“Không thể lật ngược thế cờ, tuyển Việt Nam trở thành nhà cựu vô địch AFF Cup 2020′
Thái Lan không phải là quốc gia có chung đường biên giới với Việt Nam. Lịch sử bang giao của 2 quốc gia cũng trải qua nhiều nốt thăng trầm. Trong một thời gian rất dài, người Việt đều lấy Thái Lan làm mục tiêu hướng đến và vượt qua. Từ kim ngạch xuất khẩu, du lịch, GDP…cho đến các môn thể thao mà điển hình là bóng đá.
Giờ thì chúng ta cùng ngược dòng lịch sử để thấy được trong quá khứ giữa ta và Thái Lan có những cột mốc nào đáng nhớ.
Về góc độ địa lý, Thái Lan và cộng đồng Bách Việt cùng sinh sống ở phía Nam Trung Quốc. Trong đó, Bách Việt có nền văn minh sớm và nhỉnh hơn. Cộng đồng này đã thành lập các nhà nước từ khá sớm. Có thể kể đến là Điền Việt, Mân Việt, Văn Lang… Trong khi đó, người Thái lập quốc rất muộn.
Trước thế kỷ X, người Việt còn đang chịu sự đô hộ hơn 10 thế kỷ của các triều đại phong kiến phương Bắc mà địa bàn cư trú chủ yếu ở đồng bằng Thanh Nghệ Tĩnh, đồng bằng Bắc Bộ và trung du miền núi Phía Bắc.
Trong khi đó, dân tộc Thái sống rải rác ở Trung và Hạ Lào, đồng bằng sông Mê Nam. Vào thế kỷ XII, người Thái làm thuê và đóng thuế cho các lãnh chúa người Khomer trong nhiều thế kỷ.
Sau năm 905, Khúc Thừa Dụ giành quyền tự chủ, trải qua các đời Ngô, Đinh, Lê, Lý, Trần nền chính trị và quân sự của người Việt dần dần được củng cố. Sức mạnh tăng lên đáng kể do phải thường trực đương đầu với một nước Trung Hoa hùng mạnh ở phương Bắc.
Từ một nước có thế và lực ngang ngửa Champa ở phía Nam, người Việt đã không ngừng mở rộng lãnh thổ về phía Nam, thu hẹp lãnh thổ của quốc gia láng giềng. Trong khi đó, người Thái mới thực sự hùng cường sau sự kiện năm 1238, vị vua đầu tiên của họ là Sri Indradit, không những thành lập quốc gia tự chủ Sukhothai trên đất cũ của người Khomer, mà họ liên tục mở rộng lãnh thổ. Sự hùng mạnh của người Thái tiếp tục được củng cố dưới vương triều Ayuthaya. Họ dần đẩy người Khomer, phải dời đô về Phnom Penh. Bên cạnh đó, người Thái cũng có nhiều cuộc chiến tranh với quốc gia láng giềng phương Bắc là Miến Điện.
Về phía người Việt, sau gần 20 năm bị nhà Minh cai trị và đô hộ, năm 1428 Lê Lợi lập ra nhà Lê, một lần nữa ổn định tình hình đất nước. Đại Việt bước vào con đường thịnh trị rực rỡ nhất dưới thời Lê Thánh Tông. Trong giai đoạn này, người Việt và Thái suýt phải rơi vào một cuộc chiến đổ máu khi vua Miến Điện đề nghị với nhà Lê liên hợp để tiêu diệt người Thái. Tuy nhiên, có lẽ là do sự cách trở về địa lý đã khiến vua Lê không thể tham gia kế hoạch trên.
Từ đó, đến mãi thế kỷ XVIII, hầu như 2 nước không hề có sự chạm trán nào và quan hệ bang giao cũng rất mờ nhạt. Xiêm La chủ yếu quan hệ buôn bán với Champa. Bước ngoặc lịch sử thật sự bắt đầu sau sự kiện năm 1558, Nguyễn Hoàng vào Nam, dần dần ổn định thế lực ở Thuận Hóa – Quảng Nam. Với ý đồ chia cắt với các chúa Trịnh ở phía Bắc, các chúa Nguyễn đã không ngừng mở rộng lãnh thổ về phía Nam. Vương quốc Champa nhường như bị xóa sổ, cùng với đó, người Việt bắc đầu di cư nhiều hơn về Đồng Nai và Gia Định. Chúa Nguyễn chính thức đặt chủ quyền ở vùng đất này sau chuyến kinh lược của Nguyễn Hữu Cảnh vào năm 1698.
Tận dụng sự suy yếu và lục đục nội bộ của người Khomer, trong gần 1 thế kỷ, Xiêm La và chúa Nguyễn đều có mục đích chung là xâu xé lãnh thổ của người khomer. Thực tế, trong cuộc tranh giành này, người Việt có ưu thế hơn hẳn khi liên tục bảo hộ cho nhà nước Chân Lạp. Đổi lại, rất nhiều đất đai mà hiện nay là đồng bằng sông Cửu Long cũng xuất hiện trên bản đồ của chúa Nguyễn.
Đến khi nhà chúa Nguyễn dần lụn bại trong tay loạn thần Trương Phúc Loan, nhà Tây Sơn nổi dậy, dần dần đánh đuổi và giết hại con cháu họ Nguyễn. Một trong những người hậu duệ của nhà chúa là Nguyễn Phúc Ánh trốn sang được Thái Lan. Mối quan hệ giữa vua Rama I (tức Charky) vô cùng tốt đẹp. Bởi trước đó, khi Nguyễn Vương còn làm chủ ở Gia Định thì Charky đã từng đối đầu với nhau trên đất Chân Lạp. Charky đạt được thỏa thuận đình chiến với Nguyễn Vương để dồn lực lượng tấn công vào kinh đô Xiêm La, giết được bạo chúa Taksin đang giam giữ vợ con Charky. Sau đó lên ngôi, lập ra vương triều Rama tồn tại đến ngày nay. Ngoài ra, Nguyễn Phúc Ánh còn giúp Charky đẩy lùi quân xâm lược Miến Điện.
Như vậy, mối quan hệ giữa Rama I và Nguyễn Vương từ đối đầu sang có ơn có nghĩa. Tuy nhiên, cũng chính vì mối quan hệ sâu đậm này, Nguyễn Phúc Ánh đã vấp phải một sai lầm quá lớn, đó là đồng ý cho 5 vạn quân Xiêm tiến quân vào Gia Định, hòng nương nhờ số quân này để đẩy lùi Tây Sơn. Tuy nhiên, dưới tài đều binh khiển tướng thiên tài của Nguyễn Huệ, năm 1786, Tây Sơn đã đánh tan 5 vạn quân Xiêm ở Rạch Gầm – Xoài Mút, khiến cho quân Xiêm sau này thấy quân Tây Sơn là sợ như sợ cọp.
Nhiều người cho rằng việc quân Xiêm tấn công vào nước ta là hành động xâm lược. Tuy nhiên, xét về thực lực và mục đích, theo kiến giải của nhà nghiên cứu Nguyễn Ngọc Lanh thì quân Xiêm không đủ sức để xâm lược Đại Việt lúc bấy giờ. Họ không đủ mạnh để dám nghĩ đến điều đó.
Năm 1802, sau 10 năm thiên tài quân sự Nguyễn Huệ qua đời, Nguyễn Phúc Ánh cuối cùng cũng làm nên đại nghiệp, thống nhất giang sơn về một mối. Nguyễn Phúc Ánh đặt kinh đô ở Phú Xuân, lãnh thổ trải dài từ Hà Giang xuống tận Cà Mau, lấy niên hiệu là Gia Long. Năm 1820, khi Gia Long băng hà, sứ giả của Xiêm La sang viếng với một tâm thế rất nhún nhường. Mặc dù trước đó vào năm 1807, vùa Chân Lạp là Nặc Chăn từ bỏ thần phục Xiêm mà xin thần phục triều Nguyễn khiến Xiêm rất cay cú.
Năm 1833, vua Minh Mạng bắt tội tổng trấn Lê Văn Duyệt, con nuôi là Lê Văn Khôi làm phản, sau đó cầu viện Xiêm. Minh Mạng sai tướng Trương Minh Giảng chỉ huy đại binh đánh bại Lê Văn Khôi và viện binh của Xiêm. Sau đó, tiếp tục thiết lập chế độ bảo hộ lên đất Chân Lạp, thực chất mọi quyền lực đều do người Việt nắm giữ. Đến năm 1836, sau cái chết của Nặc Chăn 2 năm, thì Minh Mạng cho đổi Chân Lạp thành Trấn Tây Thành, chính thức sáp nhập vào lãnh thổ Đại Nam.
Từ sau sự kiện này, biên giới của Đại Nam và Xiêm trở thành nước láng giềng. Tuy nhiên, do chính sách cai trị có phần hà khắc, cộng thêm việc người Khomer không khuất phục trước ách cai trị của người Việt. Họ đã cầu viện Xiêm La để cứu nguy vận mệnh cho dân tộc mình. Cuộc chiến Việt – Xiêm một lần nữa bùng nổ, kéo dài từ năm 1841 đến 1845, mà ưu thế thuộc về Xiêm khi có sự giúp sức của người Khomer.
Đến năm 1845, dưới thời vua Thiệu Trị, nhà Nguyễn triệt thoái khỏi Trấn Tây Thành, Việt và Xiêm thỏa thuận bảo hộ xứ Chân Lạp. Số phận người Khomer chông chênh như ngọn đèn trước gió. Mãi cho đến khi người Pháp chiếm Nam Kỳ. Để bảo toàn độc lập dân tộc, Xiêm La với chính sách cây sậy đã lần lượt nhường quyền bảo hộ của mình ở Campuchia và Lào cho Pháp. Cùng với vị trí là vùng đệm giữa Anh và Pháp ở Đông Nam Á. Xiêm La giữ được sự độc lập tương đối, trong khi đó, nhà Nguyễn để mất nước.
Người Thái và Viêt rơi vào 2 thái cực khác nhau. Trong khi, Thái từng bước cải cách thể chế quân chủ và giữ được độc lập. Thì người Việt phải chịu dày xéo hơn 80 năm cai trị của Pháp, 5 năm cai trị của Nhật và 9 năm kháng chiến chống Pháp để giành độc lập thì Xiêm La vẫn tương đối bình ổn để phát triển.
Hiệp định Gioneve được ký kết, lấy vỹ tuyến 17 làm ranh giới tạm thời chia cắt Việt Nam thành 2 miền với lời hứa đến 1956 sẽ tổng tuyển cử tự do thống nhất đất nước. Nhưng nhìn vào số phận của Nam Bắc Triều Tiên thì nhiều người đã dễ dàng nhận ra. Cái gọi là tổng tuyển cử ấy mãi mãi không diễn ra.
Hoa Kỳ đã đổ vào miền Nam Việt Nam hàng trăm tỷ đô la để biến Việt Nam thành tiền đồn chống lại làn sóng Cộng sản xuống Đông Nam Á. Việt Nam trở thành nơi đụng đầu lịch sử của 2 khối, là điểm nóng của chiến tranh lạnh, cuộc nội chiến nồi da xé thịt ấy kéo dài đến 21 năm. Người Thái đã cực kỳ khôn ngoan trong việc cho tham gia vào khối quân sự SEATO do Mỹ lập ra ở Đông Nam Á, cho phép Mỹ sử dụng các căn cứ không quân để ném bom miền Bắc. Thái Lan cũng kêu gọi các nước khác lập ra tổ chức ASEAN để chia cắt, cô lập các nước Cộng sản ở Đông Nam Á. Đặc biệt, mối quan hệ giữa Thái Lan và Việt Nam cực kỳ xấu sau sự kiện quân chí nguyện Việt Nam tấn công vào Campuchia để tiêu diệt chính quyền diệt chủng Pônpốt do Trung Quốc chống lưng.
Chính quyền Thái đã mở cửa biên giới cho Khomer đỏ tràn qua, cho phép sử dụng làm các căn cứ quân sự, viện trợ để chính quyền PônPốt thực hiện cuộc chiến tranh du kích chống lại Việt Nam hơn 1 thập kỷ. Kêu gào với thế giới rằng Việt Nam xâm lược Campuchia và đe dọa lãnh thổ người Thái, kêu gọi các nước khác đứng đầu là Mỹ bao vây, cô lập, cấm vận Việt Nam. Mối quan hệ giữa 2 nước cực kỳ đen tối.
Đến năm 1989, khi Việt Nam rút quân hoàn toàn khỏi Campuchia thì quan hệ Việt – Thái mới từng bước cải thiện. Nhất là sau chuyến thăm chính thức Thái Lan của Tổng Bí thư Đỗ Mười vào tháng 10-1993 và sau khi Việt Nam gia nhập ASEAN vào năm 1995. Sự kiện đáng chú ý trong lịch sử quan hệ ngoại giao giữa hai nước được đánh dấu bởi Tuyên bố chung về Khuôn khổ hợp tác Việt Nam – Thái Lan (tháng 2-2004). Theo đó, hai nước đã ký kết nhiều văn bản quan trọng làm nền tảng cho sự hợp tác trên các lĩnh vực. Nhân chuyến thăm Thái Lan của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng (tháng 6-2013), Việt Nam và Thái Lan chính thức nâng cấp quan hệ lên “đối tác chiến lược”, trở thành hai quốc gia đầu tiên trong khối ASEAN thiết lập quan hệ đối tác chiến lược.
KẾT LUẬN
Như vậy, xuyên suốt lịch sử từ khi 2 dân tộc lập quốc cho đến nay đã có rất nhiều cuộc chạm trán nảy lửa, có thắng có thua. Mối quan hệ Việt – Thái có lúc thăng, lúc trầm.
Nền bóng đá của 2 nước cũng vậy, trong khi người Thái liên tục giành các danh hiệu ở sân chơi khu vực, họ thống trị giải đấu này thì người Việt mãi đến năm 2008 mới giành được danh hiệu đầu tiên. Trong khi người Thái đã tìm cách bơi mình ra biển lớn, họ hướng đến sân chơi danh giá hơn, thậm chí họ còn vạch ra lộ trình, mục tiêu tham dự WC. Trong khi đó, bóng đá Việt Nam vẫn lẹt đẹt trong cái vòng quay luẩn quẩn.
Mọi thứ mới thực sự thay đổi khi HLV Park Hang Seo dẫn dắt đội tuyển Việt Nam. Ông đã cùng đội tuyển gặt hái rất nhiều thành công ở sân chơi khu vực và châu lục. Tính đến trước trận thua Thái Lan ngày 24 tháng 12 thì Việt Nam chưa từng thua bất cứ đội nào ở Đông Nam Á.
Trận đấu lượt về bán kết VN hòa Thia Lan 0-0. Đây là lần thứ 3 trong lịch sử dự AFF Cup, tuyển Việt Nam để thua 0-2 ở bán kết lượt đi và chấp nhận tỷ số hòa 0-0 ở lượt về (2007, 2010 và 2021). Trong khi đó, Thái Lan giành vé vào chơi chung kết với Indonesia và có cơ hội gia tăng kỷ lục vô địch Đông Nam Á lên con số 6.
Xem ra duyên nợ giữa hai nền bóng đá sẽ còn nhiều diễn biến hứa hẹn!