Một giai thoại nhỏ về Hồ Chí Minh

*Vũ Ngọc Phương

        Trên Văn đàn Việt Nam thế kỷ XX, có một giai thoại mà người Việt Nam đương thời ai cũng biết, đó là bài thơ “ Cảm ơn người tặng cam” của Hồ Chủ Tịch đăng trong báo “ Tiếng gọi phụ nữ” – Cơ quan tuyên truyền của Hội Phụ Nữ Cứu quốc, tiền thân Hội Liên hiệp Phụ Nữ Việt Nam ngày nay – số 11 phát hành ngày 8/01/1946. Trước bài thơ của Người có đăng bài thơ “ Tặng Bác cam” của Nữ thi sỹ Lê Hằng Phương.

        Chuyện đến Bắc Bộ Phủ (nay là Nhà Khách Chính Phủ số 12 trên đường Ngô Quyền, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) tặng gói cam cho Chủ Tịch Hồ Chí Minh được Nhà thơ Hằng Phương kể lại: “ Trước Tổng khởi nghĩa Tháng Tám 1945, tình hình kinh tế rất khó khăn, nghề viết văn, làm thơ, làm báo gần như bị đình đốn, tiền nhuận bút không mua nổi gạo cho một gia đình đông người nên Nhà thơ Hằng Phương phải chạy chợ, mang một ít hàng vải, thuốc tân dược từ Hà Nội đi tầu hỏa vào bán ở chợ Rừng Thông Thanh Hóa để có tiền mua gạo, muối và ít thực phẩm cho cả đại gia đình hơn 12 người vợ chồng các con, cháu. Sau ngày khởi nghĩa giành chính quyền, Bác Hồ đọc tuyên ngôn độc lập thì cuối tháng Chạp năm 1945, Nhà thơ Hằng Phương lại đi chợ Rừng Thông có mua được 10 quả cam Thanh nhỏ thơm ngọt,…Kể đến đây Bà nắm tay lại bảo: “ Cam chỉ to chừng này” bàn tay nhỏ nhắn của Bà cho thấy quả cam Thanh ngày ấy chỉ bằng quả cam giấy bây giờ.

      Ra Hà Nội vào sáng sớm thứ Hai, ngày 07/01/1946 ( Là ngày Tân Tỵ, mùng Năm tháng Chạp năm Ất Dậu, Hoàng đạo Ngọc Đường) –  Bà nhớ rõ như vậy, vội thay áo dài mầu đỏ Bordeux, quấn lại tóc rồi Bà ra xe điện Thái Hà – Bờ Hồ đỗ ở ngang tháp Hòa Phong, đối diện Bưu điện, đầu ngã tư Đinh Tiên Hoàng – Hàng Khay – Tràng Tiền – Hàng Bài bây giờ rồi đi bộ đến Bắc bộ phủ. Qua cổng, anh Vệ quốc áo trấn thủ, mũ calo hỏi, Bà nói vào biếu cam Chủ Tịch. Một anh chạy vào trong dinh, lát sau Chánh Văn phòng lúc đó là Phan Bôi – Hoàng Hữu Nam chạy ra gọi: “ Chị,…” rồi đưa Bà vào phòng khách ngồi chờ vì Bác đang bận khách. Ngồi lúc đã lâu, Bà gọi: “ Chú Bôi, cho Chị tờ giấy cái bút”, Phan Bôi: “ Dạ’ rồi vào phòng làm việc lấy ra, Bà ngồi viết ngay “Bài thơ Dâng tặng Bác cam”.

Nguyên văn như sau:

Bài thơ Dâng tặng Bác cam”

Kính gửi Hồ Chủ Tịch,

 Cam ngon Thanh Hóa vốn dòng

Kính dâng Chủ tịch tỏ lòng mến yêu

Đắng cay Cụ nếm đã nhiều

Ngọt bùi trời trả đủ điều từ đây

Cùng quốc dân hưởng những ngày

Tự do, Hạnh phúc tràn đầy trời Nam

Anh hùng mở mặt giang san

Lưu danh thiên cổ, vẻ vang giống nòi.

Tháng Giêng, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa năm thứ hai

Ký tên: Hằng Phương kính bút.

 

        Bà đặt bài thơ vào gói 10 quả cam Thanh rồi đưa cho Phan Bôi – Hoàng Hữu Nam bảo:

 “ Cậu đưa lên Bác, nói là Chị sợ làm mất thời giờ của Bác”, nói xong đứng dậy thoăn thoắt ra về.

       Tối muộn Phan Bôi – Hoàng Hữu Nam về nhà của Nhà văn Vũ Ngọc Phan – Nhà thơ Lê Hằng Phương ở Thái Hà, kể:

      “ Chị về được một lúc thì Bác ra. Em đưa Cụ gói cam, Cụ đọc ngay lá thư Chị viết rồi lặng hồi lâu mới nói: “ Sao không cố giữ cô ấy lại”.

      Sau đấy Ông Cụ vào phòng làm việc viết gì giao cho cậu liên lạc cùng bài thơ của Chị,…Em không dám hỏi. Để mai Em xem”. Cần viết thêm hai nhà Cách mạng Phan Thanh, Phan Bôi – Hoàng Hữu Nam là họ bên Mẹ Lê Hằng Phương ở Điện bàn, Quảng Nam, anh chị em chúng tôi gọi là Cậu. Thời kỳ 1945 – 1946, sau ngày làm việc cậu Phan Bôi thường về ở nhà của Cha, Mẹ tôi ở Thái Hà, gần gò Đống Đa, Hà Nội

      Ngày hôm sau, báo “ Tiếng gọi Phụ Nữ” số 11 ra ngày 08/01/1946 đăng ngay trên trang nhất bài thơ “ Dâng tặng Bác cam ” của Bà Hằng Phương, dưới là bài thơ trả lời của Hồ Chủ Tịch, nguyên văn như sau:

Cảm ơn người tặng cam 

Cảm ơn Bà biếu gói cam

Nhận thì không đáng, từ làm sao đây

Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

Phải chăng khổ tận đến ngày cam lai.

 

Bài thơ của Nhà thơ Hằng Phương được Chủ Tịch Hồ Chí Minh viết thơ trả lời đã thành một giai thoại truyền tụng cả nước thời kháng chiến chống Pháp, rồi sang thời chống Mỹ đến nay.

1

      Sau này Mẹ tôi – Nhà thơ Lê Hằng Phương ( Đường phố Hằng Phương Nữ sỹ) có giải thích cho các con: “ Bác viết không đáng là vì trong bài thơ Mẹ viết Tặng cam Hồ Chủ Tịch có câu “ Anh hùng mở mặt giang sang. Lưu danh thiên cổ vẻ vang giống nòi” nên Bác khiêm tốn không nhận mình là Anh hùng Dân tộc. Bác còn viết “ Phải chăng khổ tận đến ngày cam lai” là ý nói chưa hết khổ đâu.

    Sau Hòa bình (1954), Cha Mẹ tôi có mấy lần gặp Bác, nhớ lại chuyện xưa, Bác bảo:

   “ Mấy người không hiểu ý Bác, tự sửa chữ Đáng thành chữ Đúng vì cho Người Cách mạng không nhận quà biếu,… Thật không phải”.

Tờ báo “ Tiếng gọi phụ nữ” số 11 phát hành ngày 8/01/1946 có đăng bài thơ “ Cảm ơn người tặng cam” của Hồ Chủ Tịch cùng bài thơ “ Dâng tặng Bác cam” của Nhà thơ Hằng Phương được lưu giữ trong di cảo gia đình Nhà văn Vũ Ngọc Phan – Hằng Phương, trong đó còn có nhiều ảnh thời kỳ 1945 – 1946 hai Thân chụp cùng Hồ Chủ Tịch.

Hà nội, Xuân Nhâm Dần 2022

_________________________________________________________________________________

 

*Là con trai út Nhà văn Vũ Ngọc Phan và Nhà thơ Lê Hằng Phương (Hằng Phương Nữ sỹ), hiện là Chủ Tịch Trung ương Hội Khoa học phát triển nguồn Nhân Lực – Nhân Tài Việt Nam.

 

Ghi chú: Nhà thơ Hằng Phương họ Lê. Bà có cha đẻ là Danh nhân Lê Dư có biệt hiệu là Sở Cuồng Tiên sinh, mẹ Bà là Phan thị Dệm – con gái Danh Nho Phó Bảng Phan Trần, là một trong các sĩ phu yêu nước của phong trào Cần Vương và Duy Tân. Bà Lê Hằng Phương sinh ngày 09 tháng 09 năm 1908 tại làng Bảo An – Gò Nổi, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Vì thế Bà rất uyên thâm cả Hán học, Tử vi và Pháp học, Quốc ngữ. Những sự kiện quan trọng khi sinh thời đều được Bà ghi lại theo lịch Tây và lịch Ta, nhiều phần còn được ghi thêm cả Tiết khí. 

Bà tham gia Cách mạng từ thời kỳ 1936 trong Hội truyền bá Quốc ngữ và phong trào Mặt trận Dân chủ Đông dương cùng các ông Nguyễn văn Tố, Phan Thanh, Võ Nguyên Giáp,…Tháng 8 năm 1937, Đảng Cộng sản Đông dương có Nghị quyết về công tác phụ nữ. Bà Lê Hằng Phương cùng người em họ Lê thị Xuyến và một số người khác thành lập Hội Phụ Nữ Dân chủ. Bà Lê thị Xuyến được bầu làm Chủ tịch – Tiền thân của Hội Liên hiệp Phụ Nữ Việt Nam ngày nay. Cách mạng 1945, miền Bắc chìm trong nạn đói khủng khiếp, Bà Lê Hằng Phương đã kêu gọi nhiều Nhân sỹ lập Hội Từ thiện cứu sống được nhiều người. Việc làm của Bà được báo chí thời kỳ nay ghi nhận. 

Năm 1951, hai ông bà Vũ Ngọc Phan và Lê Hằng Phương cùng đoàn bộ đội đi bộ từ Thanh Hóa lên ATK (An toàn khu) Việt Bắc. Khi qua sông Lô, bè bị vỡ, nhật ký, sách của Ông Bà cùng tài liệu cơ quan trôi nổi được bộ đội vớt lên nên nhiều trang viết tay bị dính, nhòe, chữ viết in sang trang khác rất khó đọc. Vì vậy sự tra cứu nhiều lúc bị sai lệch bản gốc khi đọc, chép nhầm sang trang khác. 

Trong các di cảo để lại có một phần ghi chép rất lớn nghiên cứu cuộc đời, sự nghiệp Chủ Tịch Hồ Chí Minh với nhiều tư liệu chưa thấy trong các sách đã xuất bản về Hồ Chí Minh. Tuy nhiên không thấy Nhà thơ Hằng Phương cho xuất bản những nghiên cứu, ghi chép này. Sau khi Chủ Tịch Hồ Chí Minh từ trần, trong nhà di tích của Người có đặt một bình hoa để hàng năm ngày Giỗ Người, Nhà thơ Hằng Phương khi sinh thời mang một bó hoa Huệ Ta trắng đến cắm vào bình này. Ông Vũ Kỳ và những người bảo vệ thường ra đón Bà cho đến khi Bà qua đời năm 1983.

 

Xin giới thiệu mấy trang di cảo của Nhà thơ Hằng Phương có thể còn xem được cùng bạn đọc.

2

Bút tích Nhà thơ Hằng Phương dịch Hán văn chú giải Kinh Phật.

  

3

Bút tích Nhà thơ Hằng Phương nghiên cứu cuộc đời sự nghiệp Chủ Tịch Hồ Chí Minh.

4

 

Bút tích Nhà thơ Hằng Phương chú giải Pháp văn

  

16 thoughts on “Một giai thoại nhỏ về Hồ Chí Minh

  1. ● Tiên sinh nhanh tay quá nhỉ ? Và cũng tinh anh quá nhỉ ? Năm 1945 là năm Ất Dậu xem ra tác giả chưa hề biết gì về 2 bảng THẬP LỤC HOA GIÁP để tính thiên can và địa chi từ một năm tây lịch và tác giả LƯỜI tính nữa vì thời gian ấy rất gần đây thôi nó có đầy trong tuổi của những người đang sống . Đây là lần thứ hai tôi thấy tác giả mắc phải sai sót về vấn đề này !
    ● 2 bài thơ mang tính đối đáp đầy hàm ý ở bên trong, Ngay từ cái tựa đề DÂNGTẶNG BÁC CAM tác giả cũng dùng cách chơi chữ . Sao gọi bằng CỤ mà lại dùng từ TẶNG mà không dùng từ BIẾU ?Sao nhà thơ lại đề tựa như vậy? Hay Bác lại gọi nhà thơ bằng BÀ ? Hay ĂN QUẢ NHỚ KẺ TRỒNG CÂY ?
    =》 Đây là sự SO TÀI CHỮ NGHĨA GIỮA NHÀ THƠ VÀ BÁC HỒ .Nếu như ta không phân tích kỹ thì khó mà biết được những ý nghĩa nằm ẩn trong từng câu chữ của 2 bài thơ . Ngay cả thể thơ cũng đối lập với nhau !
    Phú Tiên – TN : 10/02/2022

    Thích

  2. Hề… hề…., thưa cụ Minh Thương Vũng Liêm, nếu đổi ra âm lịch thì ngày 07/01/1945 đích xác là ngày 24 (bính tý), tháng 11 (bính tý) năm 1944 (giáp thân) đấy ạ. Vậy nên không rõ tác giả nhầm lẫn về thời điểm hay là địa điểm nữa (vào ngày này thì Bác vẫn còn ở chiến khu, còn lâu mới có “Pháp Nhật bắn nhau và hành động của chúng ta” ạ.

    Thích

  3. ● Ở đây tác giả nói quá rõ ràng là tác giả nhớ lại lời kể của bà Hằng Phương là : 《 khi từ Thanh Hóa bà về tới Hà Nội là vào ngày 07 tháng 01 năm 1946 nhằm ngày 24 tháng 11 năm Giáp Thân, ( là ngày ) Hoàng Đạo Kim Quỷ . =》 Ở đây rõ ràng nói nhằm ngày 24 tháng 11 của năm 1945 rồi vì ngày và tháng của năm âm lịch luôn đi sau ngày và tháng của năm dương lịch là từ 28 ngày đến khoảng 48 ngày . Mà năm 1945 là năm Ất Dậu chứ không phải là năm Giáp Thân được . Vì năm Giáp thân là năm 1944 .
    Ở đây là do tác giả nhớ lộn hoặc bà Hằng Phương nhớ lộn mà thôi ! Biến năm ẤT DẬU thành ra năm GIÁP THÂN
    ● Có điều tác giả viết bài mà không kiểm duyệt kỹ nội dung v v vấn đề này đâu có khó khăn gì đâu chứ vì có hàng loạt người sinh ra ở năm 1945 âm lịch và những năm gần kế năm 1945 vẫn còn sống đầy ra ở xã hội hay năm sinh của tác giả cách năm ấy cũng một Giáp là cùng =. Vậy có phải tác giả lười tính hay không chứ ?
    CHỮ TÀI ĐI VỚI CHỮ TAI MỘT VẦN ●|●
    Phú Tiên – TN : 06/02/2022

    Thích

  4. Xin rất cảm ơn Quý vị đọc giả. Trong lúc soạn lưu trữ thấy báo Tiếng gọi Phụ nữ số 11 ngày 08/01/1946 nên nhân đó viết bài này trong khoảng hơn một giờ thì có xe đón đi công tác đột xuất, tại vùng sâu này đường Internets gần như không có nên đến giờ ( 12g kém 02 phút ngày 11/02/2022) mới được xem ý kiến phê bình của Quý Vị. Khi về đến Hà Nội sẽ xin xem và đối chiếu lại ngày tháng năm Âm lịch. Xin chân thành cảm ơn Quý Vị.

    Thích

    • Nhân tiện, xin thông báo với bác Phương là ở đầu đoạn thứ 3 bác viết ” Ra Hà Nội vào sáng sớm ngày 07/01/1946″, đến cuối bài thơ cũng trong đoạn ấy lại có dòng chữ ký “Tháng Giêng, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa năm thứ hai (2 – 1 – 1946)” của cụ Hằng Phương.
      Lần sau có lẽ bác nên giao cho thư ký kiểm tra lại vài lượt, chứ viết hồi ký lịch sử mà ngày tháng đá nhau như này thì không ổn đâu.

      Thích

  5. ● Giờ mới xem kỹ thì ra tác giả nhớ lầm hay bà Hằng Phương nhớ lầm . Vì phía dưới bài thơ bà Hằng Phương ghi là : Tháng giêng , Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà năm thứ 2 ( 2-1-1946 )
    * Bà Hằng Phương gọi tháng 01 của năm 1946 dương lịch là tháng GIÊNG điều này ta chấp nhận được vì ngày xưa quen gọi như vậy
    * Còn các chữ số trong ngoặc đơn ( 2-1-1946 ) Điều này có vấn đề ● vì dãy số này mang ý nghĩa như sau : ngày 02 tháng 01 năm 1946 . Nếu đây là đúng với sự thật thì có nghĩa là bà Hằng Phương mang Cam đến tặng Bác vào buổi sáng ngày 02 tháng 01 năm 1946 ( năm dương lịch ) chứ không phải là buổi sáng ngày 07 tháng 01 năm 1946 ( dương lịch ) và đến ngày 08 tháng 01 năm 1946 ( dương lịch ) thì 2 bài thơ này mới được đăng trên báo .
    * Còn nếu dãy số này do tác giả nhớ sai thì phần viết ở trên là đúng ( có nghĩa là bà Hằng Phương mang Cam đến tặng Bác vào sáng ngày 07 tháng 01 năm 1946 ( năm dương lịch ) Đồng nghĩa với ngày, tháng và năm âm lịch là còn nằm ở năm 1945 âm lịch vì ngày, tháng của năm âm lịch luôn đi sau năm dương lịch ( vào thời kỳ này là từ 15 ngày đến 50 ngày ) Vì lúc bây giờ mới bước sang năm dương lịch mới có 07 ngày .
    Phú Tiên – TN : 12/02/2022

    Thích

  6. Thưa cụ Minh Thương Vũng Liêm:
    1. Quy đổi ngày dương lịch thành âm lịch thì phải là thế này: ngày 07/01/1945 là ngày Bính Tý (24) tháng Bính Tý (Một – 11) năm Giáp Thân. Còn ngày 07/01/1946 là ngày Tân Tỵ (05) tháng Chạp (12) năm Ất Dậu. Trong phép giao tiếp, người ta thường lịch sự nói năm Giáp Thân là 1944 còn năm Ất Dậu là 1945, chứ thực ra ngày chuyển năm của âm lịch phải tính từ ngày Lập Xuân, thưa cụ.
    2. Chúng ta thường nói về Âm lịch, thực ra đó chỉ là quen mồm chứ đúng ra đó là Âm Dương lịch: các “Tết” của Âm lịch lại chính là các “Tiết khí” của Dương lịch. Nên, cụ thử tra Tiết Lập Xuân của năm 1945 (chính thức bắt đầu Ất Dậu) và năm 1946 (chính thức bắt đầu Bính Tuất) là những ngày nào thì sẽ rõ ạ.

    Thích

  7. Bổ sung: Thưa cụ Minh Thương Vũng Liêm và tất cả các cụ, để minh họa, tôi xin lấy năm nay 2022 làm ví dụ, Lập Xuân của năm nay được tính từ 3h ngày 03 tháng 02 tức là giờ Dần ngày mồng 3 Tết Nhâm Dần. Những ai sinh ra trước 3h này phải được coi là mệnh Tân Sửu (khi tính Tử Vi hoặc Bát Tự) ạ!

    Thích

  8. Vội vàng sửa lỗi: Thưa tất cả các cụ, lại là lỗi “thằng đánh máy” xin các cụ xá tội cho tôi để được đính chính: Lập Xuân được tính từ 3h ngày 4 (chứ không phải là 3 ạ), tức là giờ Dần ngày mồng 4 Tết Nhâm Dần. Xin kính cáo!!

    Thích

  9. Thưa Quý Đọc giả, Đối chiếu các văn bản thời kỳ nửa đầu thế kỷ XX hay bị ” Tam sao thất bản” do rất nhiều nguyên nhân. Sau khi có ý kiến của quý vị, khi công tác về Hà Nội thấy bản bút tích Mẹ tôi chép lại bài thơ ” Tặng cam,.. ” Cụ Hồ không có bất cứ ngày nào ghi theo dưới chữ ký của Nữ sỹ Hằng Phương. Tuy nhiên có bài báo lại ghi như vậy. Không thể giải trình được. Xin chân thành cảm ơn Quý vị.

    Thích

Gửi phản hồi cho Lại Việt Hủy trả lời