Công bố của Vinmec về nguồn gốc người Việt có đáng tin?

Hà Văn Thùy

Người xưa nói: “Con chim có tổ, con người có tông.” Vì vậy người Việt khát khao tìm về nguồn cội. Nhưng cho tới cuối thế kỷ trước, nguồn gốc người Việt chỉ được nói đến trong truyền thuyết hoặc những giả thuyết lịch sử không được chứng minh. Có truyền ngôn rằng “Hoa Việt đồng văn đồng chủng.” Không ít người tin là người Việt bị Hán hóa. Càng nhiều người cho rằng, người Việt và người Hán là hai dân tộc khác nhau. Năm 2015, cuốn Lịch sử Việt Nam của Viện Sử học viết: “Khoảng 140.000 năm trước, người Đứng thẳng Homo erectus chuyển hóa thành tổ tiên người Việt Nam hôm nay…”

Tuy nhiên, sang thế kỷ XXI, từ những khảo cứu di truyền và khảo cổ học mới nhất, học giả thế giới công bố những khám phá chưa từng có về dân cư Việt Nam cũng như Đông Á:

  1. Năm 1992, S.W. Ballinger và cộng sự thuộc Hiệp hội Di truyền học Hoa Kỳ, sau khi giải mã DNA 134 bộ gen của bảy cộng đồng dân cư châu Á, đã xác nhận: “Tất cả các quần thể châu Á đã chia sẻ hai đa hình AluI / DdeI cổ đại ở nps 10394 và 10397 và giống nhau về mặt di truyền, chỉ ra rằng họ có chung một tổ tiên. Sự đa dạng mtDNA lớn nhất và tần số mtDNA cao nhất với HpaI / HincII morph 1 đã được quan sát ở người Việt Nam cho thấy nguồn gốc Mongoloid của người châu Á.” ( All Asian populations were found to share two ancient AluI/DdeI polymorphisms at nps 10394 and 10397 and to be genetically similar indicating that they share a common ancestry. The greatest mtDNA diversity and the highest frequency of mtDNAs with HpaI/HincII morph 1 were observed in the Vietnamese suggesting a Southern Mongoloid origin of Asians.) (1).
  2. Năm 2009, công trình Genetic ‘map’ of Asia’s diversity (Bản đồ gen về sự đa dạng sinh học dân cư châu Á), của Liên minh SNP Pan-Asian thuộc Tổ chức bộ gen người (HUGO), sau khi giải trình tự 2000 bộ gen châu Á đã khẳng định:

“Có vẻ như từ dữ liệu của chúng tôi nói rằng người tiền sử châu Phi đã vào Đông Nam Á trước tiên – làm cho các quần thể nơi này già hơn [và do đó đa dạng hơn].” “Sau đó có lẽ họ đi chậm hơn về phía bắc, với sự đa dạng bị mất trên đường đi trong những dân cư ‘trẻ hơn’ này. ” Vì vậy, mặc dù dân Trung Quốc rất đông, nhưng có ít sự đa dạng hơn so với số người sống ở Đông Nam Á nhỏ hơn, bởi vì sự mở rộng của Trung Quốc xảy ra rất gần đây, theo sự phát triển của nông nghiệp lúa gạo – chỉ trong vòng 10.000 năm qua.”

(It seems likely from our data that they entered South East Asia first – making these populations older [and therefore more diverse],” he said. “[It continued] later and probably more slowly to the north, with diversity being lost along the way in these ‘younger’ populations. So although the Chinese population is very large, it has less variation than the smaller number of individuals living in South East Asia, because the Chinese expansion occurred very recently, following the development of rice agriculture – within only the last 10,000 years.)

Và:

“Dân cư khắp châu Á giống nhau về mặt di truyền. Kiến thức này sẽ hỗ trợ các nghiên cứu di truyền trong tương lai ở lục địa và giúp thiết kế các loại thuốc để điều trị các bệnh mà dân cư châu Á có thể có nguy cơ cao hơn. Và việc phát hiện ra di sản di truyền chung này, là một thông điệp trấn an xã hội rằng “đã xóa bỏ sự phân biệt chủng tộc từ những hỗ trợ sinh học“”.

(Dr. Liu said that it was “good news” that populations throughout Asia are genetically similar. This knowledge will aid future genetic studies in the continent and help in the design of medicines to treat diseases that Asian populations might be at a higher risk of. And the discovery of this common genetic heritage, he added, was a “reassuring social message”, that “robbed racism of much biological support”.) (2)

Như vậy, cả hai nghiên cứu cùng đưa tới kết luận:

  1. Người di cư châu Phi đã tới Đông Nam Á trước, khiến cho dân cư khu vực có đa dạng sinh học cao nhất. Sau đó con cháu họ đi lên Đông Á, trên đường đi đã giảm đa dạng sinh học, tạo ra lớp dân cư Đông Á trẻ hơn.
  2. Dân cư khắp châu Á giống nhau về mặt di truyền, cho thấy họ cùng một tổ tiên nên không có sự phân biệt về chủng tộc. Trong đó người Việt Nam có đa dạng sinh học cao nhất trong chủng Mongoloid của người châu Á.

Trong khi đó, ngày 10 tháng 6 năm 2019 trên tạp chí Human Mutation, Viện Nghiên cứu Tế bào gốc và Công nghệ Gen Vinmec đăng bài báo Cơ sở dữ liệu biến dị gen người Việt Nam (3). Bài viết cho biết, nhóm nghiên cứu đã thu thập mẫu gen của 305 người có 3 đời là người Kinh và không mắc các bệnh di truyền. Là công trình đầu tiên nghiên cứu về bộ gen người Việt được thực hiện bởi chính người Việt Nam nên được ca ngợi như “thành tựu lớn của khoa học Việt Nam”. Các báo lớn trong nước đã đăng và biểu dương nghiên cứu này. Báo Tuổi trẻ online viết: “Nghiên cứu này có nhiều điểm mới được phát hiện về y sinh và nguồn gốc người Việt, trong đó có những điểm rất bất ngờ là có thể người Việt chúng ta có khởi nguồn từ… châu Phi và độc lập với người Hán.” Bài báo dẫn lời GS Nguyễn Thanh Liêm chủ nhiệm đề tài nghiên cứu: “Phân tích sự khác biệt trong hệ gen cho thấy người Việt “nằm cạnh” một cách độc lập với người Hán ở phía Nam và cách xa người Hán ở phía Bắc Trung Quốc.”

Chúng tôi thấy công bố trên là có vấn đề. Trước hết là việc đưa ra một khái niệm dị thường: Người Việt “nằm cạnh” một cách độc lập với người Hán ở phía Nam và cách xa người Hán ở phía Bắc Trung Quốc.” Nhân học chỉ biết hai quần thể gần hay xa nhau về di truyền nên không ai hiểu “nằm cạnh” một cách độc lập là gì? Khoa học chưa từng có khái niệm vô nghĩa như vậy!  

Bài báo cũng thể hiện sự thiếu chuẩn mực về phương pháp luận.

Muốn so sánh quan hệ di truyền giữa người Hán và người Việt, trước hết, phải xem nhân học xếp người Hán thuộc chủng (race) nào, người Việt thuộc chủng nào? Nếu hai cộng đồng thuộc hai chủng khác nhau thì mặc nhiên, mã di truyền của họ khác nhau. Nếu hai cộng đồng cùng thuộc một chủng tộc thì họ có cùng một mã di truyền.

Sách Nhân chủng học Đông Nam Á ghi: “Từ 2000 năm TCN, dân cư Việt Nam thuộc chủng tộc duy nhất là Mongoloid phương Nam.” (4) Trong tài liệu Sự khởi đầu của nền văn minh nông nghiệp ở Trung Quốc: Sự khác biệt giữa khám phá khảo cổ học và hồ sơ tài liệu cùng lời giải thích của nó, học giả Trung Quốc Zhu Jixu viết: “Theo qua điểm của trường phái Xô Viết được thừa nhận ở Hoa lục, người Hán thuộc chủng Mongoloid phương Nam.” (5) Hai cộng đồng được nhân học xếp vào cùng một chủng (race) Mongoloid phương Nam đương nhiên là cùng một tổ tiên và cùng một mã di truyền. Không hiểu tại sao các tác giả của Vinmec bỏ qua kiến thức nhân học rất cơ bản như vậy?

Trong nhiều năm tham khảo tài liệu thế giới để tìm cội nguồn dân tộc, chúng tôi luôn mơ ước có ngày được đọc những tài liệu về bộ gen người Việt do chính học giả Việt Nam công bố. Nhưng bài báo của Vinmec khiến chúng tôi thất vọng vì phản ánh không đúng về nguồn gốc của người Việt. Không những thế, quanh chuyện này bộc lộ một tâm thức cộng đồng đáng buồn. Một cường quốc về giáo sư, tiến sỹ nhưng không có ai lên tiếng phản biện sai lầm của bài báo. Ngược lại các báo lớn làm cuộc lên đồng tập thể, tụng ca “thành tựu lớn của khoa học Việt Nam” (!) Thật khôi hài vì tháng 10 năm 2017 các nhà khoa học Tây Ban Nha (với sự tham gia của ba tác giả người Việt) đã giải trình tự 1000 bộ gen Việt Nam mà người Việt Nam hầu như không biết! (6)

Cố nhiên, trong tình trạng như vậy, chúng tôi là người lên tiếng “Yêu cầu Vinmec rút lại công bố sai về ngồn gốc dân tộc” bị ném đá. (7) Một vị giáo sư thời danh trịnh trọng: “Kính mời ông Hà Văn Thùy đọc bài này trên báo Tuoitre online…” Một người khác: “Anh đòi hơn người ta à? Nên nhớ rằng, người ta là giáo sư, tiến sỹ. Còn anh chỉ là cử nhân!” Chúng tôi chỉ còn biết cười méo miệng!

Một khảo cứu giải trình tự 305 bộ gen của người Kinh phục vụ mục đích chữa bệnh nên chưa đủ cơ sở để nói về nguồn gốc người Việt. Công bố về nguồn gốc người Việt của Vinmec không chỉ mâu thuẫn với nguyên lý nhân học mà còn trái ngược với những nghiên cứu đi trước của khoa học thế giới. Một cộng đồng cả tin vào một công bố sai lầm có đáng để lo ngại?

                                                                                                                                Sài Gòn, 8.2021


Tài liệu tham khảo.

1.S.W. Ballinger et al. Southeast Asian Mitochondrial DNA Analysis Reveals Genetic Continuity of Ancient Mongoloid Migrations. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC1204787/pdf/ge1301139.pdf

  1. Genetic ‘map’ of Asia’s diversity. http://news.bbc.co.uk/2/hi/8406506.stm
  2. Liem T. Nguyen et al. A human genetic variation database Vietnamese (https://ipubmed.ncbi.nlm.nh.gov/31180159/)

4.Nguyễn Đình Khoa. Di truyền học Đông Nam Á. (NXB DH&THCN. H. 11983)

  1. Zhou Jixu. The Rise of Agricultural Civilization in China: The Disparity between Archeological Discovery and the Documentary Record and Its Explanation

SINO-PLATONIC PAPERS Number 175 December, 2006

  1. S. Pischedda, R. Barral-Arca, A. Gómez-Carballa, J. Pardo-Seco, M. L. Catelli, V. Álvarez-Iglesias, J. M. Cárdenas, N. D. Nguyen, H. H. Ha, A. T. Le, F. Martinón-Torres, C. Vullo & A. Salas

 Phylogeographic and genome-wide investigations of Vietnam ethnic groups reveal signatures of complex historical demographic movements.

 

 https://www.nature.com/articles/s41598-017-12813-6

  1. Yêu cầu VINMEC rút lại tuyên bố sai lầm về nguồn gốc người Việt

https://www.nhatbaovanhoa.com › ha-van-thuy-yeu-ca…

20 thoughts on “Công bố của Vinmec về nguồn gốc người Việt có đáng tin?

  1. Con người chúng ta là đại đồng đồng tiểu dị. Dù là người da vàng, da đen, da đỏ, da trắng thì đều cùng một mẹ sinh ra, truyền thuyết Trung Hoa là bà Nữ Oa, truyền thuyết Thiên Chúa giáo là bà Eva, đất tổ là Châu Phi. Từ đất tổ mà con cháu của Nữ Oa tản ra khắp Trái Đất, địa lý, khí hậu, thổ nhưỡng khác nhau nên có các bộ lạc và chủng tộc khác nhau. Tan lâu lại hợp, hợp lâu lại tan, cho nên mới có các dân tộc, suốt hàng nghìn năm rồi.

    Việt Nam có 54 dân tộc anh em, người Kinh ở ba miền Bắc Trung Nam cũng có hoàn cảnh lịch sử khác nhau. Miền Nam là dân miền Bắc Trung di cư vào từ thời chúa Nguyễn vào xứ Đàng Trong. Miền Bắc là cái nôi của người Kinh, nơi vua Hùng dựng nước tập hợp nhiều bộ lạc 4.000 năm trước, nơi nhà Đinh Lý Trần Lê giữ nước 1.000 năm trước. Suốt 4.000 năm lịch sử gắn bó gần gũi thì người Kinh mới có gần gũi về huyết thống, đủ để gọi nhau là đồng bào dù là Bắc Trung Nam.

    Trung Hoa thì là với 5.000 năm văn hiến có 56 dân tộc anh em, nhưng vì lịch sử địa lý chính trị phức tạp suốt Ngũ Hồ rồi Mông Mãn xâm lược nên dù là con cháu Viêm Hoàng nhưng Nam Bắc cũng hơi khác, không được gần gũi như Việt Nam.

    Việt Nam với 4.000 năm văn hiến, chỉ 1.000 năm Bắc thuộc Trung Hoa thôi, 3.000 năm độc lập cũng đủ để khác biệt Trung Hoa rồi, như Bình Ngô đại cáo chép “Xưng nền văn hiến đã lâu, phong tục Bắc Nam cũng khác.”

    Thích

  2. Giới khoa học đã thống nhất rằng các cộng đồng dân cư châu Á có cùng tổ tiên chung. Tuy nhiên từ tổ tiên chung đó phân ra nhiều chủng tộc (ví dụ chủng Mongoloid phương Bắc, chủng Mongoloid phương Nam, chủng Australoid…). Mỗi chủng tộc lại phân thành nhiều cộng đồng (ví dụ người Hán, người Việt, người Đài Loan…). Điều đang tranh cãi ở đây là các cộng đồng thuộc cùng một chủng tộc thì có mã di truyền giống nhau hay “độc lập với nhau” ? Trả lời câu hỏi này thì phải dựa vào kết quả nghiên cứu, so sánh của các nhà di truyền học chứ không phải dựa vào truyền thuyết hay lịch sử được.

    Thích

    • Người Việt thần thánh các ông là con cả là bác Hai, các ông phải ở đồng bằng sông Hồng mà trông coi thờ cúng tổ tiên ở đây. Còn người Hoa chúng tôi là con thứ, là chú Ba Tàu, lập nghiệp ở xa, đi kinh tế mới ở đồng bằng Hoàng Hà. Chú bác tuy là anh em cùng cha mẹ nhưng hai nhà khác nhau rồi.

      Chúng tôi luôn nhớ về tổ tiên Phục Hy, Nữ Oa, Viêm Hoàng. Còn các ông có nhớ tổ tiên là ai ngoài vua Hùng không? Trước vua Hùng là ai?

      Chủng Mông Cổ bắc hay Mông Cổ nam là vô nghĩa khi các dân tộc châu Á khoảng 5000 trở lại đây đã hôn nhân qua lại xoắn xít như tơ vò rồi. Chúng ta là anh em cùng tổ tiên, người con bác, người con chú. Ví như các chi nhánh trong một dòng họ vậy. Phân biệt dân tộc Hoa hay dân tộc Việt là về ngôn ngữ phong tục và lịch sử.

      Thích

      • Nếu dựa theo thư tịch cổ mà nói thì ai là tổ tiên người Việt ? Theo Đại Việt sử ký toàn thư thì trước các vua Hùng là Lạc Long Quân (Sùng Lãm), trước Lạc Long Quân là Kinh Dương Vương (Lộc Tục, lên ngôi năm 2879 TCN). Còn theo Sử Ký của Tư Mã Thiên thì tổ tiên người Hán là Hoàng Đế (Hiên Viên, lên ngôi năm 2697 TCN). Như vậy tính đến nay (2021), người Việt có tròn 4900 năm văn hiến, còn người Hán là 4718 năm.
        Còn theo quan niệm của giới sử học Trung quốc hiện nay, tổ tiên của họ là người Điền Nguyên (khoảng 40.000 năm trước). Trong khi đó, tổ tiên người Việt là người Hòa Bình (khoảng 70.000 năm trước). Dù sao thì giới sử học Trung quốc cũng đã tiến một bước dài đến gần sự thật rồi !
        Về cách phân chia các chủng tộc, ngành Nhân chủng học trên thế giới đã phân chia loài người hiện nay thành 4 đại chủng căn bản : Mongoloid, Europoid (hay Caucasoid), Australoid, Negroid. Mỗi đại chủng lại chia thành nhiều nhánh (ví dụ đại chủng Mongoloid chia thành chủng Mongoloid phương Bắc và chủng Mongoloid phương Nam). Quan hệ hôn nhân có thể tạo ra các cộng đồng lai, nhưng về cơ bản, các chủng tộc vẫn giữ nguyên các đặc điểm di truyền cơ hữu. (Nếu không phải như thế thì các chủng tộc đã có đặc điểm ngoại hình và di truyền như nhau rồi, phân loại để làm gì). Sao lại nói chủng Mongoloid Bắc hay Nam là vô nghĩa ?
        Còn mã di truyền của người Hán và người Việt có giống nhau hay không thì không thể dựa vào truyền thuyết, lịch sử, văn hóa, phong tục, ngôn ngữ được.

        Thích

      • Đại Việt sử ký toàn thư [Hậu Lê – Ngô Sĩ Liên chủ biên]

        按黃帝時建萬國,以交趾界於西南,遠在百粵之表。堯命羲氏宅南交,定南方交趾之地。禹別九州,百粵為楊州域,交屬焉。成周時,始稱越裳。越之名肇於此云。

        Xét vào thời Hoàng Đế (黃帝) dựng muôn nước, lấy đất Giao Chỉ giới hạn ở góc tây nam, xa xôi ở rìa của cõi Bách Việt (百粵). Vua Nghiêu sai ông Hy coi xét đất Nam Giao, bình định đất Giao Chỉ (交趾) miền nam. Vua Vũ đặt ra chín châu, đất Bách Việt là cõi Dương châu, đất Giao Chỉ thuộc vào đó. Vào thời vua Thành Châu, bắt đầu xưng là Việt Thường (越裳), tên gọi Việt (越) bắt đầu từ đấy.

        史臣吳士連曰:天地開肇之時,有以氣化者,盤古氏是也。有氣化,然後有形化,莫非陰陽二氣也。《易》曰:天地絪縕,萬物化醇。男女媾精,萬物化生。故有夫婦,然後有父子。有父,然後有君臣。然而聖賢之生,必異乎常,乃天所命。吞玄鳥卵而生商,屐巨人跡而興周,皆紀其實然也。神農氏之後帝明,得婺僊女而生涇陽王,是為百粵始祖。王娶神龍女生貉龍君。君娶帝來女而生育有百男之祥。此其所以能肇我越之基也歟。考之《通鑑外紀》,帝來,帝宜之子。據此所載,涇陽王,帝宜之弟,乃相為婚姻,蓋也尚鴻荒,禮樂未著而然者歟。

        Sử thần là Ngô Sĩ Liên nói:

        – “Khi trời đất mới mở mang, có người do khí hóa ra, đó là ông Bàn Cổ (盤古). Có khí hóa ra rồi sau có hình, không thứ gì ngoài hai khí âm dương cả. Kinh Dịch chép ‘Trời đất nung ủ, vạn vật thuần hóa, đực cái hợp tinh, vạn vật hóa sinh.’ Cho nên có vợ chồng rồi sau mới có cha con, có cha con rồi sau mới có vua tôi. Nhưng bậc thánh hiền sinh ra, tất có điềm báo khác thường, đó là do mệnh trời. Nuốt trứng chim đen mà sinh ra tổ của nhà Thương, giẫm vết chân người khổng lồ thì đẻ tổ của nhà Châu, đều là ghi sự thực như thế. Con cháu của ông Thần Nông là Đế Minh lấy con gái của ông Vụ Tiên mà sinh Kinh Dương Vương, tức là thủy tổ của Bách Việt. Vương lấy con gái của ông Thần Long sinh ra Lạc Long Quân, Lạc Long Quân lấy con gái của Đế Lai mà có phúc lành sinh trăm con trai. Đó chẳng phải là người đã gây nên cơ nghiệp của nước Việt ta hay sao? Xét sách Thông giám ngoại kỷ chép Đế Lai là con của Đế Nghi, cứ theo sự ghi chép ấy thì Kinh Dương Vương là em ruột của Đế Nghi, thế mà kết hôn với nhau, có lẽ vì đời ấy còn hoang sơ, lễ nhạc chưa đặt mà như thế chăng?”

        _________________

        Hoài Nam Tử – Chủ thuật huấn [Hán – Lưu An chủ biên]

        昔者神農之治天下也,神不馳於胸中,智不出於四域,懷其仁誠之心。甘雨時降,五穀蕃植,春生夏長,秋收冬藏。月省時考,歲終獻功,以時嘗谷,祀於明堂。明堂之制,有蓋而無四方,風雨不能襲,寒暑不能傷,遷延而入之,養民以公。其民樸重端愨,不紛爭而財足,不勞形而功成。因天地之資而與之和同,是故威厲而不殺,刑錯而不用,法省而不煩。故其化如神。其地南至交趾,北至幽都,東至暘谷,西至三危,莫不聽從。

        Ngày xưa ông Thần Nông (神農) thống trị thiên hạ, tinh thần không nôn nóng ở trong ngực, trí khôn chẳng khe khoang ra bốn cõi, chỉ cần ôm tấm lòng nhân ái thành thật mà thôi. Do đó mưa gió thuận mùa, ngũ cốc tươi tốt, xuân mọc hạ lớn, thu gặt đông cất. Đến tháng tới mùa thì coi xét, cuối năm thì tính công. Tùy lúc được mùa lúa hay không mà đem cúng tế ở minh đường. Làm minh đường chỉ chỉ nóc mà không có bốn bức vách, thế mà mưa gió chẳng tạt vào, nóng lạnh không phả tới, lấy điều công bằng để trị dân. Người dân thời ấy chất phác thành thật, không tranh giành mà của cải đủ dùng, không phải vất vả đầu tắt mặt tối mà thành công. Là vì khai thác của cải trong trời đất mà phân chia đồng đều cho mọi người. Cho nên chính lệnh nghiêm nghị mà không giết chóc, hình pháp dù có đặt ra mà cũng chẳng cần dùng đến. Do đó giáo hóa như thần. Đất đai của ông Thần Nông phía nam đến đất Giao Chỉ (交趾), phía bắc đến đất U Đô (幽都), phía đông đến Dương Cốc (暘谷), phía tây đến Tam Nguy (三危), chẳng ai không nghe theo.

        ___________________

        Theo đó thì, vua Hùng (cha là Lạc Long Quân, ông nội là Kinh Dương Vương) vốn là dòng dõi của ông Thần Nông, nhân được Đế Nghi phong ở phương nam mà dựng nước ở Giao Chỉ. Vậy là giống ông Thái Bá dòng dõi của nhà Châu được phong ở Câu Ngô, dòng dõi của nhà Hạ được phong ở Ư Việt, dòng dõi của nhà Thương là Cơ Tử được phong ở Triều Tiên rồi.

        Chuyện về Thái Bá, Cơ Tử thì sử sách ghi nhận từ lâu. Giao Chỉ nội thuộc từ thời Hán Đường, thế mà không có sách Tàu nào ghi nhận có dòng dõi của Thần Nông ở Giao Chỉ dựng nước. Chuyện này, kể cũng lạ. Đúng là lạ đến khó tin.

        Thích

  3. Thưa quý vị, muốn phân định điều này, phải trở lại với kiến thức cơ bản của nhân học. Nhân học quy định, con người hiện nay trên thế giới thuộc một loài (species) duy nhất là người Khôn ngoan (Homo sapiens sapiens). Dưới loài, có những nhóm được phân biệt về di truyền gọi là chủng [race hay nation (dân tộc)] như Mongoloid, Australoid, Cocasoid… Trong một chủng, có nhiều sắc tộc (ethnicities) không có sự khác nhau về di truyền mà chỉ được phân biệt về văn hóa như tiếng nói, phong tục tập quán. Nói VN có 54 dân tộc là không chuẩn. Thực ra đó là 54 sắc tộc hay tộc người (ethnicities) trong dân tộc Việt race, Viet nation. Nhân học cũng xác nhận, vào thời đồ đá, châu Á có nhiều chủng tộc (race) là North Mongoloid, South Mongoloid, Indonesian, Melanesian, Negritoid. Nhưng sang thời kim khí, do quá trình Mongoloid hóa nên hầu hết dân châu Á chuyển hóa sang cùng một chủng tộc Mongoloid phương Nam (South Mongoloid). Chỉ có một số chủng tộc thiểu số ở miền Bắc TQ.
    Như vậy, nhân học khẳng định, dân cư châu Á cùng một tổ tiên là Mongoloid phương Nam. Trong đó người Việt Nam có đa dạng sinh học cao nhất nên là cộng đồng già nhất và gần tổ tiên nhất. Điều này khẳng định: VN là nơi phát tích của dân châu Á. Một khi không nắm được những khái niệm cơ bản này sẽ dẫn đến cãi vã vô tận.

    Thích

    • Vậy mục đích của ông là gì? Việt Nam là nơi phát tích của dân châu Á nhưng Trung Hoa mới là cái nôi của văn minh lễ nhạc mà người Việt Nam học theo Khổng Lão suốt 1.000 năm qua. Châu Phi là nơi phát tích của loài người, nhưng vẫn là vùng trũng của thế giới.

      Người Việt cổ đem rìu đá lên khai thác đồng bằng Hoàng Hà hàng vạn năm trước, nhưng 5.000 năm trước đây thì dựng nước tự xưng là Hoa Hạ, không còn nhớ gì đất cũ nữa. Người Châu Phi khi ra khắp thế giới cũng không nhớ đất cũ nữa. Ăn cây nào rào cây ấy, địa lý thổ nhưỡng và hoàn cảnh lịch sử khác nhau sinh ra các dân tộc khác nhau.

      – Thổ dân Hòa Bình da đen tóc xoăn thì săn bắt hái lượm ở các cánh rừng Đông Nam Á.

      – Người Hung Nô, Mông Cổ thì thì chăn ngựa ở thảo nguyên phía bắc Trường thành.

      – Người Bách Việt thời Hán thì tản mát ở bờ sông triền núi một dải từ Cối Kê đến Giao Chỉ.

      – Người Tam Miêu thì ở giữa hồ Động Đình và hồ Bành Lãi.

      – Người Đông Di thì một dải bên sông Hoài-Tứ.

      – Người Bách Bộc thì ở mé nam sông Giang Hán.

      – Người Ba Thục thì ở bên sông Mân.

      – Người Giao Chỉ thì ở đồng bằng sông Hồng.

      Mỗi thời lại khác nhau, núi nào thì cây ấy, mạch đất nào thì sông ấy. Cũng như Hoàng Hà chảy vào Bột Hải. Sông Hồng chảy vào Vịnh Bắc Bộ. Sinh sống ở đó nhiều đời thì thành thổ dân, tự nhiên tiếng nói và phong tục sẽ độc lập với các nơi khác. Người Kinh ở Hà Nội lên Lạng Sơn gặp người Tày đã khác, chỉ cách nhau chưa đến 200 km, chưa kể qua biên giới 200 km nữa là gặp người Choang-Đồng, lên nữa gặp người Miêu- Dao càng khác nữa cả về ngoại hình lẫn tiếng nói phong tục. Chưa nói lên Vân Nam, Tây Tạng.

      Không hiểu các ông nhận thức lịch sử kiểu gì? Đừng ngồi một chỗ đọc mấy bài nghiên cứu tiếng Tây về chủng này tộc kia mà phán như thần nữa. Ngay từ bây giờ, này các ông hãy nghe tôi nói, hãy đọc Nhị thập tứ sử và sách sử truyền thống cho thuộc đi đã.

      Thích

  4. Bây giờ phân tích gien thì có được bằng chứng khoa học rõ ràng. Sách ngày trước dựa theo phương pháp cũ không đủ chính xác đâu. Người ta đã phân tích gien ra thì cứ xem đi đã, không thể dựa vào sách cũ để phủ nhận được. Sách còn phải được sửa lại theo nghiên cứu thì có!
    Cũng chưa biết là phân tích gien này đúng hay sai, còn phải tiếp tục, chưa thể công nhận la sự thật, chân lý được.
    Bộ gien chính là quyển sách ghi lại lịch sử tiến hoá của loài người và các loài sinh vật khác. Thật may, bởi khi một dân tộc đã không biết phát minh ra chữ viết đủ sớm để ghi lại tông tích của mình thì Tạo hoá đã lường trước và cho mỗi loài sinh vật một quyển sách khổng lồ để mang theo. Chỉ có điều là chưa biết cách đọc hết mà thôi.

    Thích

  5. Quảng Đông tân ngữ [Thanh – Khuất Đại Quân soạn]

    自秦始皇發諸嘗逋亡人、贅婿、賈人略取揚越,以謫徙民與越雜處。又適治獄吏不直者,築南方越地。又以一軍處番禺之都,一軍戍台山之塞,而任囂、尉佗所將率樓船士十餘萬,其後皆家於越,生長子孫,故囂謂佗曰,頗有中國人相輔。今粵人大抵皆中國種,自秦漢以來,日滋月盛,不失中州清淑之氣,其真酇發文身越人,則今之徭、僮、平鬃、狼、黎、岐、蛋諸族是也。夫以中國之人實方外,變其蠻俗,此始皇之大功也。佗之自王,不以禮樂自治以治其民,仍然椎結箕倨,為蠻中大長,與西甌、駱、越之王為伍,使南越人九十餘年不得被大漢教化,則尉佗之大罪也。蓋越至始皇而一變,至漢武而再變,中國之人,得蒙富教於茲土,以至今日,其可以不知所自乎哉。

    Từ thời Tần Thủy Hoàng (秦始皇) phát những kẻ tù tội từng trốn tránh, ở rể, nhà buôn đi đánh lấy đất Dương Việt (揚越), lấy làm dân đày xuống ở lẫn với người Việt (越). Lại đày những quan coi ngục không ngay thẳng đi phòng bị đất Việt miền nam, lại lấy một đội quân giữ ở đô thành Phiên Ngung (番禺), một đội quân đóng ở ải núi Đài Sơn (台山), lại có hơn chục vạn lính đi thuyền lầu mà bọn Nhâm Hiêu (任囂)-Úy Đà (尉佗) đem đi nữa. Sau này bọn ấy đều làm nhà ở đất Việt, sinh ra con cháu, cho nên Hiêu bảo Đà rằng “Lại nữa có người Trung Quốc (中國) giúp nhau.” Người Việt (粵) [chỉ người Hán ở tỉnh Quảng Đông] ngày nay đại khái đều là nòi người Trung Quốc, từ thời Tần (秦)-Hán (漢) đến nay ngày một đông đúc, không làm mất phong cách tốt đẹp của người Trung Châu (中州) [tức Trung Quốc], còn người Việt (越) [tức Bách Việt] cắt tóc xăm mình là các dân tộc Dao (徭)-Đồng (僮)-Bình Tông (平鬃)-Lang (狼)-Lê (黎)-Kỳ (岐)-Đản (蛋) vậy.

    Lấy người của Trung Quốc đi khai thác vùng kinh tế mới ở bên ngoài, biến đổi phong tục người mọi, là công lớn của Thủy Hoàng vậy. Còn như Úy Đà tự làm vua ở đất Việt mà không lấy lễ nhạc để tự trị dân ấy, vẫn cứ búi tóc ngồi xổm, xưng là ‘vua to của bọn mọi’, cùng bọn với vua các nước Tây Âu (西甌)-Lạc Việt (駱越), khiến cho người nước Nam Việt (南越) hơn chín mươi năm không được văn hóa của Đại Hán (大漢) bao trùm, vậy thì là tội lớn của Úy Đà vậy. Đại khái đất Việt từ thủa mở mang đến thời Thủy Hoàng là một lần biến đổi, đến thời Hán Vũ (漢武) lại biến đổi nữa, người Trung Quốc được giáo hóa bao trùm ở đất này từ đó đến nay. Có thể không biết là từ thủa ấy sao?

    ____________

    Kể từ thời Tần Hán đến nay, chính quyền Trung Quốc đánh nam dẹp bắc, di dân đi vùng kinh tế mới nhiều không kể xiết, phía tây bao trùm các bọn Nhục Chi, Đại Uyển, phía bắc hòa thân với bọn Hung Nô, Ô Hoàn, phía đông liên kết với bọn Uế Mạch, phía nam ở lẫn với bọn Bách Việt. Khiến cho các dân tộc hôn nhân qua lại rất nhiều. Giao Chỉ cũng không tránh được việc ấy.

    Tuy nhiên tùy từng vùng có hoàn cảnh địa lý và chính trị riêng mà có sự khác biệt.

    Thích

  6. “Chuyện về Thái Bá, Cơ Tử thì sử sách ghi nhận từ lâu. Giao Chỉ nội thuộc từ thời Hán Đường, thế mà không có sách Tàu nào ghi nhận có dòng dõi của Thần Nông ở Giao Chỉ dựng nước. Chuyện này, kể cũng lạ. Đúng là lạ đến khó tin”
    Vâng, rất kỳ lạ ở chỗ Kinh Dương Vương và Lạc Long Quân là dòng dõi của Thần Nông mà sử Tàu không ghi nhận. Trong khi đó Hoàng Đế vốn là “giặc phương Bắc” lại được “cơ cấu” vào dòng dõi Thần Nông ! Bởi thế mới nói sử Tàu “thay đen đổi trắng, đem giặc về thờ” (mà chuyện này không chỉ một lần)
    Còn chuyện Kinh Dương Vương là tổ tộc Việt thì cũng đáng ngờ ! Nếu như ở các thế kỷ trước thì còn tạm tin được vì chưa có cơ sở khoa học để phản bác. Còn bây giờ thế kỷ 21 rồi, khảo cổ học đã chứng minh người cổ Hòa Bình là thủy tổ tộc Việt, đã xuất hiện cách đây hàng vạn năm. Cũng như người châu Âu mấy thế kỷ trước tin rằng ông Adam và bà Eva là thủy tổ loài người, còn nay thì họ đã biết rằng thủy tổ loài người ra đời ở châu Phi vậy.
    Nhưng câu chuyện có vẻ lạc đề rồi. Hãy quay lại chủ đề của bài này là người Việt và người Hán có cùng mã di truyền hay không. Nếu muốn trả lời câu hỏi này mà chỉ tra cứu truyền thuyết, lịch sử, văn hóa, phong tục hay dựa vào ngoại hình, ngôn ngữ, nơi sinh sống thì chẳng khác nào so sánh nhóm máu 2 người mà không xét nghiệm, chỉ dựa vào quá trình sinh trưởng, học tập, làm việc, trình độ văn hóa, ngoại hình, nơi ở… mà phán vậy !

    Thích

    • Từ khi nào mà Hoàng Đế là giặc thế? Hoàng Đế là chư hầu của dòng họ ông Thần Nông. Cuối thời ông Thần Nông là Đế Du Võng suy yếu thì Hoàng Đế nổi lên đánh dẹp các chư hầu, lên ngôi thiên tử, giống nhà Ân thay nhà Hạ, nhà Thương thay nhà Châu ở đồng bằng sông Hoàng Hà vậy thôi.

      Cứ theo sử Việt thì vua Hùng (cha là Lạc Long Quân, ông nội là Kinh Dương Vương) là cháu nhiều đời đời của Đế Minh, được phong ở phương nam, cũng là chư hầu của dòng họ ông Thần Nông. Cho nên sử Việt cũng nói khi Hoàng Đế dựng muôn nước (sau khi thay Đế Du Võng), giới hạn Giao Chỉ ở góc tây nam. Giao Chỉ tức là nước của vua Hùng. Đó chỉ là một thuyết xuất hiện muộn ở thời sau.

      Ít nhất còn một thuyết theo Đại Việt sử lược là thời Châu Trang Vương có dị nhân chinh phục các bộ lạc, xưng là Hùng Vương (hoặc Đối Vương).

      Tôi là chán các ông họ Nghiêm họ Hà lắm rồi đó. Các ông có biết đọc sử không nữa. Tôi viết bao nhiêu bài rồi, các ông có đọc được không?

      Còn chuyện xét nghiệm ADN tuy tôi không thạo nhưng cũng biết rằng các dân tộc ở một vùng đất nào đó lâu đời hôn nhân qua lại dây mơ rễ má họ hàng với nhau thì giống nhau. Ở xa thì khác nhau. Ví dụ người châu Phi lâu đời ở châu Phi thì da đen tóc xoăn, người châu Á lâu đời ở châu Á thì da vàng. Người Hán lâu đời ở Trung Quốc thì khác người Việt ở đồng bằng sông Hồng. Thổ dân săn bắt hái lượm ở các cánh rừng Đông Nam Á (hậu duệ của người Hòa Bình da đen tóc xoăn) cũng khác với người Kinh hiện nay vì người Kinh suốt 4.000 năm cũng hôn nhân qua lại với nhiều dân tộc rồi. Người săn bắt hái lượm ở rừng thì ít hôn nhân bên ngoài thì vẫn giữ được nét cổ từ tổ tiên.

      Thích

      • “Cuối năm 2006, trong tài liệu: “Cội nguồn văn minh nông nghiệp ở Trung Quốc”, giáo sư Zhou Jixu viết: Không giống như các dân cư Ngưỡng Thiều và Hà Mục Độ là những người đến từ miền Nam Trung Quốc, dân cư của Hoàng Đế đến từ phía Tây của Trung Quốc, từ phần phía Tây của lục địa Âu-Á.
        Họ chinh phục người dân của lưu vực Hoàng Hà và Dương Tử, những người thủ đắc nền văn hóa nông nghiệp phát triển. Bằng cách kết hợp văn hóa riêng của họ với các yếu tố văn hoá của người bản địa, dân cư của Hoàng Đế từng bước phát triển một nền văn minh rực rỡ mới vào thời Hạ, Thương và Chu”
        – “Chinh phục” có phải là xâm lược, là “giặc” không nhỉ ?
        “Đúng là dân cư Trung Quốc hợp thành từ ba nguồn chính: Hoa Hạ, Đông Di và Nam Man. Và cũng đúng người Hoa Hạ là con cháu Viêm Đế và Hoàng Đế. Nhưng không phải Viêm Đế họ Khương, Hoàng đế họ Cơ mà là hai chủng tộc Bách Việt và Mông Cổ”
        “phân tích nguồn gen người Hán cùng tình hình dân cư khu vực cho thấy, thời điểm phía Nam Hoàng Hà bị xâm lăng, người Hoa Hạ chưa ra đời, còn người Ngưỡng Thiều và Hà Mục Độ, là nạn nhân nên không thể là chủ thể của cuộc xâm lược. Có thể khẳng định, Xâm lăng Bách Việt khoảng 2600 năm TCN là người Mongoloid phương Bắc”
        Tất cả đều được trích từ đây :
        http://doque.net/toc-nguoi-han-o-trung-quoc/
        Hãy đọc kỹ và đọc hết những bài nghiên cứu kiểu này (còn nhiều bài lắm), kết hợp với cổ sử, cùng với tư duy phản biện, mới có cái nhìn đúng hơn về lịch sử.

        Thích

      • Tôi cũng từng nghe các giả thuyết như vầy rồi. Zhou Jixu (周及徐) là một nhà nghiên cứu ngôn ngữ Trung Quốc cho rằng tiếng Hán có quan hệ với tiếng Ấn-Âu. Một luồng quan điểm từng cho rằng cội nguồn văn minh Trung Quốc là Ngũ Đế (Hoàng Đế, Khốc, Nghiêu, Thuấn, Vũ) có gốc từ vùng Lưỡng Hà qua ngả Trung Á mà vào miền Trung Nguyên.

        Tôi là Tích Dã cho rằng: Nếu như vậy thì cũng không có gì ngạc nhiên. Lưỡng Hà là cái nôi văn minh của thế giới về thiên văn, lịch pháp, luyện kim, chữ viết, đã truyền qua Hy Lạp, La Mã, Ấn Độ, Ai Cập. Nếu có một bộ phận dân Lưỡng Hà di cư vào Trung Quốc (ở đây nói là gia tộc họ Cơ của Hoàng Đế) thì cũng phải trải qua quá trình hòa nhập với địa phương, liên kết với các bộ lạc bản địa. Dù sao thì cũng là chất xúc tác của văn minh về sau, mới có có nhà Hạ Thương Châu sau này. Đất lành thì cây mới tươi tốt, mảnh đất Thần Châu là mảnh đất lành cho các dân tộc thời xưa.

        Thích

  7. Cho rằng bộ lạc Hoàng Đế có gốc từ Lưỡng Hà vẫn chưa đúng, vì người Lưỡng Hà thuộc chủng Ấn – Âu, mang mã di truyền Europeoid, không thể có hậu duệ là người Hán mang mã di truyền Mongoloid phương Nam được.
    “Zhou Jixu cho rằng những người vào lưu vực Hoàng Hà chiếm đất của người Bách Việt là những bộ lạc Tiền Ấn – Âu. Chính những người mang gen Indo-Europians này làm nên thành phần chủ lực của dân số Trung Quốc là người Hán.
    Nhưng di truyền học khi phát hiện bộ gen Mongoloid phương Nam của người Hán đã BÁC BỎ giả thuyết này. Nếu quả như tác giả nói thì hiện nay, người Hán phải có mã di truyền Ấn – Âu giống như người Ấn Độ. Đó là điều không tồn tại trên thực tế”
    Thực ra, bộ lạc Hoàng Đế thuộc chủng Mông Cổ phương Bắc, như các đoạn trích sau đây đã chỉ rõ :
    “Đúng là dân cư Trung Quốc hợp thành từ ba nguồn chính: Hoa Hạ, Đông Di và Nam Man. Và cũng đúng người Hoa Hạ là con cháu Viêm Đế và Hoàng Đế. Nhưng không phải Viêm Đế họ Khương, Hoàng đế họ Cơ mà là hai chủng tộc Bách Việt và Mông Cổ”
    “Khoảng 2600 năm TCN, người Mông Cổ phương Bắc vượt Hoàng Hà xâm lăng Bách Việt. Họ hòa huyết với người Bách Việt, sinh ra người Mongoloid phương Nam, tự gọi là Hoa Hạ”
    “Khi nhà Tần sụp đổ, Lưu Bang lập nước dựa trên cương vực và thể chế nhà Tần, đã lấy tên tộc Việt của mình là Hòn, Hon (漢) theo cách đọc Bắc Kinh là Hán, đặt cho vương triều.
    Từ thời điểm đó, danh xưng Hoa Hạ được thay bằng danh xưng Hán để chỉ người Mongoloid phương Nam chiếm đa số trong dân cư Trung Quốc”
    Từ các đoạn trích trên suy ra người Hán, mang gen Mongoloid phương Nam là do người Mongoloid phương Bắc (Hoàng Đế, bên xâm lược) hòa huyết với người Việt (bộ lạc Viêm Đế, bên bị xâm lược) sinh ra người Hoa Hạ, về sau gọi là người Hán.

    Thích

  8. ● Dạ xin thưa với các Lão Tiên Sinh là :
    Người ở vùng Lưỡng Hà kể từ khi bị Đế QUốc La Mã xâm chiếm và cai trị từ thời Alexandre Đại Đế vào năm 333 TCN trở về sau . vì bắt đầu từ giai đoạn này họ mới có sự hòa huyết giữa người bản địa và người Hy Lạp, người Ai Cập, người Thổ Nhī kỳ v v Riêng Ấn Độ thì từ năm 327 TCN – 325 TCN đội quân La Mã chỉ chiếm một vài bộ lạc hoặc các nước nhỏ ở phía băc chứ không có xâm chiếm các nước lớn ở trong lãnh Thổ của ẤN ĐỘ . Mãi đến thế kỷ thứ hai sau công nguyên người Ấn Độ lại hoà hợp với người La Mã ( là người Hy Lạp trong thời gian này ) =》 Do sự hoà huyết lớn này nên cả một vùng rộng lớn ở Tây Á sinh ra giống con lai giữa người bản địa và người Hy Lạp nên mới gọi là chủng dân ẤN – Âu ( có nghĩa là chủng người ẤN ĐỘ lại với người có gốc là Châu Âu )
    ● Hiên Viên là con của Thiếu Điển sống ở vùng Hoa Dương gần bờ tây của con sông Lạc, có họ là họ Hùng ( gấu ) nguồn cội ở gần núi Hùng ( gấu ) thuộc thị tộc Thần Nông nay thuộc vùng đông nam của tỉnh Tứ Xuyên. Chỉ có ông ngoại là tộc họ HỮU thuộc Thị tộc Khương. Như vậy đến đây ta chỉ biết Hiên Viên có 25% gen của bộ tộc Khương cua Phục Hy Còn trở về trước nữa thì không thể xác định được Vì Thị tộc của Phục Hy vào xâm chiếm và cai trị toàn bộ vùng Trung Ngyuên của TQ kể cả vùng Tứ Xuyên v v Với một thời gian gần cả 1000 năm =》 cho nên khó mà xác định được chính xác !
    ● Còn Viêm Đế là một họ tộc sống bằng nghề sản xuất Viêm thuộc thị tộc Thần Nông, sống ở huyện Tử Cống thuộc tỉnh Tứ Xuyên ngày nay , =》 Cả hai ở gần nhau và cũng gần thời điểm và cũng khó mà xác định nguồn gốc chính xác được !
    Hiên Viên và các vị Đế của triều đại của họ tộc Viêm Đế chỉ là thành phần hậu sinh nên không thể nào qui kết là chủng người Mongoloid từ phương bắc xuống xâm lược vùng Trung Ngyuên của TQ được !
    Muốn biết rõ thì phải trở về thời của Phục Hy. Vì chính Phục Hy mới là người dẫn dắt các bộ tộc du mục ở vùng Thanh Hải – Tây Tąng mà xâm chiếm vào vùng Trung Nguyên của TQ . Trong quá trình này thì không biết họ xử lý những người bản địa như thế nào ? Vì đi cùng với họ còn có 2 chủng người Khổng lồ và một chủng người đại văn minh khác nữa ! ( chắc các vị cũng từng nghe chủng người dài trong sách Hoa Dương QUốc Chí, người này dài tới 100 thước, hoặc các lực sĩ của nước Thục đều là những người này cả ! Vào năm 493TCN khi Ngô Phù Sai đánh bại Việt Vương Câu Tiễn ở Cối Kê, khi rút quân về lão ta sai quân về nước mang thuyền lớn sang để chở bộ xương người Khổng lồ để đem về nước. Hay trước khi nhà Tần tiêu diệt nhà Thục vào năm 316 TCN lúc này có 3 lực sĩ là người Khổng lồ giúp sức cho vua nước Thục vì bị mắc mưu của vua Tần mà cho phá núi để làm một con đường phẳng sang giáp với biên giới của nước Tần nhằm ăn cắp một con ngựa đá cứ ban đem thì đại tiện ra toàn là vàng. Nhờ dùng kế này mà sau này khi nước Thục và nước Ba giao chiến kịch liệt hơn một năm thì cả hai bị Lưỡng Bại Câu Thương . Đến lúc này nước Tần mới dốc toàn lực đi theo con đường ấy mà tiêu diệt cả 2 nước và gộp lại thành một quận Thục Ba . Hay năm thứ 19 của Tần Thủy Hoàng # (229 TCN ) TỪ Quãng tâu ở quận Ba xuất hiện người lớn cao 25 trượng 6 thước, hay năm thứ 26 xuất hiện 12 người lớn cao 5 trượng ở huyện Lâm Thao trước là chỗ ở của người Khương . Cho nên Tần Thủy Hoàng mới ra lệnh gom tất cả binh khí bằng đồng thu được đúc thành 12 tượng theo đúng kích cỡ người thật. Ở miền Bắc của VN có Lý Ông Trọng cũng là chủng người Khổng lồ ngay trong sách cói của người Ai Cập cũng có ghi lại chủng người này vào thời điểm 1500 TCN v v )
    Ngoài ra còn có hai chủng người đại văn minh khác nữa và một số chủng người khác với loài người hiện đại của chúng ta nữa )
    Nếu chúng ta chỉ dựa vào những gì mà ta mới biết mà vội vàng kết luận thì cũng chẳng có đúng hoàn toàn đâu !
    Nếu ta biết được mã di truyền của chủ nhân của ngôi mộ số 45 của một quần thể mộ ở dốc Tây Thủy, TP Bộc Dương của tỉnh Hà Nam thì chúng ta sẽ biết một trong những tộc người theo thị tộc Khương củaPhục Hy vì đây là mộ của con trai trưởng hoặc hậu dụê của Phục Hy. Và đây cũng là bộ tộc Xuy Vuu .
    ● Về mặt khảo cổ học thì ở VN thì có di cốt được khai quật năm 2004 tại Mái Đá – Đú Sáng ( Kim Bôi – Hoà Bình ) có niên đại là khoảng 20000 năm
    ● Di cốt tìm thấy ở Sơn Vi có niên đại khoảng 32000 năm tuổi =》 Đây là những di cốt có niên đại cao nhất vào thời điểm này nhưng chưa xác định mã di truyền ADN )

    ● Trong khi đó vào ngày 21 / 01 / 2013 Các nhà khảo cổ học người Đức công bố bộ xương của người đàn ông ở hang Điền Nguyên ( TQ) có niên đại khoảng 40 000 năm ( chưa xác định ADN )
    ● Năm 2009 tại hang Tampaling ở bắc Lào người ta tìm được hộp sọ người hiện đại có niên đại khoảng 63 000 năm tuổi ( chưa có xác định ADN )
    ● năm 1970 tìm thấy bộ di cốt người ở Lưu Giang tỉnh Quảng Tây của TQ , có niên đại khoảng 68 000 năm tuổi, thuộc chủng loại Mongoloid
    ==》 Đây là những gì của ngành khảo cổ học biết được nhưng cũng không thế nào để đi đến kết luận chính xác được !
    ● Các vị vua Hùng của nước ta là Hùng ( gà chọi ) chứ không phải họ Hùng ( gấu ) con của Lộc Tục
    Phú Tiên – TN : 10/09/2021

    Thích

  9. Người Homo sapiens từ châu Phi đi sang phía Đông, dĩ nhiên phải đi qua Lưỡng Hà. Lúc đó là hàng chục ngàn năm trước, chưa có chủng Ấn – Âu, bộ lạc Hoàng Đế cũng chưa ra đời. Do đó, nói bộ lạc Hoàng Đế từ Lưỡng Hà xâm nhập Trung Hoa chẳng phải sai lầm lắm ru ?
    Theo ngành Nhân chủng học, “đại chủng Mongoloid ra đời ở trung tâm châu Á, nơi đó ngày nay còn tiểu chủng Mông Cổ (sống ở Ngoại Mông và Nội Mông). Từ Mông Cổ, họ đi lên phía Bắc, sinh ra tiểu chủng Siberian; đi sang phía Đông, sinh ra tiểu chủng Đông Á. Ba tiểu chủng này hợp thành chủng Mongoloid phương Bắc. Người Mongoloid cũng đi xuống phương Nam (xâm nhập Trung Hoa), hòa huyết với dân ở đó (chủng Australoid), sinh ra chủng Mongoloid phương Nam”
    Bộ lạc Hoàng Đế xâm nhập Trung Hoa từ phía tây bắc (thuộc khu vực của tiểu chủng Mông Cổ), chung sống với người Việt cổ Hòa Bình ở Trung Nguyên, sinh ra người Hoa Hạ. Mà người Hoa Hạ đã được xác định thuộc chủng Mongoloid phương Nam. Vậy giả thuyết bộ lạc Hoàng Đế thuộc tiểu chủng Mông Cổ (Mongoloid phương Bắc) là hoàn toàn có cơ sở (chứ không phải vội vàng kết luận)
    Về họ nhân vật Hoàng Đế, có sách nói là họ Cơ, có chỗ nói là họ Hiên Viên, rồi họ Công Tôn, họ Hữu Hùng, không biết đâu mà lần. Rồi có chỗ thì nói Hoàng Đế sinh ở Thọ Khâu (Sơn Đông) sau lại chuyển đến sống ở vùng Cơ Thủy (tây bắc Trung Hoa), gần bộ lạc Viêm Đế. Nay tiên sinh lại dạy rằng Viêm Đế sống ở huyện Tử Cống thuộc tỉnh Tứ Xuyên ngày nay, cả hai sống gần nhau. Thật không biết tin vào đâu !
    Tiên sinh còn nói Phục Hy là người đã dẫn dắt dân du mục xâm chiếm Trung Nguyên gần cả 1000 năm trước Hoàng Đế. Nếu điều này mà đúng, thì thêm một dẫn chứng nữa về chuyện sử Tàu “đổi trắng thay đen…”
    Còn chuyện về những người khổng lồ, chỉ thấy trong truyền thuyết, chưa có chứng cứ khảo cổ, nên chưa thể kết luận điều gì.

    Thích

  10. Quốc ngữ (國語) – Lỗ ngữ (魯語)

    [Chiến quốc – Nho gia soạn]

    吳伐越,墮會稽,獲骨焉,節專車。吳子使來好聘,且問之仲尼,曰:「無以吾命。」賓發幣于大夫,及仲尼,仲尼爵之。既徹俎而宴,客執骨而問曰:「敢問骨何為大?」仲尼曰:「丘聞之:昔禹致群神于會稽之山,防風氏後至,禹殺而戮之,其骨節專車。此為大矣。」客曰:「敢問誰守為神?」仲尼曰:「山川之靈,足以紀綱天下者,其守為神;社稷之守者,為公侯。皆屬于王者。」客曰:「防風何守也?」仲尼曰:「汪芒氏之君也,守封、嵎之山者也,為漆姓。在虞、夏、商為汪芒氏,于周為長狄,今為大人。」客曰:「人長之極幾何?」仲尼曰:「僬僥氏長三尺,短之至也。長者不過十之,數之極也。」

    Người Ngô (吳) đánh nước Việt (越), đào núi Cối Kê (會稽) thì thu được một bộ xương, đốt xương dài vừa một cỗ xe. Vua Ngô sai sứ đem lễ vật đến thăm, nhân đó hỏi chuyện ấy với Trọng Ni (仲尼), dặn trước rằng:

    – “Đừng nói đây là lệnh của tôi.”

    Sứ giả tặng lễ vật cho quan Đại phu và Trọng Ni. Trọng Ni mời sứ giả uống một chén rượu, rồi bày đồ ăn mà mở tiệc đãi khách. Sứ giả cầm đốt xương ra mà hỏi rằng:

    – “Dám hỏi có đốt xương nào lớn thế này không?”

    Trọng Ni nói:

    – “Khâu (丘) nghe nói ngày xưa vua Vũ (禹) họp các vị thần (神) ở trên núi Cối Kê, thần Phòng Phong (防風) đến muộn, vua Vũ giết mà phanh thây đi, đốt xương của thần ấy dài vừa một cỗ xe. Đấy là đốt xương lớn nhất vậy.”

    Sứ giả nói:

    – Dám hỏi người giữ gì thì gọi là thần?”

    Trọng Ni nói:

    – “Thần của sông núi đủ để làm kỷ cương cho thiên hạ, người giữ chỗ ấy thì gọi là thần (神). Còn người giữ xã tắc thì gọi là công hầu (公侯), đều lệ thuộc vào vương (王).”

    Sứ giả nói:

    – “Phòng Phong giữ gì?”

    Khổng Tử nói:

    – “Là vị thần giữ núi Phong (封)-Ngu (嵎), làm quân trưởng của nước Phòng Phong, mang họ Tất (漆). Vào thời Ngu (虞)-Hạ (夏)-Thương (商) là nước Uông Mang (汪芒), vào thời Châu (周) là nước Trường Địch (長狄), nay gọi là nước Đại Nhân (大人).”

    Sứ giả nói:

    – “Người ta lớn đến đâu là cùng?”

    Trọng Ni nói:

    – “Người nước Tiêu Nghiêu (僬僥) chỉ dài ba thước, là người lùn nhất vậy. Người lớn nhất cũng dài không quá mười lần như thế, là hết mức rồi.”

    ________________

    Hán thư (漢書) – Ngũ hành chí (五行志)

    [Hán – Ban Cố soạn]

    史記秦始皇帝二十六年,有大人長五丈,足履六尺,皆夷狄服,凡十二人,見于臨洮。天戒若曰,勿大為夷狄之行,將受其禍。是歲始皇初并六國,反喜以為瑞,銷天下兵器,作金人十二以象之。遂自賢聖,燔詩書,阬儒士;奢淫暴虐,務欲廣地;南戍五嶺,北築長城以備胡越,塹山填谷,西起臨洮,東至遼東,徑數千里。故大人見於臨洮,明禍亂之起。後十四年而秦亡,亡自戍卒陳勝發。

    Sách sử chép vào năm thứ hai mươi sáu thời Thủy Hoàng Đế (始皇帝) nhà Tần (秦) có thấy cả thảy mười hai người khổng lồ ở huyện Lâm Thao (臨洮), mình dài năm trượng, bàn chân dài sáu thước, đều mặc áo của người Di Địch (夷狄). Đấy là trời răn đe chớ có gây gổ với người Di Đich, nếu không sẽ gặp vạ. Năm đó Thủy Hoàng vừa chiếm cả sáu nước, trái lại cho rằng đó làm điềm lành, liền thu nấu binh khí trong thiên hạ để đúc thành mười hai pho tượng người đồng. Rút cuộc, [nhà Tần] tự cho mình là bậc hiền thánh, đốt Thi (詩)-Thư (書), chôn nhà Nho (儒), làm việc xa xỉ bạo ngược, phía nam đóng quân ở đất Ngũ Lĩnh (五嶺), phía bắc đắp thành dài để phòng bị người Hồ (胡)-Việt (越), xẻ núi lấp hang, phía tây bắt đầu từ Lâm Thao sang phía đông đến ở Liêu Đông (遼東), trải dài mấy nghìn dặm. Cho nên người khổng lồ xuất hiện ở Lâm Thao là điềm báo họa loạn nổi lên. Mười bốn năm sau thì nhà Tần mất, mất từ khi người lính thú là Trần Thắng (陳勝) nổi dậy vậy.

    _________________

    Người khổng lồ [đại nhân (大人) hoặc cự nhân (巨人)] được ghi chép thời xưa. Nhiều nơi trên thế giới cũng có nói.

    Truyền thuyết Trung Hoa xưa có nói núi Côn Luân (崑崙) là nơi linh thiêng, ít nhiều cũng có ý nghĩa văn minh của Trung Hoa cũng liên hệ với vùng này. Hoàng Đế mất táng ở Kiều Sơn (橋山) cũng thuộc phía tây của Trung Nguyên. Viêm Hoàng nổi lên ở sông Khương Thủy (姜水), Cơ Thủy (姬水) cũng thuộc vùng phía tây. Các dân tộc anh em Khương (羌), Tạng (藏), Di (彜) gần gũi cũng ở phía tây.

    Thích

  11. ● Những người sống ở vùng Lưỡng Hà khi được gọi là chủng người ẤN – Âu là kể từ khi Đế QUốc La Mã cụ thể là AlexaAlexandre 333 TCN đến xâm chiếm vùng này trở về sau này mà thôi , cụ thể là khi Ân Độ gia nhập vào khối này vào khoảng đầu thế kỷ thứ lll sau công nguyên . Còn trước kia thì không có từ ẤN – Âu để chỉ những người sống ở vùng này. ( ẤN có nghĩa hẹp là nước ẤN ĐỘ còn Âu ở đây chỉ những người Hy Lạp và những người đi theo đoàn quân này xuống sinh sống ở và hòa huyết với người vùng này. Hy Lạp là thuộc châu Âu )
    ● Cha của Hiên Viên có họ là Hùng ( Hùng gấu ), còn mẹ thì có họ là HỮU cho nên sử liệu nào ghi chép là HỮU Hùng là ghép họ mẹ và họ cha lại đấy. Còn họ Cơ là khi ông trưởng thành và đi lên sinh sống ở vùng đất Cơ Thủy ở bờ tây của Thượng nguồn con sông Lạc , nơi đây thuộc họ tộc Cơ sinh sống nên ông phải đổi sang họ Cơ ( có lẽ ông ta ở rễ tại vùng này ) sau đó ông mới đưa dân của bộ tộc của mình tiến chiếm lên phía bắc, và sau đó chiếm vùng đất Hạ ở bờ bắc của vùng trung lưu của sông Hoàng Hà . Thế lực ngày càng mạnh ông mới tiến chiếm dọc theo hai bên bờ sông Hoàng Hà ( chủ yếu là bờ bắc ) sau đó Đế Du Dõng bị chủng người hình người đầu thú quấy phá ở tỉnh Sơn Tây nên mới cầu Hiên Viên trợ giúp. Sau khi chủng người này bỏ đi thì giữa hai anh em xảy ra mâu thuẫn và họ Tử Chiến với nhau ở Phản Tuyền, Trác Lộc, đánh 3 trận thì Đế Du Dõng thua cả 3 có sách thì nói Đế Du Dõng chết còn có sách thì nói Đế Du Dõng bị bắt bị phế truất và cho về hưởng lộc một ấp ở Lạc Dương. =》 Như vây Hoàng Đế Hiên Viên không phải là người từ phương bắc xuống xâm chiếm Trung Ngyuên. Còn Hiên Viên là biệt danh của ông ta . Còn những họ tên khác và quê ở tỉnh Sơn Đông là hoàn toàn không đúng . ông ta ở phía đông nam của tỉnh Tứ Xuyên ngày nay .Đế Lai sau khi đi xuống phương nam để mất bà Âu Cơ khi trở về bằng đường thủy , theo cơn Sông Lạc ( sông Lạc nằm ở phía tây của huyện Trùng Khánh của TQ ngày nay ) khi đến vùng Hoa Dương thì gặp bà HỮU Kiều ( mẹ của Hiên Viên ) hai người mới lấy nhau và sinh ra Du Dõng, Du Dõng là người đánh với Hiên Viên ở Phản Tuyền – Trác Lộc. .Cả hai là anh em cùng mẹ khác cha mà thôi. ! ( Hiên Viên sinh năm 2698 TCN và Mất năm 2599 TCN có sách là năm 2597 TCN )
    Còn Phục Hy có sách ghi lại năm cao nhất là 4480 TCN – 4369 TCN . Người con trai cả là Thanh Kiền cai quản phương đông có Đế Đô gần TP Bộc Dương hay còn được gọi là Thanh Đế ( một trong năm vị Đế độ Trì và quyết định vận mạng cho mỗi người của sách tử vi ) .
    Các vị tiên sinh tranh luận về nguồn gốc của Xuy Vuu mà không biết là họ là họ tộc của con trai cả của Phục Hy à ? ? ?
    Tôi đã cung cấp dữ liệu về mặc khảo cổ học là vào năm 1970 của thế kỷ trước người ta đã tìm thấy một bộ xương người ở Lưu Giang của tỉnh Quảng Tây của TQ. Bộ xương này có niên đại lên đến 68000 năm và là chủng người Mongoloid . =》 Vậy thì vào thời của Hiên Viên hay Phục Hy thì còn có ý nghĩa gì chứ ? ? ? Hơn 60 000 năm trước chủng người Mongoloid đã có mặt tại Lưu Giang của tỉnh Quảng Tây rồi mà !
    Hay năm 1933 -> 1934 của thế kỷ trước, các nhà khoa hoc khai quật hang thượng ở tỉnh và Hà Bắc và tìm thấy được 3 hộp sợ là : 101 , 102 và 103 ( ký hiệu ) có niên đại khoảng 27000 năm , hộp sọ 101 là chủng người Mongoloid , hộp sọ 102 là chủng người MelanerPan còn hộp sọ 103 là chủng người Eskimo . Mà người Nhật và người Hàn Quốc + Triều Tiên lại có rất nhiều người thuộc chủng Eskimo này !
    ● Năm 1970 của thế kỷ trước người ta tìm thấy một hộp sọ ở hồ Mungo Châu Úc có niên đại đại khoảng 68000 năm
    =》 Đây chỉ là một phần rất nhỏ mà con người tìm được thì chúng ta tạm kết luận như vậy ! Chứ không thể nào khẳng đinh 100% được.
    Các nhà khảo cổ học đã tìm thấy hộp sọ của 2 loại người ở trên đầu có mọc 2 cái sừng , 1 ngón tay dài hơn 38cm và một bộ hài cốt người Khổng lồ và một số chủng người khác với loài người hiện đại nữa ! Tại tiên sinh chưa cập nhật được đó thôi !
    Chẳng hạn ở trong các hang động ở tỉnh Quảng Bình của VN là nơi cư trú của chủng người văn minh có mỗi bàn tay và bàn chân là 6 ngón ( điều này vua hang động Hồ Khanh đã thấy được dấu của bàn chân 6 ngón in trên nền đất của hang động trong một lần bị lạc và ngủ lại trong hang ,sáng dậy thì anh ta thấy xung quanh có rất nhiều dấu chân như vậy . Nhưng anh ta chỉ biết bàn chân chứ chưa biết đến bàn tay ,Còn tôi thì đã biết hơn 40 năm trước rồi ! Năm rồi các thợ lặn dựa vào chuyện thám hiểm độ sâu của các hang ngầm nhưng thật ra là họ muốn tìm ra chỗ ở của chủng người Đại văn minh này mà thói !ít ra 2500 năm trước họ văn minh hơn chúng ta thời bây giờ nữa đấy !
    Ở bảo tàng TP HCM có một hộp sọ của chủng người ĐẦU THÚ. Có niên đại hơn 2000 năm .Nhìn vào hình dạng của hộp sọ thì tôi biết ngay đó là của một chủng Người Đại Văn Minh khác Chủng người này có bàn tay và bàn chânmỗi cái chỉ có 3 ngón mà thôi ! Phi thuyền của họ có hình quả trứng rắn .Họ từng tạc và dựng một bức tượng bán thân và xếp những tảng đá khá lớn thành một vòng tròn ở trên sao hoả, ngoài ra họ còn có 1 số căn cứ ở các tiểu hành tinh nữa !
    =》 Những nền văn minh này họ liên lạc với nhau bằng sóng hình xoắn ốc theo phương thẳng chứ không theo dạng sóng cầu như chúng ta sử dụng . Do đó các nhà khoa hoc lại dùng dụng cụ thu sóng theo sóng cầu hay dạng hình sin thì không bao giơ thu được tín hiệu của họ cả ! ! !
    ==》 Không khéo chủng người của chúng ta là SẢN PHẨM LAI TẠO CỦA HỌ NỮA ĐẤY ! ! !
    Phú Tiên – TN : 12/09/2021

    Thích

  12. Hà văn Thùy viết lui viết tới cũng bấy nhiêu thôi, nhưng công lớn nhất của ông là tạo điều kiện cho người khác phô diễn kiến thức của mình. Tôi kiến thức ít ỏi nên tin nguồn gốc của người Việt bắt đầu từ câu chuyện Kinh Dương Vương lấy Long Nữ sinh ra Lạc Long Quân, Lạc Long lấy Âu Cơ sinh ra vua Hùng. Vì vậy nước ta có đền thờ vua Hùng, nhưng không biết vì sao trước đây không thờ Lạc Long Quân, đền thờ ông chỉ mới xây gần đây thôi, còn Kinh Dương Vương lại bị người Việt cho ra rìa. Sao vậy nhỉ!? Nhưng dù sao cũng lỡ tin rồi như tin có ông trời, vì ông này cũng là người Lạc Việt nên hết sức bực mình khi đọc mấy lời này của Tạ chí Đại Trường: “Không thể nói chuyện vua Hùng rực rỡ khi Nguyễn Trãi (1428) chỉ nói đến Triệu (Đà) là xưa nhất trong quốc thống của mình. Nhưng những điều đó không thể thuyết phục những người cầm quyền hiện nay. Họ không cần bịa ra nhưng chỉ làm mới một truyền thống bịa đặt lúc xưa bằng quyền lực hiện tại của mình cũng thấy là đủ… Như đã phát biểu từ đầu, chúng tôi dễ dàng tán thành lập luận của ông X nên chỉ có thể lặp lại bằng cách khác thôi”. (ông X là ông Mỹ Kelly, nhiều người có học, nhất là trẻ cở TTD, CML lý tưởng ông này lắm) Chắc ông này bị ngộ độc bởi trí thông minh của mình rồi.

    Thích

  13. Kinh Dương Vương , Lạc Long Quân và Các Vua Hùng ( con của Lạc Long Quân và bà Âu Cơ ) không phải là các vị Vua Hùng đã dựng nên nước Văn Lang ở Phong Khê ở miền Bắc của VN . Thì hà cớ gì mà người Việt Nam phải dựng đền thờ chứ ? ? ?
    Hùng Vương dựng nước ở miền Bắc của VN là Hùng gà chọi thuộc thị tộc Việt Thường mà , họ đâu có liên quan gì với nhau cả !
    Do sự hiểu lầm mà ra cả đấy ! ! ! Vậy chẳng hay có vị tiên sinh nào luận giải dùm không vậy nhi ?
    Xin lỗi Tiên Sinh Chúng tôi tranh luận là để làm sáng tỏ mọi góc khuất của vấn đề chứ không hề có dụng ý là khoe khoang kiến thức đâu ạ ! ! !
    Vì KIẾN THỨC BAO LA NHƯ CÁ Ở ĐẠI DƯƠNG VẬY. CÒN MỖI NGƯỜI CHÚNG TA NHƯ MỘT LÃO NGƯ PHỦ VỚI DỤNG CỤ THÔ SƠ VẬY , VẬY. =》 VẬY THÌ ĐÂU CÓ AI DÁM NÓI LÀ MÌNH ĐÃ BẮT ĐƯỢC HẾT CÁ Ở ĐẠI DƯƠNG. Có tự cao tự đại như Lão Cao Bá Quátthì cũng dám nói là TRONG THIÊN HẠ VỐN CÓ HAI BỒ VĂN CHƯƠNG, THÌ TA ĐÂY CHIẾM HẾT MỘT NỬA ●
    Chúng tôi muốn chấn chỉnh lại , hoặc muốn làm rõ một vấn đề gì đó cho đến nơi đến chốn cố gắng là gần đúng với sự thật thôi ạ !
    Cũng như Tiên Sinh bức tức với tác giả Tą Chí Đại Trường vậy ? Nhưng không biết Tiên Sinh có Góp Ý hay Chỉnh sửa cho tác giả ấy thấy ra cái sai lệch của mình không vậy ? ? ?

    Phú Tiên – TN : 14/09/2021

    Thích

Nhận xét về Huyền Cơ Hủy trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s