Vua Bà –  Thủy tổ Quan Họ được thờ ở làng Diềm là ai ?

1

Bài viết về bà vợ người Chiêm Thành của Hoàng đế Lê Đại Hành nhân dịp kỷ niệm 1040 năm (981 – 2021) đại phá quân Tống ở Bình Lỗ.

Lê Đắc Chỉnh

  1. ĐẶT VẤN ĐỀ

Làng Diềm là một ngôi làng cổ nằm bên bờ sông Cầu, xưa có tên là thôn Viêm Xá, thuộc xã Hòa Long, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh, từ khi sát nhập vào TP Bắc Ninh thì đổi thành khu phố Viêm Xá và Phường Hòa Long. Tại đây, trên núi Kim Lĩnh giữa làng Diềm có một ngôi đền thờ Thủy tổ Quan họ, thường gọi là đền Vua Bà (Hình 1a và Hình 1b). Không biết từ bao giờ mà người dân làng này đã khảng định công lao của Vua Bà bằng câu ca dao: “Thủy Tổ Quan họ làng ta, những lời ca xướng Vua Bà sinh ra” [1].

Năm 2003, nhờ có thêm ngôi đền Vua Bà mà dân ca quan họ Bắc Ninh nhanh chóng được UNESCO ghi vào danh sách các di sản văn hóa phi vật thể. Và đến 2009 thì dân ca quan họ chính thức được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại [2].

2

Hình 1b:  Cổng mới xây lại của  Đền Vua Bà – Thủy tổ Quan họ ở làng Diềm

Từ đó phong trào học hát dân ca quan họ được đẩy lên rất cao. Từ chỗ chỉ có 49 làng quan họ gốc, sau hơn 10 năm được công nhận là di sản văn hóa của nhân loại thì số làng quan họ đã tăng lên thành 369. Phong trào này còn phát triển 140 câu lạc bộ quan họ ở các tỉnh khác và trong cộng đồng người Việt ở nước ngoài [3].

Dân ca quan họ tuy được đánh giá cao như vậy, đến nay đã có nhiều giả thuyết về Vua Bà, nhưng chưa ai xác định được nguồn gốc cũng như tên thực sự của Vua Bà. Vậy Bà là ai, là vợ của vị vua nào ? Bà đến làng Diềm từ bao giờ và vì sao lại đến miền đất hẻo lánh này ?

  1. VUA BÀ QUA HUYỀN TÍCH VÀ ĐOÁN ĐỊNH CỦA CÁC NHÀ NGHIÊN CỨU

Đến nay có 4 giả thuyết về Vua Bà – Thủy tổ Quan họ ở làng Diềm:

1) Vua Bà là con gái vua Hùng

Tương truyền, Vua Bà vốn là con gái  Hùng Vương thứ 6, tên là Nhữ Nương, nhan sắc tuyệt trần. Đến tuổi cập kê, nhà vua mở hội cướp cầu kén rể. Do không bằng lòng với sự sắp đặt may rủi của vua cha, nàng đã cùng một số cung nữ đi trốn. Ra khỏi kinh thành chưa lâu thì gặp một trận cuồng phong cuốn tất cả lên trời rồi giáng xuống bên bờ sông Cầu. Tại đây, nàng lập nên ấp Viêm Hưng (tức là Viêm Xá ngày nay), dạy dân trồng lúa, trồng dâu nuôi tằm, ươm tơ dệt vải. Trong quá trình lao động đấu tranh chống thiên nhiên, bà đã sáng tác các bài hát để ca ngợi cuộc sống lao động, tình yêu quê hương và đôi lứa [4].

Theo thuyết này thì nàng Nhữ Nương được là xem Thủy tổ Quan họ. Tuy nhiên Nhữ Nương chỉ là công chúa chứ không phải là vợ vua (tức Vua Bà). Trên bài vị đặt ở hậu cung của đền Vua Bà còn ghi rõ vương hiệu của bà là “Nhữ Vương” và “Nam Hải Đại Vương”. Nghĩa là nữ vương này đến từ phía nam, còn vua Hùng xưa nay luôn đóng đô ở phía bắc. Từ đó có thể đi đến khảng định con gái vua Hùng không phải là Vua Bà được thờ ở làng Diềm.

2) Vua Bà là nguyên phi Ỷ Lan, vợ vua Lý Thánh Tông

Giả thuyết này cho rằng Vua Bà là “Hoàng thái hậu, nguyên phi Ỷ Lan”. Bà tên là Lê Thị Yến. Quê quán ở làng Thổ Lỗi, sau đổi thành Siêu Loại thuộc huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Do làng Diềm nằm trên chiến tuyến sông Như Nguyệt nên sau khi đánh tan giặc Tống năm 1077, Hoàng thái hậu Ỷ Lan đã đến đây cho gom dân lập ấp, lập làng nhằm tạo thành lá chắn phòng thủ chống lại các cuộc ngoại xâm [5].

Nhưng theo một số nghiên cứu gần đây thì dân ca quan họ đã xuất hiện ngay từ đầu thời Lý. Bởi vì mỗi khi vua (Lý Công Uẩn) về thăm quê (ở châu Cổ Pháp, tức Đình Bảng ngày nay), những người trong họ Lý, thường gọi là “quan viên họ Lý”, khi đó đã đến hát những bài dân ca để chào mừng [6]. Nghĩa là dân ca quan họ đã có trước khi Ỷ Lan trở thành vợ vua Lý Thánh Tông.

Mặt khác hoàn cảnh và tính cách của bà Ỷ Lan rất khác với Vua Bà ở làng Diềm. Bà Ỷ Lan ban đầu chỉ là một cô gái ở làng Thổ lỗi (nay là làng Sủi, xã Phú Thụy, huyện Gia Lâm, TP Hà Nội), ngay ven đường vua đi ngang qua. Rồi bà được vua đem lòng yêu mến, khi trở thành vợ vua thì bận rộn giúp vua quản lý công việc triều chính nhà Lý. Nghĩa là bà không có nhiều thời gian để dạy dỗ dân làng Diềm làm những công việc như khai phá đất hoang, bờ bãi, lập lên đồng ruộng, làng xóm, dựng vợ, gả chồng, dạy dân cách trồng dâu, nuôi tằm, trồng mía kéo mật. Đến nay cũng không có tài liệu nào chép việc bà Ỷ Lan sáng tác ra các bài hát và dạy cho nam nữ của làng Diềm. Vì vậy có thể phủ định ngay nguyên phi Ỷ Lan không phải là Vua Bà được thờ ở làng Diềm.

3) Vua Bà là vợ chúa Trịnh

Thuyết này cho rằng Vua Bà là một cô gái cắt cỏ ven sông Cầu có nhan sắc xinh đẹp, thông minh lại có giọng hát hay, mượt mà. Cô gái được chúa Trịnh đem lòng yêu, rồi lấy về cung làm thứ phi. Đến khi già, bà trở về sống ở làng Diềm rồi sáng tác ra những bài hát đối đáp và truyền dạy cho các nam nữ trong làng [7]. Đối chiếu với sử liệu thì dân ca quan họ đã xuất hiện từ thời Lý (thế kỷ 11 và 12), còn các chúa Trịnh mãi đến thế kỷ 16 mới thấy xuất hiện. Vợ chúa Trịnh chỉ có thể gọi là bà Chúa không phải là vợ vua. Vì vậy Vua Bà ở làng Diềm chắc chắn không phải là vợ chúa Trịnh.

4) Vua Bà là người vợ Champa (Chiêm Thành) của Hoàng đế Lê Đại Hành

Có một số nhà nghiên cứu cho rằng làn điệu dân ca quan họ gần giống với làn điệu dân ca Champa. Không những thế mà ở làng Diềm còn có một cái giếng rất cổ tên là Giếng Ngọc, có kết cấu giống như nhiều giếng khác của người Champa [8]. Di tích Đền Cùng – Giếng Ngọc nằm ngay dưới chân núi Kim Lĩnh của làng Diềm và rất gần đền Vua Bà (Hình 2).

3

Hình 2:  Vị trí đền Vua Bà trên Google Map “Her ancestor King Temple Quan”

Những dấu tích trên cho thấy văn hóa Champa đã du nhập rất sớm đến khu vực bờ sông Như Nguyệt (sông Cầu). Theo Đại Việt sử ký toàn thư [9] thì vào “Năm Nhâm Ngọ (982)… vua (Lê Đại Hành) thân chinh đi đánh Chiêm Thành, thắng được. Trước đó vua sai Từ Mục, Ngô Tử Canh sang sứ Chiêm Thành, bị người Chiêm bắt giữ. Vua giận, sai đóng chiến thuyền, sửa binh khí, tự làm tướng đi đánh, chém Bê Mi Thuế tại trận. Chiêm Thành thua to. Bắt sống được binh sĩ của chúng nhiều vô kể, cùng là kỹ nữ trong cung trăm người….”.

Sử liệu cũng cho biết Lê Đại Hành có 5 bà vợ, ngoài ra ông còn một người vợ khác sinh cho ông ít nhất 2 người con là Lê Long Việt và Lê Long Đĩnh. Theo [10] thì tên của bà vợ này được sử liệu ghi chú như sau: “Sách Việt sử lược chép là “sơ hầu di nữ” (tức con gái người hầu gái người Chiêm Thành) , Đại Việt sử ký toàn thư chép là “chi hậu diệu nữ”. Sách Khâm định Việt sử Thông giám cương mục Chính biên chép bà là con gái quan Chi hậu tên là Diệu, không rõ họ là gì. Về sau bà được con trai là Long Đĩnh truy tôn hiệu Hưng Quốc Quảng Thánh Hoàng thái hậu”. Căn cứ vào đó có thể đoán Vua Bà là người vợ Champa của Hoàng đế Lê Đại Hành. Nhưng có địa vị cao như vậy rồi thì tại sao bà lại phải đến sống ẩn dật ở làng Diềm ?

  1. BÍ ẨN VỀ BÀ VỢ CHAMPA CỦA HOÀNG ĐẾ LÊ ĐẠI HÀNH

Lê Long Việt sinh năm 983, tức một năm sau khi Lê Đại Hành chiến thắng Chiêm Thành trở về. Mẹ Long Việt là “Hầu Di nữ”, một cung nữ của vương triều Chiêm Thành, nên rất giỏi múa và hát nhất là dân ca Champa. Bà vốn là một phụ nữ xinh đẹp, nổi trội trong 100 cung nữ vua Lê Đại Hành đem về.

4

Hình 3:  Bài vị và tượng Vua Bà ở gian hậu cung trong Đền Vua bà

Tượng Vua Bà trong hậu cung của ngôi đền Vua Bà ngày nay được mô tả là “tọa trong thế an lạc có khuôn mặt đẹp hiền hậu” (Hình 3) [11] đã chứng minh một phần điều này. Nhà sử học Trần Bá Chí thì cho rằng bà được vua rất yêu thương nên đã bỏ qua tất cả những hiềm khích và đố kỵ của các bà hoàng hậu khác để chọn con trai Long Việt của bà làm Hoàng thái tử.

Năm 1005, chồng bà (Lê Đại Hành) bỗng đột ngột qua đời. Hơn 400 năm sau, nhà sử học Ngô Sĩ Liên đã chép vào Đại Việt sử ký toàn thư  như sau: “Đại Hành băng, Trung Tông vâng di chiếu nối ngôi. Long Đĩnh làm loạn, Trung Tông vì anh em cùng mẹ không nỡ giết, tha cho. Sau Long Đĩnh sai bọn trộm cướp đêm trèo tường vào cung giết Trung Tông”.  Chuyện xảy ra quá bất ngờ đến mức “Bầy tôi đều chạy trốn, duy có Điện tiền quân là Lý Công Uẩn ôm xác mà khóc” [12].

Còn theo nghiên cứu gần đây của Hồ Đắc Di [13] thì “cái chết này còn nhiều bí ẩn vì tại sao tất cả bầy tôi đều phải chạy trốn. Hành động của bọn thích khách là xông vào giết vua hay trộm trèo tường và ai là người chỉ huy đội đặc nhiệm này trong khi chỉ còn một mình Lý Công Uẩn, khi đó đang làm chỉ huy quân Cấm vệ “.  Theo gia phả “Lê tộc sinh hạ” [14] của nhà Hậu Lê lập năm Thuận Thiên thứ ba (1430), thì sau khi Trung Tông chết, vợ là Phạm Thị Duyên và con trai là Lê Long Diên vẫn còn sống. Họ được các đại thần trung thành đưa đi trốn chạy về khu vực cửa sông Cà Lồ.

Cũng từ đó Bà “Hầu Di nữ” đã lui về ở ẩn để bảo vệ đứa cháu nội của mình. Có lẽ vì thế mà bà đã chọn làng Diềm, một địa danh rất kín đáo, phù hợp với cuộc sống lúc bấy giờ. Qua đó cho thấy Vua Bà được thờ ở làng Diềm chính là người vợ  Champa  của Hoàng đế Lê Đại Hành.

  1. VÌ SAO VUA BÀ CHỌN LÀNG DIỀM ĐỂ ĐỊNH CƯ ?

Nếu ngược dòng sông Cầu cách làng Diềm khoảng hơn 10 km (Hình 4), ta thấy ở làng Xà Đông (thuộc xã Tam Giang, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh) có một dòng họ đông đảo là hậu duệ của Hoàng đế Lê Trung Tông (Tiền Lê), nay gọi là Họ Lê Lục Chi.

5

Trong gia phả của dòng họ này có ghi 3 câu chữ Hán và dịch ra như sau: “Tránh cái hiểm họa Long Đĩnh, Di chuyển gia quyến đến cửa sông Cà Lồ, Náu tung tích giấu họ tên mà lập nghiệp (Hình 5) [15].

Sử liệu cho biết, hoàng tử thứ 7 của nhà Tiền Lê tên là Lê Long Tung [16], năm 993 ông này được phong là Định phiên vương, cai quản cả vùng Ngũ Huyện Giang và đóng đô ở  Cổ Loa. Theo sách Cương mục chính biên thì “Ngũ Huyện Giang là con sông chảy qua huyện Kim Anh, Đông Ngàn, vòng qua huyện Yên Phong, Tiên Du, rồi đổ vào sông Nguyệt Đức (tức sông Cầu)”. Làng Diềm chính là điểm hợp lưu của sông Ngũ Huyện Giang (còn gọi là Ngũ Huyện Khê) với sông Cầu (Hình 6a). Nếu ngược dòng Ngũ Huyện Giang sẽ gặp sông Hoàng Giang (Hình 6b) và  theo con sông này sẽ dẫn đến thành Cổ Loa,  nơi đóng đô của Định phiên vương thời bấy giờ.

6

Hình 5:  Trích gia phả của Họ Lê Lục Chi và tấm bia trong nhà thờ họ

7

Vậy là Vua Bà đã chọn làng Diềm, bởi vì từ đây bà có thể liên lạc được với cháu nội của mình là hoàng tử Long Diên (tức cụ tổ xa xưa của Họ Lê Lục Chi ở làng Xà Đông ngày nay) ở khu vực cửa sông Cà Lồ và trông nhờ vào sự giúp đỡ của hoàng tử thứ 7 đang đóng ở Cổ Loa. Trong thời gian từ 1005 đến 1009, bà đã là Hoàng thái hậu của nhà Tiền Lê.

Lại nói về Lê Long Đĩnh, nhờ có quân của Lý Công Uẩn giúp sức nên đã đánh tan được các hoàng tử khác. Sau đó ông còn tìm đến khu vực cửa sông Cà Lồ, có lẽ để truy tìm hoàng tử Lê Long Diên cùng các đại thần đi theo bảo vệ. Về việc này, Đại Việt sử lược, trong mục Lê Long Đĩnh [17] đã hé lộ như sau “Khi vua (Long Đĩnh) đi chơi ở sông Chi Ninh, sông có nhiều thuồng luồng, bèn sai trói người ở một bên thuyền, rồi cho thuyền qua lại ở giữa dòng nước, khiến cho thuồng luồng nó sát hại đi “. Theo một số nghiên cứu gần đây [18] cho biết thì cái tên sông Chi Ninh đã bị chép nhầm, tên thực của nó là Hữu Ninh. Đó là một nhánh nhỏ của sông Cà Lồ, nay đã bị vùi lấp. Con sông này chảy qua thôn Đông và thôn Đoài thuộc xã Tam Giang ngày nay (xưa là một làng, gọi chung là làng Xà). Lần đó Long Đĩnh đã không bắt được hoàng tử Long Diên, có thể đã được Vua Bà và Định Phiên Vương che dấu và bảo vệ.

Đến năm 1010 khi Lý Công Uẩn dời đô ra Thăng Long thì Lê Long Tung chạy vào chiếm giữ vùng Diễn Châu (Nghệ An) [16]. Hoàng tử Long Diên do còn nhỏ nên đã ở lại, được Vua Bà che chở và lớn lên cùng với dòng sông Như Nguyệt. Có lẽ đó là lý do chính để Vua Bà chọn làng Diềm để định cư.

  1. VUA BÀ ĐÃ LẬP LÀNG VÀ NUÔI DẤU HOÀNG TỬ LÊ LONG DIÊN

1) Làng Diềm là nơi cách biệt với bên ngoài, phù hợp với cuộc sống ẩn dật của Vua Bà

Trong 7 thôn thuộc xã Hòa Long ngày nay thì thôn Viêm Xá (làng Diềm) là thôn có dân cư đông đúc nhất và lưu giữ nhiều di tích lịch sử cổ nhất. Tại đây do có núi Kim Lĩnh cho nên dù có gần sông và xưa kia chưa có đê bao quanh, nhưng vào năm mưa lũ lớn nhất cũng không bị ngập lụt.

Cả 3 mặt Đông, Bắc, Tây tức khoảng 2/3 chu vi của khu đất xã Hòa Long được bao bọc bởi con sông Cầu, nhờ đó nơi này vừa dễ phòng thủ lại khó bị tấn công mỗi khi có kẻ địch muốn xâm nhập. Bên trong lại có dòng suối Thiếp và sông Cổ Ngựa bao bọc lấy bán đảo Hòa Long, thật là một nơi sơn thủy hữu tình (Hình 7).

8

Giao thông nội bộ thuận tiện và giữ được bí mật. Từ đây có thể theo đường thủy để đến vùng cửa sông Cà Lồ và thành Cổ Loa khá dễ dàng. Trong trường hợp gặp nguy cấp thì có thể dùng thuyền nhỏ qua bờ bắc sông Cầu, rồi từ đó đi sâu mãi vào những cánh rừng rậm bạt ngàn thời bấy giờ. Ngược lại nếu theo đường bộ, nhất là đối với người lần đầu đến, thì thời nay vẫn phải đi vòng rất khó tìm. Do vậy làng Diềm đúng là nơi lý tưởng, nếu đưa hoàng tử Long Diên  đến đây ần náu rồi “dấu họ đổi tên” thì khó có thể tìm ra.

2) Làng Diềm còn là nơi có thể tự cung, tự cấp

Làng Diềm không chỉ là nơi kín đáo, an toàn mà người dân ở đây có thể tự sản xuất như cấy lúa, trồng dâu nuôi tằm, dệt vải, đánh cá đủ nuôi sống mình. Dưới chân núi Kim Lĩnh có đồng ruộng bằng phẳng, nay còn để lại cái tên “đồng Mặt gương”. Có lẽ vì thế mà người dân làng Diềm đến nay vẫn còn truyền tụng lại những câu truyện cổ tích. Tại đây Vua Bà đã cho khai khẩn đất hoang, lập làng lập xóm, dạy dân làm ruộng, trồng dâu nuôi tằm, ươm tơ dệt lụa, trồng mía… tạo ra cuộc sống ấm no, trù phú. Với điều kiện như vậy Vua Bà dễ dàng nuôi dưỡng hoàng tử Long Diên tại đây.  Ngày nay làng Diềm không chỉ xem Vua Bà là Thủy tổ Quan họ mà còn là người khai sinh ra làng Diềm và cũng là thủy tổ nghề nông của làng [19].

3) Vua Bà đã phong tỏa thông tin về hoàng tử Long Diên.

Tình thế của những người theo nhà Tiền Lê ngày càng bấp bênh nhất là sau cái chết của Lê Long Đĩnh. Để động viên những người đi theo, Vua Bà đã sáng tác ra nhiều câu hát rồi dạy cho họ hát theo. Qua đó giúp họ hăng say lao động và yên tâm ở lại bên bà. Ban đầu chỉ là tập hát trong nội bộ làng Diềm, bên nam hát đối với bên nữ, luyện tập thuần thục và ngày càng nhuần nhuyễn hơn.

Nhưng rồi vua Lý Thái Tổ đột ngột cho dời đô ra Thăng Long, làm cho những người đi theo bà lo lắng và càng muốn giao lưu với bên ngoài. Để giữ họ ở lại và nhất là không làm dò rỉ thông tin về hoàng tử Long Diên, Vua Bà đã đặt ra những luật lệ hà khắc, nhất là đối với những cung nữ đi theo bà. Đến nay luật lệ này vẫn còn, đó là “tục kết chạ” mà nhiều nhà nghiên cứu ngày nay gọi là “lời nguyền quan họ”.

  1. THỬ BÀN VỀ LỜI NGUYỀN QUAN HỌ

Trong tục kết bạn quan họ, thường không tránh khỏi tình cảm bộc phát giữa nam và nữ. Nhưng rồi họ chỉ hát với nhau cho thỏa nỗi lòng, còn việc kết duyên thành vợ thành chồng, trong quan họ coi đó là điều cấm kỵ. Các cụ bô lão làng Diềm ngày nay cho biết, từ nhỏ đã thấy quy định như thế và còn được ghi trong hương ước của làng. Ai phạm vào điều này sẽ bị cả làng trừng phạt. Đó là lời nguyền quan họ nhưng bắt nguồn từ đâu, đến nay chưa ai trả lời được.

Theo tục lệ người quan họ phải xem nhau như anh em một nhà, không được lấy nhau. Tục kết chạ là một hình thức kết nghĩa đặc biệt giữa các làng quan họ. Theo thống kê có tới 34 làng quan họ có tục kết chạ này [20].

Khi hai làng đã kết chạ thì hai bên coi nhau như họ hàng, ruột thịt. Tất cả con trai, con gái hai làng đều phải tuân theo. Đến nay các làng quan họ vẫn chưa thể xóa đi lời nguyền này ,  cho nên  đã là “người quan họ thì không được lấy nhau”.

Các nhà nghiên cứu thì cho rằng, các làng quan họ này thường thờ chung một vị thần thành hoàng, đó là Thủy tổ quan họ. Mà Thủy tổ quan họ ở đây lại là Vua bà. Vậy rõ ràng Vua Bà đã tạo ra lời nguyền này. Vì sao vậy ?

Để trả lời, ta trở lại bối cảnh cách đây hơn 1000 năm, chính xác là từ năm 1005. Khi đó khu vực làng Diềm còn rất hoang vu, dân cư thưa thớt, ít người qua lại. Có thể ban đầu Vua Bà chỉ cử người đi theo đoàn người của nhà Tiền Lê dẫn hoàng tử Long Diên đi trốn. Họ là những người được tuyển trong đội cung nữ và người giúp việc dưới quyền Vua Bà. Ngoài ra họ còn có nhiệm vụ tìm một địa điểm để ẩn náu lâu dài. Ngày nay được biết, nơi đó chính là làng Diềm. Thế rồi Long Đĩnh chết, tuy mối đe dọa từ phía Long Đĩnh không còn, nhưng mối đe dọa khác nguy hiểm hơn lại đến. Đó chính là phía triều đình nhà Lý. Vì vậy trong nội bộ làng Diềm, Vua Bà phải đưa ra những luật lệ khắt khe hơn để giữ kín thông tin về hoàng tử Long Diên. Theo thời gian, đến khi hoàng tử Long Diên trưởng thành và Vua Bà cũng không còn nữa, nhưng các làng quan họ vẫn thực hiện theo hương ước và tục kết chạ. Cho nên bí mật này đến nay vẫn không có ai giải thích vì sao “người quan họ không lấy được nhau”.  

Vua Bà đã sống yên ổn đến cuối đời ở làng Diềm, suốt mấy chục năm đó Bà đã bền bỉ đặt ra nhiều bài hát và truyền dạy cho dân làng. Trong các lời ca tiếng hát ngày nay vẫn còn để lại những nỗi nhớ mong da diết của các liền anh liền chị và cứ thế lưu bên họ đến khi về già. Bù lại, từ xa xưa người dân làng Diềm đã biết chịu thương chịu khó. Họ không chỉ xây dựng lên một ngôi làng trù phú mà còn lưu giữ được nhiều làn điệu dân ca mượt mà. Nhờ đó mà âm hưởng dân ca Champa đã vang lên dọc theo hai bờ con sông Như Nguyệt trong hơn một thiên niên kỷ qua.


THAM KHẢO

[1] Lễ hội Vua Bà – Thủy tổ Quan họ. https://truyenhinhdulich.vn/…/le-hoi-vua-ba-thuy-to…

[2] Lễ đón bằng của UNESCO công nhận Dân ca Quan họ Bắc Ninh và Hát Ca trù là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.

http://dsvh.gov.vn/le-don-bang-cua-unesco-cong-nhan-dan…

[3] Bắc Ninh: kỷ niệm 10 năm Quan họ được UNESCO vinh danh. Ngày 23/02/2019

https://truyenhinhdulich.vn/…/bac-ninh-ky-niem-10-nam…

[4] Tìm về nơi huyền tích lễ hội Thủy tổ Quan họ.

https://baotintuc.vn/…/tim-ve-noi-huyen-tich-le-hoi…

[5] Đức Vua Bà – Thủy tổ sinh ra quan họ. Về miền Quan họ làng Diềm cùng với Nguyễn Minh Tú.

https://www.facebook.com/MinhTu/posts/1264796700331323/

[6] Dân ca Quan họ: di sản đặc sắc của vùng Kinh Bắc. Cội nguồn của dân ca quan họ. Báo Dân tộc và phát triển.

http://web.cema.gov.vn/modules.php?name=Content…

[7] Những làng quan họ ở đôi bờ sông Ngũ Huyện Khê (Nguyễn Văn Khang)

Báo Nhân Dân, 19/02/2008,

https://nhandan.vn/…/Nh%E1%BB%AFng-l%C3%A0ng-quan-h%E1…

[8] Giếng cổ Champa nơi làng Quan Họ. Hà Nội – Xưa và Nay.

https://www.facebook.com/groups/NghienCuuLichSu/permalink/1285611078456859/

[9] Đại Viêt sử ký bản kỷ toàn thư. Quyển I. Kỷ Nhà Lê. Mục Đại hành hoàng đế.

https://www.informatik.uni-leipzig.de/…/dvsktt06.html

[10] Lê Đại Hành. Gia đình. Bách khoa toàn thư mở. Wikipedia.

https://vi.wikipedia.org/…/L%C3%AA_%C4%90%E1%BA%A1i_H…

[11] Du lịch làng Diềm khám phá cái nôi quan họ Bắc Ninh. Đền thờ Thủy tổ Quan họ. 15/7/2019.

https://luhanhvietnam.com.vn/…/du-lich-lang-diem-kham…

[12] Đại Viêt sử ký bản kỷ toàn thư. Quyển I. Kỷ Nhà Lê. Trung tông hoàng đế.

https://www.informatik.uni-leipzig.de/…/dvsktt06.html

[13] Hồ Đắc Di: Cái chết đầy bí ẩn của Trung tông hoàng đế.

[14] Gia phả “Lê tộc sinh hạ” do Hội đồng gia tộc của vua Lê Lợi lập năm Thuận Thiên thứ ba (1430), khi đó anh của vua là Lê Trừ chủ trì biên soạn.

Lê Trung Tông. Bách khoa toàn thư mở. Hậu duệ.

https://vi.wikipedia.org/…/L%C3%AA_Trung_T%C3%B4ng_(Ti…

[15] Trích gia phả của Họ Lê Lục Chi

[16] Lê Long Tung. Bách khoa toàn thư mở Wikipedia.

https://vi.wikipedia.org/wiki/L%C3%AA_Long_Tung

[17] Lê Long Đĩnh. Đánh giá. Bách khoa toàn thư mở Wikipedia.

https://vi.wikipedia.org/wiki/L%C3%AA_Long_%C4%90%C4%A9nh…

[18] Vì sao không tìm thấy thành Bình Lỗ.

https://nghiencuulichsu.com/…/vi-sao-khong-tim-thay…/

[19] Làng Diềm đất thơm quan họ. Báo Bắc Ninh 11/01/2019.

http://baobacninh.com.vn/…/20182/lang-diem-at-thom-quan-ho

[20] Lời nguyền quan họ. Báo Người Lao động 4/2/2005.

https://nld.com.vn/van-hoa…/loi-nguyen-quan-ho-111008.htm

49 thoughts on “Vua Bà –  Thủy tổ Quan Họ được thờ ở làng Diềm là ai ?

  1. Thật là tội nghiệp cho những người bịa đặt đặt ra truyền thuyết v v mà quá kém về kiến trúc !
    ■ Làng Diềm ở gần Kinh đô của An Dương Vương, nếu vào thời điểm 1005 thì phải cách sau hơn 1200 rồi ! Vậy nơi đây có còn hoang vu không có người ở không vậy ?
    ■ vợ của vua thì phải gọi là hoàng hậu hoặc là hoàng phi chứ sao lại gọi là vua bà ? nếu là mẹ vua thì phải gọi bằng thái hậu chứ ? = 》 Có phải quá là mâu thuẫn không vậy ?
    ■ Theo tập tục của người Chăm thì mỗi ngôi làng thì phải có 2 cái giếng ở gần nhau, cái giếng ở phía đông thì dành cho nữ giới tắm giặt vv còn cái giếng ở phía tây là dành riêng cho nam giới . Những cái giếng nước này thường phải nằm phía đông của làng .còn nhà cửa đền thờ, miếu v v Thì cửa chính điều phải quay về hướng đông cả ! Còn ở đây chỉ có một cái giếng nước và nằm quá xa ngôi làng và đền thờ nhưng lại ở hướng nam của làng nữa ==》 Đây không phải là người Chăm hay nói rõ là không phải là của bà mẹ của vua Lê Long Việt và Lê Long Đỉnh !
    ■ trong truyền thuyết nói về An Dương Vương cũng có một cái giếng nước tên là Giếng Ngọc nơi mà Trọng Thủy Gieo mình xuống để tự sát .Vậy có phải chăng là năm xưa Trọng Thủy gieo mình xuống cái giếng nước này ?
    ■ Vua bà có nghĩa là người phụ nữ này đứng đầu một nhà nước hoặc có những kỹ năng siêu Việt nhất và được mọi người tôn vinh lên v v .trong di chỉ có câu 《 Nhữ Vương và Nam Hải Đại Vương 》 cái từ Nam Hải này là cách viết theo người TQ gọi Biển Đông là Nam Hải =》 Như vậy vị vua bà này phải từ ngoài biển đi vào đây . Còn Nhữ là họ Vương là vua . Ở đây có một sự gán ghép nhầm lẫn nào đó về cái tục kết chạ vào làng quan họ thì phải ? Hoặc nó mới có sau này mà thôi ! Vì hình thức sinh hoạt như thế này giống như vào thời đại sống quần hôn ( thời mẫu quyền ) vậy !
    Ngày nay có người ta tự bịa đặt ra quá nhiều điển tích, thần tích, gia phả v v nhằm phục vụ cho lợi ích riêng của một số người VỤ LỢI v v Cho nên làm loạn cả lên không còn biết đâu là sự thật cả thậm chí họ còn tẩy xoá mất hết dấu tích của sự thật nữa ! Tiêu biểu là sự tích và nguồn gốc của lễ hội TRÒ TRÁM ở miếu trò trám ở Tứ Xã -Vĩnh Phúc – Phú Thọ .
    Phú Tiên – TN : 02/08/2021

    Thích

    • Trước hết cám ơn bạn đã bỏ công ra đọc bài này.
      Về các nhận xét của bạn xin trả lời như sau:
       Đầu tiên cần nhắc lại với nhau ở đây câu nói của chủ tịch Hồ Chí Minh năm 1941: Dân ta phải biết sử ta, cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam. Nước ta trải qua hơn 1000 năm Bắc thuộc, lại chịu ách áp bức của nhiều đế quốc to, nên nhìn thẳng vào sự thật thì trong sử liệu cũ có nhiều chỗ chưa chính xác hoặc sai lệch, mang nặng một quốc gia, một dân tộc phụ thuộc, yếu kém. Nay mới có cơ hội để vươn lên, sử liệu cũng phải đúng và chính xác với một quốc gia đang trỗi dậy. Trên tinh thần ấy mới nói chuyện được với nhau.
      > Làng Diềm là 1 trong 7 làng của xã Hòa Long. Xã này năm 1999 có 9123 người, mật độ 1146 người/km2. Thời nhà Tiền Lê có khoảng 3 triệu dân, diện tích lúc đó khoảng 121000 km2, như vậy mật độ khoảng 25 người/km2. Vậy mật độ dân ngày nay gấp khoảng 45 lần ngày xưa. Nghĩa là cũng có thể nói là dân cư thưa thớt. So với các xã khác, theo đường bộ từ TP Bắc Ninh hay TT Chờ kể cả ngày nay đến đây vẫn khó tìm. Từ ngày được UNESCO công nhận là di tích nên mới có nhiều người đến tham quan. Xét cả quá trình 1000 năm thì nơi đây quả là vắng vẻ so với nhiều làng của huyện Yên Phong. Cho nên nói ít người qua lại cũng không sai.
      > Trong ngôn ngữ xưng hô ở nhiều nước, bà vợ giáo sư khi gặp, để tôn trọng thường nói “Chào bà giáo sư” , ở nước ta vợ ông Chánh Tổng cũng nói “Chào bà Chánh”, vợ ông giáo thì nói “Chào bà giáo” có khi ngày xưa vợ ông giáo còn mù chữ người ta vẫn chào như vậy. Đây là cách chào vừa bình dân, vừa kính trọng. Việc này rất bình thường ở rất nhiều dân tộc trên thế giới. Từ đó cách gọi Vợ Vua là Vua Bà cũng là rất bình thường ở một làng quê. Cách xưng hô không theo khuôn phép cứng nhắc như ở cung đình. Theo tôi thế mới đúng với thực tế.
      > Làng Diềm không phải là làng người Chăm, nên không nhất thiết phải có 2 cái giếng và không hoàn toàn theo tập tục người Chăm. Bà “Hầu Nhi nữ” là vợ vua từ năm 982, đến năm 1005 đã hòa nhập vào với người Việt 23 năm, nên cơ bản đã theo phong cách sống của người Việt. Ở Khu 5, gió thường thổi thẳng ngoài biển vào, nên cửa theo hướng Đông là đón luồng gió đấy. Còn ngoài Bắc mùa Đông có gió mùa Đông Bắc phải tránh, nhưng lại phải đón gió Đông Nam, nên các nhà dọc sông Cầu phần nhiều cửa chính theo hướng Nam hơi chếch về Đông một chút. Nếu đã là một kiến trúc sư thiết tưởng cũng phải am hiểu các vùng miền của đất nước mình.
      > Trong Truyện Mỵ Nương Trọng Thủy ghi rất rõ cái giếng mà Trọng Thủy nhảy xuống ở Cổ Loa chứ không ở làng Diềm.
      > Theo tôi thì nước Chiêm Thành nằm dọc theo bờ biển về phía Nam của Đại Cồ Việt nên bà vợ vua người Chiêm Thành, để phân biệt với các bà vợ khác, chỉ rõ quê hương của bà Hầu Nhi nữ là miền Nam Hải tôi cho cũng là hợp lý. Trên bản đồ khu vực Bình Định, Phú Yên , Khánh Hòa này rõ ràng nằm ở phía Nam so với Hà Nội và Bắc Ninh, lại ngay bên bờ biển. Cho nên ghi là Nam Hải cũng không sai, chứ không phải cứ chép theo sách Tàu mới là đúng.
      >  Không biết bạn học cao đến mức nào ? Nhưng những lời lẽ bạn viết ra ở đây thể hiện “không khiêm tốt” bởi vì “kiêm tốn” là đức tính đầu tiên cần có của một người có học.
      Dù sao vẫn rất cám ơn ban.

      Thích

      • Bạn phân tích rất hay, đến bản thân tôi là người làng Diềm, cũng nghe các cụ kể lại và nghiệm chứng những gì báo chí và sự phân tích của bạn mới thấy làng mình sống quả là 1 nơi hỏe lánh, nếu ngược thời gian lại về xa xưa thì quả là rất khó tìm, ngày xưa ở làng tôi có giếng ở cả phía đông của làng, và ngôi chùa cổ đã biến mất theo thời gian, nó nằm ở phía đông làng và có rất nhiều sự tích các cụ kể lại. Riêng giọng nói của làng tôi đã có 1 sự đặc biệt, nó lơ lớ giống giọng của người miền trung, khu vực thanh hóa, ninh bình. Nếu có dịp hãy đến Làng Diềm và trải nghiệm.

        Thích

      • Ông Lê Đắc Chỉnh “chỉnh” rất hay! Trên này cần nhất những ý kiến xây dựng chứ không phải sự hằn học “Tui không cần biết ông nói gì, ý tui là đúng”. Cảm ơn ông Chỉnh vì những phân tích thấu đáo và khoa học.

        Thích

      • Cảm ơn tác giả nhiều, nhưng, bản nhân có một thắc mắc nhỏ và rất mong được giải đáp: Bà Hầu Di Nữ chạy về làng Diềm với mục đích chính là ẩn dật để tìm cách bảo toàn nòi giống cho Lê Long Việt, trước mõm cú của chính con mình là Lê Long Đĩnh, rồi sau này là mõm cú của triều đại Lý nữa, vậy mà, bà lại có thể quy tập các con hát để múa hát các khúc hát của tổ tiên, rất trái ngược với ý định ẩn dật. Vậy, mong tác giả cho bản nhân được rõ: vừa ẩn dật lại vừa khuếch trương múa hát thì có được không ạ?

        Thích

      • Thời xưa đất đai rộng rãi hoang vu cây cỏ um tùm, không chật chội chặt cây phát quang đồi trọc như bây giờ. Muốn ẩn dật tránh tai mắt triều đình thì không khó. Làm vua mới khó, chứ đổi tên thay họ làm dân thường thì dễ. Thời xưa không có máy nghe nhìn, tầm nhìn mắt thường 500m, đi lại cũng khó khăn, quan quân truy đuổi không dễ đâu. Hơn nữa vùng sông Cà Lồ cũng khá xa thành Hoa Lư. Các đời sau cũng có nhiều người trốn tránh ẩn dật được đấy thôi. Ví dụ con cháu của Nguyễn Trãi sau án Lệ Chi Viên đấy. Con cháu họ Mạc thời Lê Trung Hưng cũng ẩn dật khắp cõi.

        Thích

    • Đọc bài viết thấy thêm một giả thuyết không dõ về Vua Bà. Lập luận của tác giả thấy không có căn cứ vững chắc. Cá nhân thấy lai lịch của Vua Bà không rõ ràng. Nguồn gốc của quan họ có lẽ được nhân dân sáng tạo ra. Để tưởng nhớ những người có công sinh thành và phát triển quan họ mới có ngôi đền này. Mọi người cố gắng gán ghép cho nó một lai lịch. Thật mệt.

      Thích

      • Thưa ông Trần Phú
        * Từ Lý, Trần, Hồ tù binh, hàng binh người Chàm được phân bổ về nhiều địa phương, do nhớ quê hương nên những người vong quốc này thường tụ tập múa hát vào những ngày nông nhàn. Họ tự gọi nhau là BUAN HO (lũ chúng ta), hát múa cho nhau nghe hoặc biểu diễn cho người ngoài những làn điệu, điệu múa của quê hương. Những người Chàm này còn để lại nhiều dấu tích văn hóa khác và con cháu họ dần dần Việt hóa và BUAN HO biến âm trở thành QUAN HỌ
        * Truyền thuyết của người Việt thì buồn cười lắm, nhiều khi chỉ mới hình thành ở tk 17, 18 hoặc 19 nhưng lại cứ vống lên tận xa xưa rồi biến báo, sáng tác ra các truyền kỳ tương ứng, vậy thôi

        Thích

      • Theo bài (https://sites.google.com/site/nguyentocyenman/home/thanh-hoang-lang-cua-hon-60-lang-quan-ho-co) thì có hơn 60 làng quan họ cổ thờ Thành hoàng làng là Thánh Tam Giang (tức Trương Hống, Trương Hát). Hai vị thánh này, trong truyện “Hai vi thần ở Long Nhãn, Như Nguyệt” có liên quan đến Lê Đại Hành và đại sư Khuông Việt của nhà Tiền Lê. Nghĩa là Vua Bà có liên quan đến nhà Tiền Lê. Vậy là Bà về đây không chỉ để tổ chức múa hát quan họ mà có thể còn tham gia lưu giữ các di sản lịch sử và văn hóa của nhà Tiền Lê, vì thế mà ngày nay chúng ta mới biết đến chiến công đánh Tống năm 981 và nhất là bài thơ NQSH phát ra lần đầu ở vùng cửa sông Cà Lồ. Ngược lại trong thời gian hơn 200 năm dưới vương triều Lý chỉ thấy nhà Lý ra sức nói xấu Long Đĩnh và hạ uy tín nhà Tiền Lê.
        Trong 4 giả thuyết về Vua Bà, theo tôi giả thuyết Bà là người vợ Chiêm Thành của hoàng đế Lê Đại Hành hợp lý hơn cả. Việc chứng minh này đi đến tận cùng là rất khó cần có thời gian. Đó chính là việc của những Viện nghiên cứu chuyên môn hùng mạnh của nước Việt. Tôi chỉ là một người con – cháu – chắt của nhà Tiền Lê, một người ngành cầu đường, nhưng thấy cái bất công trong lịch sử mà cố công đi tìm đọc mà thôi. May nhờ có công nghệ 4.0 nên có thể trao đổi với các bạn (là những người rất siêu về sử học & Hán Nôm). Đối với tôi thế là hạnh phúc lắm rồi, không thể đi đến tận cùng của bài này được nhưng rất mong chờ các bạn gửi cho kết quả nghiên cứu và phát hiện mới của các bạn.
        Tôi bắt đầu đi tìm hiểu về tổ tiên của mình từ một câu trong Hội thảo “Bối cảnh định đô Thăng Long và sự nghiệp của Lê Hoàn” năm 1005 ở Hà Nội của nhà sử học Nguyễn Quang Ngọc. Trong đó viết về Thập đạo tướng quân, một trong 14 vị anh hùng dân tộc hàng đầu của VN như sau: “ Ông (Lê Đại Hành) ra đi dường như rất vội, không kịp mang theo thứ gì cho riêng mình, kể cả thụy hiệu, miếu hiệu, để đến nỗi nghìn năm sau các lớp cháu con vẫn nghĩ như ông vừa mới đi xa, vẫn còn đang trong chuyến đại hành”. Bài học hơn 1000 năm này của người phương bắc để lại cho nước Nam là vậy. Thâm hiểm lắm, các thế hệ sau phải hiểu kỹ càng thì mới biết cách đề phòng.

        Thích

      • Trong sắc phong còn bảo lưu tại đền hiện nay có ghi là Vua Bà tên Nhữ Nương con vua Hùng, chứ ko tự nhiên có truyền thuyết b ạ. B có phải người làng Diềm ko?

        Thích

  2. ■ Xin lỗi ! Thường ngày Lão luôn tỏ ra một bồ KINH LUÂN lắm kia mà . Vậy sao Lão không biết nổi hai từ 《 VIÊM XÁ 》 ở đây là ý gì à ? Và từ 《 CHẠ 》 ở đây có nghĩa là gì à ? Bên cạnh đó Lão nghĩ sao về câu viết trên bài vị ở trong ngôi đền thờ này vậy ? ( lần này mong Lão đừng dùng câu 《 Thiện giả bất biện để mà tránh né nữa nhé! )
    Xin lỗi ! đọc giả Ng Đức Tuân và toàn thể những người có mang trong mình là dòng máu của người CHĂM nhé ! Vì muốn làm rõ vấn đề này thì tôi phải nói lên rõ sự thật lịch sử có liên quan đến nguồn gốc của các vị và giải thích rõ ai mới là chủ nhân thật sự của những đền thờ hay tên làng có dính dáng đến loài rắn , đây cũng là thắc mắc của đọc giả Lại Việt và cũng như nhiều người khác nữa! .《 Tuy là trong quá khứ quá là tang thương nhưng mà chuyện đã qua lâu rồi ! Rất mong các vị thông cảm cho nhé ! )
    ■ Xin lỗi ! Tôi phản hồi đây là để bảo Vệ Sự Thật v v . Xin đừng vội qui kết mà hãy tự kiểm tra lại sự Hiểu và Biết của mình nằm ở vị trí nào kìa !
    ■ Đối với những người CỐ TÌNH bịa đặt ra nhằm xoá bỏ sự thật để nhằm phục vụ lợi hay lợi ích riêng , hay nói sằng nói bậy thì xin lỗi lão đây cũng không thể nào mềm mỏng chứ đừng nói gì đến khiêm tốn nhé !
    《 TIÊN TRÁCH KỶ – HẬU TRÁCH NHÂN 》
    《 KHIÊM TỐN LÀ MỘT ĐỨCTÍNH TỐT – KHIÊM TỐN QUÁ DỄ TRỞ THÀNH NHU NHƯỢC – KHIÊM TỐN VỚI KẺ XẤU XA GIAN ÁC THÌ CHẲNG KHÁC GÌ LÀ ĐỒNG LÕA ! 》
    《 Nếu các vị có BẢN LĨNH hiểu biêt 3 chữ VIÊM XÁ VÀ chữ CHẠ thì sẽ rõ tất cả về người sáng lập ra ngồi làng này là ai và vào thời gian nào . Lão cũng xin rửa tai để nghe đấy !
    Phú Tiên – TN : 06/08/2021

    Thích

    • Tên Nôm của làng Viêm Xá (炎舍) là làng Diềm. Do đó tên Diềm có trước, sau đó dùng từ Viêm Xá (炎舍) để ghi âm. Tôi không rõ thời gian là thời nào? Không biết các thần tích của làng Viêm Xá ra đời từ thời nào. Đừng nghĩ Viêm Xá là từ thời Viêm Đế (炎帝) họ Thần Nông nhé.

      Thích

  3. Theo [10] thì tên của bà vợ này được sử liệu ghi chú như sau: “Sách Việt sử lược chép là “sơ hầu di nữ” (tức con gái người hầu gái người Chiêm Thành) , Đại Việt sử ký toàn thư chép là “chi hậu diệu nữ”.
    Kẻ hèn này cũng viết võ vẽ vài chữ Hán Việt nhưng không thể hiểu được mấy cái cụm từ “sơ hầu di nữ” và “chi hậu diệu nữ” thì liên quan gì đến Chiêm Thành. Xin Lê Đắc Chinh tiên sinh giải thích cho rõ ràng hơn được không ạ?

    Thích

    • Nguyên văn Đại Việt sử lược (大越史略) chép mẹ vua Lê Trung Tông (tên là Lê Long Việt) là Sơ hầu di nữ (初侯姨女). Ghi chép quá xa, sao chép thế nào mà Đại Việt sử ký toàn thư lại thành Chi hậu diệu nữ (祇候妙女). Rõ là nhầm lẫn mặt chữ do sao chép. Chữ sơ (初) và chữ chi (祇), chữ di (姨) và chữ diệu (妙). Nhưng dù sao thì không thể là di (夷) chỉ người Chiêm Thành (占城) được. Không rõ gia phả họ Lê dòng vua Lê Trung Tông có xác nhận như vậy không?

      Thích

      • Vẫn là Tích Dã tiên sinh nhanh nhạy hơn. Xin hỏi thêm tiên sinh một chút, chữ “di” trong “di nữ” trên kia giống chữ di trong “man di”, chữ di trong “di sản, di chúc”, chữ di trong “a di” hay là còn có nghĩa nào khác. ?
        Xin cảm ơn.

        Thích

      • Kẻ ngu hèn này cứ ngỡ tiên sinh rảnh rỗi lên đây truyền bá Hán tự và Cổ sử nên mạn phép hỏi ráng vài câu để học mót ít chữ bỏ bụng. Xin cảm ơn tiên sinh vì cái tool tra cứu.

        Thích

      • Theo GS Trần Quốc Vượng, ở nước ta các đời Đinh, Tiền Lê, Lý chưa có nhà chép sử, mãi đến đời Trần mới xuất hiện Lê Văn Hưu. Vì thế mà bài thơ Nam quốc sơn hà xuất hiện từ năm 981, người đời cứ truyền miệng cho nhau nghe, rồi sao đi sao lại, thành thử đến nay tìm thấy 35 bài NQSH khác nhau, không biết bài nào là bài gốc. Cho nên hơn 1000 năm qua đã làm khổ các nhà Hán Nôm, cứ phải tranh cãi hoài, soi từng chữ, thậm chí từng vạch trong một chữ, đến nay vẫn chưa ngã ngũ. Lại lấy ví dụ về tên con sông Hữu Ninh, sử liệu chép ra thành 5 tên con sông khác nhau là Hữu Ninh, Chi Lăng, Chi Giang, Chi Ninh, Ninh Giang. Mãi sau này Lê Mạnh Thát mới đoán mò và cho rằng các nhà chép sử đã chép nhầm và kiêng húy vua Trang Tông (Lê Duy Ninh). Nhưng đó chỉ là đoán thôi, chưa khảng định được. Chúng tôi phải mất nhiều lần đến tận nơi khảo sát, đối chiếu trên thực địa, sờ từng mô đất, hỏi nhiều người dân ở khu vực cửa sông Cà Lồ. Cuối cùng mới thống nhất chỉ ra đâu là sông Hữu Ninh, đâu là thành Bình Lỗ, xưa nó thế nào và nay còn để lại dấu vết gì.
        Đúng là trong 2 cụm từ Sơ hầu di nữ và Chi hậu diệu nữ không có chữ nào soi ra để thành người Chiêm Thành. Nhưng rõ ràng trong Đại Việt sử lược có người nào đó đã chú thích ghi bên cạnh chữ Hầu Di nữ mấy chữ: Con gái người hầu gái người Chiêm Thành. Nhưng nếu đi sâu thêm tìm hiểu về làng Diềm và cuộc đời của Vua Bà thì thấy Bà này có hơi nghiêng về phía bà vợ người Chiêm Thành của Hoàng đế Lê Đại Hành. Rất mong bạn Tích Dã và các bạn giỏi Hán Nôm khác cố gắng luận giải giúp, nếu không được đành phải theo kiểu mò của Lê Mạnh Thát trong việc luận giải hai chữ Hữu Ninh.
        Về dòng họ của chúng tôi ở làng Xà (còn 4 chi, 2 chi mất tích từ thời Nam bắc triều), cũng đã đem ra bàn, xin ý kiến Hội đồng gia tộc, đối chiếu trong gia phả thì thấy ghi rõ ràng cụ tổ xa xưa là con của Thái tử Lê Long Việt, dựa vào 4 nhà thờ cổ, mộ và lăng tẩm của các vị hậu tổ. Cuối cùng tập hợp lại các họ nhỏ và họ to vừa qua đều đã nâng cấp các nhà thờ và xây dựng lại lăng tẩm. Còn 2 cụm từ nói trên vẫn phải trông chờ ở các nhà sử học và Hán Nôm, mong mọi người giúp đỡ.

        Thích

      • Tôi xin trả lời luôn là nguyên văn chữ Hán trong sách Đại Việt sử lược và Đại Việt sử ký toàn thư chép không có chữ Di (夷). Có người chú thích là người Chiêm Thành chỉ là thời dịch chữ Quốc ngữ sau này.

        Nguyên văn Đại Việt sử lược là Sơ hầu di nữ (初侯姨女).

        Nguyên văn Đại Việt sử ký toàn thư là Chi hậu diệu nữ (祗候妙女).

        Vậy sách nào chép đúng? Đáp là Đại Việt sử ký toàn thư chép đúng. Sao vậy?

        Có chức quan Chi hậu (祗候) giúp việc ở cơ quan gọi là Cáp môn (閣門), cho nên hay gọi là Cáp môn chi hậu (閣門祗候). Theo sách Tống sử – Chức quan chí chép
        “Quản lý các việc chầu hội, yến tiệc, cung cấp, truyền gọi, lễ nghi”. ( 掌朝會宴幸、供奉讚相禮儀之事。)

        Nước ta ảnh hưởng của Tàu thì cũng có chức quan ấy, Đại Việt sử ký toàn thư chép có Chi hậu nội nhân (秖候內人) là Đỗ Thích (杜釋) hành thích vua Đinh. Là chức quan ấy. Để ý rằng chữ Chi (祗) và chữ Chi (秖) hơi khác, là do mặt chữ sao chép cũng nên.

        Do đó kết luận, mẹ của vua Lê Trung Tông là con gái của một viên quan Chi hậu (祗候) nào đó. Mà là con quan Chi hậu thì rất nhiều khả năng không phải người Chiêm Thành. Trừ khi gia phả họ vua Lê Trung Tông xác nhận điều ấy thì mới có bằng chứng.

        Và tất nhiên sách Đại Việt sử lược chép Sơ hầu di nữ là sai, có thể là sách ấy lưu lạc sang Tàu, đến thời nhà Thanh được biên tập trong bộ Tứ khố toàn thư, mấy trăm năm sao chép rồi nên ra như thế vậy.

        Thích

    • Thưa ông Đoàn Dựa, ông mở CH Play rồi ra lệnh: từ điển hán việt, lúc này sẽ xuất hiện các web, ông chọn TĐ chữ Hán. Tất cả các từ cần tìm đều tìm thấy ở trang này, chỉ tiếc rằng chữ Hán bị giản thể (rút ruột, vô nhân), nên, cũng chỉ giúp ông về mặt ngữ nghĩa thôi chứ còn cần tìm hiểu sâu về chữ Hán phồn thể thì ông phải tìm ở nơi khác ạ.

      Thích

      • Cảm ơn Lại Việt tiên sinh đã chỉ dẫn. Kẻ hèn này không có xài smartphone nên cái CH Play cũng không có luôn. Thôi thì các tiên sinh cho cái chữ nào (giản thể, phồn thể gì cũng được) thì xin Copy cái chữ đó vào cái link trên để tra tạm cũng được.

        Thích

  4. Dạ thưa Lão . Tôi đâu phải là kẻ tâm thần đâu mà nghĩ là Viêm Đế chứ , Nhưng tôi chỉ hỏi Lão là ý nghĩa của ba từ này là gì mà thôi ! Nhưng tôi cũng cho Lão biết thêm chữ Viêm này và chữ Viêm Đế cũng có liên quan quan đấy ! Vì nó là tên của một loại sản phẩm đấy ! ( Xin đừng dùng chiêu 《 HẢO – XÚ BẤT BIỆN 》 nữa nhé !
    Dạo này mắt tôi bị kém không thế nhìn lâu được. , hôm nào khỏe tôi sẽ viết rõ về nguồn gốc của những người Chăm và vạch trần cái kiến 《 CAO SIÊU 》 đến mức nào nhé !
    Phú Tiên – TN : 07/08/2020

    Thích

  5. Thưa tác giả
    * Các BUAN HO ban đầu khá nhiều (hầu như chỗ nào có tù binh, hàng binh Chàm thì cũng đều có loại hình này, thậm chí, có một số nơi còn dựng đền thờ tưởng nhớ bà chúa Xứ của quê hương mình), qua các biến động lịch sử và trong quá trình Việt hóa thì các loại hình BUAN HO giảm dần hoặc trở thành loại hình khác, tên gọi khác cho người Việt nói chung (văn hóa Việt được giàu có thêm bởi văn hóa Chàm), tuy nhiên, ở vùng Kinh Bắc thì loại hình này vẫn tồn tại dài lâu (chưa rõ lý do) và trở thành truyền thống của riêng vùng này mà thôi.
    * Về vua Lê Hoàn, thì xin nói ngay là ông Nguyễn Quang Ngọc nói không chính xác: Sau khi giết anh (Lê Long Việt) để cướp ngôi, Lê Long Đĩnh đã cho xây Thái miếu và đưa anh vào thờ với miếu hiệu là Lê Trung tông, nhưng, tuyệt nhiên không chịu đưa cha vào Thái miếu, nên, ông mãi mãi phải chịu một cái tên bị coi là sỉ nhục, chưa có một Hoàng đế phương Đông nào phải chịu nỗi nhục này. Đây cũng là nghi án lịch sử mà hậu thế chúng ta cần tìm hiểu.
    Nhà Tiền Lê có Thái miếu, tuy nhiên, chỉ có thờ Trung tông mà thôi.

    Thích

    • Theo sử liệu thì Lê Đại Hành là người đầu tiên bắt cung nữ Chiêm Thành và nhiều chiến lợi phẩm đem về. Đến thời Lý là sau mấy chục năm nữa rồi. Các tài liệu nghiên cứu còn cho biết Lý Công Uẩn về quê Đình Bảng đã được nghe múa và hát rồi, nghĩa là các cung nữ này đã đến Đại Cồ Việt từ trước khi Lý Công Uẩn lên làm vua. Lê Long Đĩnh chỉ làm vua 4 năm, sau bị giết ngay một cách mờ ám, mọi tội bất hiếu của Lý Công Uẩn, nhà Lý có hẳn 215 năm nắm quyền để bịa ra, mục đích là hạ uy tín của nhà Tiền Lê. Nên những sử liệu nói xấu nhà Tiền Lê của nhà Lý, nói quá tốt cho minh thì độ tin cậy không cao, vì nhà Lý đang cầm quyền thì muốn nói, muốn viết thế nào chả được. Cùng trong thời gian đó xuất hiện trong dân gian nhiều dã sử như Truyện Thánh Gióng, sự tích bài thơ NQSH gắn liền với Lê Đại Hành. Các truyện này mãi đến đời Trần, khi nhà Lý sụp đổ rồi mới được phổ biến bằng văn bản. Tại Đền Lăng ở Liêm Cần, Thanh Liêm, Nam Hà (căn cứ khởi nghiệp của Lê Hoàn) vẫn thờ cả 3 vua nhà Tiền Lê (Lê Đại Hành, Lê Trung Tông và Lê Long Đĩnh). Bạn có thể vào mạng tìm hiểu và đến tận nơi tham quan. Qua đó cho thấy nhân dân nơi đây vẫn rất công bằng, quý nhà Tiền Lê, vẫn tôn trọng cả 3 vua này, chứng tỏ những câu truyện nói xấu nhà Tiền Lê là do nhà Lý bịa ra để bào chữa cho nhà Lý. Một số sử liệu kể cả ở TQ cho biết Họ Lý chạy từ Phúc Kiến đến nước ta được 3 đời. Họ không thật thà như người thuần Việt, đã chạy chọt để lọt vào làm con rể Lê Đại Hành, một phương pháp để bành trướng lãnh thổ mà TQ đến nay vẫn dùng. Tuy nhiên do nhà Lý cũng có nhiều công lao nên sử liệu nước ta, ngay cả bây giờ báo chí cũng không muốn viết những chuyện quá thâm cung bí sử của nhà Lý. Cho nên sử liệu nước ta muốn rõ phải đi sâu vào thực tế, đối chiếu, phân tích, qua nhiều hội thảo KH, không nên quá ràng buộc vào câu chữ trong dã sử, nhất là những trang Cổ Sử.

      Thích

      • Thưa tác giả:
        * Bản nhân đọc ĐVSKTT, bản in do Cao Huy Giu dịch và Đào Duy Anh hiệu đính, được XB bởi NXB Văn hóa-Thông tin năm 2006 thì ở trang 225(t1) có lời phê phán của sử gia Lê Văn Hưu phê phán Lê Ngọa triều là đứa con bất tiếu vì không chịu đưa Lê Hoàn vào thờ trong Thái miếu.
        * Sự kiện này là có thật, bản nhân không hề dựa vào dã sử hay cổ sử gì gì đó mà nói đâu. Vấn đề là, chúng ta nói chung và tác giả (tự xưng là dòng dõi của vua Trung tông) nói riêng, hãy chung sức tìm hiểu xem tại sao LÊ LONG ĐĨNH lại căm ghét cha mình đến thế!?.
        * Bản nhân thích nghiên cứu các vấn đề lịch sử, nhưng, không muốn các truyền thuyết vớ vẩn lụy vào, nhưng, bản nhân lại thích viết văn, và lúc ấy, bản nhân bốc phét thoải mái, nên, bản nhân thuộc loại người khi viết sử phải ra sử, khi viết văn phải ra văn chứ không phải loại người văn sử bất phân đâu (hiện nay có rất nhiều cái đám viết văn thì ra sử, viết sử thì ra văn), thưa tác giả.

        Thích

      • BỔ SUNG.
        Đọc lịch sử, bản nhân biết Lê Long Đĩnh trước khi mất 3 tháng vẫn còn cầm quân đi đánh bọn phản loạn ở các châu Hoàn Đường, Thạch Hà, nên, cái thuyết LÊ NGỌA TRIỀU là cực kỳ láo toét, và, bản nhân cũng biết LÝ CÔNG UẨN cũng không phải là tên thật (ÔNG họ LÝ người làng DIÊN UẨN), và, tại sao ông ta phải giấu nguồn gốc thật của mình là “người phương Bắc” rồi bịa đặt ra truyền thuyết này nọ để mị dân.

        Thích

      • Tôi nghĩ đế vương ngày xưa dựng vợ gả chồng phải rất nghiêm ngặt. Vua Tiền Lê chắc cũng vậy. Vua Lê Trung Tông vốn là ba vị hoàng tử được phong vương đầu tiên, hẳn là mẹ vua phải là dòng dõi thế tộc hoặc quan lại trong nước, đâu dễ là con của người nước ngoài (như Chiêm Thành. Các đời vua Việt Nam trước và sau này cũng như vậy.

        Chuyện ghi trong chính sử, sử Tống cũng ghi là “Chí Trung (tức vua Lê Long Đĩnh) bạo ngược, không có phép tắc, người trong nước không theo”. Ít nhiều cho thấy, vua tuy có tài cũng lắm tật, lại như giết anh là vua Lê Trung Tông mà cướp ngôi cũng là rất vô đạo, làm mất lòng người, do đó dẫn đến mất nước vào họ Lý vậy.

        Thích

      • Thưa tác giả
        Vẫn cuốn ĐVSKTT mà bản nhân đã nói, ở trang 231 nói về việc Lê Long Đĩnh cầm quân đi đánh Án Động “… bắt được người sai lấy gậy đánh, người Man đau quá kêu gào, nhiều lần phạm tên húy của Đại Hành, vua thích lắm…..”. Là con cháu của Đại Hành, ông nên suy xét về đoạn văn này!

        Thích

  6. Tuyệt vời. Cám ơn bạn Tích Dã đã giải thích rất cặn kẽ. Tuy nhiên tôi vẫn còn băn khoăn, bởi những thông tin trong các sách cổ.
    Quyển sách đầu tiên viết về bà mẹ Trung Tông là Việt sử lược, XB 1377 (cách năm 1005 là 372 năm) thời nhà Trần, bản do cụ GS Trần Quốc Vượng dịch năm 1959. Trong đó ghi: “Mẹ là con gái cô hầu khách”.
    Quyển thứ 2 là Đại Việt sử lược gồm nhiều phần, in ra từ năm 1377 đến 1388 (cũng cách năm 1005 là 372 năm), do cụ Nguyễn Gia Tường dịch năm 1972 thì ghi: “Thân mẫu Trung Tông trước kia là cô gái làm công giúp việc cho người”.
    Quyển thứ 3 là ĐVSKTT, XB năm 1697 (cách năm 1005 là 692 năm) chỉ ghi : “Mẹ là Chi Hậu Diệu Nữ”. Nhưng ở phần chú thích thì ghi thêm: “Mẹ của Lê Trung Tông Long Việt, Cương mục chú là: Con gái quan chi hậu, tên là Diệu, không rõ họ gì. Đại Việt sử lược chép là Hầu Di nữ (chú thêm:con gái người hầu gái người Chiêm Thành ?)”.
    Quyển thứ 4 là Khâm định Việt sử thông giám cương mục chính biên, XB năm 1884 (cách năm 1005 là 879 năm), trong lời chua thì ghi: “Thái hậu: Con gái quan chi hậu, tên là Diệu, không rõ họ gì.
    Vậy nhờ bạn Tích Dã xem giúp 2 bản chữ Hán XB vào thời nhà Trần, chính xác trong đó ghi như thế nào? Tôi thấy đó là thời vua Trần Nghệ Tông (1321 – 1395). Nghệ Tông là con Trần Minh Tông, mà Minh Tông lại là con của Chiêu từ Hoàng Hậu. Mà Chiêu từ Hoàng Hậu lại chính là con gái của Trần Bình Trọng . Còn Trần Bình Trọng lại là con của Lê Tần ( tức Lê Phụ Trần, một hậu duệ của Lê Đại Hành). Với mối quan hệ ấy và sách này viết trước ĐVSKTT hơn 300 năm, nên tôi cho rằng có thể Việt sử lược và Đại Việt sử lược ghi trung thực hơn. Xin chờ tin của bạn Tích Dã.

    Thích

    • Đọc sách chữ Hán thì chúng ta ngoài đọc nguyên văn nội dung, còn nên biết niên đại xuất bản của nó, trải qua các thời kỳ lưu trữ đến nay ra sao, các bản dịch tiếng Việt.

      Theo các nội dung trong sách Đại Việt sử lược và các lời ghi ở đầu sách thì chúng ta được biết:

      – Niên đại ra đời vào khoảng thời Trần, muộn nhất là năm Xương Phù (昌符) thứ nhất (năm 1377) thời vua Trần Phế Đế.

      – Tác giả còn chưa rõ, có thuyết nói là Trần Chu Phổ.

      – Ở Việt Nam thì đã thất truyền. Ở Trung Quốc thì được biên tập ở trong bộ Tứ khố toàn thư (四庫全書) ra đời ở thời vua Cao Tông (tức vua Càn Long) nhà Thanh. Tức là nó lưu lạc sang Tàu và bằng cách lưu trữ nào đó mà nó tồn tại đến nay.

      – Bản dịch sang tiếng Việt bằng chữ Quốc ngữ đầu tiên là của ông Trần Quốc Vượng năm 1960, sau là của ông Nguyễn Gia Tường năm 1972, và ông Nguyễn Khắc Thuần mới đây (tôi không rõ năm nào).

      __________

      Nguyên văn câu chữ chúng ta bàn ở đây là câu văn nói về vua Trung Tông nhà Tiền Lê.

      中宗諱龍鉞,大行第三子也,母初侯姨女。(Trung Tông húy Long Việt, Đại Hành đệ tam tử dã, mẫu sơ hầu di nữ.)

      Trong đó có đoạn văn 母初侯姨女 (Mẫu sơ hầu di nữ). Các ông Trần Quốc Vượng và Nguyễn Gia Tường dịch cơ bản hơi khác nhau. Nhưng đều gần đúng với nguyên văn. Theo tôi câu này không thể dịch được nữa, nó không rõ nghĩa, vì đã không đúng như nguyên văn ban đầu nữa rồi. Cho nên ở một số đoạn trích, người ta chỉ ghi là “mẹ là Sơ hầu di nữ” mà bỏ ngỏ. Tại sao vậy? Là kể từ khi ra đời vào thời Trần thế kỷ 14, lưu trữ và sao chép, lưu lạc sang Tàu, khi biên tập ở thời vua Càn Long thế kỷ 18 thì sách ấy đã qua 400 năm rồi, một số chữ như đoạn văn trên đã bị sao chép nhầm mà không còn đúng như nguyên tác nữa. Chuyện này là thường gặp trong sách sử. Ai học chữ Hán đều hiểu chuyện này, là nhầm mặt chữ vì giống nhau, nhất là các sách chép về những chuyện xa lạ so với mình. Đây là nói người Tàu sao chép sử Việt, không biết cái sai ấy.

      Tuy nhiên người Việt ghi sử Việt thì vẫn đúng hơn. Do đó sách Đại Việt sử ký toàn thư ghi là 母秪候妙女 (Mẫu Chi hậu diệu nữ).

      – Bản dịch của Viện Khoa Học Xã Hội Việt Nam (1985 – 1992): “mẹ là Chi hậu Diệu Nữ335”, có chú thích là:

      “335 Mẹ của Lê Trung Tông Long Việt, Cương mục chú là: con gái quan chi hậu, tên là Diệu, không rõ họ gì (CMCB1, 39a). Đại Việt sử lược (q.1,21a) chép là mẹ của Long Việt là ” hầu Di nữ ” (con gái người hầu gái người Chiêm Thành?).”

      [Đại Việt sử ký toàn thư, mục lục
      https://www.informatik.uni-leipzig.de/~duc/sach/dvsktt/index.html

      Đại Việt sử ký toàn thư, kỷ nhà Tiền Lê https://www.informatik.uni-leipzig.de/~duc/sach/dvsktt/dvsktt06.html

      Đại Việt sử ký toàn thư, chú thích
      https://www.informatik.uni-leipzig.de/~duc/sach/dvsktt/footnote06.html#fn_335%5D

      Tôi đồ rằng Viện Khoa Học Xã Hội Việt Nam đã chú thích sai. Có lẽ đọc từ “hầu Di nữ” mà không không đọc nguyên văn chữ Hán là 侯姨女 mà suy đoán chữ “Di nữ” là 夷女 , dịch là con gái người Di, và suy đoán là người Chiêm Thành?

      ________

      Nguyên văn câu chữ Đại Việt sử lược trong Tứ khố toàn thư, chụp từ sách cổ. Đọc từ trên xuống dưới (hàng dọc) từ phải sang trái:

      https://ctext.org/library.pl?if=gb&file=105285&page=58

      Thích

    • Đọc sách chữ Hán thì chúng ta ngoài đọc nguyên văn nội dung, còn nên biết niên đại xuất bản của nó, trải qua các thời kỳ lưu trữ đến nay ra sao, các bản dịch tiếng Việt.

      Theo các nội dung trong sách Đại Việt sử lược và các lời ghi ở đầu sách thì chúng ta được biết:

      – Niên đại ra đời vào khoảng thời Trần, muộn nhất là năm Xương Phù (昌符) thứ nhất (năm 1377) thời vua Trần Phế Đế.

      – Tác giả còn chưa rõ, có thuyết nói là Trần Chu Phổ.

      – Ở Việt Nam thì đã thất truyền. Ở Trung Quốc thì được biên tập ở trong bộ Tứ khố toàn thư (四庫全書) ra đời ở thời vua Cao Tông (tức vua Càn Long) nhà Thanh. Tức là nó lưu lạc sang Tàu và bằng cách lưu trữ nào đó mà nó tồn tại đến nay.

      – Bản dịch sang tiếng Việt bằng chữ Quốc ngữ đầu tiên là của ông Trần Quốc Vượng năm 1960, sau là của ông Nguyễn Gia Tường năm 1972, và ông Nguyễn Khắc Thuần mới đây (tôi không rõ năm nào).

      __________

      Nguyên văn câu chữ chúng ta bàn ở đây là câu văn nói về vua Trung Tông nhà Tiền Lê.

      中宗諱龍鉞,大行第三子也,母初侯姨女。(Trung Tông húy Long Việt, Đại Hành đệ tam tử dã, mẫu sơ hầu di nữ.)

      Trong đó có đoạn văn 母初侯姨女 (Mẫu sơ hầu di nữ). Các ông Trần Quốc Vượng và Nguyễn Gia Tường dịch cơ bản hơi khác nhau. Nhưng đều gần đúng với nguyên văn. Theo tôi câu này không thể dịch được nữa, nó không rõ nghĩa, vì đã không đúng như nguyên văn ban đầu nữa rồi. Cho nên ở một số đoạn trích, người ta chỉ ghi là “mẹ là Sơ hầu di nữ” mà bỏ ngỏ. Tại sao vậy? Là kể từ khi ra đời vào thời Trần thế kỷ 14, lưu trữ và sao chép, lưu lạc sang Tàu, khi biên tập ở thời vua Càn Long thế kỷ 18 thì sách ấy đã qua 400 năm rồi, một số chữ như đoạn văn trên đã bị sao chép nhầm mà không còn đúng như nguyên tác nữa. Chuyện này là thường gặp trong sách sử. Ai học chữ Hán đều hiểu chuyện này, là nhầm mặt chữ vì giống nhau, nhất là các sách chép về những chuyện xa lạ so với mình. Đây là nói người Tàu sao chép sử Việt, không biết cái sai ấy.

      Tuy nhiên người Việt ghi sử Việt thì vẫn đúng hơn. Do đó sách Đại Việt sử ký toàn thư ghi là 母秪候妙女 (Mẫu Chi hậu diệu nữ).

      – Bản dịch của Viện Khoa Học Xã Hội Việt Nam (1985 – 1992): “mẹ là Chi hậu Diệu Nữ335”, có chú thích là:

      “335 Mẹ của Lê Trung Tông Long Việt, Cương mục chú là: con gái quan chi hậu, tên là Diệu, không rõ họ gì (CMCB1, 39a). Đại Việt sử lược (q.1,21a) chép là mẹ của Long Việt là ” hầu Di nữ ” (con gái người hầu gái người Chiêm Thành?).”

      Tôi đồ rằng Viện Khoa Học Xã Hội Việt Nam đã chú thích sai. Có lẽ đọc từ “hầu Di nữ” mà không không đọc nguyên văn chữ Hán là 侯姨女 mà suy đoán chữ “Di nữ” là 夷女 , dịch là con gái người Di, và suy đoán là người Chiêm Thành?

      Nguyên văn câu chữ Đại Việt sử lược trong Tứ khố toàn thư, chụp từ sách cổ. Đọc từ trên xuống dưới (hàng dọc) từ phải sang trái, có thể tìm đọc ở trên mạng internet.

      Thích

      • Rất cám ơn bạn Tích Dã đã cung cấp cho những thông tin rất quý giá và chính xác.
        Nhân đây tôi cũng xin ý kiến của bạn về một đoạn ghi trong gia phả của Họ (Chi) Lê Đắc chúng tôi. Đó là câu truyện về cụ Doãn Lê Đắc Quang. “Cụ là Trưởng tộc họ Lê Đắc, sinh năm 1824 (Giáp Thân), giỗ ngày 7/9 AL. Cụ thi đậu cử nhân khoa Mậu Thân (năm 1848), làm đến chức Ngự sử, sau giữ chức Thừa Thiên Phủ Doãn.”
        Không biết cụ làm việc tốt, khéo léo thế nào mà được bà Từ Dũ yêu quý nên được phong làm Trung nghị đại phu, chức Quang Lộc Tự Khanh. Tôi chỉ tóm tắt theo bản dịch không biết đúng hay sai.
        Trong đó còn chép: Cụ đã tiến cử cụ Lê Đăng Đồ người cùng làng, sinh năm 1842, đỗ Tú Tài (năm 1857, lúc đó 15 tuổi ), đến năm 1870 cụ Doãn xin cho được vào kinh dạy học cho 3 hoàng tử (Ứng Chân, Hồng Dật, Ưng Đăng), sau này là các vua Dục Đức, Hiệp Hòa và Kiến Phúc.
        Đối chiếu với sử liệu thì thấy thời gian này ở Huế có xây một Quốc sử quán và có khoảng 30 người tham gia viết sách Khâm định Việt sử thông giám cương mục. Tập sách này được biên soạn từ năm 1856 đến 1859, nhưng mãi đến năm 1884 mới khắc in và ban hành. Tôi cho rằng hai cụ ở quê tôi, trong thời gian đó chắc cũng biết đến sách Cương mục trên. Những người viết sách có lẽ đã bàn đến nguồn gốc của bà Hầu Di nữ, nhưng không có chứng cớ thuyết phục nên chỉ dám chú thích thêm mấy chữ “con gái người hầu gái người Chiêm Thành?”
        Vậy theo bạn cái thông tin này liệu có liên quan gì đến mấy chữ chú thích nêu ở trên không ?
        Rất cám ơn, xin bạn chỉ giùm.

        Thích

      • Bạn hãy đọc lại nguyên văn chữ Hán của Đại Việt sử ký toàn thư và bản dịch chữ Quốc ngữ.

        Thông tin về sách này:

        – Lê Văn Hưu, Phan Phu Tiên, Ngô Sĩ Liên… soạn thảo (1272 – 1697).

        – Viện Khoa Học Xã Hội Việt Nam dịch (1985 – 1992).

        – Nhà xuất bản Khoa Học Xã Hội (Hà Nội) ấn hành (1993).

        Đường link trên mạng internet tôi đã dẫn ở bài viết trên.

        Ở phần chú thích thứ 335 của “Viện Khoa Học Xã Hội Việt Nam dịch (1985 – 1992)” trong bản dịch chữ Quốc ngữ của họ có chép rằng:

        “Mẹ của Lê Trung Tông Long Việt, Cương mục chú là: con gái quan chi hậu, tên là Diệu, không rõ họ gì (CMCB1, 39a). Đại Việt sử lược (q.1,21a) chép là mẹ của Long Việt là ” hầu Di nữ ” (con gái người hầu gái người Chiêm Thành?).”

        ____________

        Còn đây là nguyên văn của sách Khâm định Việt sử thông giám cương mục.

        Thông tin về sách này:

        – Quốc Sử Quán Triều Nguyễn soạn thảo (1856-1881).

        – Viện Sử Học dịch (1957-1960).

        – Nhà xuất bản Giáo Dục (Hà Nội) ấn hành 1998.

        Mục lục https://www.informatik.uni-leipzig.de/~duc/sach/kdvstgcm/index.html

        Chính Biên 1 Từ Mậu Thìn (968), Đinh Tiên Hoàng đến hết Đinh Mùi (1007), Lê Long Đĩnh https://www.informatik.uni-leipzig.de/~duc/sach/kdvstgcm/kdvstgcm06.html

        Nguyên văn chữ Hán ở đường link bản in lưu trữ ở Thư viện quốc gia Việt Nam
        http://hannom.nlv.gov.vn/hannom/cgi-bin/hannom?a=d&d=CdjlbdgGlMBgCeHi1884.1.39&e=——-vi-20–1–txt-txIN%7ctxME——

        註太后祗候妙女缺姓。
        Chú: Thái hậu Chi hậu Diệu nữ, khuyết tính.

        (Lời chua – Thái Hậu: Con gái quan Chi hậu tên là Diệu, không rõ họ là gì.)

        ____________

        Như vậy nguyên văn chữ Hán của các sách Đại Việt sử ký toàn thư và Khâm định Việt sử tông giám cương mục không có đoạn chép hoặc chú thích nào nói mẹ của vua Lê Trung Tông là người Chiêm Thành. Mà chỉ là do người đời sau dịch chữ Quốc ngữ nêu câu hỏi như vậy thôi.

        Viện Khoa Học Xã Hội Việt Nam dịch Đại Việt sử ký toàn thư ở mục chú thích thứ 335 đã nêu như vậy, dựa vào Đại Việt sử lược nói “Hầu Di nữ” mà không biết rằng nguyên văn chữ Hán là chữ Di (姨) này.

        Tôi nghĩ câu hỏi mẹ vua Lê Trung Tông là ai thì đã kết luận được:

        – Bà ấy là con gái của quan Chi hậu tên là Diệu.

        – Bà ấy không phải là người Chiêm Thành.

        Thích

      • Bạn hãy đọc lại nguyên văn chữ Hán của Đại Việt sử ký toàn thư và bản dịch chữ Quốc ngữ.

        Thông tin về sách này:

        – Lê Văn Hưu, Phan Phu Tiên, Ngô Sĩ Liên… soạn thảo (1272 – 1697).

        – Viện Khoa Học Xã Hội Việt Nam dịch (1985 – 1992).

        – Nhà xuất bản Khoa Học Xã Hội (Hà Nội) ấn hành (1993).

        Đường link trên mạng internet tôi đã dẫn ở bài viết trên.

        Ở phần chú thích thứ 335 của “Viện Khoa Học Xã Hội Việt Nam dịch (1985 – 1992)” trong bản dịch chữ Quốc ngữ của họ có chép rằng:

        “Mẹ của Lê Trung Tông Long Việt, Cương mục chú là: con gái quan chi hậu, tên là Diệu, không rõ họ gì (CMCB1, 39a). Đại Việt sử lược (q.1,21a) chép là mẹ của Long Việt là ” hầu Di nữ ” (con gái người hầu gái người Chiêm Thành?).”

        ____________

        Còn đây là nguyên văn của sách Khâm định Việt sử thông giám cương mục.

        Thông tin về sách này:

        – Quốc Sử Quán Triều Nguyễn soạn thảo (1856-1881).

        – Viện Sử Học dịch (1957-1960).

        – Nhà xuất bản Giáo Dục (Hà Nội) ấn hành 1998.

        Nguyên văn chữ Hán của Khâm định Việt sử thông giám cương mục chép:

        註太后祗候妙女缺姓。
        Chú: Thái hậu Chi hậu Diệu nữ, khuyết tính.

        (Lời chua – Thái Hậu: Con gái quan Chi hậu tên là Diệu, không rõ họ là gì.)

        ____________

        Như vậy nguyên văn chữ Hán của các sách Đại Việt sử ký toàn thư và Khâm định Việt sử tông giám cương mục không có đoạn chép hoặc chú thích nào nói mẹ của vua Lê Trung Tông là người Chiêm Thành. Mà chỉ là do người đời sau dịch chữ Quốc ngữ nêu câu hỏi như vậy thôi.

        Viện Khoa Học Xã Hội Việt Nam dịch Đại Việt sử ký toàn thư ở mục chú thích thứ 335 đã nêu như vậy, dựa vào Đại Việt sử lược nói “Hầu Di nữ” mà không biết rằng nguyên văn chữ Hán là chữ Di (姨) này.

        Tôi nghĩ câu hỏi mẹ vua Lê Trung Tông là ai thì đã kết luận được:

        – Bà ấy là con gái của quan Chi hậu tên là Diệu.

        – Bà ấy không phải là người Chiêm Thành.

        Thích

  7. Lê Hoàn khởi binh đi đánh Chiêm Thành vào năm 982 và hơn một năm mới kéo quân về ( tức năm 983 cũng là năm sinh của Lê Long Việt ) xét về lộ trình đi bằng đường biển thì không thể nào về vào giữa mùa xuân được ! Vì thời gian này gió đông và đông bắc rất mạnh ==》 Biển động rất mạnh, phương tiện thì là thủ công, chủ yếu là sức người v v =》 Cho nên bắt buộc Lê Hoàn phải rút quân về ở thời điểm cuối xuân hay đầu hạ mà thôi !
    Còn Lê Long Việt thì sinh vào năm 983 =》 Vậy mẹ của Lê Long Việt bắt buộc phải có mang ít nhất là trước ngày 15 tháng 03 âm lịch =》 Như vây thời gian mang thai Lê Long Việc là khi Lê Hoàn chưa có về nước .==》 Vậy mẹ của Lê Long Việt bắt buộc phải có mặt trong đoàn quân của Lê Hoàn ! Vậy bà ta là ai ? Sách sử đã chép cũng quá là rõ ràng rồi ! Tại do HẬU SINH QUÁ THÔNG MÌNH nên mới như thế này !
    Chữ SƠ = ● ● ● ¿ ( chỉ móc thời gian )
    Chữ DI của chữ MAN DI lại được ghép phía sau chữ Nữ vậy chữ Di = ● ● ● ¿
    ( Dân Chiêm Thành đến ngày nay vẫn còn giữ chế độ MẪU HỆ và MẪU QUYỀN )
    Còn câu Chi hậu diệu nữ có thể là câu phong tặng. và chức vụ cho bà mẹ của Lê Long Việt
    《 Lão Lại Việt dùng chiêu ghép tự và chiếc tự mà LUẬN GIẢI dùm nhé! )
    Phú Tiên -TN :14/08/2021

    Thích

    • Giải thích của MinhThuong tiên sinh rất ngắn gọn, hợp lý và dễ hiểu.
      Kẻ hèn này cúi xin các vị tiên sinh khi viết về đề tài lịch sử thì phải ghi rõ ràng cái nào còn là giả thuyết mơ hồ, cái nào đã được chứng minh rõ ràng. Kẻo lại thêm vài anh Lê Văn Chín, Lê Văn Mười nữa.
      Kiểu viết bài của Đắc Chỉnh tiên sinh khá phổ biến trong giới sử học: mở đầu là một Câu hỏi lửng lơ, đoạn giữa lý luận một tràng dài và trích dẫn thêm vài đầu sách, kết thúc là Khẳng định chắc nụi.

      Thích

    • Đại Việt sử lược được soạn ở thế kỷ 14, ngang thời Tống – Nguyên – Minh, chữ viết đã ổn định rồi. Không còn phải đoán chữ như thời Thương-Châu nữa.

      Chỉ có chuyện sao chép và lưu trữ, chữ tác nhầm chữ tộ là vấn đề muôn thủa.

      Bản lưu trữ ngày nay chép đoạn văn là Mẫu sơ hầu di nữa (母初侯姨女).

      – Mẫu (母): mẹ

      – Sơ Hầu (初侯): hiểu theo nghĩa thông thường là tước vị. Nhưng Đại Việt sử ký toàn thư chép là Chi hậu (秪候) là tên chức quan. Cho ta suy đoán là nhầm mặt chữ.

      – Di (姨): nghĩa thường người dì (chị em của mẹ). Tuy nhiên nữ cảnh đây phải hiểu là tên riêng của Sơ Hầu hoặc Chi hậu.

      – Nữ (女): con gái.

      Vậy hiểu Mẫu sơ hầu di nữ (母初侯姨女) nghĩa là “mẹ là con gái của Sơ Hầu tên Di)”. Tức là mẹ của vua Lê Trung Tông là con gái của ông Sơ Hầu tên là Di. Đáng lưu ý là từ Di (姨) có thường không đặt cho tên người, nhất là đàn ông. Đại Việt sử ký toàn thư chép là Diệu (妙). Có thể thấy là sao chép nhầm mà thành. Có thể không còn đúng như nguyên tác nữa. Đây là vấn đề muôn thủa. Dù sao, đoạn văn này không chép mẹ vua Lê Trung Tông là con gái người Di (夷). Chữ Di (夷) cũng không hàm nghĩa là Chiêm Thành (占城). Di (夷) ngoài Trung Quốc, dù tác giả sử Việt cũng tự tôn nước mình là thiên tử, xem các nước xung quanh là Man Di đi nữa thì Di (夷) cũng rất nhiều, có thể là Chân Lạp (真臘), Đại Lý (大理), rất nhiều.

      Có nhà nghiên cứu Trung Quốc phát hiện, cũng Đại Việt sử lược chép ở đoạn Phúc hầu hoành (福侯宏) là Đỗ Thích ám sát vua Đinh Tiên Hoàng, chữ Phúc hầu (福侯) là sao chép nhầm của Chi hậu (祗候). Vì Đại Việt sử ký toàn thư chép Chi hậu nội nhân (秪候內人) là Đỗ Thích. Lưu ý là Toàn thư chép Chi (秪) tức sao chép nhầm của Chi (祗). Tôi đã nói rồi, là lỗi sao chép cả. Kẻ nào học chữ Hán, đọc cổ văn thì nhất định phải chú ý điều này, phải tham khảo đối chiếu các sách khác chép về chuyện đó (nếu có) để đưa ra kết luận hợp lý nhất.

      Kết luận hợp lý nhất là Chi hậu (祗候). Vì sách sử chép rõ có chức quan Chi hậu (祗候), ví dụ là Chi hậu nội nhân là Đỗ Thích (杜釋) ám sát vua Đinh, Chi hậu là Đào Cam Mộc (陶甘沐) ủng hộ Điện tiền chỉ huy sứ là Lý Công Uẩn (李公溫) lên ngôi thay nhà Tiền Lê.

      Thích

    • Hề…hề…, thưa cụ Minh Thương.Vũng Liêm, cái từ Di này có Nữ nên hiểu là Vợ lẽ, Thiếp yêu của ai đó chứ không phải là Di trong Man Di ạ, có thể tác giả Lê Đắc Chỉnh hiểu chữ Di này theo nghĩa Man Di=Chiêm, Chàm, nên, ông ấy nổi hứng viết bài này chăng. Theo ý bản nhân cụm từ “Mẫu Chi Hậu Di Nữ” nên dịch thành: “Mẹ là con gái của người thiếp yêu của ngài Chi Hậu”, còn, ông quan Chi Hậu này là ai thì bản nhân chưa biết ạ, mong cụ lượng thứ!

      Thích

      • Vì MinhThuong tiên sinh hiện mắt kém không khỏe, nên kẻ hèn này mạn phép tiên sinh trình bày với bác Lại Việt cách hiểu Đơn Giản của mình:
        Sơ hầu – là người hầu mới cướp được trong nội cung Chiêm Thành ra.
        Di nữ – là nữ nhân người Man di.
        Một năm rút quân từ Chiêm Thành về Đại Cồ Việt thì DI NỮ đi HẦU vua SƠ SƠ có 300 ngày nên sinh ra 2 hoàng tử là quá hợp lý.
        Kẻ hèn này không phải là người Quá thông minh nên có gì sai sót thì xin các tiên sinh lương thứ.
        p/s: sau này có chuyện vương phi Mỵ Ê nước Chiêm Thành vì bị bắt đi HẦU vua Lý Thái Tông đã tìm cách nhảy xuống sông tự vẫn, nên cách hiểu Sơ hầu Di nữ này không có gì là khiên cưỡng cả.

        Thích

      • Thưa cụ Đoàn Dựa.
        Bản nhân rất cảm kích vì cụ đã phân tích cụm từ “sơ hậu chi nữ” theo cách hiểu của cụ, nhưng, bản nhân rất áy náy khi thưa với cụ rằng chữ Hán của cụm từ này (trong Đại Việt sử lược) lại không có ý đó. Xin đa tạ!

        Thích

  8. Bổ sung: Thưa cụ Minh Thương.Vũng Liêm.
    Hôm trước, bản nhân có một thiếu sót khi chưa bàn với cụ về cụm từ “sơ hầu” trong Đại Việt sử lược:
    * “Sơ” có hai nghĩa, thứ nhất là “ban đầu”, ví dụ nếu tính theo thời gian thì nó là thượng tuần (10 ngày) trong một tháng âm lịch hoặc giai đoạn đầu của một triều đại nào đó (Lê sơ, chẳng hạn), thứ hai, là họ Sơ
    * “Hầu” là tước Hầu.
    * Hai nghĩa trên, bản nhân nhận chữ Hán từ ông Tích Dã (có comment trong bài này), nên, có thể hiểu SƠ HẦU theo hai nghĩa hoặc là Hầu tước họ Sơ, hoặc Hầu tước được phong đợt đầu (đương nhiên là do Đại Hành phong rồi)
    * Còn DI NỮ thì bản nhân đã bạch với cụ rồi ạ!

    Thích

    • Chúng ta cũng nên biết phong cách chép sử của người xưa, là chính xác, súc tích, ngắn gọn, không dài dòng lằng nhằng.

      Khi chép về một vị vua nào đó, người chép sử đầu tiên là chép tên, họ, người ở đâu, cha là ai, mẹ là ai.

      Ví dụ sách Đại Việt sử lược chép vua Lê Đại Hành:

      諱桓,姓黎氏,長州人也。父覔,母鄧氏。
      Tên húy là Hoàn, họ Lê, người Trường châu. Cha tên là Mịch, mẹ họ Đặng.

      ____________

      Do đó chép về vua Lê Trung Tông cũng như vậy.

      Tên là Long Việt, con thứ ba của vua Đại Hành, mẹ là Sơ Hầu Di Nữ.

      Thường thì các nhà chép sử thời xưa sẽ chép mẹ của vua là con nhà ai đó, họ gì, hoặc con gái nhà ai mà bố làm chức gì, chứ không dài dòng lằng nhằng là con gái của bà nào. Vì chế độ phong kiến Việt Nam thời ấy là phụ hệ.

      Do đó theo câu chữ Sơ Hầu (初侯) chỉ nên hiểu là một tước vị của một ông nào đó. Chữ nữ (女) là con gái là con gái của ông Sơ Hầu. Chữ Di (姨) có thể là tên của ông Sơ Hầu.

      Như tôi đã phân tích, đây có thể là nhầm lẫn sao chép, không còn đúng nguyên văn nữa. Không thể dịch đúng nữa.

      Còn nếu giả thuyết mẹ vua Lê Trung Tông là người hầu gái nước Chiêm Thành thì người chép sử chép rất dễ, phải chép là (Mẫu Chiêm Thành hầu nữ (母占城候女) là được.

      Thích

  9. Dạ xin thưa với Lão Tiên Sinh : chữ MẪU trong đoạn văn trên là ( chỉ ) là mẹ của Lê Long Việt nếu ta tách rời chữ mẫu này ra thì quyển thứ nhất còn lại 4 chữ là : SƠ HẦU DI NỮ , còn quyển thứ 2 thì còn lại 4 chữ là : CHI HẬU DIỆU NỮ =》 cả hai câu này không có một chữ nào liên quan đến 1 trong 4 chữ sau : PHỤ = (cha ) ,MẪU = ( mẹ ) , TỬ = ( con ) và NHI = (hài nhi =con ) ==》 Vậy thì dựa vào đâu mà dịch là mẹ của Lê Long Việt là con của ông. . . ( như Lão Tiên Sinh viết ) được vậy ? ? ?
    2 quyển sách này viết không hề sai ! Nhưng viết ở hai thời điểm khác nhau nên mới gây ra sự lầm lẫn mà thôi ! Nếu ta đặt X là mốc thời gian thì quyển thứ nhất viết về phần thời gian trước X . còn quyển thứ 2 thì viết về phần thời gian sau X .
    Lão Lại Việt Tiên Sinh cũng khá đấy chứ ! Nghiên cứu phần phản hồi trước của tôi và dựa theo đó mà xác định MỐC thời gian mà luận giải ắt sẽ rõ !
    Phú Tiên – TN : 19/08/2021

    Thích

    • Mộng Khê bút đàm [Bắc Tống – Thẩm Quát soạn]

      甲峒者,交趾大聚落,主者甲承貴,娶李公蘊之女,改姓申氏。承貴之子紹泰,又娶德政之女。其子景隆,娶日尊之女。世為婚姻,最為邊患。
      Giáp động giả, Giao Chỉ đại tụ lạc, chủ giả Giáp Thừa Quý, thú Lý Công Uẩn chi nữ, cải tính Thân thị. Thừa Quý chi tử Thiệu Thái, hựu thú Đức Chính chi nữ. Kỳ tử Cảnh Long thú Nhật Tôn chi nữ. Thế vi hôn nhân tối vi biên hoạn.

      Động Giáp là bộ lạc lớn của nước Giao Chỉ, chúa động ấy là Giáp Thừa Quý, lấy con gái của Lý Công Uẩn [vua Lý Thái Tổ], đổi sang họ Thân. Con trai của Thừa Quý là Thiệu Thái lại lấy con gái của Đức Chính [vua Lý Thái Tông]. Con trai [của Thiệu Thái] là Cảnh Long lấy con gái của Nhật Tôn [vua Lý Thánh Tông]. Nhiều đời hôn nhân, gây lo lắng nhất ở biên giới [với nhà Tống].

      ___________

      Ông Minh Thương phải đọc sách nhiều hơn nữa, phải ra khỏi lũy tre làng. Ví như muốn nhìn Việt Nam thì chỉ lên dãy Trường Sơn. Còn bao quát thiên hạ thì phải lên dãy Hy Mã Lạp Sơn.

      – Tử (子) là con trai.

      – Nữ (女) là con gái.

      Tôi đã nói là nguyên văn có thể không đúng nữa.

      Sơ Hầu (初侯) là tước là Hầu hiệu là Sơ, dịch đúng nguyên văn là thế. Tuy nhiên nó cũng khó giải thích. Chắc gì thời Tiền Lê có tước vị như thế?

      Thích

  10. Xin lỗi Lão Tiên Sinh nhé ! Chữ TỬ = (con ) Trai , chữ Nữ = ( con ) Gái =》 Đây là hai chữ dùng để phân biệt giới tính, còn nghĩa của chữ con này nó thuộc dạng bổ nghĩa chứ không thể nói nó là con của các ông. . .hay là con của các bà được à ? Xin Lão Tiên Sinh đừng có nhắm hướng nói càng như thế nhé ! ! ! ==》 Do đó để chữ Nữ này có nghĩa là con của ông. … Thì phải có thêm các từ có tính liên kết lại ( Chẳng hạn như : ái nữ, trưởng nữ, thứ nữ, v v ) thì mới dịch được là người con gái này là con của ông . . . Được !
    Tôi ở lũy tre làng tuy quê mùa nhưng kiến thức chắc cũng không đến nổi quá kém, nên khó nói sằng bậy được . Tới nay mà chưa TÌM được nghĩa của 3 từ quá đon giãn ấy nữa à ? ? ? Chắc là lên CAO quá bị giá rét và mất không khí thân thể thì PHÙNG ra nên mới bị ẢO GIÁC như thế này à ? ? ? ( LẠI CÀ KHĮA có cần tôi chỉ điểm không vậy nhỉ ? )
    Tôi và Lão ETMan biết quá rõ về khả năng của Lão Tiên Sinh hết rồi đấy nhé !
    Ensory Lão Lại Việt Tiên Sinh và Lão Đào Tiên Sinh . Hôm rồi khi tôi viết phản biện thì chưa thấy phần phản hồi của hai vị nên tôi không có phản hồi phần của hai vị. .
    Chữ DI này ở trong đoạn văn ấy thì không thể nào dịch ra là nước Chiêm Thành được ạ ! Chữ HẦU đâu nhất thiết phải là bậc Công Hầu . Chúc NHỊ vị có một ngày thật là vui và sớm ngộ ra nhé ! Kẻo không các bậc cao siêu ấy tìm ra trước đấy nhé !
    Phú Tiên – TN : 21/08//2021

    Thích

  11. Phụ xử, Tử vong – Tử bất vong bất hiếu . =》 Do đó chữ TỬ này có nghĩa là CON ( không phân biệt là con trai hay là con gái ) cũng như chữ Tôn có nghĩa là cháu nó chỉ chung tất cả những người nào là cháu, chứ không phân biệt cháu trai hay là cháu gái khi muốn phân biết thì phải có từ chỉ giới tính đi kèm theo .
    Xin bổ sung thêm để cho Lão Tiên Sinh rõ.
    LÃO Tiên Sinh đọc nhiều chắc biết nguồn gốc xuất phát của cụm từ Rửa Tai này chứ ? Họ cũng không những ở thôn quê mà còn là người chăn trâu nữa đó ! Người Thầy già của Lão mà Lão thường tự hào là người như thế nào nhỉ ? ? ?
    Phú Tiên – TN : 21/08/2221

    Thích

Bình luận về bài viết này