Lịch sử chế độ Xã hội chủ nghĩa và nền độc tài ở Chile (1970-1988)

12

Ít ai biết, Chile là một trong những nước chịu hậu quả nặng nhất của khủng hoảng dầu mỏ năm 1973 – với hậu quả là sự sụp đổ ngay lập tức của một chế độ.

1/ Chile trước năm 1970

Chile có lịch sử khá ngắn. Nước này mới chỉ hình thành hơn 200 năm. Trước khi người Tây Ban Nha đến, Chile là một vùng đất hoang vu cằn cỗi dưới chân dãy Andes đồ sộ. Các bộ tộc bản địa Mapuche ở miền Nam không bị người Tây Ban Nha đụng đến.

Đầu thế kỉ 19, phong trào chống Tây Ban Nha được lãnh đạo bởi José de San Martín, một người Argentina. Sau khi Argentina được giải phóng, José de San Martín đã mang quân vượt dãy Andes giải phóng cả Chile. Người dân Chile rất tôn trọng José de San Martín, và nhiều người định tôn ông làm hoàng đế, sáp nhập Chile vào Argentina. Nhưng Jose San Martin từ chối, giao ngôi vương Chile cho Bernardo O’Higgins, một người Chile gốc.

Dù vậy, José de San Martín vẫn được coi là người anh hùng dân tộc lớn nhất của Chile, tượng đài được dựng khắp Chile và cả Argentina. Mối quan hệ giữa 2 nước cũng rất tốt đẹp trong nhiều năm sau đó, với tư cách là đồng minh quân sự.

Trong 1 thế kỉ tiếp theo, Chile trở thành một cường quốc trong khu vực. Sau khi chinh phục miền Nam của các bộ tộc Mapuche, Chile cũng liên tục chiến thắng trong mọi cuộc chiến với các láng giềng, chiếm được các vùng đất rộng lớn. Đặc biệt là sau cuộc Chiến tranh Thái Bình Dương (1879-83), cuộc chiến mà Chile đã một mình đánh bại liên minh Peru-Bolivia đông gấp 10. Lãnh thổ Chile mở rộng gần đôi. Đất nước Chile kéo dài từ phía Bắc đến gần Nam Cực hơn 4.300km, dài nhất thế giới. Chile cũng chiếm được những mỏ khoáng sản và cảng biển giàu có nhất của Peru, chiếm luôn đường ra biển của Bolivia. Với khoản bồi thường chiến tranh khổng lồ được trả sau đó (Peru được Mỹ trả giúp), tài sản quốc gia của Chile tăng gấp 9 lần. Chile vươn lên trở thành quốc gia giàu có nhất Nam Mỹ, với quân đội hùng mạnh nhất là Hải quân. Họ cũng trở thành Đồng minh quan trọng hàng đầu của Mỹ ở khu vực

Nhưng bước vào thế kỷ 20, Chile không còn duy trì được nền kinh tế mạnh như trước đó nữa.

Việc hợp tác với Hoa Kỳ dù giúp tăng 10 lần các khoản đầu tư vào Chile, nhưng cũng khiến các mỏ khoáng sản lớn nhất đất nước như đồng bị các công ty lớn của Hoa Kỳ thâu tóm. Sự kiện kênh đào Panama khai trương khiến Chile mất đi nguồn thu từ hàng hải. Chiến tranh thế giới thứ Nhất rồi Đại khủng hoảng nổ ra khiến Chile chìm sâu trong suy thoái. Các Khảo sát Kinh tế Thế giới của Hội Quốc Liên năm 1931 tuyên bố ”Chile là quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi suy thoái’. Chile ngày càng bị phụ thuộc vào Hoa Kỳ, bị tụt hậu so với Argentina hay Brazil.


Long Vũ

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s