Bàn về ‘báo chí’ bằng lịch sử

Nguyễn Hữu Đổng

Báo chí là gì? Đây là khái niệm chưa được giới nghiên cứu khoa học làm rõ. Bằng lịch sử, tác giả lý giải làm sáng tỏ sự thực, hạn chế hiểu biết khái niệm này; đồng thời kiến nghị cách nhận thức đúng đắn báo, xây dựng báo chí văn hoá.

Thực chất bàn về báo chí bằng lịch sử

Lịch sử “biểu hiện sự thật” hay sự chân thật (trung thực) của xã hội loài người [1]. Do vậy, thực chất bàn về báo chí bằng lịch sử là như sau: báo chí không trung thực là lịch sử không thật, tổ chức và người làm báo không chân thực; báo chí thiếu trung thực chưa thật lịch sử, tổ chức và người làm báo thiếu chân thực; báo chí trung thực (chân thật) là sự thật lịch sử, tổ chức và người làm báo chân thực (trung thực). Điều đó có nghĩa, báo chí là báo trung thực, tổ chức và người làm báo trung thực; cơ quan báo không trung thực không phải báo chí; làm báo không trung thực báo không có lịch sử (dishonest journalism, journalism without history). Nói cách khác, không có lịch sử chân thật không có báo chí; sự thật lịch sử gắn với báo chí trung thực; báo chí chân thật là lịch sử loài người phát triển.

Gắn báo chí với lịch sử chính trị cho thấy rằng, tính chất báo chí không có lịch sử chính trị, không có khoa học chính trị; bản chất báo chí chưa lịch sử chính trị, chưa có khoa học chính trị; thực chất báo chí là lịch sử chính trị, có khoa học về chính trị. Điều đó có nghĩa, báo chí là khoa học chính trị, hay báo chí chân thật là lịch sử chính trị. Gắn báo chí với chính trị phát triển cho thấy thêm rằng, báo chí không chân thật (một chiều) thiếu chính trị phát triển; báo chí chưa chân thật (hai chiều) chưa chính trị phát triển; báo chí chân thật (đa chiều) là có chính trị phát triển, hay có ““chính sách phát triển” – khái niệm biểu hiện chính sách bảo đảm sự cân đối, cân bằng, hài hòa về môi trường sống của các cá thể, tập thể, xã hội loài vật trong thế giới tự nhiên, sự công bằng, bình đẳng, công lý về quyền lợi vật chất, giá trị tinh thần, đời sống tâm linh của các cá nhân, nhóm, cộng đồng trong quốc gia” [2]. Nói cách khác, báo chí chân thật là bảo vệ được môi trường, bảo đảm được công bằng, bình đẳng công lý giá trị sống của con người.

Gắn báo chí với lịch sử của chính quyền cho thấy rằng, báo chí không chân thật lịch sử chính quyền không của dân, chính quyền không vì quốc dân đồng bào; báo chí chưa chân thật lịch sử chính quyền chưa của dân, chính quyền chưa là của quốc dân đồng bào; báo chí chân thật lịch sử chính quyền của dân, chính quyền của “quốc dân đồng bào” [3], hay “chính quyền của nhân dân” trong quốc gia có chủ quyền [4]. Điều đó có nghĩa, báo chí chân thật gắn liền với chính quyền của dân; chính quyền thiếu của dân quốc gia thiếu chủ quyền; thiếu chính quyền của dân báo thiếu trung thực (lack of government and dishonest journalism).

Gắn báo chí và khẩu hiệu tuyên truyền cho thấy rằng, báo chí không chân thật lịch sử khẩu hiệu tuyên truyền không mục đích vì dân; báo chí chưa chân thật lịch sử khẩu hiệu tuyên truyền chưa mục đích vì nhân dân; báo chí chân thật lịch sử khẩu hiệu tuyên truyền có mục đích vì nhân dân. Điều đó có nghĩa, báo chí chân thật gắn với lịch sử khẩu hiệu tuyên truyển vì nhân dân; hay lịch sử báo chí chân thật phục vụ nhân dân. Nói cách khác, báo chí hay khẩu hiệu tuyên truyền cần chân thật; mục đích của báo phải nói rõ sự thực, bởi vì, báo chí tuyên truyền chân thật có vị trí quan trọng trong chính sách, như Hồ Chí Minh từng nói: “Tuyên truyền, anh em nên chú ý một điều này nữa là bao giờ ta cũng tôn trọng sự thực. Có nói sự thực thì việc tuyên truyền mới có nhiều người nghe” [5]; khi viết báo khẩu hiệu cần nhân dân góp ý, học hỏi nhân dân, bởi vì “mỗi một khẩu hiệu, mỗi một công tác, mỗi một chính sách của chúng ta, phải dựa vào ý kiến và kinh nghiệm của dân chúng, phải nghe theo nguyện vọng của dân chúng” [6], “chớ có tưởng đi tuyên truyền đây là đi dạy người ta chớ không cần học lại người ta” [7].

Gắn báo chí với lịch sử kinh tế phát triển cho thấy rằng, lịch sử báo chí không chân thật không kinh tế phát triển; lịch sử báo chí chưa chân thật chưa kinh tế phát triển; lịch sử báo chí chân thật “kinh tế phát triển” – khái niệm biểu hiện thực chất sản xuất kinh doanh dịch vụ chân thật hiệu quả của các công ty tư nhân, cổ phần, công ích trong quốc gia, xã hội loài người.

Gắn báo chí với lịch sử xã hội cho thấy rằng, báo chí không thật lịch sử xã hội không phát triển; báo chí chưa chân thật lịch sử xã hội chưa phát triển; báo chí chân thật lịch sử xã hội phát triển. Gắn báo chí với lịch sử xã hội phát triển cho thấy thêm rằng, báo chí không chân thật xã hội không phát triển bền vững; báo chí chưa chân thật xã hội chưa phát triển bền vững; báo chí chân thật xã hội phát triển bền vững. Gắn báo chí với lịch sử xã hội tiến bộ cho thấy rõ thêm rằng, báo chí không chân thật không lịch sử tiến bộ xã hội; báo chí chưa chân thật chưa lịch sử tiến bộ xã hội; báo chí chân thật lịch sử tiến bộ xã hội. Tức là, báo chí chân thật là xã hội phát triển bền vững và tiến bộ; báo chí không chân thật xã hội không tiến bộ, hay “ngừng tiến bộ”, thậm chí “thoái bộ” [8].

Gắn báo chí với lịch sử chống giặc ta thấy rằng, lịch sử báo chí không chân thật không chống giặc ngoại xâm; lịch sử báo chí chưa chân thật chưa chống giặc nội xâm; lịch sử báo chí chân thật chống giặc nội ngoại xâm, hay chống được giặc “trong lòng” [9] – loại giặc “chủ nghĩa cá nhân đẻ ra trăm thứ bệnh nguy hiểm: quan liêu, mệnh lệnh, bè phái, chủ quan, tham ô, lãng phí…” [10]. Tức là, báo chí chân thật ngăn ngừa được tham nhũng tiêu cực và lãng phí; báo chí thiếu chân thật không ngăn ngừa được chúng (untruthful journalism cannot prevent them).

Gắn báo chí với lịch sử dân quyền cho thấy rằng, sự thật lịch sử báo chí không trung thực không có quyền của dân; sự thật lịch sử báo chí chưa trung thực chưa có quyền của dân; sự thật báo chí trung thực có các quyền của dân, như quyền dân sự, kinh tế, hay “quyền phát triển” của mỗi người dân trong quốc gia [11]. Điều đó có nghĩa, báo chí trung thực bảo vệ được quyền của dân; đồng thời mỗi người dân là có quyền con người trong quốc gia.

Gắn báo chí với luật phát triển cho thấy rằng, báo chí không chân thật thiếu luật phát triển; báo chí chưa trung thực chưa luật phát triển; báo chí trung thực có luật phát triển. Điều đó có nghĩa, báo chí chân thật gắn liền với luật báo chí; không có luật phát triển báo chí không chân thật, tức “báo chí không phát triển” – báo chí không bảo vệ quyền con người, hay không bảo vệ “quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc” của con người [12]. Nói cách khác, báo chí gắn liền với đạo luật phát triển; thiếu đạo luật này là các báo không phát triển, không bảo vệ được quyền của người dân.

Hạn chế hiểu biết báo chí trên thế giới và ở Việt Nam

  1. a) Hạn chế trên thế giới:

Hiểu biết về báo chí truyền thông còn hạn chế. Hiện nay giới nghiên cứu chưa làm rõ từ ‘báo’ và khái niệm báo chí. Chẳng hạn, khi phân tích báo, người nghiên cứu chỉ nhìn mặt tính chất bản chất, chứ không nhìn nhận thực chất báo; khi phân tích báo chí, người nghiên cứu chỉ nhìn hình thức không phải báo chí, bản chất chưa phải báo chí, chứ không nhìn thực chất báo chí (rather than looking at the essence of journarism).

Hạn chế hiểu biết báo chí làm cho nhiều người không nhận thức rõ quan hệ giữa các mặt sau: giữa báo chí và sự thật lịch sử, báo chí và chính trị, báo chí và chống tham nhũng, báo chí và luật phát triển; hay giữa tính chất không báo chí văn hoá, bản chất thiếu báo chí văn hoá, thực chất có báo chí văn hoá. Hạn chế hiểu biết báo chí dẫn đến nhiều hệ luỵ trong xã hội. Chẳng hạn, như: “nhà báo bị giết hại để trả đũa” [13]: “Sự lan truyền tràn lan của tin tức giả trên Internet và mạng xã hội là một trong những vấn đề cấp bách nhất mà các chính phủ trên thế giới phải đối mặt” [14]; “Liên minh châu Âu (EU) có báo cáo phân tích tỉ lệ thông tin sai lệch và quy mô tin giả trên mạng xã hội tại châu lục này. Họ ghi nhận X (Twitter) có tỉ lệ bài đăng thông tin sai lệch cao nhất, kế đó là Facebook” [15].

  1. b) Hạn chế ở Việt Nam:

Hiểu biết báo chí của người dân, giới nghiên cứu còn nhiều bất cập; bởi vì, hiện nay nhiều người chưa nhìn rõ các mặt: bản chất chưa thật, tính chất không thật, thực chất sự thật báo, báo chí. Chẳng hạn, trong Từ điển Tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học (2005), báo “chỉ được giới nghiên cứu nhìn chung chung là xuất bản phẩm “định kỳ in trên giấy khổ lớn, đăng tin, bài, tranh ảnh để thông tin, tuyên truyền”, chứ không nhìn thực chất báo chân thực vì con người” [16]; còn báo chí chỉ được nhìn khái quát là “Báo và tạp chí, xuất bản phẩm định kỳ (nói khái quát)” chứ chưa làm rõ tính chất báo chí không chân thật, bản chất báo chí chưa chân thật, thực chất báo chí chân thật.

Hạn chế hiểu biết báo, báo chí làm cho nhiều người không hiểu sự chân thực của báo chí; nhiều người không hiểu rõ rằng, báo không chân thực là chủ nghĩa cá nhân, báo chưa chân thực là chủ nghĩa nhóm, báo chân thực là cộng đồng không chủ nghĩa; nhiều người cũng không hiểu rõ rằng, không chân thật là báo chí thiếu văn hoá, chưa chân thật là báo chí chưa văn hoá, chân thật là báo chí ăn hoá. Tức là, nhiều người không hiểu làm báo cần có văn hoá; làm báo không trung thực là người không văn hoá (dishonest journalism is uncultured). Hạn chế hiểu biết báo chí dẫn đến nhiều bất cập trong xã hội. Chẳng hạn, như: “tung tin sai sự thật thì nhiều đối tượng còn mạo danh các chương trình lớn, những kênh truyền thông uy tín quốc gia, kể cả mạo danh các chương trình của Đài Truyền hình Việt Nam để tung tin đồn sai sự thật về các doanh nghiệp, các ngân hàng… gây ảnh hưởng xấu tới hoạt động doanh nghiệp, tác động tiêu cực tới thị trường, gây tâm lý hoang mang, lo lắng cho người dân và các nhà đầu tư.” [17]; “xuất hiện một số băng nhóm do đối tượng là người nước ngoài cầm đầu tổ chức tấn công vào hệ thống ngân hàng; sử dụng các thiết bị giả trạm thu phát sóng di động (BTS) nhắn tin để đánh cắp thông tin, lừa đảo; tổ chức lôi kéo người Việt Nam sang các nước để lập các đường dây, ổ nhóm phạm tội sử dụng công nghệ cao vào trong nước” [18]; đặc biệt là báo chí chưa gắn với cuộc sống, người làm báo chưa “dấn thân vào những câu chuyện thực tế, lý giải căn nguyên, gốc rễ để pháp luật đi vào cuộc sống” [19]; hay “đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực của cơ quan báo chí nhiều khi còn thiếu chính xác, thiếu khách quan, gây khó khăn cho các cơ quan bảo vệ pháp luật, có lúc có nơi còn làm tổn hại đến quyền và lợi ích của cá nhân, cơ quan, tổ chức…” [20];v.v..

Cách nhận thức đúng đắn báo, xây dựng báo chí văn hoá

  1. Cách nhận thức đúng đắn báo:

Báo chí gắn liền với báo. Tuy nhiên, thuật ngữ này chưa được giới nghiên cứu làm rõ sự thực. Báo gồm các mặt chủ yếu sau: bản chất báo chưa chân thực, nhóm chưa trung thực; tính chất báo không chân thực, cá nhân không trung thực; thực chất báo chân thực cộng đồng trung thực. Điều đó có nghĩa, để có cách nhận thức đúng báo đòi hỏi giới nghiên cứu nói chung, báo chí nói riêng hiểu các mặt sau: báo không chân thật cá nhân không trung thực, báo chưa chân thật nhóm chưa trung thực, báo chân thực là cộng đồng trung thực, dạng mô hình: báo chưa chân thật nhóm chưa trung thực – báo chân thực cộng đồng trung thực – báo không chân thật cá nhân không trung thực. Từ mô hình này cho thấy rằng, báo gắn với cộng đồng trung thực trong quốc gia, xã hội loài người. Tức là, báo gắn chặt với tính trung thực của con người; báo thiếu trung thực con người thiếu văn hoá.

  1. Xây dựng báo chí văn hoá:

Báo chí gắn liền với văn hoá, hình thành báo chí văn hoá. Tuy nhiên, khái niệm này chưa được giới nghiên cứu phân tích rõ thực chất. Báo chí văn hoá gồm các mặt chủ yếu sau: báo chí thiếu chân thật là báo chưa tự do; báo chí không chân thật là báo không tự do; báo chí chân thật là báo tự do, hay tự do báo chí. Theo đó, cách nhận thức báo chí văn hoá như sau: báo chí không chân thật không có văn hoá, báo chí thiếu chân thật là chưa văn hoá, báo chí chân thực là có văn hoá, dạng mô hình: báo chí chưa chân thật chưa văn hoá – báo chí chân thật là văn hoá – báo chí không chân thật không văn hoá. Từ mô hình này cho thấy rằng, để xây dựng báo chí văn hoá cần xây dựng báo chí chân thật, báo chí tự do, hay “xây dựng văn hoá báo chí” – tức xây dựng báo chí cần sự chân thực của người làm báo; người làm báo chân thực là xây dựng được báo chí văn hoá.

Kết luận

Báo chí biểu hiện sự chân thật của người làm báo trong quốc gia, xã hội loài người. Hiện nay, báo chí chưa được người dân hiểu rõ; giới nghiên cứu chưa rõ tính chất báo chí không văn hoá, bản chất báo chí chưa văn hoá, thực chất báo chí văn hoá. Sự bất cập này là nguyên nhân làm cho văn hoá xuống cấp, nhân dân chưa có tự do hạnh phúc thực sự. Do đó, để phát triển đất nước bền vững, đáp ứng yêu cầu xây dựng con người văn hoá, giới nghiên cứu cần phải có cách nhận thức đúng báo, xây dựng báo chí văn hoá.

……………….

[1] Nguyễn Hữu Đổng, Lịch sử từ góc nhìn văn hoá, https://nghiencuulichsu.com/2024/02/20/lich-su-tu-goc-nhin-van-hoa/, ngày 20/02/2024.

[2] Nguyễn Hữu Đổng, Bàn thêm về văn hoá chính trị, Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông, số tháng 3 – 2024, tr. 24-25.

[3], [5], [7] CD-ROM Hồ Chí Minh, Toàn tập, Xuất bản lần thứ ba, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2013, t. 4, tr. 169, 172, 72.

[4] CD-ROM Hồ Chí Minh, Sđd, t. 9, tr. 38.

[6] CD-ROM Hồ Chí Minh, Sđd, t. 5, tr. 333.

[8] CD-ROM Hồ Chí Minh, Sđd, t. 8, tr. 143.

[9] CD-ROM Hồ Chí Minh, Sđd, t. 7, tr. 362.

[10] CD-ROM Hồ Chí Minh, Sđd, t. 11, tr. 611.

[11] TUYÊN BỐ VỀ QUYỀN PHÁT TRIỂN, 1986 (Được Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc thông qua theo Nghị quyết 41/128 ngày 4/12/1986), https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Linh-vuc-khac/Tuyen-bo-ve-quyen-phat-trien-1986-275833.aspx

[12] Thomas Jeffesons (Theo nuocmy.net), Toàn văn Tuyên ngôn Độc lập Hoa Kỳ 04/07/1776, https://trithucvn.org/the-gioi/toan-van-tuyen-ngon-doc-lap-hoa-ky-471776.html, ngày 04/07/2019.

[13] Phạm Hà (VOV1), Số nhà báo bị giết hại để trả thù tăng gần gấp đôi trong năm 2018, https://vov.vn/the-gioi/so-nha-bao-bi-giet-hai-de-tra-thu-tang-gan-gap-doi-trong-nam-2018-853918.vov, ngày 20/12/2018.

[14] Nguyễn Thành, Tin giả gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến kinh tế của nhiều nước, https://tienphong.vn/tin-gia-gay-anh-huong-nghiem-trong-den-kinh-te-cua-nhieu-nuoc-post1570389.tpo, ngày 19/09/2023.

[15] Gia Minh, EU cảnh báo Elon Musk: Quá nhiều tin giả trên X, https://tuoitre.vn/eu-canh-bao-elon-musk-qua-nhieu-tin-gia-tren-x-20230927094832863.htm#content, ngày 27/09/2023.

[16] Nguyễn Hữu Đổng, Báo tường từ góc nhìn văn hoá, https://vanhoavaphattrien.vn/bao-tuong-tu-goc-nhin-van-hoa-a25343.html, ngày 11/06/2024..

[17] Ban Thời sự, Tin giả, sai sự thật: Làm thiệt hại cả trăm tỷ đồng, gây bất ổn xã hội, https://vtv.vn/xa-hoi/tin-gia-sai-su-that-lam-thiet-hai-ca-tram-ty-dong-gay-bat-on-xa-hoi-20221107232310391.htm, ngày 08/11/2022.

[18] Tình trạng phát tán tin giả, tin sai sự thật đang diễn biến rất phức tạp, https://xaydungchinhsach.chinhphu.vn/tinh-trang-tan-phat-tin-gia-tin-sai-su-that-dang-dien-bien-rat-phuc-tap-119220809093329549.htm, ngày 09/08/2022.

[19] Đỗ Mến, Báo chí dấn thân vào thực tế để đưa pháp luật vào cuộc sống, https://vneconomy.vn/bao-chi-dan-than-vao-thuc-te-de-dua-phap-luat-vao-cuoc-song.htm, ngày 20/06/2023.

[20] Đỗ Phú Thọ, Vai trò báo chí trong đấu tranh phòng tham nhũng, tiêu cực, https://nhandan.vn/vai-tro-bao-chi-trong-dau-tranh-phong-chong-tham-nhung-tieu-cuc-post708546.html, ngày 03/08/2022.

……………….

Ngày 20/6/2024

………………..

……………..

Bình luận về bài viết này