Lịch sử từ góc nhìn văn hoá

Nguyễn Hữu Đổng

Lịch sử, văn hoá nhiều người không hiểu rõ. Bằng tư duy thật, tác giả làm sáng tỏ sự thật, hạn chế hiểu biết các khái niệm này, đề xuất giải pháp nhận thức đúng đắn thuật ngữ lịch, văn và lịch sử phát triển.

Sự thật lịch sử từ góc nhìn văn hoá

Sự thật lịch sử từ góc nhìn văn hoá (Hostorical truth from cultural perspective) gồm các thuật ngữ cơ bản là “lịch sử” và “văn hoá”.

Lịch sử biểu hiện “sự thật và phát triển” của thế giới tự nhiên xã hội loài người [1]; lịch sử không chân thật là không phát triển (history that is not authentic is not development).

Văn hoá biểu hiện cuộc sống chân thật sáng tạo ra giá trị vật chất, tinh thần, tâm linh kiến tạo sự phát triển; tức văn hoá là phát triển, loài người không phát triển là không văn hoá (humanity without development is without culture). Theo đó từ góc nhìn văn hoá thấy rằng, lịch sử là thế giới tự nhiên xã hội loài người phát triển; lịch sử không phát triển thì không có loài người (if history does not develop, there will be no humanity); loài người không chân thật thì cũng không phát triển (if humanity is not honest, it will not develop).

Gắn lịch sử văn hoá và con người cho thấy, lịch sử không văn hoá cá nhân thiếu chân thật, không phát triển; lịch sử chưa văn hoá nhóm thiếu chân thật, chưa phát triển; lịch sử văn hoá cộng đồng chân thật phát triển. Tức là, lịch sử cá nhân không văn hoá phát triển; lịch sử nhóm là chưa văn hoá phát triển; còn lịch sử cộng đồng là văn hoá phát triển.

Gắn lịch sử văn hoá và cuộc sống cho thấy, bản chất lịch sử là sự sống chưa văn hoá, thế giới tự nhiên thiếu phát triển; tính chất lịch sử là sức sống không văn hoá, xã hội loài người không phát triển; thực chất lịch sử là cuộc sống có văn hoá, thế giới tự nhiên xã hội loài người phát triển. Tức lịch sử có văn hoá cộng đồng phát triển; lịch sử thiếu văn hoá cộng đồng khó phát triển.

Gắn lịch sử văn hoá và chữ số cho thấy, lịch chưa văn hoá là chữ số âm, cộng đồng loài người chưa phát triển; sử không văn hoá là chữ số dương, xã hội loài vật không phát triển; còn lịch sử văn hoá là chữ số thực, cộng đồng xã hội các loài phát triển. Tức lịch sử văn hoá là loài người phát triển; lịch sử thiếu văn hoá loài người không phát triển.

Gắn lịch sử văn hoá và tâm linh cho thấy, lịch chưa tâm linh là chữ số âm, không chân thật, thế giới tự nhiên không phát triển; sử không tâm linh là chữ số dương, không chân thật, xã hội loài người cũng không phát triển; còn lịch sử tâm linh là chữ số thực, sự chân thật, thế giới tự nhiên xã hội loài người phát triển. Tức là, lịch sử gắn liền với tâm linh, hình thành lịch sử tâm linh; lịch sử tâm linh là loài người chân thật, người không chân thật không có lịch sử tâm linh (inauthentic people have no spiritual history).

Gắn lịch sử văn hoá và chiến tranh cho thấy, lịch chưa văn hoá chưa hết chiến tranh, chưa có hoà bình; sử không văn hoá là chiến tranh, không có hoà bình; còn lịch sử văn hoá là không có chiến tranh, có hoà bình. Tức lịch sử không văn hoá là còn chiến tranh, chưa có hoà bình thật sự; lịch sử văn hoá là có hoà bình thật sự và có “quốc thái dân an” (and have a “peaceful nation and people”).

Hạn chế hiểu biết lịch sử văn hoá trên thế giới và ở Việt Nam

  1. Hạn chế trên thế giới:

Lịch sử văn hoá gắn liền với cuộc sống xã hội loài người. Tuy nhiên, giới nghiên cứu ở nhiều quốc gia hiểu biết lịch sử, văn hoá còn hạn chế. Chẳng hạn, khi phân tích “lịch sử”, giới nghiên cứu chỉ nhìn bản chất lịch chưa phát triển, tính chất sử không phát triển, chứ không nhìn thực chất lịch sử phát triển (rather than looking at the actual historical development), tức con người không thể “tiến hoá” (that is, humans cannot “evolve”) như có người nghiên cứu đã nêu ra [2], mà về thực chất loài người phát triển văn minh (but in essence, humanity develops civilization); khi phân tích “văn hoá”, giới nghiên cứu chỉ nhìn tính chất hoá không phát triển, bản chất văn chưa phát triển, chứ không nhìn thực chất văn hoá phát triển (rather than looking at the actual cultural development); hay hiện nay, “nhiều người nghiên cứu chỉ đề cập đến văn hoá vật chất bên trong, văn hoá tinh thần bên ngoài, chứ chưa làm rõ mối liên hệ của chúng với văn hoá tâm linh tồn tại ở giữa” [3].

Hạn chế hiểu biết lịch sử văn hoá làm cho nhiều người không nhận thức rõ mối liên hệ giữa con người, văn hoá và phát triển như sau: con chưa chân thật văn hoá chưa phát triển, người không chân thật văn hoá không phát triển, con người chân thật thì văn hoá phát triển; nhiều người không nhận thức rõ mối liên hệ giữa lịch sử và tâm linh như sau: sử không chân thật không gắn với tâm linh, lịch chưa chân thật chưa gắn với tâm linh, còn lịch sử chân thật gắn với tâm linh; hay nhiều người chưa nhận thức đúng khái niệm văn hoá, thậm chí “cho đến nay vẫn chưa có một sự nhất trí hoàn toàn về nội hàm của khái niệm này” [4]. Đặc biệt, hạn chế hiểu biết lịch sử văn hoá làm cho nhiều người không nhận thức rõ lịch sử “loài người phát triển”, hay “cuộc sống không phát triển thì không có loài người (if life does not develop, there is no humanity), tức sự sống “tiến hoá” hay “cây tiến hoá” không tạo hoá người (or the “evolutionary tree” does not create humans)” [5]; không nhận thức rõ rằng, “Tết thiếu văn hoá loài người còn chiến tranh, khi Tết có văn hoá loài người hết chiến tranh” [6].

  1. Hạn chế ở Việt Nam:

Hiểu biết lịch sử văn hoá của giới nghiên cứu còn nhiều hạn chế; bởi vì, nhiều người chưa nhìn rõ bản chất chưa thật, tính chất không thật, thực chất sự thật lịch sử và văn hoá. Trong Từ điển Tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học (2005), “lịch sử” chỉ được giới nghiên cứu nhìn nhận chung chung là quá trình “phát sinh, phát triển” chứ không nhìn nhận cụ thể là sự thật phát triển của thế giới tự nhiên xã hội loài người; còn “văn hoá” chỉ được nhìn nhận khái quát là “những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong quá trình lịch sử”, chứ không nêu cụ thể là con người chân thật, sáng tạo ra giá trị vật chất, tinh thần, tâm linh trong quốc gia, xã hội loài người.

Hạn chế hiểu biết lịch sử, văn hoá làm cho giới nghiên cứu không nhận thức rõ rằng, tính chất lịch sử không văn hoá, bản chất lịch sử chưa văn hoá, thực chất lịch sử văn hoá; làm cho nhiều người không nhận thức rõ “quan hệ giữa Tết, con người và tâm linh như sau: Tết chưa thật con người chưa chân thực, Tết không thật con người không chân thực, Tết thực thì con người chân thật, hay con người tâm linh, con người yêu con người” [7]; hay làm cho nhiều người không hiểu rõ rằng, tâm linh chính là “cuộc sống chân thật của các cá nhân, nhóm, cộng đồng, dân tộc trong quốc gia, xã hội loài người” [8].

Hạn chế hiểu biết lịch sử văn hoá là nguyên nhân dẫn đến nhiều bất cập trong đời sống xã hội; chẳng hạn, như: lịch sử Đảng (lịch sử nhóm) bị “nhầm lẫn với lịch sử dân tộc” [9], giới chính trị quá chú trọng lịch sử của Đảng; lịch sử dân tộc lại không chú trọng, “bị thờ ơ”, “bảo tàng Nghệ An hàng chục năm không đón nổi một đoàn khách; bảo tàng Hải Dương có diện tích hơn 8000m2 là nơi lưu giữ nhiều hiện vật có giá trị nhưng nhiều ngày không một người ghé thăm…” [10]; nhiều học sinh “sợ học môn lịch sử” [11]; “đạo đức, văn hoá trong đời sống xã hội có biểu hiện xuống cấp; thiếu vắng sự chân thật của nhiều người trong quốc gia” [12]; hay “đời sống của người dân ngày càng được nâng cao, nhưng văn hóa thì lại xuống cấp nghiêm trọng; thậm chí mới đây còn có hành vi vứt bỏ con ngay sau khi sinh” [13].

Giải pháp nhận thức đúng đắn thuật ngữ lịch, văn và lịch sử phát triển

1) Nhận thức đúng đắn thuật ngữ “lịch”:

Lịch sử văn hoá gắn liền với thuật ngữ “lịch”. Tuy nhiên, lịch chưa được giới nghiên cứu làm rõ về học thuật. Lịch gồm có các mặt chủ yếu sau: tính chất lịch không thật không phát triển; bản chất lịch chưa thật chưa phát triển; thực chất sự thật lịch là phát triển. Tức để nhận thức đúng đắn thuật ngữ lịch đòi hỏi giới nghiên cứu hiểu rõ các mặt sau: sức sống không thật mục tiêu lịch không phát triển; sự sống chưa thật phương pháp lịch chưa phát triển; sự thật cuộc sống nguyên tắc lịch phát triển (life facts principles calendar development), dạng mô hình: bản chất lịch chưa phát triển – thực chất lịch phát triển – tính chất lịch không phát triển. Nói cách khác, lịch là cuộc sống loài người phát triển; loài người không có lịch là không phát triển (humanity without a calendar will not develop).

2) Nhận thức đúng đắn thuật ngữ “văn”:

Lịch sử văn hoá gắn liền với “văn”. Tuy nhiên, thuật ngữ này chưa được giới nghiên cứu làm rõ các mặt sau: văn thiếu chân thật cá nhân thiếu văn hoá; văn thiếu chân thật nhóm cũng thiếu văn hoá; còn văn chân thật cộng đồng có văn hoá. Tức để nhận thức đúng đắn văn đòi hỏi giới nghiên cứu hiểu rõ các mặt sau: cá nhân thiếu chân thật không văn hoá; nhóm thiếu chân thật thiếu văn hoá; còn cộng đồng chân thực có văn hoá (and the true community has culture), dạng mô hình: nhóm chưa văn hoá – cộng đồng là văn hoá – cá nhân không văn hoá. Nói cách khác, văn là văn hoá cộng đồng; cá nhân và nhóm không có văn hoá, hay nhóm đảng như Đảng cộng sản không văn hoá (or party groups like uncultured Communist Party); tức không thể xây dựng “văn hoá Đảng” như có người nghiên cứu đã nêu ra [14].

3) Nhận thức đúng đắn lịch sử phát triển:

Lịch sử văn hoá gắn với lịch sử phát triển; khái niệm này gồm các mặt sau: sử cá nhân không chân thật không phát triển, lịch nhóm chưa chân thật chưa phát triển, lịch sử cộng đồng chân thật là phát triển, dạng mô hình: lịch sử nhóm chưa phát triển – lịch sử cộng đồng phát triển – lịch sử cá nhân không phát triển. Tức để nhận thức đúng đắn lịch sử phát triển đòi hỏi giới nghiên cứu hiểu rõ các mặt sau: lịch sử nhóm chưa phát triển, lịch sử cá nhân không phát triển, lịch sử cộng đồng phát triển; lịch sử không chân thật lịch sử không phát triển (history is not true, history is not developed). Nói cách khác, lịch sử nhóm hay lịch sử đảng chưa phát triển; còn lịch sử cộng đồng các dân tộc phát triển (and the history of the community of ethnic groups develops). Theo đó, giới nghiên cứu và lãnh đạo cần coi trọng lịch sử dân tộc, chứ không thể trọng “lịch sử Đảng” (but cannot respect the Party’s history) như trong giáo dục hiện nay [15].

Kết luận

Lịch sử văn hoá là sự thật phát triển, hay cá nhân nhóm cộng đồng phát triển trong quốc gia, xã hội loài người. Hiện nay, khái niệm này chưa được người dân hiểu rõ; giới nghiên cứu chưa rõ tính chất, bản chất, thực chất lịch sử và văn hoá. Sự bất cập này dẫn đến sự thật lịch sử chưa được làm sáng tỏ, văn hoá xuống cấp, nước không giàu, nhiều hiện tượng giả dối, tình trạng bạo lực nhiều, tiêu cực, tham nhũng lãng phí tràn lan. Do đó, để phát triển đất nước bền vững, bảo đảm cuộc sống hạnh phúc của nhân dân, giới nghiên cứu cần phải thay đổi tư duy không thật chưa thật sang tư duy thật, nhận thức đúng đắn thuật ngữ lịch, văn và lịch sử phát triển.

………………….

Tài liệu trích dẫn:

[1] Nguyễn Hữu Đổng, Lịch sử xã hội phát triển – thực chất, nhận thức trên thế giới và ở Việt Nam, https://nghiencuulichsu.com/2023/10/05/lich-su-xa-hoi-phat-trien-thuc-chat-nhan-thuc-tren-the-gioi-va-o-viet-nam/#, ngày 05/10/2023.

[2] Lê Quỳnh Ba biên tập (Theo “The Incredible Human Journey”), Nguồn gốc loài người, https://nghiencuulichsu.com/2017/04/25/nguon-goc-loai-nguoi/, ngày 25/04/2017.

[3] Nguyễn Hữu Đổng, Luận về “văn hoá quyền lực”, https://vanhoavaphattrien.vn/luan-ve-van-hoa-quyen-luc-a18469.html, ngày 14/04/2023.

[4] Vũ Minh Giang, Văn hoá – con người, nhân tố bảo đảm sự phát triển bền vững của Việt Nam, https://quochoi.vn/tintuc/pages/tin-hoat-dong-cua-quoc-hoi.aspx?ItemID=61552, ngày 02/01/2022.

[5] Nguyễn Hữu Đổng, Nguồn gốc loài người từ góc nhìn văn hoá, https://vanhoavaphattrien.vn/nguon-goc-loai-nguoi-tu-goc-nhin-van-hoa-a22217.html, ngày 13/12/2023.

[6] Nguyễn Hữu Đổng, Luận về Tết từ góc nhìn con số, https://vanhoavaphattrien.vn/luan-ve-tet-tu-goc-nhin-con-so-a22537.html, ngày 28/12/2023.

[7] Nguyễn Hữu Đổng, Tết con người tâm linh, https://vanhoavaphattrien.vn/tet-con-nguoi-tam-linh-a22973.html, ngày 25/01/2024.

[8], [12] Nguyễn Hữu Đổng, Vài ý kiến về vấn đề “tâm linh” và đời sống xã hội hiện nay, http://tapchimattran.vn/van-hoa-xa-hoi/vai-y-kien-ve-van-de-tam-linh-va-doi-song-xa-hoi-hien-nay-44735.html, ngày 18/04/2022.

[9] Phiên An, Lịch sử Đảng thường bị nhầm lẫn với lịch sử dân tộc, https://vnuhcm.edu.vn/tin-tuc_32343364/lich-su-dang-thuong-bi-nham-lan-voi-lich-su-dan-toc/333339323364.html, ngày 12/12/2020.

[10] Nguyễn Thảo, Lịch sử chúng ta rất hào hùng nhưng lại bị thờ ơ, https://vietnamnet.vn/lich-su-chung-ta-rat-hao-hung-nhung-lai-bi-tho-o-555630.html, ngày 03/08/2019.

[11] Ngọc Minh Tâm, Vì sao học sinh thích sử nhưng lại sợ môn lịch sử? https://www.phunuonline.com.vn/vi-sao-hoc-sinh-thich-su-nhung-so-hoc-mon-lich-su-a1481782.html, ngày 28/12/2022.

[13] Kiến Văn, Đạo đức, văn hoá xuống cấp trầm trọng, chưa có giải pháp triệt để, https://giaoduc.net.vn/dao-duc-van-hoa-xuong-cap-tram-trong-chua-co-giai-phap-triet-de-post192332.gd, ngày 31/10/2018.

[14] Nguyễn Văn Đáng, Ý niệm về văn hoá Đảng, https://vietnamnet.vn/y-niem-ve-van-hoa-dang-2114658.html, ngày 27/02/2023.

[15] Công Hậu, Nâng cao chất lượng nghiên cứu, biên soạn, tuyên truyền, giáo dục lịch sử đảng, https://nhandan.vn/nang-cao-chat-luong-nghien-cuu-bien-soan-tuyen-truyen-giao-duc-lich-su-dang-post767832.html, ngày 17/08/2023.

……………….

Ngày 05/02/2024

………………..

………………..

1 thoughts on “Lịch sử từ góc nhìn văn hoá

  1. Pingback: Bàn về ‘báo chí’ bằng lịch sử | Nghiên Cứu Lịch Sử

Bình luận về bài viết này