Hoàng Quân
Sau Thế Chiến thứ 2, nước Anh bị thiệt hại nặng nề. Đã vậy lại còn phải gồng gánh bộ máy cai trị ở Ấn Độ. Hơn nữa chính họ đã hứa sẽ trao trả độc lập cho Ấn Độ nếu người Ấn tham chiến trong Thế Chiến 2. Người Ấn làm ngay không nói nhiều. Giờ đã đến lúc người Anh thực hiện lời hứa của mình. Thủ tướng Anh Clement Atlee tuyên bố rút khỏi Ấn Độ, dự kiến vào 6/1948.
Chuyện không mấy suôn sẻ. Vận mệnh của 390 triệu người Ấn Độ vẫn đang nằm trên bàn đàm phán giữa Anh và các đảng phái đại diện cho các tôn giáo ở Ấn Độ.
Vấn đề bắt đầu nảy sinh…
Suốt bao thế kỷ, Ấn Độ có 3 tôn giáo chính là đạo Hindu, đạo Hồi và đạo Sikh tồn tại xen kẽ dưới sự thống trị của Anh. Ngày độc lập sắp đến, thì người Hồi giáo..Đại diện là Liên đoàn Hồi giáo do Jinnah đứng đầu đã đấu tranh đòi tách ra thành quốc gia Pakistan của riêng mình.
Tuy đã cùng nhau đấu tranh giành độc lập nhưng Jinnah và Nehru-đại diện Đảng Quốc Đại đã bất đồng với nhau về số phận Ấn Độ sau độc lập. Ban đầu có đề xuất rằng Pakistan sẽ là khu tự trị nằm trong Ấn Độ. Nhưng Nehru không chấp nhận.
Dưới sự thống trị của người Anh. Bề ngoài, các tôn giáo tỏ ra thân thiện và ôn hòa với nhau. Nhưng thực chất đã phân hóa tư tưởng từ lâu. Mâu thuẫn tôn giáo âm ỉ đến mức…Ngay cả người Anh ở đây hàng thế kỷ cũng chả hề biết gì.
Người Hồi giáo cho rằng:”Người Hồi không có đủ việc làm. Họ luôn bị kì thị, thiệt thòi trong giáo dục. Vì vậy những lời kêu gọi thành lập một quê hương riêng cho đạo Hồi càng lôi cuốn”.
Ngày 16/8/1946, Jinnah kêu gọi người Hồi giáo tổng đình công trên toàn Ấn Độ để đòi li khai. Ở Calcutta, thủ phủ tỉnh Tây Bengal phía đông bắc, nhiều băng nhóm đã lợi dụng đập phá các cửa hiệu của người Hindu.
Bạo loạn sớm bùng phát ở mọi thành phố, châm ngòi cho một tuần đẫm máu được lịch sử đặt tên “Đại thảm sát Calcutta” khiến 5.000 người thiệt mạng
“Các băng nhóm chém giết nhau một cách kinh hoàng nhất trên các phố và trong ngõ ở phía bắc Calcutta… xác chết ở khắp nơi, ở ngoài sông, trong các kênh rạch, ngõ ngách”, một báo cáo của cảnh sát trong Cơ quan Lưu trữ Quốc gia Anh có viết.
Bạo lực tiếp tục lan sang Noakhali, nơi các băng đảng Hồi giáo thảm sát hàng nghìn người Hindu vì có tin đồn người Hindu tấn công. Sau đó ở Bihar, đến lượt các băng đảng Hindu thảm sát hàng nghìn người Hồi giáo vì nghe tin người của họ bị bắt cóc.
Khắp Ấn Độ, các cộng đồng vốn chung sống với nhau hơn 1000 năm đã tấn công nhau trong 1 đợt bùng nổ bạo lực sắc tộc đáng sợ, một bên là người Hindu,Sikh và một bên là Hồi giáo-một cuộc diệt chủng lẫn nhau bất ngờ và chưa từng có tiền lệ.
Ở Punjab và Bengal, các cuộc thảm sát diễn ra hết sức dữ dội, với những cuộc tàn sát, đốt nhà, ép buộc cải đạo, bắt cóc hàng loạt, và bạo lực tình dục một cách man rợ. Khoảng 75.000 phụ nữ đã bị cưỡng hiếp, và nhiều người sau đó đã bị xé xác.
Năm 1947, người Hồi giáo tấn công và áp đảo người Sikh ở tỉnh Punjab. Tại Rawal Pindi, một ông bố người Sikh đã chặt đầu các con gái trong nhà để không cho người Hồi giáo cưỡng hiếp. Con trai ông, Bir Singh, khóc nức nở khi kể với BBC.
Theo báo The Guardian, thủ phạm chính của sự giết chóc là những băng nhóm có tổ chức, có vũ trang, các băng đảng tội phạm. Trong cuốn Midnight’s Furies, Nisid Hajari viết, “Những băng nhóm giết người đã đốt cháy nhiều ngôi làng, chém chết đàn ông và trẻ em trong khi lôi những cô gái trẻ đi cưỡng hiếp. Một số binh sĩ và nhà báo người Anh đã chứng kiến các trại tử thần của Đức Quốc xã và nói rằng sự tàn bạo của Cuộc chia cắt còn tệ hơn thế: nhiều phụ nữ có thai bị cắt vú và mổ bụng moi thai; nhiều em bé được phát hiện bị nướng cháy đen trên những chiếc xiên.”
Giữa cảnh bạo lực càng trầm trọng. Toàn quyền Mountbatten được chọn thay thế Toàn quyền Wavell tháng 2/1947. Nhưng tháng 6/1947, để khỏi phải chịu trách nhiệm cho cảnh giết chóc này, Mounbatten quyết định đẩy ngày độc lập cho Ấn Độ sớm hơn gần một năm, tức ngày 15/8/1947 thay vì tháng 6/1948 như dự kiến.
Mountbatten và các đảng phái cũng buộc phải chấp nhận chia Ấn Độ thành hai quốc gia. Theo đó, các tỉnh đa số người Hồi giáo sẽ thuộc về Pakistan, còn các tỉnh đa số người Hindu sẽ thuộc về Ấn Độ. Tỉnh Punjab và Bengal sẽ bị cắt đôi với ranh giới chưa được quyết định.
Đến năm 1948, cuộc di cư sắp kết thúc, hơn 15 triệu người đã phải rời bỏ quê hương và 1 đến 2 triệu người đã chết.
Đường biên giới bị vẽ quá vội vàng năm 1947 là nguyên nhân của những cuộc xung đột biên giới mấy chục năm nay. Hiện Kashmir vẫn là khu vực tranh chấp của 2 nước, là điểm nóng ở Nam Á.
https://www.newyorker.com/…/the-great-divide-books-dalrymple
https://www.google.com/…/everything-changed-readers-stories…