
Bản đồ đường quận Tường Kha theo sông Hồng
Tích Dã
I. Cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng xảy ra vào đầu thời Đông Hán (東漢), tuy nhiên sử sách ghi lại chuyện ấy còn lưu giữ được sớm nhất vào thời Đông Tấn (東晉).
Hậu Hán kỉ (後漢紀) – Quang Vũ Hoàng Đế kỉ (光武皇帝紀)
[Đông Tấn (東晉) – Viên Hoành (袁宏) soạn]
夏四月,伏波將軍馬援、扶樂侯劉隆、樓船將軍殷志、平樂侯韓宇擊交阯。至合浦,殷志病死。援當浮海入交阯,船少不足渡,乃問山行者,遂 緣海隨山開道千餘里,自西至浪泊。擊征貳等,降者數千人。韓宇後病死,援並將其眾,追徵貳等至禁溪,連破之。貳等各將數百人走。
[Năm Kiến Vũ (建武) thứ mười tám] Mùa hạ, tháng bốn, bọn Phục ba tướng quân là Mã Viện (馬援)-Phù Lạc Hầu là Lưu Long (劉隆), Lâu thuyền tướng quân là Ân Chí (殷志)-Bình Lạc Hầu là Hàn Vũ (韓宇) đi đánh quận Giao Chỉ (交阯). Đến quận Hợp Phố (合浦), Ân Chí bệnh chết. Viện đáng lẽ vượt biển vào Giao Chỉ, nhưng vì thuyền ít, không đủ chở quân, liền hỏi người đi đường núi, bèn men theo bờ biển triền núi mở đường hơn nghìn dặm, về phía tây đến Lãng Bạc (浪泊), đánh bọn Trưng Nhị (徵貳), bắt mấy nghìn người ra hàng. Sau đó Hàn Vũ bệnh chết, Viện đem cả cánh quân ấy đuổi theo bọn Trưng Nhị đến Cấm Khê (禁溪), liên tiếp phá được bọn ấy, bọn Nhị đều đem mấy trăm người bỏ chạy.
馬援斬徵貳等。二月,封援爲新息侯,設牛酒勞軍士,因撫觴而言曰:「吾從弟少遊哀吾慷慨多大志,曰:『人生一世,但求衣食,仕官不過郡掾吏,守墳墓,護妻子,鄉里稱善人,斯可矣,安用餘爲?』當吾在浪泊西時,下潦上霧,毒氣浮蒸,仰視飛鳶跕跕墮水中,憶少遊語,何可得也?今賴諸士大夫之力,而吾先受其賜,所以喜且愧也。」坐者聞之,莫不歎息之。詔援復擊九真,自無功至居風,斬首三千餘級,徙其渠帥數百家於零陵。援所過,令治城郭,修溉灌,申舊制,明約束,是後駱越常奉馬將軍故事。
[Năm Kiến Vũ (建武) thứ mười chín, mùa xuân, tháng giêng] Mã Viện (馬援) chém bọn Trưng Nhị (徵貳). Tháng hai, phong Viện làm Tân Tức Hầu (新息侯), mổ bò rót rượu an ủi quân sĩ, nhân đó nâng chén rượu mà nói rằng: “Em họ tôi là Thiếu Du (少遊) xót tính tôi khảng khái nhiều chí lớn nói ‘Làm người sinh ra ở một đời, chỉ cần cơm áo đủ dùng, làm quan không quá chức nhỏ trong quận, trông coi phần mộ của tổ tiên, nuôi nấng vợ con, ở làng xóm được khen là người thiện là được rồi, còn muốn dư thừa mà làm gì?’ Khi tôi đang ở vùng phía tây Lãng Bạc (浪泊), dưới lụt trên mây, khí độc nghi ngút, ngẩng lên thấy chim diều hâu bay là là rơi xuống giữa nước, mới nghĩ lại lời của Thiếu Du, còn sao được nữa? Nay nhờ sức của các sĩ đại phu mà tôi lập được công nhận ban thưởng, cho nên vừa mừng vừa thẹn.” Mọi người ngồi uống rượu không ai không than thở. Hạ chiếu Viện lại đánh quận Cửu Chân (九真), từ huyện Vô Công (無功) đến huyện Cư Phong (居風) bắt chém hơn ba nghìn thủ cấp, dời mấy trăm nhà cừ soái (渠帥) đến ở quận Linh Lăng (零陵). Chỗ mà Viện đi qua liền sai sửa thành quách, vét mương rãnh, xét thói cũ, nêu luật mới. Từ đấy người Lạc Việt (駱越) thường vâng theo việc cũ của Mã tướng quân (馬將軍).
II. Từ đồng bằng sông Hồng đi Lưỡng Quảng thì gọi là đường cũ Mã Viện [Mã Viện cố đạo [馬援故道)], là đường mòn ven biển Quảng Ninh sang Khâm Châu, là con đường mà Mã Viện từng đi vào Giao Chỉ đánh Hai Bà Trưng. Còn có con đường quận Tường Kha [Tường Kha đạo (牂牁道)] hoặc đường sông huyện Mê Linh [Mê Linh thủy đạo (𥹆泠水道)] tức là con đường từ quận Giao Chỉ theo hệ thống sông Hồng (sông Thao, sông Đà, sông Lô) qua quận Tường Kha-quận Ích Châu mà vào miền Ba Thục. Đó có lẽ là con đường mà một cánh quân khác từ miền Tây Thục (西蜀) phải đi qua để cùng Mã Viện đi đánh Hai Bà Trưng. Cũng là con đường Mã Viện muốn đi đánh quận Ích Châu [bấy giờ ở đây có các cuộc nổi dậy của thổ dân, Ích Châu thái thú (益州太守) là Phồn Thắng (瀪勝) đánh dẹp không được, phải lui về giữ huyện Chu Đề (朱提)]
1. Thủy kinh chú (水經注) – Diệp Du hà (葉榆河)
[Đông Hán (東漢) – Tang Khâm (桑欽) soạn, Bắc Ngụy (北魏) – Lịch Đạo Nguyên (酈道元) chú]
益州葉榆河,出其縣北界,屈從縣東北流,過不韋縣,東南出益州界,入牂柯郡西隨縣北為西隨水,又東出進桑關,過交趾𥹆泠縣北,分為五水,絡交趾郡中,至南界,復合為三水,東入海。
Sông Diệp Du hà (葉榆河) của quận Ích Châu (益州) chảy ra từ chỗ phía bắc huyện [Diệp Du (葉榆)] ấy, chảy uốn về phía đông bắc huyện ấy, chảy qua huyện Bất Vi (不韋), về phía đông nam ra khỏi cõi quận Ích Châu, vào phía bắc huyện Tây Tùy (西隨) của quận Tường Kha (牂柯) gọi là sông Tây Tùy thủy (西隨水), lại chảy về phía đông ra khỏi cửa Tiến Tang quan (進桑關), chảy qua phía bắc huyện Mê Linh (𥹆泠) của quận Giao Chỉ (交趾), chia làm năm dòng chảy, lạc vào giữa quận Giao Chỉ, đến phía nam của quận ấy lại hợp làm ba dòng, rồi chảy về phía đông vào biển.
縣,故滇池葉榆之國也。漢武帝元封二年,使唐蒙開之,以為益州郡。郡有葉榆縣,縣西北八十里,有弔鳥山,衆鳥千百為羣,其會嗚呼啁哳,每歲七八月至,十六七日則止。一歲六至,雉雀來弔,夜燃火伺取之。其無嗉不食,似特悲者,以為義,則不取也。俗言鳳凰死于此山,故衆鳥來弔,因名弔鳥。縣之東有葉榆澤,葉榆水所鍾而為此川藪也。
Huyện [Diệp Du (葉榆)] vốn là nước Diệp Du bên hồ Điền Trì (滇池). Thời vua Hán Vũ Đế (漢武帝) năm Nguyên Phong (元封) thứ hai, sai Đường Mông (唐蒙) mở đường đến nước ấy, đặt ra quận Ích Châu (益州). Quận ấy có huyện Diệp Du. Phía tây huyện có núi Điếu Điểu sơn (弔鳥山), có từng đàn chim hàng trăm hàng nghìn con bay đến đậu kêu hót ríu rít, hễ đến tháng bảy-tháng tám hằng năm lại bay đến đậu mười sáu-mười bảy ngày rồi bay đi. Có năm sáu lần bay đến đậu. Chim trĩ tước bay đến đậu, người dân buổi đêm đốt lửa để bắt lấy nó, riêng những con không có tườu chẳng ăn được thì như có vẻ buồn thương, người dân cho là con chim có nghĩa, cho nên không bắt nó. Tục truyền có chim phượng hoàng chết ở núi ấy, cho nên đàn chim bay đến thăm viếng, nhân đó gọi Điếu Điểu (弔鳥) làm tên. Phía đông huyện có đầm Diệp Du trạch (葉榆澤), là chỗ mà nước sông Diệp Du thủy (葉榆水) ứ đọng lại mà làm nên đầm ao ấy.
漢明帝永平十二年,置為永昌郡,郡治不韋縣。蓋秦始皇徙呂不韋子孫于此,故以不韋名縣。北去葉榆六百餘里,葉榆水不逕其縣,自不韋北注者,盧倉禁水耳。葉榆水自縣南逕遂久縣東,又逕姑復縣西,與淹水合。又東南逕永昌邪龍縣。
Thời vua Hán Minh Đế (漢明帝) năm Vĩnh Bình (永平) thứ mười hai, đặt ra quận Vĩnh Xương (永昌), quận trị ở huyện Bất Vi (不韋). Có lẽ là Tần Thủy Hoàng (秦始皇) dời con cháu của Lữ Bất Vi (呂不韋) đến ở đấy, cho nên đặt tên huyện là Bất Vi. Phía bắc cách huyện Diệp Du (葉榆) hơn sáu trăm dặm, sông Diệp Du thủy (葉榆水) không chảy qua huyện này, từ phía bắc huyện Bất Vi đổ vào là sông Lô Thương (盧倉)-sông Cấm thủy (禁水). Sông Diệp Du thủy (葉榆水) từ phía nam huyện ấy chảy qua phía đông huyện Toại Cửu (遂久), lại chảy qua phía tây huyện Cô Phục (姑復), hợp với sông Yêm thủy (淹水). Lại về phía đông nam chảy qua huyện Tà Long (邪龍) quận Vĩnh Xương (永昌).
建武十九年,伏波將軍馬援上言:從𥹆泠同賁古,擊益州,臣所將駱越萬餘人,便習戰鬬者二千兵以上,弦毒矢利,以數發,矢注如雨,所中輒死。愚以行兵此道最便,蓋承藉水利,用為神捷也。
Năm Kiến Vũ (建武) thứ mười chín, Phục ba tướng quân là Mã Viện (馬援) dâng sớ nói: “Từ huyện Mê Linh (𥹆泠) đi huyện Bôn Cổ (賁古) đánh quận Ích Châu (益州), thần có đem hơn vạn người Lạc Việt (駱越), trong đó có hai nghìn lính quen thạo chiến đấu trở lên, dùng cung tên tẩm thuốc độc, khi bắn ra thì tên bay như mưa, trúng ai thì chết liền. Thần nghĩ dùng binh đi theo đường này là tiện hơn cả, men theo cái lợi của đường sông, là cách binh nhanh chóng vậy.”
進桑縣,牂柯之南部都尉治也。水上有關,故曰進桑關也。故馬援言,從𥹆泠水道出進桑王國,至益州賁古縣,轉輸通利,蓋兵車資運所由矣。自西隨至交趾,崇山接險,水路三千里。葉榆水又東南絶溫水,而東南注于交趾。
Huyện Tiến Tang (進桑) là nơi đặt sở trị của Nam bộ đô úy (南部都尉) của quận Tường Kha (牂柯) vậy. Trên sông ấy có cửa ải, cho nên gọi là cửa Tiến Tang quan (進桑關). Cho nên Mã Viện mới nói từ đường sông huyện Mê Linh (𥹆泠) ra khỏi vương quốc Tiến Tang (進桑) đến huyện Bôn Cổ (賁古) quận Ích Châu (益州), chuyển chở nhanh gọn, là con đường mà xe chở các đồ binh tư phải đi qua. Từ huyện Tây Tùy (西隨) đến quận Giao Chỉ (交趾) núi cao hiểm trở, đường sông dài ba nghìn dặm. Sông Diệp Du thủy (葉榆水) lại chảy về phía đông nam cắt qua sông Ôn thủy (溫水) rồi chảy về phía đông nam đổ vào quận Giao Chỉ (交趾)。
朱䳒雒將子名詩,索𥹆泠雒將女名徵側為妻,側為人有膽勇,將詩起賊,攻破州郡,服諸雒將皆屬徵側為王,治𥹆泠縣,得交趾、九真二郡民二歲調賦。後漢遣伏波將軍馬援將兵討側,詩走入金溪究,三歲乃得。爾時西蜀竝遣兵共討側等,悉定郡縣,為令長也。
Con trai Lạc tướng (雒將) của huyện Chu Diên (朱䳒) tên là Thi (詩) hỏi cưới con gái Lạc tướng huyện Mê Linh (𥹆泠) tên là Trưng Trắc (徵側) làm vợ, Trắc là người có đảm dũng, đem Thi nổi dậy làm giặc, đánh phá châu quận, chinh phục các Lạc tướng, đều suy tôn Trưng Trắc làm vua, trị ở huyện Mê Linh (𥹆泠), thu thuế của dân hai quận Giao Chỉ (交趾)-Cửu Chân (九真) được hai năm. Sau nhà Hán (漢) sai Phục ba tướng quân là Mã Viện (馬援) đem quân đến đánh, Trắc-Thi chạy vào khe Kim Khê cứu (金溪究), cả thảy được ba năm thì bị bắt. Bấy giờ người Tây Thục (西蜀) cũng sai quân cùng đánh bọn Trắc, bình định tất thảy quận huyện, sắp đặt quan Lệnh (令)-Trưởng (長).
建武十九年九月,馬援上言:臣謹與交趾精兵萬二千人,與大兵合二萬人,船車大小二千艘,自入交趾,于今為盛。十月,援南入九真,至無切縣,賊渠降,進入餘發,渠帥朱伯棄郡亡入深林巨藪,犀象所聚,羊牛數千頭,時見象數十百為羣。援又分兵入無編縣,王莽之九真亭,至居風縣,帥不降,竝斬級數十百,九真乃靖。
Năm Kiến Vũ (建武) thứ mười chín, tháng chín, Mã Viện (馬援) dâng sớ rằng: “Thần cẩn thận đem một vạn hai nghìn lính tinh nhuệ của quận Giao Chỉ (交趾), họp với đại binh cả thảy là hai vạn người, sắm hai nghìn thuyền xe lớn nhỏ, từ khi vào quận Giao Chỉ (交趾) đến nay càng thêm mạnh.” Tháng mười, Viện xuống phía nam vào quận Cửu Chân (九真), đến huyện Vô Thiết (無切), tướng giặc ra hàng. Tiến vào huyện Dư Phát (餘發), cừ soái là Chu Bá (朱伯) bỏ quận trốn vào bãi to rừng sâu, là chỗ mà tê-voi tụ họp, có mấy nghìn con dê-bò. Bấy giờ thấy bầy voi đến hàng trăm con. Viện lại chia quân vào huyện Vô Biên (無編), tức huyện Cửu Chân Đình (九真亭) thời Vương Mãng (王莽). Đến huyện Cư Phong (居風), tướng giặc không hàng, liền chém hàng trăm thủ cấp. Do đó quận Cửu Chân (九真) bèn yên.
北二水,左水東北逕望海縣南,建武十九年,馬援征徵側置。又東逕龍淵縣北,又東合南水,水自𥹆泠縣東逕封溪縣北。
Phía bắc có hai dòng sông, sông Tả thủy (左水) chảy về phía đông bắc qua phía nam huyện Vọng Hải (望海), là huyện đặt ra khi Mã Viện (馬援) đánh dẹp Trưng Trắc (徵側) vào năm Kiến Vũ (建武) thứ mười chín. Sông ấy lại chảy về phía đông qua phía bắc huyện Long Uyên (龍淵). Lại chảy về phía đông hợp với sông Nam thủy (南水), sông này từ huyện Mê Linh (𥹆泠) chảy về phía đông qua phía bắc huyện Phong Khê (封溪).
又東逕浪泊,馬援以其地高,自西里進屯此。又東逕龍淵縣故城南,又東,左合北水。建安二十三年立州之始,蛟龍蟠編于南、北二津,故改龍淵以龍編為名也。
Lại chảy về phía đông qua Lãng Bạc (浪泊), Mã Viện (馬援) vì thấy đất ấy cao, bèn từ Tây Lí (西里) đến đóng quân ở đấy. Lại chảy về phía đông qua phía nam thành cũ huyện Long Uyên (龍淵). Lại chảy về phía đông hợp với sông Bắc thủy (北水). Năm Kiến An (建安) thứ hai mươi ba, bắt đầu đặt thành châu, có giao long (蛟龍) cuộn tròn ở hai bờ nam-bắc sông, cho nên đổi tên Long Uyên (龍淵) gọi là Long Biên (龍編).
其水又東逕曲易縣,東流注于泿鬱。《經》言:于郡東界復合為三水,此其一也。其次一水,東逕封溪縣南,又西南逕西于縣南,又東逕羸𨻻縣北,又東逕北帶縣南,又東逕稽徐縣,涇水注之。水出龍編縣高山,東南流入稽徐縣,注于中水。中水又東逕羸𨻻縣南,《交州外域記》曰:縣,本交趾郡治也。
Sông ấy lại chảy về phía đông qua huyện Khúc Dị (曲易), chảy về phía đông đổ vào sông Ngân Uất (泿鬱). [Thủy] kinh chép “Ở cõi phía đông quận lại hợp lại thành ba dòng.” Đấy là một dòng. Còn có một dòng nữa chảy về phía đông qua phía nam huyện Phong Khê (封溪). Lại chảy về phía tây nam qua phía nam huyện Tây Vu (西于). Lại chảy về phía đông qua phía bắc huyện Luy Lâu (羸𨻻). Lại chảy về phía đông qua phía nam huyện Bắc Đái (北帶). Lại chảy về phía đông qua huyện Kê Từ (稽徐), có sông Kinh thủy (涇水) đổ vào đó, sông này chảy ra từ núi Cao Sơn (高山) của huyện Long Biên (龍編), chảy về phía đông nam vào huyện Kê Từ (稽徐), đổ vào sông Trung thủy (中水). Sông Trung thủy (中水) lại chảy về phía đông qua phía nam huyện Luy Lâu (羸𨻻).
其水自縣東逕安定縣,北帶長江,江中有越王所鑄銅船,潮水退時,人有見之者。其水又東流,隔水有泥黎城,言阿育王所築也。
Sông ấy từ phía đông huyện [Luy Lâu (羸𨻻)] chảy qua huyện An Định (安定), phía bắc huyện liền với sông lớn, giữa sông có thuyền đồng mà vua Việt Vương (越王) đúc nên, vào lúc nước triều rút, có người thấy được thuyền ấy. Sông ấy lại chảy về phía đông, cạnh sông có thành Nê Lê (泥黎), [truyền thuyết] nói là thành mà vua A Dục Vương (阿育王) đắp nên.
交趾郡界有扶嚴究,在郡之北,隔渡一江,即是水也。江水對交趾朱䳒縣。
Cõi quận Giao Chỉ (交趾) có khe Phù Nghiêm cứu (扶嚴究) ở phía bắc quận, chỉ cách một dòng sông, là sông ấy. Đối bên kia sông là huyện Chu Diên (朱䳒) của quận Giao Chỉ.
其水又東逕句漏縣,縣帶江水,江水對安定縣。Sông ấy lại chảy về phía đông qua huyện Câu Lậu (句漏), huyện kề sông lớn, đối bên kia sông lớn là huyện An Định (安定).
2. Thủy kinh chú (水經注) – Giang thủy (江水)
[Đông Hán (東漢) – Tang Khâm (桑欽) soạn, Bắc Ngụy (北魏) – Lịch Đạo Nguyên (酈道元) chú]
其一水南逕越巂邛都縣西,東南至雲南郡之青蛉縣,入于僕。郡本雲川地也,蜀建興三年置。僕水又南逕永昌郡邪龍縣,而與貪水合。水出青蛉縣,上承青蛉水,逕葉榆縣,又東南至邪龍入于僕。僕水又逕寧州建寧郡。州,故庲降都督屯,故南人謂之屯下,劉禪建興三年,分益州郡置。歷雙柏縣,即水入焉。水出秦臧縣牛蘭山,南流至雙柏縣,東注僕水。又東至來唯縣入勞水,水出徼外,東逕其縣與僕水合。僕水東至交州交趾郡𥹆泠縣,南流入于海。
Một dòng sông trong số đó chảy về phía nam qua phía tây huyện Cung Đô (都邛) quận Việt Tủy (越巂), chảy về phía đông nam đến huyện Thanh Linh (青蛉) quận Vân Nam (雲南) đổ vào sông Bộc (僕). Quận [Vân Nam (雲南)] vốn là đất Vân Xuyên (雲川), đặt ra vào thời nhà Thục (蜀) năm Kiến Hưng (建興) thứ ba. Sông Bộc thủy (僕水) lại chảy về phía nam qua huyện Tà Long (邪龍) quận Vĩnh Xương (永昌) mà hợp với sông Tham thủy (貪水). Sông [Tham thủy (貪水)] chảy ra từ huyện Thanh Linh (青蛉), phía trên đón nước sông Thanh Linh thủy (青蛉水), chảy qua huyện Diệp Du (葉榆), lại chảy về phía đông đến huyện Tà Long (邪龍) đổ vào sông Bộc (僕). Sông Bộc thủy (僕水) lại chảy qua quận Kiến Ninh (建寧) của Ninh châu (寧州). (Ninh) châu là nơi đóng đồn của Lai hàng đô đốc (庲降都督), cho nên người miền nam gọi là Đồn Hạ (屯下), thời vua Lưu Thiện (劉禪) năm Kiến Hưng (建興) thứ ba, chia quận Ích Châu (益州) đặt ra quận ấy. Lại chảy qua huyện Song Bách (雙柏), có sông Tức thủy (即水) chảy vào đó. Sông [Tức thủy (即水)] chảy ra từ núi Ngưu Lan sơn (牛蘭山) huyện Tần Tang (秦臧), chảy về phía nam đến huyện Song Bách (雙柏), chảy về phía đông đổ vào sông Bộc thủy (僕水). Lại chảy về phía đông đến huyện Lai Duy (來唯) đổ vào sông Lao thủy (勞水). Sông [Lao thủy (勞水)] chảy ra từ cõi ngoài biên giới, chảy về phía đông qua huyện ấy [huyện Lai Duy (來唯)] mà hợp với sông Bộc thủy (僕水). Sông Bộc thủy (僕水) chảy về phía đông đến huyện Mê Linh (𥹆泠) quận Giao Chỉ (交趾) của Giao châu (交州), chảy về phía nam đổ vào biển.
3. Hán thư (漢書) – Địa lí chí (地理志)
[Hán (漢) – Ban Cố (班固) soạn, Đường (唐) – Nhan Sư Cổ (顏師古) chú]
靑蛉。臨池澤在北。僕水出徼外,東南至來惟入勞,過郡二,行千八百八十里。
Huyện Thanh Linh (靑蛉) [thuộc quận Việt Tủy (越嶲郡)]: Có đầm Lâm Trì trạch (臨池澤) ở phía bắc. Có sông Bộc thủy (僕水) chảy ra từ cõi ngoài biên giới, chảy về phía đông nam đến huyện Lai Duy (來惟) thì đổ vào sông Lao (勞), chảy qua hai quận dài một nghìn tám trăm tám mươi dặm.
秦臧,牛蘭山,卽水所出,南至雙柏入僕,行八百二十里。
Huyện Tần Tang (秦臧) [thuộc quận Ích Châu (益州)]: Có núi Ngưu Lan sơn (牛蘭山) là chỗ mà sông Tức thủy (卽水) chảy ra, chảy về phía nam đến huyện Song Bách (雙柏) thì đổ vào sông Bộc (僕), dài tám trăm hai mươi dặm.
葉楡,葉楡澤在東。貪水首受靑蛉,南至邪龍入僕,行五百里。
Huyện Diệp Du (葉楡) [thuộc quận Ích Châu (益州)]: Có đầm Diệp Du trạch (葉楡澤) ở phía đông. Có sông Tham thủy (貪水) bắt đầu nhận nước sông Thanh Linh (靑蛉), chảy về phía nam đến huyện Tà Long (邪龍) thì đổ vào sông Bộc (僕), dài năm trăm dặm.
來唯。從𨹁山出銅。勞水出徼外,東至麋泠入南海,過郡三,行三千五百六十里。
Huyện Lai Duy (來唯) [thuộc quận Ích Châu (益州)]: Có núi Tổng Hồng sơn (從𨹁山) xuất đồng (銅). Có sông Lao thủy (勞水) chảy ra từ cõi ngoài biên giới, chảy về phía đông đến huyện Mê Linh (麋泠) rồi đổ vào biển Nam Hải (南海), chảy qua ba quận, dài ba nghìn năm trăm sáu mươi dặm.
西隨,麋水西受徼外,東至麋泠入尚龍谿,過郡二,行千一百六里。
Huyện Tây Tùy (西隨) [thuộc quận Tường Kha (牂柯)]: Có sông Mê thủy (麋水) chảy ra từ cõi ngoài biên giới, chảy về phía đông đến huyện Mê Linh (麋泠) thì đổ vào khe Thượng Long khê (尚龍谿), chảy qua hai quận, dài một nghìn một trăm lẻ sáu dặm.
都夢,壺水東南至麋泠入尚龍谿,過郡二,行千一百六十里。
Huyện Đô Mộng (都夢) [thuộc quận Tường Kha (牂柯)]: Có sông Hồ thủy (壺水) chảy về phía đông nam đến huyện Mê Linh (麋泠) thì đổ vào khe Thượng Long khê (尚龍谿), chảy qua hai quận, dài một nghìn một trăm sáu mươi dặm.
III. Con đường theo quận Tường Kha là con đường chính từ quận Giao Chỉ sang đất Ba Thục.
Tam quốc chí (三國志) – Lưu Ba truyện (劉巴傳)
[Tây Tấn (西晉) – Trần Thọ (陳壽) soạn, Lưu Tống (劉宋) – Bùi Tùng Chi (裴松之) chú]
零陵先賢傳曰:巴入交阯,更姓為張。與交阯太守士爕計議不合,乃由牂牁道去。為益州郡所拘留,太守欲殺之。主簿曰:「此非常人,不可殺也。」主簿請自送至州,見益州牧劉璋,璋父焉昔為巴父祥所舉孝廉,見巴驚喜,每大事輒以咨訪。
Linh Lăng tiên hiền truyện (零陵先賢傳) chép: “Ba vào quận Giao Chỉ (交阯), đổi họ làm họ Trương (張). [Ba] bàn mưu không hợp với Giao Chỉ thái thú (交阯太守) là Sĩ Nhiếp (士爕), bèn theo đường quận Tường Kha (牂牁) mà bỏ đi. Trên đường đi bị người quận Ích Châu (益州) bắt giữ, Thái thú muốn giết Ba, Chủ bạ (主簿) nói ‘Hắn là kẻ phi phường, không được giết vậy.’ Chủ bạ xin tự hộ tống đến châu, gặp Ích châu mục (益州牧) là Lưu Chương (劉璋). Cha Chương là Yên (焉) là người mà ngày xưa được cha Ba là Tường (祥) cử hiếu liêm (孝廉), khi gặp Ba thì mừng rỡ, hễ có chuyện lớn gì thì liền đem hỏi kĩ.”
Kính đề nghị Admin chọn và tải về những nghiên cứu của BS Trần Đãi Sỹ về đề tài lịch sử thời Hai Bà Trưng. Rất phong phú
ThíchThích
Cái bài này có tiêu đề cực buồn cười: khởi nghĩa Hai Bà Trưng chẳng liên quan gì tới đoạn Diệp Du tới Mê Linh cả, ấy vậy mà nó lằng nhằng, cuội xảo để trở thành một bài nghiên cứu lịch sử cơ đấy!?
ThíchThích
● Chiếc thuyền đồng là do Việt Vương CâuTiễn đúc thành nhưng không dùng được nên bỏ ở bến sông =》 do đó con sông này chắc chắn là ở nước Việt của Việt Vương Câu Tiễn ở tỉnh Chiết Giang của TQ ( tác giả không nói rõ ràng sẽ có khối người tưởng là của người Việt Nam đấy !)
● Ích Châu là vùng đất của tỉnh Tứ Xuyên ngày nay nó được đặt tên thời vua Ngưu Nghiêu .
Là vùng đất của nước Thục
● Ở TQ có con sông tên là sông Bộc đó là đoạn sông Trường Giang từ cửa sông Lạc xuống tới của sông Hán ( Hán Khẩu ) nơi đây có người Việt Bộc sinh sống.
Ngoài ra còn có một con sông tên Bộc khác ở vùng biên giới của nước Vệ và nước Trịnh ở phía Bắc của tỉnh Hà Nam của TQ ngày nay.
● Tường Kha hay Tang Ca cũng là một đó là vùng đất phía tây – nam của Quận Quế Lâm . Nơi có con kinh mà tướng Đồ Thư cho đào để vận chuyển lương thực từ phương bắc xuống để đánh chiếm các nước Tây Âu – Lạc . Nơi đây có cửa ải Thạch môn quan . ( từ phương bắc khi xưa muốn vào vùng Ngū Līnh thì chỉ có 4 của ải duy nhất mà thôi ngoài ra không có con đường nào đi được cả! .)
● Giao Chỉ nếu chữ Chỉ không có bộ ấp ở phía trước thì có nghĩa là đường biên giới của 2 nước . Còn chữ Chỉ có bộ ấp phía trước là chỉ vùng đất tiếp giáp với biên giới ==》 Do đó mỗi triều đại thì vị trí của vùng Giao Chỉ ở những vùng khác nhau. Cũng như khi nhà Hán xâm chiếm miền Bắc của Việt Nam thì Việt Nam trở thành vùng đất biên giới phía nam của nhà Hán , còn nhà Tần thì vùng ( Quế Lâm, Tượng Quận và Nam Hải ) cũng là Giao Chỉ của nhà Tần còn trước nữa thì vùng phía bắc của vùng Lưỡng Quảng v v .
● Hai chữ Lạc của cụm từ Lạc Việt được trích trong bài viết này là không phải nói đến vùng đất và con người sống ở khu vực của miền Bắc của Việt Nam . Vì khi nhà Hán xâm chiếm thì ở miền bắc của Việt Nam chưa có đồng bằng để sản xuất lúa vì nó còn là vùng đầm lầy nước lợ , mới chỉ có một ít ở vùng Vĩnh Phúc và Phú Thọ ( không đáng kể ) vì 2 chữ Lạc ở phía sau là chữ chuy và chữ mã là nói hiện tượng thủy triều rút xuống cạn ( nước ròng, ) .# thủy triều xuống thấp . Nước Trướng là nước triều cường lên cao ( nước lớn ) hiện tượng này chỉ có ở vùng hạ lưu của các con sông mà thôi và nó chịu ảnh hưởng trực tiếp của sự thay đổi của thủy triều của biển .
==》 Do đó 2 từ lạc Việt này và vùng đất và các vị vua này được chép lại ở các sách xưa là không phải nói đến vùng đất ở miền bắc của VIỆT NAM. Mà là nói đến vùng đất ở hạ du của con sông Trường Giang của TQ mà thôi !
Miền Bắc của Việt Nam là chữ Lạc của họ Lạc có nghĩa là mừng, hân hoan v v ( Là chủng dân có phong tục dùng đuôi Điêu hoặc đuôi trĩ gắn lên đầu để mà nhảy múa hát ca vv )
=》 Bài viết trích dẫn quá rộng làm cho người đọc khó xác định được rõ vị trí v v
PhúTiên – TN :10/11/2021
ThíchThích
Tôi nghe các sử (史), chí (志), ký (記) chép thì được biết như vầy:
I. Thuyền đồng ở Giao Chỉ của vua Việt Vương thì đương nhiên không phải Câu Tiễn thời Xuân thu. Mà là An Dương Vương hoặc vua Nam Việt. Vì sử chép ở Giao Chỉ có thành cũ của Việt Vương tức thành của An Dương Vương. Việt Vương cũng là gọi tắt của Nam Việt Vương.
II. Ích châu (益州) tức là Ích châu thứ sử bộ (益州刺史部), hoặc gọi tắt là Ích bộ (益部), là 1 trong 13 châu thời Hán, trải rộng chủ yếu trên các tỉnh Xuyên-Kiềm-Điền và một phần xác tỉnh Thiểm Tây, Cam Túc, Hồ Bắc ngày nay, trong đó quản lĩnh có quận Ích Châu [Ích Châu quận (益州郡)] thuộc tỉnh Điền ngày nay. Lúc đầu sở trị ở Lạc huyện (雒縣), sau dời về huyện Miên Trúc (綿竹), lại dời sang huyện Thành Dfô (成都).
1. Thời Tây Hán: Ích châu thứ sử bộ quản lĩnh 9 quận (郡):
– Quảng Hán (廣漢)
– Thục Quận( 蜀)
– Ba Quận (巴)
– Hán Trung (漢中)
– Vũ Đô (武都)
– Kiền Vi (犍為)
– Việt Tủy (越巂)
– Tường Kha (牂柯)
– Ích Châu (益州).
2. Thời Đông Hán: Ích châu thứ sử bộ quản lĩnh 13 quận và thuộc quốc (屬國):
– Quảng Hán (廣漢)
– Thục ( 蜀)
– Ba (巴)
– Hán Trung (漢中)
– Kiền Vi (犍為)
– Việt Tủy (越巂)
– Tường Kha (牂柯)
– Ích Châu (益州).
– Vĩnh Xương (永昌)
– Quảng Hán thuộc quốc (廣漢屬國)
– Thục Quận thuộc quốc (蜀郡屬國)
– Kiền Vi thuộc quốc (犍為屬國)
– Ba Đông thuộc quốc (巴東屬國).
III. Ở lưu vực sông Hoàng Hà có sông Bộc thủy (濮水), nhưng ở lưu vực sông Hồng lại có sông Bộc thủy (僕水) này. Hai sông đọc giống nhau nhưng mặt chữ khác nhau, hướng chảy cũng khác nhau. Thế mới hay chứ, để cho những kẻ dù có học giỏi môn Toán học mà mù chữ Hán phải lạc đường lầm lỡ chứ!
IV. Quận Tường Kha phía bắc giáp quận Ích Châu, phía đông bắc giáp quận Kiền Vi, phía đông nam giáp quận Giao Chỉ, phía đông giáp quận Uất Lâm. Nhớ kỹ nhé, mọi người.
V. Khi xưa vào nhà Hán diệt nước Nam Việt đặt ra 9 quận, sau bỏ 2 quận còn 7 quận, lại đặt thành Giao Chỉ thứ sử bộ (交阯刺史部) hoặc gọi là Giao bộ (交部), sau đặt thành Giao châu (交州), trị ở huyện Luy Lâu, sau dời sang huyện Quảng Tín, có khi dời sang huyện Phiên Ngung. Khi chia Giao châu đặt ra Quảng châu thì Giao châu trị ở huyện Long Biên. Giao Chỉ thứ sử bộ quản lĩnh 7 quận là:
– Thương Ngô (蒼梧)
– Uất Lâm (鬱林)
– Nam Hải (南海)
– Hợp Phố (合浦)
– Giao Chỉ (交阯)
– Cửu Chân (九真)
– Nhật Nam (日南).
Giao Chỉ là tên bộ và tên quận, có chữ Giao (交) là bộ là quận xa lánh ít nói đến ở trước rồi cho nên sử sách tha hồ gọi mặt chữ là Giao Chỉ (交阯) hoặc (交趾) đều là đất ấy. Cũng như tên gọi Lạc Dương là kinh đô có một không hai gọi Lạc Dương có chữ Lạc là (洛) hoặc (雒).
VI. Chữ Lạc (駱), (雒) sách này sách kia dùng khác nhau đều là chỉ Lạc vương, Lạc hầu, Lạc tướng. Cũng như Lạc trong Lạc Dương, là tên gọi thì không quan tâm đến ý nghĩa của mặt chữ.
ThíchThích
Thì tôi đặt tiêu đề bài viết cho kêu để khoe chữ nghĩa cũng được đấy thôi. Tôi đang giảng giải về quận Giao Chỉ dựa trên ghi chép về dòng chảy của sông ngòi thời xưa.
Tôi nghe như vầy:
Thủy kinh (水經) là bộ sách bắt đầu ghi về sông ngòi Trung Quốc, tương truyền là người thời Đông Hán là Tang Khâm (桑欽) soạn, cũng có thuyết là do người thời Đông Tấn là Quách Phác (郭璞) soạn. Đến thời Nam bắc triều thì có Lịch Đạo Nguyên (酈道元) chú giải thêm, lúc này gọi đầy đủ là Thủy kinh chú (水經注).
Thời gian thoi đưa, bãi bể nương dâu, đã gần 2.000 năm rồi, bia đá cũng phải mòn, nói gì đến thẻ tre dải lụa? Cho nên nội dung Thủy kinh chú cũng phải sao chép qua lại rất nhiều lần, cho nên mặt chữ cũng như nội dung cũng không tránh khỏi thiếu sót sai lầm. Tuy nhiên với thời cơ hiện nay, chúng tôi có thể giải nghĩa được những thiếu sót và ghi nhận những sự thật trong sách ấy.
Bấy giờ, nhà Hán nối nghiệp lớn của thời Tiên Tần (Ngũ Đế, Tam Vương) để lại, trong giảng lễ nhạc, ngoài cũng làm thuyền bè, sửa xe ngựa, đi chinh phạt Tứ Di, phía đông đến Triều Tiên mà lướt thuyền trên sông Liêu, phía tây vượt sa mạc đô hộ Tây Vực mà men theo đầu nguồn sông Hoàng Hà, phía nam qua núi cao biển rộng mà ngược sông Hồng lên đến hồ Điền Trì. Bấy giờ nhà Hán đặt ra quận huyện thì quan lại ở quận huyện ghi chép sổ bạ cùng địa hình sông núi của quận huyện đó, cho nên Ban Cố (班固) soạn Hán thư (漢書) mới bắt đầu có chương Địa lý chí (地理志). Địa lý chí chép các quận huyện không thể không ghi sông núi, cho nên Tang Khâm (桑欽) tổng hợp các sách mà làm nên Thủy kinh (水經) vậy.
_____________
Thủy kinh (水經)
[Đông Hán – Tang Khâm soạn]
溫水出牂柯夜郎縣,又東至鬱林廣鬱縣,為鬱水,又東至領方縣東,與斤南水合。東北入于鬱。
Sông Ôn thủy (溫水) chảy ra từ huyện Dạ Lang (夜郎) quận Tường Kha (牂柯), lại chảy về phía đông đến huyện Quảng Uất (廣鬱) thuộc quận Uất Lâm (鬱林) gọi là sông Uất thủy (鬱水). [Sông Uất thủy (鬱水)] lại chảy về phía đông qua mé đông huyện Lĩnh Phương (領方) hợp với sông Cân Nam thủy (斤南水). [Sông Cân Nam thủy (斤南水)] chảy về phía đông bắc đổ vào sông Uất (鬱).
泿水出武陵鐔成縣北界沅水谷,南至鬱林潭中縣,與鄰水合,又東至蒼梧猛陵縣,為鬱溪;又東至高要縣,為大水。又東至南海番禺縣西,分為二,其一南入于海;其一又東過縣東,南入于海。其餘水又東至龍川,為涅水,屈北入員水。員水又東南一千五百里,入南海。
Sông Ngân thủy (泿水) chảy ra từ khe Nguyên thủy cốc (沅水谷) cõi phía bắc huyện Đàm Thành (鐔成) quận Vũ Lăng (武陵), chảy về phía nam đến huyện Đàm Trung (潭中) quận Uất Lâm (鬱林) hợp với sông Lân thủy (鄰水). [Sông Ngân thủy (泿水)] lại chảy về phía đông đến huyện Mãnh Lăng (猛陵) quận Thương Ngô (蒼梧) gọi là sông Uất khê (鬱溪). [Sông Uất khê (鬱溪)] lại chảy về phía đông đến huyện Cao Yếu (高要) gọi là sông Đại thủy (大水). [Sông Đại thủy (大水)] lại chảy về phía đông đến mé tây huyện Phiên Ngung (番禺) quận Nam Hải (南海) thì chia làm hai dòng: Một dòng chảy về phía nam vào biển, một dòng lại chảy về phía đông qua mé đông huyện ấy [huyện Phiên Ngung] chảy về phía nam đổ vào biển. Tại đây có sông Dư thủy (餘水) lại lại chảy về phía đông đến huyện Long Xuyên (龍川) gọi là sông Niết thủy (涅水), chảy uốn về phía bắc đổ vào sông Viên thủy (員水). Sông Viên thủy (員水) lại chảy về phía đông nam một nghìn năm trăm dặm thì đổ vào biển Nam hải (南海).
灕水亦出陽海山,南過蒼梧荔浦縣,又南至廣信縣,入于鬱水。
Sông Ly thủy (灕水) chảy ra từ núi Dương Hải sơn (陽海山), chảy về phía nam qua huyện Lệ Phố (荔浦) quận Thương Ngô (蒼梧), lại chảy về phía nam đến huyện Quảng Tín (廣信) thì đổ vào sông Uất thủy (鬱水).
斤江水出交阯龍編縣,東北至鬱林領方縣,東注于鬱。
Sông Cân Giang thủy (斤江水) chảy ra từ huyện Long Biên (龍編) quận Giao Chỉ (交阯), chảy về phía đông bắc đến huyện Lĩnh Phương (領方) quận Uất Lâm (鬱林), chảy về phía đông đổ vào sông Uất (鬱).
__________
Trên là hệ thống sông Tây giang (西江) ngày nay với dòng chính theo tên gọi thời Đôn Hán là Uất thủy (鬱水) hoặc là Uất khê (鬱溪), gọi tắt là Uất (鬱). Phụ lưu ở thượng du là sông Ôn thủy (溫水), Ngân thủy (泿水), Ly thủy (灕水), Cân Giang thủy (斤江水).
Sông Cân Giang thủy (斤江水) tức là sông Cân Nam thủy (斤南水) chảy ra từ huyện Long Biên quận Giao Chỉ. Chính là sông Kỳ Cùng ở Lạng Sơn chảy qua Quảng Tây là sông Tả giang (左江). Sông Tả giang lại hợp với sông Hữu giang (右江) thành Uất giang (鬱江) mà đổ vào chủ lưu sông Tây giang (西江).
ThíchThích