Lịch sử Trung Hoa thời cổ đại là của Đại tộc Việt


Tranh cổ Dân gian Phục Hy và Nữ Oa thân mình cuốn lấy nhau Hình vẽ Nữ Oa và Phục Hy đầu người mình rắn đào được ở Tân Cương. Trong đó Nữ Oa cầm com-pa “quy”, Phục Hy cầm ê-ke “củ”.

Phạm Trần Anh

Từ trước đến nay, sách sử cổ thường viết là lịch sử Trung Hoa cổ đại hoặc dựa theo Kinh Thư viết “Phương Bắc” để chỉ nước Hạ của người Hoa Hạ. Các nhà nghiên cứu thường không phân biệt rõ khái niệm Trung Hoa và Trung Quốc, cũng như không phân biệt người Hoa Hạ và người Trung Quốc. Thậm chí còn cho rằng Trung Hoa là Trung Quốc và người Hoa Hạ là người Trung Quốc, từ đó đưa tới nhiều nhận định sai lầm đáng tiếc.

Viêc phục hồi sự thật lịch sử về lịch sử Trung Hoa cổ đại hết sức quan trọng vì sư thật lịch sử được chứng minh bởi kết quả của những công trình nghiên cứu, những kết quả khảo cổ, khảo tiền sử, huyết học, Đại Dương học và nhất là phân tích di truyền DNA đã làm thay đổi nhận định từ trước đến nay về lịch sử tiến hoá cũng như tiến trình lịch sử của dân tộc Việt Nam và Trung Quốc.

Trước đây, người ta cho rằng thời “Tam Đại” là thời kỳ 3 dòng họ Hạ, Thương và Chu tranh giành lãnh đạo Trung Nguyên (Hà Bắc Hà Nam), thế nhưng ngày nay, giới nghiên cứu lịch sử đã xác nhận triều Thương chữ Trung Quốc viết là 商朝 (Thương triều) hay triều Ân (殷代, Ân đại),  Thương Ân (殷商) là triều đại đầu tiên được công nhận về mặt lịch sử là một triều đại Trung Quốc. Cổ sử chép rằng năm 1766 TDL, Thành Thang tộc Thương từ Tây Bắc đem quân đánh chiếm tiêu diệt Nhà Hạ. Tư Mã Thiên, sử gia chính thống của tộc Hán viết: chữ “Hạ” (夏) là danh hiệu bộ lạc do 12 thị tộc lập thành: Tự tính Hạ hậu thị, Hữu Hỗ thị, Hữu Nam thị, Châm Tầm thị, Đồng Thành thị, Bao thị, Phí thị, Kỉ thị, Tăng thị, Tân thị, Minh thị, Châm Quán thị… Vua Hạ là thủ lĩnh của bộ lạc, do vậy sau khi kiến lập triều Hạ, lấy tên bộ lạc làm quốc hiệu. TƯ Mã Thiên cũng viết trong “Sử ký-Hạ bản kỉ” và “Đại Đái Lễ Ký-Đế hệ”, rằng Cổn là con của Chuyên Húc. Trong “Luận ngữ”, Khổng Tử chủ trương “hành Hạ chi thời”, đến nay nông lịch truyền thống vẫn là Lịch Nhà Hạ. Lịch nhà Hạ được ghi chép trong các văn hiến thời Tiên Tần như “Thi Kinh”, “Tả truyện”, “Trúc thư kỉ niên”.

 Năm 1920, học giả J. Gunnar Anderson đã tìm thấy những di tích của thời đồ đá ở miền Tây tỉnh Hà Nam Trung Quốc mà trước đây giới khảo cổ gọi là “Văn hoá Ngưỡng Thiều” có niên đại C14 = 4.115 – 110 TDL (1950).[1] Giới khảo cổ xác nhận rằng vùng Hà Nam, Thiểm Tây (Shian) đã có người hiện đại sinh sống từ thời đồ đá mới (Neolithic). Đồng thời giới khảo cổ cũng xác nhận là không có dấu hiệu của con người đã cư ngụ trước đó một cách liên tục và những người hiện đại này khi đến định cư ở Hà Nam đã có một nền văn minh khá cao chứng tỏ họ đã từ nơi khác đến chứ không phải có nguồn gốc bản địa. Giới khoa học đã chứng minh ngược lại là nền văn hóa này đã được khai sinh ở miền Nam rồi di chuyển lên phía Bắc Trung Quốc. Đặc biệt, bằng phương pháp phóng xạ C14, các nhà khảo cổ đã xác minh được những người Ngưỡng Thiều, Long Sơn đa số thuộc chủng phương Nam như người miền Nam Trung Quốc hiện nay và cũng không khác những người nay thuộc lãnh thổ Việt Nam và cả Nam Dương.[2]  Như vậy, cả 2 nền văn hoá Long Sơn và Ngưỡng Thiều đều bắt nguồn từ nền văn hóa Hòa Bình ở Việt Nam.

Chứng cứ khảo cổ này đã phục hồi sự thật lịch sử là nhà Hạ trong lịch sử Trung Hoa là của Việt tộc đã định cư ở vùng sông Bộc mà truyền thuyết kể là ngành Thần Nông phương Bắc đã thành lập các triều đại Đế Nghi, Đế Lai đến đời Đế Du Võng thì các thủ lĩnh Li Vưu (Hmong Mien), Đế Du Võng và Đế Hoàng tranh giành quyền lãnh đạo. Cuối cùng Đế Hoàng thắng và truyền ngôi cho Đế Chuyên Húc, Đế Cốc, Đế Nghiêu, Đế Thuấn và Đế Hạ Vũ nhà Hạ.

     Nhà khảo cổ học nổi tiếng Liên Sô Cheboksarov đã nghiên cứu trong số các sọ khai quật tại An Yang (An Dương) và vùng phụ cận hoàn toàn khác với các sọ ở Bắc Kinh có bộ óc gồ hơn, bộ mặt phẳng, cao và rộng đều giống nhau. Các sọ này ở trong các hố chôn những người bị giết phần lớn bị chặt đầu mà các nhà khảo cổ cho là họ bị chặt đầu trong buổi lễ Tế Thần. Thế nhưng trong các hố chôn này, các sọ khá thuần nhất chứng tỏ rằng họ là cùng một nhóm dân cùng chủng tộc nằm chung trong một hố. Theo Cheboksarov, cộng đồng khá thuần chủng này đã cư ngụ cách thủ đô chừng 200-300km và khác với dân Thương (Hán tộc). Học giả Cheboksarov cho rằng những cư dân này chính là người nhỏ có nét mặt không phải người Hán (Trung Quốc) bị một người lớn hơn (Trung Quốc) túm lấy trên thau đồng của bộ sưu tập Sumitomo ở Kyoto. Chứng cớ khảo cổ này cho chúng ta thấy những cư dân này là dân nhà Hạ của Việt tộc bị tộc Thương tàn sát chặt đầu hàng loạt chôn trong một hố năm 1766 TDL để thành lập triều Thương đầu tiên của lịch sử Trung Quốc.

Theo nhà nghiên cứu ngôn ngữ Đỗ Thành thì chữ Hạ 夏 cũng là chữ “Diềt 夏 Việt”, tiếng Triều châu đọc là “He 夏” như “Hè 夏” trong tiếng Việt để chỉ “mùa hè 夏”. Chữ “hè 夏” nầy có chữ “Hiệt 頁” phía trên, phát âm “Hiệt 頁” ngày xưa cũng  tương đương là chữ “Diềt 夏 Việt”.  Việt 夏/Hè cũng chính là “Hùng 夏 vương”, Họ Mỵ 芈 hay Mi 芈 của vua Việt và Hoa 華-Hạ 夏” thì đủ biết chữ Hoa 華 nầy chính là Hạ 夏 là Yùe là Việt với nguyên âm “Hiệt 頁”. Tất cả đã chứng minh người Hoa Hạ, nhà Hạ và lịch sử Trung Hoa Cổ đại chính là lịch sử Việt thời cổ đại trước khi bị tộc Thương, Chu, Tần, Hán du mục đánh chiếm lãnh thổ và phải thiên cư xuống phương Nam…

Cuối thế kỷ 20, nhân loại đã hiểu rõ hơn về cấu trúc di truyền của con người, xác định được lộ trình di chuyển từ cái nôi sinh tụ ban đầu ở Đông Phi đi khắp nơi trên thế giới. Nhà khoa học người Mỹ gốc Trung Quốc, Lý Huỳnh (Li Yin) của Trường Ðại học Tổng hợp Texas đã đưa ra kết luận là vào khoảng 200.000 năm trước, người khôn ngoan Homo sapiens từ châu Phi thiên di tới Trung Ðông. Từ Trung Ðông một nhóm rẽ sang phía Đông đi qua Pakistan, Ấn Ðộ rồi men theo bờ biển phía Nam châu Á. Nhóm người này đến Ðông Nam Á vào khoảng 60 đến 70.000 năm trước. Họ định cư ở Đông Nam Á một thời gian khoảng 10.000 năm rồi một bộ phận đi tiếp lên phía Bắc tới định cư ở vùng Thiên Sơn (Altai) phía Bắc Trung Hoa.[3] Một nhóm khác tiến lên cao hơn nữa tới Siberia, một số đã đi qua cầu đất Bering sau này là eo biển Bering tới Alaska vào châu Mỹ và trở thành thổ dân Bắc châu Mỹ. Theo chúng tôi thì nhóm người định cư ở vùng Thiên Sơn Altai giao hòa chủng tộc với nhóm người Turcs và Mongoloid tiến xuống phương Nam trở thành người Trung Quốc bây giờ.

Khoa học gia J. Y. Chu đã phân tích cấu trúc di truyền 28 nhóm bộ mẫu di truyền từ các tỉnh khác nhau của Trung Quốc đã đi đến kết luận là tổ tiên của người Ðông Á là phát nguồn từ vùng Ðông Nam Á đi lên và người Trung Quốc ở phía Bắc Trung Quốc có cấu trúc di truyền khác với người Trung Quốc ở phía Nam (Hoabinhian=Protoviets). 

Các công trình nghiên cứu mã Di truyền mitochondrial của các nhà khoa học, các nhà nhân chủng học Hoa Kỳ, Anh Quốc, Âu Châu, Trung Quốc, Thái Lan, Nam Dương và nhiều nước khác trên thế giới đã xác định:

  • Tổ tiên của các nhóm dân Đông Á ngày nay có nguồn gốc từ Đông Nam Á và người Trung Quốc ở phía Bắc Trung Quốc có cấu trúc di truyền Haplogroups: A, C, D, G, M8a Y và Z và đặc biệt không có đột biến đặc biệt Á châu khác với người Trung Quốc ở phía Nam (Hoabinhian=Protoviets). 
  • Người Việt Nam người Đông Bắc Á, người Đông Nam Á lục địa, người Đông Nam Á hải đảo và cả thổ dân châu Mỹ có cùng halogroups A, B, C, D và có yếu tố đột biến di truyền là một đại chủng khác biệt hoàn toàn với người Trung Quốc phía Bắc (North Han Chinese)

.

Bên cạnh kết quả thuyết phục về cấu trúc phân tử di truyền DNA, công trình nghiên cứu về “Nạn Biển Tiến” của khoa Đại Dương học đã cho chúng ta hiểu thêm về lộ trình di chuyển của người Hòa Bình (Hoabinhian-Protoviets). Mỗi lần biển tiến thì cư dân Nam Đảo và cư dân Hoabinhian phải di chuyển lên miền cao, sau khi nước biển rút thì họ lại từ miền cao tiến xuống lưu vực các con song, đồng bằng để định cư sinh sống. Chính vì vậy, trong lịch sử tiến hóa của dân tộc Việt từ người Hòa Bình trở thành người Tiền Việt rồi Malayoviets=>Bách Việt đã định cư trên khắp lãnh thổ gọi là Trung Quốc bây giờ.

Các công trình khảo cổ đã chứng minh những cư dân Bách Việt này đã thành hình các nền văn hóa:

-. Văn hóa Hòa Bình với di chỉ Thẩm Khuyên (32.100 ± 150 trước Dương lịch (TDL), Mái Đá Điều, Mái Đá Ngầm (23.100 ± 300 TDL).

-. Văn hóa Sơn Đông chữ Giáp Cốt khắc trên xương thuộc văn hóa Lung Shan (Long Sơn) được tìm thấy ở bờ biển phía Đông có niên đại khảo cổ cách ngày nay từ 25-35 ngàn năm.

-. Văn Hóa Lĩnh Nam với di chỉ Bạch Liên Động ở Quảng Tây có niên đại C14 = 19.910±180BP.

-. Văn Hóa Bán Pha Giả Hồ với di chỉ chữ viết cổ trên bình gốm ở Bán Pha 2 có niên đại cách ngày nay 12 ngàn năm.

– Văn hóa Bắc Sơn Giang Nam: Nền văn hóa Bắc Sơn vào sơ kỳ thời đại đồ đá mới có niên đại C14 là 10.250±200, Nền văn hóa Giang Nam gồm văn hóa Tiểu Nhâm Động ở Giang Tây (C14=10.870±210BP), văn hóa Hà Mẫu Độ Hemudu (5.000-4.500 TDL) ở vùng Nam Triết Giang. Tạp chí Science đã công bố lúa nước có niên đại mới nhất là 7.000 năm TDL. Bản đồ National Geographic Company ấn hành năm 1991 ghi rõ từ hạ lưu sông Hoàng Hà trở xuống là Di Việt với nền văn minh lúa nước đầu tiên trên thế giới.[4]

– Nền Văn Hóa Long Sơn Ngưỡng Thiều với di chỉ Thiểm Tây (Sian) có niên đại C14 = 6.065 ± 110 và văn hóa Long Sơn (Lungshan: C14 = 4.260 ± 95) Miao-ti-ku ở Hà Nam (Henan).

–  Nền Văn Hóa Óc Eo: Các nhà khảo cổ đã tìm được rìu đá có vai mài nhẵn rìu mài, đồ gốm thô được khá tỉ mỉ tạo rìa lưỡi hình zic zac ở Cù Lao Chàm, Hòn Chồng. Cư dân Malayo-Viets nhánh Mon-Khmer thiên cư đợt một gồm Vân Kiều, Tà Ôi, Kơtu, Bru cách đây ít nhất là 6.000 năm của ở dải cồn cát ngoài ở Gia Mỹ.[5]

– Nền Văn hóa Lương Chử ở thành phố Hàng Châu tỉnh Triết Giang là nền văn hóa khảo cổ Hậu kỳ Đá Mới (3400 – 2250 năm TDL)

– Nền Văn Hóa Thành Đô với “Kim tự tháp” ở Longma ở Tam Tinh Đôi có độ tuổi C14 khoảng từ 3.000 – 4.700 năm ở phía Tây Nam tại trung tâm thành cổ Thành Đô với những đặc điểm văn hóa của nền văn minh Ba Thục. Đặc biệt, Kim Tự Tháp Yonaguni ở phía Bắc Đài Loan thuộc quần đảo Okinawa của Nhật bản.

– Nền Văn Hóa Phùng Nguyên: Văn hóa Phùng Nguyên là một nền văn hóa tiền sử thuộc sơ kỳ thời đại đồ đồng, cuối thời đại đồ đá mới, cách ngày nay khoảng hơn 4.000 năm. Phùng Nguyên là tên một làng ở xã Kinh Kệ, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ, nơi đầu tiên tìm ra các di chỉ của nền văn hóa này. Di chỉ văn hóa Phùng Nguyên tập trung ở vùng trung du và một phần đồng bằng Bắc Việt mà trung tâm là chỗ hợp lưu của sông Hồng, sông Lô, sông Thao, sông Đà và sông Đáy.

– Nền Văn Hóa Nguyên Mưu Vân Nam: Cách đây trên 3 ngàn năm, tổ tiên người Vân Nam (Di Việt, Bặc Việt, Bộc Việt, Điền Việt…) đã biết khai thác và luyện đồng. Theo sách “Hán Thư-Địa Lý Chí” thì dưới thời Tây Hán chỉ có 3 nơi thuộc tỉnh Vân Nam sản xuất được thiếc cần thiết cho việc đúc đồng. Điều này cho thấy đỉnh cao của nền văn hóa đồng thời Ân, Thương ở Trung nguyên cũng xuất phát từ “mạch máu” của Vân Nam. Vân Nam cũng được xem là quê hương trống đồng của nền văn hóa Điền Việt.

– Nền Văn Hóa Đông Sơn: Sau nền văn hóa Phùng Nguyên là nền văn hóa Đông Sơn rực rỡ của Việt tộc với nền văn minh Trống Đồng tỏa rạng khắp thế giới.    Ngày nay các học giả quốc tế đều thừa nhận Việt Nam với nền văn hoá Hoà Bình là cái nôi của nghề trồng lúa nước đầu tiên trên thế giới và chính từ cái nôi này nghề trồng lúa nước đã lan truyền lên Trung Quốc, sang vùng Địa Trung Hải vào nửa đầu thế kỷ thứ nhất TDL. Nền văn minh nông nghiệp của Việt tộc đã góp phần to lớn trong việc thuần hoá, biến cải giống lúa, cải tiến phương pháp canh tác góp phần tăng gia sản xuất lương thực để nuôi sống nhân loại. Giới khảo cổ quốc tế cũng thừa nhận người Việt cổ thời Đông Sơn là cư dân nông nghiệp, giỏi về luyện kim, đúc đồng thau và sắt.   

– Nền Văn Hóa Sa Huỳnh: nền văn hoá Sa Huỳnh cách nay chừng 2500-3000 năm. Chính những đợt thiên cư của Bách Việt (Malayo-Viets) từ Hoa Nam và đảo Hải Nam Trung Quốc xuống vùng duyên hải miền Trung và miền Nam Việt Nam là chủ nhân của nền văn hoá Sa Huỳnh và Óc Eo một thời rực sáng. 

Từ các công trình nghiên cứu về nhân chủng học, dân tộc học, ngôn ngữ học đến các kết quả khoa học thuyết phục của khoa Khảo cổ, Khảo tiền sử, Huyết học, Di truyền học và Đại dương học đã phục hồi một sự thật lịch sử, đó là “Lịch sử Trung Hoa Thời Cổ Đại” là của tộc Việt từ Nghiêu Thuấn Vũ, nhà Hạ là của Việt tộc với các nền văn hóa cổ đại mà trước đây xem là của Trng Quốc. Lịch sử Trung Quốc thật sự chỉ bắt đầu từ năm 1766 TDL sau khi Thành Thương tộc Thương đánh chiếm nhà Hạ, Bách Việt phải vượt sông Hoàng Hà chạy xuống phương Nam thành lập các nước Việt như Bộc Việt… Thực tế lịch sử này đã được các nhà Trung Hoa học toàn thế giới tham dự Hội Nghị Quốc tế về Nguồn gốc của nền văn minh Trung Hoa tổ chức tại đại học Berkeley Caifornia Hia Kỳ năm 1978 đã kết luận là “Tộc người Di Việt chiếm lĩnh Trung nguyên trước tiên và Hán tộc đã tiếp thu nền văn hóa của tộc người Di Việt”.

Sự thật lịch sử được phục hồi sau hàng ngàn năm lịch sử đã bẻ gãy luận điểm “Sô Vanh Nước Lớn” của Đế Quốc mới Trung Cộng về cái gọi là “Chủ quyền từ thời Cổ Đại”. Nếu nói theo luận điệu “Chủ quyền Lịch sử từ thời Cổ đại” của Tập Cẩm Bình thì toàn bộ lãnh thổ của Trung Quốc hiện nay chính là của đại chủng Bách Việt mà Hán tộc du mục đã xâm lược kể từ năm 1766 TDL như cổ sử Trung Quốc đã viết.


[1]. Andreson J.G: Children of the Yellow Earth Studies in Prehistoric China, London 1934. Cung Đình Thanh: Tìm về Nguồn gốc Văn minh Việt Nam tr 224 dẫn Richard Peason 1980 “The Ch’ing-Lien-Kang Culture Chinese Civilization”, University of California Press, Berkerley and Los Angeles California 1983 p 125.

[2]. Cung Đình Thanh: Tìm về Nguồn gốc Văn minh Việt Nam tr 95. Karl Jettmar 1978 “The Origins of Chinese Civilization: Soviet View” 1983 p223.

[3]. Li Yin: Distribution of halotypes from a chromosome 21 region distinguishes multiple prehistoric human migrations, Pro. Natl. Acad. Sci. USA, Vol.96, pp.3796-3800. 1999.

[4]. Như Thường Trương Bổn Tài: Việt Học Là Gì? NXB Trăm Giống Việt 2010. Hemudu là ký âm bằng tiếng Anh của thổ ngữ, ký âm bằng tiếng Trung Quốc là Hà-mỗ-Độ. Nhà khảo cổ Thái, GS Surin Pookajorn đã tìm được những hạt lúa cổ ở hang Sakai có niên đại C14 cách ngày nay là 9.260-7.620 năm nên văn hóa Hòa Bình mới là cái nôi của nền văn minh lúa nước đầu tiên của nhân loại.

[5]. Lịch Sử Việt Nam Tập I, NXB Trẻ 2001 tr260-269.                                                                  

1 thoughts on “Lịch sử Trung Hoa thời cổ đại là của Đại tộc Việt

  1. Có 2 khái niệm hay 2 vùng đất vốn khác nhau về trước nhưng khi Hán tộc trỗi lên và nhận vơ tổ tiên Hoàng Đế, Đường, Nghiêu, Hạ mà hòa làm một đó là Trung Hoa và Trung Nguyên. Trước khi Tần thống nhất Trung Nguyên lẫn Trung Hoa (Hoa Hạ) thì đó vốn dĩ là 2 vùng lãnh thổ khác. Việc “hợp nhất” cưỡng bách 2 khái niệm này làm cho người đời sau có thêm sự lầm lẫn đáng tiếc, đến nỗi người phương Bắc nhận tổ mối làm cha rồi lập đền thờ gió Hoàng Đế, còn người Nam gán tổ tiên Hoàng Đế (vốn là vị Hùng vương đầu tiên) làm kẻ thù, mà ép nhận Suy Vưu (Vua tộc Tây, với suy = sư = tư = tây, vưu = vua) là vua mình, thực tế Suy Vưu vẫn là vua của cộng đồng bách Việt ở phương Tây mà thôi. Còn Hoàng Đế (Đế là cách nâng cấp của triều Tần, đúng hơn là Vua Vàng, với vàng là màu trung cung ngũ hành theo quan điểm triết học bách Việt, thì vùng đất vua ở đương nhiên là ở trung tâm, hay vùng đất giao của trời và đất như Giao Chỉ (chỉ = chổ, trổ, trỏ, chỏ => Giao chỉ = chổ giao = trung tâm). Giao chỉ có thể ở bất kỳ đâu tùy nơi vua ở, nhưng lâu dần thành định danh, đến khi thay đổi triều đại, ngôn ngữ địa phương thành ngôn ngữ chủ thì nó thay đổi từ “giao” thành “trung”, “chỉ, chổ” thành “châu”. Nói riêng về quan điểm dịch của bách Việt trước khi Chu dịch trước tác thành văn bản, thì trong cộng đồng bách Việt đã có các phiên bản truyền miệng của mình. Bởi lẽ đó mà các dân tộc thiểu số Tây Nguyên gọi trời là “yàng” cũng là cách gọi khác của “vàng”, họ vẫn chia trời đất thành ba cõi như chúng ta vẫn hiểu là thiên, địa, nhân, dùng hệ số đếm cơ số từ 1 đến 5 như trong “dịch”. Lúc đó thì văn minh thảo nguyên ở đâu mà hòa lẫn vào đây mà nhận “dịch”, với chữ viết tượng hình là của họ?

    Thích

Bình luận về bài viết này