VUI VỚI CHỮ NGHĨA: TRỌC PHÚ là gì? Tuệ và Huệ. Chữ TÔI. Chữ nhật 日 mặt trời. Bậu và Qua.

Nguồn ảnh : studio Hoa Niên

 Kỳ Thanh

TRỌC PHÚ là gì?

Trọc Phú là từ Hán Việt, đối lại là Thanh Bần (từ HV) khá hay; từ đôi đối xứng với nhau: trọc và thanh, phú và bần; âm đọc cũng gần nhau. Truy tầm từ nguyên (nghĩa gốc) để hiểu ý nghĩa mà người xưa muốn truyền đạt.

Chiết tự chữ Trọc: Đầu tiên phân tích chữ Thục蜀, tên gọi xưa của vùng Tứ Xuyên 四 川 (hay là nước Thục trong thời Tam quốc, còn tên gọi là Ích Châu益州), theo thuyết văn giải tự: chữ Thục蜀 gồm chữ Tứ 四ở phía trên, nghĩa là bốn (con sông, hay là rặng núi); kế đến là chữ Bao勹, nghĩa là bao bọc; bên trong là chữ Trùng虫 nghĩa là sâu bọ (thuở xưa hàm ý là con người). Vậy chữ Thục 蜀 là vùng đất phì nhiêu được bao bọc bởi bốn con sông (hoặc bốn rặng núi: thung lũng) thích hợp cho con người sinh sống và phát triển.

Thêm bên trái chữ 蜀bộ thủy氵thành chữ Trọc (giản thể浊), nghĩa là (nước đục) không trong, hỗn loạn (不清澈;不干净). Còn chữ Ích 益 trên là nước (nằm ngang), bên dưới bộ 皿mãnh: dĩa, mâm (vật chứa); có nước để sử dụng (rất cần đến).

Phú là giàu có. Với miên: mái nhà; nhất : đồng tâm; khẩu: có (miếng) ăn; điền : ruộng đất (bất động sản).

Thanh là (nước) trong xanh, sạch. Với thanh là màu xanh, tốt đẹp, hướng vươn lên (bỏ bớt nét sổ xiên bên trái chữ (sinh) là sinh trưởng; dưới là chữ nguyệtlà mầm sống).

Bần là nghèo nàn, thiếu thốn. Với bối: tiền bạc; phân: chia ra. Của cải càng chia thì càng ít (nghèo).

Vậy: Trọc phú濁富nghĩa là làm giàu bất chính; ngược lại là thanh bần 清贫 là nghèo mà trong sạch.

*

Tuệ Huệ

(Nhân sự kiện thầy Thích Minh Tuệ, xin phép được bàn đến hai chữ Tuệ và Huệ)

Trước đây, hai chữ đồng âm (huì) đồng nghĩa, có thể thay nhau sử dụng mà nghĩa không đổi. Nhưng từ đời Hán mới có sự phân biệt giữa tuệhuệ, tuy cùng bộ心 (tâm nằm) và đồng âm nhưng nghĩa khác nhau.

Tuệ là đầu óc sáng suốt, hiểu biết mau lẹ; phải tự mình rèn luyện (vững tâm, bền chí) mà hình thành.

Chiết tự chữ 慧 : Thuở xưa, khi chữ viết chưa hình thành; trong xã hội nguyên thủy, con người muốn truyền đạt sự kiện với nhau. Ban đầu, với bàn tay彐của họ đã biết thắt gút (nút) dây thừng 丰làm tín hiệu để trao đổi thông tin với nhau trong bộ tộc. Theo thời gian tiến hóa, sáng tạo, cải tiến dần thành hình vẽ, ký hiệu, rồi chữ viết…

Huệ là yêu thương; mang tình thương đến cho người hoặc tiếp nhận của người khác ban cho.

Chiết tự chữ 惠 : Với hình tượng chiếc xe 車 (là tài sản có giá trị cao của người xưa) mang tặng cho người hoặc tiếp nhận từ người khác.

Phật giáo Trung Hoa thường gọi Lục Tổ HUỆ NĂNG 六祖惠能 (vì câu: Huệ giả, dĩ pháp huệ thí chúng sanh; năng giả, năng tác Phật sự – 惠者,以法惠施眾生;能者,能作佛事).

Trí tuệ, thông tuệ; ân huệ, huệ lộc; Huệ Năng… là thông dụng.

*

Chữ TÔI

Kiến thức càng cao, cái tôi càng thấp. Và ngược lại” (Lời dạy của Albert Einstein).

Chữ TÔI (ta) ngã (HV).

Cái TÔI =  

Bỏ dấu  là Toi,

Thêm dấu sắc là Tối,

Thêm dấu huyền là Tồi,

Thêm dấu nặng là Tội.

Bởi thế nên:

Nếu ta không biết mình là ai thì Toi.

Nếu ta không chịu hạ mình mà học hỏi thì Tối.

Nếu ta không giúp người lúc hoạn nạn thì Tồi.

Nếu ta không làm điều chính nghĩa thì Tội (lỗi).

Phiền não, khổ chướng có rất nhiều thứ, nguồn gốc của nó là ở sự chấp trước vào cái Ta (ngã chấp), nếu không chấp trước vào cái Ta thì không có phiền khổ (Phật giáoDuy thức thuật ký)

*

Chữ nhậtmặt trời.

Vị thế của mặt trời trên bầu trời trong ngày, được diễn đạt tuần tự với các chữ Hán (tượng hình, chỉ sự), di chuyển từ đông sang tây, từ trên xuống dưới:

旭  húc: tia sáng mặt trời mới mọc. (Mặt trời vừa ló dạng từ phương đông; chữ đông 東là hướng mặt trời mọc, ánh sáng xuyên qua cành cây).

旦  đán: sớm, bình minh. (Mặt trời vừa ló dạng ở chân trời).

  trú: ban ngày. (Bên trên là bộ duật: bàn tay đang cầm công cụ, cầm bút); ý rằng người xưa chỉ lao động, học tập vào thời điểm ban ngày; (đối lại với dạ 夜 ban đêm).

朝  triêu, triều: sớm, buổi sáng (từ sáng sớm đến lúc ăn cơm sáng xong). Nơi vua tôi bàn chính sự (ngày xưa thường hội họp vào buổi sáng). Buổi sáng khi ánh trăng 月vẫn còn thấy trên bầu trời.

早  tảo: buổi sáng,  sớm.

昇  thăng: lên, lên cao. Mặt trời dâng cao dần đến đỉnh đầu (từ sáng tinh sương đến buổi trưa).

杲  cảo: sáng (mặt trời đã trên ngọn cây). Thơ ca thường dùng đến với nghĩa là sáng sủa.

暮  mộ: chiều, lúc mặt trời sắp lặn, hoàng hôn.

杳  yểu, liểu: mờ mịt, xa xôi (mặt trời đã lặn, bầu trời tối dần). Thơ ca thường dùng đến với nghĩa là tối tăm, sâu xa.

昏  hôn: tối, lúc trời chạng vạng tối, (mọi người buông xuống công cụ lao động để nghỉ ngơi).

晚  vãn: chiều, tối, đêm. (Mặt trời mất dạng về hướng tây). 

旱  hạn: nắng mãi không mưa, (cây cối, sự vật đều khô cằn).

日  nhật (nhựt): mặt trời, ban ngày. (Đối lại với dạ 夜 ban đêm, với ánh trăng 月xuất hiện trên bầu trời).

xương: Hưng thịnh, sáng, rõ, tốt đẹp. (Mặt trời là nguồn sống, năng lượng cho vạn vật).

tinh: Ánh sáng, trong suốt, trong sáng. (Ánh sáng của các vì sao trên bầu trời về đêm, khi không có ánh trăng).

Mặt trời (chữ日) di chuyển trên bầu trời trong ngày, mà hình thành các chữ khác nhau với ý nghĩa liên đới với nhau. Phải khâm phục cổ nhân TQ, qua kinh nghiệm thực tiễn, quan sát, suy diễn đã hình thành nên chữ Hán (tượng hình) đầy sáng tạo và thâm túy biết bao…

*

Bậu Qua

Qua không thương Bậu, Bậu đừng thương Qua

“Qua” và “Bậu” đều là đại danh từ (xưng hô) đặc biệt của người Nam bộ ngày xưa, ngôn ngữ đặc trưng của người nông dân Đàng Trong với người Minh Hương, thời cùng khai phá vùng đất Phương Nam. 

Bậu姆tiếng Triều Châu (TC) đọc “bố” (nói trại: bậu) = mỗ, mẫu (HV); “bậu” là ngôi thứ hai, là từ thân thương mà người con trai dùng để gọi vợ, người yêu hay người con gái mà họ đem lòng thương mến.

Qua我 (TC đọc “hóa” nói trại: qua) xưng hô ngôi thứ nhất; là anh, là tôi (hoặc do người lớn tuổi hơn dùng) với ngụ ý thân mật, hòa đồng (thông dụng ở Nam bộ).

Người Tiều (TC) ở Nam Bộ sống chan hòa với cộng đồng người Việt và Khmer. Họ hòa nhập cùng các lễ tục của cộng đồng nhưng vẫn giữ nét văn hóa cổ truyền của dân tộc mình.

Với tấm lòng chân tình được thể hiện qua:

  • Bướm xa hoa, bướm dật, bướm dờ,

Qua đây xa bậu đêm ngày chờ trông.

GS Lê Ngọc Trụ.

  • Ngày hôm qua qua nói qua qua mà qua hổng qua,

Ngày hôm nay qua hông nói qua thì qua lại qua.

Lời thân thương, mộc mạc của người dân vùng đất phương Nam, đẹp biết bao…

*

Chữ với nghĩa…

Trong chữ ĐẠO có vần “ạo” đồng thanh với “tạo”. Trong chữ ĐỨC có vần “ức” đồng thanh với “sức”; đạo đức là phải (bỏ công sức tạo ra) tự tu dưỡng mà hình thành.

ÁC chỉ có 2 chữ cái (dễ dàng) với dấu “sắc” (sản phẩm của dục vọng) còn THIỆN thì đến 5 chữ cái (khó hơn) và dấu “nặng” (phản hồi từ lương tâm).

Trong chữ NHÂN (仁) có vần “ân”: sống có ân tình giữa người (人) với người.

Trong chữ HIẾU có vần “iêu # yêu”: biết thương yêu, kính trọng bậc sinh thành là đạo lý làm con.

Trong chữ NHẸ vẫn có dấu “nặng”

Trong chữ VỮNG vẫn có dấu “ngã”

Trong chữ HIỂU vẫn có dấu “hỏi”

Trước khi học được chữ KHÔN, phải đánh vần qua (vần) KHỜ.

SUNG SƯỚNG có 9 chữ cái thì GIAN TRUÂN cũng thế,

HẠNH PHÚC có 8 chữ cái thì BI THƯƠNG tương tự,

TÌNH YÊU có 7 chữ, PHẢN BỘI cũng vậy thôi.

SỰ THẬT có 6 chữ, GIẢ DỐI cũng sáu luôn.

BẠN BÈ có 5 chữ, KẺ THÙ đếm cũng năm.

KHÓC với 4 chữ, CƯỜI cũng thế mà.

YÊU là 3 chữ, HẬN cũng là ba.

VUI có 3 chữ, tiếng SẦU đồng như.

Làm người đừng mong mọi thứ vẹn toàn, buồn vui sướng khổ, thành công thất bại là chuyện thường tình, dù bất kì trường hợp nào thì “Kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân” 己所不欲, 勿施 於人 (những gì mà bản thân mình không thích, thì không nên cố làm cho người khác): là lẽ sống ở đời.

Kỳ Thanh (tổng hợp) T.06/2024.

1 thoughts on “VUI VỚI CHỮ NGHĨA: TRỌC PHÚ là gì? Tuệ và Huệ. Chữ TÔI. Chữ nhật 日 mặt trời. Bậu và Qua.

Bình luận về bài viết này