Nguồn gốc sinh ra loài người

                                                     Nguyễn Hữu Đổng

Loài người là gì? Sự thật loài người sinh ra do đâu? Đây là các câu hỏi chưa được giới nghiên cứu làm rõ về học thuật. Bằng tư duy khoa học, bài viết này phân tích làm sáng tỏ thực chất, hạn chế nhận thức, đề xuất giải pháp nhận thức đúng đắn sự thật loài người sinh ra, xây dựng con người văn hoá và phát triển tiến bộ văn minh.

Loài người là gì?

Loài người (Human) bao hàm hai chữ: “loài” và “người”. Loài biểu hiện bản chất chưa thật về sự sống của tập thể (nhóm) người ở bên trong khí quyển bề mặt trái đất, tri thức chưa khoa học; người biểu hiện tính chất không thật về sức sống của cá thể (cá nhân) người ở bên ngoài khí quyển bề mặt trái đất, tri thức không khoa học; còn loài người biểu hiện thực chất sự thật về cuộc sống của cộng đồng (xã hội) người tồn tại ở giữa bên ngoài, bên trong khí quyển bề mặt trái đất, tri thức khoa học.

Tức là, loài người biểu hiện cuộc sống của cộng đồng người trong khí quyển bề mặt trái đất. Ngoài khí quyển bề mặt trái đất là không có loài người sinh sống. Loài người gắn liền với thể trạng con người, trong đó, sự sống gắn với phần “thân”, sức sống gắn với phần “đầu”, còn cuộc sống gắn với “phần “cổ” của thể trạng con người” [1], dạng mô hình: bản chất sự sống phần thân – thực chất cuộc sống phần cổ – tính chất sức sống phần đầu.

Sự thật loài người sinh ra do đâu?

Để làm sáng tỏ nguồn gốc sinh ra loài người (the origin of the human race) cần phải trả lời được câu hỏi: Sự thật loài người sinh ra do đâu? (The truth is, where is the human race born?), hay: Sự thật nguồn gốc loài người là từ đâu? (What is the origin of the human race?).

Loài người sinh ra bao hàm các khái niệm “sinh ra” và “loài người”. Khái niệm sinh ra (give berth) trong Tiếng Việt bao hàm hai chữ: “sinh” và “ra”. Sinh biểu hiện bản chất sự vật vật thể, môi sinh chưa hình thành, chưa phát triển trong tự nhiên; ra biểu hiện tính chất hiện tượng phi vật thể, môi trường không hình thành, không phát triển trong xã hội; còn sinh ra biểu hiện thực chất hiện thực thực thể, môi trường sống hình thành, phát triển trong tự nhiên và xã hội, dạng mô hình: “vật thể chưa sinh ra, chưa phát triển – thực thể sinh ra phát triển – phi vật thể không sinh ra, không phát triển” [2]. Tức là, khái niệm sinh ra biểu hiện thực thể, môi trường sống sinh ra, phát triển trong tự nhiên và xã hội.

Sự thật, loài người và sinh ra là các khái niệm có mối liên hệ chặt chẽ với nhau tạo thành “sự thật loài người sinh ra” (the truth that man was born). Mối liên hệ giữa chúng biểu hiện ở các mặt chủ yếu như sau: tính chất thật sự về cá thể người không sinh ra, không phát triển ở bên ngoài môi trường của khí quyển bề mặt trái đất tự quay vòng không cân đối, cân bằng, hài hoà xung quanh mặt trời; bản chất sự thật về tập thể người chưa sinh ra, chưa phát triển ở bên trong môi sinh của khí quyển bề mặt trái đất tự quay vòng chưa cân đối, cân bằng, hài hoà xung quanh nó; thực chất thật về xã hội loài người sinh ra, phát triển ở giữa bên ngoài, bên trong môi trường sống của khí quyển bề mặt trái đất tự quay vòng cân đối, cân bằng, hài hoà xung quanh nó và quay xung quanh mặt trời.

Tức là, sự thật nguồn gốc loài người sinh ra là do “quỹ đạo quay vòng của trái đất tự quay xung quanh nó và quay xung quanh mặt trời” cân đối, cân bằng, hài hoà tạo nên môi trường sống thuận lợi, khí hậu mát mẻ trong khí quyển bề mặt trái đất [3]. Trong vũ trụ hệ mặt trời, không có quỹ đạo tự quay vòng của trái đất như vậy thì con người, loài người không thể sinh ra và phát triển.

So sánh tri thức loài người (human knowledge) với vũ trụ, thì “tri thức hạn hẹp” [4] (sự ngu xuẩn) của con người là hữu hạn, còn vũ trụ là vô hạn, đúng như nhà khoa học thiên tài Albert Einstein đã từng dự báo: “Chỉ có hai điều là vô hạn: vũ trụ và sự ngu xuẩn của con người, và tôi không chắc chắn lắm về điều đầu tiên” [5].

So sánh loài người sinh ra, phát triển với truyền thuyết Lạc Long Quân, Âu Cơ của huyền thoại “bọc trăm trứng” ở Việt Nam và phân số trong toán học cho thấy rằng: tử số tương tự như Lạc Long Quân (tương lai), cá thể người không sinh ra, không phát triển; mẫu số tương tự như Âu Cơ (quá khứ), tập thể người chưa sinh ra, chưa phát triển; còn cái gạch ngăn ở giữa tương tự như bọc trăm trứng (hiện tại), xã hội loài người sinh ra, phát triển, dạng mô hình: Âu Cơ, tập thể người chưa sinh ra, chưa phát triển trong quá khứ – bọc trăm trứng, xã hội loài người sinh ra, phát triển ở hiện tại – Lạc Long Quân, cá thể người không sinh ra, không phát triển trong tương lai. Theo đó, tương lai gắn với cá thể người không phát triển, quá khứ gắn với tập thể người chưa phát triển, hiện tại gắn với xã hội loài người phát triển, đúng như nhà khoa học Einstein đã có lần từng nói về quá khứ, hiện tại, tương lai của loài người như sau: “sự phân biệt giữa quá khứ, hiện tại và tương lai, chỉ là ảo tưởng” [6].

So sánh loài người sinh ra, phát triển với chữ số nguyên trong toán học cho thấy rằng: chữ số dương (+) tương tự như môi trường có khí hậu nóng phù hợp thân nhiệt các loài vật thích nghi với nhiệt độ cao, không phù hợp thân nhiệt loài người (>37℃) do trái đất quay vòng không cân đối, cân bằng, hài hoà xung quanh mặt trời; chữ số âm (-) tương tự như môi sinh có khí hậu lạnh phù hợp thân nhiệt các loài vật thích nghi nhiệt độ thấp, chưa phù hợp thân nhiệt loài người (<37℃) do trái đất quay vòng chưa cân đối, cân bằng, hài hoà xung quanh nó; còn chữ số không (0) tương tự như môi trường sống có khí hậu mát mẻ phù hợp thân nhiệt loài người (=37℃) do trái đất quay vòng cân đối, cân bằng, hài hoà xung quanh nó và quay xung quanh mặt trời, dạng mô hình chữ số nguyên: (-0+), và mô hình loài người sinh ra, phát triển: bản chất số âm, tập thể người chưa sinh ra, chưa phát triển – thực chất số không, xã hội loài người sinh ra, phát triển – tính chất số dương, cá thể người không sinh ra, không phát triển.

Theo các mô hình nêu trên cho thấy rõ rằng, thân nhiệt trung bình 37℃ gắn với môi trường sống có khí hậu mát mẻ chỉ tồn tại duy nhất ở con người. Đây chính là đặc điểm chủ yếu để phân biệt sự khác nhau về sự sống giữa loài vật và loài người trong khí quyển bề mặt trái đất của vũ trụ hệ mặt trời.

Từ các phân tích, so sánh, mô hình nêu ra ở trên cho thấy rằng, loài người sinh ra, phát triển không phải do “quy luật tiến hoá” như nhiều người nghiên cứu lầm tưởng. Bởi vì, hiện thực tư duy nghiên cứu chỉ ra: “không phải lúc nào, loài người cũng tiến hóa theo hướng tích cực”, và “theo các nhà khoa học, đến một thời điểm nào đó, con người sẽ “tiến hóa lùi”” tức “thoái hoá” (không tích cực, không đúng) [7], dạng mô hình: bản chất chưa tích cực, chưa đúng – thực chất tích cực, đúng – tính chất không tích cực, không đúng; hay loài người sinh ra không phải do “quá trình tiến hóa trí thông minh” [8], cũng không phải “sản phẩm của người ngoài hành tinh” [9], mà về thực chất, loài người sinh ra là tuân theo đúng “quy luật phát triển của thiên nhiên, hình thành nguồn gốc sự sống” [10].

Hạn chế nhận thức sự thật loài người sinh ra trên thế giới và ở Việt Nam

  1. i) Hạn chế trên thế giới:

Nhận thức sự thật loài người sinh ra ở các quốc gia trên thế giới còn hạn chế. Hiện nay giới nghiên cứu chưa hiểu đúng mối liên hệ giữa chữ viết và tiếng nói trong ngôn ngữ học; chưa hiểu đúng nhiều khái niệm có liên quan, như: nguồn gốc, sự thật, loài người, phát triển, hay chưa hiểu rõ mối liên hệ giữa môi trường có khí hậu quá nóng gắn với loài người không sinh ra, không phát triển, môi sinh có khí hậu quá lạnh gắn với loài người chưa sinh ra, chưa phát triển và môi trường sống có khí hậu mát mẻ (khí hậu dễ chịu) gắn với loài người sinh ra, phát triển.

Hạn chế nhận thức sự thật loài người sinh ra làm cho giới nghiên cứu không phân biệt rõ mối liên hệ giữa tính chất không thật về hiện tượng sức sống của cá thể người không sinh ra, không phát triển trong tương lai; bản chất chưa thật về sự vật sự sống của tập thể người chưa sinh ra, chưa phát triển trong quá khứ; thực chất sự thật về hiện thực cuộc sống của xã hội loài người sinh ra, phát triển ở hiện tại, dạng mô hình: quá khứ sự sống chưa sinh ra, chưa phát triển – hiện tại cuộc sống sinh ra, phát triển – tương lai sức sống không sinh ra, không phát triển. Tức là, giới nghiên cứu không phân biệt rõ mối liên hệ giữa bản chất chưa thật của sự vật sự sống, tính chất không thật của hiện tượng sức sống và thực chất sự thật của hiện thực cuộc sống, đúng như nhà khoa học Einstein cũng có lần từng nói khi ông sắp qua đời, rằng: “Tôi muốn đi khi nào mà tôi muốn đi. Kéo dài sự sống một cách giả tạo thật vô vị” [11].

Hạn chế nhận thức sự thật loài người sinh ra còn làm cho giới nghiên cứu không hiểu rõ nguyên nhân “trái đất đang quay nhanh hơn” [12] là do khí hậu bề mặt của nó nóng lên hay bắt đầu một kỷ nguyên “nung nóng toàn cầu” bởi sự tác động thiếu văn hoá của con người làm “nhiệt độ trung bình toàn cầu tạm thời vượt ngưỡng 1,5 độ C so với mức thời kỳ tiền công nghiệp” [13]; làm cho giới nghiên cứu không “giải đáp được câu hỏi “Ta là ai?””, loài người sống với nhau nhiều năm trong “tăm tối, vô minh; trong tham tàn, thù hận; trong bạo lực, chiến tranh, bức hại môi trường sống và bức hại lẫn nhau” [14].

Hạn chế nhận thức sự thật loài người sinh ra dẫn đến sai lầm của “lý thuyết đấu tranh sinh tồn mạnh được yếu thua” trong “Thuyết tiến hóa Darwin” [15]; sai lầm khi có một số người nghiên cứu cho rằng con người trên Trái Đất này được xuất phát từ một thế giới khác trong vũ trụ, hay dẫn đến nhiều tranh cãi, tranh luận về “quá trình tiến hoá của con người” liệu có phải “từ châu Phi?” [16]; v.v..

  1. ii) Hạn chế ở Việt Nam:

Nhận thức sự thật loài người sinh ra ở Việt Nam còn nhiều hạn chế. Hiện nay, tiếng nói, chữ viết, các khái niệm có liên quan đến chủ đề bài viết, như: chữ “người”, khái niệm “nguồn gốc”, “loài người”, “phát triển” đều chưa được giới nghiên cứu làm rõ về thực chất nguyên lý của chúng. Chẳng hạn, trong Từ điển Tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học (Nhà xuất bản Đà Nẵng – Trung tâm Từ điển học. 2005), nguồn gốc chỉ được nhìn nhận chung chung là nơi từ đó “nảy sinh ra” chứ không nhìn nhận cụ thể là hiện thực, thực thể, môi trường sống sinh ra, phát triển trong tự nhiên và xã hội; loài người chỉ được nhìn nhận chung chung là tổng thể “nói chung người trên trái đất” chứ không nhìn nhận cụ thể là cuộc sống của cộng đồng người trong khí quyển bề mặt trái đất; còn phát triển chỉ được nhìn nhận khái quát là “biến đổi hoặc làm cho biến đổi từ ít đến nhiều, hẹp đến rộng, thấp đến cao, đơn giản đến phức tạp”, chứ không nhìn nhận cụ thể là “sự cân đối, cân bằng, hài hoà về môi trường sống của các cá thể, tập thể, xã hội loài vật trong thế giới tự nhiên, sự công bằng, bình đẳng, công lý về quyền lợi vật chất, giá trị tinh thần, đời sống tâm linh của các cá nhân, nhóm, cộng đồng trong quốc gia, xã hội loài người” [17].

Hạn chế nhận thức sự thật loài người sinh ra làm cho giới nghiên cứu không phân biệt rõ giữa tính chất quy luật tiến hoá (sai thật sự), bản chất quy luật chưa phát triển (chưa đúng sự thật), thực chất quy luật phát triển (đúng thật), dạng mô hình: sự thật – thật – thật sự; làm cho giới nghiên cứu thiếu hiểu biết về nguồn gốc sự sống nói chung, nguồn gốc người Việt, lịch sử phát triển tự nhiên, xã hội nói riêng; dẫn đến “nhiều tranh cãi” về “nguồn gốc tổ tiên của người Việt” [18], hay “giới ngôn ngữ học vẫn tranh cãi mãi về nguồn gốc của tiếng Kinh” trong những năm gần đây [19].     

Hạn chế nhận thức sự thật loài người sinh ra còn làm cho giới nghiên cứu chưa hiểu rõ sự thật truyền thuyết Lạc Long Quân, Âu Cơ khi có người nghiên cứu cho rằng, “bố Lạc Long Quân, mẹ Âu Cơ” chỉ như “2 bộ tộc nhập vào nhau rồi lại chia thành nhiều bộ tộc khác” [20]; làm cho một số người nghiên cứu không phân biệt rõ mối liên hệ giữa tính chất hình thức (hiện tượng-tương lai) về người Việt gắn với sức sống không phát triển, bản chất nội dung (sự vật-quá khứ) về người Việt gắn với sự sống chưa phát triển, thực chất nguyên lý (hiện thực-hiện tại) về người Việt gắn với cuộc sống phát triển. Đây được coi là một trong các nguyên nhân dẫn đến cách nhìn nhận không đúng, không khoa học về nguồn gốc, sự thật lịch sử phát triển cộng đồng các dân tộc Việt Nam.

Giải pháp nhận thức đúng đắn sự thật loài người sinh ra, xây dựng con người văn hoá và phát triển tiến bộ văn minh    

1) Nhận thức đúng đắn sự thật loài người sinh ra.

Để nhận thức đúng đắn sự thật loài người sinh ra, cần phải hiểu rõ sự thật chữ “người” (people) – thuật ngữ bao hàm các mặt chủ yếu của nó như sau: hình thức người gắn với sự không thật về hiện tượng sức sống của cá nhân trong xã hội; nội dung người gắn với sự chưa thật về sự vật sự sống của nhóm trong tự nhiên; nguyên lý người gắn với sự thật về hiện thực cuộc sống của cá nhân, nhóm, cộng đồng các dân tộc trong quốc gia, xã hội loài người, dạng mô hình: bản chất chưa thật về sự sống của nhóm trong tự nhiên – thực chất sự thật về cuộc sống của cá nhân, nhóm, cộng đồng các dân tộc trong quốc gia, xã hội loài người – tính chất không thật về sức sống của cá nhân trong xã hội. Tức là, nhận thức đúng đắn sự thật loài người sinh ra gắn liền với hiểu biết rõ sự thật chữ người. Người gắn liền với sự thật; không hiểu biết rõ sự thật chữ người thì không thể nhận thức đúng đắn sự thật loài người sinh ra.

2) Xây dựng con người văn hoá và phát triển tiến bộ văn minh.

Xây dựng con người như vậy gắn liền với giáo dục văn hoá công dân (civic culture), hay giáo dục công dân có văn hoá. Văn hoá công dân bao hàm các mặt chủ yếu như sau: thuật ngữ “công” và “văn” biểu hiện bản chất nhóm chưa chân thật, chưa sáng tạo, chưa phát triển tiến bộ văn minh; thuật ngữ “dân” và “hoá” biểu hiện tính chất cá nhân không chân thật, không sáng tạo, không phát triển tiến bộ văn minh; còn văn hoá công dân biểu hiện thực chất cá nhân, nhóm, cộng đồng chân thật, sáng tạo, phát triển tiến bộ văn minh, dạng mô hình: bản chất nhóm chưa văn hoá, chưa phát triển tiến bộ văn minh – thực chất cá nhân, nhóm, cộng đồng văn hoá phát triển tiến bộ văn minh – tính chất cá nhân không văn hoá, không phát triển tiến bộ văn minh.

Tức là, để xây dựng con người văn hoá, phát triển tiến bộ văn minh cần phải cải cách thật sự giáo dục và đào tạo, hình thành công dân chân thật, sáng tạo trong các lĩnh vực của đời sống kinh tế, chính trị, xã hội; đồng thời, công dân trong quốc gia nhận thức đúng đắn sự thật loài người sinh ra, công dân trong chính quyền biết xây dựng, thực hiện, thực thi các đạo luật phát triển. Quốc gia không có các đạo luật phát triển, không có các công dân chân thật, sáng tạo trong chính quyền và xã hội dân sự, hiểu biết rõ nguồn gốc loài người sinh ra thì không thể xây dựng được những con người văn hoá, phát triển tiến bộ văn minh.

Kết luận

Loài người sinh ra, phát triển gắn liền với môi trường sống có khí hậu mát mẻ do trái đất tự quay vòng cân đối, cân bằng, hài hoà trong vũ trụ hệ mặt trời. Trái đất tự quay vòng nhanh hơn bình thường gắn với khí hậu trong khí quyển bề mặt của nó nóng lên, do tác động của môi trường sống bị huỷ diệt bởi con người. Do vậy, bảo vệ, giữ gìn môi trường sống của thế giới tự nhiên và xã hội loài người là yêu cầu cấp thiết, trách nhiệm của quốc gia và mỗi công dân hiện nay.

Để nhận thức đúng đắn loài người sinh ra, xây dựng con người văn hoá và phát triển tiến bộ văn minh, trước hết, giới nghiên cứu, lãnh đạo cần phải thay đổi cách tư duy, hình thành tư duy khoa học, sáng tạo, phát triển; biết tôn trọng lẽ phải, sự thật và công lý; nhìn nhận rõ thực chất nguyên lý của tiếng nói, chữ viết, khái niệm, học thuật trong ngôn ngữ học; đặc biệt là xây dựng các đạo luật phát triển, cải cách hệ thống giáo dục quốc dân, hình thành các công dân quốc gia, toàn cầu chân thật và sáng tạo.

……………….

Tài liệu trích dẫn:

[1] https://kienthuc.net.vn/giai-ma/vi-sao-so-0-duoc-ky-hieu-bang-hinh-tron-huyen-bi-673093.html.

[2], [3], [10], [17] https://vanhoavaphattrien.vn/triet-luan-ve-nguon-goc-su-song-a19773.html.

[4], [6] https://vusta.vn/triet-hoc-va-tam-linh-cua-nha-bac-hoc-ky-tai-einstein-p88773.html.

[5] https://ynghiasong.vn/68-cau-noi-hay-nhat-cua-nha-khoa-hoc-einstein/.

[7] https://vietnamnet.vn/mo-phong-cac-kieu-tien-hoa-quai-dan-cua-loai-nguoi-140793.html.

[8] https://genk.vn/nguoi-rong-loai-co-dai-khoi-mao-bi-an-ve-nguon-goc-loai-nguoi-2023080711472371.chn.

[9] https://vnexpress.net/con-nguoi-duong-nhu-khong-tuan-theo-quy-luat-tien-hoa-2810011.html.

[11] https://vanhoavaphattrien.vn/albert-einstein-noi-ve-tam-linh-a5771.html.

[12] https://thanhnien.vn/trai-dat-dang-quay-nhanh-hon-va-chang-ai-biet-tai-sao-1851485554.htm.

[13] https://baochinhphu.vn/tong-thu-ky-lhq-keu-goi-ung-pho-ky-nguyen-nung-nong-toan-cau-102230728123413968.htm.

[14] https://dantri.com.vn/van-hoa/muon-kiep-nhan-sinh-3-hanh-trinh-tinh-thuc-dua-con-nguoi-ve-neo-thien-20230601180357954.htm.

[15] Phạm Việt Hưng, https://viethungpham.com/2020/03/18/thuyet-tien-hoa-darwin-da-den-luc-cham-dut-su-lua-doi-vi-dai/.

[16] https://dantri.com.vn/khoa-hoc-cong-nghe/con-nguoi-khong-co-nguon-goc-tu-chau-phi-20170913191945775.htm.  

[18] https://tuoitre.vn/cong-bo-nghien-cuu-bo-gen-nguoi-viet-bat-ngo-ve-nguon-goc-20190716215120206.htm.

[19] https://nghiencuuquocte.org/2021/02/12/gioi-su-hoc-trung-quoc-noi-gi-ve-nguon-goc-nguoi-viet/.

[20] https://thanhnien.vn/di-tim-nguon-goc-nguoi-viet-qua-viec-phan-tich-he-gen-185964138.htm.

………………..

Ngày 7 tháng 9 năm 2023

(PGS, TS. Nguyễn Hữu Đổng, nguyên là người nghiên cứu, giảng dạy các chuyên ngành khoa học xã hội và nhân văn tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh)

4 thoughts on “Nguồn gốc sinh ra loài người

  1. “chữ số dương (+) tương tự như môi trường có khí hậu nóng phù hợp thân nhiệt các loài vật thích nghi với nhiệt độ cao”

    Rất đúng . Như châu Phi & châu Á

    “chữ số âm (-) tương tự như môi sinh có khí hậu lạnh phù hợp thân nhiệt các loài vật thích nghi nhiệt độ thấp”

    Rất chính xác . Ví dụ như châu Âu & châu Mỹ

    “Xây dựng con người như vậy gắn liền với giáo dục văn hoá công dân (civic culture), hay giáo dục công dân có văn hoá”

    Rất hay . Như vậy, xây dựng con người Xã hội chủ nghĩa gắn liền với giáo dục văn hóa công dân XHCN, hay giáo dục công dân XHCN có văn hóa XHCN đặc thù

    Thích

Bình luận về bài viết này