Nguyễn Văn Nghệ
Ngày 25/10/2022 trang web Nghiên cứu lịch sử có đăng bài “Ai đã có công thống nhất đất nước: Quang Trung hay là Gia Long?” của tôi. Bài viết có nhiều bình luận, nhưng đa số lại nhập nhằng công và tội của vua Gia Long nên không giải quyết được vấn đề mà tôi đã nêu ra. Thấy vậy tôi mới nhờ Admin đăng ý kiến của tôi: “Trong bài viết này, mục đích chỉ làm sáng tỏ vấn đề: Ai đã có công thống nhất đất nước: Quang Trung hay là Gia Long? Chứ không bàn đến tội của ai cả. Do đó chúng ta không nên nhập nhằng giữa Công và Tội: công ra công; tội ra tội. Có như vậy mới có thể làm sáng tỏ một cách thấu đáo vấn đề chúng ta cần bàn luận”
Bình luận hơi “lạc đề” nhưng lại có nhiều phản hồi dành cho bình luận ấy.
Ngày 10/05/2023 trang facebook Nghiên cứu lịch sử đăng lại bài viết trên và có rất nhiều độc giả thích, bình luận và chia sẻ. Trong đó có bình luận của độc giả Nam Phuong Huynh xem ra hơi “lạc đề” nhưng lại có nhiều phản hồi nhất. Tính đến thời điểm ngày 22/5/2023 có tất cả 31 phản hồi và có 24 phản hồi được chọn đăng.
Bình luận của Nam Phuong Huynh “Miền Trung và Miền Nam trước đây có phải đất của người Việt Nam đâu mà gọi là thống nhất đất nước, là đất của người Champa mà. Phải gọi là xâm lược mới đúng…”.
Tôi xin ghi lại một số phản hồi. Phản hồi của Bien Huy: “Nam Phuong Huynh cái màn diệt tộc Champa hơi bị ác”; Danh Tran: “Ta bành trướng sang nước khác thì gọi là mở mang bờ cõi. Ta bị nước khác mạnh hơn đánh thì lên án đả đảo ỷ mạnh hiếp yếu”; Bao Dang Nang: “Nam Phuong Huynh bác có kiến thức rất sâu rộng! Và dám nói lên sự thật!”; Lộc Hk: “Trong suốt 1500 năm tồn tại, Champa cũng rất nhiều lần tiến đánh Đại Việt mà. Nhà nước suy cho cùng cũng xây dựng trên nền tảng tập hợp các các dân tộc người. Cùng ủng hộ nhau thì hòa bình, có sự chống đối thì mâu thuẫn và giải quyết bằng chiến tranh. Từ khi hình thái Nhà nước phong kiến hình thành, nước nhỏ không thần phục thì sẽ bị tiêu diệt”; Trần Anh Quang: “Nam Phuong Huynh cái tội nó không biết lượng sức tranh thủ bất ổn định thôn tính, ai dè bị đánh cho không còn manh giáp, mất nước là đúng. Dân tộc Việt nam không gây hấn xâm chiếm ai cả, nhưng nếu muốn xâm chiếm Việt Nam thì cứ xác định chỉ có hai cửa hoặc mất nước hoặc ôm vết nhơ ngàn năm không rửa được. Lấy Trung Quốc làm gương”; Nguyễn Ngoc Anh: “Nam Phuong Huynh thế Champa phát quân đánh ta, ta cũng phải đứng im chịu trận à?”; Cao Son Ha: “Nam Phuong Huynh xâm lược hay không thì để lịch sử phán xét, bác được sống trên đất nước Việt Nam này là công lao của tổ tiên chúng ta, cách bác nói tôi thấy không hài lòng nghe nó vô ơn lắm”; Hữu Trân Nguyễn: “Nam Phuong Huynh…Champa bị đánh chiếm do trước đó hay xâm lăng Đại Việt cướp bóc bắt gái đẹp là chính mà không biết chiếm giữ thu phục nên bị xóa sổ là đúng rồi”; Dương Văn Tựu: “Trần Anh Quang kể chuyện cười à, tộc Việt Nam không xâm chiếm gây hấn ai cả, chỉ mở mang bờ cõi thôi đùng hem”; Nguyễn Văn Thương: “Cao Son Ha vô ơn hay không chưa biết nhưng xâm lược mở rộng từ Quảng Bình trở vào là sự thật”; Thong Nguyen: “Danh Tran vậy thay vào xâm lược để mở mang bờ cõi cho đúng vậy. Được cái nư các bạn chưa”; Cao Son Ha: “LK Lam…tôi không phủ nhận câu trả lời của bác Nam Phuong Huynh là sai, thậm chí là chính xác với lịch sử, tôi cũng không phủ nhận là tổ tiên chúng ta xâm lược Champa. Thay vì trả lời ai là người có công thì bác ấy lại trả lời kiểu mang tính chất kích động. Ý của tôi là vậy”.
Dùng từ Nam tiến hay “Mở đất” (Mở cõi) khi nói đến việc mở rộng lãnh thổ.
Theo Nam Phuong Huynh thì lãnh thổ nước ta được mở rộng về phía Nam là do xâm lược, nhưng tất cả các học giả, các nhà nghiên cứu Việt Nam khi biên soạn sách thì tránh né từ “xâm lược” mà dùng từ nhẹ nhàng hơn, đó là “Nam tiến”, “mở đất” hoặc “mở cõi”. Thi sĩ Huỳnh Văn Nghệ đã có những câu thơ: “Từ độ mang gươm đi mở cõi/ Trời Nam thương nhớ đất Thăng Long”. Năm 2003, tỉnh Khánh Hòa đã kỷ niệm 350 năm “mở đất” Khánh Hòa (1653-2003). Sự thực dân tộc ta có được vùng đất Khánh Hòa là do Chúa Nguyễn Phúc Tần dùng vũ lực mà xâm chiếm chứ không phải “mở đất” một cách bình yên!
Công cuộc mở rộng lãnh thổ của dân tộc Việt Nam về phía Nam đã diễn ra trong nhiều thế kỷ, mãi đến thế kỷ XX thì khái niệm “Nam tiến” được đưa ra bởi các học giả, các nhà nghiên cứu miền Nam Việt Nam. Nói chung các học giả, các nhà nghiên cứu dùng từ “Nam tiến” là chịu ảnh hưởng và kế thừa ý tưởng từ bài báo La formation du pays d’Annam trên tạp chí Nam Phong số 131 của tác giả Hưng Giang viết vào tháng 7/1928. Đây được xem là bài viết đầu tiên có dùng từ “Nam tiến”, nhằm ca ngợi cho quá trình tiến về phía Nam của dân tộc Việt [1].
Theo Bruce Lockhart & Trần Kỳ Phương cùng nhận định khái niệm Nam tiến đã được xem xét và được củng cố bởi giới trí thức miền Nam Việt Nam trên khía cạnh chủ nghĩa dân tộc. Giới trí thức miền Nam coi Nam tiến là sự tự hào dân tộc, giải thích sự thống trị của Việt Nam bởi người Việt về chủng tộc và văn hóa[2].
Các học giả, các nhà nghiên cứu Việt Nam theo đường lối Marxist thì trái ngược, họ nhấn mạnh đến sự đoàn kết đa sắc tộc và chung sống hòa bình tương hỗ giữa người Việt và các dân tộc khác, ủng hộ tính đa dân tộc. Tuy nhiên họ phớt lờ mô tả quá trình Việt hóa Champa và Việt hóa các dân tộc khác, cũng hạn chế sử dụng khái niệm Nam tiến[3].
Sau 30/4/1975 từ Nam tiến không còn thấy xuất hiện trên sách báo nữa mà nhường chỗ cho từ “mở đất” hay “mở cõi” khi nói đến lãnh thổ của nước ta được mở rộng về phương Nam. Gần đây vào cuối tháng 8/2015 từ Nam tiến được tái xuất trên diễn đàn nghiên cứu lịch sử. Tác giả Đổng Thành Danh đã có bài viết “Nam tiến” được đăng trên trang web Nghiên cứu lịch sử.
Sử dụng từ nào cho chính xác khách quan lịch sử khi nói về việc mở rộng lãnh thổ của Việt Nam?
Với Nam Phuong Huynh: “Phải gọi là xâm lược mới đúng”; Nguyễn Văn Thương: “…xâm lược mở rộng từ Quảng Bình trở vào là sự thật”.
Khi còn học Đại học chúng tôi có học về Lịch sử-Văn hóa Vương quốc Cham pa trong đó có bài nói về Sự suy vong của Vương quốc Champa. Khi kết thúc môn học chúng tôi đã làm kiểm tra tự luận với câu hỏi: Nguyên nhân Champa mất nước? Sau khi làm bài kiểm tra xong, tôi đã đọc bài kiểm tra của tôi cho cả lớp nghe và tôi đã tự chấm điểm bài kiểm tra của tôi trước cả lớp: Điểm sẽ thấp nhất cả lớp. Và quả y như vậy. Bài kiểm tra của tôi cũng như cả lớp đều trả lời theo giáo trình của thầy đã dạy. Riêng bài kiểm tra của tôi có thêm một ý mà tất cả các bạn trong lớp đều biết nhưng không dám ghi vào. Đó là do Đại Việt xâm lược Champa. Nếu Champa gây hấn thì Đại Việt đem quân thảo phạt, xong rồi rút quân về nước thì Champa làm sao mất đất. nhưng Đại Việt đánh xong rồi chiếm đất và đưa dân đến định cư thì Champa mất đất, mất nước là điều tất yếu.
Năm 2003, tỉnh Khánh Hòa Mừng 350 năm mở đất Khánh Hòa. Các giáo viên đều phải học tập chính trị về quá trình hình thành và phát triển tỉnh Khánh Hòa qua 350 năm. Cuối khóa học tập có ra câu hỏi cho các giáo viên: Đánh giá các Chúa Nguyễn trong công cuộc mở đất về phương Nam. Một số giáo viên đến nhờ tôi cho đáp án. Tôi nói: Đánh giá thì chỉ có công và tội. Về công, các Chúa Nguyễn đã có công mở mang bờ cõi nước ta về phía Nam, khiến cho diện tích nước ta ngày càng rộng hơn. Vậy chúng ta phải ghi ơn công lao của các Chúa Nguyễn. Nếu chúng ta không biết ơn các Chúa Nguyễn thì hãy lui về bên kia Đèo Ngang mà sinh sống. Về tội thì các Chúa Nguyễn cũng có tội là đã tiêu diệt và xóa tên vương quốc Champa trên bản đồ, nhưng để kết tội các Chúa Nguyễn chúng ta cũng phải đặt mình vào hoàn cảnh thời ấy mới có cái nhìn khách quan, thời ấy mạnh được yếu thua, cá lớn nuốt cá bé. Giả sử Chế Bồng Nga không bị tử trận liệu đất Đại Việt có thể đứng vững được không?
Để kết thúc bài viết tôi xin mượn phản hồi của Cao Son Ha: “LK Lam…tôi không phủ nhận câu trả lời của bác Nam Phuong Huynh là sai, thậm chí là chính xác với lịch sử, tôi cũng không phủ nhận là tổ tiên chúng ta đã xâm lược Champa…”. Sự thật là sự thật, cho nên chúng ta không nên né tránh mà hãy chấp nhận sự thật lịch sử là lãnh thổ từ Quảng Bình trở vào mà dân tộc Việt có được là chủ yếu bằng con đường xâm lược.
Chú thích:
[1]- Bài Nam tiến trên Wikipedia tiếng Việt trích dẫn của tác giả Christopher Goscha, The penguin history of Modern Vietnam, 2016, trang 512
vi.wikipedia.org/wiki/Nam_tiến
[2][3]- Bài Nam tiến trên Wikipedia tiếng Việt trích dẫn của Bruce Lockhart & Trần Kỳ Phương, The Cham of Vietnam: History, Society and Art (Người Chăm ở Việt Nam: Lịch sử, Xã hội và Nghệ thuật), 2011, tr.36, 37
Do la 2 cach goi hoa my thay cho banh truong, xam luoc nghe co ve sat mau bao luc qua! Truoc the ky 20 tro ve truoc, xam luoc va chong xan luoc, xay ra tren toan the gioi nhung tu sau the ky 21 trat tu the gioi da dan on dinh, dan tri va van minh nhan loai duoc nang cao. The gioi phang voi su hoi nhap, hop tac va phat trien, nhung viec luc truoc duoc xem la dung dan, binh thuonh, gio chi con la “hu tuc” lac hau. The gioi hien nay ko co suy cho nhung hanh vi nhu the… Chi co Nga dang co “Nguoc dong lich su”, song o the ky 21, ma tu duy nhu o tk 20, hanh xu nhu o tk 19! Cuoc chien xam luoc Ukraine la 1 minu chung…
ThíchThích
“Giải Phóng” là từ thích hợp nhất . Vì trong “Giải Phóng” hàm ý những hy sinh bỏ ra để có được vùng đất đó không bị coi thường & phủ định
ThíchThích
– Khó mà quên được Nguyễn Văn Nghê khi đề cao Phùng Quán (đồ đệ của cụ Phan Khôi trong nhóm Nhân Văn) đã rất hỗn với cụ Phan Khôi, mà chính Phùng Quán rất tôn kính. Đây là loại đề tài “đặt tên” cho các nhân vật
– Lịch Sử nhân loại đương nhiên phải trải qua thời kỳ các dân tộc ở những vùng đất nhỏ phải mở rộng lãnh thổ. Đó là quy luật phát triển.
– Có trường hợp đồng hóa lẫn nhau (ôn hòa), nhưng rất nhiều trường hợp thôn tính nhau bằng bạo lực.
Ta với Tàu cũng vậy. Ta mất Lưỡng Quảng, tới thời Quang Trung vẫn còn ấm ức. Nếu VN không thể thể mở biên giới vào phía nam sẽ có nguy cơ bị Tàu thôn tính.
Nguyễn Văn Nghệ rất thích loại đề tài “đặt tên” này.
ThíchThích