Sơ bộ kết quả ban đầu thời kỳ 1986 – 2005

*Vũ Ngọc Phương

Vị trí địa chính trị Việt Nam là một Quốc gia có diện tích 330.992 km2 với dân số vào năm 2001 là 80.300.000 người. Trong cơ cấu của dân số thì 35% số người dưới 15 tuổi, số người trên 60 tuổi chiếm 5% là một thế mạnh của dân số có cơ cấu trẻ. Theo thống kê dân số tại Việt Nam năm 2001 thì 66% lực lượng lao động là ở nông thôn. Tỷ trọng nông nghiệp chiếm 25% GDP. Dự kiến đến năm 2010 vẫn còn trên 56% dân số ở nông thôn. Một đặc điểm khác về cơ cấu dân số ở Việt Nam là tỷ lệ phụ nữ chiếm 51,2% trên tổng dân số cả nước.

Việt Nam là một nước có đường biên giới dài và phức tạp, với trên 2000 km đường biên giới và gần 3000 km bờ biển. Địa hình Việt Nam dài từ Bắc đến Nam và hẹp từ Đông sang Tây. Nơi hẹp nhất ở Miền Trung là tỉnh Quảng Trị với bề rộng Đông Tây của lãnh thổ Việt Nam chưa được 64 km. Về địa chất, Việt Nam nằm trong vành đai lửa Thái Bình Dương kéo dài từ đảo Sulivantan của Indonesia qua Java, Malaysia, Việt Nam,Cao nguyên Pamia – Hymalaya, Tân Cương, Nhật Bản, Alaska là nếp đứt gãy kiến tạo trung kỳ tân sinh của trái đất nên phía Bắc Việt Nam rất giàu về chủng loại khoáng sản kể cả platin, uranium, niken, đất hiếm,… Do lãnh thổ dài nên khí hậu Việt Nam khắc nghiệt.

Miền Bắc Việt Nam có khí hậu cận ôn đới và nhiệt đới gió mùa phân chia thành hai mùa nóng và lạnh, có độ ẩm cao có thể đạt tới 97% ở một số ngày trong năm. Miền Trung Việt Nam là khu vực nhiệt đới nóng ẩm có mùa mưa và khô hạn. Ở đây gần như không thể canh tác và trồng trọt được với các vùng đất thường xuyên bị nhiễm mặn vào mùa khô, bão lũ vào mùa mưa do địa hình của miền Trung ngắn và dốc với độ cao chênh lệch so với mặt biển từ 60m đến trên 1000m. Miền Nam Việt Nam có khí hậu nhiệt đới cận xích đạo, đây là vùng khí hậu nhiệt đới Đại dương, nóng và khô, độ ẩm trong năm thường dưới 80%.

Vùng Nam Bộ có đất đai phì nhiêu được bồi lấp bởi sông Mê Kông trước khi đổ ra biển. Thiên nhiên đã tạo ra một lợi thế về phát triển nông nghiệp cao ở Đồng bằng Nam Bộ Việt Nam, trên 70% trữ lượng lương thực của Việt Nam là từ vùng Đồng bằng Nam Bộ của Việt Nam. Đây là khu vực được bồi đắp hàng năm phù sa của lũ sông Mê Kông, để tăng vụ tại đây đã cho thực hiện bờ vùng, đê,… nhưng mặt trái của việc cải tạo thủy lợi tại đồng bằng Nam Bộ về lâu dài sẽ giảm sự phì nhiêu và tăng xâm thực mặn.

Như đã giới thiệu ở trên, ở Việt Nam thời nguyên thuỷ chuyển sang chế độ phong kiến đã không xuất hiện cuộc đại phân công lao động lần thứ hai, thợ thủ công tách ra khỏi trồng trọt. Nền kinh tế Việt Nam cho đến đầu Thế kỷ XX chủ yếu vẫn là sản xuất nông nghiệp. Người Pháp đô hộ Việt Nam hơn 80 năm chủ yếu để khai thác thuộc địa là những nguyên liệu thô trở về chế biến và sản xuất tại Pháp. Tại Việt Nam chỉ xây dựng một số cơ sở công nghiệp nhỏ như sửa chữa tàu thuỷ, dệt sợi, sản xuất rượu cồn. Các cơ sở hạ tầng do người Pháp xây dựng chỉ gồm một số đường giao thông liên tỉnh ở vùng đồng bằng, đường sắt Bắc Nam xuyên Việt. Bưu chính và điện lực chạy bằng than đá chỉ có ở mấy thành phố như Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định và Sài Gòn. Việc xây dựng các ngành công nghiệp của người Pháp tại Việt Nam đã chấm dứt vào năm 1935 trước Chiến tranh Thế giới lần thứ II Thế kỷ XX. Từ năm 1945 – 1975, Việt Nam rơi vào hai cuộc chiến với người Pháp và người Mỹ. Cuộc chiến tranh Việt Nam kéo dài 30 năm là một trong những cuộc chiến tranh thảm khốc nhất trong lịch sử nhân loại đã tàn phá tất cả các cơ sở công nghiệp lạc hậu mới chỉ hình thành ở quy mô nhỏ lẻ. Cuộc chiến tranh Việt Nam đã làm cho nhiều triệu người chết, bị thương và mất tích cho đến nay vẫn chưa có con số thống kê chính xác. Với một xã hội Phong kiến tiểu nông tồn tại hàng nghìn năm lại bị ảnh hưởng sâu sắc bởi tư tưởng và triết lý của Khổng Tử, xã hội Việt Nam bị phân chia sâu sắc thành các tầng lớp Quân, Sư phụ, mà trong đó Vua “Thiên tử” thay Trời quản lý muôn dân ở ngôi cao nhất, dưới Vua là tầng lớp phong kiến quý tộc gồm các quan lại, dưới tầng lớp quan lại là các nhà Nho và một lớp những người thợ thủ công. Trong xã hội Việt Nam thời phong kiến và phong kiến nửa Thực dân đàn ông được coi trọng, với giáo lý của Khổng Tử phụ nữ bị khinh rẻ và trong nhiều trường hợp được coi như một thứ hàng hoá để bán và trao đổi. Người phụ nữ Việt Nam không được tham gia vào những công việc của xã hội, không được nắm giữ tài sản của gia đình.

Luật Pháp thời kỳ này còn cấm không cho phụ nữ được đi học, trong khi đó phần lớn các công việc của sản xuất nông nghiệp nặng nhọc là do người phụ nữ đảm nhiệm. Một đặc điểm của xã hội Việt Nam thời kỳ này là nền kinh tế chủ yếu là kinh tế tiểu nông và phần lớn dân số mù chữ đến 96%. Văn hoá và trình độ văn hoá gắn liền với chữ viết. Dưới thời kỳ Bắc thuộc hơn 1000 năm đô hộ của phong kiến Trung Quốc, Việt Nam đã tiếp thu chữ Hán và trở thành chữ viết chính thức của dân tộc.

Nửa cuối Thế kỷ XIV, sau khi chiến thắng quân xâm lược nhà Minh giành lại độc lập cho đất nước, Lê Thánh Tông và các Nho sỹ lúc đó đã cảI tiến chữ Hán thành một loại chữ viết ký tự, đôi khi lại còn phức tạp hơn chữ Hán được gọi là chữ Nôm đến mức có câu tục ngữ “ Nôm na mách Qué”. Chữ Nôm được sử dụng như một thứ chữ viết chính thống của Triều đình Phong kiến Việt Nam từ nửa cuối Thế kỷ XIV đến cuối Thế kỷ XIX. Năm 1683 Thế kỷ XVII trong các giáo sỹ phương Tây đến truyền Đạo Kito ở Việt Nam có giáo sỹ Pino là người phiên âm tiếng Việt và Chữ Việt Cổ (Chữ nòng nọc) ra một thứ chữ viết mới có nguồn gốc la tinh với mục đích để truyền đạo. Sau này được gọi là chữ Quốc ngữ. Chữ Quốc ngữ được viết một cách đơn giản và dễ phổ cập cho toàn dân. Tại khu vực Châu Á cho đến nay duy nhất Việt Nam là nước có chữ viết kiểu La tinh. Có nhiều nghiên cứu Ngôn ngữ học cho rằng việc làm ra chữu Quốc Ngữ Việt Nam là sự kết hợp chữ Việt cổ và chữ La tinh – chủ yếu là chữ Bồ Đào Nha.

Thực dân Pháp lúc đó đã nhận thấy chữ Quốc ngữ là một dạng ký tự dễ hiểu, dễ viết nên đã được sử dụng trong giao dịch giữa Thực dân Pháp với Nhà nước Phong kiến Việt Nam. Chữ Quốc ngữ được phổ cập đầu tiên ở Gia Định (Sài Gòn). Năm 1863, tờ báo được viết bằng chữ Quốc ngữ đầu tiên ra đời ở Việt Nam là tờ Gia Định Báo. Cùng với sự thống trị hà khắc của thực dân Pháp. Nhiều cuộc khởi nghĩa của Sỹ Phu yêu nước Việt Nam thời bấy giờ chống Pháp và chống luôn cả việc truyền bá chữ Quốc ngữ vì họ được truyền dậy văn hóa nô dịch Phương Bắc chữ Hán là Chữ Thánh Hiền – Tuy bản chất ký tự ngôn ngữ chỉ là kỹ thuật truyền đạt tư duy như bao chữ viết khác trên Thế giới Nhân Loại. Bản thân Trung quốc trước năm 1950 tỷ lệ mù chữ đến 95% toàn dân số, vì chữ Hán ( Phồn thể) rất khó học, khó đọc nên cải cách chữ viết thành giản thể mỗi chữ chỉ có một nghĩa, tương lai cũng phải cải cách tiếp tục.

Đầu thế kỷ XX năm 1907, một số sỹ Phu tiến bộ nhận thấy rằng muốn giành độc lập cho nước nhà thì phải tiếp thu sự văn minh tiến bộ từ các nước phương Tây. Họ khởi xướng phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục, có ý bắt chước phong trào Đông Kinh Khánh Thục ở Nhật Bản thời Minh trị Thiên hoàng với ý nghĩa là tiếp thu và truyền bá văn minh của nước ngoài vào Việt Nam. Đông Kinh Nghĩa Thục với Lương Văn Can là lãnh tụ đã nhận thấy chữ Hán và chữ Nôm khó học và không thể truyền bá sâu rộng trong toàn dân nên đã lấy chữ Quốc ngữ để truyền bá tư tưởng Cách Tân của phong trào này. Đông Kinh Nghĩa Thục chỉ tồn tại chưa đầy một năm nhưng có ý nghĩa hết sức to lớn trong việc truyền bá văn hoá bằng chữ Quốc ngữ ở Việt Nam.

Thời kỳ Mặt trận Dân chủ Đông Dương 1936 – 1939, Đảng Cộng Sản Đông Dương đã thành lập hội truyền bá chữ Quốc ngữ do Nguyễn Văn Tố làm chủ tịch, Ban trị sự gồm những nhà văn hoá lớn lúc bấy giờ là Phan Thanh, Võ Nguyên Giáp, Lê Hằng Phương ( Hằng Phương Nữ sỹ), Đặng Thai Mai. Với Hội truyền bá chữ Quốc ngữ, Văn hoá lúc bấy giờ được truyền bá sâu rộng đến tỉnh huyện, xã thôn.

Sau khi Cách Mạng Tháng Tám thành công lập ra Nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà – Nhà nước Dân chủ – Nhân dân đầu tiên ở Châu Á, Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã kêu gọi chống đói và chống dốt, chống mù chữ. Người viết: “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu” và phát động phong trào Bình dân học vụ để giáo dục toàn dân biết đọc biết viết chữ Quốc ngữ.

Đến nay sau 50 năm cầm quyền, với chính sách phổ cập giáo dục toàn dân đạt tỷ lệ 95% dân số được học là một trong những đIều kiện quan trọng để thực hiện công cuộc xoá đói giảm nghèo ở Việt Nam. Việt Nam đã thực hiện cam kết với Thế giới tại Hội nghị Thiên niên kỷ Quốc tế họp tại New York năm 2000 về chương trình xoá đói nghèo trên phạm vi Thế giới đến năm 2015. Đến năm 2003 Việt Nam đã giảm được 50% số hộ đói nghèo, thực hiện phổ cập giáo dục tiểu học ở tất cả các xã trong cả nước. Chính Phủ Việt Nam đã phát động phong trào bình dân học vụ trong cả nước. Chính Phủ đã huy động tất cả những người biết đọc biết viết dạy cho những người mù chữ. Để người dân có thể làm quen với chữ viết, Phính Phủ huy động viết các chữ cái Quốc ngữ dán ở khắp nơi từ hàng rào, cửa nhà đến treo trên đồng ruộng, dán vào lưng áo.

Thời kỳ này cùng với thành công của Cách Mạng Tháng Tám hết sức sôi động nên chỉ sau hơn 3 tháng có hơn 70% người dân đã biết đọc biết viết. Để chống đói cho dân trong khi Nhà nước Việt Nam mới dành được độc lập gần như chưa có dự chữ tài chính, Chính Phủ đã huy động tinh thần yêu nước của người dân đóng góp dự trữ Quốc gia bằng phong trào tuần lễ vàng. Nhiều người dân Việt Nam đã dành hết tư trang và tiền của để đóng góp cho Nhà nước.

Mặt khác với chính sách đổi công trong nông nghiệp bằng cách những hộ gia đình nhiều người giúp ngày công lao động cho những hộ gia đình ít người. Chính phủ còn khuyến khích các chủ đất lớn giảm tô, giảm tức cho người nông dân làm thuê. Tại các Thành phố lớn, Chính Phủ khuyến khích người dân tiết kiệm bữa ăn “ba bữa bớt một bữa dành gạo cứu đói cho dân nghèo”. Bản thân Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng bớt một bữa ăn để góp gạo cho dân nghèo. Nhờ chính sách hũ gạo cứu đói mà nhiều vùng nông thôn rộng lớn ở Bắc Bộ và Trung Bộ Việt Nam đã có gạo để cứu đói.

Cuộc kháng chiến chín năm chống Thực dân Pháp từ năm 1946 – 1954 được tiến hành trong điều kiện hết sức chênh lệch về lực lượng, vũ khí và của cải. Pháp được sự hậu thuẫn về vũ khí và phục hồi kinh tế, có quân đội thiện chiến được trang bị vũ khí hùng hậu, trong khi đó phía Việt Nam chỉ là những người dân với lòng yêu nước gần như không được đào tạo và huấn luyện quân đội. Phần lớn người lính trong quân đội nhân dân Việt Nam là những nông dân dời đồng ruộng cầm súng chiến đấu.

Một đặc điểm Tôn giáo bản địa Việt Nam là Thờ Gia tiên – gốc Việt là Đạo Thánh Mẫu, tức là Đạo đức Người Mẹ đạt đến Chân, Thiện, Mỹ thì gọi là Thánh. Ở các vùng nông thôn Việt Nam là các thôn làng thường là nơi cư trú từ một đến hai, ba dòng họ. Mỗi dòng họ đều có những phong tục và quy định riêng về cách làm việc và ứng xử trong gia tộc đó. Đặc điểm này đã tạo thành một thứ lệ làng được gọi là Hương ước, là sự quy định những sự giao tiếp, phân chia thứ bậc, thờ cúng tổ tiên của dòng họ. Nhưng nhờ thế nếp “ Giấy rách phải giữ lấy Lề” làm cho người có học được đa số dân chúng noi theo, ít sự tham nhũng trong quan lại.

Tôn giáo, tín ngưỡng ở nông thôn Bắc Việt Nam còn có tục thờ Thành Hoàng là vị thần quản lý và coi sóc toàn bộ cuộc sống của làng đó. Thành hoàng thường không phảI là người trong họ của làng mà là một người có công đức khi còn sống. Nhiều trường hợp Thành hoàng chỉ là một người chết bất đắc kỳ tử mà ngày giờ chết theo một cách tính toán nào đó hợp với làng đó. Vì thế Thành hoàng ở các vùng nông thôn Bắc Bộ Việt Nam phần nhiều là những người chết bất đắc kỳ tử vào một giờ thiêng như người ăn mày, người bán dong, người vô gia cư, trẻ con, phụ nữ mà khi sống không thể xác định được danh tính cũng như đức độ.

Có thể dẫn chứng như làng Mía ở Sơn Tây là một trong những làng rất cổ ở Bắc Bộ Việt Nam có tục thờ Thành Hoàng vốn là một người đi gánh phân, chết bất đắc kỳ tử. Khi vào lễ cúng Thành hoàng trong những đồ tế lễ người ta thường phảI làm một mâm là quả chuối chín dằm nát để giả làm phân. Sau khi hoá vàng, thì mâm chuối dằm giả phân được mang xuống trước hết và chia cho những người có thứ bậc được trọng vọng trong làng. Ở một xã tỉnh Nam Định, Thành Hoàng là một dâm phụ. Truyền rằng khi sống người đàn bà này không có đàn ông nào có thể thoả mãn được tình dục. Sau tư thông với ngựa mà chết được thờ làm Thành Hoàng gọi là Đền thờ bà Chúa Ngựa. Tế lẽ thường vào ban đêm với những đồ tế lễ được làm giả là cơ quan sinh sản, đến nửa đêm đèn nến trong đình được tắt hết, trai gái trong làng được tự do tình dục, không có sự phân biệt. Cũng ở Nam Định, Thành hoàng là người đi đánh dậm và bắt chim Cuốc, trươc khi vào lễ thành Hoàng, cả làng ùa xuống ruộng trũng để đuổi bắt chim Cuốc, chim Cuốc được bắt về, thịt chim được thái lẫn với thịt lợn, khi ăn cỗ người nào trong làng ăn được miếng thịt chim Cuốc thì cho rằng sẽ được may mắn trong cả năm.

Đa Tôn giáo ở xã thôn Việt Nam thường là tục thờ nhiều Thần, Phật, Thánh rất phức tạp như chùa thì thờ Phật, đền thờ Thánh – Thần, đình thờ Thành Hoàng. Ở mỗi hộ gia đình còn thờ gia tiên, thổ địa và táo quân là ba vị Thần Bếp coi riêng việc giữ lửa trong bếp thể hiện bằng ba ông đầu rau. Hình tượng táo quân ba ông đầu rau là ba cục đất để kê nồi nấu ở trong bếp. Sau này khi có sắt thép mới thay bằng kiềng ba chân. Nhưng ở nhiều nơi Bắc Bộ Việt Nam, đến nay người ta vẫn dùng ba cục đất kê nồi ởt bếp. Tín ngưỡng của người Việt rất phức tạp, ra ngoài xóm làng thì dưới sông, dưới ao đều có thần, Thần Sông, Thần Ao. Nơi không có Thần thì có Ma, được gọi là Ma ở dưới ao hồ, còn gọi là con Nam.

Sự mê tín và dị đoan của người Việt có tác động sâu sắc đến việc sản suất nông nghiệp cũng như quá trình xoá đói giảm nghèo ở Việt Nam sẽ được phân tích kỹ ở những phần tiếp sau của báo cáo. Xoá đói và giảm nghèo ở Việt Nam là một vấn đề hết sức phức tạp không đơn giản chỉ là việc làm và tăng thu nhập cũng như năng suất lao động. Đói nghèo ở Việt Nam là hệ qủa không chỉ của nền kinh tế mà còn ở những tập tục lạc hậu và quan niệm sống đã tồn tại hàng nghìn năm chiến tranh triền miên trong sự phát triển của lịch sử dân tộc. Sự cố hữu và ít giao thương ngoài xã thôn Việt Nam đã hình thành một nhận thức khó thay đổi, khó tiếp thu cái mới, cái khác mình. Các tập tục cả truyền thống tốt đẹp cũng như hủ tục lạc hậu được duy trì bền vững hàng nghìn năm ở xã thôn Việt Nam. Tất cả đã hình thành nên tinh thần Việt, truyền thống Việt.

Trước năm 1955 ở các tỉnh Miền Bắc và năm 1975 ở các tỉnh Miền Nam Việt Nam, khi canh tác người ta sử dụng chủ yếu là phân hữu cơ vì thế năng xuất lương thực thấp va môi trường không vì thế mà trong sạch. Trái lại bị ô nhiễm nặng nề. Gần hết các vùng nông thôn thuộc Đồng bằng Bắc Bộ sử dụng chung một nguồn nước gọi là giếng làng có đường kính 20m –30m. Giếng làng là nơi gánh nước về nấu ăn, rửu mặt, còn tắm giặt thì ngay tại giếng.

Ở những vùng đất có nhiều sa bồi không thể đào giếng được, người ta trữ nước trong những bể hứng nước mưa từ trên mái nhà đổ xuống để làm nước ăn còn tắm giặt thì ra ao hồ hoặc sông ở gần làng. Ở các vùng Trung du bán sơn địa Miền Bắc Việt Nam, do địa chất có kiến tạo bởi trầm tích đá giolit nên ở những vùng này có một phần các hộ gia đình đào giếng. Nhưng tập quán phần lớn vẫn dùng giếng làng. Đôi khi giếng làng không được đào một cách riêng rẽ mà chỉ ngăn bởi một bờ đất hoặc đá bao quanh với một hồ lớn ở bên ngoài.

Vùng Đồng bằng Nam Bộ được tạo bởi hệ thống những sông ngòi chằng chịt. Nước ăn được chứa ở một số lu, chum vại còn tất cả tắm rửa kể cả đi vệ sinh của người và gia súc đều ở trên sông ngòi và kênh rạch. Tập quán lạc hậu và trình độ dân trí thấp vê việc không có nước sạch ở các vùng nông thôn Việt Nam đã gây ra nhiều dịch bệnh phổ biến như đau mắt, các bệnh về da liễu, phụ khoa và là đIều kiện thuận lợi để phát triển những đại dịch như tả, lỵ, thương hàn, những bệnh do xoắn trùng ký sinh ở trong nước. Nhu cầu về nước gắn liền với sự phát triển và tăng trưởng kinh tế nhất là ở một nước như Việt Nam ngành nông nghiệp là trồng trọt lúa nước.

Theo số liệu của Chính Phủ Việt Nam, hàng năm lượng nước dùng cho nông nghiệp thường từ 10.000 tỷ– 15.000 tỷ m3. Tăng trưởng kinh tế gắn liền với tốc độ đô thị hoá và nhu cầu sử dụng nước cũng tăng, ước tính các Đô thị ở Việt Nam sử dụng khoảng 26 triệu m3 nước/ngày. Tại những Thành phố lớn như Hà Nội có 2,6 triệu dân, TP Hồ Chí Minh có 6,5 triệu dân, Hải Phòng có hơn 1 triệu dân, Đà Nẵng 800.000 dân,… thì tỷ lệ cấp nước sạch chỉ đạt 60%. Ở những đô thị nhỏ hơn như TP Thái Nguyên, Quảng Ninh, Thanh Hoá, Cần Thơ, Huế, Nha Trang, Hải Dương,.. tỷ lệ nước sạch cấp cho người dân chỉ đạt 50%. Tại các Thị trấn là đô thị cấp Huyện và đô thị cấp Tỉnh ở vùng núi như Kom Tum, Gia Lai, Plây Cu, Điện Biên, Cao Bằng, Bắc Kạn tỷ lệ nước sạch chỉ đạt 25 – 28%. Tuy nhiên khả năng dùng nước sạch và tiếp cận với nguồn nước sạch ở trung du và vùng núi lại có nhiều thuận lợi do người dân sử dụng nước giếng trong hộ gia đình.

Phong trào đào giếng lấy nước sinh hoạt được phát động từ những năm 1960 ở Miền Bắc, năm 1976 ở Miền Nam Việt Nam đã phát huy những kết quả to lớn về việc sử dụng nước sạch ở nông thôn với sự tham gia tự bỏ kinh phí của người dân, với sự tuyên truyền và vận động của các Chi bộ Đảng Cộng Sản, Mặt trận Tổ Quốc và các tổ chức xã hội khác tại địa phương. Tài nguyên Nước ở Việt Nam nhìn chung có trữ lượng lớn, ước tính số sông có nguồn trong lãnh thổ Việt Nam có lượng nước 38,7km3/năm, nhưng nạn ô nhiễm ngày càng tăng do Dân sống sát nguồn nước và thiên tai. Sông có lưu vực tại Việt Nam có lưu lượng 716,9km3/năm, những sông có độ dài trên 10km có lưu lượng 66,5km3/năm. Để chống lũ và phòng hạn, tại các vùng thượng nguồn đã được xây dựng trên 400 hồ chứa nước trong  đó có 50 hồ có sức chứa trên 1 triệu m3, hồ chứa nước ở thượng nguồn có tác dụng điều tiết nước và tăng thêm nguồn nước ở vùng hạ lưu, nhờ đó cũng phát triển hệ sinh thái như rừng và ao hồ.

Nước ngầm ở Việt Nam chia làm 6 khu vực có trữ lượng cung cấp khoảng 40 triệu m3/ngày. Tổng lượng mưa trên toàn lãnh thổ ước tính khoảng 631km3/năm, trong đó lượng ngấm xuống đất 325km3/năm. Số liệu tổng hợp cho ta thấy sự dồi dào về trữ lượng nước và khả năng cung cấp nước ngọt của Việt Nam. Tuy nhiên do cách sông, suối phân bố không đều và sử dụng chưa hợp lý, tại nhiều khu vực miền Trung và đồng bằng Nam bộ vẫn thiếu nước ngọt trầm trọng trong mùa khô. Chế độ một Đảng cầm quyền tỏ ra có ưu thế tuyệt đối về đường lối, chính sách trong xoá đói giảm nghèo ở Việt Nam.

Về y tế dưới thời thuộc Pháp chỉ có một số rất ít các bệnh viên như Bệnh viện Bạch Mai có 200 giường, Bệnh viện Phủ Doãn 100 giường giành cho tầng lớp trung lưu trở lên và một bệnh viện Đồn Thuỷ giành riêng cho Quân đội ở Hà Nội. Tại Hải Phòng, Huế và Sài Gòn tình trạng cũng tương tự. Trên những vùng nông thôn rộng lớn Việt Nam, phần lớn sự chữa bệnh chỉ trông chờ vào những thầy thuốc đông y hoặc cách chữa bệnh dân gian bằng lá cây. Tỷ lệ tử vong rất cao đặc biệt đối với phụ nữ mang thai, sinh con và trẻ em dưới 10 tuổi. Vấn đề y tế và chăm sóc sức khoẻ gần như không được thực hiện ở Việt Nam thời kỳ này đã dẫn đến sự kìm hãm phát triển dân số trong một giai đoạn.

Về giáo dục, thời cổ, do tiếp thu và sử dụng chữ Hán sau đó là chữ Nôm nên việc truyền bá văn hoá hết sức chậm và khó khăn. Nền văn hoá Hán học chủ yếu khuyến khích việc học hành để thi đỗ ra làm quan, ngoài ra không có một tác dụng gì đến sự phát triển kinh tế của người Việt. Trong suốt lịch sử từ trước và sau Công Nguyên đến năm 1945, tỷ lệ người biết chữ chiếm chưa tới 0,8% dân số. Chỉ từ sau khi có chữ Quốc ngữ và Cách Mạng Tháng Tám 1945 thành công, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng Hoà phát động phong trào bình dân học vụ chống mù chữ số người biết đọc biết viết đã tăng lên.

Tuy nhiên cuộc chiến tranh Việt Nam kéo dài 30 năm đã làm chậm lại quá trình phổ cập giáo dục. Vào những năm 1980 của Thế kỷ XX tình trạng thất học và mù chữ trở lại với một tỷ lệ cao ở Việt Nam cùng với suy thoái kinh tế trong bối cảnh chiến tranh biên giới phía Bắc và Tây Nam, sự bao vây cấm vận càng làm nghiêm trọng thêm tình trạng nghèo đói bao trùm khắp cả nước.

Từ năm 1986 sau khi Đảng Cộng Sản Việt Nam phát động Công cuộc Đổi Mới trong đó có chính sách phổ cập giáo dục bậc tiểu học cho toàn dân thực hiện kiên trì trong vòng 20 năm qua, tỷ lệ số người biết đọc, biết viết và có trình độ văn hoá bậc tiểu học đã đạt 95% dân số.

Trong một thời kỳ dài đến tận năm 1995, phần lớn các vùng nông thôn rộng lớn của Việt Nam đều không có điện. Việc chiếu sáng ban đêm chỉ bằng đèn dầu, ở nhiều vùng núi không có dầu phải dùng củi và cũng chỉ thắp sáng vào bữu ăn cơm gia đình vào buổi tối. Vì vậy sự tiếp cận các nguồn thông tin gần như không đến được với người dân.

Thiếu thông tin đã hạn chế nghiêm trọng đến quá trình hình thành và đào tạo nguồn nhân lực ở Việt Nam. Cho đến năm 1992, điện thoại chỉ đến được ở cấp tỉnh và huyện chủ yếu phục vụ cho một số cơ quan Quản lý Nhà Nước. Mọi quá trình thông tin liên lạc vẫn được sử dụng một cách chậm chập và cổ điển bằng người đưa thư. Ở những thời kỳ này, phần lớn các vùng nông thôn Việt Nam không có bất cứ một dịch vụ nào đến với người dân.

Về nhà ở, trước năm 1990 nông thôn Miền Bắc và Trung Bộ Việt Nam nhà ở chủ yếu là bằng tranh tre nứa lá, tường nhà làm bằng tre đan có trát đất, tường băng đất và mái lợp chủ yếu bằng dạ, lá gồi. Chỉ những người giàu ở nông thôn mới có nhà gạch lợp mái ngói chiếm tỷ lệ 1,5 dến 2% số nhà trong một vùng. Ở Đồng bằng Nam Bộ, nhà được dựng bằng tre, tường và mái được che bằng lá dừa nước ken lại với nền chủ yếu bằng đất được nện kỹ.

Quần áo và trang phục của người Việt trước đây chủ yếu là từ sợi tự nhiên như đay, gai, tơ tằm,… với cách sản xuất chủ yếu là tự cung tự cấp nên số lượng quần áo của một người trung nông ở nông thôn không quá hai đến ba bộ. Với những người dưới trung nông gần như chỉ đủ mặc che thân.Từ sau Cuộc cách Mạng Tháng Tám 1945, ở các vùng nông thôn phía Bắc đã được đẩy mạnh phong trào xoá mù chữ và đói nghèo.

Trong cuộc chiến tranh hơn 30 năm ở Việt Nam, những chương trình xoá mù chữ và đói nghèo vẫn được thực hiện. Từ 1975 – 1985 dưới chế độ kế hoạch hoá tập trung, do năng xuất lao động thấp, các nguồn tài chính cạn kiệt, vải và nhu yếu phẩm được thực hiện phân chia trong toàn xã hội theo chế độ tem phiếu. Sau Công cuộc Cải cách Đổi Mới năm 1985 cùng với sự tăng trưởng kinh tế, vấn đề vảI sợi và may mặc đã được Chính Phủ và các nhà sản xuất cung cấp đầy đủ cho toàn dân. Việt Nam còn trở thành một trong những nhà cung ứng hàng dệt may xuất khẩu vào thị trường Mỹ, EU, Nhật Bản,…Đói nghèo không đơn giản chỉ là ăn, mặc và ở, mà đói nghèo là một khái niệm rộng lớn và thiết yếu giữa con người với môi trường sống và sự quan hệ của người đó với xã hội như bình đẳng giới. Trong các luận đIểm về đói nghèo cần phải phân chia thành nhiều cấp độ khác nhau về từng mức độ đói nghèo phù hợp với tình trạng phát triển của mỗi Quốc gia. Ở nhiều nước được xếp vào Nước nghèo nhất Thế giới thì mức chuẩn xác định sự đói nghèo có thể chỉ từ 0,3USD–0,5 USD/ người/ ngày.

Năm 2004 Việt Nam thực hiện việc cải cách chế độ lương công chức để tăng 35% mức lương trung bình hiện nay hiện rất thấp. Trong đó mức lương tối thiểu đã được nâng lên nhiều năm, đến năm 2003 thì mức lương tối thiểu là 290.000 VND/người/tháng. Mức lương tối thiểu còn phải tiếp tục thay đổi theo thời gian phát triển.Mức lương tối thiểu này quy ra USD chỉ bằng 18,4 USD/người/tháng. Mức lương cực kỳ thấp của công chức còn là một trong những nguyên nhân tham nhũng và cản trở khi thực hiện chính sách xoá đói giảm nghèo của Chính Phủ Việt Nam. Họ khó có thể chia quyền lợi cho người khác trước khi chia quyền lợi cho chính bản thân mình khi mà bản thân họ cũng là những người nghèo. Xoá đói giảm nghèo là một chính sách trung tâm của bất kỳ Thể chế chính trị cầm quyền ở một Quốc gia, là một chương trình và biện pháp tổng hợp, phức tạp để hướng tới một xã hội ổn định hơn, phát triển bền vững như một nguyện vọng xa vời.

Nông nghiệp là một ngành kinh tế phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên. Ở Việt Nam do những đặc thù của thiên nhiên giữa các vùng Bắc, Trung, Nam Việt Nam đã có những ảnh hưởng và tác động khác nhau đến việc làm của từng khu vực. Vùng nông thôn Bắc Bộ có tỷ lệ đất trồng trọt thấp, mật độ phân bố dân cư cao từ 900 người/ha trồng trọt đến 1.200 người/ha trồng trọt. Địa hình của đồng bằng Bắc Bộ được tạo bởi phù sa bồi lấp của sông Hồng và sông Thái Bình và thường xuyên chịu tác động của lũ lụt, hạn hán. Từ hàng nghìn năm qua, người Việt đã xây dựng và bồi đắp một hệ thống hàng nghìn km đê chắn lũ lụt của sông Hồng, sông Thái Bình.

Hệ thống thuỷ lợi đặc biệt phát triển ở Miền Bắc xuất phát từ điều kiện địa chất thuỷ văn của khu vực này. Ruộng đất vùng Đồng bằng và Trung du Bắc Bộ do canh tác nhiều đời nên đất bị bạc màu với lớp đất màu canh tác chỉ dày từ 0,5m – 1m. Để tăng cường lượng dinh dưỡng và thay đổi thường xuyên độ phì nhiêu của đất thì hệ thống thuỷ lợi vừa phải chống được lũ lụt nhưng phải có khả năng mở cửa đập đón lũ sông Hồng đem theo phù sa hàng năm vào đồng ruộng.

Với số người cư trú đông và tỷ lệ đất canh tác thấp và điều kiện thời tiết không thường xuyên thuận lợi cho việc canh tác, để giải quyết thu nhập và việc làm, các vùng nông thôn phía Bắc đã phát triển nhiều ngành nghề thủ công với quy mô hộ gia đình hoặc làng nghề. Tuy phát triển nghề thủ công nhưng tỷ lệ và thời gian không có việc làm ở nông thôn phía Bắc rất cao chiếm tới 6,7% tỷ lệ người không có việc làm.

Ở khu vực Miền Trung do gần như không có đất trồng trọt lại thường xuyên bị chua mặn do thuỷ triều mặn xâm nhập xâu vào đồng ruộng mùa khô hạn và bão lũ vào mùa mưa nên người dân Miền Trung phát triển chủ yếu là đánh bắt cá. Trước năm 1990 do phương thức đánh bắt cá thủ công đã phá hoại sinh cảnh biển và làm cạn kiệt vùng thềm lục địa ven biển Miền Trung. Tình trạng đói nghèo ở Miền Trung Việt Nam là phổ biến và nghiêm trọng, nghề thủ công rất hạn chế ở khu vực Miền Trung. Khu vực Miền Nam có điều kiện thuận lợi của khí hậu thuỷ văn và sự phì nhiêu chủa đồng Bằng Nam Bộ nên canh tác lúa nứơc, và trồng trọt cây quả nhiệt đới rất phát triển và có năng xuất cao. Vì vậy tỷ lệ đói nghèo thấp hơn các khu vực khác trong cả nước.

Lịch sử một thời gian dài chia cắt Việt Nam tại Vĩ tuyến 17 cùng với chính sách khai thác thuộc địa của Pháp, chiến tranh của Mỹ và đồng minh đã dẫn đến tỷ lệ mù chữ thất học ở khu vực Miền Trung và Nam Việt Nam rất cao chiếm tới hơn 70% dân số. Sau năm 1975 việc phổ cập giáo dục đã được thực hiện ở khu vực này nhưng với tốc độ chậm và khó khăn do nhiều nguyên nhân từ tập quán sinh hoạt, tín ngưỡng, tôn giáo. Tại khu vực Miền Trung và Nam Việt Nam có nhiều sắc tộc và tôn giáo với quy mô lớn như Phật giáo, Thiên Chúa giáo. Có nhiều giáo phái còn có quân đội riêng, giáo phận riêng như Hoà Hảo, Cao Đài,…các tôn giáo khác như Hồi giáo, Tin Lành xâm nhập truyền bá vào Việt Nam khoảng gần 400 năm.

Ở những vùng sâu, vùng xa thuộc Tây Bắc và Tây Nguyên Việt Nam tỷ lệ đói nghèo và trình độ dân trí rất thấp cùng với ý thức hệ sắc tộc đã xảy ra nhiều cuộc xung đột và bạo loạn như phong trào đòi tự trị và lập Vua Mèo của người Mông ở Tây Bắc, phong trào ly khai của một số sắc tộc Môn Khơ Me ở Tây Nguyên. Những năm gần đây do chính sách đại đoàn kết và đầu tư xoá đói giảm nghèo ở các vùng dân tộc của Chính Phủ Việt Nam đã làm cho kinh tế, văn hoá tại những vùng này phát triển.Vì vậy, việc tổ chức phân công lại sản xuất trong nông nghiệp là một vấn đề tất yếu. Mặc dù Chính phủ đã có nỗ lực tăng mức chi đầu tư phát triển nông thôn vào năm 2002 tăng 1,4 lần so với năm 1993 trong đó chi cho giáo dục tăng 4 lần, giao thông và bưu đIện tăng 3 lần, văn hoá thông tin thể thao tăng 2,5 lần và mua sắm tăng 1,8 lần. Tỷ lệ hộ nghèo năm 1992 là 25% , năm 200 giảm xuống còn 14,9% và mức chênh lệch về đời sống, thu nhập ở thành thị cao gấp 3,5 lần thu nhập ở nông thôn, những hộ giàu gấp 4,6 lần so với hộ nông dân, tỷ lệ thất nghiệp ở Việt Nam còn cao.

Theo báo cáo của Bộ Lao động thương binh xã hội thì thất nghiệp tại thành thị trung bình là 6,5%. 17 Thành phố có tỷ lệ thất nghiệp trên 7%. 21 Tỉnh có tỷ lệ thất nghiệp từ 6% đến dưới 7%. 18 Tỉnh ở mức 5% – 6%, chỉ có 5 tỉnh có tỷ lệ thất nghiệp dưới 5%. Hà Nội có tỷ lệ thất nghiệp cao nhất trong cả nước là 8,96%. Thành phố Hồ Chí Minh 6,88%, Đà Nẵng 6,04%, Hải Phòng 8,04%. So sánh giữa các khu vực thì đồng bằng sông Hồng có tỷ lệ thất nghiệp cao tới 7,67%. Khu vực có tỷ lệ thất nghiệp thấp là khu Tây Bắc và Tây nguyên có tỷ lệ thất nghiệp dưới 6%. Tỷ lệ thời gian lao động trong năm của khu vực nông thôn là 73,21%. Khu vực có thời gian lao động cao nhất ở nông thôn là Tây Nguyên và Đông Nam Bộ là 78,35% và Đồng bằng sông Cửu Long là 76,1%

Hiện nay cả nước có 11.050 xã phường, trong đó có 1.600 xã thuộc vùng sâu vùng xa. Tại nhiều xã hoàn toàn không có đường giao thông cho xe ô tô từ huyện xuống xã. Tại một số nơi, phương tiện duy nhất đi từ huyện xuống xã là đi bộ hoặc cưỡi ngựa. Thời gian đi từ huyện xuống xã phải mất hơn ba ngày đi đường.

Tại những vùng nông thôn đặc biệt khó khăn, địa hình bán sơn địa, việc làm của người dân không mang tính chuyên nghiệp, người dân trồng ngô, lúa nương trên những triền đất dốc xen lẫn núi đá với thời vụ không qúa ba tháng. Để kiếm sống, họ vừa bắt cá dưới suối và vào rừng hái, rau đào củ. Do khai thác một cách tuỳ tiện nên các loại rau củ trong rừng ngày một cạn kiệt, việc chặt phá rừng lấy củi cũng như tìm kiếm rau xanh ngày càng phải đi xa hơn. Có rất ít nơi trong những vùng nông nghiệp kém phát triển này người dân biết trồng rau ở trong vườn. Những khu vực nghèo khổ nhất thuộc Tây Bắc và Tây Nguyên Việt Nam là nơi cư trú của những sắc tộc người thiểu số với số dân của một tộc người nhiều nhất không quá 1.000 người. Những tộc người này không có chữ viết và cũng không biết tiếng phổ thông. Những tập tục về hôn nhân, gia đình, xã hội, tôn giáo ở nhiều tộc người còn rất nguyên thuỷ như người Dục, người Arèm ở Bắc Trường Sơn, họ không phân định rõ ràng vợ chồng mà sống thành từng nhóm người từ mười, hai mươi đến hàng chục hàng trăm người, con cái sinh ra là chung.

Những tập quán và hôn nhân nguyên thuỷ đã dẫn đến sự thoái hoá và suy giảm nòi giống. Tỷ lệ sống ở trẻ sơ sinh chỉ từ 5 – 12%. Vào những năm 1907 – 1912 đầu Thế kỷ XX, một số Nhà nghiên cứu của Pháp viết sách nghiên cứu còn nhìn thấy những tộc người sống theo bộ lạc đông tới ba, bốn trăm người, nhưng đến nay cả một tộc người chỉ còn chưa đến một trăm người.

Việt Nam với tỷ lệ dân số với người Kinh chiếm trên 80% dân số là cư dân bản địa có nền văn minh nông nghiệp lúa nước hàng nghìn năm. Trình độ canh tác của người Kinh đã phát triển ở mức độ cao so với khu vực. Việc gieo trồng và thời vụ có lịch riêng tính theo lịch của Trung Quốc từ thời Phục Hy năm 1800 trước Công Nguyên. Ngoài chuyên canh lúa nước, người Kinh còn chuyên canh các loại cây ngô, khoai, lạc, đậu, phát triển các nghề chăn nuôi gia súc, gia cầm từ các sản phẩm phụ của nông nghiệp. Những giống gia súc gia cầm ở Việt Nam được thuần hoá từ những động vật hoang dã từ thời Nguyên Thuỷ.

Theo nghiên cứu của các nhà Cổ sinh học thì Việt Nam là một trong những cái nôi về giống gia súc như lợn ỉ Móng Cái, gia cầm như gà ri, gà Hồ, gà Đông Cảo,… Đặc điểm của gia súc gia cầm Việt Nam có khả năng kháng bệnh, sinh trưởng và phát triển trong điều kiện thức ăn nghèo, nhược điểm là tầm vóc nhỏ, tỷ lệ sinh sản thấp. Theo số liệu điều tra của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và Bộ Lao động thì thời gian sản xuất nông nghiệp trong năm chỉ chiếm từ 2 – 3 tháng. Với thời gian tạm ngừng lao động nông nghiệp, người nông dân phải làm thêm các việc phụ ở tại địa phương, một số khác đi ra các đô thị để làm các công việc như thợ xây dựng và những công việc lao động giản đơn khác. Có thể thấy một số nguyên nhân và yếu tố ảnh hưởng đến lao động và việc làm ở nông thôn Việt Nam như sau:

  1. Một số phong tục tập quán lạc hậu
  2. Điều kiện tự nhiên
  3. Trình độ dân trí thấp
  4. Bối cảnh của nền kinh tế chung chưa phát triển
  5. Các hệ thống hạ tầng xã hội còn hạn chế và ở cấp độ thấp
  6. Công cuộc Đổi Mới và Mở Cửa thực hiện được hơn 10 năm
  7. Khu vực kinh tế tư nhân đã được khuyến khích phát triển nhưng chưa vững chắc, chủ yếu là thời vụ. Đã xuất hiện một số tư nhân liên kết với một số cán bộ chức quyền để độc quyền kinh doanh, chủ yếu là các dự án đầu tư liên quan đến đất.

8.Tiến trình cải cách và đổi mới hệ thống doanh nghiệp Nhà nước chậm được giải quyết. Năm 1995 cả nước có 14 nghìn doanh nghiệp Nhà nước nắm giữ 85% tài nguyên và của cải của toàn xã hội. Đến năm 2002 mới cổ phần hoá được 640 doanh nghiệp. Một phần các doanh nghiệp Nhà nước được hợp nhất để giảm xuống còn 6.600 doanh nghiệp nhưng các doanh nghiệp Nhà nước vẫn nắm giữ tổng số tài sản và của cải xã hội vẫn ở mức trên 80%. Vẫn tồn tại hệ thống Bộ chủ quản đối với doanh nghiệp Nhà nước

  1. Hệ thống ngân hàng tài chính tồn đọng nhiều khoản nợ xấu, chủ yếu là nợ khó đòi và mất khả năng thanh toán của các doanh nghiệp Nhà nước. Quá trình cơ cấu lại hệ thống tài chính ngân hàng chậm thay đổi.

10.Cải cách hệ thống hành chính Nhà nước chưa thực sự đi vào lộ trình cải  cách

11.Chưa xây dựng được đồng bộ và hoàn chỉnh hệ thống an sinh xã hội.

12.Tệ tham nhũng rất nghiêm trọng, có tính phổ biến ở tất cả các ngành các cấp quản lý Nhà nước.

13.Các dịch vụ y tế giáo dục chưa thực sự đến được với người dân ở các vùng nông thôn

14.Khu vực nông thôn không được đào tạo một cách đầy đủ kỹ thuật canh tác tiên tiến cũng như việc khuyến khích phát triển nghề phụ, và làng nghề truyền thống chỉ mới thực hiện ở một số địa phương. Tình trạng chạy theo thành tích và báo cáo sai sự thật còn phổ biến ở nhiều ngành nhiều cấp quản lý của cơ quan Nhà nước. Cho đến nay chưa có khung Pháp lý về tiêu chuẩn trách nhiệm của công chức Nhà nước.

Năm 1945, ngay sau khi tuyên bố độc lập, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đã thực hiện chính sách “chống giặc đói, chống giặc dốt”. Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam lúc đó là một trong những nền kinh tế nghèo và lạc hậu nhất trên Thế giới lại bị chiến tranh và bóc lột khai thác thuộc địa của thực dân Pháp cùng với sự thống trị của phát xít Nhật đã gây ra nạn đói làm chết hơn 2 triệu người. Sau 1954 là cuộc chiến chống ngoại xâm thống nhất đất nước và bảo vệ Độc lập của cả nước kéo dài đến tận 1990.

Để động viên và tập trung được nguồn lực cho những chiến dịch có tính quyết định về chiến lược như Chiến dịch Biên giới 1950 giải phóng toàn bộ tuyến biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc để có thể tiếp nhận được một phần viện trợ từ Trung Quốc. Chiến dịch Đông Xuân 1952 – 1953, Chiến dịch Thượng Lào nhằm phân tán lực lượng quân sự của Pháp và chuẩn bị tiến tới chiến dịch Điện Biên Phủ 1954. Chính Phủ Việt Nam đã tiến hành hai đợt giảm tô thuế cho nông dân và thực hiện cải cách chia lại ruộng đất từ tay địa chủ cho nông dân để huy động toàn bộ sức quân, sức dân vào giải phóng đất nước thời thuộc Pháp.

Chính sách này đã được toàn dân hưởng ứng, năng suất lúa và cây thực phẩm đã có một sản lượng nhất định đủ để tiếp viện lương thực cho Quân đội Nhân Dân Việt Nam trên khắp các mặt trận, vừa đảm bảo nuôi sống được người dân ở các vùng nông thôn. Một số kỹ thuật mới trong sản xuất nông nghiệp cũng đã được tuyên truyền và phổ biến. Các công trình thuỷ lợi được xây dựng trên cơ sở khuyến khích tinh thần tương trợ của người dân như tổ đổi công, tổ hợp tác.

Sau chiến thắng Điện Biên Phủ và ký kết Hiệp định Geneve, Việt Nam tạm thời bị chia làm hai Miền lấy Vĩ tuyến 17 làm ranh giới. Từ Vĩ tuyến 17 lên phía Bắc Thuộc Chính Phủ Việt Nam dân chủ cộng hoà quản lý. Miền Nam từ Vĩ tuyến 17 đến Mũi Cà Mau do Pháp tạm thời quản lý để sau đó chuẩn bị hiệp thương giữa hai Miền Nam, Bắc tiến tới thống nhất đất nước. Sau khi Mỹ hất Pháp ra khỏi Miền Nam Việt Nam lập chính quyền Việt Nam Cộng Hoà do Ngô Đình Diệm làm tổng thống. Hiệp định Geneve bị phá bỏ và cuộc chiến tranh Việt Nam nổ ra giữa một bên là Việt Nam Dân chủ Cộng hòa với Mỹ và Đồng minh từ 1955 đến 1975, rồi từ 1976 đến 1989 với Khmer Đỏ, Thái Lan và Trung Quốc

.

Sau khi tiếp quản Miền Bắc năm 1954, Chính Phủ Việt Nam đã thực hiện chính sách hợp tác hoá nông nghiệp đưa toàn thể ruộng đất của nông dân đã được chia trong cải cách nông nghiệp thành sở hữu tập thể của mọi người trong hợp tác xã. Chế độ hợp tác hoá được thực hiện từng bước với quy mô ban đầu là Hợp tác xã cấp thấp có từ 100 – 150 hộ sản xuất, năng xuất được tính theo ngày công của mỗi xã viên quy ra thóc. Hệ thống thuỷ lợi do hợp tác xã thực hiện. Kỹ thuật thâm canh và các giống cây lương thực thực phẩm, gia súc gia cầm có năng xuất cao đã được nghiên cứu lai tạo và nhập ngoại chủ yếu là từ các nước Liên Xô, Trung Quốc, nhưng lại chưa có chính sách khuyến khích, bảo tồn cây trồng, vật nuôi đặc sản bản địa. Tại nông thôn đã được lập các trạm xá, trường tiểu học ở quy mô xã và trường trung học, bệnh viện 50 giường ở cấp huyện.

Để phát triển được sản xuất, Chính Phủ đã cho phép Hợp tác xã được giữ lại một tỷ lệ thuế nông nghiệp nhất định để xây dựng đường liên xã, trường tiểu học và trạm xá nông thôn. Chính Phủ còn thành lập Hợp tác xã mua bán và tín dụng để cung ứng với giá rẻ hàng công nghiệp và nhu yếu phẩm đến cho nông dân. Trong suốt thời kỳ 1954 – 1980 với tổng thu nhập quốc dân hàng năm của Miền Bắc chỉ đạt từ 800 triệu USD đến hơn 1 tỷ USD với dân số 24 triệu người nhưng về cơ bản trên 95% dân số biết đọc biết viết.

Giáo dục tiểu học được phổ cập hầu hết ở nông thôn, kể cả các vùng núi cao Miền Bắc Việt Nam. để hỗ trợ chính sách xoá đói giảm nghèo ở nông thôn, Bộ Nông nghiệp, Bộ Thuỷ lợi, Bộ Giao thông vận tải, Bộ tài chính, các Ngân hàng nông nghiệp, Ngân hàng chính sách xã hội, các viện nghiên cứư về cây lương thực thực phẩm, viện chăn nuôi, Viện Thú y, Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp, trường Đại học nông nghiệp cùng với hệ thống các trường trung học nông nghiệp được thành lập và đào tạo hàng vạn kỹ sư và nhân viên kỹ thuật đưa về các vùng nông thôn đến tận các Hợp tác xã.

Đối với công tác giáo dục và y tế, Chính Phủ khuyến khích các kỹ sư và Bác sỹ đến công tác tại những vùng sâu, vùng xa theo nhiệm kỳ. Sau khi hết nhiệm kỳ những người này được ưu tiên trở về các Thành phố lớn và được hưởng một số chính sách ưu đãi cũng như chính sách thâm niên làm việc khác với những người làm việc tại những đô thị đồng bằng. Phong trào nước sạch nông thôn đào giếng gia đình và khuyến khích dùng nước sạch đã làm giảm đáng kể dịch bệnh ở nông thôn Miền Bắc Việt Nam. Trong suốt một thời gian dài ở nông thôn Miền Bắc Việt Nam đã không xảy ra dịch bệnh. Hệ thống y tế dự phòng với việc tiêm chủng Vaccine miễm phí sau nhiều năm đã kết thúc được bệnh bại liệt ở trẻ em Miền Bắc.

Một chính sách hết sức quan trọng để phát triển nguồn nhân lực nông thôn là giảI phóng phụ nữ. Trẻ em gái được khuyến  khích đến trường học và bình đẳng như trẻ em trai. Tại các trường học đều có vệ sinh riêng dành cho trẻ em gái mặc dù còn hết sức sơ sài. Phụ nữ được khuyến khích tham gia các phong trào xã hội và được bầu cử vào giữ các chức vụ ở tất cả các cấp các ngành trong bộ máy Nhà nước và xã hội. Tổ chức bảo vệ phụ nữ là Hội phụ nữ Việt Nam đã được thành lập từ rất sớm vào năm 1936. Cơ sở của Hội Phụ nữ Việt Nam được tổ chức từ Chính quyền Trung Ương, cấp tỉnh thành phố đến tận cấp xã và thôn với mục đích tuyên truyền và bảo vệ quyền lợi của phụ nữ trong hôn nhân và gia đình, vệ sinh phụ nữ, cách nuôi dạy con đến những thông tin khác về quyền lao động, quyền làm mẹ của phụ nữ.

Trong chính sách lao động tiền lương của Chính Phủ không có sự phân biệt về lương giữa người phụ nữ và nam giới. Đến năm 2004 tỷ lệ phụ nữ tham gia vào lãnh đạo và quản lý trong xã hội và tất cả các cấp thấp nhất từ 18% – 25%. Với tỷ lệ phụ nữ chiếm 51% dân số, chính sách giải phóng và đào tạo phụ nữ của Chính Phủ Việt Nam được coi là một trong những chính sách trọng tâm của chính sách xã hội.

Trong lao động thì tỷ lệ phụ nữ chiếm 52% trên tổng số người lao động, tốt nghiệp đại học có 29% là nữ. Tỷ lệ phụ nữ tốt nghiệp đại học làm việc tại Hà Nội chiếm 80% trên tổng số phụ nữ tốt nghiệp đại học trong cả nước, ở TP Hồ Chí Minh phụ nữ tốt nghiệp đại học là 12%, còn lại 8% phụ nữ tốt nghiệp đại học làm việc ở các địa phương khác. Chính sách và hệ thống luật pháp để giảI phóng phụ nữ thực hiện quyền bình đẳng với nam giới của Chính Phủ Việt Nam sẽ được phân tích sâu hơn ở những chương sau.

Chính sách xoá đói giảm nghèo của Chính Phủ Việt Nam cần tập trung vào một số vấn đề trọng tâm như sau:

1/ Giáo dục và phổ cập giáo dục.

2/ Y tế cộng đồng

3/ Đào tạo nguồn nhân lực về kỹ thuật và trình độ tay nghề

4/ Phát triển hệ thống giao thông nông thôn

5/ Đầu tư xây dựng hệ thống thuỷ lợi khu vực và thuỷ lợi nội đồng

6/ Điện khí hoá nông thôn kết hợp giữa mạng điện Quốc gia với hệ thống đIện bằng năng lượng tự nhiên gồm điện mặt trời, thuỷ đIện nhỏ và nhiệt điện diezen. Phát triển chậm và sau nhiều nước tiên tiến nên cần khuyến khích đầu tư xã hội vào điện năng lượng tái tạo.

7/ Cung cấp và tài trợ giống cây trồng, gia súc và gia cầm

8/ Hệ thống bảo vệ thực vật và dịch vụ thú y nông thôn

9/ Hệ thống thông tin và tuyên truyền về kỹ thuật nông nghiệp, khoa học thường thức và những vấn đề liên quan đến đời sống nông thôn như Chính trị, an ninh, quốc phòng, kinh tế.

10/ Hệ thống các Ngân hàng nông nghiệp và Ngân hàng chính sách phục vụ người nghèo đến cấp huyện và có chi nhánh ở cụm liên xã.

11/ Bảo vệ môi trường để phát triển bền vững với hai mục tiêu: Sử dụng tiết kiệm nguồn nước sạch và xử lý rác thải ở nông thôn

Để phổ cập giáo dục toàn dân với hệ thống hơn 100 trường đại học, cao đẳng quốc lập và dân lập đào tạo kỹ sư, công nhân, cử nhân cho toàn bộ nền kinh tế, Chính Phủ Việt Nam đã có chính sách khuyến khích kỹ sư và công nhân trở về làm việc tại địa phương. Đối với vùng trung du và miền núi được trả thêm phụ cấp lương và một số chế độ ưu đãI khác như thời gian công tác ngắn hơn những người làm việc tại đồng bằng và thành phố, chế độ cấp đất và nhà ở công vụ cho giáo viên tại các vùng khó khăn.

Từ năm 1954 – 1980 ở các tỉnh Miền Bắc đã xây dựng được hệ thống các trường tiểu học, nhà trẻ, lớp mẫu giáo ở cấp xã và thôn bản, giáo viên được cấp đất và chính quyền địa phương hỗ trợ xây dựng nhà ở và một số đồ dùng thiết yếu như chăn màn, áo ấm. Trong giai đoạn này, tuy cuộc chiến tranh Việt Nam ở vào thời kỳ khốc liệt, Ngân sách Nhà nươc còn hạn chế và thiếu hụt, còn dựa vào Liên Xô, Trung Quốc và các nước XHCN Đông Âu nhưng hệ thống giáo dục và phổ cập tiểu học ở nông thôn vẫn được thực hiện và có một kết quả khả quan, 100% trẻ em đến độ tuổi đi học đều được đến trường với chế độ miễn phí về tiền học và sách vở.

Cũng ở thời kỳ này chưa xuất hiện tệ tham nhũng. Khi Đất Nước bước vào thập kỷ 80 với nền kinh tế kế hoạch hoá không được cải thiện, các nguồn viện trợ từ nước ngoài cũng giảm sút, sự khó khăn trong kinh tế kéo dài trong thời kỳ hoà bình đã tạo ra những phân hoá của xã hội, tệ tham nhũng xuất hiện có hệ thống, ngày một trầm trọng.

Tại các vùng nông thôn, tổ chức hợp tác xã nông nghiệp đã không còn thích hợp khi hình thức sở hữu tập thể về đất đai, tư liệu sản xuất, tiền vốn do một nhóm người trong ban chủ nhiệm Hợp tác xã nắm giữ với mục đích kiếm lợi cho bản thân và gia đình đã gây lên sự lãn công và bất bình trong phần lớn các hộ sản xuất là xã viên. Các trường tiểu học, nhà trẻ và mẫu giáo không được duy tu bảo dưỡng đã trở thành dột nát và nghiêng đổ. Nhiều hộ nông dân phải lo kiếm sống bằng những nghề phụ của gia đình hoặc chạy chợ đã không cho con em đến trường đi học.

Kết quả giáo dục của nhiều năm ở bậc tiểu học và trung học đã không đem lại lợi ích thiết thực cho người nông dân, vì sau khi học xong lại trở về với việc canh tác nông nghiệp lạc hậu, sự học hành đã không giúp họ thoát ra khỏi cảnh đói nghèo, giáo viên thiếu học sinh đã phải bỏ nghề dạy học để lao động kiếm sống. Tại nông thôn Việt Nam nhiều xã gộp lại mới có một trường tiểu học. Hiện tượng xã trắng giáo dục xuất hiện ngày một nhiều, cùng với sự suy giảm hệ thống phổ cập giáo dục là xuất hiện trở lại tình trạng mù chữ và thất học ở nông thôn.

Sau cuộc Đổi Mới và Mở cửa kinh tế năm 1986, Chính Phủ đã đưa ra nhiều chính sách để khôi phục hệ thống giáo dục ở nông thôn như kết hợp giữa nguồn tài trợ của Nhà Nước với sự đóng góp của người dân xây dựng trường và trả lương dạy học cho giáo viên tại các trường tiểu học của xã, việc khuyến khích những giáo viên tại địa phương theo học các lớp đào tạo giáo viên để dạy học tại quê nhà đã không thành công. Sự đói nghèo đã đến độ gay gắt không còn điều kiện cho việc phục hồi giáo dục.

Thời kỳ năm 1955 đến những năm đầu của thập kỷ 70, trong điều kiện vừa phục hồi và xây dựng kinh tế ở miền Bắc, vừa tiến hành cuộc kháng chiến chống Mỹ ở miền Nam, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa với nguồn kinh phí ít ỏi nhưng hết sức tập trung vào xây dựng mạng lưới y tế đến các phường xã. Trong thời kỳ này trên 80% xã phường có trạm xá với nhân viên y tế từ 1 – 3 người. Thuốc chữa bệnh chỉ hạn chế ở mức dược phẩm thông thường nhưng được cấp miễn phí cho người dân.

Chế độ lương của nhân viên y tế ở trạm y tế phường xã được trả theo hai cách, bằng tiền mặt ở các khu vực thành thị, bằng thóc gạo ở nông thôn. Hiện tượng nhân viên y tế lấy thuốc bán ra thị trường và cho người thân đã rất phổ biến mà một trong những nguyên nhân là thiếu sự giám sát của hợp tác xã tại cơ sở y tế và nguyên nhân nữa là các cửa hàng dược phẩm đều do Nhà nước quản lý, nguồn thuốc do Nhà nước cung cấp bán với giá rẻ. Nhưng cũng nhờ cơ chế này mà thuốc chữa bệnh được cấp cho người dân nhiều hơn.

Ngoài các loại thuốc tân dược phải nhập khẩu và sản xuất với một số lượng nhất định tại các xí nghiệp dược phẩm Quốc doanh, Chính Phủ còn khuyến khích các cơ sở y tế phát triển và sử dụng nguồn dược liệu y học cổ truyền có sẵn trong tự nhiên. Nhiều trạm xá ở nông thôn được khuyến khích xây dựng vườn dược liệu. Đây là một trong những nguồn thuốc chữa bệnh thông thường rẻ tiền và phổ cập ở Việt Nam. Ở các tỉnh và thành phố đều có các Viện và Bệnh viện, đôi khi là khoa Đông y với phương pháp chữa bệnh sử dụng dược phẩm có sẵn trong nước. Sự phối hợp giữa hai nguồn thuốc Tây y và Đông y đã góp phần đáng kể cho hệ thống chữa bệnh của toàn dân. Tuy nhiên, Nam Y Dược do cách truyền dậy, cách khám chữa bệnh bị thất truyền lại có nhiều yếu tố Tâm linh nên còn nhiều ý kiến tranh cãi. Cũng phải công nhận một thực tế là “ Nam dược trị Nam Nhân” của Dân tộc để lại đang bị mai một khi đặc biệt Nam y dược chữa bệnh chi phí rất rẻ lại không bị tái phát như Tây y, Đông y – Thật ra là thuốc Bắc (Trung quốc).

Cùng với hệ thống khám và chữa bệnh đến cấp xã phường, Chính Phủ Việt Nam còn thực hiện chương trình y tế dự phòng với hệ thống vắc – xin được sản xuất trong nước như vắc xin phòng bại liệt, thuỷ đậu, đậu mùa, bạch hầu, uốn ván,… Sau nhiều năm kiên trì thực hiện đã giảm đáng kể dịch bệnh trong cộng đồng dân cư.

Thời gian đầu của chương trình, toàn thể các bệnh viện ở cấp tỉnh và thành  phố đều chữa bệnh và điều trị không mất tiền. Chính sách này duy trì trong một thời gian dài, sau năm 1975 – 1985 cùng với việc thống nhất Đất Nước và phục hồi kinh tế là thời kỳ suy thoái nghiêm trọng của nền kinh tế trong cả Nước đã dẫn tới việc Chính Phủ không thể cấp đủ kinh phí cho các bệnh viện. Hệ thống bệnh viện cấp Quận huyện và trạm xá cấp phường xã rơi và tình trạng tiêu điều. Để giải quyết nguồn kinh phí chữa bệnh đã có chính sách thu một phần tiền khám bệnh và viện phí để duy trì hoạt động của hệ thống y tế. Việc thu viện phí đã gây ra nhiều tệ nạn như các nhân viên y tế nhận riêng tiền khám chữa bệnh. Thuốc chữa bệnh đã ít lại bị đánh cắp để bán ra ngoài. Hệ thống y tế dự phòng về tiêm chủng Vaccine không đủ nguồn cung cấp, nhiều dịch bệnh đã mất đi lại trở lại như bệnh lao, thương hàn, sốt rét, viêm não ở trẻ em.

Sau Công cuộc Đổi Mới, Mở Cửa năm 1986, tại thời kỳ 1986 – 1992 với mục tiêu trong tâm của Chính Phủ là phục hồi nền kinh tế của Việt Nam đang đứng trước nguy cơ gây mất ổn định Chính trị Đất Nước thì hệ thống y tế không được đầu tư và chú trọng đúng lúc. Các bác sỹ và nhân viên y tế được trả thêm ngoài lương một số tiền rất thấp như sau một ca mổ kéo dài nửa tiếng đến hai giờ thì bác sỹ mổ chính chỉ được trả thêm tiền bồi dưỡng là 1 USD, những người  phụ mổ chỉ được trả từ 0,3 – 0,5 USD/ ca mổ. Để các ca mổ có thể thực hiện được, người nhà bệnh nhân phải trả thêm cho kíp mổ từ 50 USD ở những ca phẫu thuật nhỏ đến vài trăm hoặc hàng nghìn USD ở những ca phẫu thuật lớn. Để cứu người thân, nhiều gia đình phải vay mượn và bán một phần tàI sản.

Sau năm 1992 khi nền kinh tế Việt Nam bắt đầu phục hồi và tăng trưởng ở mức 6,5 – 7,7% GDP và ngân sách Nhà nước bắt đầu có tích luỹ, Chính phủ đã sử dụng một phần ngân sách để đầu tư xây dựng và nâng cấp các bệnh viện và mua sắm những thiết bị y tế hiện đại hơn. Nhiều xí nghiệp dược phẩm Nhà nước đã được nâng cấp và mở rộng quy mô cũng như công xuất làm cho nguồn thuốc sản xuất ở trong nước với giá rẻ và chất lượng tương đương với thuốc nhập ngoại đã tăng lên. Đồng thời chính sách khuyến khích hệ thống y tế và dược phẩm tư nhân đã được thực hiện, đến năm 2001 cả nước đã có hơn 8000 cửa hàng dược phẩm tư nhân và gần 600 phòng khám, bệnh viện có quy mô nhỏ dưới 100 giường. Hệ thống y tế tư nhân được khuyến khích phát triển đã thu hút một lượng lớn các bác sỹ và nhân viên y tế giỏi làm việc với mức thu nhập bình quân hơn 200USD/người/tháng. Sự cạnh tranh của hệ thống y tế tư nhân đã khuyến khích chất lượng khám chữa bệnh và điều trị của hệ thống y tế công được tốt hơn.

Về Y tế dự phòng đến năm 2002 đã xây dựng mới và nâng cấp xí nghiệp sản xuất Vaccine với nhiều chủng loại và nhập khẩu từ nước ngoài một số lượng lớn Vaccine trong nước chưa sản xuất được. Công suất Vaccine của cả nước đã đạt từ 2 triệu liều năm 1994 lên 6 triệu liều năm 2002. Ba trung tâm lớn về y tế dự phòng là Viện Vệ sinh dịch tễ Trung Ương đặt tại Hà Nội, Viện Pasteur Nha Trang và Viện Pasteur TP Hồ Chí Minh được trang bị hệ thống phân tích về sinh hoá ở mức phân tích ADN. Hệ thống y tế dự phòng đã được trang bị tương đối hiện đại với các xe làm lạnh bằng nitơ có thể bảo quản và vận chuyển Vaccine trong nhiều ngày đến tận thôn xóm. Tuy nhiên về lâu dài, Y tế toàn Dân là một vấn đề nan giải mâu thuẫn giữa tập trung và phân tán cũng như hạn chế nguồn từ GDP.

Nhiều chuyên gia y tế đã được Chính Phủ cấp kinh phí đi học ở những nước có trình độ y học cao như EU, Nhật Bản và Bắc Mỹ. Hệ thống lương của nhân viên y tế công cũng đã được cải thiện từng bước như nâng bậc lương, tăng tiền phụ cấp việc làm và phụ cấp trách nhiệm cũng như khuyến khích chế độ lương cao cho các nhân viên y tế đến làm việc tại các vùng Trung du và Miền núi cũng như Hải đảo. Tại các bệnh viện công có thu tiền viện phí thì số tiền được phân chia một phần giữ lại để bảo dưỡng thiết bị máy của bệnh viện và trả thêm cho các nhân  viên y tế.

Năm 1998 Chính Phủ ban hành chính sách tự do hoá ngoại thương cho phép tất cả các thành phần kinh tế được phép thực hiện xuất nhập khẩu không cần giấy phép, mọi Doanh nghiệp đều được thực hiện xuất nhập khẩu tất cả những loại hàng hoá mà Nhà nước không cấm. Vì thế lượng thuốc chữa bệnh nhập khẩu rất đa dạng và phong phú.

Cho đến nay hệ thống dịch vụ y tế đã được cải thiện đáng kể nhưng vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề chưa được giải quyết như tình trạng khám và chữa bệnh quá tải, không đủ giường nằm ở các bệnh viện công. Việc mua thuốc chữa bệnh tự do không cần đơn của bác sỹ, hệ thống khám chữa bệnh công và tư nhân không được kiểm soát cũng để lại những hậu quả nghiêm trọng trong việc chữa bệnh và nâng cao sức khoẻ của cộng đồng dân cư.

Trước 1985, tại Việt Nam có tỷ lệ tăng dân số khá cao trên 3%/năm, tốc độ tăng dân số quá mức làm trầm trọng thêm tình trạng đói nghèo ở nông thôn. Các biện pháp bảo vệ sức khoẻ của bà mẹ và trẻ em không đến được những người nghèo. Để giải quyết vấn đề tăng dân số đột biến, Chính Phủ đã thành lập Uỷ ban dân số kế hoạch hoá gia đình với chức năng tuyên truyền, hướng dẫn việc sinh sản có kế hoạch, bảo vệ sức khoẻ của người mẹ và khuyến khích việc nuôi con bằng sữa mẹ.

Sau nhiều năm thực hiện đã giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em từ 75% năm 1985 xuống còn 55% năm 1995. Trong thời kỳ đầu tiên của các biện pháp bảo vệ trẻ em, do việc chăm sóc trẻ em thiếu khoa học đã dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng, không đủ cân theo độ tuổi phát triển, béo phì. Trẻ em mắc nhiều bệnh như tiêu chảy, đường ruột, viêm phế quản mãn tính. Tuy nhiên, nếu không có khảo sát, tổng kết khoa học khách quan, vấn đề hạn chế sinh đẻ có thể gây hậu quả giảm tỷ lệ sinh, cơ cấu nam, nữ và tăng nhanh tỷ lệ già hóa dân số trở thành vấn đề nghiêm trọng của phát triển kinh tế trong một tương lai gần.

Nếu so với trước thời kỳ cải cách mở cửa thì sản phẩm sữa trẻ em sản xuất trong nước cũng như nhập khẩu tăng cao vừa tạo sự thuận lợi cho dinh dưỡng của trẻ em nhưng lại hạn chế đáng kể việc nuôi con bằng sữa mẹ. Ở thành thị có xu hướng sử dụng chế phẩm sữa nhân tạo nhiều hơn làm trẻ em mất khả năng miễn dịch trong thời kỳ đầu, thiểu năng về trí não và béo phì khi trưởng thành ở những gia đình trung lưu.

Để mở rộng hệ thống dịch vụ y tế, Chính Phủ đã khuyến khích kinh  tế tư nhân, xây dựng bệnh viện, phòng khám bệnh và cơ sở điều trị nhỏ. Nhưng mặt khác bản chất của kinh tế tư nhân vì lợi nhuận nên chỉ hạn chế ở mức độ dịch vụ y tế nhỏ lẻ mà đối tượng phục vụ là những người có tiền, không có tác dụng hỗ trợ đối với y tế người nghèo.

Việt Nam là một Quốc gia có nhiều chủng loại và trữ lượng rất lớn khoáng sản kể cả các khoáng sản quý hiếm nhưng thiếu nghiêm trọng vốn đầu tư và kỹ thuật cao để tinh luyện. Hệ sinh thái rất đa dạng nhưng đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng do tỷ lệ che phủ của rừng từ 65% năm 1980 giảm xuống chỉ còn 26% năm 2001. Nhiều chủng loại động vật và thực vật đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng. Với một tỷ lệ dân số trên 80 triệu người xếp thứ 13 trên Thế giới thì sự phát triển kinh tế Việt Nam dựa vào nguồn nhân lực. Để phát huy và khai thác tiềm năng của nguồn nhân lực cần nhiều biện pháp hỗ trợ phức tạp như y tế, giáo dục, an sinh xã hội để tập trung cho đào tạo kỹ năng tay nghề và học vấn cho người lao động.

Hệ thống đào tạo kỹ năng lao động hiện nay đã được phục hồi và được ngân sách Nhà nước đầu tư như công tác khuyến nông, khuyến lâm, hệ thống các trường dạy nghề được trang bị lại và tổ chức lại để theo kịp trình độ phát triển của khu vực Đông Nam Á. Chính sách khuyến khích các chuyên gia kỹ thuật và công nhân kỹ thuật sau khi tốt nghiệp trở về phục vụ ở các địa phương đã được chú trọng. Nhưng thực tế mới chỉ thực hiện được gần 30% trên tổng số 64 tỉnh Thành Trung Ương. Tại nhiều tỉnh thuộc Miền Trung Việt Nam là nơi sản sinh rất nhiều nhân tài cho đất nước nhưng lại rất thiếu hụt hệ thống các nhà khoa học và công nhân lành nghề. Nhiều người sau khi đào tạo đã không trở lại làm việc tại địa phương của mình.

Do sự phát triển ở mức độ thấp của kinh tế Việt Nam nên sự đào tạo kỹ năng và chuyên môn cho nguồn nhân lực còn ở trình độ kỹ thuật đơn giản như các nghề cơ khí, sửa chữa, dịch vụ đơn giản. Tại nông thôn do chính sách phân chia ruộng đất của Khoán 10 đã làm cho diện tích canh tác bị chia cắt, hạn chế việc sử dụng cơ giới hoá và các ứng dụng kỹ thuật bảo vệ thực vật khu vực cũng như ứng dụng kỹ thuật công nghệ sau thu hoạch để hạn chế những rơi vãi và lãng phí do thu hoạch bằng phương pháp thủ công truyền thống hiện vẫn được sử dụng ở phần lớn các vùng nông thôn Miền Bắc.

Vấn đề đào tạo nguồn nhân lực hiện còn gặp những giới hạn chưa thể vượt qua được như tỷ lệ dân số ở nông thôn chiếm số đông hơn 56 triệu người. Các đô thị phát triển nhanh với quy mô nhỏ và không được quy hoạch hợp lý đã dẫn đến nhiều đô thị mới hình thành ở các huyện phần lớn vẫn là cư dân nông nghiệp. Tổng giá trị nông nghiệp chiếm 25% GDP và 66% lực lượng lao động là ở nông thôn. Giá trị xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp và thuỷ sản chiếm 32% kim ngạch xuất khẩu. Dự kiến đến 2010 vẫn có tới 53% dân số ở nông thôn. Kỹ thuật canh tác chỉ giải quyết được một phần nhỏ lao động có việc làm và sản lượng lương thực trong tương lai.

Chiến lược phát triển nông thôn Việt Nam chủ yếu phải dựa vào sự chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp và phân công lại lao động ở nông thôn trong đó việc phát triển xí nghiệp nhỏ và vừa ở nông thôn TVEs làm cơ sở cho cơ giới hoá và hiện đại hoá nông nghiệp. Có một sự cản trở hiện nay là các quan chức địa phương không ủng hộ phát triển các xí nghiệp nhỏ và vừa ở nông thôn xuất phát từ lợi ích cục bộ và nhận thức của quan điểm sở hữu tập thể theo quan điểm hợp tác xã vẫn còn là một định kiến cản trở sự phát triển. Tăng tốc độ phát triển công nghiệp nông thôn và dịch vụ từ 10% đến 12% để duy trì tốc độ tăng trưởng từ 4% GDP đến 4,5% GDP nông nghiệp trong thời gian tới. Một trong những vấn đề chuyển dịch cơ cấu sản xuất là tránh tập trung vào lúa gạo và phảI tiến tới đa dạng hoá sản xuất nông nghiệp, các sản phẩm  về thực phẩm và vào khu vực có tiềm năng phát triển để chuyển dịch lao động ngoài đồng ruộng là chế biến nông sản.

Năm 2002 Việt Nam đứng đầu Thế giới về sản lượng cà phê Robusta, hạt điều, hạt tiêu. Gạo chiếm 91% tổng sản lượng lương thực của Việt Nam năm 1999. Việt Nam là một trong 10 nước sản xuất chè lớn nhất Thế giới. Trong hai năm 1999 đến 2000, sản lượng chè đã tăng từ 42.000 tấn lên 75.000 tấn. Chè xanh của Việt Nam tốt hơn chè xanh của Trung Quốc.

Chè đen Việt Nam đã tăng từ 10.000 tấn lên 15.000 tấn chiếm 1,5% tổng sản lượng chè của Việt Nam. Tuy nhiên, khoảng cách giá của hàng công nghiệp ngày một rộng ra. Chính Phủ Việt Nam cho biết trong thời gian 6 năm từ 1995 – 2001 giá hàng công nghiệp đã tăng 24% so với năm 1999, giá lương thực giảm 7,9%, giá thực phẩm giảm 0,9%, giá cà phê giảm 80%, giá lợn hơi giảm 12% – 25%. Thu nhập nông thôn thấp chỉ bằng 49% thu nhập ở khu vực công nghiệp và dịch vụ. Trong khi đó giá đầu vào cho sản xuất nông nghiệp tăng 64% làm cho nhiều hộ nông dân thất thu.

Để thực hiện chuyển dịch kinh tế và phát triển nông nghiệp tại Việt Nam, một trong những giải pháp quan trọng làm cơ sở hạ tầng là xây dựng hệ thống giao thông nông thôn gồm giao thông đường bộ, giao thông đường thuỷ, giao thông hàng không đối với các khu vực và vùng trên lãnh thổ.

Về giao thông đường bộ, Chính Phủ đầu tư cho đường giao thông quốc lộ và tỉnh lộ bằng nguồn ngân sách tập trung. Địa phương đầu tư cho hệ thống giao thông nội tỉnh, giao thông liên huyện, liên xã bằng nguồn vốn phối hợp giữa ngân sách Nhà nước 40%, địa phương từ 35% – 40% và nhân dân tự đóng góp bằng công lao động từ 20% – 25%. Sau gần hai mươI năm thực hiện hệ thống giao thông trong cả nước đã phát triển tương đối thuận lợi cho việc chuyển hàng và đi lại ở các vùng nông thôn.

Hệ thống đường giao thông từ huyện đến xã đã đạt 7.100 xã trên tổng số 11.000 xã phường trong cả nước. Hệ thống đường giao thông cấp xã chủ yếu là đường cấp 4 với nền đường là đất san phẳng đầm kỹ và rải thêm đá dăm làm mặt đường. Đường giao thông cấp xã đủ chiều rộng cho hai xe vận tải đi ngược chiều vào đến trung tâm xã, tại 18 địa phương tỉnh có kinh tế phát triển đường giao thông ở nhiều xã mặt đường được đổ bê tông cốt thép.

Cùng với phát triển hệ thống giao thông nông thôn, chương trình ngói hoá nhà ở nông thôn cũng đượ thực hiện bằng cách khuyến khích việc mở lò nung gạch, ngói tại một trong những vị trí thuận lợi trên địa bàn xã, cùng với việc cung cấp than bùn giá rẻ của chính quyền cấp tỉnh huyện đến năm 2000 đã có 6.000 xã thực hiện được việc xây nhà ở cho nông dân bằng gạch và ngói và gần 3.000 phường được ngói hoá 100%.

Đối với một nền nông nghiệp trồng lúa gạo, cây ăn quả và các đặc sản vật nuôi, cây trồng khác,… nước là một yếu tố quan trọng hàng đầu để sản xuất có thể phát triển được. Với tập quán canh tác lúa nước hàng nghìn năm, lại sống trong khu vực bão lũ, hệ thống đê điều rất phát triển ở Miền Bắc Việt Nam với chiều dài 12.000 km và thường xuyên được bồi đắp hàng năm. Việc khoanh vùng ngăn mặn, giữ nước ngọt ở Vùng Đồng bằng Cửu Long vừa thực hiện, vừa khảo cứu bổ khuyết cho những phương sách Nông nghiệp chưa thích hợp cho phát triển.

Hệ thống đê cổ chủ yếu có tác dụng ngăn lũ lụt nhưng lại cản trở đến việc cấp nước và phù sa cho đồng ruộng theo thời vụ. Ngay sau khi giải phóng Miền Bắc, Chính Phủ Việt Nam đã đặt trọng tâm phát triển hệ thống thuỷ lợi làm cơ sở thâm canh nông nghiệp. Công trình thuỷ lợi lớn đầu tiên được thực hiện là hệ thống thuỷ nông Bắc Hưng Hải có năng lực điều hoà thuỷ lợi cho 6 tỉnh tả ngạn sông Hồng. Hệ thống thuỷ nông Bắc Hưng Hải đã có tác dụng điều tiết và nâng cao năng xuất cây trồng của 6 tỉnh cho đến tận ngày nay. Từ năm 1990 trở lại đây, với chính sách Mở Cửa và Đổi Mới chuyển sang kinh tế thị trường có định hướng Xã hội Chủ nghĩa, hệ thống thuỷ lợi được xây dựng trong thời kỳ kinh tế kế hoạch hoá tập trung đã phát huy được hiệu quả đáng kể góp phần nâng cao năng xuất lúa.

Các tỉnh Đồng bằng Nam Bộ có tập quán canh tác tiên tiến hơn các tỉnh phía Bắc nhưng đến trước 1975 tại các tỉnh Nam Bộ chỉ gieo trồng và thu hoạch lúa nước được một vụ mà nguyên nhân chủ yếu là hệ thống thuỷ lợi gần như không có. Mùa mưa lũ ( Mùa Nước Nổi) từ sông Mê Kông dồn về Đồng bằng Nam Bộ đã làm ngập lụt gần như toàn bộ đất đai của khu vực này trong suốt thời gian từ 4 đến 5 tháng trong một năm.

Sau khi thống nhất đất nước, Chính Phủ đã có chính sách đầu tư xây dựng hệ thống thuỷ lợi với một số vùng canh tác trọng đIểm. Đến năm 1995 thì hệ thống phòng lũ và đIều tiết thuỷ lợi của Đồng bằng Nam Bộ cơ bản đã được hoàn tất. Hệ thống thuỷ lợi được hoàn chỉnh và tu bổ hàng  năm trong phạm vi cả nước đã góp phần đáng kể trong việc tăng tổng sản lượng giá trị lương thực trong cả  nước từ 28 triệu tấn năm 1992 lên 34 triệu tấn năm 2003. Sự tăng thêm của tổng sản lượng lương thực là một thành công đáng khâm phục về chính sách nông nghiệp Việt Nam trong khi tổng diện tích chuyên canh lúa gạo đã giảm xuống và nông nghiệp đang được cơ cấu lại với những ngành công nghiệp chế biến nông sản và dịch  vụ đã tăng 8% trên tổng giá trị sản lượng của vùng nông thôn. Hệ thống các Viện nghiên cứu cây lương thực, cây thực phẩm, viện thú y và các trung tâm khuyến nông được xây dựng từ những năm 1960, phát triển rộng về  số lượng cuối những năm 80 đã đóng góp đáng kể đến việc cung cấp giống cây trồng và vật nuôi của nông nghiệp Việt Nam. Để hỗ trợ việc phát triển nông nghiệp, Chính Phủ đã có chính sách cho các hộ nông dân vay tín dụng ưu đãi qua Ngân hàng nông nghiệp và Ngân hàng Chính sách Xã hội bằng hình thức cho vay tiền và cho vay dưới dạng là giống cây lương thực thực phẩm và vật nuôi. Sau một chu kỳ thu hoạch, các hộ nông dân trả dần số tiền đã vay thường là từ 6 đến 12 hoặc 24 tháng.

Một đặc điểm rất đáng lưu ý của hệ thống thuỷ lợi Đồng Bằng sông Cửu Long là hệ thống đê ngăn mặn vào mùa khô, điều tiết xả lũ vào mùa mưa với hệ thống cửa van đóng mở thuỷ lợi hai chiều do Việt Nam thiết kế chế tạo. Cùng với hệ thống thuỷ lợi, các khu dân cư đã được tập trung thành cụm với việc nâng cao một số xã thôn thành nơi ở tập trung cho các hộ nông dân đã làm giảm đáng kể sự thiệt hại về người và của vào mùa mưa lũ. Tuy nhiên nhiều ý kiến khác nhau của các Chuyên gia Thủy Lợi và Nông nghiệp trong nước và Quốc tế đã cảnh báo sự xâm nhập mặn và thoái hóa đất canh tác do ngăn lũ phù sa sông Mekong của Đồng bằng Nam Bộ do đê bao và bờ vùng.

Trước năm 1954 ở các tỉnh phía Bắc và năm 1975 ở các tỉnh phía Nam, hệ thống điện chủ yếu sử dụng bằng năng lượng than và dầu. Sau năm 1975, Chính Phủ Việt Nam đã đầu tư xây dựng Nhà máy thuỷ điện Thác Bà và Nhà máy thuỷ điện Hoà Bình với sự hỗ trợ cho vay ưu đãi và trợ giúp kỹ thuật của Liên Xô. Từ năm 1990, Liên Xô và các nước Đông Âu tan rã đã dẫn đến Việt Nam mất hoàn toàn nguồn viện trợ, nhưng nền kinh tế Việt Nam không suy giảm mà tiếp tục tăng trưởng với những chính sách cải cách tiến bộ và tập trung đầu tư cho hệ thống điện Quốc Gia.

Trong giai đoạn năm 1993 đến 1995 đã đầu tư 1,5 tỷ USD cho đường dẫn điện siêu cao 500 KV Bắc Nam cùng với các trạm chuyển tải trên suốt tuyến đường dài 1.500 km xuyên dọc dãy Trường Sơn đã kịp thời cung cấp nguồn điện từ Nhà Máy thuỷ điện Hoà Bình đến các tỉnh Miền Đông và Tây Nam Bộ.

Hệ thống điện tiếp tục được đầu tư và cải thiện đáng kể với các công trình thuỷ điện lớn được đầu tư cho kế hoạch 10 năm 1995 – 2005 như thuỷ điện Yaly, Sesan 2, Sêsan 3 và tiến tới xây dựng thuỷ điện Phú Mỹ và đang tiến hành xây dựng thuỷ điện Sơn La là công trình Thủy điện lớn nhất trong cả khu vực Đông Nam Á. Thủy điện Sơn La có diện tích hồ chứa 224km2. Dung tích toàn bộ hồ chứa 9,26 tỉ mét khối nước. Công suất 2.400 MW, gồm 6 tổ máy. Điện năng bình quân hằng năm: 10,2 tỉ KW. Tổng vốn dự kiến ban đầu là 42.476,9 tỷ. Điện lực Việt Nam là một ngành kinh doanh phát triển và đem lại nguồn lãi lớn hàng năm cho ngân sách Nhà Nước. Thông báo tháng 7/2000, Tổng Công ty Điện lực Việt Nam (EVN) năm 1995 lãi 45 triệu USD, năm 1996 lãI 210 triệu USD, năm 1997 – 1998 mỗi năm lãi trên 100 triệu USD. Cùng với việc đầu tư xây dựng hệ thống thuỷ điện cấp Quốc gia, Chính Phủ còn phát triển hệ thống thuỷ điện nhỏ trên cơ sở những vùng núi cao có nhiều sông suối, hệ thống thuỷ điện nhỏ đã có tác dụng đáng kể cung cấp điện cho hầu hết các xã và thôn bản ở vùng núi cao Miền Bắc. Tại một số vùng núi cao không có hệ thống sông suối được khuyến khích sử dụng hệ thống điện bằng năng lượng mặt trời với mức năng lượng hạn chế chỉ đủ sử dụng cho thắp sáng ban đêm và hệ thống chuyền tin liên lạc. Do nhiều nguyên nhân, tại Việt Nam chưa có hệ thống điện tái tạo như Điện Mặt Trời, Điện gió, Điện sóng biển.

Trong thời kỳ đầu, để phát triển mạng lưới điện nông thôn trong cả Nước với nguồn vốn đầu tư còn hạn chế đã kết hợp chính sách phát triển mạng điện theo phương thức Nhà nước và nhân dân cùng làm theo cách Nhà nước đầu tư Trạm hạ thế, phần còn lại do nhân dân và hợp tác xã bỏ vốn đầu tư. Thời kỳ đầu tiên từ năm 1992 – 1999 cách làm này đã mang lại hiệu quả là hệ thống điện đã được dẫn đến từng hộ gia đình nông dân để sử dụng cho sinh hoạt và cho sản xuất nhỏ. Với hệ thống điện tự làm và sử dụng mọi nguồn dây có thể dẫn được điện đã làm cho sự tổn thất điện năng trên đường dây dẫn từ 20 – 30 %, có nơi lên tới 40%.

Sự tổn thất năng lượng cùng với hệ thống dịch vụ điện ở Hợp tác xã đã làm tăng vọt giá điện nông thôn lên gấp 2 – 3 lần so giá điện ở thành thị. Hậu quả đã gây sự bất bình trong nông dân khuyến khích phát triển tình trạng ăn cắp ngoài đồng hồ đo điện. Để khắc phục tình trạng trên, Chính Phủ đã đầu tư gần 500 triệu USD để cải tạo toàn bộ hệ thống điện nông thôn và đưa hệ thống điện trở về cho các chi nhánh điện thuộc Tổng Công ty Điện lực Việt Nam quản lý với giá bán điện tại nông thôn được hạn chế ở mức cao hơn đIện ở thành thị là 25 – 30%. Theo chương trình điện khí hoá đến năm 2015 cả nước sẽ đầu tư từ 15 tỷ USD – 18 tỷ USD và tiến tới giảm đáng kể tổn thất điện năng trên đường truyền dẫn xuống mức có thể chấp nhận được. Ngoài các hệ thống Nhà máy điện cung cấp trong nội địa, Việt Nam còn đầu tư xây dựng một số Nhà máy thủy điện dọc tuyến biên giới với Lào và Camphuchia để xuất khẩu điện cung cấp cho các nước này.

Về trữ lượng và nguồn nước ở Việt Nam như đã phân tích ở trên là tương đối dồi dào nhưng lại có nhược điểm là sự phân bố nguồn nước không đồng đều, một số nơi nguồn nước bị ô nhiễm nặng bởi Thạch tín và Asen. Còn một nguyên nhân khác nữa là việc sử dụng phân hoá học, thuốc trừ sâu để tăng năng xuất cây trồng trong một thời gian dài đã làm cho nước ngầm ở tầng cao bị ô nhiễm nặng. Sắp tới sang thế kỷ XXI tài nguyên Nước sẽ rất nghiêm trọng đến mức độ cạnh tranh về dầu mỏ không còn là ưu tiên hàng đầu. Tình trạng ô nhiễm các nguồn nước sinh hoạt ở nông thôn Việt Nam đã vượt qua giới hạn ô nhiễm cho phép. Vì vậy, việc sử dụng một cách hợp lý nguồn nước sinh hoạt sạch theo một quy trình từ nước sinh hoạt sau khi sử dụng được xử lý đưa vào nuôi cá và khi thay nước cho cá thì sử dụng nguồn nước này cho cây trồng là một phương pháp khả thi có tính khoa học cao. Đối với nguồn nước gồm nước mặn, ao hồ sông suối và ngước ngầm thường được sử dụng theo trình tự nước sinh hoạt không có chất hoá học sau khi sử dụng được đưa vào các ao nuôi cá. Nước sử dụng cho nuôi cá và gieo trồng thuỷ sản, đến chu kỳ thay nước được đưa vào hệ thống cấp nước của thuỷ lợi để dùng tưới nước cho cây trồng.

Với một tốc độ phát triển nông nghiệp đáng ngạc nhiên ở Việt Nam đã đem lại những thành công bước đầu đóng góp cho sự phát triển đáng kể kinh tế và ổn định xã hội. Về lâu dài kinh tế nông nghiệp là một trong những ngành kinh tế đem lại lợi nhuận. Do quá trình đô thị hoá và hướng tới công nghiệp hoá trong thời kỳ đầu tiên đã xuất hiện rất nhiều rác thải trong nông nghiệp, trong sinh hoạt như các bao đựng hàng hoá như polyetylen, các hộp kim loại, hộp xenlulo,…sau khi sử dụng gây ô nhiễm ngày một nặng cho đất trồng trọt và cho hệ sinh thái.

Việt Nam cũng như bất cứ một Quốc gia nào trên Thế giới đều có những khu vực đất đai không thể sử dụng cho trồng trọt cây lương thực, thực phẩm như nhiều vùng đất ở Miền Trung Việt Nam như những vùng sườn núi dốc, những vùng ven biển đất bị nhiễm mặn. Nhưng cũng không thể đưa tất cả nông dân sống trên những vùng nông nghiệp khó khăn trở thành cư dân đô thị vì kế sách giữ toàn vẹn lãnh thổ và chiến tranh nhân dân.Xử lý rác thải ở nông thôn được chia làm 3 cách theo cách phân loại rác thải hữu cơ, rác thảI cứng, rác thải polymer. Đối với rác thải hữu cơ thường được tận dụng phân loại để làm thức ăn gia súc, chế biến và ủ làm phân hữu cơ đưa trở lại cho trồng trọt. Rác thải cứng và polymer được các hộ gia đình nông dân chọn lựa và bán cho những cơ sở chế biến tập trung để tái chế lại gây ô nhiễm đáng kể cho các vùng liền kề. Trên đây là một số khảo cứu chính sách để các cơ quan chức năng tham khảo theo chỉ thị của Thủ Tướng Phan văn Khải.

 

Hà Nội, ngày 20 tháng 09 năm 2005

_____________________________

 

*  Là thành viên Ban Nghiên cứu (Cải cách Hành chính, Kinh tế) do Chuyên gia Cao cấp Nhà nước, Trợ lý thứ nhất Thủ Tướng Chính Phủ Phan văn Khải là ông TRẦN ĐỨC NGUYÊN giữ chức TRƯỞNG BAN”.

4 thoughts on “Sơ bộ kết quả ban đầu thời kỳ 1986 – 2005

  1. Xin cảm ơn đọc giả Minh Vũ, Nhận xét của Đọc giả là xác đáng vì Bản Báo cáo TỔNG HỢP dài, nhiều thông tin đến nay vẫn còn nhiều nhậy cảm. Vì thế chỉ ghi là Sơ bộ để có thêm một số đóng góp thông tin cho những Nhà nghiên cứu thời kỳ này – Một thời kỳ cực phức tạp sau một thời kỳ chiến tranh giành Độc lập Dân tộc từ 1945 – 1990. Về gi chú * bị thiếu chữ ” Ông Trần Đức Nguyên giữ chức Trưởng Ban” đã đề nghị Quý Tòa soạn NGHIENCUULICHSU bổ sung, điều chỉnh. Xin thành thật xin lỗi Quý Đọc giả. Vũ Ngọc Phương

    Thích

    • cám ơn tác giả bài viết rất chi tiết và bổ ích.
      Tôi có thắc mắc tại sao NCLS lại bỏ tên của ông Trần Đức Nguyên đi vậy ??
      Cũng nhờ bởi vậy tôi được biết thêm về ông 😀
      Hành vi của ncls cần được minh bạch rõ ràng.
      Cũng đã gần 20 năm sau ” thời kỳ ban đầu ”
      Đề nghĩ Vũ Ngọc Phương cho ra mắt ” thời kỳ tăng tốc ” đi chứ nhỉ 😀

      Thích

  2. Xin cảm ơn Đọc giả SH Nguyên đã đọc và cho ý kiến. Lỗi bỏ tên Ông Trần Đức Nguyên là do tôi viết thiếu. Không do Tòa soạn NCLS. Ông Trần Đức Nguyên hiện cao tuổi nhưng rất minh mẫn, đang sống tại Hà Nội. Ông Trần Đức Nguyên cùng ông Hà Nghiệp đã mất từ lâu do ung thư vòm họng. Cả hai ông là Chuyên gia Cao cấp Nhà nước – rất xuất sắc, đã đóng góp rất quan trọng trong Công cuộc Cải cách Chính trị, Kinh tế, Xã hội. Tôi rất may mắn vinh dự được gặp, làm việc với cả hai ông và Trợ lý thứ nhất của Thủ Tướng Võ Văn Kiệt là ông Vũ Quốc Tuấn từ 1980 đến nhiều năm sau khi tôi mới 29 tuổi. VNP

    Thích

Bình luận về bài viết này