chung-hee cũng đã giành được thắng lợi với tỉ lệ 46,6% số phiếu ủng hộ so với 45,1% số phiếu ủng hộ ứng cử viên đối thủ của đảng Dân chủ là nguyên Tổng thống Yun Bo-seon tại cuộc bầu cử diễn ra ngày 15/10/1963 trong không khí ngột ngạt dưới sự kiểm soát chặt chẽ của quân đội Hàn Quốc.

Trong những năm ngồi ở vị trí cầm lái, Park Chung-hee đã thực sự có những đóng góp to lớn vào công cuộc hiện đại hóa Hàn Quốc, đưa nước này trở thành con hổ kinh tế ở châu Á và trên quy mô toàn cầu. Ông là người đã quyết định chuyển trọng tâm của nền công nghiệp Hàn Quốc sang sản xuất để xuất khẩu.

Ngay từ khi còn là một sĩ quan trong quân đội triều đình Mãn Châu, Park Chung-hee đã nhìn thấy rõ sự phát triển đáng kể của Mãn Châu quốc dựa trên chính sách đầu tư cơ sở hạ tầng và các ngành công nghiệp nặng của Tokyo. Chính vì thế nên bất chấp tâm trạng ác cảm chung của người dân Hàn Quốc đối với Nhật Bản vì những ký ức nghiệt ngã vẫn còn rỉ máu từ thời bị Tokyo đô hộ, Park Chung-hee vẫn quyết định bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Nhật Bản từ năm 1965 để tranh thủ nguồn và công nghệ của “hòn đảo Mặt trời mọc”.

Nhờ thế, nền kinh tế Hàn Quốc không những đã thực sự khởi sắc mà những thành quả của giai đoạn đó còn tiếp tục ảnh hưởng tích cực tới đất nước này ngay trong giai đoạn hiện nay… xuất hiện hàng loạt các tập đoàn doanh nghiệp lớn (Chaebol) Nhà nước đã can thiệp rất sâu vào các hoạt động của nền kinh tế.

Tuy nhiên, trong chính sách đối nội và đối ngoại, Tổng thống Park Chung-hee đã để lại những dấu ấn rất tiêu cực. Chế độ của ông lấy đàn áp chính trị là sách lược chính nên rất khắc nghiệt với các công dân của mình. Park Chung-hee đã cho ban hành nhiều sắc lệnh chống công nhân, cấm mít tinh và tiến hành biểu tình, diễu hành, đàn áp dã man các phong trào đấu tranh chống đối chính phủ, đòi dân chủ hóa xã hội. Chính quyền cũng rất chú tâm xây dựng những hạt nhân thân hữu bên trong các tổ chức công đoàn của công nhân để giám sát và kìm hãm phong trào đấu tranh của họ…

Cách nhìn vụ lợi của Park Chung-hee đã khiến ông bất chấp nhiều đạo lý, cai trị theo nguyên tắc độc tài và xây dựng những liên minh quốc tế với cả những lực lượng hắc ám. Chính dưới thời của Park Chung-hee mà quân đội Hàn Quốc đã cử các đơn vị của mình lên tới 320 nghìn quân sang tham chiến tại Việt Nam, gây nên những tội ác dã man rùng rợn rất khó được quên lãng cho tới nhiều năm sau. Washington khi đó, dưới thời của hai Tổng thống Lyndon Johnson và Richard Nixon đã cấp cho Hàn Quốc hàng chục tỉ USD dưới hình thức tài trợ, cho vay vốn, trợ cấp, chuyển giao công nghệ để thưởng cho quyết định Seoul mang quân sang tàn sát người Việt.

Cũng trong những năm mà Park Chung-hee cai trị ở Hàn Quốc từ Dinh Tổng thống (Nhà Xanh) ở Seoul, quan hệ giữa hai miền Triều Tiên đã phải trải qua những thời khắc rất căng thẳng. Thậm chí đã xảy ra không ít những vụ đụng độ quân sự.

Năm 1967, Park Chung-hee từng đưa ra lời hứa sau khi được tuyên thệ nhậm chức cho nhiệm kỳ tổng thống thứ hai rằng, ông ta sẽ rời khỏi Nhà Xanh năm 1971 (Hiến pháp Hàn Quốc năm 1963 chỉ cho phép giữ cương vị tổng thống trong hai nhiệm kỳ liên tiếp).

Tuy nhiên, với sự hỗ trợ của KCIA và các đồng minh của mình trong cơ quan lập pháp quốc gia, Park Chung-hee đã thành công trong việc sửa đổi Hiến pháp thông qua trưng cầu dân ý để giành quyền ngồi lỳ trên ghế tổng thống một nhiệm kỳ thứ ba liên tiếp nữa. Năm 1971, Park Chung-hee đã giành được thắng lợi trước đối thủ; là ứng cử viên đối lập Kim Dae-jung.

Không lâu sau đó, sau khi tuyên thệ nhậm chức nhiệm kỳ ba, Park Chung-hee đã ban bố tình trạng khẩn cấp “dựa trên thực tế nguy hiểm của tình hình quốc tế”. Tới tháng 10/1972, ông lại khởi xướng một cuộc tự đảo chính để giải thể quốc hội và đình chỉ hiến pháp, dọn đường để thông qua bản hiến pháp Duy Tân vào tháng 11 qua cuộc trưng cầu dân ý bị đánh giá là gian lận nặng nề.

Theo các nhà quan sát, Park Chung-hee đã quyết định hành động như thế vì ông rất thích cách tương tự mà trước đó vài tuần Tổng thống Phillipines, Ferdinand Marcos đã làm. Bản hiến pháp mới, được xây dựng dựa trên hiến pháp Mỹ, đã giúp tăng cường đáng kể quyền lực chính trị của Park Chung-hee. Thứ nhất, theo đó, cuộc bầu cử Tổng thống theo phổ thông đầu phiếu sẽ được chuyển sang làm theo cách thông qua một hệ thống đại cử tri đoàn có tên là Hội nghị Quốc gia về thống nhất.

Thứ hai, nó tăng một nhiệm kỳ Tổng thống đến sáu năm và không có giới hạn về số lần tái đắc cử. Nhờ vậy, tổng thống Park Chung-hee đã có thêm nhiều đặc quyền mang tính độc tài và đã liên tiếp giành được thắng lợi trong hai cuộc bầu cử diễn ra năm 1972 và 1978 với tư cách ứng cử viên duy nhất.

Tuy nhiên, cái gì quá cũng trở nên dở. Cho tới cuối những năm 70, tốc độ tăng trưởng cao của nền kinh tế đã không thể là át chủ bài giúp cho Park Chung-hee ngồi yên trong Nhà Xanh. Những làn sóng biểu tình phản đối chế độ độc tài càng ngày càng lan rộng ở Hàn Quốc vì có quá nhiều người dân không thể hài lòng với cách cai trị độc đoán của Park Chunghee cùng các cơ quan an ninh, tình báo của ông.

Ngày 16/10/1979, tại Trường Đại học Pusan, một nhóm sinh viên đã xuống đường kêu gọi chấm dứt chế độ độc tài. Làn sóng biểu tình nhanh chóng lan rộng, dẫn tới đụng độ đổ máu giữa lớp trẻ với cảnh sát chống bạo động. Buổi tối hôm đó đã có tới 50.000 người tụ tập ở phía trước của hội trường thành phố Pusan. Trong hai ngày tiếp theo, một số văn phòng công cộng đã bị tấn công và khoảng 400 người biểu tình đã bị bắt giữ. Vào ngày 18/10, chính phủ Park Chung-hee tuyên bố thiết quân luật tại Pusan.

Thế nhưng, đã quá muộn vì các cuộc biểu tình đã lan tới cả thành phố Masan, đặc biệt là ở Trường Đại học Tổng hợp Kyungnam. Có tới khoảng 10.000 người, chủ yếu là sinh viên và người lao động, tham gia các cuộc biểu tình chống lại chế độ độc tài. Bạo lực nhanh chóng leo thang với các cuộc tấn công vào các đồn cảnh sát và trụ sở các cơ quan của đảng cầm quyền trong thành phố. Masan bị đặt trong tình trạng giới nghiêm.

Khủng hoảng xã hội đã khiến ngay chính nội bộ lực lượng cầm quyền bị rạn nứt. Ngày 26/10/1979, Park Chung-hee đã bị bắn chết bởi Kim Jae-kyu, đương kim Giám đốc KCIA. Sau khi bị bắt, Kim Jae-kyu tuyên bố rằng, sở dĩ ông phải xuống tay vì Park Chung- hee đã trở thành vật cản trở tiến trình dân chủ ở Hàn Quốc và động cơ dẫn tới vụ ám sát này là do tinh thần ái quốc…

Cho tới nay vẫn chưa có ý kiến thống nhất về nguyên nhân dẫn tới việc Park Chung-hee bị hạ sát, do thù oán cá nhân hay do các nguyên nhân chính trị… Bản thân Kim Jae-kyu và những kẻ đồng mưu về sau đã bị đưa ra tòa và kết án treo cổ. Bản án đã được thi hành ngày 24/5/1980…

Park Chung-hee đã được mai táng tại nghĩa trang quốc gia ở Seoul với đầy đủ các nghi lễ nhà binh.Nhà độc tài từng qua hai cuộc hôn nhân. Trong cuộc hôn nhân thứ hai, Park Chung-hee đã có hai con gái và một con trai. Tân nữ Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye là con gái lớn…

Qua cầu sập hố

Người kế nhiệm Park Chung-hee là Choi Kyu-hah (Thôi Khuê Hạ), trước đó từng giữ chức Bộ trưởng Ngoại giao (1967-1971) và Thủ tướng (từ 1975). Trong bối cảnh chính trường Hàn Quốc lúc đó rất hỗn loạn, ông Choi Kyu-hah khi lên nắm quyền đã phải đưa ra lời hứa tổ chức bầu cử dân chủ (các cuộc bầu cử diễn ra dưới thời Park Chung- hee đã bị nhiều người dân Hàn Quốc đánh giá là gian lận), cũng như sẽ đưa ra một Hiến pháp mới để thay thế bản hiến pháp cũ bị coi là độc đoán.

Những lời hứa trên đã giúp ông Choi Kyu-hah giành chiến thắng trong một cuộc bầu cử tháng 12/1979, được tổ chức theo hiến pháp Duy Tân để trở thành vị Tổng thống thứ tư của đất nước. Tuy nhiên, cũng ngay trong tháng 12/1979, tướng Chun Doo-hwan và những người thân cận trong quân đội đã tiến hành một cuộc đảo chính chống lại chính phủ đương nhiệm. Họ đã nhanh chóng loại bỏ những nhân vật tối cao trong quân đội và hầu như kiểm soát được các hoạt động của chính phủ vào đầu năm 1980.

Tháng 4/1980, do áp lực ngày càng tăng từ nhiều chính trị gia có thế lực và nhất là từ tướng Chun Doo-hwan, Tổng thống Choi Kyu-hah đã buộc phải bổ nhiệm ông này làm người đứng đầu KCIA với những quyền lực cực lớn. Lợi dụng ưu thế đó, tháng 5/1980, tướng Chun Doo-hwan đã tuyên bố thiết quân luật và mau chóng xóa bỏ chính quyền dân sự để trở thành người cai trị đất nước trên thực tế. Lúc này, các cuộc biểu tình của học sinh sinh viên vẫn gia tăng ở Seoul và Gwangju. Các cuộc biểu tình tại Gwangju tiếp tục, dẫn đến vụ thảm sát Gwangju, làm khoảng 987 dân thường thiệt mạng trong vòng năm ngày…

Sự việc đẫm máu này buộc Tổng thống Choi Kyu-hah buộc từ chức ngay sau đó và Thủ tướng Park Cung-hoon đã trở thành quyền tổng thống, cho đến khi diễn ra cuộc bầu cử mới ngày 1/9/1980, đưa tướng Chun Doo-hwan lên làm vị Tổng thống thứ năm của Hàn Quốc.

Sau khi từ chức, ông Choi Kyu-hah đã sống lặng lẽ và qua đời vào ngày 22/10/2006.

Người kế nhiệm ông Choi Kyu-hah bằng các mưu mô và bạo lực, Tổng thống Chun Doo-hwan, cũng ngồi được trên vị trí cao nhất trong bộ máy quyền lực ở Hàn Quốc tới năm 1988. Hết quan hoàn dân, ông ta đã bị đối xử tệ bạc và thậm chí còn bị kết tội tham nhũng, hối lộ đến mức bị kết án tử hình (sau đó bản án này được giảm xuống còn chung thân). Vị Tổng thống thứ sáu của Hàn Quốc là ông Roh Tae-woo cũng bị kết án vì tội hối lộ, tham nhũng. Nhiệm kỳ của ông này kéo dài từ tháng 2/1988 tới tháng 2/1993.

Thân phận các vị Tổng thống tiếp theo ở Hàn Quốc có phần khác trước vì tình hình chính trị mới đã giúp được những nhân vật sạch sẽ hơn lên nắm quyền (tất nhiên, không phải là tất cả). Vị Tổng thống thứ bảy của Hàn Quốc, ông Kim Young-sam đã luôn thể hiện mình là một chính trị gia rất nhất quán trong thái độ đối lập với các chế độ độc tài. Ông từng bị đuổi khỏi Quốc hội và bị cấm hoạt động chính trị trong giai đoạn từ 1980 tới 1985.

Trong cuộc bầu cử dân chủ đầu tiên ở Hàn Quốc năm 1987, hai chính trị gia đối lập là ông Kim Young-sam và Kim Dae-jung cũng lại là đối thủ của nhau nên rốt cuộc chiến thắng đã thuộc về tổng thống lúc đó là ông Roh Tae-woo. Năm 1990, ông Kim Young-sam bất ngờ sáp nhập đảng Dân chủ Hòa bình của ông với đảng Dân chủ cầm quyền Tư pháp. Nhờ thế, ông đã có được đủ sự ủng hộ để giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống năm 1992, đánh bại ông Kim Dae-jung.

Tổng thống Kim Young-sam đã có nhiều cố gắng để cải cách hệ thống hành chính và nền kinh tế Hàn Quốc. Ông cũng đã làm dấy lên các chiến dịch chống tham nhũng quyết liệt, trong đó quân đội và các quan chức chính phủ đã công bố báo cáo tài chính của họ. Ông cũng đã ra lệnh bắt giữ cựu Chủ tịch Chun Doo-hwan và Roh Tae-woo về tội tham nhũng. Đồng thời, ông cũng đã ân xá cho hàng ngàn tù nhân chính trị và rút tất cả các cáo buộc đối với những người tham gia các sự kiện ở Gwangju vào đầu những năm 80 của thế kỷ trước.

Ông Kim Dae-jung là vị tổng thống thứ tám ở Hàn Quốc, được đánh giá như một nhân vật chủ chốt trong việc dân chủ hóa của Hàn Quốc. Đắc cử tháng 12/1997, ông Kim Dae-jung đã rất nỗ lực đấu tranh chống tham nhũng và làm mềm lại quan hệ với CHDCND Triều Tiên. Tháng 10/2000, ông đã được trao giải thưởng Nobel hòa bình những thành công trong việc bảo vệ dân chủ và nhân quyền ở Hàn Quốc và ở Đông Á, cũng như cho hòa bình và hòa giải với CHDCND Triều Tiên. Ông đã qua đời ngày 18/8/2009 vì bệnh trụy tim.

Người kế nhiệm ông Kim Dae-jung, vị Tổng thống thứ chín của Hàn Quốc, ông Roh Moo-hyun, lại có một kết cục rất bi thảm. Khi lên nắm quyền năm 2003, ông mới ở độ tuổi gần lục thập và được đánh giá như một sự khởi đầu mới mà đất nước đang cần.

Thế nhưng, giai đoạn nắm quyền của ông lại dính quá nhiều tai tiếng. Và lúc rời khỏi Nhà Xanh tháng 2/2008, ông Roh Moo-hyun đã phải đối mặt với lời buộc tội tham nhũng. Và trong lúc quá trình điều tra đang tiếp diễn, ông đã tự vẫn vào ngày 23/5/2009 bằng cách nhảy từ một mỏm núi xuống, để lại một tờ ghi nội dung từ biệt. Cảnh sát Hàn Quốc đã xác nhận vụ tự vẫn này.

Vị Tổng thống thứ mười của Hàn Quốc, ông Lee Myung-bak, trước khi vào Nhà Xanh ngày 25/2/2008, đã được đánh giá như một chính trị gia năng nổ, từng đảm nhận rất tốt những chức trách của một thị trưởng thủ đô. Tuy nhiên, trong vai trò tổng thống, ông đã không đáp ứng được kỳ vọng của những người từng bỏ phiếu cho ông.

Nữ tổng thống mới của Hàn Quốc, người đàn bà đầu tiên sẽ được làm “chủ xị” trong Nhà Xanh từ ngày 25/2/2013, sẽ phải chịu sức ép rất lớn từ những trông đợi của xã hội Hàn Quốc. Khi hay tin mình đắc cử, bà Park Geun-hye đã tuyên bố trước đám đông người ủng hộ đang reo hò, vẫy cờ tại một điểm ăn mừng chiến thắng ngoài trời ở trung tâm Seoul: “Tôi sẽ là một tổng thống hoàn thành mọi cam kết mà tôi đã hứa với người dân”… Chỉ có thời gian mới có thể khẳng định được những lời bà đã nói…
Duy Thành – Phan Hướng

Bình luận về bài viết này